Tác động của tự do thương mại lên quy mô của nền kinh tế ngầm

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của tự do thương mại lên quy mô của nền kinh tế ngầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_tu_do_thuong_mai_len_quy_mo_cua_nen_kinh_te_nga.pdf

Nội dung text: Tác động của tự do thương mại lên quy mô của nền kinh tế ngầm

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO THƯƠNG MẠI LÊN QUY MÔ CỦA NỀN KINH TẾ NGẦM Hoàng Hà Đại học Duy Tân hahoangdtu@gmail.com TÓM TẮT Nền kinh tế ngầm hay còn gọi là kinh tế phi chính thức đã được thừa nhận sự tồn tại từ lâu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những năm qua, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển và đóng góp đáng kể của hoạt động kinh tế phi chính thức. Mới đây, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát (còn gọi là kinh tế phi chính thức) nhằm giúp Chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tới. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá lại những sự tác động của tự do hóa thương mại đến quy mô của nền kinh tế ngầm. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện về đề tài này, giúp lấp đầy khoảng trống lý thuyết và đưa ra những khuyến nghị phù hợp đối với các nhà hoạch định chính sách. Kết quả cho thấy sự đẩy mạnh tự do hóa thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm quy mô của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam. Ngoài ra ảnh hưởng của việc mở cửa nền kinh tế trong việc đối với nền kinh tế ngầm tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều so với tác động được quan sát tại các nghiên cứu khác trên thế giới. Từ khóa: Tự do thương mại, Nền kinh tế ngầm, Hiệp định tự do thương mại ABSTRACT The shadow economy, also known as the informal economy, has been recognized for a long time and increasingly plays an important role in economies around the world, especially for developing countries like Vietnam. Over the past few years, the strong growth of the Vietnamese economy has recognized the development and significant contribution of informal economic activities. Recently, the General Department of Statistics (Ministry of Planning and Investment) has submitted to the Prime Minister a scheme to measure unspecified economic sector (also called the informal economy) to help the Government to issue appropriate policies in the future. This study was conducted to evaluate the effects of trade openness on the size of the informal economy. This is one of the first studies in Vietnam on this topic in order to fill the theoretical gap and proposed appropriate recommendations for policy makers. The results show that the promotion of trade openness plays an important role in reducing the size of the shadow economy in Vietnam. In addition, the effect of opening up the economy to the size of shadow economy in Vietnam is much stronger than the observed effect in other researches in the world. Keywords: Trade Openness, Shadow economy, FTA 1. Giới thiệu Nền kinh tế ngầm, về bản chất rất khó đo lường, vì các tác nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế ngầm luôn cố gắng để không bị phát hiện. Tuy nhiên yêu cầu thông tin về mức độ của nền kinh tế ngầm và sự phát triển của nó theo thời gian được quan tâm bởi tác động của nó lên chính trị và toàn bộ nền kinh tế của một đất nước. 245
