Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

pdf 44 trang Gia Huy 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_cuong_quan_ly_dat_dai_va_co_so_du_lieu_dat_dai_tai_cac.pdf

Nội dung text: Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Public Disclosure Authorized “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” (Dự án VILG) Public Disclosure Authorized KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) TỈNH YÊN BÁI (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2019 của UBND tỉnh Yên Bái) Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Yên Bái, năm 2019 1
  2. CÁC TỪ VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu DTTS Dân tộc thiểu số EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số MPLIS Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu PTNT Phát triển nông thôn TCQLĐĐ Tổng cục Quản lý đất đai TNMT Tài nguyên và Môi trường TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VILG Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” VPĐK Văn phòng Đăng ký PPMU Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh 2
  3. MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 MỤC LỤC 3 1. Khái quát về Dự án 4 2. Nội dung dự án 4 II. TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI 6 1. Phạm vi, khu vực DTTS sinh sống trong khu vực triển khai dự án 6 2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của DTTS trong vùng dự án 8 3. Đánh giá tác động khi triển khai thực hiện dự án 19 4. Khung chính sách và cơ sở pháp lý 20 4.1. Quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam đối với các nhóm dân tộc thiểu số 20 4.2. Sự thống nhất với chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới về người bản địa 21 III. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 22 1. Kết quả các phát hiện chính từ tham vấn về xã hội 22 2. Khung tham vấn và phương pháp tham vấn cộng đồng 23 IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG 24 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 31 VI. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 32 1. Công khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số 32 2. Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số 33 VII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 33 VIII. KINH PHÍ DỰ KIẾN 34 IX. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ 36 BẢNG 1: TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 38 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 38 3
  4. I. TỔNG QUAN DỰ ÁN 1.1. Khái quát về Dự án Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, ở cả cấp quốc gia và các địa phương. Mục tiêu cụ thể của dự án: Phát triển và vận hành Hệ thống thông tin đất đai đa mục đích để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. - Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và người dân. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai. - Hoàn thiện và vận hành CSDL đất đai của địa phương (dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai, kết nối với Trung ương và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng, ). - Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa hệ thống VPĐK từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối của VPĐK và đào tạo cán bộ. - Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai. 1.2. Nội dung dự án Dự án sẽ bao gồm 3 hợp phần như sau: • Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai Hợp phần này sẽ hỗ trợ: (I) Hiện đại hóa và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, (II) Đào tạo, truyền thông và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số; (III) Thiết lập và thực hiện Hệ thống theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất. Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai thông qua việc hoàn thiện quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao 4
  5. năng lực của các cán bộ VPĐK ở các huyện dự án. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thống nhất các tiêu chuẩn nghiệp vụ và cơ sở vật chất của VPĐK và Chi nhánh VPĐK, đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác thông qua các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức. Các hoạt động của hợp phần này sẽ tạo điều kiện để triển khai các hoạt động kỹ thuật trong khuôn khổ Hợp phần 2 của dự án. Ngoài ra, Hợp phần này cũng sẽ giúp theo dõi việc thực hiện quản lý sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và dần dần đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế, xã hội trong hiện tại và trong tương lai về khả năng tiếp cận tốt hơn với các thông tin và dịch vụ thông tin đất đai. • Hợp phần 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS) Hợp phần này hỗ trợ cho: (I) phát triển một mô hình hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, tập trung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc; (thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm để quản trị và vận hành hệ thống cho cả nước; (II) Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia với 04 thành phần là: (1) thông tin địa chính; (2) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (3) giá đất và (4) thống kê, kiểm kê đất đai; (III) Phát triển triển Cổng thông tin đất đai, dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai và chia sẻ, liên thông dữ liệu với các ngành, lĩnh vực khác dựa trên Khung kiến trúc chính phủ điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhằm tăng cường sự tham gia của người dân đối với hệ thống MPLIS. • Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án Hợp phần này sẽ: (I) hỗ trợ quản lý dự án, (II) hỗ trợ theo dõi và đánh giá dự án. - Tên dự án: “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, Tiếng Anh “Vietnam - Improved Land Governance and Database Project”, tên viết tắt: VILG. - Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới. - Cơ quan chủ quản đề xuất dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan chủ quản tham gia dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. - Chủ dự án: + Chủ dự án đề xuất dự án: Tổng cục Quản lý đất đai (TCQLĐĐ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT). + Chủ dự án đối với địa bàn được đầu tư xây dựng CSDL đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. - Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2017 đến năm 2022. 5
  6. - Địa điểm triển khai dự án: Dự kiến dự án sẽ được triển khai tại 144 xã, thị trấn của 06 huyện của tỉnh Yên Bái, gồm: huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình, huyện Lục Yên, huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên và huyện Mù Cang Chải. II. TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI PPMU sẽ tiến hành một đánh giá xã hội để thu thập dữ liệu và thông tin về các cộng đồng dân tộc thiểu số trong khu vực dự án. 2.1. Phạm vi, khu vực DTTS sinh sống trong khu vực triển khai dự án Theo số liệu điều tra ngành Dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2016, Dân số tỉnh Yên Bái có 816.031 người, trừ Dân tộc kinh có 363.054 người thì số người thuộc nhóm người DTTS có khoảng 452.977 người (Trong đó: Dân tộc Tày: 149.787 người; Dân tộc Mông: 99.883 người;Dân tộc Dao 94.113 người; Dân tộc Thái 58.581 người; Nhóm dân tộc khác: 50.613 người). Trong đó: + Dân tộc Tày sống chủ yếu tại huyện Lục Yên (58.338 người) chiếm 38,9 % Dân tộc tày trong tỉnh, huyện Văn Chấn (27.887 người), huyện Văn Yên (19.950 người), huyện Trấn Yên (18.787 người). + Dân tộc Mông sống chủ yếu ở huyện Mù Cang Chải (54.973 người), chiếm 55 % người Mông ở các khu vực khác trong tỉnh); + Dân tộc Dao có 94.113 người, sống chủ yếu ở huyện Văn Yên (31.688 người), huyện Lục Yên (21.038 người), huyện Yên Bình (17.932 người); + Dân tộc Thái sống chủ yếu tại huyện Văn Chấn (36.786 người, chiếm 62,7% người Thái sống ở các khu vực còn lại trong tỉnh). - Trong nhóm người dân tộc khác có: + Dân tộc Mường sống chủ yếu ở huyện Văn Chấn (11.113 người; chiếm 67% người Mường ở các khu vực còn lại trong tỉnh); + Dân tộc Nùng có 18.741 người, sống chủ yếu ở các huyện: Lục Yên 14.571 người, huyện Yên Bình 3.326 người. + Dân tộc Sán Cháy (Cao lan, Sán chỉ) có 9.255 người, sống chủ yếu ở huyện Yên Bình có 7.557 người, còn lại ở rải rác các huyện trong tỉnh (trừ thị xã Nghĩa Lộ). + Dân tộc Giáy có 2.261 người, sống chủ yếu ở huyện Văn Chấn có 1.906 người, còn lại ở rải rác các huyện trong tỉnh (trừ huyện Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ). Các huyện có người dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Yên Bái như bảng dưới đây: Đơn vị tính: người 6
