Tác động của quy mô và vốn đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 5 trang Gia Huy 2450
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của quy mô và vốn đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_quy_mo_va_von_den_hieu_qua_tai_chinh_cua_cac_ng.pdf

Nội dung text: Tác động của quy mô và vốn đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ VÀ VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Huỳnh Kim Thoa, Trần Thái An, Võ Thị Mỹ Tiên Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Hải Nam TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm nắm bắt được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả vận dụng mô hình hồi quy theo phương pháp GMM hệ thống (SGMM) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính tại ngân hàng thương mại (NHTM) từ mẫu đại diện của 30 NHTM hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM và Tổng cục Thống kê từ năm 2007 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE), vốn Ngân hàng (C P), chi phí hoạt động (OPE), chi phí trả lãi (INT), độ trẻ 1 năm của hiệu quả tài chính, lạm phát (INFL T), tăng trưởng kinh tế (GGDP) là các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của NHTM. Từ kh a: Hiệu quả tài chính (HQTC), ngân hàng thương mại (NHTM), SGMM, tỷ suất sinh lời (TSSL), hiệu quả tài chính (HQTC). 1 GIỚI THIỆU Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên, tiến trình này ngoài việc tạo ra những thuận lợi, cơ hội nhất định cho các quốc gia tham gia hội nhập, còn đặt các nước này trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, trước môi trường kinh doanh mới với những áp lực cạnh tranh gay gắt cùng những đối thủ không cân sức. Hiện nay, xét về mặt kinh tế, Việt Nam. Hệ thống các ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, thúc đầy sự phát triển cùa nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu bão lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Với mục tiêu làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bằng việc đầy mạnh khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, tháo bỏ các rào cản về thị trường, lãi suất, đòi hỏi các ngân hảng thương mại phải cải cách sâu rộng, toàn diện hơn nữa nhám nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. 1022
  2. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng của một số Ngân hàng thương mại, đại diện cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến hiệu quà hoạt động sẽ hỗ trợ các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các lý thuyết về hiệu quả tài ch nh Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của ngân hàng hay hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cơ bản dựa trên nền tảng hai lý thuyết: lý thuyết Quyền lực thị trường (MP – Market power) và lý thuyết Cấu trúc – hiệu quả (ES – Efficient structure). Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure): Demsetz (1973) là người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – efficient structure). Lý thuyết này cho rằng các ngân hàng hiệu quả hơn sẽ giành được cả lợi nhuận và thị phần cao hơn. Lý thuyết Quyền lực thị trường có hai hướng tiếp cận chính: Lý thuyết Cấu trúc Hành vi – Hiệu quả (SCP, Structure-Conduct-Performance) và lý thuyết Quyền lực thị trường tương đối (RMP Relative market power). Lập luận theo lý thuyết SCP, các ngân hàng càng có khả năng tập trung cao thì càng có khả năng thao túng thị trường bằng cách áp lãi suất cho vay cao và lãi suất huy động thấp vì mức độ canh tranh thấp đi (VanHoose, 2010). Lloyd-William & ctg (1994) đã tìm được bằng chứng cho lý thuyết SCP trong trường hợp các ngân hàng tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1986 1988. Lý thuyết này hàm ý rằng, lĩnh vực nào càng có thị trường tập trung thì KNSL càng cao do sức mạnh thị trường mang lại. Nói một cách khác, quy mô của ngân hàng càng tăng càng làm gia tăng lợi nhuận. 2 2 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến hiệu quả tài ch nh của ngân hàng thương mại Nghiên cứu của Iskandar và cộng sự (2019) về hiệu quả tài chính của 8 NHTM tại Malaysia từ năm 2011 đến năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý, rủi ro thanh khoản là các yếu tố có tác động mạnh nhất đến hiệu quả tài chính của các NHTM tại Malaysia. Nghiên cứu của Yao và cộng sự (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của 28 ngân hàng tại Pakistan từ năm 2007 đến năm 2016. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, cấu trúc tài chính, chi phí hoạt động, khả năng thanh khoản, chi phí trả lãi, năng suất lao động, quyền lực thị trường, tăng trưởng kinh tế. Trong đó, chi phí trả lãi tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của NHTM. Gaber (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTM tại Palestine từ năm 1995 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng, dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng, lạm phát, tăng trưởng kinh tế là các yếu tố ảnh hưởng đến RO và ROE. Trong đó, quy mô ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến ROE, vốn ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến RO , dư nợ cho vay ảnh hưởng tích cực đến RO và ROE. 1023
