Tác động từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với đổi mới công nghệ tại nước tiếp nhận và một số gợi ý cho Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Tác động từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với đổi mới công nghệ tại nước tiếp nhận và một số gợi ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_tu_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_doi_voi_doi_moi.pdf

Nội dung text: Tác động từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với đổi mới công nghệ tại nước tiếp nhận và một số gợi ý cho Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG TỪ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ TẠI NƯỚC TIẾP NHẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM Trần Huy Tùng1, Phan Hồng Giang2 Tóm tắt: Bên cạnh thương mại và sự dịch chuyển lao đợng, mợt trong những nhân tớ đóng vai trò quan trọng đới với quá trình toàn cầu hóa chính là vớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngoài những điểm tiêu cực thường được đề cập như chuyển giá, chuyển giao cơng nghệ lạc hậu và gây ơ nhiễm mơi trường, khơng thể phủ nhận rằng FDI đã giúp giải quyết bài toán thiếu vớn và thiếu việc làm tại các nước đang phát triển. Việt Nam cũng được thừa hưởng nhiều lợi ích từ FDI. Tuy nhiên, để tận dụng tớt tác đợng tích cực của nguồn vớn này đới với tăng trưởng trưởng kinh tế, nghiên cứu kênh tác đợng từ FDI là rất quan trọng. Nghiên cứu này khảo cứu cơng trình trước về tác đợng của FDI đới với đổi mới cơng nghệ tại nước tiếp nhận, đánh giá sơ bợ ảnh hưởng của FDI đới với mức đợ đổi mới cơng nghệ tại Việt Nam, từ đó đưa ra mợt sớ gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý. Từ khố: FDI, đới mới cơng nghệ, Việt Nam IMPACTS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON TECHNOLOGY INNOVATION OF THE HOST COUNTRIES AND SOME RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM Abstract: Besides trade and labor mobility, one of the factors that play an important role in the globalization process is foreign direct investment (FDI). In addition to the often-mentioned negative points such as transfer pricing, outdated technology transfer and environmental pollution, it cannot be denied that FDI has helped solve the problem of lack of capital and underemployment in developing countries. Vietnam also enjoys many benefits from FDI. However, in order to make good use of the positive impact of this capital on economic growth, studying the impact channel from FDI is very important. This study examines previous work on the impact of FDI on technological innovation in the host country, assess preliminarily the influence of FDI on the level of technological innovation in Vietnam, thereby giving some policy recommendations to management agencies. Keywords: FDI, technological innovation, Vietnam 1. GIỚI THIỆU FDI từ lâu là chủ đề được quan tâm bởi giới học thuật cũng như cơ quan quản lý. Tốc độ tăng trưởng dịng vốn FDI tồn thế giới đã tăng trưởng bình quân hơn 2,5% hàng năm trong giai đoạn 1990-2019. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến dịng FDI tồn cầu giảm mạnh tới 35%, đưa quy mơ xuống cịn 999 tỷ USD, thấp hơn cả năm 2009 khi khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra (UNCTAD, 2021). Mặc dù giảm do dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịng FDI vào các nước, khu vực trên thế giới đang cĩ xu hướng chảy vào nhĩm nước đang phát triển, chiếm 66% tổng giá trị FDI 1 Học viện Ngân hàng, Email: tungth@hvnh.edu.vn 2 Hội Khoa học kinh tế nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam. 95
