Xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng - Thực trạng và một số giải pháp

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 1830
Bạn đang xem tài liệu "Xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng - Thực trạng và một số giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxuat_nhap_khau_nong_san_sang_trung_quoc_qua_tinh_cao_bang_th.pdf

Nội dung text: Xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng - Thực trạng và một số giải pháp

  1. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC QUA TỈNH CAO BẰNG - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 农产品经高平省销向中国市场的现状与解决方案 PGS,TS Đỗ Thị Ngọc Trường Đại học Thương mại 商业大学博士.副教授 杜氏玉 Tóm tắt Thực chất của thương mại qua biên giới là gì? Phát triển nó ra sao? Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu, chính sách thuế, hạn ngạch ra sao? Cần có giải pháp nào thúc đẩy hoạt động biên mậu Việt Nam - Trung Quốc? Cho đến nay các vấn đề trên chỉ mới được đề cập đến theo từng khía cạnh trên các bài báo đơn lẻ mang tính chất phản ánh hiện tượng, vì vậy, để có một cách nhìn tương đối hệ thống, đánh giá toàn diện và đầy đủ hơn về mảng hoạt động quan trọng này trong quan hệ hai nước, bài viết tập trung vào việc đánh giá thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nông sản của nước ta sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua địa bàn Tỉnh Cao Bằng thời gian tới. Từ khóa: Nông sản, hàng hóa, Xuất nhập khẩu (XNK); cửa khẩu, mặt hàng, kim ngạch XNK 摘要 跨境贸易本质如何?如何开发其?出入口政策、税务政策、配额如何?需要什 么措施来促进越南中国边贸活动?至今以上的问题只是单纯是在一些报纸上带有反映 现象性的文章。因此为了给两国关系之间这么重要的活动一个全面齐全的看法与评 价,本文集中将越南农产品经高平省销向中国市场的现状与潜能进行分析,同时提出 未来该活动的一些功能政策。 关键词:农产,产品,出入口,口岸,货物,出入口金额 1. Đặt vấn đề Thương mại quốc tế qua biên giới phía Bắc là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hệ thống ngoại thương nước ta. Từ cuối năm 1988, sau khi có Thông báo số 118- TB/TW ngày 19/11/1988 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép dân cư hai bên biên giới được qua lại thăm thân và trao đổi hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt thì buôn bán qua biên giới trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng. Những năm sau đó, buôn bán qua biên giới mỗi năm một phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hàng hóa thông thương qua biên giới Việt - Trung ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế nước ta. Hiện nay thật khó tưởng tượng nhịp sống của nhân dân ta, nhịp sản xuất của các cơ sở sản xuất của chúng 743
  2. ta mà thiếu hoạt động kinh tế của thị trường phía Bắc nói chung và các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc nói riêng. Phía Trung Quốc, thương mại quốc tế vùng biên giới với các nước láng giềng cũng được coi là một bộ phận quan trọng nằm trong chính sách mở cửa từ cuối những năm 1970. Đối với biên giới Việt - Trung, từ đầu những năm 1980, Chính phủ TrungQuốc trung ương cũng như địa phương đã có những bước chuẩn bị để buôn bán với Việt Nam. Họ đã củng cố cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà kho và xây dựng các ngânhàng biên giới. Hệ thống chỉ đạo gồm ba cấp từ trên xuống: Ban Việt Nam, Ban Biên mậu và Văn phòng Cửa khẩu. Một số thị trấn quan trọng như Đông Hưng, BằngTường được xây dựng thành các trung tâm thương mại sản xuất để làm các đầu mối buôn bán qua biên giới với Việt Nam. Hệ thống này được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ bằng luật pháp đến mức hầu như mọi quy định lớn nhỏ đều được thực hiện. Đứng trước một đối tượng có tiềm lực kinh tế lớn và tuy trình độ kỹ thuật sản xuất không hơn ta nhiều nhưng được quản lý chặt chẽ, thương mại quốc tế vùng biên phía Bắc nói chung và các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc nói riêng hiện đang hàm chứa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Là một trong những lĩnh vực thành công trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, hợp tác kinh tế thương mại thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại hàng đầucủa Việt Nam. Phát huy lợi thế có chung đường biên giới, trong những năm qua, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và 2 tỉnh biên giới Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây đã chủ động hợp tác phát triển kinh tế. Nghiên cứu về thương mại qua biên giới nói chung và hoạt động buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Thị Kim Dung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ 1999): ''Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chếchính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam''. Tác giả khẳng định rằng, giao lưu kinh tế qua biên giới là sự thể hiện xu thế hội nhập kinh tế giữa các nước gần nhau về vị trí địa lý, thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng. Đồng