Tài trợ qua chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

pdf 8 trang Gia Huy 2190
Bạn đang xem tài liệu "Tài trợ qua chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_tro_qua_chuoi_cung_ung_cho_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua.pdf

Nội dung text: Tài trợ qua chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÀI TRỢ QUA CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Phan Đình Anh1, Nguyễn Thị Lan Anh2, Nguyễn Thị Loan3 1Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2,3Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên TÓM TẮT Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tài trợ chuỗi cung ứng là một cách tiếp cận phù hợp giúp tăng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp này. Bài viết này cung cấp một cái nhìn bao quát về tài trợ chuỗi cung ứng bằng cách tổng hợp, phân tích và so sánh các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng trong mối liên hệ với quản trị dòng tài chính chuỗi cung ứng. Từ đó, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị để thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng trong tương lai. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài trợ chuỗi cung ứng, vốn tín dụng. 1. Giới thiệu Không có sự đồng nhất về tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở mỗi quốc gia, nhưng bất kể quy mô của DNNVV hay loại hoạt động mà nó tham gia, hình thái nói chung thể hiện ba đặc điểm chính: nó mang lại một tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với các nền kinh tế quốc gia, nó là một động lực hàng đầu của sự thúc đẩy sáng tạo của một quốc gia, và nó bao gồm những doanh nghiệp với một vấn đề chung: hạn chế về nguồn lực (Sanford Moskowitz, 2017). Tại Việt Nam, DNNVV được xác định bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; ii) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng (Điều 6 - Nghị định 39/2018/NĐ-CP). DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Sự đóng góp của các DNNVV cho nền kinh tế được tập hợp dưới năm chủ đề chính: tạo việc làm; thích ứng nhanh với các tình huống mới với tính năng linh hoạt của nó; khuyến khích tinh thần làm chủ; sự khác biệt hóa sản phẩm thông qua sản xuất đơn lẽ; làm tiểu ngành trong các doanh nghiệp lớn (Erdin và Ozkaya, 2020). Ví dụ, các DNNVV ở Bangladesh đóng góp 50% GDP công nghiệp quốc gia và cung cấp 82% việc làm cho ngành công nghiệp. Ở Ấn Độ, các DNNVV sử dụng gần 40% lực lượng lao động của Ấn Độ và đóng góp 45% vào sản lượng sản xuất của quốc gia này1. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2017, khu vực doanh nghiệp đóng góp bình quân cho ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 12,4%/năm, tương đương trên 60% GDP. Trong đó, DNNVV chiếm đến 98,1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu NSNN và tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao động 2. Trong những thập kỷ gần đây, hạn chế tín dụng đã được xác định là một trong những vấn đề chính kìm hãm sự tăng trưởng và tính bền vững của các DNNVV ở các nước thị trường mới nổi (Galindo và Schiantarelli, 2003). Theo một khảo sát công bố tháng 9/2019 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có 45% hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đã bị từ chối. Tại Việt Nam, số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có đến 70% DNNVVchưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 30% không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 30% doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn này. Những lý do chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của nhiều DNNVV là thiếu tài sản thế chấp, quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thông tin tài chính thiếu minh 1 2 hien-nay-314736.html 229