  2. 96 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TỒN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI tồn cầu. Theo UNCTAD (2021), trong khi FDI vào các nước phát triển đạt mức thấp nhất kể từ năm 2014, dịng FDI vào các quốc gia đang phát triển duy trì ở mức ổn định, tăng nhẹ khoảng dưới 2%. Sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng FDI tồn cầu cùng động thái diễn biến FDI năm 2021 dẫn đến sự gia tăng về mặt tỷ trọng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển, chiếm khoảng 71% (UNCTAD, 2021). Hình 1: Xu hướng FDI tại các nhĩm quớc gia Nguồn: UNCTAD, 2021 FDI đã được chứng minh là cĩ những tác động tích cực đến nền kinh tế. Bảng 1 thể hiện các vai trị của nguồn vốn này đối với nước tiếp nhận. Bảng 1. Vai trị của FDI đới với nước nhận vớn TT Vai trị Diễn giải 1 Cung cấp vốn Thể hiện thơng qua việc mua lại các cổ phiếu nước ngồi, cĩ nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngồi ủng hộ việc tăng tiết kiệm trên thế giới. 2 Kích thích tăng trưởng kinh tế Đầu tư nước ngồi cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng sản xuất, GDP, nghiên cứu và phát triển, tăng trưởng việc làm, ở cả nước chủ đầu tư và nước sở tại. 3 Cải thiện hiệu quả đầu tư FDI gĩp phần loại bỏ các cơng ty quốc tế và cơng ty trong nước hoạt động kém hiệu quả, từ đĩ dẫn đến việc tái phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn trong nền kinh tế. 4 Đổi mới Thể hiện ở việc cơng nghệ mới và nâng cao trình độ quản lý ở cả các cơng ty đa quốc gia và cơng ty địa phương, như kết quả của quá trình quan sát, thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm. 5 Xây dựng cấu trúc kinh tế Thay đổi cấu trúc ngành và khu vực do những thay đổi của thị trường đầu tư quốc tế. 6 Chuẩn đối sánh Các dịng đầu tư quốc tế báo hiệu tính hiệu quả của chính sách kinh tế tại một quốc gia. (Benchmarking) 7 Hội nhập Đầu tư quốc tế tạo điều kiện tiên quyết cho việc hợp nhất các hệ thống kinh tế khác nhau. Nguồn: Estrin và Meyer, 2011 Trong nghiên cứu này, vai trị của FDI đối với đổi mới - thể hiện ở việc cải thiện cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý ở cơng ty địa phương sẽ được nghiên cứu. Kết luận của nghiên cứu, sau khi tổng hợp các cơng trình trước, cho thấy FDI cĩ tác động tích cực đối với
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 97 đổi mới ở nước nhận vốn. Tuy nhiên, tác động này là cĩ điều kiện. Sau đĩ, trường hợp của Việt Nam sẽ được đưa ra thảo luận bằng một số dữ liệu thứ cấp trước khi đề xuất gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý. 2. TỔNG QUAN VỀ VAI TRỊ CỦA FDI ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ Bên cạnh những lợi ích từ tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, một trong những động cơ của nước đang phát triển đưa ra cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút FDI nằm ở sự chuyển giao cơng nghệ. Các doanh nghiệp FDI cĩ thể tạo ra sự lan toả về tri thức cơng nghệ giúp các doanh nghiệp trong nước cĩ cơ hội cải thiện năng suất (Blomstrom và Kokko 2001; Caves 1974; Hallin và Holmstrom-Lind 2012). Tùy vào các điều kiện khác nhau từ cả phía cơng ty đa quốc gia và nước nhận vốn, tác động của FDI tới đổi mới khơng nhất quán ở các quốc gia. Trước khi thảo luận về các điều kiện này ở các nghiên cứu thực nghiệm, một số kênh truyền dẫn chính từ FDI lên đổi mới được trình bày như kênh liên kết dọc, kênh cạnh tranh, kênh mơ phỏng và kênh dịch chuyển lao động. Thứ nhất, kênh liên kết dọc Thơng qua cơ chế liên kết dọc, dù là vị trí người cung cấp sản phẩm trung gian hay người nhận sản phẩm trung gian do bên doanh nghiệp nội phân phối, sự lan tỏa cơng nghệ từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp địa phương cĩ thể được diễn ra. Sự hỗ trợ kỹ thuật cĩ thể được cơng ty FDI cung cấp cho các bên cung ứng nhằm giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm trung gian (Moran, 2001; Altenburg, 2000). Một cách khác đĩ là sử dụng các tiêu chuẩn đầu vào khắt khe hơn khiến các cơng ty địa phương khi cung cấp các sản phẩm trung gian phải tuân thủ. Điều này đã vơ tình tạo ra động lực cho nhà cung cấp nội địa nâng cấp cơng nghệ. Trong trường hợp doanh nghiệp nội địa sử dụng sản phẩm cung cấp bởi cơng ty FDI, sự chuyển giao tri thức cĩ thể được diễn ra. Việc bán tài sản cố định cho các doanh nghiệp địa phương là ví dụ điển hình khi đi kèm với việc mua tài sản là hoạt động lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng. Quá trình học trong sản xuất này sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ cơng nghệ tại chính doanh nghiệp nội địa. Thứ hai, kênh cạnh tranh Sự tồn tại của các cơng ty đa quốc gia trong thị trường tại nước tiếp nhận