Tác động của tự do hóa thương mại đến dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 3070
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của tự do hóa thương mại đến dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_tu_do_hoa_thuong_mai_den_dich_vu_van_tai_va_cac.pdf

Nội dung text: Tác động của tự do hóa thương mại đến dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI ĐẾN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ CÁC DỊCH VỤ PHỤ TRỢ TẠI VIỆT NAM The impact of trade liberalization on transport services and ancillary services in Vietnam ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, ThS. Phạm Ngọc Thuỷ Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu tác động của tự do hóa thƣơng mại đến dịch vụ vận tải và dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam, những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ những khó khăn, thách thức trƣớc xu hƣớng hội nhập của vận tải đƣờng bộ, vận tải đƣờng biển, vận tải đƣờng sắt, vận tải đƣờng hàng không cũng nhƣ dịch vụ vận tải phụ trợ khác bao gồm dịch vụ kho bãi, dịch vụ kho ngoại quan và dịch vụ giao nhận. Từ khóa: Tự do hóa thƣơng mại; dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải ABTRACT The paper examines the impact of trade liberalization on transport ser- vices and ancillary services in Vietnam, the achievements and challeng- es and challenges of integration of road transport. , sea freight, rail freight, air freight, as well as other auxiliary transport services including warehousing, bonded warehouse and forwarding services. 976
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Keywords: Trade liberalization; transportation services, transport sup- port services 1. MỞ ĐẦU Nếu nhƣ năm 2016, Việt Nam với chỉ số xếp hạng các quốc gia về năng lực Logistics LPI là 2.98, khiêm tốn đứng thứ 64/160 quốc gia và xếp thứ 5 trong khối ASEAN, thì năm 2018, Việt Nam đã giành vị trí 39 với điểm số LPI đƣợc cải thiện đáng kể: 3.27, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore và Thái Lan). Điều này phản ánh thực trạng về việc cải thiện năng lực của ngành Logistics trong những năm gần đây. Việt Nam cũng là nƣớc xếp hạng ở top đầu trong các thị trƣờng mới nổi. Có thể thấy trong bối cảnh toàn cầu hoá thì ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam không ngừng phát triển. Bên cạnh những rào cản và thách thức mà ngành đang gặp phải thì bằng việc cải thiện điểm số ở tất cả các mặt đƣợc đánh giá, ngành Logistics tại Việt Nam đang tiếp tục khởi sắc và hoàn thiện nhằm đáp ứng và hoàn thành những mục tiêu trong tƣơng lai. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng ngành dịch vụ Logistics thế giới trong những năm gần đây Trong những năm gần đây, tiến bộ trong khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, cải thiện hệ thống pháp luật và liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng đang định hình lĩnh vực logistics thế giới theo hƣớng tích hợp và hiện đại. Do sự phức tạp đó nên các thống kê và đo lƣờng về quy mô thị trƣờng logistics toàn cầu vẫn chƣa thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh có sự đan xen rất lớn giữa các loại hình logistics và tích hợp các hoạt động trong chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Theo số liệu công bố năm 2018 của Ngân hàng Thế giới thì thị trƣờng logistics toàn cầu có quy mô khoảng 4,3 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, một số báo cáo nghiên cứu thị trƣờng logistics của các hãng uy 977
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tín nhƣ Market Research, Technavio công bố các số liệu thấp hơn nhiều, khoảng 1 nghìn tỷ USD, do quan điểm thị trƣờng dịch vụ logistics chỉ bao gồm các dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Logistics dưới tác động của xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn Logistics có mối liên hệ mật thiết với tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại toàn cầu. Thị trƣờng logistics thế giới với nhiều tín hiệu khả quan nhờ tăng trƣởng kinh tế toàn cầu và những dự án cơ sở hạ tầng, dự án đầu tƣ vào lĩnh vực logistics xuyên quốc gia. Dƣ địa từ tăng trƣởng kinh tế các năm trƣớc thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ và logistics, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi. Quan ngại về chính sách thuế nhập khẩu tăng cao do xung đột thƣơng mại lan rộng đã thúc đẩy các chủ hàng tranh thủ chốt các hợp đồng và giao hàng, dẫn đến sự tăng trƣởng cả về vận chuyển đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Tuy nhiên sau đó, căng thẳng thƣơng mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác thƣơng mại lớn, tiêu biểu nhƣ Trung Quốc, EU đã tác động trực tiếp đến hoạt động logistics toàn cầu, mà trƣớc hết là vận tải và kho bãi. Rủi ro đối với các chuỗi cung ứng và hoạt động logistics có sự phân hóa giữa các khu vực địa lý trên thế giới. Ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, rủi ro hàng đầu là những cú sốc kinh tế do bảo hộ thƣơng mại; ở Mỹ Latinh là tình trạng tham nhũng; ở Trung Đông và Bắc Phi là vấn đề khủng bố và ở vùng Hạ Sahara, cơ sở hạ tầng kém là những rủi ro và trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của dịch vụ logistics. Công nghệ tạo nên sức hấp dẫn cho một thị trường logistics Lao động giá rẻ không còn là yếu tố chính trong việc xếp hạng các thị trƣờng logistics mới nổi, thay vào đó các chuyên gia và các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ quan tâm hơn đến tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, khối lƣợng thƣơng mại, vị trí, cơ sở hạ tầng giao thông và mức độ áp dụng công nghệ để đánh giá và quyết định đầu tƣ vào lĩnh vực logistics của một quốc gia. Các xu hướng chính về logistics trong thời gian tới 978
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong lĩnh vực logistics không chỉ làm thay đổi các danh mục dịch vụ logistics mà còn phân bổ lại các khu vực sản xuất thông qua sự thay đổi của các chuỗi cung ứng. Tự động hóa cải tiến, tin học hóa và in 3D sẽ thay thế dần hoạt động sản xuất thâm dụng nhân công tại các thị trƣờng đang phát triển, thế hệ nhà kho thông minh, tiết kiệm diện tích cũng sẽ đƣa hoạt động kho bãi quay trở lại các thị trƣờng tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng logistics toàn cầu và tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và vận tải sẽ tiếp tục là các yếu tố chủ yếu dẫn dắt thị trƣờng logistics trong năm những năm tiếp theo. Thực tế, thị trƣờng logistics đang chứng kiến sự phát triển của các gói dịch vụ tích hợp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của cả chủ hàng và ngƣời tiêu dùng, qua đó nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Do xây dựng cơ sở hạ tầng cho logistics đƣợc thực hiện nhờ quá trình mở rộng vốn và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nên các doanh nghiệp có xu hƣớng tăng thuê ngoài các dịch vụ logistics để giảm chi phí hoạt động và đầu tƣ. Hơn nữa, dịch vụ logistics thuê ngoài và các dịch vụ liên quan đến chuỗi cung ứng do các nhà cung cấp dịch vụ 3PL và 4PL thực hiện cho phép các doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của họ, thay vì đầu tƣ dàn trải và rủi ro cho các hoạt động khác. Trên thị trƣờng thế giới, sự thay đổi về khả năng vận chuyển và nhu cầu tăng đã giúp các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL liên tục tăng doanh thu trong 3 năm trở lại đây. Thƣơng mại quốc tế khá sôi động, sau đó bắt đầu bị tác động bởi chiến tranh thƣơng mại giữa các nền kinh tế lớn và xu hƣớng bảo hộ. Dịch vụ logistics cũng không thể tránh đƣợc những tác động đó. Thị trƣờng 3PL dự kiến sẽ tiến triển khi các nhà cung cấp dịch vụ đang hƣớng tới việc sử dụng các dịch vụ thanh toán cƣớc và dịch vụ kiểm toán tự động để giảm chi phí. Các nhà cung cấp này đang đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm chi 979
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 phí vốn, giảm thiểu rủi ro, quản lý hàng tồn kho và tập trung vào năng lực cốt lõi của hoạt động kinh doanh của họ. Sự xuất hiện của Big Data và các dịch vụ logistics đƣợc thiết kế riêng cho các ngành cụ thể dự kiến sẽ là yếu tố thúc đẩy chính thúc đẩy tăng trƣởng của ngành. Những nỗ lực tăng cƣờng kiểm soát nội bộ và toàn bộ hành trình chu chuyển của dòng hàng đã thúc đẩy dịch vụ 3PL của các công ty trung gian (bao gồm cả bán buôn và bán lẻ). Sự phức tạp và những đòi hỏi tối ƣu hóa trong quản lý chuỗi cung ứng thúc đẩy các dịch vụ 4PL và 5PL. Thị trƣờng này dự kiến sẽ tăng trƣởng mạnh trong vòng 5 năm