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nắm rõ toàn bộ hoạt động kinh tế bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ chính thức và không chính thức đóng vai trò rất cần thiết trong việc hoạch định các chính sách kinh tế đáp ứng với các biến động ngày càng gia tăng. Hơn nữa, quy mô của nền kinh tế ngầm là đầu vào quan trọng để các nhà hoạch định chính sách ước tính mức độ trốn thuế và do đó có thể đưa các quyết định nhằm đưa nền kinh tế ngầm vào sự kiểm soát. Hiện nay chính phủ đang rất quan tâm đến nền kinh tế ngầm do tác động sâu sắc của nó đến toàn bộ nền kinh tế cũng như ý định khởi nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể chính phủ đã đưa ra yêu cầu tính toán quy mô nền kinh tế ngầm và đưa ra con số chính xác, từ đó hướng đến việc đưa giá trị của nền kinh tế phi chính thức vào tổng GDP của Việt Nam từ năm 2020. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu vai trò quan trọng của nền kinh tế ngầm, khái niệm đôi khi thường bị hiểu nhầm hoặc trích dẫn sai. Đồng thời trên cơ sở khảo cứu các công trình nghiên cứu về nền kinh tế ngầm trên thế giới, chúng tôi đã sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá những tác động của tự do hóa thương mại lên quy mô của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam. Bài viết này nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Kinh tế ngầm là gì? - Tự do hóa thương mại tác động đến quy mô nền kinh tế ngầm ở Việt Nam như thế nào? Kết quả nghiên cứu sẽ đóng vai trò tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khu vực kinh tế ngầm Theo OECD (2002), khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm các hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế phi pháp, hoạt động kinh tế phi chính thức, hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của các hộ gia đình. Ngoài ra, các hoạt động kinh tế bị bỏ sót do khiếm khuyết của chương trình điều tra thống kê cũng được coi là các hoạt động kinh tế chưa được quan sát. Khu vực kinh tế chưa được quan sát được phân thành năm khu vực như sau: Hoạt động sản xuất ngầm Là hoạt động sản xuất hợp pháp nhưng có chủ ý giấu giếm các cơ quan chức năng để giảm thuế phải nộp (thuế giá trị gia tăng hoặc thuế thu nhập) hoặc giảm đóng góp cho bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, hoặc trốn tránh việc đăng ký, ghi chép vào các điều tra hành chính hoặc các bảng hỏi thống kê. Ngoài thuật ngữ “sản xuất ngầm”, một số nước sử dụng các thuật ngữ khác để chỉ hoạt động loại này như “hoạt động bị giấu giếm”, “nền kinh tế bị che đậy”, “nền kinh tế phi chính thức”. Khu vực sản xuất phi chính thức Là các hoạt động sản xuất hợp pháp nhưng với trình độ tổ chức sản xuất ở mức thấp, không có tư cách pháp nhân, không có đăng ký kinh doanh, sản phẩm sản xuất ra có thể đem bán trên thị trường. Đó là đặc điểm của các đơn vị sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhỏ trong khu vực hộ gia đình. Sản xuất của hộ gia đình để tiêu dùng tự túc là các hoạt động sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm vật chất để tự tiêu dùng hoặc tích lũy, các hoạt động này cũng thuộc khu vực sản xuất không định hình. Sản xuất bất hợp pháp Là các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bị luật pháp cấm hoặc sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trở thành bất hợp pháp do các nhà sản xuất không hợp pháp sản xuất ra. Nhóm này bao gồm các đơn vị sản xuất không đăng ký kinh doanh và cả những đơn vị có đăng ký kinh doanh các ngành nghề hợp pháp nhưng không kinh doanh đúng với hoạt động đã đăng ký. Nhóm này được coi là không có đăng ký. 246
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sản xuất hộ gia đình “tự sản tự tiêu”: Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong hộ gia đình để tự tiêu dùng Hoạt động bỏ sót bởi thống kê: hàng hóa và dịch vụ đáng ra nên được đưa vào thống kê nhưng bị các cơ quan thống kê bỏ qua. 2.2. Nguyên nhân của nền kinh tế ngầm Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế ngầm trên thế giới. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính yếu như sau: Gánh nặng thuế và an sinh xã hội: Một điểm chung trong rất nhiều nghiên cứu cho rằng gánh nặng thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho quy mô nền kinh tế ngầm tăng lên. Ở một quốc gia có mức thuế càng cao thì tính tự giác đóng thuế của cá nhân và doanh nghiệp càng thấp, nó khuyến khích người lao động rút ra khỏi khu vực kinh tế chính thức và tham gia vào khu vực kinh tế ngầm nhằm trốn thuế. Hơn nữa, thuế và các khoản an sinh xã hội tác động rất nhiều đến thu nhập sau thuế. Càng nhiều khoản đóng góp thì thu nhập thực nhận của người lao động và doanh nghiệp càng thấp, từ đó động cơ để họ tham gia vào nền kinh tế ngầm càng lớn như đã được nêu ra trong các nghiên cứu của (Schneider and Enste 2000, Torgler and Schneider 2009) Trong một góc nhìn khác, Hirschman (1970) cho rằng số lượng người lao động, doanh nghiệp tìm đến khu vực kinh tế ngầm ngày càng nhiều hơn có thể xem như là phản ứng của họ đối với sự quá tải của gánh nặng thuế, các khoản an sinh nặng nề. Đó như là một giải pháp khác thay cho việc lên tiếng đòi hỏi sự thay đổi chính sách của chính phủ. Vấn đề này giống như một vòng luẩn quẩn bởi sự gia tăng quy mô nền kinh tế ngầm làm chính phủ giảm thu ngân sách. Để bù đắp cho phần thiếu hụt ngân sách nhằm duy trì chất lượng dịch vụ công, nhà nước phải tăng thuế suất lên cao hơn trong khu vực kinh tế chính thức, từ đó càng khuyến khích kinh tế ngầm phát triển. Thu nhập bình quân đầu người: Chỉ số này cao sẽ giảm tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế (Cagan 1958). Tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm giảm nhu cầu tiền mặt của người dân, các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ dần được thay bằng các giao dịch không sử dụng tiền mặt như qua hệ thống ngân hàng. Chất lượng của các định chế quản lý Chất lượng của các định chế nhà nước là một yếu tố quan trọng khác trong sự phát triển của khu vực phi chính thức. Một bộ máy quan liêu với các quan chức chính phủ tham nhũng cao có xu hướng liên quan đến hoạt động không chính thức lớn hơn, trong khi luật pháp minh bạch thông qua việc đảm bảo quyền sở hữu và thực thi hợp đồng làm tăng lợi ích của các hoạt động kinh tế chính thức. Trên thực tế, sản xuất trong khu vực chính thức được hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ công tốt hơn và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thuế, trong khi nền kinh tế ngầm phản ứng theo cách ngược lại. Có thể nói khu vực kinh tế phi chính thức phát triển do sự thất bại của các thể chế chính trị nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường hiệu quả và các cá nhân và tổ chức tham gia sản xuất ngầm do không được hỗ trợ bởi các dịch vụ công hiệu quả. Thất nghiệp Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng mối quan hệ nhân quả giữa thất nghiệp và nền kinh tế ngầm vẫn còn mơ hồ. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi là sự gia tăng thất nghiệp dẫn đến sự gia tăng các hoạt động của nền kinh tế ngầm vì những người thất nghiệp có động lực mạnh mẽ để tìm kiếm việc làm trong nền kinh tế phi chính thức. Do đó, dấu hiệu mong đợi về ảnh hưởng của thất nghiệp đối với nền kinh tế bóng tối sẽ mang dấu dương. Schneider, Buehn et al. (2010) kết luận rằng tỷ lệ thất nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quy mô của các nền kinh tế ngầm ở các quốc gia chuyển đổi cũng như ở các quốc gia OECD có thu nhập cao. Kết luận tương tự đã được đưa ra bởi Dell'Anno (2007) cho các trường hợp của Tây Ban Nha. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho kết quả ngược lại như Buehn and Schneider (2008) kết luận rằng thất nghiệp về lâu dài, có tác động tiêu cực đến nền kinh tế bóng tối của Pháp. Tuy vậy 247
