Tác động của tự do hóa thương mại khối ASEAN đến sự phát triển mạng sản xuất toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 3250
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của tự do hóa thương mại khối ASEAN đến sự phát triển mạng sản xuất toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_tu_do_hoa_thuong_mai_khoi_asean_den_su_phat_tri.pdf

Nội dung text: Tác động của tự do hóa thương mại khối ASEAN đến sự phát triển mạng sản xuất toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI KHỐI ASEAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á IMPACT OF TRADE LIBERALIZATION IN ASEAN BLOCK ON THE DEVELOPMENT OF ITS GLOBAL PRODUCTION NETWORK TS. Nguyễn Trung Kiên Khoa Thương Mại – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết phân tích quá trình tự do hóa thương mại khối ASEAN-một trong bốn trụ cột hình thành Cộng động kinh tế ASEAN vào năm 2015- đã có tác động đến sự phát triển mạng sản xuất toàn cầu. Mặc dù ASEAN đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy thương mại nội bộ khối, nền kinh tế của các quốc gia ASEAN vẫn phụ thuộc khá lớn vào các đối tác bên ngoài như Nhật, Hàn Quốc, EU và Mỹ. Sử dụng số liệu thống kê thương mại, bài viết chỉ rõ tỷ trọng đáng kể nhập khẩu linh kiện và bộ phận vào thị trường ASEAN là bằng chứng cho sự hoạt động của mạng sản xuất toàn cầu tại khu vực Đông Nam Á. Do vậy, nhằm phát huy lợi thế so sánh một cách hiệu quả trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, Việt Nam nên chú trọng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu thông qua hoạt động thu hút FDI. Từ khóa: tự do hóa thương mại, mạng sản xuất toàn cầu, máy móc và thiết bị, linh kiện và bộ phận và khối ASEAN. ASTRACT The paper analyzes the process of trade liberalization in ASEAN one of the four pillars of formation of the ASEAN Economic Community in 2015 that had an impact on the growth of global production networks. Although ASEAN has made efforts to promote internal trade volumes, economies of ASEAN countries still depend much on external partners such as Japan, Korea, EU and America. By using trade statistics, the article specifies significant proportion of importing components and parts in ASEAN markets that is proof of the operations of the global production network in Southeast Asia. Therefore, in order to promote comparative advantage effectively in relations with external partners, Vietnam should focus on participation in global production networks through FDI. Key words: trade liberalization, global production networks, machinery and equipment, parts and components and ASEAN 1. Giới thiệu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand đƣợc thành lập từ năm 1967 với mục tiêu hợp tác tích cực các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á hƣớng đến hoà bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vƣợng. Rõ ràng, tận dụng lợi thế gần về địa lý không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác kinh tế vào những năm đầu tiên bởi vì các nƣớc này có sự khác biệt hoàn toàn về mặt phát triển kinh tế, nguồn lực sẵn có, văn hóa và tôn giáo. Bối cảnh lịch sử vào thập niên 70 và 80 khiến cho các đề xuất về hợp tác kinh tế bị các thế lực chính trị che lấp. Tuy nhiên, bƣớc vào thập niên 90 thái độ về hợp tác kinh tế của