tới. Các nhà cung cấp giải pháp 5PL tổ chức, xây dựng và triển khai các giải pháp và công nghệ logistics khác nhau thay mặt các bên ký kết hợp đồng. Họ thƣờng liên kết với doanh nghiệp công nghệ để đạt đƣợc các mục tiêu chi phí tối thiểu bằng cách tổng hợp các yêu cầu giải pháp 3PL thành khối lƣợng lớn để đàm phán với các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi. Thị trƣờng dịch vụ logistics 3PL và 4PL (trong đó chủ yếu là 3PL) đạt khoảng 800 tỷ USD năm 2018 và dự kiến sẽ trên 1.000 tỷ USD vào năm 2022 khi các nhà cung cấp dịch vụ đang hƣớng tới việc sử dụng các dịch vụ thanh toán cƣớc và dịch vụ kiểm toán tự động để giảm chi phí. Các nhà cung cấp này đang đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm chi phí vốn, giảm thiểu rủi ro, quản lý hàng tồn kho và tập trung vào năng lực cốt lõi của hoạt động kinh doanh của họ. Sự xuất hiện của Big Data và các dịch vụ logistics đƣợc thiết kế riêng cho các ngành cụ thể dự kiến sẽ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trƣởng của ngành. Những nỗ lực tăng cƣờng kiểm soát nội bộ và hành trình đã thúc đẩy sự gia tăng trong gia công phần mềm của các dịch vụ này bởi các công ty thị trƣờng trung gian (bao gồm cả bán buôn và bán lẻ) để vƣợt qua những thách thức logistics. Điều này đã tạo động lực cho sự tăng trƣởng của ngành 3PL. Ngoài ra, các nhà cung cấp chính đang áp dụng các giải pháp Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM) dựa trên điện toán đám mây để tăng cƣờng mối quan hệ giữa 980
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhà cung cấp và khách hàng bằng cách tăng khả năng theo dõi, truy xuất trong quy trình. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đang làm giảm sự quan tâm của các nhà cung cấp 3PL trong việc đầu tƣ vốn. Hoạt động của một số doanh nghiệp dịch vụ logistics lớn trên thế giới Trong khi thị trƣờng logistics toàn cầu tiếp tục bùng nổ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn cũng ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Ngoài áp lực cạnh tranh, họ còn phải đối mặt với những thách thức lớn nhƣ sự hạn chế về không gian kho bãi, chi phí hoạt động tăng và các quy định về an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng đang ngày càng đƣợc quan tâm hơn ở không chỉ các nƣớc phát triển. Để duy trì vị thế trong ngành, các doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới đã không ngừng mở rộng sự hiện diện của họ trên các khu vực khác nhau, tăng cƣờng dịch vụ và phát triển kinh doanh. Dự báo những doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu sẽ vẫn là những ngƣời dẫn dắt thị trƣờng trong những năm tới. Trong khi đó, việc giới thiệu các giải pháp logistics xanh và mở rộng các hiệp định thƣơng mại tự do trên toàn thế giới có thể tạo ra những doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn những doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu này trong tƣơng lai. Bảng 1. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics lớn nhất thế giới năm 2018 Doanh thu thuần STT Tên doanh nghiệp Trụ sở chính (triệu USD) 1 DHL Supply Chain & Global Forwarding Hoa Kỳ 27.598 2 Kuehne + Nagel Đức 22.574 3 DB Schenker Đức 18.560 981
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 4 Nippon Express Nhật Bản 16.720 5 C.H. Robinson Hoa Kỳ 14.869 6 DSV Đan Mạch 11.374 7 Sinotrans Trung Quốc 9.530 8 XPO Logistics Hoa Kỳ 9.506 9 UPS Supply Chain Solutions Hoa Kỳ 7.981 10 CEVA Logistics Australia 6.994 11 Expeditors Hoa Kỳ 6.921 12 DACHSER Đức 6.911 13 J.B. Hunt (JBI, DCS & ICS) Hoa Kỳ 6.828 14 GEODIS Pháp 6.255 15 Hitachi Transport System Nhật Bản 5.935 16 Panalpina Thụy Sỹ 5.621 Nguồn: Báo cáo Logistics năm 2018 Theo thống kê trong năm 2018, trong ngành vận tải và logistics thế giới đã chứng kiến 283 thƣơng vụ mua bán sáp nhập với tổng giá trị 132,4 tỷ USD. Hầu hết các thƣơng vụ M&A lớn đều diễn ra tại Trung Quốc phản ánh tốc độ phát triển rất nhanh chóng, đồng thời các yêu cầu cần phải thay đổi phƣơng thức hoạt động của logistics truyền thống ở Trung Quốc đang diễn ra rất mạnh mẽ. Có thể lấy một số ví dụ điển hình về M&A lớn ở Trung Quốc nhƣ: Tập đoàn Alibaba đầu tƣ 1,38 tỷ USD vào công ty ZTO – mộttrong những công ty logistics lớn của Trung Quốc - để sở hữu 10% cổ phần của công ty này; hay JD.com đã bán 18,6% cổ phần của mình để lấy 2,5 tỷ USD đầu tƣ vào công ty lo- gistics Beijing Jingbangda Trade Co. 982