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 bạch, đặc biệt là thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh khả thi trong khi đây lại là yếu tố tiên quyết để có thể đáp ứng điều kiện để được ngân hàng chấp thuận cho vay. Ngoài ra, sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng khiến các DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng. Trong nhiều năm qua, việc tìm kiếm giải pháp để tăng khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bên hữu quan lẫn các nhà học thuật. Nhiều giải pháp chính sách đã được đưa ra, trong đó việc phát triển các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng được xem là hướng đầy tiềm năng. Theo hướng này, bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp một cái nhìn bao quát về tài trợ chuỗi cung ứng trong mối liên hệ với quản trị dòng tài chính chuỗi cung ứng. Trên cơ sở so sánh và phân tích các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận tài trợ chuỗi cung ứng trong việc tạo nguồn vốn cho các DNNVV và đưa ra các khuyến nghị để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển tài trợ chuỗi cung ứng. 2. Quản trị dòng tài chính trong chuỗi cung ứng Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả doanh nghiệp. Quản trị nguồn vốn hiệu quả là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Các nhà quản trị tài chính đã phát triển các chiến lược cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhưng chủ yếu ở góc độ một doanh nghiệp đơn lẻ. Theo cách tiếp cận truyền thống của quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị vốn lưa động3 (working capital management) hiệu quả cho phép doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng (Singh và Kumar, 2014), từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng giá trị doanh nghiệp. Các học giả thường sử dụng chỉ tiêu Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt4 (Cash-to-Cash (C2C) cycle) để đo lường khoảng thời gian giữa chi tiêu tiền mặt và thu thập tiền mặt của một công ty (Jose và cộng sự, 1996). C2C cycle cho phép đánh giá số ngày trung bình doanh nghiệp cần để chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành tiền mặt từ đó hàm ý rằng một chiến lược quản trị vốn lưa động hiệu quả cho doanh ngiệp sẽ hướng tới việc giảm C2C cycle. Dưới góc nhìn của quản trị tài chính doanh nghiệp, tín dụng nhà cung cấp (trade credit) hay còn gọi tín dụng thương mại là một nguồn vốn rẻ và cần được khai thác tối đa (cố gắng tăng quy mô đơn hàng trả chậm và kéo dài thời gian thanh toán cho các đơn hàng). Tuy nhiên, ở góc độ quan sát của toàn bộ chuỗi cung ứng, chiến lược này làm tăng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của nhà cung cấp và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhà cung cấp. Khi các nhà cung cấp là DNNVV thì chiến lược này còn dẫn đến hiện tượng tối ưu cục bộ5 do nhà cung cấp phải tài trợ cho khoản phải thu với chi phí lãi vay cao hơn so với chi phí lãi vay mà bên mua có thể đạt được. Nói một cách gọn hơn, quản trị vốn lưa động theo cách tiếp cận của quản trị doanh nghiệp truyền thống đã bỏ qua tác động lẫn nhau ở khía cạnh tài chính giữa các thành viên chuỗi cung ứng. Bởi vậy, cách tiếp cận này đi ngược với các nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng6 tự nó hướng đến việc hợp tác và phối hợp của các bên liên quan để tối ưu hóa các dòng hàng hóa, thông tin và tài chính dọc theo toàn bộ chuỗi (Mentzer và cộng sự, 2001). Như vậy, vấn đề quản trị dòng tài chính trong chuỗi cung ứng (financial supply chain management, FSCM) là một khía cạnh quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng. FSCM hướng tới việc tối ưu hóa lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát dòng tiền trong toàn bộ chuỗi cung ứng để tạo điều kiện thực hiện hiệu quả dòng hàng hóa trong chuỗi (Wuttke và cộng sự, 2013). Do đó, FSCM đòi hỏi sự tương tác giữa nhà quản trị tài chính và nhà quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, cũng như sự hợp tác vượt ra ngoài phạm vi của công ty với các đối tác bên ngoài như tổ chức tài chính (ngân hàng), nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Mục tiêu cuối cùng của FSCM là tối ưu hóa vốn lưa động trong 3 Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc sử dụng kết hợp của các chính sách và kỹ thuật tài trợ cho tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn bao gồm nguyên liệu, sản phẩm dở dang, tồn kho hay dự trữ thành phẩm, khoản phải thu và tiền mặt) ở mức hợp lý nhằm cung cấp đủ tiền cho công ty để đảm bảo chi trả nghĩa vụ nợ ngắn hạn và các chi phí hoạt động. 4 Chù kỳ chuyển đổi tiền mặt (C2C cycle) = Giai đoạn chuyển đổi hàng tồn kho + Giai đoạn chuyển đổi các khoản phải thu - Giai đoạn chuyển đổi các khoản phải trả. 5 Trong quản trị chuỗi cung ứng, “tối ưu cục bộ” (Sub-optimal) dùng để chỉ hiện tượng mà các giải pháp chỉ đạt được hiệu quả tối ưu cho một thành viên của chuỗi chứ không phải tối ưu cho toàn bộ chuỗi cung ứng. 6 Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. 230