thời tác giả cho rằng, hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu cũng là một yếu tố cấu thành của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc phát triển giao lưu đó mang lại lợi ích kinh tế đáng kể thông qua đẩy mạnh các hoạt động thương mại qua biên giới đồng thời cũng để thực hiện chủ trương cải cách kinh tế của Đảng là khẳng định nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại; đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại; khai thác có hiệu quả lợi thế trong phân công lao động quốc tế. Đề tài khoa học cấp Bộ: "Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005", do tác giả Phạm Thị Cải làm chủ nhiệm cho thấy: Phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới trên bộ là chủ trương của cả Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam. Chủ trương mở cửa thị trường khu vực biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc của các Chính phủ đã được không chỉ các tỉnh có chung biên giới Việt - Trung mà cả các tỉnh khác của hai nước rất quan tâm. Thực hiện định hướng phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa biên giới, phát triển thị trường khu vực biên giới trên bộ giữa hai nước của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ 744
  3. Trung Quốc, các doanh nghiệp của cả hai nước đang từng bước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trên bộ với mục tiêu phát triển kinh tế thương mại của các địa phương có biên giới, đồng thời phát triển kinh tế thương mại của các tỉnh khác trong cả nước Việt Nam và Trung Quốc cũng như đẩy mạnh thương mại hàng hóa để phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Tác giả Nguyễn Đăng Ninh trong ''Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động xuấtnhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc'', NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, khẳng định, cùng với quá trình cải cách và mở cửa, trên cơ sở nhận thức vai trò của hoạt động kinh tế biên mậu mà trọng tâm là việc thúc đẩy giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu trên bộ, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách có liên quan để hỗ trợ cho quá trình này. Các chính sách thúc đẩy biên mậu đã có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới; trong đó các khu kinh tế cửa khẩu có vai trò nổi bật đối với việc thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; do đó đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của các khu vực này. "Đề án phát triển biên mậu Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2006 - 2010" của Bộ Công Thương nhận định: Trung Quốc là một nước đang phát triển có dân số lớn nhất thế giới, kinh tế phát triển vào loại nhanh nhất thế giới. Ngay từ những ngày đầu cảicách mở cửa, Trung Quốc đã có một chiến lược khá toàn diện trong việc phát triển biên mậu, cho đến ngày nay đang tham gia sâu vào thể chế kinh tế thế giới nhưng về cơ bản vẫn duy trì những chính sách đó. Các chính sách biên mậu của Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại, và là một động lực thúc đẩy kinh tế vùng biên giới, miền núi phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời Trung Quốc luôn nắm thế chủ động trong biên mậu với các nước có chung biên giới. Đối với Việt Nam, mặc dù Nhà nước ta vẫn có những văn bản điều chỉnh chính sách về biên mậu, nhưng nhìn chung do chưa có một cơ quan chuyên trách về biên mậu nên những chính sách về biên mậu thường không đồng bộ. Mặt khác, việc Việt Nam chưa có một chiến lược biên mậu lâu dài với Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng quan hệ biên mậu luôn bị động, không có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc để có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh và hạn chế rủi ro. Tóm lại, qua đánh giá sơ bộ tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh trong quan hệ thương mại Việt - Trung. Những công trình nghiên cứu tình hình và triển vọng xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng hiện nay khá nhiều, chủ yếu là các bài viết, các tọa đảm về tiềm năng và việc xúc tiến xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng để phát huy thế mạnh kinh tế của tỉnh. 3. Phương pháp nghiên cứu và những cơ sở pháp lý Việc thu thập dữ liệu của bài viết chủ yếu từ nguồn dữ liệu thứ cấp, bao gồm: các báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng qua các năm từ 2010 đến năm 2014; dữ liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2014; Báo cáo hoạt động thị trường của Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển tới năm 2025; các thông tin của các cơ quan chuyên môn như VCCI, Vinatrade, Cục Xúc tiến thương mại - bộ Công thương. Bên cạnh đó, tác giả bài viết phỏng vấn các cán bộ, chuyên viên của Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công thương (1 người); Chuyên viên phụ trách về xuất nhập khẩu và thương mại biên giới của Sở Công thương tỉnh 745