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét tổng thể thì tác động dương của thất nghiệp lên quy mô nền kinh tế ngầm vẫn chiếm ưu thế trong các nghiên cứu đã được thực hiện cho đến nay. Quy mô của ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp càng lớn, càng có nhiều khả năng làm việc trong nền kinh tế bóng tối. Tầm quan trọng của nông nghiệp được đo bằng tỷ trọng của nông nghiệp tính theo phần trăm GDP. Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp đóng một vai trò thiết yếu trong việc ảnh hưởng đến quy mô và sự phát triển của nền kinh tế bóng tối. Vuletin (2008) kết luận rằng sự thống trị của ngành nông nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến quy mô của nền kinh tế bóng tối ở Mỹ Latinh và Caribê. Tương tự, gần 45% lĩnh vực nông nghiệp ở Jamaica được tiến hành không chính thức ((Wedderburn, Chiang et al. 2012). Có ý kiến cho rằng nền kinh tế không chính thức khi được phân khúc theo các ngành thì có sự thống trị rõ ràng của ngành nông nghiệp và các ngành liên quan. Lý do đằng sau sự tập trung của công việc phi chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp là khả năng kiểm soát và quản trị yếu kém của chính quyền địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, tạo ra môi trường hoàn hảo cho các hoạt động kinh tế ngầm. Ngành nông nghiệp rất khó kiểm soát cho thấy nếu ngành này càng chiếm tỷ trọng cao thì nền kinh tế ngầm sẽ càng lớn (Vuletin 2008). Sự phát triển của nền kinh tế chính thức Như đã được chứng minh trong một số nghiên cứu, (Bajada and Schneider 2005), (Chaudhuri, Schneider et al. 2006), tình hình của nền kinh tế chính thức cũng đóng một vai trò quan trọng trong quyết định làm hay không làm việc trong nền kinh tế ngầm. Trong nền kinh tế chính thức tăng trưởng mạnh mẽ, mọi người sẽ có rất nhiều cơ hội để kiếm được một mức thu nhập tố. Tuy nhiên trong trường hợp một nền kinh tế phải đối mặt với suy thoái thì nhiều người sẽ cố gắng bù đắp tổn thất thu nhập của họ từ nền kinh tế chính thức thông qua hoạt động kinh tế ngầm. Tự do thương mại Tỷ trọng trao đổi thương mại trên GDP của một quốc gia cho thấy quy mô thị trường và sự mở cửa của một quốc gia đối với thế giới. Khi các nền kinh tế tăng trưởng, việc chuyển hoạt động kinh tế từ chính thức sang khu vực phi chính thức sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa, khi thương mại quốc tế tăng lên, việc che giấu thương mại đối với các cơ quan quản lý sẽ khó khăn hơn. 2.3. Thương mại tự do Thương mại tự do hay sự mở cửa của nền kinh tế được đo lường bằng tổng giá trị xuất nhập trên GDP, là một chỉ số thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm. Nó có lợi thế là được xác định rõ ràng và được đo lường rõ ràng, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về việc nên sử dụng giá trong nước hay quốc tế để định giá tỷ lệ thương mại, như đã thấy trong cuộc thảo luận của Rodrik et al. (2002) về phương pháp đo lường độ mở cửa nền kinh tế được sử dụng bởi Alcala và Ciccone (2001). Nhiều nghiên cứu sử dụng tự do thương mại để trả lời câu hỏi liệu các quốc gia tham gia vào thương mại nước ngoài nhiều hơn liệu có hiệu quả kinh tế vượt trội so với các quốc gia trao đổi ít hơn hay không. Tỷ lệ trao đổi thương mại cao có thể là kết quả của sự kết hợp giữa mở cửa chính sách, dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài và hoặc thị trường nội địa quá khiêm tốn. Đã gần ba thập kỷ kể từ khi Đổi mới kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,5% mỗi năm. Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, và được coi là một trong những nền kinh tế định hướng xuất khẩu lớn nhất trong ASEAN. Một phần của thành tích này là nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement, FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Các FTA mà Việt Nam tham gia không chỉ bao gồm sự trao đổi hàng hóa mà còn cả thương mại dịch vụ, đầu tư và các khía cạnh liên quan đến thương mại khác. Các nhà xuất khẩu ở Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhờ các FTA. Vào cuối năm 2017, Việt Nam đã ký 12 FTA, trong đó tám FTA đã đi vào hoạt động và đang đàm phán thêm bốn (tổng số 16 FTA trong năm 2017). Các FTA mới của Việt Nam có phạm vi rộng hơn và nội dung của nó vượt ra ngoài các cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư, đề cập nhiều hơn đến các vấn đề thể chế và pháp lý trong các lĩnh vực môi 248