  7. Nhóm người Nhóm người Nhóm người Nhóm người Nhóm người dân tộc 1 dân tộc 2 dân tộc 3 dân tộc 4 dân tộc khác STT Huyện Số Số Số Số Số Tên Tên Tên Tên Tên lượng lượng lượng lượng lượng Văn chấn Tày 27.887 Mông 12.163 Dao 15.793 Thái 36.786 Khác 14.435 1 Tày Dao Thái 2 Lục Yên 58.338 Mông 39 21.038 89 Khác 14.938 Tày Dao Thái 3 Văn Yên 19.950 Mông 5.620 31.688 36 Khác 2.080 Mù Cang Tày 368 Mông 54.973 Dao 28 Thái 2.573 Khác 88 4 Chải Tày Dao Thái 5 Yên Bình 19.203 Mông 130 17.932 103 Khác 11.220 Tày Dao Thái 6 Trấn Yên 18.787 Mông 2.035 7.320 275 Khác 4.583 Tày Dao Thái 7 Trạm Tấu 385 Mông 24.620 11 4.363 Khác 371 TX Nghĩa Tày 1.331 Mông Dao 0 Thái 14.134 Khác 1.815 8 Lộ TP Yên Tày 3.538 Mông 303 Dao 303 Thái 222 Khác 989 9 Bái Tổng 149.787 99.883 94.113 58.581 50.519 7
  8. 2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của DTTS trong vùng dự án Theo số liệu thống kê năm 2017, quy mô dân số toàn tỉnh Yên Bái có 807.287 người (nam có 403.300 người, chiếm 49,9% và nữ có 403.987 người, chiếm 50,10%), tỷ lệ dân số đô thi ̣chiếm 20,4% dân số. Mật độ dân cư trung bình 117 người/km2 , phân bố tập trung nhiều ở các khu vực thấp và đô thị (thị xã Nghĩa Lộ 1009,9 người/km2 , thành phố Yên Bái 959,2 người/km2 ), mật độ dân cư thưa nhất ở các huyện vùng cao (Trạm Tấu 43,55 người/km2, Mù Cang Chải 49,45 người/km2 ). Cộng đồng dân cư trong tỉnh gồm trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: 07 dân tộc có dân số trên 10.000 người, 02 dân tộc có từ 2.000 - dưới 10.000 người, 03 dân tộc có 500 - 2.000 người, còn lại các dân tộc khác có số dân dưới 500 người. Dân tộc Kinh có dân số lớn nhất chiếm 46,3%, dân tộc Tày 18,3%, dân tộc Dao 11,3%, dân tộc Mông 11,1%, dân tộc Thái 7,2%, còn lại là các dân tộc khác. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm có xu hướng giảm, trung bình hàng năm ở mức 1,2%. Tốc độ tăng quy mô dân số (tự nhiên và cơ học) bình quân 1,08%/năm do hàng năm có một số lao Tốc độ tăng quy mô dân số (tự nhiên và cơ học) bình quân 1,08%/năm do hàng năm có một số lao động dịch chuyển đi làm ăn ở ngoài tỉnh. Trong các cuộc kháng chiến cho đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều đóng góp chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội hôm nay. Đặc thù riêng của một số dân tộc thiểu số có số lượng đông dân cư như sau: a) Dân tộc Tày: Dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông thứ 2 trong tỉnh Yên Bái, chỉ xếp sau Dân tộc kinh, với số lượng khoảng 149.787 người, chiếm 18,3% dân số của tỉnh và là dân tộc có số dân đông thứ nhất trong các dân tộc thiểu số. Đồng bào Tày sống tập trung ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố; cụ thể: Tại thành thị 7.574 người, nông thôn 127.740 người, trong đó đông nhất là các huyện: Lục Yên (54.032 người); Văn Chấn (24.759 người); Văn Yên (17.972 người); Yên Bình (17.906 người); Trấn Yên (15.523 người). Người Tày có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (dòng ngôn ngữ Nam Á). Ngày nay, sống trong xã hội hiện đại, có sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, nên hầu hết người Tày đều sử dụng được tiếng nói, ngôn ngữ riêng của người Tày và họ nghe, đọc hiểu được tiếng Việt, đặc biệt là lớp trẻ và trung niên họ sử dụng thành thạo cả 02 ngôn ngữ. Kinh tế chính của người Tày ở Yên Bái là nền kinh tế nông nghiệp, đồng bào làm ruộng nước kết hợp với săn bắt và chăn nuôi. Với truyền thống lâu đời cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động và tiếp thu khoa học kỹ thuật mới rất nhanh nên nông nghiệp của người Tày phát triển tương đối cao. Cùng với việc thâm canh tốt 2 vụ lúa, đưa giống mới vào sản xuất, tăng vụ ngô đông, đồng bào Tày phát triển mạnh chăn 8
  9. nuôi gia súc, gia cầm; tích cực phát triển nghề rừng và trồng mới các loại cây công nghiệp như: chè, quế, sắn. Nhà ở của người Tày chủ yếu là nhà sàn, dùng vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương, lợp bằng lá cọ hoặc cỏ giang. Sàn được dát mai, diễn hoặc ván, cửa làm bằng phên nứa hoặc lịa bằng gỗ. Mỗi ngôi nhà có từ ba đến năm gian, hai trái, có những vùng đời sống nhân dân khá giả còn làm thêm cả nhà bếp Slườn giảo gồm 2 gian nổi vuông góc với gian trong (gian để phụ nữ ở) kích thước các gian cửa nhà bếp tỷ lệ bằng 2/3 gian trong nhà chính. Đồng bào Tày Yên Bái có phong cách sống sôi nổi, mạnh mẽ, lãng mạn. Những dịp tết Nguyên đán, lễ hội Lồng Tồng, lễ Tăm Khảu Mảu, lễ cưới của bạn bè, họ hát giao duyên Slípsí suốt ngày đêm. Những bài Khắp cọi được duy trì từ đời này sang đời khác. Trang phục của người Tày chủ yếu bằng vải bông nhuộm chàm đen cho cả nam, nữ và trẻ em, ít hoặc không trang trí hoa văn. Phụ nữ Tày mặc áo năm thân có thắt lưng bằng vải chàm gấp lại buộc phía sau, đi đôi với váy trong dịp cưới, ngày lễ và tết. Ngày thường mặc áo ngắn với váy hoặc quần, áo ngắn may không cổ kiểu giống áo bà ba. Đàn ông mặc áo tứ thân cổ tròn, khuy vải hoặc cúc và quần lá tọa, y phục này người lớn tuổi thường dùng, thanh thiếu niên hiện nay mặc như người Kinh. Phụ nữ thường đội khăn nhuộm chàm, khăn vuông gấp xéo, có hai dải vải đỏ nhỏ buộc về phía trước trán, đuôi khăn lật về phía sau. Đàn ông chỉ đội khăn xếp dịp lễ tết, đặc biệt là lễ đón dâu, hoặc đi ở rể. Đồ trang sức chủ yếu dùng chất liệu bằng bạc, như vòng cổ của trẻ con, vòng tay của phụ nữ, dây xà tích Nghề thủ công truyền thống như trồng bông dệt vải đã phát triển từ rất sớm, nghề nuôi tằm để lấy tơ dệt dây dao Slaicha cũng có mặt trong văn hoá của người Tày nơi đây từ lâu. Hoa văn dệt trên vải thổ cẩm phong phú, đa dạng, riêng dây dao gồm hai mươi bảy hình tượng, mỗi hình gắn với một truyện dân gian có nội dung giáo dục tình người sâu sắc. Nghề làm giấy dó, nghề đan lát, nghề mộc, nghề rèn, nghề đục đá phát triển khá cao. Nền mỹ thuật đặc sắc của người Tày Yên Bái từ ngàn xưa nay được bảo lưu trên thổ cẩm như hoạ tiết trên màn che Phứn mản, mặt gối mon thu, mặt địu nả đa, dây dao Slaichạ, y phục thầy cúng, y phục Pụt. Đặc biệt là bộ tranh thờ của thầy cúng từ 7 đến 12 tờ với những hình tượng người, quỷ, con vật sinh động. Nhạc cụ của người Tày gồm sáo, nhị, đàn tính, não bạt, trống, kèn, quả nhạc, chùm nhạc, chũm chọe. Trong đó hai nhạc cụ là đàn tính và chùm nhạc là hai nhạc cụ quan trọng hơn cả được người dân sử dụng khá phổ biến trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội “Tỏn phi then” (mời thần then xuống chơi xuân ăn tết trong dịp đầu xuân của người Tày, theo quan niệm dân gian nếu không có 2 nhạc cụ trên sẽ không mời được các thần thánh). 9
  10. Sinh hoạt ẩm thực của người Tày thường ngày giản đơn, được chế biến từ gạo, sắn, khoai, măng, rau, cá, rau rừng, rong suối. Những ngày tết được chế biến cầu kỳ hơn. Những món cơm lam, măng nhồi nhân thịt, canh khâm kì, măng chua, riêu báng (nhiên liệu từ bột cây báng rừng) là đặc sản của vùng người Tày Yên Bái. Các món ăn xôi, đồ, nướng, lam cũng là các món ăn khá phổ biến trong cách chế biến thức ăn hàng ngày của người Tày. Ngày nay truyền thống văn hoá dân gian luôn được bảo tồn, khai thác và phát huy trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, cùng với các tộc người khác trong tỉnh người Tày góp phần to lớn của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển quê hương Yên Bái ngày một giàu đẹp. b) Dân tộc Mông: Dân tộc Mông ở tỉnh Yên Bái có khoảng 99.883 người, chiếm 12,2 % dân số trong tỉnh, thuộc Dân tộc thiểu số đông dân thứ 2 sau dân tộc Tày. Dân tộc Mông ở Yên Bái chủ yếu gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa (Mông Lềnh); Mông Đen (Mông Đu) và Mông Trắng (Mông Đơ) và Mông Si (Mông Đỏ). Trong đó người Mông Hoa và Mông Si chiếm số lượng đông hơn cả. Một bộ phận người Mông Hoa di cư từ huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai xuống định cư tại huyện Văn Yên mang nhiều đặc trưng văn hoá của cư dân vùng biên viễn. Tiếng nói của người Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á). Người Mông ở Yên Bái có tiếng nói và nhữ viết riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á). Ngày nay, sống trong xã hội hiện, có sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, nên hầu hết người Mông trong độ tuổi lao động và tuổi trẻ đều sử dụng được tiếng nói, ngôn ngữ riêng của người Mông và họ nghe, đọc hiểu được tiếng Việt, đặc biệt là lớp trẻ và các già làng trưởng bản và cán bộ thôn, bản đều sử dụng được cả 02 ngôn ngữ Mông và tiếng Việt. Những tiềm năng thế mạnh của người Mông ở Yên Bái là: Nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây đặc sản và cây công nghiệp ngắn ngày. Đồng bào đã khai thác được một số cây con thế mạnh như: cây chè tuyết Shan đặc sản, cây sơn tra, thảo quả, chăn nuôi trâu, bò, ngựa, ong. Đặc biệt, đồng bào đã xây dựng được những điển hình là: Phát triển ruộng bậc thang kết hợp với bảo vệ rừng ở nhiều xã thuộc huyện Mù Cang Chải; khai hoang ruộng nước kết hợp phát triển cây chè đặc sản của vùng cao như ở các xã: Suối Giàng, Suối Bu (huyện Văn Chấn) Púng Luông, Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), Phình Hồ (huyện Trạm Tấu); làm ruộng, nương kết hợp với phát triển cây quế đặc sản ở các xã Nà Hẩu, Mỏ Vàng (huyện Văn Yên) Nhờ đó, đời sống của đồng bào Mông Yên Bái đã từng bước ổn định và dần phát triển. Người Mông có nghề rèn rất nổi tiếng với kỹ thuật cao, đồng bào tự rèn dao, cuốc, tự đúc lưỡi cày và đồ trang sức của phụ nữ, đúc nhạc ngựa, chuông bò Đồng bào còn làm các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bằng gỗ như: thìa, bát, thùng, chậu 10