  4. (1 người) để có được những thông tin sơ cấp phục vụ cho việc đưa ra những nhận định về thực trạng xuất nhập khẩu nông sản qua Trung Quốc và đề xuất những hàm ý giải pháp cho bài viết. Việc phân tích dữ liệu chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê đơn giản, có sử dụng các bảng tính excel, sử dụng bảng, biểu để trình bày những kết quả thống kê, làm cơ sở cho việc khái quát, tổng kết, so sánh để đưa ra những kết luận, nhận định khách quan cho bài viết. 4. Thực trạng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng 4.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng Khái quát về điều kiện tự nhiên, địa lý và lợi thế phát triển kinh tế của Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía đông Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², chiếm 2,12% diện tích cả nước. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc.[4] Cao Bằng có 332 km đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, với 03 cửa khẩu chính (Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang), 03 cửa khẩu phụ (Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà), ngoài ra còn có các cặp chợ, điểm thông quan, lối mở biên giới. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã quy hoạch và đang xây dựng 3 khu kinh tế cửa khẩu là Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang; trong đó quy hoạch thị trấn Tà Lùng với mục tiêu xây dựng hình thành một đô thị biên giới hiện đại, văn minh. Hình thành các phân khu chức năng chủ yếu như: khu quản lý nhà nước; khu thương mại quốc tế; khu thương mại nội địa; khu công nghiệp chế biến lắp ráp; khu ở và các trung tâm phục vụ công cộng. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác phát triển kinh tế giữa tỉnh Cao Bằng với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, nhất là trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, hình thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái: tiểu vùng núi đá vôi ở phía Bắc và Đông Bắc chiếm 32%, tiểu vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam chiếm 18%, tiểu vùng núi đất thuộc thượng nguồn sông Hiến chiếm 38%, tiểu vùng bồn địa thành phố Cao Bằng và huyện Hoà An dọc sông Bằng chiếm 12% diện tích tự nhiên của tỉnh. Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất được sử dụng để phát triển cây hàng năm, chủ yếu là cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp còn ít. Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần. Đất có khả năng phát triển lâm nghiệp có khoảng 408.705 ha, chiếm 61,1% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên khoảng 248.148 ha, rừng trồng14.448 ha, còn lại là đất trống, đồi núi trọc. Với phương thức nông lâm kết hợp, căn cứ độ dốc và tầng đất mặt đối với diện tích đất trống đồi núi trọc có thể trồng cây công nghiệp, 746
  5. cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc kết hợp với trồng rừng theo mô hình trang trại. Các loại đất chuyên dùng, đất xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng đô thị và đất xây dựng khác còn nhiều. Tỉnh cần có kế hoạch quản lý, sử dụng các loại đất trên cho hiệu quả, tạo thêm nguồn lực quan trọng để phát triển. Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim Mấy năm gần đây, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng, giao đất giao rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, PAM 5322 và trồng rừng quốc gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ che phủ rừng đạt 40% năm 2000, 45% năm 2002, lập lại thế cân bằng sinh thái. Trữ lượng gỗ, lâm sản tăng lên sẽ có những đóng góp cho nền kinh tế tỉnh trong tương lai. Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, đến cuối năm 1999, trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản. Đáng kể nhất là quặng sắt trữ lượng hàng nghìn triệu tấn, có nhiều công dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng. Số liệu điều tra địa chất hiện có đã cho phép Cao Bằng hoạch định quy hoạch phát triển khai thác và chế biến đối với các khoáng sản nêu trên. Đồng thời cần tiếp tục điều tra thăm dò chi tiết hơn đối với các khoáng sản còn tiềm năng như vàng, đôlômít, thạch anh, antimon, vofram Về lợi thế phát triển kinh tế xuất nhập khẩu, Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc tạo thuận lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Đất nông - lâm nghiệp còn tiềm năng chưa được khai thác, đất vườn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ còn lớn. Đó là các cơ sở và cũng là điều kiện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả. Với những đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điều kiện phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều loại cây, con sinh trưởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng có truyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết xây dựng quê hương Cao Bằng có nhiều tiềm năng về du lịch cả tự nhiên và nhân văn với những di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng như di tích Pắc Bó, Lam Sơn, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử Đông Khê, hầm pháo đài thị xã, thác Bản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen và các cửa khẩu. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều dân tộc với truyền thống văn hoá, lễ hội đa dạng, độc đáo, sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. 4.2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng những năm qua Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã đạt được những kết quả tích cực; các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, đầu tư, quan hệ giao lưu thể thao - văn nghệ - du lịch ngày càng được mở rộng và phát triển. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành liên quan đã giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong hoạt động 747
  6. thương mại biên giới và đang bước thực hiện cải cách thủ tụ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại các cửa khẩu. Công tác xúc tiến thương mại qua biên giới, hợp tác kinh tế đối ngoại, cũng được quan tâm thông qua việc tổ chức các cuộc hội đàm, hội thảo bàn về hợp tác phát triển kinh tế, tăng cường gặp gỡ giao lưu hữu nghị giữa các đoàn địa phương 02 nước. Tỉnh Cao Bằng cũng đã triển khai thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế với các thành phố của Trung Quốc như: thành phố Sùng Tả, Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch; mời các doanh nhân, doanh nghiệp 02 nước tham gia các chương trình hội chợ, lễ hội được luân phiên tổ chức giữa 02 bên. Tổ chức, mời thương nhân tham gia hội chợ thảo dược tại huyện Tịnh Tây, hội chợ quốc tế Trung - Việt tại huyện Long Châu (Quảng Tây - Trung Quốc); hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng, tại thị xã Cao Bằng (Việt Nam). Các hội chợ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp 02 nước tham gia, góp phần tích cực trong việc mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế. Tổ chức cho các đoàn đại biểu kinh tế của tỉnh sang thành phố Sùng Tả - Quảng Tây để giao lưu gặp gỡ, hợp tác phát triển kinh tế; tại các cuộc hội đàm, hội thảo hai bên đã bàn bạc đi sâu về các vấn đề: Hợp tác phát triển công nghiệp, thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, mậu dịch biên giới, cùng nhau tăng cường hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai địa phương. Để đẩy mạnh quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế, thương mại với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tỉnh Cao Bằng đã ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh. Do đó, đã có một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến các khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng đầu tư vào chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản và cả thương mại, dịch vụ. Đến nay một số dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động; nhìn chung hoạt động thương mại biên giới đã bắt đầu có bước khởi sắc; hoạt động hội chợ, quảng bá, xúc tiến thương mại được tăng cường và mở rộng; kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn không ngừng tăng qua các năm. (Bảng 1); [7] Theo báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011- 2015 về hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh: Với lợi thế là một tỉnh biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu đang được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh các năm gần đây tăng bình quân 27%/năm; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông lâm sản; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hoa quả tươi, phân bón, hàng công nghiệp tiêu dùng. Năm 2011 đạt 348,771 triệu USD, năm 2015 ước đạt 654 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 30,9%/năm. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu tăng 18,7%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 32,7%/năm.[4] 748