cũng cĩ thể tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa. Sự cạnh tranh một phần cĩ thể thúc đẩy doanh nghiệp nội địa nỗ lực cải thiện cơng nghệ thơng qua tăng chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) (Schumpeter, 1942; Aghion và cộng sự, 2001). Trường hợp ngành ơ tơ của Mỹ là minh chứng điển hình khi sự gia nhập thị trường của ơ tơ Nhật khiến tính cạnh tranh trong ngành được đẩy lên cao, tạo điều kiện khuyến khích đổi mới sáng tạo trong ngành cơng nghiệp ơ tơ Mỹ. Tuy nhiên, kênh cạnh tranh cĩ thể khiến các doanh nghiệp nội địa vốn ở vị thế về trình độ cơng nghệ ban đầu rất thấp khĩ tồn tại. Thứ ba, kênh mơ phỏng hay học hỏi Sự tồn tại của các cơng ty đa quốc gia tại nước tiếp nhận cĩ thể được chính các cơng ty nội địa quan sát được, từ đĩ bắt chước, ứng dụng các cơng nghệ hay quy trình quản lý. Tuy nhiên, việc quan sát, bắt chước hay ứng dụng và xa hơn là thương mại hố được là chưa đủ nếu tồn
  4. 98 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TỒN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI tại khoảng cách về cơng nghệ hoặc mức độ phức tạp của sản phẩm cung cấp bởi các cơng ty FDI. Hơn nữa, với các sản phẩm thâm dụng cơng nghệ thì việc học hỏi là rất khĩ khăn. Điều này cĩ thể khắc phục bằng kênh dịch chuyển lao động. Thứ tư, kênh dịch chuyển lao động Cơng ty FDI cĩ thể thuê nhân cơng từ chính địa phương của nước tiếp nhận. Với mức đãi ngỗ tốt hơn, khu vực FDI cĩ thể thu hút lực lượng lao động chất lượng tốt. Ngồi ra, sự cĩ mặt của khu vực FDI cĩ thể định hình lại sự lựa chọn ngành nghề đào tạo trong chính quốc gia nhận vốn. Lao động trong nước cĩ thể được cải thiện trình độ nhờ sự chuyển giao tri thức từ phía cơng ty FDI. Khi cĩ sự dịch chuyển lao động xảy ra, sự chuyển giao tri thức này lại một lần nữa tới được với các cơng ty nội địa, giúp cải thiện trình độ cơng nghệ, quản lý tại doanh nghiệp của nước tiếp nhận. (Altenburg, 2000; Fosfuri, Motta & Ronde, 2001; Djankov và Hoekmann, 1999; Gưrg và Strobl, 2001). Thêm nữa, người lao động trước cĩ thể sử dụng tri thức này để thiết lập ngay chính doanh nghiệp của mình (UNCTAD, 2001). Các nghiên cứu thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của FDI đối với đổi mới cũng cho ra những kết quả khơng thống nhất. Cheung và Lin (2004) khẳng định tác động tích cực của FDI đối với đổi mới tại Trung Quốc thơng qua thước đo số lượng bằng sáng chế. Tác động tích cực từ FDI đối với đổi mới cịn cĩ ý nghĩa ngay cả với các quốc gia phát triển. Bằng dữ liệu về các doanh nghiệp của Mỹ giai đoạn 1987- 1996, Keller và Yeaple (2009) cho rằng nhờ sự lan tỏa tri thức từ các doanh nghiệp nước ngồi tới các doanh nghiệp Mỹ đã dẫn đến sự tăng trưởng năng suất của Mỹ. Trong khi đĩ, Driffield (1999) chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực trong cạnh tranh tại Anh. Một số nghiên cứu khác đi so sánh mức độ tác động của FDI lên đổi mới cĩ sự khác nhau giữa hai nhĩm nước phát triển và đang phát triển. Thực hiện sự so sánh tác động của FDI đến từ các doanh nghiệp Mỹ đến năng suất của nước tiếp nhận với hai nhĩm quốc gia phát triển và đang phát triển, Xu (2000) cho thấy các quốc gia phát triển nhận được sự tăng trưởng về năng suất, các quốc gia đang phát triển, trái lại, khơng cĩ được điều này. Trái lại với những kết quả tác động tích cực, một số cơng trình khác tìm thấy tác động tiêu cực của FDI đối với đổi mới. Aitken và Harrison (1999) chỉ ra chính yếu tố cạnh tranh đã khiến FDI triệt tiêu cải tiến cơng nghệ tại nước tiếp nhận. Dunning (1995) đề xuất lý thuyết “lơi kéo” bổ sung cho luận điểm này. Ơng cho rằng động lực để đổi mới tại nước tiếp nhận là rất thấp mà thay vào đĩ chiến lược của các cơng ty đa quốc gia là nhắm vào việc hút chất xám từ chính cơng ty nội địa thơng qua việc trả thù lao tốt hơn nhằm tăng cường đưa tri thức về cơng ty mẹ. Và như vậy, sự đổi mới tại nước tiếp nhận bị phá huỷ. Mặc dù vậy, sự lan tỏa tri thức là cả một quá trình cần nhiều thời gian. Một lập luận khác được đưa ra là chính các cơng ty đa quốc gia khơng cĩ động lực đưa sang những cơng nghệ tốt nhất hoặc giữ phần quan trọng nhất tại nước họ, ngăn chặn sự lan toả tri thức sang các nước khác. Lý giải cho điều này, bằng lý thuyết chu kỳ sản phẩm, Vernon (1966) cho rằng các cơng ty đa quốc gia đã dành nhiều cơng sức cho việc phát triển sản phẩm ở giai đoạn đầu và chỉ chuyển giao sang các nước khác khi sản phẩm đã ở giai đoạn bão hồ. Dung lượng cho đổi mới của sản phẩm tại giai đoạn này là thấp và dẫn đến tác động từ FDI lên đổi mới sáng tạo tại nước nhận là thấp. Về điều kiện ảnh hưởng đến sự tác động từ FDI đối với đổi mới, một số nghiên cứu trong quá khứ đã đề cập tới các nhân tố như phương thức thành lập; quy mơ doanh nghiệp;