  11. đan lát các đồ dùng như “Lù cở” (chiếc gùi), “Cáng chủa” (dụng cụ mang vác đồ), giỏ đựng cơm đi nương Do đặc điểm cư trú biệt lập nên người Mông ít có quan hệ với dân tộc khác. Nếu có sống trên địa bàn xen cư với dân tộc khác thì người Mông sống quần tụ lại với nhau thành thôn, bản riêng. Đồng bào Mông ở nhà đất, nguyên liệu chủ yếu là gỗ, mái nhà thường lợp bằng gỗ Pơ mu chẻ mỏng và hiện nay đã có một số nhà lợp mái phibrôximăng. Hình thái chủ đạo của gia đình dân tộc Mông là gia đình phụ hệ với loại gia đình nhỏ có hai thế hệ sống chung rất phổ biến. Gia đình người Mông là đơn vị kinh tế với sự phân công lao động rất chặt chẽ theo giới tính, lứa tuổi, đồng thời là một đơn vị văn hóa với môi trường trao truyền tích cực. Xã hội Mông được tổ chức điều hành theo dòng họ khép kín, có luật lệ, quy định, ký hiệu riêng, mang tính quy ước cộng đồng thừa nhận và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Dòng họ xã hội người Mông còn khá quan trọng đối với sản xuất và đời sống, duy trì và lưu truyền phong tục tập quán. Người Mông có nhiều họ, mỗi họ có nhiều dòng, mỗi dòng có nhiều chi khác nhau. Các gia đình cùng một dòng họ thường ở những cụm gần nhau. Trong bản người Mông có vài dòng họ sinh sống nhưng thường có một dòng họ lớn. Dòng họ người Mông có phạm vi cố kết rất rộng: bao gồm tất cả những người cùng họ, không phân biệt cư trú ở đâu. Người Mông ở Yên Bái có thể nhận người cùng họ ở các tỉnh khác làm anh em. Người cùng họ khi đã nhận nhau được xem như anh em ruột thịt và không được phép kết hôn với nhau. Ở mỗi dòng họ có những kiêng kỵ và nghi lễ cúng bái. Ví dụ: họ Giàng kiêng ăn tim, họ Lý kiêng ăn lá lách Người Mông ở Yên Bái có tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông đặc biệt quan trọng và khác so với một số dân tộc thiểu số khác, đồng bào không có bàn thờ tổ tiên riêng mà mỗi khi có lễ cúng tổ tiên hay trong các dịp hệ trọng của gia đình người dân lập một bàn thờ cúng tổ tiên tại chính giữa ngôi nhà trước bàn thờ thần tài “xử cang”, sau lễ cúng bàn thờ tổ tiên được bỏ đi. Người Mông có kho tàng nghệ thuật dân gian rất phong phú, vào mùa xuân, các dịp tết Mông ( Khoảng từ 30/11 âm lịch) hay trong các lễ cưới truyền thống người Mông đều hát dân ca và múa khèn. Trong các làn điệu dân ca, đặc biệt nhất là loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát “Thản chù”. Người Mông có hát “Gầu Phềnh” - trai gái hát trong khi chơi Pa Pao, hát qua sợi chỉ nối với hai ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người. Trong đám cưới còn có hát đố, hát giải. Cùng với hát, người Mông còn có múa khèn rất đặc sắc. Trong hội “Gầu Tào”, múa khèn là nghi lễ mở hội. Ngoài khèn bè, người Mông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo Hiện nay, hầu hết người đồng bào dân tộc Mông ở địa bàn tỉnh đã được cấp GCN (theo dự án đo đạc cấp GCN đất lâm nghiệp của tỉnh). Đối với ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ được cấp theo hình thức tự kê khai hoặc trích đo độc lập từng thửa đất, chưa 11
  12. có bản đồ địa chính, do đó số liệu cấp GCN chưa được chính xác, hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện. c) Dân tộc Dao: Dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái có khoảng 94.113 người, chiếm 11,5 % dân số trong tỉnh, thuộc Dân tộc thiểu số đông dân thứ 3 sau dân tộc Tày, Mông. Người Dao sinh sống tại 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên (31.668.214 người), Lục Yên (21.038 người), Yên Bình (17.932 người), Văn Chấn (15.793 người) và Trấn Yên (7.320 người). Người Dao có nhiều tên gọi khác nhau như: người Động, người Xá, người Mán, người Dao nhưng Dao là tên gọi chính thức. Chính người Dao tự gọi mình là “Kiềm miền” (tức là người ở rừng). Các nhóm người Dao ở Yên Bái cũng có sự khác nhau ít nhiều về tiếng nói song đều thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á). Ngày nay hầu hết những người Dao trong độ tuổi lao động, thanh niên và độ tuổi đang là học sinh, sinh viên đều sử dụng được ngôn ngữ Dao và tiếng Việt, đọc, viết tiếng Việt thành thạo. Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh Yên Bái có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn gọi là Dao Sừng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (còn gọi là Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Làn Tuyển (còn gọi là Dao Tuyển). Các nhóm Dao cũng có sự khác nhau ít nhiều về tiếng nói song đều thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á). Mặc dù có tên gọi, trang phục, tiếng nói có một số điểm khác nhau nhưng tất cả các nhóm Dao đều có chung một nguồn gốc và cùng thờ ông tổ Bàn Vương. Cho đến nay trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền câu chuyện Bàn Hồ, được ghi lại rất rõ ràng trong một số cuốn Quả sơn bảng. Hình thái kinh tế chủ yếu của người Dao ở Yên Bái là sản xuất nông nghiệp với hai loại hình: Lúa nương và lúa nước. Trong đó lúa nước chiếm tỷ lệ ít hơn. Ngoài ra, đồng bào còn trồng một số loại cây hoa màu như ngô, sắn Rau của người Dao có các loại bầu, bí, mướp đắng, các cây họ đậu, khoai, củ từ, dưa gang Đặc biệt ở người Dao Yên Bái phát triển mạnh 2 loại cây công nghiệp đó là cây quế và cây chè. Cây quế là cây trồng truyền thống của đồng bào Dao ở huyện Văn Yên, khi sinh con gái bố mẹ lại trồng thêm quế dành làm của hồi môn, khi sinh con trai cũng trồng thêm quế làm của để dành cho con. Ngoài cây lúa, hoa màu và quế, chè người Dao Yên Bái còn có thu nhập thêm từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà Nghề thủ công truyền thống là làm giấy, dệt vải, nhuộm chăn, in và thêu hoa văn trên vải. Đan lát các đồ đựng bằng tre, nứa, giang, mây song. Nghề rèn của đồng bào Dao cũng phát triển, chủ yếu là các nông cụ như: dao, cuốc, cào cỏ, lưỡi cày. Nghề làm đồ trang sức bằng bạc, sanh căng và bằng đồng làm thành vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn, xà tích. Đồng bào dựng nhà gần các con suối và ở tập trung thành từng bản riêng biệt hoặc xen cư với các dân tộc anh em khác. Ở người Dao Yên Bái hội tụ đầy đủ 3 loại 12
  13. hình nhà ở đó là: nhà sàn của người Dao quần trắng, nhà đất của người Dao đỏ và nhà nửa sàn nửa đất của người Dao Quần Chẹt và Dao Tuyển. Văn hoá ẩm thực của người Dao đơn giản hơn so với các tộc người khác thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, thức ăn chính của người Dao là cơm tẻ và gạo nương, thực phẩm hàng ngày chủ yếu là các loại rau hái trong rừng, măng, mộc nhĩ và các loại thảo mộc khác. Thờ cúng tổ tiên là việc thờ cúng chủ yếu trong gia đình. Bàn Vương được coi như thủy tổ của các dòng họ nên cũng cúng bái chung với tổ tiên.Trong sinh hoạt xã hội – gia đình của người Dao ở Yên Bái, “Cấp sắc” là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc sau khi chết con cháu phải làm lễ cho, đây là một nghi thức của tàn dư lễ thành đinh. Các nhóm người Dao ở Yên Bái đều có vốn thơ ca dân gian rất phong phú, đồng bào hát (Pả dung) ca ngợi tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên, thế giới động vật dưới nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và còn gắn vào những bài hát giáo lý, xã hội, gia đình. Người Dao có rất nhiều chuyện cổ tích kể về mọi hiện tượng xảy ra trong xã hội, thiên nhiên. Các câu chuyện đều mang tính giáo dục sâu sắc, anh em phải sống hòa thuận - yêu thương nhau. Hiện nay, hầu hết người đồng bào dân tộc Dao ở địa bàn tỉnh đã được cấp GCN (theo dự án đo đạc cấp GCN đất lâm nghiệp của tỉnh). Đối với ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ được cấp theo hình thức tự kê khai hoặc trích đo độc lập từng thửa đất, chưa có bản đồ địa chính, do đó số liệu cấp GCN chưa được chính xác, hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện. d) Dân tộc Thái Dân tộc Thái ở tỉnh Yên Bái có khoảng 58.581 người, chiếm 7,1 % dân số trong tỉnh, thuộc Dân tộc thiểu số đông dân thứ 4 sau dân tộc Tày, Mông, Dao. Người Thái sinh sống hầu hết tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong dó, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Chấn (36.786 người); thị xã Nghĩa Lộ (14.134 người); huyện Trạm Tấu (4.363 người); và huyện Mù Cang Chải (2.573 người). Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và nằm trong dòng ngôn ngữ Nam Á. Chữ Thái xuất hiện từ rất lâu. Ngày nay người Thái ngoài sử dụng ngôn ngữ Thái, họ còn sử dụng thành thạo ngôn ngữ, tiếng Việt. Ở Yên Bái, tên người Thái được dùng chính thức và phổ biến. Người Thái còn tự gọi mình là “Táy”, “ Táy Khao” là Thái Trắng, “ Táy Đăm” là Thái Đen. Để phân biệt “Táy Khao” và “Táy Đăm” chủ yếu dựa trên trang phục của phụ nữ và các đặc điểm về văn hoá truyền thống. Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và nằm trong dòng ngôn ngữ Nam Á. Chữ Thái xuất hiện từ rất lâu - khi Lò Lạng Chượng xưng chúa Mường, mở mang khai phá Mường Lò, thiết lập xã hội người Thái, định ra luật tục thì trong các Mo Mường đã ghi lại những sự việc này trên tre nứa, giấy dó, vỏ cây. Ngày nay ở Mường Lò còn rất ít người biết viết và biết đọc chữ Thái cổ. 13