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, chi tiêu chính phủ. Khi có hiệu lực, các FTA này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các bên liên quan tại Việt Nam. Khác với các nền kinh tế khác, Việt Nam đã và đang thực hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam chỉ được coi là một nền kinh tế tương đối mở trong khi vẫn đang phấn đấu để được công nhận rộng rãi là nền kinh tế thị trường. Do đó, Việt Nam đủ điều kiện để trở thành một trường hợp điển hình cho những nỗ lực của mình để chuyển mình từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên thị trường, và thương mại tự do và FTA đã trở thành công cụ chuyển đổi quan trọng. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng. Do hạn chế về dữ liệu sẵn có, nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn từ 1991 cho đến 2015. Biến phụ thuộc là quy mô của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam, lấy từ nghiên cứu của Medina and Schneider (2018). Biến độc lập sử dụng chỉ số Tổng giá trị xuất nhập khẩu trên GDP để đại diện cho sự mở cửa thương mại, việc sử dụng giá trị đại diện này tương đồng với nhiều nghiên cứu lý thuyết trước đây về tự do thương mại như Dowrick and Golley (2004). Dữ liệu từ biến độc lập được thu thập từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới. Phần mềm SPSS phiên bản 23 được sử dụng để phân tích hồi quy nhằm tìm ra tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. 3. Mối liên hệ giữa tự do thương mại và quy mô nền kinh tế ngầm tại Việt Nam Một trong những nghiên cứu quy mô nhất và có độ tin cậy cao nhất là nghiên cứu của Medina và Schneider, sử dụng phương pháp MIMIC nhằm ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm dựa trên tỷ trọng so với GDP đối với 162 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Medina and Schneider 2018). Đồ thị 1: Quy mô của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam (tính theo % trên GDP). Nguồn: Medina and Schneider (2018) và tác giả. Nhìn vào đồ thị mô tả, chúng ta có thể thấy quy mô của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam đang có xu hướng giảm, từ 22% năm 1991 đến năm 2015 là 15%. Xu hướng này tương đồng với nhiều nước và khu vực khác trên thế giới. Đồ thị 2 cho biết quy mô của nền kinh tế ngầm tại các khu vực khác nhau trên thế giới qua ba giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 1991 đến năm 1999, giai đoạn 2 từ năm 2000 đến năm 2009 và giai đoạn 3 từ năm 2010 đến năm 2015. Khu vực có quy mô kinh tế ngầm cao nhất là Châu Phi Hạ Sahara, khu vực kinh tế có quy mô kinh tế ngầm thấp nhất không gây bất ngờ chính là các nhóm nước OECD. Ngoài ra chúng ta có thể 249
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quan sát được sự biến thiên tương đồng giữa các khu vực qua 3 giai đoạn, quy mô nền kinh tế ngầm trên thế giới tại nhiều khu vực khác nhau đều chứng kiến sự giảm dần. Đồ thị 2: Quy mô nền kinh tế ngầm tại các khu vực trên thế giới (theo % trên GDP) Nguồn: Medina and Schneider (2018) Sau khi dữ liệu gồm biến độc lập là SHADOWECONOMY (đại diện cho quy mô của nền kinh tế ngầm) và biến phụ thuộc TRADEOPENNESS (đại diện cho sự tự do thương mại) được đưa vào SPSS để chạy mô hình hồi quy, kết quả thu được như sau: Bảng 1: Tóm tắt về mô hìnhb R bình phương hiệu Sai số chuẩn của ước Mô hình R R bình phương chỉnh lượng Durbin-Watson 1 .983a .966 .964 .43738 2.125 a. Biến độc lập: (Hằng số), TRADEOPENNESS b. Biến phụ thuộc: SHADOWECONOMY Giá trị R bình phương thu được bằng 96,6%, giá trị này nói lên 96,6% sự biến động của biến phụ thuộc ở đây là quy mô nền kinh tế ngầm tại Việt Nam có thể được giải thích bằng sự thay đổi của biến độc lập là sự mở cửa nền kinh tế. Ngoài ra giá trị Durbin-Watson gần bằng 2 nên không có sự tương quan trong chuỗi bậc nhất của mô hình. Bảng 2: Phân tích phương sai ANOVAa Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Mean Square F Sig. 1 Hồi quy 123.633 1 123.633 646.283 .000b Phần dư 4.400 23 .191 Total 128.033 24 a. Dependent Variable: SHADOWECONOMY 250