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 chuỗi để tăng giá trị của tất cả các bên bằng cách liên minh các dòng sản phẩm, thông tin và vốn trong chuỗi cung ứng (Deboer và cộng sự, 2015). Tầm quan trọng của việc quản lý liên tổ chức các dòng tài chính trong chuỗi cung ứng đã thu hút sự chú ý của giới học giả trong những năm gần đây. Nhiều công cụ và giải pháp thực tiễn đã được xem xét áp dụng trong FSCM, trong đó nhấn mạnh đến sự hình thành các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng. 3. Tài trợ chuỗi cung ứng (supply chain finance) 3.1. Các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được định nghĩa là việc sử dụng tổng thể các kỹ thuật, công cụ (phương tiện) và các tác nghiệp theo quy trình để tối ưu hóa vốn lưu động và tạo ra thanh khoản cho các giao dịch hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Tài trợ chuỗi cung ứng hướng đến việc tạo ra các giải pháp giúp cải thiện quản lý vốn lưu động trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm: Chiết khấu thương phiếu (trade discount), Chiết khấu bộ chứng từ L/C, Bao thanh toán truyền thống hay còn gọi là bao thanh toán bên bán (Factoring), Bao thanh toán ngược hay còn gọi là bao thanh toán bên mua (Reverse factoring), Tín dụng nhà cung cấp (Trade credit), Chiết khấu động (Dynamic discounting), Ứng trước của người mua (Advance payment discount), Tài trợ theo đơn đặt hàng (Purchase order financing), Tài trợ theo đơn hàng có bảo lãnh của bên mua (Buyer-backed purchase order financing), và Tài trợ dựa trên hàng tồn kho (Inventory financing). Trong bảng 1 chúng tôi cung cấp sự mô tả ngắn gọn cho mỗi giải pháp. Bảng 1: Mô tả các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng Mô tả Giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng Người bán cho phép người mua trả chậm khi mua hàng và đề xuất người mua được hưởng mức chiết khấu (giảm giá) nếu thanh toán sớm trong một khoản thời gian nhất định. Chẳng hạn, điều khoản 2/10 net 30, cho phép người mua Tín dụng nhà cung cấp được hưởng mức giảm giá 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày, việc thanh toán sau ngày thứ 10 sẽ được áp dụng mức giá thông thường Người bán áp dụng mức chiếc khấu phụ thuộc vào thời gian người mua thanh toán. Người mua thanh toán càng sớm, mức chiết khấu càng lớn. Chiết khấu Chiết khấu động động thường được thực hiện thông qua sự trung gian của các nền tảng công nghệ phần mềm (Platform). Người bán chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu (thông thường là hối phiếu7) chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một khoản tiền ứng Chiết khấu thương phiếu trước thấp hơn mệnh giá của thương phiếu. Người bán (người xuất khẩu) nhượng lại bộ chứng từ hàng xuất cho ngân hàng Chiết khấu bộ chứng từ để được thanh toán trước số tiền của L/C trả chậm. Việc chiết khấu có thể theo L/C hình thức truy đòi hoặc miễn truy đòi. Bên thứ ba (ngân hàng, các factor) mua lại các hóa đơn trả chậm từ các nhà Bao thanh toán truyền cung cấp. Bao thanh toán có thể thực hiện theo hình thức truy đòi (recourse thống8 7 Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. 8 Theo Công ước Unidroit 1998, Hiệp hội FCI và GRIF, Bao thanh toán (bên bán) là dịch vụ tài chính trọn gói của công ty tài chính, ngân hàng (đơn vị bao thanh toán) cho bên bán hàng căn cứ trên giá trị khoản phải thu của bên bán hàng phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên mua hàng và bên bán hàng. Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (khoản 17 Điều 4), “Bao thanh toán (bên bán) là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ” 231