  14. Cộng đồng người Thái sống tập trung thành bản mường ở các thung lũng lòng chảo, không cách xa nhau, thích nghi với sở trường trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải thổ cẩm. Một phần nhờ có truyền thống văn minh lúa nước của người Thái mà Yên Bái có được cánh đồng nổi tiếng là Mường Lò, Tú Lệ hay Mường Than, Mường Tấc trước đây. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt người Thái sử dụng nhiều lúa nếp. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, tạo mương, bắc máng đưa nước vào ruộng. Một phần thu nhập nữa là do chăn nuôi gia súc, thủy sản. Cá ruộng là yếu tố đặc sắc của văn hóa Tày - Thái. Nghề thủ công truyền thống của đồng bào Thái là làm đệm bông lau, dệt vải thổ cẩm với những họa tiết hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ và có chất lượng tốt. Kinh tế truyền thống của người Thái Mường Lò là nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi quanh năm mưa thuận gió hoà kết hợp với các kỹ thuật canh tác truyền thống (Người Thái đen nơi đây nổi tiếng với các kỹ thuật canh tác như các phương pháp "dẫn thuỷ nhập điền" bằng hệ thống mương - phai - lái - lín, mà trong đó chiếc cọn nước là một phát minh lớn của đồng bào trong việc lợi dụng chính sức nước để đưa nước từ thấp lên cao, bằng phương pháp "Hoả- Canh-Thuỷ- Nậu" (đốt rơm rạ cày bừa sản xuất nông nghiệp”. Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng được phát triển rất mạnh tại đây, như trâu, bò, dê, ngựa Bên cạnh gia súc, thì gia cầm, thuỷ cầm là nguồn thực phẩm chính được chăn nuôi để cải thiện các bữa ăn hàng ngày nhất là trong các dịp lễ, tết, hội. Người Thái Mường Lò phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống trước hết để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình sau đó dùng để trao đổi hàng hoá với các dân tộc khác. Đến nay, tại vùng Mường Lò, nghề dệt thổ cẩm, thêu may quần áo thổ cẩm, chăn đệm, gối bông lau và các đồ dùng gia dụng khác phát triển khá mạnh. Tín ngưỡng truyền thống của người Thái Mường Lò hết sức phong phú và đa dạng. Ngoài thờ cúng tổ tiên (hay còn gọi là ma nhà phi hươn), thì người Thái còn thờ các thần thánh khác như thờ cúng bản mường, ruộng đồng, thờ thần then của các dòng họ có người làm ma then. Lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Thái vùng Mường Lò, theo chu kỳ một năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động làng bản như; lễ xên bản, xên mường, xên đông, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên lẩu nó, lễ hội xé then cho tới các lễ hội trong phạm vi gia đình như các nghi thức cúng vía “tám khuôn”, các lễ cúng ruộng “tám tế na”, cúng vía trâu “tám khuôn quai” hay các nghi thức khác liên quan tới thờ cúng tổ tiên và các nghi thức gia đình mà trong đó tết “Síp xí” rằm tháng bảy là một trong những tết lớn nhất của người Thái ở Yên Bái. Người Thái Yên Bái có kho tàng nghệ thuật dân gian rất phong phú. Các làn điệu dân ca, dân vũ, sinh hoạt văn hoá dân gian được tổ chức thường xuyên trong đời sống hàng ngày của người dân. “ Khắp”, “ Then” được thể hiện trong các hội xuân, hát gọi người yêu, đám cưới, đám tang. Đồng bào Thái Mường Lò có phong cách sống bình lặng nhưng lãng mạng, yêu thích các sinh hoạt cộng đồng, sẵn sàng tham gia các cuộc 14
  15. vui nhất là các đêm “khắp báo xao” (hát đối đáp), hội xòe, hội nàng Han, hội chơi hang Thẩm Lé vào tháng giêng, nhiều trò chơi như “Hạn khuống”, ném còn, đánh yến, “Tómáklẹ” (chọi quả lẹ) Người Thái có các loại nhạc cụ dân tộc vẫn được lưu truyền như khèn bè và 7 loại Pí (sáo) rất độc đáo như “ Pí Tót” là loại sáo chỉ một lỗ, “ Pí Pặp” là sáo của tình yêu dùng để gọi nhau tâm tình, “Pí Rạ” dùng ống rạ để thổi vv Văn học Thái khá phong phú, sinh động, hấp dẫn. Ngoài các thiên tình ca nổi tiếng như “Sóng trụ xôn xao” (tiễn dặn người yêu), tản chụ siết sương các cuốn biên sử, thi sử bằng chữ Thái như: Quăm Tố Mương (chuyện kể bản mường), Cầm Hánh Tạp sấc klơng (Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) nói lên lịch sử di thiên và truyền thống văn hoá của đồng bào Thái vùng Nghĩa Lộ - Văn Chấn. Tắm suối là tập quán lâu đời của đồng bào Thái nhất là đối với phụ nữ và thiếu nữ. Suối Nung, suối nước nóng ở Sơn A, Tú lệ là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa có nhiều nét riêng biệt này. Sinh hoạt ẩm thực của đồng bào Thái cũng khá cầu kỳ trong cách chế biến, sắp đặt, sử dụng gia vị và các phụ gia, gia vị nào đi theo món ăn đó, một món ăn của người Thái thường được chế biến khá công phu với các kỹ thuật chế biến làm sao không mất đi các hương vị đặc trưng của món ăn. Cách chế biến của người Thái có nhiều loại như nướng, lam, xôi, đồ, ủ, hấp, luộc, sấy, xào, rán và ăn sống trong đó cách xôi và nướng, lam, sấy được đồng bào sử dụng nhiều hơn cả. Cá là một thực phẩm khá phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của người dân trong đó món cá nướng “Pa Pỉnh tộp” là một đặc sản nổi tiếng của người Thái Nghĩa Lộ. Hiện nay, hầu hết người đồng bào dân tộc Dao ở địa bàn tỉnh đã được cấp GCN (theo dự án đo đạc cấp GCN đất lâm nghiệp của tỉnh). Đối với ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ được cấp theo hình thức tự kê khai hoặc trích đo độc lập từng thửa đất, chưa có bản đồ địa chính, do đó số liệu cấp GCN chưa được chính xác, hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện. d) Dân tộc Nùng: Dân tộc Nùng ở tỉnh Yên Bái có khoảng 18.741 người, chiếm 2,2 % dân số trong tỉnh, thuộc Dân tộc thiểu số đông dân thứ 5 sau dân tộc Tày, Mông, Dao, Thái. Người Nùng sinh sống chủ yếu tại huyện Lục Yên (14.571 người); Yên Bình 3.326 người. Dân tộc Nùng ở Yên Bái chủ yếu thuộc hai nhóm Nùng An và Nùng Phủ (tên chỉ nhóm địa phương của người Nùng). Người Nùng Yên Bái có tiếng nói riêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (dòng ngôn ngữ Nam Á) và có chữ viết từ rất sớm - chữ Nôm Nùng. Dân tộc Nùng mang các họ: Nông, Mông, Hoàng. Người Nùng Yên Bái có tiếng nói riêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (dòng ngôn ngữ Nam Á) và có chữ viết từ rất sớm - chữ Nôm Nùng. Tuy nhiên, ngày nay với nền văn hóa giao thoa rộng rãi giữa các dân tộc trong tỉnh, nên ngươi Nùng ngoài việc 15
  16. sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói riền của dân tộc, họ còn sử dụng thành thao ngôn ngữ và tiếng Việt. Do địa bàn cư trú của người Nùng ở nơi có nhiều rừng, núi và ở khoảng giữa là thung lũng lòng chảo nên đồng bào Nùng rất thành thạo trong khai thác đất đồi, làm nương rẫy; đất bằng đồng bào trồng lúa nước. Nguồn sống chính của đồng bào Nùng Yên Bái dựa vào cây lúa: lúa nước và lúa nương. Đồng bào dùng công cụ có sức kéo như cày, bừa, hệ thống cọn nước, mương tưới nước cho ruộng kết hợp với khoa học kỹ thuật mới, thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu, cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên hiệu quả kinh tế trên đất canh tác đã được nâng lên rất nhiều. Ngoài nguồn lương thực thu được từ cây lúa, đồng bào Nùng còn có thu được nhiều sản phẩm nông sản như ngô, sắn và các hoa màu khác. Nguồn thu chủ lực của gia đình người Nùng phải kể đến chăn nuôi. Đồng bào phát triển chăn nuôi cả trên cạn và dưới nước. Gia súc như trâu, bò, lợn và gia cầm như gà, vịt, ngan là vật nuôi phổ biến. Diện tích mặt nước đồng bào dùng để nuôi cá, vịt, ngan, ngỗng. Nghề thủ công truyền thống của đồng bào Nùng vẫn được duy trì phát triển như nghề mộc: làm giường, tủ, bàn, ghế, nghề rèn, các công cụ sản xuất như dao, cuốc, lưỡi cày nghề đan lát; các đồ dùng đồ đựng bằng tre, nứa Đồng bào Nùng Yên Bái tham gia tích cực vào phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng. Ngoài trồng các cây lấy gỗ, đồng bào cũng rất tích cực hưởng ứng trồng các loại cây công nghiệp như quế, sắn; cây ăn quả có giá trị cao như cam, hồng, quýt, Người Nùng Yên Bái ở nhà sàn: 3 gian, 5 gian, 7 gian. Hiện nay có một số ít làm nhà đất. Trong gia đình người Nùng, bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất mà gia đình nào cũng phải có. Bàn thờ thờ quan Thế âm Bồ Tát hoặc Hắc hổ huyền đàn (đồng bào gọi là thờ Ham); thờ tổ tiên và thờ Hoa vương Thánh mẫu (bà Mụ). Trong gia đình có người làm thầy cúng thì thờ thêm tổ sư của người cúng, bát hương để ở chỗ cao hơn bát hương thờ tổ tiên. Gia đình có người làm thầy thuốc làm thêm bát hương Quan thái y. Bất cứ gia đình người Nùng nào cũng thờ quan Phật trong nhà, có họ thờ quan Thế âm Bồ Tát, có họ thờ Ham. Đồng bào Nùng cho rằng có 2 vị thần này rất thiêng, có thể giúp gia đình diệt trừ yêu ma. Thờ tổ tiên của người Nùng theo tộc hệ 9 đời nhưng chỉ thờ đến đời thứ 3: bắt đầu từ đời cha, cụ. Đời thứ 4 tức kỵ, tổ tiên biến thành thần giữ gia súc, đồng bào thường cúng ngoài trời trong dịp tết Nguyên đán. Những tục thờ cúng trên minh họa tín ngưỡng của đồng bào Nùng mang đậm màu sắc tín ngưỡng đa thần nguyên thủy xen lẫn với những yếu tố Đạo Giáo, Phật giáo, Khổng giáo. 16