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 99 khoảng cách cơng nghệ, trình độ cơng nghệ và yếu tố địa lý; cấu trúc sở hữu vốn; nguồn gốc/ văn hĩa; trình độ của người quản lý. Các doanh nghiệp FDI được thành lập thơng qua phương thức mua bán – sáp nhập (M&A) thường cĩ liên kết tốt hơn so với các doanh nghiệp thành lập qua hình thức đầu tư mới (greenfield) (UNCTAD, 2000; Scott-Kennel và Enderwick, 2001). Đối với quy mơ doanh nghiệp, doanh nghiệp cĩ quy mơ càng lớn thì khả năng liên kết với doanh nghiệp FDI càng cao (Reed và Walsh, 2002; Van Dijk, 2002). Từ đĩ, tăng khả năng lan tỏa cơng nghệ từ phía các doanh nghiệp FDI. Liên quan tới hình thức sở hữu, doanh nghiệp liên doanh cĩ khả năng liên kết cao với doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu của hai tác giả Glass và Saggi (1998) là một minh chứng điển hình khi chứng minh được tầm quan trọng của khoảng cách cơng nghệ giữa các nước tiếp nhận với các nước đầu tư. Theo tác giả, khoảng cách cơng nghệ càng lớn, khả năng nhỏ là chất lượng cơng nghệ sẽ được chuyển giao và dẫn đến sự lan tỏa tri thức tiềm năng. Ngồi khoảng cách cơng nghệ, trình độ cơng nghệ của nước tiếp nhận cĩ ảnh hưởng tới tác động lan tỏa từ FDI đến đổi mới cơng nghệ. Yokota và Tomohara (2010) cho rằng chuyển giao cơng nghệ thơng qua FDI liên quan tới kỹ năng của nhân cơng nước tiếp nhận. Ủng hộ quan điểm này của Yokota và Tomohara (2010) cịn cĩ Sinani và Klaus (2004) với trường hợp tại Estonia khi các tác giả cho rằng vốn con người cĩ thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa FDI và đổi mới cơng nghệ. Nghiên cứu của Worldbank (2015) cũng cho thấy các doanh nghiệp FDI sử dụng các cơng nghệ cao, cơng nghệ ngoại nhập thường tạo ít liên kết với doanh nghiệp trong nước hơn các doanh nghiệp khác cơng nghệ thấp/vừa. Địa lý cũng được cho là một tác nhân quan trọng. Gorodbichenko, Svejnar và Terell (2019) cho rằng sự lan tỏa của FDI tới đổi mới chịu ảnh hưởng bởi tính địa phương, tức là các doanh nghiệp nội địa ở gần với các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp nhận tốt hơn tri thức hơn là tồn bộ các doanh nghiệp nội địa. Cũng tìm ra điều tương tự, Khachoo và cộng sự (n.d) khẳng định doanh nghiệp mới cĩ vị trí gần các FDI sẽ thu được lợi ích cao hơn những doanh nghiệp mới nhưng khơng cĩ vị trí gần bằng. Liên quan tới địa lý, thời gian doanh nghiệp FDI tồn tại càng lâu tại nước tiếp nhận thì khả năng tạo liên kết lớn hơn với doanh nghiệp trong nước (Akyuz, 2018). Nhìn chung, các nghiên cứu trước thể hiện tác động từ FDI đến đổi mới tại các quốc gia nhận cĩ sự đa dạng, tuỳ thuộc vào các điều kiện khác nhau đến từ cả phía nước tiếp nhận lẫn nguồn gốc của vốn FDI. Hiểu biết về tác động lan toả này gĩp phần xây dựng chính sách đối với khu vực FDI phù hợp. Phần tiếp theo sẽ trình bày tình hình FDI và hiện trạng đổi mới cơng nghệ tại Việt Nam. 3. TÌNH HÌNH FDI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CHO SỰ LAN TOẢ TÁC ĐỘNG TỪ FDI ĐẾN ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM Trong những năm qua, mơi trường đầu tư thuận lợi cùng những chính sách miễn thuế, cải cách thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tổng lượng vốn FDI đã thực hiện tăng liên tục trong các năm qua, chỉ tính trong giai đoạn 2003 -2018, tổng mức vốn FDI thực hiện đã tăng gấp 7 lần từ mức 2,7 tỷ đơ la Mỹ lên mức 19,1 tỷ đơ la Mỹ (hình 2). Tính đến cuối năm 2020, FDI đăng ký vào Việt Nam giảm 25% so với năm 2019, đạt mức 28,5 tỷ USD. Tuy giảm mạnh về lượng FDI đăng ký, dịng vốn FDI giải ngân đạt con số ấn tượng gần 20 tỷ USD.