  7. Chủ đề 3 Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Cao Bằng từ 2010-2014 Đơn vị tính: USD Trao đổi STT Cửa khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Tạm nhập Tái xuất Kho ngoại quan cư dân Tổng biên giới I Năm 2010 121.591.532,90 81.271.403,40 8.278,00 1.335.393,10 0,00 28.988,90 204.235.596,30 1 Cửa khẩu quốc tế 0,00 2 Cửa khẩu chính 105.350.707,90 74.883.491,90 8.278,00 1.335.393,10 28.988,90 181.606.859,80 3 Cửa khẩu phụ 15.871.764,90 3.633.616,60 19.505.381,50 4 Lối mở 369.060,10 2.754.294,90 3.123.355,00 II Năm 2011 221.314.698,50 127.457.083,70 7.900.374,30 6.918.268,60 0,00 107.977,30 363.698.402,40 749 1 Cửa khẩu quốc tế 0,00 2 Cửa khẩu chính 200.155.662,70 125.889.700,00 7.900.374,30 6.918.268,60 107.977,30 340.971.982,90 3 Cửa khẩu phụ 17.428.528,30 1.424.392,70 18.852.921,00 4 Lối mở 3.730.507,50 142.991,00 3.873.498,50 III Năm 2012 200.648.028,00 47.452.432,00 0,00 0,00 0,00 0,00 248.100.460,00 1 Tà Lùng 182.582.303,00 22.029.132,00 204.611.435,00 2 Trà Lĩnh 2.098.220,00 19.822.584,00 21.920.804,00 3 Sóc Giang 851.193,00 368.921,00 1.220.114,00 4 Lý Vạn 8.606.831,00 0,00 8.606.831,00 5 Pò Peo 2.855.430,00 5.194.296,00 8.049.726,00 6 Bí Hà 2.113.533,00 0,00 2.113.533,00 7 Nà Lạn 1.540.518,00 37.499,00 1.578.017,00
  8. Chủ đề 3 Trao đổi STT Cửa khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Tạm nhập Tái xuất Kho ngoại quan cư dân Tổng biên giới IV Năm 2013 140.950.453,00 76.983.357,00 256.946.855,00 2.248.139,00 32.737.754,00 0,00 509.866.558,00 1 Tà Lùng 92.699.390,00 59.489.336,00 247.536.415,00 1.315.527,00 32.737.754,00 433.778.422,00 2 Trà Lĩnh 3.877.400,00 15.015.543,00 9.410.440,00 932.612,00 29.235.995,00 3 Sóc Giang 0,00 64.139,00 64.139,00 4 Lý Vạn 1.044.032,00 0,00 1.044.032,00 5 Pò Peo 2.208.009,00 2.335.010,00 4.543.019,00 6 Bí Hà 855.803,00 0,00 855.803,00 7 Nà Lạn 40.265.819,00 79.329,00 40.345.148,00 750 V Năm 2014 52.571.325,00 75.480.216,00 113.058.055,00 6.618.158,00 177.469.408,00 0,00 425.197.162,00 1 Tà Lùng 43.767.439,00 34.115.558,00 66.948.947,00 6.588.271,00 177.469.408,00 328.889.623,00 2 Trà Lĩnh 397.553,00 22.081.327,00 46.109.108,00 29.887,00 68.617.875,00 3 Sóc Giang 79.200,00 12.451,00 91.651,00 4 Lý Vạn 138.379,00 14.990.447,00 15.128.826,00 5 Pò Peo 197.500,00 2.709.557,00 2.907.057,00 6 Bí Hà 1.378.728,00 1.570.876,00 2.949.604,00 7 Nà Lạn 6.612.526,00 0,00 6.612.526,00 TỔNG (I-V) 737,076,037.40 408.644.492,10 377.913.562,30 17.119.958,70 210.207.162,00 136.966,20 1.751.098.178,70 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng [5]
  9. Theo báo cáo hoạt động XNK và thương mại biên giới của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh Cao Bằng với Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2015 là 46.528.746 USD. Thứ nhất, trong giai đoạn 2006 đến 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng phát triển ngày càng mạnh từng năm, thậm chí có những năm tăng lên đột biến. Kim ngạch XNK năm 2010 tăng gấp 5 lần so với năm 2006 (40 triệu USD năm 2006 và 200 triệu USD năm 2010).[3] Đến năm 2011, con số này tăng đột biến và gấp 1,72 lần số cùng kỳ năm 2010, tăng 209% so với kế hoạch. Thứ hai, hàng hóa XNK chủ yếu được thông thương qua hai cửa khẩu chính là Tà Lùng và Trà Lĩnh (chiếm 88%) kim ngạch XNK của cả tỉnh. Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở, chủ yếu kim ngạch XNK do phát sinh các mặt hàng được thực hiện theo Quyết định của tỉnh và của Bộ Công Thương như than cốc, than mỡ, phân bón các loại Thứ ba, tỷ lệ hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh so với các hàng hóa xuất qua địa bàn tỉnh còn thấp. Có thể thấy tỷ lệ này qua Bảng 2 dưới đây. [3] Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2006 - 2012 Kim ngạch XNK (%) so với kim ngạch XNK Năm (1000USD) qua địa bàn tỉnh 2006 29.368 79,6 2007 26.120 48,3 2008 53.948 39,7 2009 23.516 14,3 2010 15.255 7,6 2011 11.894 3,4 2012 13.540 4,5 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng [3] So sánh số liệu XNK qua địa bàn với số liệu XNK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho thấy giá trị hàng hóa do tỉnh Cao Bằng sản xuất và trực tiếp tham gia XNK qua biên giới Trung Quốc rất nhỏ bé. Nguyên nhân là do Cao Bằng chưa có sản phẩm chủ lực tham gia xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng nông, lâm, thổ sản thô, giá trị thấp. Trong các năm 2008, 2009 Cao Bằng có sản phẩm quặng sắt xuất khẩu đối lưu than mỡ để sản xuất than cốc, nhưng sang các năm 2010, 2011, các mặt hàng này không được phép xuất nữa. Việc nhập khẩu trên địa bàn chủ yếu là các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của tỉnh như phân đạm, vải, hàng điện tử, máy móc, thiết bị Hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản với Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng được thể hiện trong bảng 3 dưới đây: 751