  17. Nghề thêu thổ cẩm, trạm khắc trên gốm, đục đá vẫn được duy trì. Nghề làm hương, dệt vải nhuộm vải được phụ nữ yêu thích. Sinh hoạt ẩm thực của người Nùng giản đơn nhưng khéo léo. Những thức ăn được chế biến từ nông sản phổ thông như gạo, ngô, sắn, rau trồng, rau rừng, thịt, cá nuôi được. Rượu được nấu từ chõ tự làm lấy, nguyên liệu sắn, gạo, men rượu được chế ra từ thảo mộc tự nhiên và bột gạo nếp. Những thức ăn ngày lễ tết được chế biến cầu kỳ như cá nướng, xôi đỏ, xôi tím Sống hòa nhập trong cộng đồng các dân tộc ở Yên Bái, người Nùng sống chân thực, giàu chất lao động sáng tạo, bảo lưu được truyền thống văn hóa của mình. Hiện nay, hầu hết người đồng bào dân tộc Dao ở địa bàn tỉnh đã được cấp GCN (theo dự án đo đạc cấp GCN đất lâm nghiệp của tỉnh). Đối với ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ được cấp theo hình thức tự kê khai hoặc trích đo độc lập từng thửa đất, chưa có bản đồ địa chính, do đó số liệu cấp GCN chưa được chính xác, hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện. đ) Dân tộc Mường: Dân tộc Mường là dân tộc có số lượng khoảng 16.541 người, chiếm 2,0% dân số của tỉnh và là dân tộc có số dân đông thứ Năm trong các dân tộc thiểu số, sau dân tộc Tày, Mông, Dao, Thái, Nùng. Dân tộc Mương sống chủ yếu ở huyện Văn Chấn (11.113 người), Trấn Yên (3.015 người). Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (dòng ngôn ngữ Nam Á). Trong gia đình, giao lưu văn hóa, tiếng Mường ở Yên Bái chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Kinh. Đến nay ở Yên Bái chưa phát hiện bộ chữ Mường nào mặc dù theo bộ sử thi dân gian “Đẻ đất, đẻ nước” thì người Mường có chữ viết cổ của mình. Đồng bào Mường Yên Bái cư trú chủ yếu trên các thung lũng ven suối, nguồn sống chính của đồng bào dựa vào nông nghiệp, trong đó phần lớn làm ruộng nước. Lúa nước là cây lương thực chính. Ngoài ra cũng làm thêm nương rẫy và trồng các loại cây màu khác như: ngô, khoai, sắn. Đồng bào Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Để đưa nước vào đồng ruộng, đồng bào thường đắp mương, phai, làm cọn nước. Trước đây hoa màu chủ yếu trồng trên nương nhưng nay đồng bào đã tận dụng thời gian giữa 2 vụ xuân của đất ruộng trồng thêm vụ màu. Cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động và ứng dụng các khoa học, kỹ thuật, đưa giống mới vào đồng ruộng, ở nhiều nơi đồng bào đã chuyển từ 2 vụ sang 3 vụ lúa, màu/năm. Những năm gần đây thực hiện chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước, đồng bào Mường đã tích cực phát triển nghề rừng, trồng các loại cây công nghiệp như chè, quế, cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm như: lợn, gà, trâu, bò góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào. Người Mường ở thị xã Nghĩa Lộ còn có thêm thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Đồng bào Mường ở Yên Bái có truyền thống yêu nước, đoàn kết và gắn bó với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhất là các dân tộc sinh sống cận kề như Kinh, Tày, 17
  18. Thái Ngày nay quan hệ giữa dân tộc Mường và các dân tộc khác không chỉ được gắn bó bởi quan hệ truyền thống mà có thêm các mối liên hệ khác như thông gia, kết nghĩa. Dân tộc Mường có nền văn hóa khá phong phú và đặc sắc. Đồng bào thường ở nhà sàn, dáng nhà chững chạc bề thế, thường từ ba đến năm gian, lợp ván thông hoặc cỏ gianh. Nếu nhà sàn Thái có Khau Cút làm biểu tượng thì đặc điểm ở nhà sàn Mường là có 2 cầu thang, cầu thang chính đối diện cổng vào, có hàng song trông như những tấm mắt cáo, hàng song vừa có ý nghĩa giữ an toàn cho người, vừa có ý nghĩa trang trí mỹ thuật. Còn cầu thang phụ ở phía cuối nhà chủ yếu để phụ nữ đi lại. Tục thờ cúng của đồng bào khá đơn giản, xếp theo thứ tự thờ tổ tiên, bản mường, thổ công, thờ thần linh. Nơi thờ tự tổ tiên thường đặt trên tấm sàn cao sát mái nhà ở mặt tiền gian thứ hai, nơi này chỉ có vị chủ nhà là nam giới hoặc khách quý mới được ngồi hoặc nằm nghỉ. Thờ thổ công đặt ở đầu cầu thang lên, còn thần linh thì lập miếu nhỏ ở ngoài vườn phía đầu trái nhà sàn, vật thờ cúng thường là cơm, rượu, thịt, bánh, hoa quả. Đồng bào Mường Yên Bái coi các bộ thi ca trên là niềm tự hào của dân tộc mình và truyền tụng chúng rộng rãi trong dân gian. Các nghệ nhân Mường Ao Luông (xã Sơn A - Văn Chấn) nay vẫn thuộc và hát những chương trong “Đẻ đất, đẻ nước” hay “vần va”. Bên cạnh kho tàng văn nghệ dân gian chung của cả dân tộc, người Mường ở Văn Chấn còn có sự tích Ao Luông, truyện Nàng Han, Truyện kể về các Mường như: Mường Cúc, Mường Đồng, Mường Sang, Mường Át Đồng bào còn có nhiều điệu múa hát cổ truyền như hát đang, hát ví 2.2. Về thực hiện chính sách về đất đai đối với vùng đồng bào dân tộc tại tỉnh Yên Bái. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đảm bảo quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến đất đai. Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Trong công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, không để xảy ra các điểm nóng trên địa bàn tỉnh và đặc biệt tại vùng cao đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong việc giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai đã được thực hiện dứt điểm, đúng thẩm quyền. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số chưa quan niệm, hiểu và nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng, mua bán đất đai tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số 18
  19. rất ít, hầu như là không có giao dịch. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người dân tộc thiểu số mới dừng lại về mặt quản lý, chưa có ý nghĩa như là một tài sản. 2.3. Đánh giá tác động khi triển khai thực hiện dự án a. Các tác động tích cực: Qua các phương pháp điều tra, phân tích và phỏng vấn, tham vấn người dân, nhìn chung, việc triển khai thực hiện dự án được cho rằng sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đối với cộng đồng dân cư trong vùng dự án, trong đó có lợi ích của cộng đồng dân tộc thiểu số, cụ thể như sau: - Giảm thời gian hành chính và tăng hiệu quả cho người sử dụng đất: Việc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng internet sẽ tăng cường tính minh bạch về thông tin trong việc kê khai, thực hiện các thủ tục của người dân, tiết kiệm thời gian và tính hiệu quả trong việc tiếp cận với các cơ quan và công chức nhà nước. Dựa vào các hoạt động cải cách hành chính, chi phí đi lại và giấy tờ, cùng với các vấn đề về quan liêu và sự phiền nhiễu sẽ được giảm thiểu. - Cải thiện môi trường kinh doanh: Với sự minh bạch về thông tin đất đai và việc tra cứu thông tin một cách thuận tiện, nhà đầu tư có thể thu được các thông tin mà họ cần để phục vụ cho lô đất mà họ nhắm tới (tình trạng của lô đất, yêu cầu và các thủ tục của hợp đồng mà không cần phải đến vị trí lô đất). - Cải thiện thủ tục hành chính cho các dịch vụ công cộng và người sử dụng đất hộ gia đình: Dựa vào việc chia sẻ về thông tin đất đai giữa các dịch vụ công liên quan, như phòng công chứng, cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan thuế . cho thấy sự cải thiện đáng kể trong đẩy nhanh sự phối hợp trong giải quyết công cho người sử dụng đất. Đặc biệt, sự liên kết giữa các phòng công chứng với nhau sẽ tránh được việc sự chồng chéo trong dịch vụ công chứng như là công chứng viên có thể kiểm tra được lô đất đó có được công chứng tại một nơi khác hay không trước khi họ tiến hành các dịch vụ công chứng. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc giảm chi phí của quá trình kiểm tra và xác mình hồ sơ vì hồ sơ đó đã có sẵn trên hệ thống MPLIS. Những đối tượng sử dụng là hộ gia đình, cá nhân có thể hưởng lợi từ việc liên kết giữa các phòng công chứng vì có thể giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan. Họ có thể kiểm tra về việc lô đất của họ có nằm trong khu vực dự án, hay quy hoạch cho vùng phát triển mới hoặc trong một cuộc tranh chấp nào đó. Điều này sẽ làm giảm tối thiểu các rủi ro trong giao dịch về đất. b. Tác động tiêu cực: Dự án sẽ đặt trọng tâm vào việc cải thiện khung pháp lý, xây dựng và điều hành MPLIS trên cơ sở dữ liệu về đất đai hiện có để quản lý đất tốt hơn và phát triển kinh tế - xã hội. Dự án không đề xuất xây dựng bất kỳ công trình dân dụng nào, do đó sẽ không có thu hồi đất. Sẽ không có bất kì tác động nào gây ra hạn chế cho việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên và ngược lại, do đó, tác động tiêu cực khi triển khai dự án hầu như không có. Tuy nhiên, sẽ phát sinh các vấn đề thực tiễn cần giải quyết khi các thông tin liên quan đến người sử dụng đất rõ ràng, cụ thể và minh bạch hơn như: Tranh chấp đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của từng chủ thể sử dụng đất khi có sự so sánh 19