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 factoring) hoặc miễn trùy đòi (non-recourse factoring). Với hình thức miễn truy đòi, người bán không có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã nhận cho bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba không thu hồi được số tiền trên hóa đơn khi đến hạn từ người mua. Người mua khởi xướng và hợp tác với một ngân hàng để giúp nhà cung cấp nhận được tiền ứng trước cho các khoản phải thu của nhà cung cấp. Đặt trưng Bao thanh toán ngược của bao thanh toán ngược là nó được thực hiện kết hợp với một tổ chức tài chính và một nền tảng phần mềm số (E-Platform). Việc bên thứ ba (ngân hàng hoặc công ty tài chính9) tài trợ vốn cho nhà cung cấp để thanh toán cho các chi phí thực hiện các đơn hàng dựa trên đơn đặt Tài trợ theo đơn đặt hàng hàng của bên mua. Việc bên thứ ba (ngân hàng hoặc công ty tài chính) tài trợ vốn cho nhà cung Tài trợ theo đơn đặt hàng cấp để thanh toán cho các chi phí thực hiện các đơn hàng dựa trên đơn đặt có bảo lãnh của bên mua hàng có đảm bảo thanh toán của bên mua. Ngân hàng cho vay đối với người mua dựa trên việc thế chấp hàng hóa Tài trợ dựa trên hàng tồn kho 3.2. So sánh các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng Để có cái nhìn tổng quan về các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng chúng tôi thực hiện so sánh giữa chúng thông qua một số tiêu chí. Kết quả so sánh được trình bày trong bảng 2. Các tiêu chí để so sánh gồm bên khởi xướng, phương tiện sử dụng, số tiền được tài trợ (mức tài trợ trên giá trị của phương tiện sử dụng), sự tham gia của các Platform công nghệ, tác động đến C2C cycle của các bên bán và bên mua. Một giải pháp làm giảm C2C cycle của bên nào thì cũng tương ứng với việc giúp giảm khó khăn về vốn cho bên đó. Ngoài ra chúng tôi còn phân loại các giải pháp này thành 2 nhóm theo mối quan hệ với thời điểm giao hàng gồm tài trợ trước khi giao hàng và tài trợ sau khi giao hàng. Tài trợ trước giao hàng có bản chất là tài trợ cho hàng tồn kho của nhà cung cấp trong khi tài trợ sau khi giao hàng có bản chất tài trợ cho khoản phải thu của nhà cung cấp. Ngoài ra có thể phân loại theo nguồn vốn bên trong hoặc bên ngoài chuỗi cung ứng. Nguồn vốn bên trong tương ứng việc sử dụng nguồn quỹ từ các thành viên trong chuỗi cung ứng. Việc sử dụng nguồn vốn bên trong sẽ dẫn đến sự tác động ngược chiều đối với C2C cycle của bên bán và bên mua. Chẳng hạn khi sử dụng tín dụng nhà cung cấp làm giảm C2C cycle cho bên mua nhưng tăng nó đối với bên bán. Từ đó, ở góc độ tổng thể của chuỗi cung ứng, việc sử dụng nguồn vốn bên trong chỉ hiệu quả khi bên cung ứng nguồn vốn trong chuỗi có C2C cycle cao hoặc có thể tiếp cận về nguồn vốn bên ngoài hoặc vốn cổ phần dễ dàng với chi phí thấp. Trái lại, việc tăng sử dụng nguồn vốn bên ngoài sẽ giúp giảm C2C cycle cho bên bán trong khi có thể không làm tăng chúng cho bên mua. 9 Tại Mỹ có các công ty được thành lập chuyên thực hiện hoạt động tài trợ theo đơn đặt hàng, 232
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Biểu đồ 1: Quy trình giao dịch của bao thanh toán ngược Qua sự so sánh các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng, có thể nhận thấy các giải pháp chiết khấu thương mại, chiếc khấu bộ chứng từ, bao thanh toán (bên bán), bao thanh toán ngược mặc dù có sự khác nhau về phương tiện sử dụng nhưng có điểm chung là đều có thể làm giảm C2C cycle cho cả bên mua và bên bán do sử dụng nguồn vốn bên ngoài chuỗi cung ứng. Như vậy, nhóm các giải pháp tài trợ này cho phép đó tối ưu vốn lưa động và tạo thanh khoản cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, sự khác biệt của bao thanh toán ngược nằm ở sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ phần mềm. Với sự hỗ trợ của các Platform công nghệ làm cho bao thanh toán ngược có quy trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng hơn (quy trình đặt trưng của bao thanh toán ngược được chúng tôi trình bày trong Biểu đồ 1). Từ đó, bao thanh toán ngược có những ưu điểm vượt trội cho cả bên bán, bên mua và ngân hàng mà các giải pháp