các quốc gia thành viên bắt đầu thay đổi. Năm 1992, Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đƣợc thành lập thông qua một thỏa thuận đƣợc ký kết bởi sáu quốc gia giàu có và lâu đời ASEAN. Các nền kinh tế Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (nền kinh tế CLMV) gia nhập khối trong thời kỳ 1995-1999 nhƣng có trình độ phát triển thấp đã đƣợc cho phép thực hiện một cam kết tự do hóa nhập khẩu với tiến độ chậm hơn sáu thành viên lâu đời. Kể từ đó, sự hợp tác kinh tế khối ASEAN đƣợc định hƣớng một cách nhất quán với các chính sách của các nƣớc thành viên. Tất cả các nƣớc thành viên ASEAN đều theo đuổi chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu dựa vào thƣơng mại quốc tế và đầu tƣ quốc tế. Nền kinh tế các quốc gia của khối ASEAN tƣơng đối nhỏ và nghèo khi thành lập. Nhờ vào việc phát triển kinh tế nhanh trong các thập niên tiếp theo nên hiện nay ASEAN là một thị trƣờng quan trọng cho hàng hóa và dịch vụ cho các quốc gia kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trƣởng cao của ASEAN có lẽ là 55
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG lý do quan trọng duy nhất khiến cho mối quan hệ giữa các nền kinh tế Đông Á nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc với ASEAN ngày càng tăng. Một lý do quan trọng khác là khả năng duy trì lợi thế so sánh mạnh hoặc khả năng của nền kinh tế ASEAN sản xuất hàng hóa và dịch vụ giá cạnh tranh so với chi phí sản xuất cao ở nền kinh tế phát triển. Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng lƣới sản xuất đƣợc hỗ trợ bởi khả năng phân chia quá trình sản xuất thành các công đoạn: thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, thâm dụng vốn và thâm dụng kiến thức là một nhân tố khác giúp kết nối ASEAN với Nhật Bản và các nền kinh tế trong khu vực (ví dụ Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, và Đài Loan). Thể chế liên kết ASEAN còn hỗ trợ các cuộc đối thoại kinh tế và chính trị ở Đông Nam Á, điều này tạo nên các chính sách kinh tế mở và hòa hợp trong nhiều thập niên, đây cũng là lý do quan trọng đóng góp vào tăng trƣởng nhanh của khối ASEAN. Mặc dù ASEAN đã có nhiều nỗ lực quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các thành viên và Cộng động kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC 2015) là dấu mốc hình thành một thị trƣờng ASEAN duy nhất nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập. Ở nhiều phƣơng diện, AEC 2015 là sự nối tiếp tự nhiên của AFTA và hầu hết các đàm phán liên quan đến AEC đã tập trung vào việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan (Non-tariff barriers) và các biện pháp khác nhằm giảm chi phí giao dịch nội bộ ASEAN. Tuy nhiên, các đàm phán này đã diễn ra tƣơng đối chậm và sự hình thành AEC 2015 gần nhƣ không có thể tăng lợi ích ƣu đãi cho các giao dịch nội bộ khối. Do vậy, AEC 2015 có thể có ảnh hƣởng tƣơng đối thấp đối với các giao dịch trong khối ASEAN, đặc biệt khi so sánh với các nỗ lực tƣơng tự trong Liên minh Châu Âu hoặc Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Bài viết này tập trung giải đáp câu hỏi duy nhất: sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2005 có tác động nhƣ thế nào đến mạng lƣới sản xuất đƣợc hình thành giữa các nƣớc trong khối ASEAN và hàm ý của AEC 2015 đối với các sự phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam. 2. Các xu thế tự do hóa thƣơng mại của khối ASEAN trong những thập niên gần đây ASEAN hiện tại gồm 6 nền thành viên lâu đời, có trình độ phát triển cao Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thailand và 4 nền kinh tế CLMV tƣơng đối nghèo. Vào năm 1995, nền kinh tế 10 quốc gia ASEAN có tổng GDP – thƣớc đo qui mô nền kinh tế - ngang bằng với 12% GDP của Nhật Bản tính theo US$ hiện tại và bằng 2/3 GDP của Nhật Bản nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP) (Bảng 1). Thu nhập bình quân đầu ngƣời – thƣớc đo về mức sống – thấp hơn mức sống của Nhật vào năm 1995 nếu tính theo US$ (ví dụ: Singapore ngang với 59% mức của Nhật Bản, Malaysia chỉ bằng 10% mức của Nhật Bản, Thái lan là 7%, mức sống ở Campuchia, Lào, và Việt Nam chỉ ngang với 1% mức tƣơng ứng ở Nhật). Sau mấy thập niên phát triển kinh tế cao, kinh tế của nhiều quốc gia ASEAN đã suy giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998. Mức độ suy giảm lớn nhất ở Indonesia, Thailand và Malaysia, với GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia giảm từ 13%, 11% và 7.4% tƣơng ứng. Các nền kinh tế Brunei, Philippines và Singapore có tốc độ tăng âm. Khủng khoảng tài chính 2008 khiến cho các nền kinh tế Brunei, Malaysia, Singapore và Thailand suy thoái vào năm 2009. Bên cạnh vấn đề chu kỳ suy thoái, cơ cấu kinh tế cũng đƣợc cho rằng là nhân tố kìm hãm tốc độ tăng trong dài hạn ở nhiều nền kinh tế của khu vực. Bảng 1. Qui mô kinh tế của ASEAN và các quốc gia thành viên 56
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nguồn: International Monetary Fund (2014) Tuy vậy, đến năm 2015 nền kinh tế khu vực ASEAN theo dự đoán đã chiếm hơn 55% qui mô kinh tế của Nhật Bản nếu tính theo US$ hiện tại hoặc hơn một phần ba (38%) tính theo đơn vị PPP. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng đã chậm lại so với tốc độ tăng thời kỳ phát triển mạnh trƣớc khủng hoảng tài chính Châu Á, nền kinh tế ASEAN đã phát triển nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong giai đoạn 1995- 2015. Hiện nay, ASEAN trở thành thị trƣờng lớn cho hàng hóa và dịch vụ của các đối tác lớn. Mặc dù nền kinh tế ASEAN đối đầu với nhiều thách thức, thị trƣờng ASEAN chắc chắn là sẽ tiếp phát triển nhanh trong nhiều năm sắp đến (Ramstetter & Kophaiboon, 2015) Quá trình hội nhập kinh tế của khối ASEAN diễn ra rất chậm kể từ khi thành lập. Bƣớc tiến cơ bản hƣớng đến việc hội nhập chính thức là thỏa thuận thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992. Đến năm 2010, hàng rào thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu giữa các nƣớc ASEAN đƣợc gỡ bỏ, tuy nhiên thị phần của thƣơng mại nội bộ khối ASEAN rất thấp chỉ chiếm khoảng ¼ tổng thƣơng mại của ASEAN và tỷ trọng này không thay đổi nhiều từ năm 2005. Mặc dù quan sát bên ngoài có thể cho rằng Khu mậu dịch tự do AFTA không có hiệu quả để phát triển thƣơng mại nội bộ khối, các phân tích kỹ lƣỡng cho rằng AFTA đã đẩy nhanh thƣơng mại bội bộ khối ở một mức độ nhất định, mặc dù hiệu quả của nó là tƣơng đối nhỏ (Elliot và Ikemoto 2004; Nguyen 2009). Quan trọng hơn, AFTA không làm suy yếu lợi thế cạnh trạnh của ASEAN đối với các đối tác thƣơng mại quan trọng ngoài khối và củng cố mạng 57