  20. Việc giải quyết những tác động tiêu cực sẽ được thể hiện trong các hoạt động cụ thể tại bản Kế hoạch này để đảm bảo việc tổ chức thực hiện. 2.4. Khung chính sách và cơ sở pháp lý 2.4.1. Quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam đối với các nhóm dân tộc thiểu số Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc luôn có vị trị chiến lược quan trọng. Tất cả người dân tộc ở Việt Nam đều có đầy đủ quyền công dân và được bảo vệ bằng các điều khoản công bằng theo Hiến pháp và pháp luật. Chủ trương, chính sách cơ bản đó là "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”, trong đó vấn đề ưu tiên là "đảm bảo phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi”. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam (Điều 5) như sau: “1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.” Hiến pháp sửa đổi qua các năm từ 1946, 1959, 1980, 1992 và đến năm 2013 đều quy định rõ “Tất cả các dân tộc là bình đẳng, thống nhất, tôn trọng và giúp đỡ nhau để cùng phát triển; tất cả các hành vi phân biệt đối xử, phân biệt dân tộc; DTTS có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết, duy trì bản sắc của dân tộc, và duy trì phong tục, nguyên tắc và truyền thống của họ. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi cho người DTTS phát huy sức mạnh nội lực để bắt kịp với sự phát triển của quốc gia”. Các vấn đề về đất đai là bản chất chính trị và có thể gây tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Chính sách đất đai có tác động rất lớn đối với sự phát triển bền vững và cơ hội về phát triển kinh tế - xã hội cho mọi người cả ở khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là những người nghèo. Tại Điều 53, Hiến pháp và Điều 4, Luật đất đai 2013 đã nêu rõ về vấn đề sở hữu đất như sau: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Theo quy định này thì đất đai là thuộc sở hữu của toàn dân, Nhà nước đóng vai trò là đại diện chủ sở hữu để quản lý và Nhà nước trao quyền sử dụng 20
  21. đất cho các đối tượng sử dụng đất (người sử dụng đất) với các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai. Điều 27, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. Điều 28, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai; thực hiện công bố kịp thời, công khai thông tin cho các tổ chức, cá nhân; cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định. Điều 43, Luật đất đai 2013 về “Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” quy định: Cơ quan nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như được quy định tại khoản 1 và 2 của Điều 42 của Luật này sẽ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất”. Việc lấy ý kiến của người dân sẽ được diễn ra thông qua công khai thông tin về nội dung của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, qua các hội nghị và tham vấn trực tiếp. Điều 110, Luật Đất đai năm 2013 quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số. Theo quy định của Luật Đất đai, cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại Khoản 3, Điều 131, Luật Đất đai và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 100) và được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc (Điều 131), đồng thời việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình, cá nhân là DTTS không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương (Điều 133). Nhà nước yêu cầu áp dụng chính sách kinh tế - xã hội cho từng vùng và từng dân tộc, có tính đến nhu cầu cụ thể của các nhóm DTTS. Kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam chú trọng tới DTTS. Một vài chương trình chính của DTTS, như Chương trình 135 (xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nghèo, vùng xa và sâu) và Chương trình 134 (xóa nhà tạm). 2.4.2. Sự thống nhất với chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới về người bản địa 21
  22. Chính sách hoạt động 4.10 (cập nhật năm 2013) của Ngân hàng Thế giới (WB) yêu cầu Bên đi vay thực hiện một quá trình tham vấn tự do, được thông báo trước và được thực hiện trước khi tiến hành dự án với người dân bản địa khi người dân bản địa bị ảnh hưởng bởi dự án. Mục đích của việc tham vấn này là nhằm tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu những tác động xấu của dự án đến người DTTS và để đảm bảo các hoạt động của dự án phù hợp với văn hóa và phong tục của địa phương. Khuyến khích việc ra quyết định của địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong khuôn khổ quy định pháp luật của Việt Nam về phân cấp và về đất đai phù hợp với chính sách của Ngân hàng thế giới. Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới chỉ rõ người dân bản địa là nhóm (a) tự xác định là những thành viên của nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và điều đó được những nhóm khác công nhận; (b) cùng chung môi trường sống riêng biệt về mặt địa lý hoặc cùng lãnh thổ của tổ tiên trong khu vực dự án và cùng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên trong những môi trường và lãnh thổ này; (c) thể chế về văn hóa theo phong tục tập quán riêng biệt so với xã hội và văn hóa chủ đạo; và (d) một ngôn ngữ bản địa, thường là khác với ngôn ngữ chính thức của đất nước hoặc của vùng. Trong phạm vi triển khai dự án VILG, các nhóm dân tộc thiểu số tại các địa bàn triển khai dự án có khả năng nhận được lợi ích lâu dài từ việc được truyền thông để nhận thức được các quy định của pháp luật cho đến việc được tiếp cận với các thông tin đất đai và các dịch vụ đất đai. Việc xây dựng kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) là hành động để giảm thiểu các tác động tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án. Đảm bảo công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững, đồng thời, tôn trọng đầy đủ nhân phẩm, quyền con người, giá trị kinh tế và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. III. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 3.1. Kết quả các phát hiện chính từ tham vấn về xã hội Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các huyện miền núi trong khu vực dự án tổ chức tham vấn người đồng bào DTTS tại 04 xã/03 huyện (xã Tân Lĩnh, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên; xã Vân Hội, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên và xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải). Thông tin chi tiết về các đối tượng được tham vấn xem tại Phụ lục 1 PPMU đã thực hiện tham vấn với các đối tượng: (1) Làm công tác quản lý như cán bộ các Sở, ngành, phòng tài nguyên và môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Công chức địa chính xã, (2) Các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất; và (3) Cộng đồng DTTS. Kết quả tổng hợp nội dung từ các Phiếu tham vấn cụ thể như sau: Cán bộ quản lý Tổ chức Đồng bào DTTS STT Nội dung tham vấn Trung Trung Trung Tốt Kém Tốt Kém Tốt Kém bình bình bình 22
  23. Cung cấp các thông tin đất đai của các cơ 1 quan đăng ký đất đai    cho người sử dụng đất Kỹ năng ứng dụng và 2 sử dụng công nghệ    thông tin Giải quyết các thủ tục hành chính về đất 3    đai của các cơ quan đăng ký đất đai Giải quyết khiếu nại 4    về đất đai Tổ chức tuyền truyền, phổ biến để 5    nâng cao nhận thức cộng đồng Ghi chú: Kết quả được lấy trên cơ sở đa số phiếu đã tổng hợp Trên cơ sở đó khi PPMU giới thiệu về Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, những mục tiêu cụ thể của dự án thì hầu hết các đối tượng được tham vấn đều bày tỏ sự đồng tình với Dự án và mong muốn dự án được triển khai sớm để họ được dễ dàng có được các thông tin đất đai cần thiết. Để giảm thiểu những tác động không mong muốn của dự án về dân tộc thiểu số, hầu hết những người được hỏi đồng ý đề xuất các biện pháp sau đây: - Tăng cường công tác cung cấp thông tin về đất đai cho các đối tượng sử dụng đất theo nhiều loại hình (bao gồm cả dịch vụ công) nhằm hạn chế các khiếu nại có liên quan đến đất đai của người dân và doanh nghiệp. - Tập trung, tuyền truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức đối với những đối tượng DTTS, người nghèo với nhiểu hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng, phong tục tập quán; - Tập huấn kỹ năng sử dụng máy tính cho cán bộ thôn và người dân. 3.2. Khung tham vấn và phương pháp tham vấn cộng đồng PPMU sẽ thiết lập một khung tham vấn bao gồm các vấn đề về giới và liên thế giới để cung cấp cơ hội tư vấn và sự tham gia của cộng đồng DTTS, tổ chức DTTS và các tổ chức dân sự khác trong các hoạt động của dự án trong quá trình thực hiện dự án. Khung tham vấn sẽ làm rõ (I) mục tiêu tham vấn, (II) nội dung tham vấn; (II) phương pháp tham vấn; và (IV) thông tin phản hồi. Dựa trên khung tham vấn, một kế hoạch tham vấn sẽ được xây dựng và triển khai như sau: (I) Mục tiêu tham vấn và thông tin cơ bản cần có từ họ; (II) xác định các vấn đề cần thiết cho tham vấn; (III) lựa chọn các 23