khác không đáp ứng đầy đủ. Đối với bên mua các lợi ích của bao thanh toán ngược bao gồm: (1) Tối ưu hóa điều khoản thanh toán do việc cung cấp bao thanh toán ngược của bên mua thường đi kèm với khả năng kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, (2) tăng tính thanh khoản và tăng hiệu quả thanh toán, (3) không ảnh hưởng xấu đến cấu trúc vốn của bên mua: bao thanh toán ngược không tạo ra một nghĩa vụ nợ vay cho bên mua mà vẫn duy trì là khoản phải trả nên sẽ làm đẹp bảng cân đối của bên mua, và (4) tăng cường mối quan hệ với các bên cung ứng chiến lược do việc áp dụng bao thanh toán ngược thường đi kèm với việc minh bạch thông tin và yêu cầu sự tương tác giữa các bên (bên mua, bên bán và ngân hàng) thông qua nền tảng công nghệ phần mềm. Đối với bên bán các lợi ích của bao thanh toán ngược gồm: (1) Được sử dụng vốn với lãi suất thấp nhờ được sự dụng vốn dựa trên xếp hạng tín nhiệm tín dụng của bên mua, (2) được nhận thanh toán sớm nên thời gian thu hồi tiền hàng giảm, dẫn đến giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt, và (3) loại bỏ rủi ro đối với khoản phải thu do nhà cung cấp không có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng (nghĩa vụ hoàn trả thuộc về bên mua). Đối với ngân hàng lợi ích chủ yếu của bao thanh toán đến từ việc ngân hàng tập trung các giao dịch về phía một số ít người mua có mức độ tín nhiệm cao thay vì phải trực tiếp giao dịch với rất nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ. Điều này giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và chi phí giao dịch trong hoạt động cho vay. Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng bao thanh toán ngược không hoàn toàn thay thế được các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng khác. Bao thanh toán ngược không giúp bên mua tối ưu quản lý vốn lưa động khi đối mặt với tình huống doanh thu tăng trưởng nhanh và lượng tiền mặt tạo ra đáng kể. Trong trường hợp này chiết khấu động sẽ là giải pháp tối ưu. Trong chiết khấu động, khi bên mua có lượng tiền mặt lớn thì có thể chủ động đề xuất thanh toán sớm và được hưởng mức chiết khấu cao, do vậy, giúp tối ưu hóa sử dụng vốn nhàn rỗi cho bên mua. Hơn nữa, bao thanh toán ngược chỉ phù hợp khi bên mua có quy mô lớn và mức tín nhiệm cao, trái lại, bao thanh toán (bên bán) có truy đòi vẫn có thể được áp dụng khi bên mua có mức độ thấp nhưng nhà cung cấp có mức độ tín nhiệm cao. Cuối cùng, bao thanh toán ngược chỉ được áp dụng cho giai đoạn sau giao hàng, trong khi đó các nhà cung cấp thường gặp khó khăn về vốn ngay trong giai đoạn sản xuất, thu mua nguyên liệu. Trong trường hợp này các giải pháp về tài trợ theo đơn đặt hàng và ứng trước của bên mua cần được xem xét. 233
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 2: So sánh giữa các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng Sự hỗ trợ Tác của nền Tác động tảng đến Các giải pháp Người động đến Số tiền được Thời gian thanh Nguồn công C2C tài trợ chuỗi Phương tiện khởi C2C tài trợ toán vốn nghệ cycle cung ứng xướng cycle bên mua bên bán Một phần hoặt Tín dụng nhà Hóa đơn Bên bán toàn bộ hóa Sau giao hàng Bên trong Không Giảm Tăng cung cấp đơn Một phần Chiết khấu Thương phiếu Bên bán Sau giao hàng Bên ngoài Không Giảm Giảm thương phiếu thương phiếu Bộ chứng từ Một phần giá Chiết khấu bộ Bên bán Sau giao hàng Bên ngoài Không Giảm Giảm chứng từ L/C L/C hợp lệ trị L/C Giảm Chiết khấu Hóa đơn được Một phần hóa Có hoặc Tăng Bên mua Sau giao hàng Bên trong /tăng động xác nhận đơn không /giảm Một phần hóa Bao thanh toán Hóa đơn Bên bán Sau giao hàng Bên ngoài Không Giảm Giảm (bên bán) đơn Hóa đơn được Một phần hóa Bao thanh toán Bên mua Sau giao hàng Bên ngoài Có Giảm Giảm ngược xác nhận đơn Một phần đơn Tài trợ theo Đơn đặt hàng Bên bán Trước giao hàng Bên ngoài Không Giảm Giảm đơn đặt hàng hàng Tài trợ theo Đơn đặt hàng Một phần đơn Giảm đơn đặt hàng được xác nhận Bên mua hàng Trước giao hàng Bên ngoài Không Giảm có bảo lãnh bởi bên mua Tối đa đến Ứng trước của Đơn đặt hàng Bên bán 100% giá trị Trước giao hàng Bên trong Không Tăng Giảm người mua đơn hàng Một phần giá Cho vay theo Hàng