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng b. Predictors: (Constant), TRADEOPENNESS Kết quả phân tích phương sai ANOVA thu được cho thấy độ tin cậy của kiểm định F là 0.000 < 0.05. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. Bảng 3: Các hệ số Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mô hình B Std. Error Beta t Sig. 1 (Hằng số) 26.577 .322 82.466 .000 TRADEOPENNESS -.065 .003 -.983 -25.422 .000 Biến phụ thuộc: SHADOWECONOMY Mức ý nghĩa hệ số hồi quy của biến độc lập bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, do đó biến độc lập này có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Hệ số bê ta chuẩn hóa =- 0.983 thể hiện giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ nghịch chiều nhau, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên GDP tăng 1% sẽ làm quy mô của nền kinh tế ngầm giảm 0.983% và ngược lại. Như vậy kết quả tìm được về mối liên hệ giữa tự do thương mại và quy mô của nền kinh tế ngầm là tương đồng với nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới (Gasparėnienė, Remeikienė et al. 2016, Medina and Schneider 2018). Phương trình hồi quy chuẩn hóa sẽ là SHADOWECONOMY = -0.983*TRADEOPENNESS 4. Kết luận Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của đẩy mạnh tự do hóa thương mại đối với việc giảm quy mô của nền kinh tế ngầm. Trong lúc chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm minh bạch hóa nền kinh tế, giảm quy mô của nền kinh tế ngầm xuống mức có thể kiểm soát, tiếp tục mở cửa thị trường nhằm thúc đẩy tự do thương mại vẫn là một giải pháp quan trọng cần được quan tâm thực hiện. Đây là một gợi ý quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bajada, C. and F. J. P. E. R. Schneider (2005). "The shadow economies of the Asia‐ Pacific." 10(3): 379-401. [2] Buehn, A. and F. Schneider (2008). "MIMIC models, cointegration and error correction: An application to the French shadow economy." [3] Cagan, P. J. J. o. p. e. (1958). "The demand for currency relative to the total money supply." 66(4): 303-328. [4] Chaudhuri, K., et al. (2006). "The size and development of the shadow economy: An empirical investigation from states of India." 80(2): 428-443. [5] Dell'Anno, R. J. J. o. A. E. (2007). "The shadow economy in Portugal: An analysis with the MIMIC approach." 10(2): 253-277. [6] Dowrick, S. and J. J. O. r. o. e. p. Golley (2004). "Trade openness and growth: who benefits?" 20(1): 38-56. [7] Gasparėnienė, L., et al. (2016). "Evaluation of the impact of shadow economy determinants: Ukrainian case." Intellectual Economics 10(2): 108-113. [8] Hirschman, A. O. (1970). Exit, voice, and loyalty: Responses to decline in firms, organizations, and 251
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng states, Harvard university press. [9] Medina, L. and F. Schneider (2017). "Shadow economies around the world: New results for 158 countries over 1991-2015." [10] Medina, L. and F. Schneider (2018). "Shadow economies around the world: what did we learn over the last 20 years?". [11] OECD-ILO-IMF-CIS, S. (2002). Measuring the Non-Observed Economy: A Handbook, Paris, OECD. [12] Schneider, F., et al. (2010). "Shadow economies all over the world: New estimates for 162 countries from 1999 to 2007." [13] Schneider, F. and D. H. J. J. o. e. l. Enste (2000). "Shadow economies: size, causes, and consequences." 38(1): 77-114. [14] Torgler, B. and F. J. J. o. E. P. Schneider (2009). "The impact of tax morale and institutional quality on the shadow economy." 30(2): 228-245. [15] Vuletin, G. J. (2008). Measuring the informal economy in Latin America and the Caribbean, International Monetary Fund. [16] Wedderburn, C., et al. (2012). "The informal economy in Jamaica: Is it feasible to tax this sector?" 6: 1. 252