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2.2. Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Theo thông lệ hai năm một lần, tháng 7/2018 Ngân hàng Thế giới công bố Chỉ số năng lực logistics (LPI) năm 2018. Theo bảng xếp hạng năm nay, Đức vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực logistics. Vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng LPI của các quốc gia đƣợc chia sẻ giữa Hà Lan và Thụy Điển, tiếp theo là Singapore và Bỉ, cũng bằng nhau trong bảng xếp hạng. Singapore là quốc gia không phải châu Âu duy nhất nằm trong top 5. Việt Nam đƣợc xếp hạng 39/160 nƣớc điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Việt Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trƣờng mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nƣớc có thu nhập trung bình thấp. Tất cả các chỉ số đánh giá LPI 2018 đều tăng vƣợt bậc, trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lƣợng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc), và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hoá (xếp hạng 34, tăng 41 bậc). Điều này phản ánh thực trạng về cải thiện năng lực của doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nƣớc xếp hạng ở top đầu trong các thị trƣờng mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có đƣợc kể từ khi Ngân hàng Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI kể từ năm 2007 đến nay. Những khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh đã đƣợc từng bƣớc giải quyết, nhất là dịch vụ hải quan. Quy trình khai báo, xử lý hồ sơ thủ tục hải quan đã đƣợc tự động hóa ở mức độ rất cao với hơn 99,60% doanh nghiệp tham gia thực hiện hải quan điện tử tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. 983
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bảng 2: Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm Năm Thứ Điểm LPI Hải quan Cở sở hạ Vận tải Năng lực Theo dõi Thời gian hạng LPI tầng quốc tế logistics và truy xuất 2018 39 3.27 2.95 3.01 3.16 3.4 3.45 3.67 2016 64 2.98 2.75 2.7 3.12 2.88 2.84 3.5 2014 48 3.15 2.81 3.11 3.22 3.09 3.19 3.49 2012 53 3 2.65 2.68 3.14 2.68 3.16 3.64 2010 53 2.96 2.68 2.56 3.04 2.89 3.1 3.44 2007 53 2.89 2.89 2.5 3.0 2.8 2.9 3.22 Nguồn: Ngân hàng thế giới Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nƣớc, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo Hiệp hội doanh nghiệp, cả nƣớc hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bải, bốc dỡ, đại lý vận tải, tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM và Hà Nội, với số lƣợng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 40%. Đây là con số rất lớn nhƣng trên thực tế ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà nƣớc đang đƣợc cổ phần hóa, hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ, vốn điều lệ bình quân từ 4-6 tỷ đồng, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 40% nhu cầu của ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản về logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7%. Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng nhƣ nhận thức của doanh nghiệp về vai trò logistics ngày càng cao nên những ngƣời đƣợc đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là ―điểm ngắm‖ của các doanh nghiệp. Thực tế, về chất lƣợng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Trong những năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần 984
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thêm 18.000 lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ cần trên 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics, hiện hàng ngàn doanh nghiệp đang rất lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lƣợng quá thấp. Trƣớc thực trạng khan hiếm, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành trở nên cấp thiết. Trƣớc thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 phê duyệt chiến lƣợc phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 và đã nêu rõ coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lƣu thông hàng hóa. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chƣơng trình cấp quốc gia. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trƣờng dịch vụ logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển nhanh và có tốc độ tăng trƣởng cao. Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thƣơng mại nƣớc ta, cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trƣờng bán lẻ trong nƣớc tăng bình quân 20- 25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng tƣơng ứng 20- 25%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nƣớc trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các công ty nƣớc ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ, trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thƣờng có xu hƣớng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở 985
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 các quốc gia khác, nhƣng quan hệ này thƣờng khá lỏng lẻo và không đồng nhất. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam thấp thua xa so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài hiện nay là điều dễ hiểu và các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn đóng vai trò là ―vệ tinh‖ cho các công ty logistics nƣớc ngoài, chỉ đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ trong hoạt động logistics nhƣ làm thủ tục hải quan, cho thuê phƣơng tiện vận tải, kho bãi Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thƣơng mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu cầu dịch vụ logistics càng gia tăng thì đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục để hạn chế thua thiệt ngay trên ―sân nhà‖ đối với lĩnh vực đƣợc coi là ngành dịch vụ ―cơ sở hạ tầng‖ của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với đất nƣớc mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay. Theo đúng lộ trình cam kết WTO, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho ngành dịch vụ logistics từ ngày 11/1/2014, các nhà cung ứng dịch vụ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Bối cảnh này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 2.3. Những thách thức và tiềm năng của ngành dịch vụ Logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.1. Một số thách thức, rào cản Ngành dịch vụ logistics nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng của Việt Nam hiện còn phải đối diện với không ít thách thức, rào cản, cụ thể: Thứ nhất là, thể chế, chính sách đối với lĩnh vực logistics chƣa đồng bộ, còn tồn tại một số bất cập. Liên quan đến khung khổ pháp lý đối với ngành logistics, hiện nay có khá nhiều văn bản, song các chính 986
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 sách cụ thể, chi tiết hóa các cụ thể các chủ trƣơng đó vẫn chƣa đƣợc thực hiện hoặc còn chồng chéo. Thứ hai là, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém, không đồng bộ, chƣa tạo ra hành lang vận tải đa phƣơng thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lƣợng cao cho hàng hóa giữa các phƣơng thức đang ngày càng lớn. Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lƣợc, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đƣờng quốc lộ, cơ sở sản xuất; Mất cân đối cung cầu tại các cảng biển miền Nam. Thực tế cũng cho thấy, việc kết nối các phƣơng thức vận tải chƣa hiệu quả; chƣa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con ngƣời, thị trƣờng nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng dẫn đến chi phí logistics còn cao, chiếm 25% GDP (so với các nƣớc phát triển chỉ từ 9 đến 15%) trong đó, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm (tỷ lệ này là 15% ở các quốc gia khác). Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba là, hoạt động của chính các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế cả về quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng, thƣờng chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nƣớc ngoài gồm: Dịch vụ logistics chủ yếu mà các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam cung ứng cho khách hàng là dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa, bốc xếp, dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì, lƣu kho còn các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ logistics mặc dù có một số doanh nghiệp cung ứng nhƣng số lƣợng không nhiều và chƣa đƣợc quan tâm phát 987