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG lƣới sản xuất liên quan đến ASEAN. Giao dịch với các đối tác thƣơng mại bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Theo đánh giá gần đây của Ban thƣ ký ASEAN và Ngân hàng thế giới (2013), Singapore và Brunei đã xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với thƣơng mại nội bộ khối ASEAN. Indonesia, Malaysia và ở cấp độ thấp hơn Philippines và Thái Land đã xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác, ngoài trừ một vài hàng hóa không thuộc qui chế tự do hóa theo Thỏa thuận hàng hóa ASEAN ký kết vào năm 2009. Do vậy, thuế suất trung bình cho thƣơng mại nội bộ khối ASEAN áp dụng cho 6 nền kinh tế lâu đời chỉ ở mức 0.05% vào năm 2012, đây là mức thuế quan khá ƣu đãi so với các liên minh hải quan và khu mậu dịch tự do. Các nền kinh tế CLMV đã tiến hành cắt giảm nhiều dòng thuế áp dụng cho thƣơng mại nội bộ khối, mức thuế quan nội bộ giảm từ 7.3% năm 2000 đến 2.1% vào năm 2010-2012. Mặc dù hàng rào thuế quan đã giảm xuống mức thấp và giá trị của thƣơng mại nội bộ khối tăng nhanh, tuy nhiên tỷ trọng của thƣơng mại nội bộ khối tƣơng đối thấp, khoảng 22-24% đối với hàng nhập khẩu trong thời kỳ 2005-2013 (Bảng 2). Vài một nghiên cứu về cơ cấu và chiều hƣớng thƣơng mại của ASEAN nhận định AFTA có đóng góp tƣơng đối nhỏ vào thƣơng mại nội bộ khối ASEAN (Nguyen 2009; và Okabe và Urata 2014). Một trong những lý do quan trọng cho lý do khiến cho tỷ trọng thấp của thƣơng mại nội bộ khối là nền kinh tế ASEAN là đối tác cung cấp hàng nhập khẩu lớn cho các thị trƣờng cho thu nhập cao nhƣ Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ số lƣợng lớn các sản phẩm thâm dụng lao động và tài nguyên nhƣ may mặc, da giày, sản phẩm cao su và linh kiện điện tử và các đối tác này là nguồn cung cấp các sản phẩm hóa chất và thiết bị nhƣ thiết bị nhà máy, linh kiện lõi của sản phẩm điện tử, và phƣơng tiện vận tải và động cơ. Tóm lại, ASEAN và các đối tác thƣơng mại bên ngoài khối khai thác đã khai thác tốt lợi thế cạnh tranh tƣơng đối mạnh đối với nhau, dẫn đến tỷ trọng thấp của thƣơng mại nội bộ khối. Thứ hai, gia tăng mức độ phụ thuộc với Trung Quốc nhƣ là nguồn nhập khẩu hàng hóa và thị trƣờng xuất khẩu, mà nguyên nhân chính là do sự phát triển kinh tế nhanh của Trung Quốc. Bên cạnh đó là sự bùng nổ của mạng sản xuất liên quan đến khối lƣợng thƣơng mại lớn về các sản phẩm linh kiện và bộ phận trung gian giữa các nền kinh tế ASEAN và các nhà cung cấp ở Trung Quốc, theo đó các linh kiện và bộ phận đƣợc sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm cuối cùng bán ở các thị trƣờng tiên tiến nhƣ Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ (Asia-Pacific Research and Training Network on Trade, 2011). Thứ ba, các nhà kinh doanh của các nƣớc ASEAN ít quan tâm và khai thác chƣơng trình ƣu đãi thuế quan. Trƣớc tiên là do thuế quan cho sản phẩm phi nông nghiệp của ASEAN đối với tất cả đối tác (trong và ngoài khối) khá thấp. Ví dụ, năm 2014 và 2012, hơn 4/5 giá trị hàng nhập khẩu phi nông nghiệp vào Indonesia, Malaysia, Phillipine và Singapore chịu mức thuế suất 5% hoặc thấp hơn. Thailan có mức thuế suất MFN cao nhất trong số 5 quốc gia ban đầu của ASEAN nhƣng tỷ trọng nhập khẩu chịu mức thuế suất thấp chỉ chiếm khoảng 3/4, cao hơn mức ở Trung Quốc và Việt Nam. Thuế suất ƣu đãi cận biên cho thƣơng mại nội bộ khối là khá thấp và các nhà kinh doanh có ít động cơ để khai thác chƣơng trình ƣu đãi thuế quan nội bộ khối (ASEAN Secretariat and the World Bank 2103). Bảng 2. Tình hình nhập khẩu của khối ASEAN từ thế giới, Đông Á và ASEAN, tỷ USD 58