  3. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) thực hiện từ năm 2006 đến 2015 cho thấy, cho vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay, chi phí trả lãi trên nợ phải trả và thu nhập phi lãi trên tài sản ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả tài chính của NHTM. Trong khi đó, nợ xấu, chi phí hoạt động trên thu nhập và quy mô hội đồng thành viên có tương quan nghịch với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của các biến đại diện cho quản trị rủi ro thanh khoản, cấu trúc nguồn vốn, kiểm soát chi phí và quy mô ROE, tiền gửi khách hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến RO và ROE. 3 M H NH V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2007 2018. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô thu thập từ Tổng cục Thống kê. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với cấu trúc dữ liệu dạng bảng thông qua phương pháp ước lượng GMM hệ thống (SGMM). 3 2 ô hình nghiên cứu đề xuất ROA = 0 + 1SIZE + 2CAP + 3INT + 4OPE + + 5INF+ 6GGDP + ε ROE = β∝0 + β∝1SIZE + β∝2CAP + β∝3INT + β∝4OPE + + β∝5INF+ β6∝GGDP + u 4 KẾT UẢ NGHI N CỨU V THẢ UẬN 4.1 Lợi nhuận trên t ng tài sản (ROA) Lợi nhuận trên tài sản (ROA) cho thấy, mỗi đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh rõ ràng nhất khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng sử dụng các nguồn lực tài chính và đầu tư để tạo ra lợi nhuận (Sufian & Habibullah, 2009). Đối với bất kỳ ngân hàng nào, tỷ số ROA phụ thuộc vào các quyết sách của ngân hàng cũng như các yếu tố không thể kiểm soát được của nền kinh tế và quy định của Chính phủ. Bảng 4.1: Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROA Two-step results ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] ROA L1. .2637935 .0184484 14.30 0.000 .2276353 .2999516 SIZE .0025978 .0006342 4.10 0.000 .0013548 .0038408 CAP .1104372 .0105327 10.49 0.000 .0897934 .1310809 OPE -.6660694 .0607198 -10.97 0.000 -.7850781 -.5470608 INT .032244 .0105378 3.06 0.002 .0115903 .0528976 INFLAT -.0082777 .0031713 -2.61 0.009 -.0144933 -.0020621 GGDP .0608579 .0167262 3.64 0.000 .0280751 .0936407 _cons -.0833137 .0200747 -4.15 0.000 -.1226594 -.043968 Warning: gmm two-step standard errors are biased; robust standard Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ phần mềm Stata 16 1024
  4. 4 2 ợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) TSSL trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện lợi nhuận ngân hàng thu được từ mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Do đó, ROE cho thấy khả năng quản trị và sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra thu nhập cho các cổ đông. Bảng 4.2: Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROE ROE Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] ROE L1. .1614268 .0169481 9.52 0.000 .1282092 .1946445 SIZE .0182876 .0037281 4.91 0.000 .0109807 .0255945 CAP .5966561 .1233171 4.84 0.000 .3549591 .8383531 OPE -10.54108 .9273853 -11.37 0.000 -12.35872 -8.723436 INT .4716555 .1458776 3.23 0.001 .1857405 .7575704 INFLAT -.1525888 .0483382 -3.16 0.002 -.2473301 -.0578476 GGDP 1.081822 .2354677 4.59 0.000 .6203137 1.54333 _cons -.4975096 .1258498 -3.95 0.000 -.7441706 -.2508486 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ phần mềm Stata 16 Kết quả nghiên cứu từ Bảng 4.1 và 4.2 cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của NHTM là quy mô ngân hàng (SIZE), vốn ngân hàng (C P), chi phí trả lãi (INT), tăng trưởng kinh tế (GGDP), độ trễ 1 năm của hiệu quả tài chính. Các yếu tố có tác động ngược lại là chi phí hoạt động (OPE), lạm phát (INFL T). Tất cả các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5 1 Kết uận Đề tài “Tác động của quy mô và vốn đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại” đã tập chung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn để đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng. Sử dụng mẫu dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam, bằng cách tiếp cận theo phương pháp SGMM, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố đặc thù tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các NHTM là quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng, chi phì trả lãi, tốc độ tăng trưởng GDP, độ trễ 1 năm của hiệu quả tài chính. Trên cơ sở phân tích về việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ đó nghiên cứu có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại hiện nay cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. 5.2 Hàm ý chính sách Nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như lãnh đạo các NHTM trong việc đề ra chính sách và chiến lược nhằm giúp cho các NHTM có thể đạt được hiệu quả tài chính một cách bền vững, cụ thể như sau: Thứ nhất , tăng quy mô và vốn chủ sở hữu là nhu cầu bức thiết hiện nay của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng có sự chi phối của Nhà nước, cần có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước khi tăng 1025
  5. vốn, ngân hàng Nhà nước cần cho phép các NHTM mà Nhà nước nắm quyền chi phối được phép giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, giảm dần tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước, nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ hai, cần phải xác định đúng và rõ mục tiêu, định hướng phát triển như thế nào để có chính sách vận hành đúng đắn và có hiệu quả. Thứ ba, bên cạnh việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập, cần tăng cường vốn chủ sở hữu, nâng cấp đầu tư phát triển công nghệ hiện đại có khả năng liên kết trong hệ thống. TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] Demsetz, H. (1973). Industry structure, market rivalry, and public policy. The Journal of Law & Economics, 16(1), 1-9. [2] Gaber ,A. (2018). Determinants of banking sector profitability: Empirical evidence from Palestine. Journal of Islamic Economics and Finance, 4(1) , 49-67. [3] Lloyd-Williams, M., Molyneux, P. and Thornton, J. (1994). Market structure and performance in Spanish banking. Journal of Banking and Finance, 18, 433-443. [4] Nguyễn Thị Thu Hiền. (2017). Các yếu tố đặc trưng xác định khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công thương. [5] Iskandar, A., Yahya, N., Wahid, Z. (2019). Determinants of commercial banks’ profitability in Malaysia. Journal of Entrepreneurship and Buýtiness, 1, 27-39. [6] Sufian, F., Habibullah, S. (2009). Determinants of bank profitability in a developing economy: Empirical evidence from Bangladesh. Journal of Buýtiness Economics and Management, 10(3), 207-217. [7] Yao, H., Haris, M., Tarig, G. (2018). Profitability determinants of financial institutions: Evidence from Banks in Pakistan. International Journal of Financial Studies, 6(53), 1-28. [8] VanHoose, D. (2010). The industrial organization of banking: Bank behavior, market structure, and regulation. Springer. 1026