tồn kho Bên mua trị hàng tổn Sau giao hàng Bên ngoài Không Giảm Không hàng tồn kho kho 4. Phát triển mô hình tài trợ chuỗi cung ứng Do có nhiều ưu điểm vượt trội, bao thanh toán ngược đang trở thành một xu thế được áp dụng trong các chuỗi cung ứng trong những năm gần đây. Cũng vì vậy mà rất nhiều nhà nghiên cứu đã đồng nhất bao thanh toán ngược với cụm từ “tài trợ chuỗi cung ứng”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của tác giả sự đồng nhất này là không phù hợp. Tài trợ chuỗi cung ứng là khái niệm mở, mang tính định hướng trong việc tìm kiếm các giải pháp (sự kết hợp của kỹ thuật, phương tiện và quy trình) nhằm tối ưu hóa vốn lưu động tạo ra thanh khoản để đầu tư vào các giao dịch hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Ngược lại, các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng trong đó có bao thanh toán ngược giúp hiện thực hóa mục tiêu này. Dựa trên cơ sở tổng hợp các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng kết hợp với các yêu cầu đặt ra của quản trị tài chính chuỗi cung ứng, chúng tôi xây dựng mô hình khuôn khổ cho tài trợ chuỗi cung ứng như được trình bày trong Biểu đồ 2. Mô hình mô phỏng sự vận hành của chuỗi cung ứng thông qua sự chuyển dịch của các dòng thông tin, vật chất (hàng hóa, nguyên liệu) và tài chính. Các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng được tích hợp lại với nhau thành một hệ thống các giải pháp để đảm bảo sự phối hợp giữa ba dòng này trong chuỗi cung ứng và từ đó tối ưu hóa dòng tài chính. Đồng thời, mô hình góp phần định hướng và nhận dạng các yêu cầu cần thiết cho sự vận hành các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng, mang lại hài hòa lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Các yêu cầu này bao gồm (1) sự phối hợp và 234
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hợp tác của tất cả các bên liên quan gồm bên bán, bên mua, tổ chức tài chính và công ty cung cấp phần mềm công nghệ, (2) minh bạch thông tin và đơn giản hóa các quy trình giao dịch trong chuỗi cung ứng, và (3) hoàn thiện cơ sơ pháp lý liên quan đến các giao dịch tài trợ chuỗi cung ứng. Yêu cầu về sự hợp tác đòi hỏi các bên phải nhận thức rõ lợi ích do tài trợ chuỗi cung ứng mang lại. Các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV cần nắm vững các quy trình giao dịch, ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng cũng như lợi ích tiềm tàng mà nó mang lại trong tương lai để chủ động tham gia vào hệ thống. Yêu cầu về minh bạch thông tin trong chuỗi cung ứng đòi hỏi sự đối xứng thông tin giữa các bên. Các bên có thể đối chiếu và xác nhận thông tin chéo lẫn nhau khi phát sinh giao dịch trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp làm triệt tiêu rủi ro xuất hiện các giao dịch giả mạo. Yêu cầu về minh bạch và đối xứng thông tin có thể được đảm bảo thông qua việc ứng dụng công nghệ. Ngày nay, với các xu hướng phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI) và Công nghệ máy học (ML) cho phép xây dựng các quy trình giao dịch tự động, xác minh đối chiếu tính đồng nhất của dữ liệu giao dịch từ đó giảm thiểu chi phí giao dịch và rủi ro cho các bên tham gia. Vai trò của công nghệ trong tài trợ chuỗi cung ứng được thể hiện qua sự hình thành các Platform công nghệ để thực hiện giao dịch trong tài trợ chuỗi cung ứng. Với sự xuất hiện của các Platform công nghệ việc tham gia vào các giao dịch tài trợ chuỗi cung ứng ngày nay có thể trở nên đơn giản như thêm một ứng dụng vào điện thoại thông minh. Thông thường, các flaform công nghệ được xây dựng và điều hành bởi chính các ngân hàng tham gia tài trợ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cũng có thể chính bên mua là những nhà bán lẻ với khả năng tài chính lớn sẽ tự đứng ra phát triển các platform này. Trong nhiều trường hợp, Platfom công nghệ được xây dựng một cách độc lập bởi các FinTech (các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính) và đây cũng chính là cơ hội cho các FinTech tham gia vào các hoạt động trong thị trường tài trợ chuỗi cung ứng. Cuối cùng, để tài trợ chuỗi cung ứng được diễn ra thuận lợi, sự giám sát và đảm