  24. phương pháp tham vấn phù hợp với mục tiêu tham vấn và văn hóa của các nhóm DTTS; (IV) chọn địa điểm và thời gian để tham khảo ý kiến phù hợp với văn hóa và tập quán của các nhóm DTTS; (V) ngân sách để thực hiện; (VI) thực hiện tư vấn; và (VII) sử dụng kết quả tham vấn và trả lời. Một số phương pháp tham vấn phổ biến và hiệu quả là: (I) Họp cộng đồng hoặc thảo luận nhóm; (II) phỏng vấn với các nhà cung cấp thông tin quan trọng hoặc phỏng vấn sâu; (III) sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc; (IV) Triển lãm và trình diễn di động. Các phương pháp và ngôn ngữ được chọn sẽ phù hợp với văn hóa và thực tiễn của cộng đồng DTTS. Ngoài ra, thời gian thích hợp sẽ được phân bổ để có được sự hỗ trợ rộng rãi từ những người liên quan. Các thông tin liên quan đến dự án có liên quan, đầy đủ và có sẵn (bao gồm các tác động tiêu cực và tiềm năng) cần được cung cấp cho người DTTS theo những cách phù hợp nhất về mặt văn hóa trong quá trình thực hiện dự án. IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG Dựa trên kết quả tham vấn và đánh giá, kế hoạch hành động bao gồm các hoạt động sau để đảm bảo người dân tộc thiểu số nhận được lợi ích kinh tế xã hội tối đa của dự án theo cách phù hợp với văn hóa, bao gồm đào tạo để nâng cao năng lực của các cơ quan thực hiện dự án. 1. Hoạt động 1: Thiết lập nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh, nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện Để xây dựng một kênh phổ biến thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi của người sử dụng đất, đặc biệt là cộng đồng DTTS, một nhóm tư vấn cộng đồng cấp huyện cần được thành lập. Thành phần của nhóm bao gồm đại diện của Ban DTTS, Phòng TNMT, VPĐK đất đai, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, cán bộ Ban QLDA tỉnh, lãnh đạo xã, cán bộ địa chính xã, Mặt trận tổ quốc xã, Hội phụ nữ xã. UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định thành lập nhóm và quy định cơ chế hoạt động của nhóm. Nhiệm vụ chính của nhóm là phổ biến thông tin về dự án và thực hiện các cuộc tham vấn với cộng đồng DTTS về các hoạt động của dự án nhằm thu thập thông tin và ý kiến phản hồi của cộng đồng DTTS về các vấn đề chính sau đây để cung cấp kịp thời cho Ban QLDA và các cơ quan thực hiện dự án cũng như cộng đồng DTTS: - Nhu cầu về thông tin đất đai của cộng đồng DTTS ở địa phương; - Các yếu tố văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng DTTS cần được quan tâm trong quá trình thực hiện các hoạt động của dự án; - Phong tục truyền thống về sử dụng đất đai của cộng đồng DTTS cần được quan tâm xem xét trong quá trình xử lý cũng như cung cấp thông tin về đất đai; - Những trở ngại trong việc phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia của cộng đồng DTTS trong quá trình thực hiện dự án và sử dụng các thành quả của dự án; - Đề xuất các giải pháp khắc phục các trở ngại nhằm đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với dự án và sử dụng các thành quả của dự án một cách hiệu quả và bền vững; 24
  25. - Tiếp nhận các khiếu nại và làm việc với các cơ quan liên quan để giải quyết các khiếu nại và phản hồi kết quả giải quyết khiếu nại của người dân một cách kịp thời. Trong quá trình thực hiện dự án, Ban QLDA và các đơn vị liên quan cần tham vấn thường xuyên với nhóm này. Các phương pháp tham vấn có thể được sử dụng phù hợp với đặc điểm văn hóa của các DTTS là họp cộng đồng, thảo luận nhóm mục tiêu (nhóm phụ nữ, nhóm dễ bị tổn thương), phỏng vấn sâu những người cung cấp thông tin chủ chốt (già làng, trưởng thôn bản, cán bộ quản lý đất đai, đại diện các nhà cung cấp dịch có liên quan), trình diễn mô hình. Các phương pháp này cần bao gồm các yếu tố về giới và liên thế hệ, tự nguyện, và không có sự can thiệp. Tham vấn cần được thực hiện hai chiều, tức là cả thông báo và thảo luận cũng như lắng nghe và trả lời thắc mắc. Tất cả các cuộc tham vấn cần được tiến hành một cách thiện chí, tự do, không hăm dọa hay ép buộc, tức là không có sự hiện diện của những người có thể ảnh hưởng đến người trả lời, cung cấp đầy đủ thông tin hiện có cho những người được tham vấn nhận được sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với các hoạt động của dự án. Phương pháp tiếp cận toàn diện và đảm bảo bao gồm yếu tố về giới, phù hợp với nhu cầu của các nhóm bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương, đảm bảo các ý kiến có liên quan của những người bị ảnh hưởng, các bên liên quan khác được cân nhắc trong quá trình ra quyết định. Đặc biệt, người sử dụng đất là người DTTS sẽ được cung cấp các thông tin có liên quan về dự án càng nhiều càng tốt, một cách phù hợp về văn hóa trong thực hiện dự án, theo dõi và đánh giá để thúc đẩy sự tham gia và hòa nhập. Thông tin có thể bao gồm nhưng không giới hạn về các nội dung như khái niệm dự án, thiết kế, đề xuất, biện pháp bảo vệ, thực hiện, theo dõi và đánh giá. Tất cả các thông tin có liên quan cần lấy ý kiến cộng đồng DTTS sẽ được cung cấp thông qua hai kênh. Thứ nhất, thông tin sẽ được phổ biến cho các trưởng thôn/bản tại cuộc họp hàng tháng của họ với lãnh đạo của UBND xã hoặc Nhóm tham vấn để được chuyển tiếp cho người dân trong các cuộc họp thôn một cách phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của các nhóm DTTS. Thứ hai, thông báo bằng tiếng Việt và bằng ngôn ngữ của người DTTS (nếu cần) sẽ được công khai tại UBND xã ít nhất một tuần trước cuộc tham vấn. Việc thông báo sớm như vậy đảm bảo người dân có đủ thời gian để hiểu, đánh giá và phân tích thông tin về các hoạt động được đề xuất. Ngoài ra, các hoạt động của dự án cần thu hút sự tham gia tích cực và sự hướng dẫn (chính thức và không chính thức) của các cán bộ địa phương như trưởng thôn, các thành viên của các nhóm hòa giải ở cấp thôn, bản, ấp Ban giám sát cộng đồng ở cấp xã cần giám sát chặt chẽ việc tham gia của các tổ chức địa phương và cán bộ trong các hoạt động khác nhau của dự án VILG. Thông tin đầu vào được sử dụng để theo dõi và đánh giá có thể bao gồm khả năng truy cập của người DTTS vào hệ thống thông tin đất đai được thiết lập trong khuôn khổ dự án, lợi ích từ các thông tin nhận được Bằng cách cho phép sự tham gia của các bên liên quan thuộc nhóm DTTS trong quá trình lập kế hoạch dự án, thực hiện, giám sát và đánh giá, dự án có thể đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số nhận được các lợi ích xã hội và kinh tế từ dự án một cách phù hợp với văn 25
  26. hóa của họ. Với sự tham gia của cộng đồng DTTS, các thông tin đất đai do VILG thiết lập sẽ góp phần tăng thêm sự minh bạch và hiệu quả, đạt được các mục tiêu của dự án đối với các nhóm DTTS. Cần xây dựng năng lực cho các bên liên quan, đặc biệt là Nhóm tham vấn để tránh những hạn chế đang tồn tại trong việc thực hiện tham vấn cộng đồng địa phương, chẳng hạn như tham vấn một chiều, không cung cấp đủ thông tin, vội vàng và có sự ép buộc. 2. Hoạt động 2: Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại. * Chiến lược truyền thông: Một chiến lược truyền thông thích hợp cần được thiết lập và thực hiện để thúc đẩy nhu cầu sử dụng thông tin đất đai của người dân nói chung và người DTTS cũng như nhóm dễ bi tổn thương nói riêng, đồng thời thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hơn từ các chính quyền địa phương trong việc giải quyết những hạn chế về cung cấp các dịch vụ thông tin đất đai một cách đầy đủ. Chiến lược truyền thông và Sổ tay thực hiện của dự án VILG cần xem xét nội dung, các yêu cầu của người dân đã được phản ánh trong các cuộc tham vấn cộng đồng địa phương để tránh bỏ qua nhóm dễ bị tổn thương và lợi ích của họ trong dự án. Chiến lược truyền thông cần tạo ra một môi trường đối thoại hai chiều, nghĩa là nó không chỉ là kênh thông tin của dự án đến với cộng đồng, mà còn lắng nghe, phản hồi và đáp ứng các mối quan tâm của cộng đồng. Vì vậy, điều quan trọng là phải thiết kế và thực hiện một chiến lược truyền thông toàn diện để hỗ trợ dự án. Dự thảo chiến lược truyền thông nên tập trung vào các vấn đề sau đây: - Với bên cung cấp dịch vụ: ✓ Cách thức có được và nâng cao sự cam kết của chính quyền và những cán bộ thực hiện tại trung ương cũng như địa phương đối với việc cải cách hệ thống thông tin đất đai hiện nay. Đây là một quá trình vận động xã hội để xây dựng lòng tin của những người sử dụng đất. Kết quả của quá trình này, các cơ quan quản lý đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi với sự hỗ của VILG; đảm bảo sự tham gia thường xuyên của người sử dụng đất thông qua việc đưa ra các câu hỏi và mối quan tâm của họ về quyền lợi của mình về sử dụng đất cũng như tiếp cận với các thông tin đất đai; cung cấp các thông tin đất đai đáng tin cậy tại địa phương. Ngoài ra, các cán bộ địa phương cần nâng cao kỹ năng giao tiếp; biết cách tạo thuận lợi và tạo diễn đàn cho sự tham gia của cộng đồng trong việc phản hồi trong quá trình thực hiện dự án VILG. ✓ Cách thức xây dựng nền tảng cho sự tham gia của cộng đồng trong việc thảo luận và đối thoại với các cán bộ quản lý đất đai về các vấn đề khác nhau, bao gồm cả mối quan tâm và yêu cầu hiểu biết về quyền sử dụng đất của họ, cũng như kết quả về thông tin đất đai mà người dân có được từ hệ thống thông tin của dự án. ✓ Cách thức xây dựng nền tảng truyền thông ở các cấp độ khác nhau (ví dụ phiếu báo cáo của người dân, các cuộc họp thôn ) để nhận được các thông tin phản hồi về hoạt động của bên cung cấp và khả năng của các bên này để đối phó với sự gia tăng nhu cầu đối với dịch vụ thông tin đất 26