  6. 100 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TỒN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Với lượng vốn tăng nhanh, khu vực cĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ngày càng thể hiện vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Tính riêng trong năm 2018, vốn đầu tư của khu vực FDI đạt 434 nghìn tỷ đồng, tương đương 23,4% tổng vốn đầu tư cả nước. Bên cạnh đĩng gĩp vào tăng trưởng kinh tế, khu vực tư nhân cịn giúp giải quyết việc làm cho 4,5 tỷ lao động, chiếm 8,4% lực lượng lao động cả nước. Mục này khảo sát sự tương quan giữa dịng vốn FDI đối với điều kiện về trình độ cơng nghệ và nguồn nhân lực tại Việt Nam với vai trị là nước tiếp nhận. Các điều kiện hay nhân tố ảnh hưởng tới liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa được đề cập trong các nghiên cứu tương lai. Hình 3. Vớn đầu tư theo loại hình kinh tế Hình 2. Vớn đầu tư trực tiếp nước ngồi Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020 Thứ nhất, đối với trình độ khoa học và cơng nghệ, số lượng bằng sáng chế xin cấp phép tại Việt Nam đã cĩ sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Số lượng bằng sáng chế tăng gần 6 lần trong vịng 15 năm, từ mức 1150 bằng sáng chế xin cấp phép năm 2003 lên mức 6071 bằng sáng chế năm 2018. Tuy nhiên, trong số bằng sáng chế xin cấp phép, chỉ cĩ 646 bằng sáng chế (chiếm khoảng 10,6%) là do người cư trú xin cấp phép, cịn phần lớn bằng sáng chế là do người khơng cư trú xin cấp phép. Điều này cho thấy phần nào năng lực cơng nghệ tại Việt Nam, khi các cơng nghệ tiên tiến thuộc về người nước ngồi. Qua đĩ, cĩ thể thấy, vốn FDI cĩ tác động tích cực tới việc nâng cao đổi mới cơng nghệ tại các cơng ty cĩ vốn đầu tư nước ngồi, trong khi hiệu quả lan truyền tới các cơng ty nội địa cĩ phần bị hạn chế do trình độ khoa học kỹ thuật tại các cơng ty trên cịn thấp.
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 101 Hình 4. Sớ lượng đơn xin cấp bằng sáng chế tại Việt Nam Hình 5. Tỷ lệ nhập học tại Việt Nam Nguồn: WIPO, 2020 Nguồn: VHLSS, 2018 Thứ hai, đối với chất lượng nguồn nhân lực, bộ dữ liệu của UNESCO khơng cĩ dữ liệu về tỷ lệ nhập học trung học chung cho Việt Nam những năm gần đây. Dữ liệu cập nhật nhất cho Việt Nam là năm 1998 với 58,26% tỷ lệ nhập học trung học chung trên tổng dân số đến tuổi đi học (UNESCO, 2019). Nếu tính số lượng nhập học dựa trên dữ liệu khảo sát quốc gia VHLSS 2018, thì số liệu tại Việt Nam vẫn hạn chế. Tỷ lệ nhập học chung đối với cấp THCS năm 2016 là 97,4% và đối với cấp THPT là 80,2%, tỷ lệ nhập học đúng tuổi đối với cấp THCS là 87,9% và đổi với cấp THPT là 69,6% (Trung tâm thơng tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2019). Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong các rào cản đối với việc hấp thụ các lợi ích về đổi mới cơng nghệ từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Những hạn chế về trình độ cơng nghệ và chất lượng nguồn nhân lực cho thấy hàm ý về mặt chính sách, đĩ là sự cần thiết xây dựng năng lực quốc gia về cơng nghệ mà trọng tâm là con người. Dưới gĩc nhìn tân cổ điển, nguồn lực kinh tế tự do di chuyển cổ suý cho lâp luận thương mại tự do và tự do hố sự dịch chuyển vốn, lao động. Tuy nhiên, một máy mĩc bên Mỹ khơng bao giờ và khơng nhất thiết phải giống cái máy đĩ tại Việt Nam. Sự khác biệt về mặt địa lý, khí hậu hay quan trọng hơn là sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ, nhân lực dẫn đến hiệu quả về vốn khơng giống nhau ở tất cả các nước. Do vậy, định hướng chú trọng quá nhiều vào các Hiệp định thương mại tự do cĩ thể khơng cấp thiết lúc này, thay vào đĩ, chính là việc nghiên cứu tập trung phát triển năng lực sản xuất. Năng lực sản xuất muốn được đẩy lên cần cĩ chiến lược từ phía cơ quan quản lý một cách hệ thống. Chính sách cơng nghiệp được nhấn mạnh thơng qua định hình một ngành mà ở đĩ tạo ra tác động lan toả tốt tới các ngành khác và tận dụng được lợi thế từ khu vực FDI. 4. MỘT SỐ GỢI Ý Thứ nhất, tạo điều kiện nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ trong nước. Một trong những điều kiện để khuyếch đại tầm ảnh hưởng của vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế là cần tạo ra giải pháp nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ trong nước. Tuy nhiên, trình độ khoa học và cơng nghệ là thứ rất khĩ cĩ thể được cải thiện trong ngắn hạn, do đĩ, các giải pháp cần mang tính dài hạn.