bảo tính pháp lý đầy đủ cho các giao dịch liên quan là rất cần thiết để tạo sự yên tâm và giảm rủi ro pháp lý cho các bên tham gia. Hiện tại, trong hệ thống pháp luật Việt nam, các quy định về bao thanh toán trong luật các tổ chức tín dụng và luật ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu đề cập đến bao thanh toán bên bán. Chưa có các quy định liên quan đến bao thanh toán ngược, cũng như chưa có các quy định bao thanh toán qua thông qua các nền tảng công nghệ phần mềm.Vì vậy, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hoạt động bao thanh toán ngược nói riêng và tài trợ chuỗi cung ứng thông qua các nền tảng công nghệ phần mềm nói chung phát triển là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời gian tới. Biểu đồ 2 : Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng 235
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 5. Kết luận và khuyến nghị Vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV. Cách tiếp cận cho vay truyền thống của ngân hàng dựa trên tài sản bảo đảm đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn của những doanh nghiệp này. Tài trợ chuỗi cung ứng là một cách tiếp cận mới của các ngân hàng trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Tài trợ chuỗi cung ứng dựa trên sự hợp tác giữa ngân hàng với toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm hướng đến việc tối ưu dòng tài chính trong chuỗi cung ứng. Nhiều giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng cho phép các nhà cung cấp với quy mô nhỏ và thiếu tài sản bảo đảm được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dựa trên uy tín và khả năng hoàn trả của các nhà bán lẽ có quy mô và mức độ tín nhiệm lớn hơn. Do vậy, các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng là một giải pháp hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Bài viết này trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng cho phép phác thảo lại một bức tranh tổng thể về tài trợ chuỗi cung ứng và vai trò của nó trong quản trị tài chính chuỗi cung ứng. Trên cơ sở nắm bắt xu thế phát triển của các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng theo thời gian, nhóm tác giả xây dựng một mô hình mang tính khuôn khổ để nhận diện ra các yêu cầu trong quá trình phát triển tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm sự hợp tác, sự hỗ trợ của công nghệ phần mềm và đảm bảo tính pháp lý. Từ đó, nhóm tác giả khuyến nghị các bên liên quan gồm ngân hàng, các tổ chức tài chính, người bán người mua và các tổ chức công nghệ phần mềm tăng cường trao đổi hợp tác để tạo ra các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả nhất mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng bổ sung các quy định pháp lý để tạo điều kiện hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng diễn ra thuận lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Singh, H.P., Kumar, S., 2014. Working capital management: a literature review and research agenda. Qual. Res. Financ. Mark. 6 (2), 173–197. [2] Jose, M.L., Lancaster, C., Stevens, J.L., 1996. Corporate returns and cash conversion cycles. J. Econ. Financ. 20 (1), 33–46. [3] Mentzer, J.T., DeWitt, W., Keebler, J.S., Soonhoong, M., Nix, N.W., Smith, C.D., Zacharia, Z.G., 2001. Defining supply chain management. Journal of Business Logistics 22 (2), 1–25. [4] Wuttke, D. A., Blome, C., & Henke, M. (2013). Focusing the financial flow of supply chains: An empirical investigation of financial supply chain management. International journal of production economics, 145(2), 773-789. [5] Deboer, R., Van-Bergen, M., Steeman, M., 2015. Supply Chain Finance, its Practical Relevance and Strategic Value. Supply Chain Finance Community, Windesheim, p. 71 [6] Erdin, C., & Ozkaya, G. (2020). Contribution of small and medium enterprises to economic development and quality of life in Turkey. Heliyon, 6(2), e03215. [7] Galindo, A. J., & Schiantarelli, F. (Eds.). (2003). Credit constraints and investment in Latin America. IDB. [8] Sanford L. Moskowitz (2017) Chapter 3: The Small and Medium-Sized Enterprise (SME) Cybercrime and Business, 45-68. 236