  10. Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2006 - 2015 Đơn vị tính: USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng 2006 0 3.205.869 3.205.869 2007 0 4.072.922 4.072.922 2008 53.264.740 5.561.046 58.825.786 2009 100.956.664 6.712.272 107.668.936 2010 91.625.549 5.922.914 97.548.463 2011 141.974.810 2.863.941 144.838.751 2012 120.282.274 5.564.900 125.847.174 2013 90.665.898 0 90.665.898 2014 47.538.746 0 47.538.746 11 tháng đầu 46.528.746 0 46.528.746 năm 2015 Tổng cộng 644.899.427 33.903.864 726.741.291 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng [5] Theo bảng dữ liệu trên, các mặt hàng nông sản được xuất, nhập khẩu qua tỉnh Cao Bằng ngày càng được đa dạng, phong phú hơn. Năm 2006, còn chủ yếu là nhập các mặt hàng như đỗ xanh (1.527.314) và đỗ tương (1.678.555); năm 2007 nhập các mặt hàng gồm: thuốc lá (903.231); hoa quả (71.001); đỗ xanh (1.571.637); đỗ tương (1.527.054); năm 2008, mặt hàng xuất duy nhất là hạt điều, một số mặt hàng nhập khẩu là thuốc lá, bột mì, đỗ xanh, đỗ tương; năm 2009 mặt hàng xuất duy nhất là hạt điều, một số mặt hàng nông sản được nhập như thuốc lá (6.096.357), đỗ tương (615.915); năm 2010 mặt hàng xuất gồm các loại hạt điều (88.111.548); gạo (2.013.059); dầu mỡ (1.500.942); nhập thuốc lá); năm 2011 đã đa dạng hóa các sản phẩm xuất như các loại nông sản như đường, hạt điều, dầu mỡ động thực vật, lông vịt, các loại thuốc lá, đỗ xanh, đỗ tương, hạt hướng dương; năm 2012, xuất tập trung vào các loại hạt điều, mía cây, gạo, lông vịt, riêng gạo đã tới 9.107.157 USD; và nhập chủ yếu là thuốc lá; năm 2013, xuất khẩu tập trung vào các loại nông sản như hạt điều, gạo, lông vịt, mía cây, nhập máy móc, thiết bị; năm 2014 chủ yếu tập trung xuất các loại hạt điều, gạo; và trong 11 tháng đầu năm 2015 các loại hàng xuất chủ yếu là hạt điều, chiếm tỷ trọng lớn (36.541.230 USD), mía cây, gạo, tôm, hạt tiêu, nấm hương, hoa quả tươi, quả khô các loại Tuy nhiên, nhìn vào số liệu cũng thấy, số lượng mặt hàng xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc lại chính là các sản phẩm được sản xuất tại chỗ, ít có các sản phẩm nông sản từ các tỉnh khác trong nước được xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với nhập khẩu thay đổi không ổn định. Nếu giai đoạn 2006-2007, nhập khẩu có tỷ lệ khá cao thì cuối giai đoạn 2010-2011, xuất khẩu đã vượt trội so với nhập khẩu. Đặc biệt vào năm 2010, khi Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp XNK qua các cửa khẩu phụ, lối mở đã làm ảnh hưởng tới cơ cấu hàng XNK qua các cửa khẩu chính của tỉnh. 752
  11. Một số nhận xét, đánh giá về thực trạng xuất nhập khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Cao Bẳng  Những kết quả đạt được Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tổng kết từ các dữ liệu thống kê có thể thấy, tình hình XNK nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu Cao Bằng đã đạt được những kết quả quan trọng sau đây: - Nhìn chung, hoạt động XNK, trong đó có XNK nông sản của tỉnh đã phát triển theo hướng phù hợp, bước đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cửa khẩu biên giới. - Mặt hàng xuất khẩu nông sản đã dần được đa dạng, nhất là từ năm 2020 trở lại đây. Như đã trình bày trong bảng 3, nếu năm 2006, 2007 không có nông sản nào được xuất sang Trung Quốc qua biên giới tỉnh Cao Bằng, năm 2008, 2009 hàng xuất đi hầu như chỉ có hạt điều, đến năm 2011 đã đa dạng hóa các sản phẩm xuất như đường, hạt điều, dầu mỡ động thực vật, lông vịt, xuất các loại thuốc lá, đỗ xanh, đỗ tương, hạt hướng dương; năm 2012, xuất tập trung vào các loại hạt điều, mía cây, gạo, lông vịt, riêng gạo đã tới 9.107.157 USD; và nhập chủ yếu là thuốc lá; năm 2013, xuất khẩu tập trung vào các loại nông sản như hạt điều, gạo, lông vịt, mía cây, nhập máy móc thiết bị; năm 2014 chủ yếu tập trung xuất các loại hạt điều, gạo; và trong 11 tháng đầu năm 2015 các loại hàng xuất chủ yếu là hạt điều, chiếm tỷ trọng lớn (36.541.230 USD), mía cây, gạo, tôm, hạt tiêu, nấm hương, hoa quả tươi, quả khô các loại - Công tác quản lý và giám sát hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan (đăng ký mở tờ khai tại các Cục Hải quan khác chuyển tới) đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, cụ thể: Tổng số tờ khai 10.926 bộ (giảm 27% so với năm 2013); tổng trọng lượng 453,31 nghìn tấn hàng hóa (giảm 36% so với năm 2013); tổng trị giá đạt 760,94 triệu USD (giảm 44% so với năm 2013).[4] - Cơ sở hạ tầng phục vụ XNK tại các cửa khẩu đã từng bước được đầu tư xây dựng nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia XNK qua tỉnh Cao Bằng sang Trung Quốc. Sở dĩ có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do: - Những chính sách phát triển KTXH miền núi, chính sách thương mại biên giới của Chính phủ và các bộ, ngành đang phát huy tác dụng, sự tích cực, chủ động trong đàm phán, xúc tiến thương mại của tỉnh với nước bạn đồng thời có sự nỗ lực, linh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. - Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục đạt được bước tiến quan trọng, đặc biệt tăng cường thúc đẩy được mối quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế - thương mại giữa Cao Bằng (Việt Nam) với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Để phát triển quan hệ hợp tác song phương, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, hội đàm, hội thảo, bàn bạc ký kết về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động giao lưu phong phú thiết thực, góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai địa phương Cao Bằng (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc). - Hàng năm đã tổ chức nhiều Hội chợ Thương mại tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao lưu gặp gỡ, liên doanh liên kết, tìm kiếm mở rộng thị trường, để Cao Bằng có điều kiện hoà nhập với thị trường khu vực và quốc tế. 753