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nguồn: Tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE (2015) Thứ tƣ, sự bội thực các qui định ở các nền kinh tế ASEAN đã liên tục đẩy chi phí giao dịch thƣơng mại nội bộ khối và chi phí với bên ngoài tăng mạnh đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn. Nhiều chi phí giao dịch đồng thời tăng nhanh cơ sở hạ tầng và hỗ trợ logistics yếu kém và không đồng bộ. Mặc dù cắt giảm đáng kể thuế quan nội bộ khối, bản báo cáo của Ban thƣ ký ASEAN và Ngân hàng thế giới đồng thời cho rằng thuế quan nhập khẩu là một công cụ có hại ―đƣợc sử dụng nhiều nhất đến bây giờ‖ và công cụ đƣợc các chính phủ các quốc gia ASEAN vận dụng khá phổ biến, trong khi các công cụ phi thuế quan liên quan đến nhập khẩu là công cụ đƣợc sử dụng phổ biến thứ nhì. Đặc biệt, Thailan là quốc gia duy nhất sử dụng nhiều công cụ phi thuế quan trong khi Indonesia giới thiệu 12 trong số 17 công cụ phi thuế quan mới đƣợc WTO phê chuẩn vào tháng 11 năm 2011 (ASEAN Secretariat and World Bank, 2013). Đƣợc đề xuất đầu tiên vào năm 2002, chính thức thông qua Kế hoạch hành động (Blueprint) năm 2007 và Lộ trình (Roadmap) vào năm 2009, AEC có 4 trụ cột. Trụ cột thứ nhất là xây dựng một thị trƣờng và một cơ sở sản xuất chung nhằm hỗ trợ luồng hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề, đầu tƣ và vốn trong nội bộ khối di chuyển tự do, và đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh tự do hóa trong 12 khu vực ƣu tiên hội nhập cũng nhƣ thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp.Trụ cột thứ hai của AEC liên quan và mục tiêu 59
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hƣớng đến giảm chi phí giao dịch bằng cách cải cách chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ và cơ sở hạ tầng. Trụ cột thứ ba là đẩy mạnh phát triển kinh tế công bằng (ví dụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ). Cuối cùng, trụ cột thứ tƣ là hôp nhập vào nền kinh tế toàn cầu (chủ yếu thông qua sự tham gia của ASEAN vào nhiều khu mậu dịch tự do khu vực). 3. Mạng lƣới sản xuất ở khu vực Đông Á Mạng lƣới sản xuất quốc tế (international production networks), phân chia sản xuất toàn cầu (global production sharing) và phân đoạn sản xuất (production fragmentation) là những quá trình để phân chia chuổi các hoạt động sản xuất thành nhiều giai đoạn sao đó việc sản xuất có thể thực hiện ở nhiều địa điểm hay các quốc gia khác nhau. Một khi quá trình sản xuất đƣợc bố trí ở nhiều quốc gia, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) phát triển (Abonyi 2006). Các công ty đa quốc gia (MNEs) giữ một vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và việc phát triển các ngành công nghệ cao, ngành có chuối giá trị dài nhƣ ô tô và các link kiện, thiết bị điện và điển tử. Mạng lƣới sản xuất quốc tế ở Đông Á đƣợc hình thành sau Hiệp ƣớc Plaza 1985 đã làm tăng giá đồng yên Nhật, dẫn đến gia tăng chi phí sản xuất và tiền lƣơng ở Nhật Bản. Do vậy, các công ty đa quốc gia Nhật Bản (MNEs) đã tìm cách thiết lập các cơ sở sản xuất ở các quốc gia nhƣ Malaysia, Singapore và Thailand. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vào năm 1997, các công ty ở Mỹ và Châu Âu đã tìm đến Đông Á để tạo dựng các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu của Athukorala (2010) đã chỉ ra các nhân tố giải thích tại sao Đông Á có thể trở thành một trung tâm của mạng lƣới sản xuất phân chia nhiều giai đoạn đối với các nhà đầu tƣ khu vực và toàn cầu. Nhân tố này cũng giải thích xu thế đầu tƣ và thƣơng mại nội bộ ngành ở Đông Á. Sự đa dạng về tiền lƣơng giữa các nƣớc trong khu vực Đông Á từ mức lƣơng cao ở nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, mức lƣơng trung bình ở Malaysia và Thailand, và tiền lƣơng tƣơng đối thấp ở Indonesia và Việt Nam. Chính điều này cho phép mở rộng cơ hội lựa chọn trong việc bố trí một cơ sở sản xuất đến một vị trí cạnh tranh hơn. Tìm kiếm nguồn lực hiệu quả chính là động cơ đầu tƣ của các MNEs Chi phí giao dịch đã và đang giảm nhờ các các chính sách mềm nhƣ chế độ thƣơng mại và đầu tƣ, các biện pháp hỗ trợ thƣơng mại và chính sách cứng nhƣ phát triển sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông nội địa. Các nhân tố này góp phần làm giảm cơ cấu chi phí giao dịch. Do vậy, mục tiêu hiệu quả là một trong nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ. ―Lợi thế làn sóng đầu tƣ thứ hai‖ là một nhân tố quyết định sự phân đoạn và bố trí quá trình sản xuất. Làn sóng đầu tƣ đầu tiên tập trung vào các quốc gia Đông Nam Á nhƣ Indonesia, Malaysia và Thailand nhờ vào sự chuyên môn hóa quốc tế và các dự án đầu tƣ ban đầu này đã tạo nền tảng cho các nhà đầu tƣ kế tiếp thông qua việc hƣởng lợi các ngành công nghiệp hỗ trợ và kinh nghiệm từ làn sóng đầu tƣ đầu tiên. Thêm vào đó, các nhà đầu tƣ ở làn sóng thứ hai và đặc biệt là làn sóng thứ ba, đã đầu tƣ vào Việt Nam, hƣởng lợi từ tăng trƣởng kinh tế cao của Đông Nam Á và lợi ích của hiệu quả thu nhập do tăng trƣởng kinh tế. Một vài nghiên cứu đã quan sát dòng vốn FDI của các công ty đa quốc gia (MNE) của Mỹ tại khu vực Đông Á và phát hiện rằng chỉ có khoảng 40% khối lƣợng các sản phẩm cuối cùng đƣợc tiêu dùng trong khu vực này. Tƣơng tự, hơn 50% sản phẩm của các công ty MNE của Nhật hoạt động tại khu vực Đông Á đƣợc xuất khẩu sang các thị trƣờng khác (ADB 2007). Điều đó chứng tỏ các quốc gia Đông Á đóng vài trò quan trọng nhƣ là công xƣởng của các công ty MNEs. Trung Quốc ngày càng trở nên chiếm một vị trí quan trọng nhƣ là một cơ sở sản xuất lắp ráp ở Đông Á. Trung Quốc nhập các linh kiện và bộ phận từ các nƣớc Đông Á và xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng cho các thị trƣờng ở ngoài khối. 60
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Dựa vào số liệu thống kê thƣơng mại ngành hàng máy móc và thiết bị (SITC 7)- ngành hàng chủ yếu liên quan đến mạng lƣới sản xuất toàn cầu, các quốc gia xuất khẩu máy móc và thiết bị ở Đông Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore xu hƣớng gia tăng khối lƣợng máy móc thiết bị sang thị trƣờng các nƣớc ASEAN (Bảng 3). Bảng 3. Tình hình xuất khẩu nhóm hàng máy móc và thiết bị vào thị trường ASEAN Nguồn: Tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE (2015) Xuất khẩu linh kiện và bộ phận thuộc nhóm ngành hàng máy móc và thiết bị (SITC 7) đang tăng nhanh ở khu vực các nền kinh tế Đông Á và các nƣớc ASEAN. Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc là các quốc gia chính xuất khẩu linh kiện và bộ phận. Nhật Bản và Hàn Quốc là quốc gia sản xuất chính kiến tạo nên mạng lƣới sản xuất quốc gia ở các nƣớc Đông Á trong khi đó Trung Quốc là nhà máy chế biến, chế tạo – cơ sở lắp ráp và sản xuất thiết bị và phụ tùng. Các nƣớc lớn trong khối ASEAN nhƣ Malaysia, Singapore và Thailand đang giữ một vài trò ngày càng quan trọng –nhà xuất khẩu linh kiện và bộ phận cho ngành hàng máy móc và thiết bị. Số liệu thống kê cho thấy một tỷ trọng khá lớn linh kiện và bộ phận đƣợc trao đổi thƣơng mại trong ngành hàng máy móc ở Đông Á. Tỷ trọng có xu hƣớng giảm theo thời gian chứng tỏ đặc điểm của mạng lƣới sản xuất thế giới với nhiều cơ sở lắp ráp ở nhiều quốc gia hơn so với một số lƣợng giới hạn các cơ sở lắp ráp trong thời kỳ đầu tiên (Cheewatrakoolpong và cộng sự. 2013). Nhật Bản là quốc gia có tỷ trọng 61
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG linh kiện và bộ phận ít thay đổi bởi vì quốc gia này liên tục bố trí lại cơ sở sản xuất ở các quốc gia Đông Á nhằm tận dụng lợi thế chí phí sản xuất thấp, bằng cách này cho phép Nhật Bản tập trung vào việc chế tạo các linh kiện kỹ thuật cao. Việt Nam đã và đang tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu thông qua hoạt động đầu tƣ của các tập đoàn đa quốc gia MNEs từ các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2006, tập đoàn Intel đầu tƣ 1 tỷ USD xây dựng nhà máy lắp đặt và kiểm tra linh kiện bán dẫn ở Thành phố Hồ Chi Minh nhƣ là một phần của kế hoạch mở rộng kế hoạch sản xuất toàn cầu. Và kế tiếp là các công ty MNEs triển khai các dự án đầu tƣ gia công và lắp ráp trong ngành điện tử vào năm 2007. Ngành điện tử hiện tại ở Việt Nam liên quan chủ yếu đến công việc lắp ráp sử dụng nhiều lao động và hoạt động đóng gói sản phẩm. Trong thời kỳ 2000-09, ngành điện tử đạt tốc độ tăn trƣởng sản lƣợng khá cao trên 30%) – là nơi tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế (Nguyen, 2014) Số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng máy móc và thiết bị văn phòng (SITC 75), máy móc âm thanh và viễn thông (SITC 76) và máy móc điện tử (SITC 77) của Việt Nam từ thế giới góp phần làm sáng tỏ sự tham gia hoạt động nền kinh tế Việt Nam vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu (Bảng 4). Kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng đƣợc phân chia thành (a) linh kiện và bộ phận (parts and components) (b) sản phẩm cuối cùng (final products). Ngoài các sản phẩm cuối cùng phục vụ thị trƣờng ngƣời tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu một tỷ trọng khá lớn các linh kiện và bộ phận phục vụ quá trình lắp ráp và hoàn chỉnh các sản phẩm máy móc. Bảng 4. Kim ngạch nhập khẩu một số ngành hàng máy móc và thiết bị của Việt Nam Nguồn: Tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE (2015) Xu thế thƣơng mại linh kiện và bộ phận này xuất phát từ việc hình thành mạng lƣới sản xuất ở các quốc gia Đông Á. Dòng vốn FDI từ các công ty MNEs ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng với xu thế xuất khẩu hàng hóa trung gian (intermediate goods) đã tăng nhanh trong các thập niên vừa qua. Các công ty MNEs ở Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung sản xuất các bộ phận thâm dụng công nghệ, hoặc linh kiện có giá trị gia tăng cao và xuất khẩu các linh kiện và bộ phận sang các quốc gia có tiền lƣơng thấp hơn để lắp ráp. Các quốc gia có tiền lƣơng thấp sản xuất các bộ phận thâm dụng lao động và lắp ráp sản phẩm để xuất khẩu. Địa điểm đầu tƣ của các công ty MNEs đầu tiên là Hàn Quốc và Đài Loan. Gần đây, các công ty này đã dịch chuyển dự án đầu tƣ sang các quốc gia Đông Nam Á nhằm tận dụng chi phí lao động thấp. Dựa vào tính năng động của FDI, Trung Quốc và Việt Nam đã và đang là điểm đến các công ty MNEs lựa chọn địa điểm đầu tƣ. 4. Kết luận 62
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nghiên cứu này sử dụng số liệu thống kê thƣơng mại làm rõ mô hình thƣơng mại giữa các thành viên của khối ASEAN. Kết quả cho thấy thƣơng mại với bên ngoài khối ASEAN đƣợc thúc đẩy bởi mạng lƣới sản xuất quốc tế trong khu vực. Kết quả chỉ rõ xu hƣớng tăng lên của xuất khẩu linh kiện và bộ phận trong nhóm ngành hàng máy móc và thiết bị trong khu vực ASEAN. Tỷ trọng linh kiện và bộ phận xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng gia tăng. Số liệu nhập khẩu vào Việt Nam cho thấy bên cạnh nhập khẩu các sản phẩm phục vụ thị trƣờng ngƣời tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp đã nhập khẩu một số lƣợng đáng kể linh kiện và bộ phận để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Hoạt động đầu tƣ của các công ty MNEs tại Việt Nam đóng góp đáng kể vào xu thế nhập khẩu các linh kiện này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abonyi, G. 2006, ‗Linking Greater Mekong Subregion Enterprises to International Markets: The Role of Global Value Chains, International Production Networks and Enterprise Clusters‘, Studies in Trade and Investment No.59 United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific. [2] ADB. 2007, ‗Is Intra-Asian Trade Growth Driven by Independent Regional Demand‘, Asian Development Outlook 2007, Asian Development Bank. [3] ASEAN Secretariat and the World Bank 2013, ‗ASEAN Integration Monitoring Report‘, Jakarta: ASEAN Secretariat and Washington, D.C.: World Bank. [4] Athukorala, P.2009, Economic Transition and Export Performance in Vietnam, Asean Economic Bulletin, Vol 26(1), 96-114, [5] Athukorala, P. 2010, ‗Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or Globalization?‘ ADB Regional Economic Integration Working Paper Series. No.56. [6] Chewatrakoolpong, Sabhasri, and Bunditwattanawong 2013, ‗Impacts of the ASEAN Economic Community on ASEAN Production Networks‘, ADBi Working Paper Series, ADB Institute. [7] Elliot, Robert J.R and Kengo Ikemoto (2004), ‗AFTA and the Asian Crisis: Help or hindrance to ASEAN intra-regional trade?‘, Asian Economic Journal, 18(1), 1-33. [8] Nguyen, Trung Kien 2009, ‗Gravity Model by Panel Data Approach‘, ASEAN Economic Bulletin, 26(3), 266-277. [9] Nguyen, Trung Kien 2014, ‗Economic reforms, manufacturing employment and wages in Vietnam‘, PhD dissertation, ANU. [10] Okabe, Misa and Shujiro Urata 2014, ‗The impact of AFTA on intra-AFTA trade‘, Journal of Asian Economics, 35, 12-31. [11] Ramstetter, D.Eric & Archanun Kophaiboon 2015, ‗The Effects of ASEAN Economic Community 2015 on Industries and Kitakyushu and Shimonoseki‘, Working Paper Series Vol. 2015-04. 63