  8. 102 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TỒN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Trước hết, cần cĩ chính sách phát huy được khoa học cơ bản. Trước khi cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ I được diễn ra, vai trị của phục hưng đã giúp các nước tư bản Tây Âu cĩ lợi thế lớn. Tất nhiên, khoa học cơ bản khơng trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nĩ đĩng vai trị nền tảng giúp thúc đẩy khả năng ứng dụng trong nền kinh tế. Phát triển khoa học cơ bản cần chú trọng vai trị của các trường đại học, Viện nghiên cứu, tận dụng sự hỗ trợ từ mạng lưới học thuật của các Việt kiều nhằm tạo ra lực lượng khoa học chuẩn mực, tiệm cận với thế giới. Trình độ khoa học và cơng nghệ trong nước cịn cĩ thể nâng cao nhờ việc duy trì chính sách ưu đãi tốt cho các ngành cơng nghiệp non trẻ. Để ngành cơng nghiệp mới phát triển, thời gian là điều kiện cần để nhân lực trong ngành “học trong quá trình sản xuất” (learning in production). Thúc đẩy đổi mới chung trong tồn nền kinh tế kết hợp bảo hộ cơng nghiệp mới, thu hút nhân lực chất lượng tốt vào các ngành này là những giải pháp cần được thực thi trong thời gian tới. Khi trình độ cơng nghệ trong nước được cải thiện, khả năng lựa chọn, hấp thụ cơng nghệ mới từ FDI sẽ lớn hơn. Việc thúc đẩy đổi mới cĩ thể sẽ tạo ra hệ lụy về mặt xã hội giống như phong trào Ludities ở Anh thời cách mạng cơng nghiệp lần thứ I. Do vậy, Chính phủ cần thiết lập hệ thống an sinh, bảo hiểm thất nghiệp tốt, ít nhất trong vịng hai năm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi sự “phá huỷ sáng tạo”. Xác định rõ câu chuyện giữa việc “khơng ai bị bỏ lại phía sau” và việc “khơng ai tiến lên phía trước” để cĩ cơ chế vừa tạo điều kiện khuyến khích đổi mới sáng tạo vừa bảo vệ những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tiến trình này. Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo nghề, trang trải chi phí đào tạo lại cho lao động là vấn đề cần được quan tâm. Thứ hai, tạo điều kiện nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ trong doanh nghiệp nội địa thơng qua khơi dậy văn hố đổi mới cho nhân viên Khơi dậy các năng lực của nhân viên, để giúp họ cĩ thể phát triển khả năng tư duy và ra quyết định là điều quan trọng nhằm gia tăng quá trình học hỏi trong sản xuất. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp xã hội (SMEs) thường làm kiêm nhiệm nhiều việc, khơng giao quyền hay để cho nhân viên cấp dưới ra quyết định, đồng thời họ kiểm sốt một cách khơng cần thiết các cơng việc của nhân viên. Điều này sẽ kìm hãm khả năng tư duy độc lập và ra quyết định của nhân viên, trong khi đây là một yếu tố gĩp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Để thay đổi, các doanh nghiệp Việt Nam nên khuyến khích nhân viên của mình tự học hỏi, tư duy độc lập và tự chủ động đưa ra quyết định để xử lý các vấn đề gặp phải trong cơng việc. Điều này giúp các nhân viên tự tin, mạnh dạn phát huy năng lực cá nhân để ngày càng tạo ra thêm nhiều giá trị mới cho tổ chức, cái mà các đối thủ khác khơng cĩ hoặc chưa xuất hiện trên thị trường. Các nhà quản trị cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới trong cơng việc mà ngay cả những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhà quản trị cĩ trước đây cũng khơng thể giúp giải quyết được. Chẳng hạn, nhà quản trị phải xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu về khách hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau (trang web, mạng xã hội, các kênh truyền thống ) để đưa ra chiến lược kinh doanh; hoặc nhà quản trị phải tìm hiểu và ứng dụng các cơng nghệ mới (AI, VR, AR ) vào trong quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy, họ cần phải cĩ cách tiếp cận mới. Nhiều nhà quản trị vẫn tự tin về năng lực và kinh nghiệm để đưa ra mọi quyết định mà khơng cần tham khảo ý kiến bất kỳ ai trong tổ chức. Cách suy nghĩ này hiện nay cĩ thể khơng cịn phù hợp. Để đối mặt và giải quyết các vấn đề mới một cách hiệu quả, thay vì tự ra quyết định một
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 103 mình, nhà quản trị cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định, cần khuyến khích sự đa dạng trong cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề của các các nhân viên, chấp nhận sự khác biệt giữa các ý kiến, các quan điểm. Do đĩ, lãnh đạo trong tổ chức hiện nay thay vì 95% chỉ đạo sẽ chuyển thành 5% chỉ đạo và 95% dành cho trao đổi thơng tin với nhân viên. Những ý tưởng tốt chỉ xuất hiện trong những buổi thảo luận tự do mà ở đĩ các thành viên cĩ cơ hội được trao đổi, chia sẻ quan điểm, tích hợp những kinh nghiệm họ cĩ được và đưa ra những viễn cảnh khác nhau (Pistrui và Dimov, HBR 2018). Do đĩ, để tiếp tục giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai và cĩ thể tận dụng tốt cơ hội, các nhà quản trị cần thay đổi cách tiếp cận và thay đổi hành vi để quản trị cĩ hiệu quả hơn và phù hợp hơn trong bối cảnh mới hiện nay. Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng cĩ thể giúp nâng cao trình độ cơng nghệ trong nước. Nguồn nhân lực trong nước cần được quan tâm cả về sức khỏe và giáo dục. Về thể lực, khuyến khích lập gia đình và sinh con trước 35 tuổi là chủ trương đúng đắn cần được thực thi. Bên cạnh đĩ, ngồi việc tiếp tục nâng cấp hệ thống y tế cộng đồng (y tế dự phịng), hệ thống các khu thể thao cần được quy hoạch phù hợp với sự phát triển dân số. Đào tạo giáo dục về dinh dưỡng cho các gia đình cần được làm cĩ bài bản hơn nhằm giúp cải thiện chất lượng sức khoẻ của thế hệ trẻ. Về trí tuệ, mặc dù Bộ Giáo dục đã cĩ nhiều nỗ lực, cải cách giáo dục vẫn luơn là cần thiết. Xét về sự phát triển của nhân loại, hệ thống chương trình của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã được giảng dạy từ cách đây rất lâu. Xu hướng phát triển cơng nghệ hình thành nền kinh tế vận hành khác trước. Do vậy, cải cách giáo dục hiện nay ở Việt Nam vẫn rất cần thiết. Quá trình cải cách trước hết cần tập trung tại các trường đại học, hướng các trường tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo lộ trình. Sản phẩm đào tạo của các trường là đầu vào cho các doanh nghiệp, do đĩ, kết hợp chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp là cần thiết nhằm liên kết thị trường đào tạo với thị trường lao động. Song song với đĩ, các trường phổ thơng cần chú trọng định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh. Trang bị cho học sinh cách thức đánh giá các trường đại học phù hợp với sở thích, điểm mạnh của bản thân. Việc lựa chọn đúng hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên cùng đào tạo khả năng lập nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 5. KẾT LUẬN Tổng quan nghiên cứu chỉ ra FDI tác động tích cực đối với đổi mới tại nước tiếp nhận là cĩ điều kiện như trình độ khoa học và cơng nghệ tại nước tiếp nhận, chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù số lượng bằng sáng chế tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh cùng với sự gia tăng của FDI trong giai đoạn dài, ảnh hưởng của FDI lên đổi mới cơng nghệ tại Việt Nam cịn khiêm tốn do giới hạn về trình độ cơng nghệ nội địa cũng như nguồn nhân lực. Hàm ý của nghiên cứu nhấn mạnh song song với việc thu hút FDI cĩ hàm lượng cơng nghệ cao như định hướng của Chính phủ thì cần tập trung nâng cao trình độ cơng nghệ quốc gia cũng như chất lượng nguồn nhân lực cả trong ngắn và dài hạn.
  10. 104 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TỒN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aitken B., Harrison A., (1999). Do domestic firms benefit from direct foreign investment? Evidence from Venezuela. American Economic Review. Vol 89(3), pp.605-618 2. Altenburg, T. (2000). Linkages and spillovers between transnational corporations and small and medium-sized enterprises in developing countries – opportunities and policies, in UNCTAD (ed), TNC-SME Linkages for development; issues-experiences-best practices, Newyork: United Nations 3. Ang, J. & Madsen, J. (2013). International R&D Spillovers and Productivity Trends in the Asian Miracle Economics, truy cập tại [ ] 4. Arellano, M. & Bond, S.R (1991). Some tests of specification for panel data: Montel Carlo evidence and an application to employment equations, Review of Economic Studies, Vol. 58, pp. 277-97 5. Blomstrưm M., & Kokko A., (1998). Multinational corporations and spillovers. Journal of Economic Surveys. Vol.12(3), pp.247–277 6. Blomstrom, M. & Kokko, A. (2002). FDI and human capital: A research agenda. Technical Papers OECD Development Centre no. 195, available from 7. Blundell, R. & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of Econometrics. Vol.87, pp. 115-43 8. Bottazzi, L. & Peri, G. (2003). Innovation and spillovers in regions: evidence from European patent data. European Economic Review. Vo. 47, pp.687–710. doi:10.1016/S0014-2921(02)00307-0 9. Branstetter, L. G. (2001). Are knowledge spillovers international or intranational in scope? Microeconometric evidence from the US and Japan. Journal of International Economics.Vol. 53, pp. 53-79. 10. Chen, Y. (2007). Impact of direct foreign investment on regional innovation capability: A case of China. Journal of Data Science. Vol. 5, pp. 577-596. 11. Cheung, K.Y. & Lin, P. (2004). Spillover effects of FDI on innovation in China: Evidence from provincial data. China Economic Review. Vol. 15, no. 1, pp. 25-44. 12. Cohen, W.M. & Levinthal, D.A. (1990). Absorptive capacity: A new perspective on learning and innovation. Administrative Science Quarterly. Vol. 35, pp. 128-152. 13. Djankov, Simeon, and Bernard Hoekman. (2000). Foreign Investment and Productivity Growth in Czech Enterprises. World Bank Economic Review. Vol 14(1) pp.49–64. 14. Driffield, N. (1999). Determinants of entry and exit in the foreign owned sector of UK manufacturing, Applied Economics Letters. Vol. 6, pp. 153-156. 15. Driffield, N. (2004). Regional policy and spillovers from FDI in the UK. Annals of Regional Science, Vol. 38, pp.579-594 16. Findlay, R. (1978). Relative backwardness, direct foreign investment, and the transfer of technology: a simple dynamic model. The Quarterly Journal of Economics. Vol. 92(1), pp. 1-16. 17. Fosfuri, A., Motta, M., & Ronde, T. (2001). Foreign direct investment and spillovers through workers’ mobility. Journal of International Economics. Vol 53(1), pp. 205–222. 18. Glass, A. J., & Saggi, K. (1998). International technology transfer and the technology gap. Journal of Development Economics. Vol 55(2), pp.369-398 19. Gorg, H., & Greenway, D. , (2004). Much Ado about Nothing? Do Domestic Firms Really Benefit from Foreign Direct Investment? accessed at www.researchgate.net/publication/220019789 20. Gưrg, H., & Strobl, E. (2001). Multinational companies and productivity spillovers: A meta-analysis. The Economic Journal. Vol.111(475), pp.723–739.