  12. - Mạng bưu chính viễn thông tiếp tục được nâng cấp mở rộng; phủ sóng điện thoại di động tới 13/13 huyện, thành phố và các vùng lõm của tỉnh; cáp quang hoá 100% các tuyến truyền dẫn nội tỉnh. - Dịch vụ vận tải khá phát triển, có nhiều thành phần kinh tế tham gia đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, năng lực vận tải hàng hoá còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, bến, bãi, nhà kho còn thiếu, nhất là các bến xe khách trên địa bàn. - Các dịch vụ như: Ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, khoa học công nghệ, nhà hàng, khách sạn, ăn uống, cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.  Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động XNK nói chung, XNK nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Cao Bằng vẫn còn một số hạn chế, tồn tại sau: Một là, kim ngạch XNK chưa ổn định, có sự biến động chưa phù hợp giữa các năm, chưa tạo được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ổn định với khối lượng lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, trong đó phải kể đến sự bị động, lúng túng trong việc ứng phó của các tổ chức XNK Việt Nam với sự thay đổi chính sách của Trung Quốc. Đặc biệt từ năm 2010, khi phía Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp siết chặt việc XNK hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở. Hai là, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu từ các địa phương tham gia buôn bán và đầu tư tại các cửa khẩu của tỉnh. Tổng số doanh nghiệp hoạt động tham gia xuất nhập khẩu năm 2014 có 143 doanh nghiệp (giảm 73 doanh nghiệp so năm 2013). Sở dĩ như vậy là vì các cơ sở và điều kiện về hoạt động thương mại biên giới chưa được đầu tư khai thác xứng với tiềm năng. Hoạt động thương mại biên giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tuy phát triển nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giá trị còn nhỏ bé, không ổn định, nguồn hàng xuất khẩu địa phương chưa nhiều. Môi trường kinh doanh tại các cửa khẩu chưa thuận lợi, do xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước hệ thống giao thông vẫn còn yếu kém, việc vận chuyển hàng hoá chỉ duy nhất là vận tải bằng đường bộ, chi phí vận chuyển cao. Hoạt động kinh tế đối ngoại, sự hợp tác đầu tư phát triển thương mại với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Ba là, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu tuy đã được chú trọng đầu tư, nhưng chưa đồng bộ và kịp thời đáp ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương. Tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh còn chậm, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. Bốn là, chưa xây dựng được mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cơ cấu các mặt hàng XNK còn nhỏ bé về số lượng, chưa đa dạng về chủng loại. Các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ yếu vấn là nhân hạt điều đã qua chế biến, cao su các loại, lông vịt, mía cây nguyên liệu và một số mặt hàng trao đổi của cư dân biên giới và một số mặt hàng thuộc loại hình tạm nhập, tái xuất. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nông sản, hoa quả tươi, máy móc thiết bị, hàng tạp hóa, vải các loại, phân đạm, than cốc Dự báo trong những năm tới, đây vẫn là những mặt hàng XNK chủ yếu. Nếu so với yêu cầu của QH 2006, sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng XNK theo hướng tạo một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực và thị trường xuất khẩu ổn định, có khả năng 754