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 triển. Bên cạnh đó, còn thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics do thói quen nhập khẩu CIF và xuất khẩu theo FOB. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa cũng còn thấp so với doanh nghiệp ngoại. Thứ tư là, nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics chƣa qua đào tạo bài bản còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp nội địa hiện nay, có tới 93 – 95% ngƣời lao động không đƣợc đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ nhƣ: Giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn 2.3.2. Những tiềm năng của ngành trong bối cảnh hội nhập Mặc dù đối mặt với rất nhiều rào cản cũng nhƣ sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ ngoại, nhƣng nhiều chuyên gia vẫn đánh giá cao triển vọng tƣơng lai của các doanh nghiệp logistics nội địa, nhất là trong bối cảnh các hiệp định thƣơng mại tự do (FTAs, TPP) thúc đẩy mạnh dòng vốn FDI rót vào ngành sản xuất Việt Nam. Mặt khác, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện sẽ tăng khả năng kết nối giữa các cơ sở logistics với khu sản xuất; quy hoạch và yếu tố hỗ trợ ngành từ Nhà nƣớc cùng với thủ tục hải quan đang dần cải tiến theo hƣớng tích cực. Trong thời gian gần đây, hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đã đƣợc khởi công và hoàn thành nhƣ cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Bến Lức - Long Thành và Quốc lộ 51 kết nối Khu công nghiệp với các cảng và công trình nạo vét Luồng Soài Rạp (vào cảng Hiệp Phƣớc) và luồng Thị Vải - Cái Mép Là những cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển ngành logistics. Ngoài ra, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã đƣa ra nhiều chính sách nhằm định hƣớng, hỗ trợ và kích thích sự phát triển bền vững của ngành logistics nội địa nhƣ: chính sách kiểm soát tải trọng đƣờng bộ, chính sách ƣu tiên tàu Việt Nam trên tuyến nội địa, 988
  14. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 dự thảo thành lập chính quyền cảng nhằm phát triển cảng và dịch vụ hậu cảng, Quyết định số 1037/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển cảng biển đến năm 2020 Cũng theo phó tổng cục trƣởng, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. Thực hiện việc này sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp logictics nhiều lợi ích thiết thực nhƣ giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính và giảm chi phí. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan hoàn tất kết nối kỹ thuật để sớm triển khai chính thức thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. Tuy nhiên, những việc làm trên vẫn là chƣa đủ, để ngành dịch vụ logistics phát triển và phát triển bền vững, các chuyên gia đều có chung quan điểm là, Nhà nƣớc cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lƣợng nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics. Nhà nƣớc cũng cần có biện pháp hƣớng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp logistics liên kết với nhau, hình thành các công ty có năng lực đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các công ty nƣớc ngoài. Với các yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành logistics Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và trƣớc hết, sẽ có nhiều điều kiện để tiến đến mức ngang bằng so với các doanh nghiệp Logistics trong khu vực. 3. KẾT LUẬN Có thể thấy, hoạt động Logistics đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế. Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà nó còn đóng góp vào quá trình phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến ngƣời tiêu dùng và là cầu nối thƣơng mại trong bối cảnh toàn cầu. Mặc dù, ngành Logistics cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện 989
  15. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đang phải đối mặt với rất nhiều các rào cản và sự cạnh tranh từ các đối thủ mạnh. Tuy nhiên, ngành Logistics trong nƣớc vẫn đƣợc đánh giá có khởi sắc, triển vọng trong tƣơng lai và từng bƣớc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hành động và nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Đặng Đình Đào (2012), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. 3. Báo cáo Logistics Việt Nam (2017), NXB Công thƣơng. 4. Báo cáo Logistics Việt Nam (2018), NXB Công thƣơng. 5. 990