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 105 21. Gorodbichenko, Y., Svejnar, J., & Terell, K. (2019). Do foreign investment and trade spur innovation? European Economic Review, 121, 22. Hansen, B.E. (1999). Threshold effects in non dynamic panels: estimation, testing and inference, Journal of Econometrics. vol. 93, pp. 345-368. 23. Haskell, J., S. Pereira, and M. Slaughter. (2007). Does inward foreign investment boost the productivity of domestic firms?, Review of Economics and Statistics, 89:3, pp.482–496 24. Hayter, R. & Han, S. (1998). Reflections on China’s open policy towards direct foreign investment. Regional Studies. Vol. 32, pp. 1-16. 25. Keller, W. & Yeaple, S.R. (2009). Multinational enterprises, international trade, and Productivity Growth: Firm-Level Evidence from the United States. Review of Economics and Statistics, 91, 821-831. http:// dx.doi.org/10.1162/rest.91.4.821 26. Khachoo, Qayoom., Sharma, Ruchi., & Dhanora, Madan., Does proximity to the frontier facilitate FDI-spawned spillovers on innovation and productivity?. Journal of Economics and Business. org/10.1016/j.jeconbus.2018.03.002 27. Kokko, A. (1996). Productivity spillovers from competition between local firms and foreign affiliates. Journal of International Development. Vol. 8, pp. 517-530. 28. Konings, J. (2001). The effects of foreign direct investment on domestic firms: Evidence from firm-level panel data in emerging economies. Economics of Transition, 9(3), pp. 619–633. 29. Loukil K., (2016). Foreign Direct Investment and Technological Innovation in Developing Countries. Oradea Journal of Business and Economics. Vol.1(2) 30. Monastiriotis, V. & Alegria, R. (2011). Origin of FDI and Intra -Industry Domestic productivity growth: Firm level evidence from the United States, Review of Economics and Statistics, vol. 91, pp. 821-831. 31. Moran, T. (2001). Parental Supervision: The New Paradigm for Foreign Direct Investment and Development, Washington, DC: Institute for International Economics 32. Nguyen, PC., Schinckus, C. & Su, T. (2016). Do economic openess and institutional quality influence patents? Evidence from GMM systems estimates. International Economics, inteco.2018.10.002 33. Romer, P.M. (1990). Endogenous technological change. Journal of Political Economy. Vol. 98, pp.71-102. 34. Sinani, E. & Meyer, K. (2004). Spillovers of technology transfer from FDI: The Case of Estonia. Journal of Comparative Economics, Vol. 32 (3), pp.445-446 35. Sjoholm, F. (1999). Productivity growth in Indonesia: the role of regional characteristics and direct foreign investment, Economic Development and Cultural Change, vol. 47, no. 3, pp.559-584. 36. Tebaldi, E. & Elmslie, B. (2013). Doese instutional quality impact innovation? Evidence from cross patent grant data. Applied Economics. Vol.45(7), pp.887-900 37. UNCTAD (20019). Training manual on statistics for FDI and the operations of TNCs. Volume 1, Geneva 38. UNCTAD (2020). Available on: 39. Vahter, P. (2010). Does FDI spur innovation, productivity and knowledge sourcing by incumbent firms? Evidence from manufacturing industry in Estonia. William Davidson Institute Working Papers Series wp986, William Davidson Institute at the University of Michigan. 40. Wang, D., Gu, F., Tse, D. & Yim, C. (2013). When does FDI matter? The roles of local and ethnic origins of FDI. International Business Review. Vol.22, pp.450-465
  12. 106 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TỒN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 41. Xu, B. (2000). Multinational Enterprises, Technology Diffusion, and Host Country, Journal of Development Economics. Vol. 62, pp.477-493. 42. Yokota, K. & Tomohara, A. (2010). Modeling FDI- Induced Technology Spillovers, International Trade Journal. Vol. 24(1), pp.5-34. 43. UNCTAD, 2021, Global foreign direct investment fell by 42% in 2020, outlook remains weak, accessed at weak