  13. thâm nhập vào một số thị trường mới hạn chế nhập các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường thì trong những năm qua hoạt động này tại các cửa khẩu biên giới của tỉnh Cao Bằng chưa có sự chuyển biến đáng kể. Hầu như quy mô và chủng loại hàng hóa XNK trong đó có hàng nông sản trên địa bàn vẫn phụ thuộc vào thị trường và tự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc là chủ yếu. 5. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng 5.1. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh Cao Bằng Theo Quyết định 512/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, mục tiêu tổng quát về phát triển XNK và hoạt động kinh tế của tỉnh là: Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao hơn bình quân thời kỳ 5 năm trước (2011-2015) trên cơ sở khai thác phát huy tốt lợi thế, tiềm năng, nội lực kết hợp với sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài; chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo ra bước phát triển mới của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt so với hiện nay. Đẩy mạnh và khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Tăng cường đầu tư, tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ và hoạt động XNK của tỉnh là: Tăng cường các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tích cực khai thác nguồn hàng xuất khẩu, hình thành những mặt hàng chủ lực dựa trên tiềm năng thế mạnh sẵn có của địa phương. Đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giao lưu kinh tế, thương mại. Tăng cường mối quan hệ trao đổi hàng hoá với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 hơn 9%/năm. 5.2. Một số giải pháp chủ yếu Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung Quốc đang đứng trước triển vọng tốt đẹp. Cả hai nước đều là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, quan hệ thương mại Việt - Trung nói riêng, quan hệ trao đổi thương mại biên giới Cao Bằng - Quảng Tây nói riêng chắc chắn sẽ ngày càng thuận lợi, đây là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa hai địa phương tiếp tục phát triển phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy hoạt động XNK nói chung, hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng cần được thực hiện như sau: Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư, kinh 755
  14. doanh thương mại., đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao giá trị xuất nhập khẩu nhất là các mặt hàng xuất khẩu địa phương, khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân đầu tư, kinh doanh buôn bán qua các cửa khẩu biên giới. Tăng cường công tác nắm bắt thông tin thị trường, hàng hoá, thương nhân tình hình hoạt động kinh tế biên giới trong đó có hệ thống kho hàng để cất trữ bảo quản hàng hoá tại cửa khẩu nhằm chủ động đối phó với sự biến động tại thị trường Trung Quốc. Trang bị thêm các phương tiện phục vụ bốc xếp hàng hoá tại các bến bãi giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu và quy định về quản lý nhân lực bốc xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp tục chủ động phối hợp với phía Trung Quốc để cùng xử lý kịp thời và cụ thể các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại biên giới. Đàm phán với phía Trung Quốc kéo dài thời gian mở các cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động buôn bán biên mậu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, hợp tác kinh tế với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Định kỳ hàng năm tổ chức cuộc gặp cấp lãnh đạo hai bên, để trao đổi phương hướng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương maị biên giới; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, trở ngại đối với hoạt động buôn bán song phương; tăng cường công tác XTTM, luân phiên tổ chức các cuộc hội chợ, hội thảo về hợp tác phát triển thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên giao thương, có thêm thông tin về thị trường, phát triển quan hệ buôn bán, tìm kiếm đối tác. Tăng cường hoạt động của các ngân hàng tại cửa khẩu hai bên, nhằm tạo các dịch vụ mới với nhiều tiện ích để phục vụ trong thanh toám mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Vịêt - Trung. Tóm lại, để tận dụng cơ hội thuận lợi này, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong thời gian tới Cao Bằng cần phải phát huy cao nội lực, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình hành động đề ra, nỗ lực vươn lên vượt qua mọi thử thách, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương; tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Tập trung đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, nâng cao chất lượng xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt quan hệ kinh tế thương mại với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc thúc đẩy thương mại song phương. Ưu tiên dầu tư xây dựng phát triển hoàn thiện các khu kinh tế cửa khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh tế lâu dài với nhiều hình thức, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương, Báo cáo hoạt động thương mại Biên giới số 11.2015, Trung tâm Thông tin thương mại, tháng 11.2015. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Giới thiệu khái quát về tỉnh Cao Bằng, 2014 3. Báo 24h Online, Hướng mới xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc, ngày 31/10/2011 4. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 756