  27. đai, đây cũng là một kết quả của dự án VILG. Các thủ tục về cơ chế phản hồi này cần phải rõ ràng và minh bạch, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương. Ví dụ như các việc liên quan đến các kênh tiếp nhận thông tin phản hồi và những bên liên quan phải chịu trách nhiệm giải quyết các ý kiến phản hồi và khoảng thời gian xử lý. Hướng dẫn kịp thời và đáp ứng những quan tâm và kiến nghị người sử dụng đất phải được cung cấp thông qua các nền tảng chiến lược truyền thông và quá trình theo dõi. - Với bên cầu: ✓ Làm thế nào để nâng cao nhu cầu và sau đó duy trì cách thức sử dụng dịch vụ thông tin đất đai, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương. ✓ Làm thế nào để tạo ra sự thay đổi trong hành vi giao tiếp, đặc biệt là giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau trong địa bàn dự án. Chiến lược truyền thông và tài liệu nên được thiết kế có tính đến sự khác biệt văn hoá trong hành vi giữa các nhóm người dân tộc khác nhau và thay đổi phù hợp với các hành vi này. ✓ Làm thế nào để điều chỉnh các hoạt động và các buổi tuyên truyền tại địa phương về thông tin đất đai trong chiến dịch truyền thông để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá có liên quan. Chiến lược nên bao gồm sự khác nhau về phổ biến thông tin giữa các nhóm dân tộc khác nhau và tận dụng cấu trúc, cơ chế truyền thông đáng tin cậy và các tổ chức chính thức và không chính thức của người dân tộc thiểu số thuộc khu vực dự án để phổ biến, cho phép hỗ trợ và tư vấn cho những người dân tộc thiểu số về sử dụng đất, bằng ngôn ngữ của họ và theo cách phù hợp với văn hoá của họ. Các cán bộ địa phương sẽ được khuyến khích tích cực hỗ trợ nhóm khó tiếp cận. ✓ Có cơ chế giải quyết các vướng mắc, rào cản và những khó khăn gây ra bởi tập quán và tín ngưỡng văn hoá của người DTTS và trả lời những thắc mắc của các bên liên quan. - Truyền thông tiếp cận cộng đồng: Các tài liệu truyền thông phù hợp để phổ biến: xây dựng và phổ biến một bộ trọn gói các tài liệu in ấn và nghe nhìn (tập tài liệu, tờ rơi, áp phích, phim tài liệu ngắn, chương trình đào tạo, quảng cáo trên tivi, radio với các biểu tượng có liên quan, các thông điệp và các khẩu hiệu) cho các nhóm mục tiêu của chiến lược truyền thông, điều này là cần thiết để đảm bảo các thông điệp và kiến thức chính sẽ được chuyển giao cho các bên liên quan của dự án VILG, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương. Công việc này sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho người sử dụng đất, thay đổi thái độ và hành vi của họ trong việc tìm kiếm thông tin đất đai và về lâu dài góp phần thay đổi và duy trì các hành vi được khuyến khích theo dự án. Các thiết kế của tài liệu nên phù hợp (về mặt xã hội và văn hoá đều được chấp nhận) cho các nhóm đối tượng dựa trên tiêu chuẩn về xây dựng tài liệu truyền thông (rõ ràng, súc tích, trình bầy đẹp và đầy đủ các nội dung ). Tài liệu cần phải được xây dựng một cách cẩn thận để phổ biến thông tin một cách hiệu quả cho các gia đình trí thức, các gia đình lao động và gia đình dân tộc mà 27
  28. tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, do đó cần sử dụng ngôn ngữ phi kỹ thuật cộng với các hình vẽ minh họa ở những chỗ có thể là rất quan trọng. Những tài liệu này nên được thử nghiệm với một số cộng đồng được lựa chọn tại một số tỉnh của dự án để đánh giá tính toàn diện và hiệu quả nhất có thể. Cuối cùng nhưng cũng không kém quan trọng là phải tiến hành định hướng, đào tạo cho các bên liên quan như đã được xác định trong chiến lược truyền thông về cách sử dụng các tài liệu truyền thông một cách hiệu quả. Chiến dịch truyền thông: Các chiến dịch truyền thông đại chúng cũng có thể thích hợp để phổ biến thông tin một chiều. Trọng tâm của chiến dịch nên chủ yếu tập trung vào thông tin ở các khu vực cụ thể, mà có thể được phát sóng trên đài truyền hình và đài phát thanh địa phương. Việc sử dụng các loa phóng thanh xã có thể là một phương tiện hiệu quả để truyền đạt được đến một số lượng lớn người dân với một chi phí tương đối thấp, nhưng cũng phải nhận thấy rằng thông tin truyền thông qua các phương tiện này không phải lúc nào cũng lưu lại và không thể được sử dụng trong các khu vực nơi người dân sống một cách rải rác. Một cách thích hợp, sử dụng một số các đoạn hát, tiểu phẩm hay các khẩu hiệu dễ nhớ có thể giải quyết được vấn đề này ở một mức độ nào đó. Cung cấp thông tin công khai về bản đồ, quy hoạch và thủ tục (theo cách thức dễ tiếp cận) ở cả cấp huyện và cấp xã cũng có thể hữu ích. Trước khi triển khai MPLIS, các chiến dịch truyền thông cần được triển khai với nội dung về lợi ích cơ bản và kiến thức về việc làm thế nào để truy cập và sử dụng thông tin đất đai của MPLIS và các loại lệ phí liên quan (nếu có). Những chiến dịch này nên được thực hiện thông qua các cuộc họp, phương tiện truyền thông đại chúng và phổ biến tài liệu IEC được in ấn hoặc tài liệu nghe nhìn, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội của địa phương cụ thể. Sự tham gia của các đầu mối thông tin địa phương: Chính quyền địa phương được khuyến khích tham gia và phát huy vai trò của cán bộ thôn, đặc biệt là những người từ các tổ chức đoàn thể cộng đồng, công đoàn. Đầu mối thông tin liên lạc nên là trưởng thôn/bản, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò của họ rất quan trọng và hiệu quả trong thực hiện truyền thông. Các cá nhân và tổ chức này chủ yếu là người dân tộc thiểu số đang sinh sống trong khu vực; do vậy, họ sẽ rất tích cực trong việc truyền, phổ biến chính sách, chương trình đến người dân địa phương có liên quan. Mỗi địa phương sẽ quyết định về các đầu mối thông tin liên quan và hiệu quả nhất phù hợp với bối cảnh hiện tại của địa phương mình. Tư vấn: Đánh giá chỉ ra rằng nhiều người trả lời không biết về pháp luật đất đai và làm thế nào áp dụng được nó trong thực tế (giải thích pháp luật). Vì vậy, có thể cần thiết phải có tư vấn hỗ trợ song song với MPLIS trong một số cộng đồng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp địa phương: Các cuộc họp tại phường, xã thường xuyên bao gồm cả các phiên chất vấn và trả lời định kỳ có thể là một trong những cách làm hiệu quả nhất để hỗ trợ các cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động dự án, nhận và phản hồi ý kiến của họ. Tại các khu vực đô thị, điều này cũng sẽ cung cấp cho người dân có cơ hội để tham gia chặt chẽ hơn với các cán bộ quản lý đất đai của địa phương so với hiện tại. Tuy nhiên, thông tin cho người nghèo cần được cung cấp thông qua việc đến thăm nhà của họ hoặc một cuộc họp với người nghèo vì họ thường không tham dự các cuộc họp phổ biến. 28
  29. Công cụ hiện đại: Ban quản lý dự án tỉnh sẽ biên soạn nội dung truyền thông và sử dụng công cụ truyền thông nghe nhìn dễ hiểu như đĩa DVD với phần tiếng Việt và một số nội dung dự án VILG dịch sang tiếng các DTTS (nếu phù hợp) sẽ được chuẩn bị để sử dụng trong quá trình hoạt động tại địa phương dựa trên các đề xuất của nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện. Cách tiếp cận và sử dụng MPLIS và các dịch vụ của văn phòng đăng ký đất là một số nội dung được giới thiệu trong công cụ truyền thông này. Công cụ truyền thông này sẽ được lưu giữ tại các trung tâm văn hóa và UBND xã để có thể dùng diễn giải về Dự án VILG và việc quản lý/tiếp cận thông tin đất đai. Thiết bị hiện đại: Ban quản lý dự án tỉnh có thể xem xét trang bị máy tính tại xã, ấp để người DTTS có thể truy cập thông tin dễ dàng, thuận tiện (cần có đào tạo và hướng dẫn). Ban quản lý dự án tỉnh tăng cường tiếp cận và chia sẻ thông tin đất đai cho người DTTS. 3. Hoạt động 3: Đào tạo cho các trưởng thôn, bản, già làng, người có uy tín trong cộng đồng. Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thuyết trình để tuyên truyền, vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng điều hành, xử lý các công việc phát sinh trong cộng đồng DTTS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các Trưởng thôn, bản, vận động các hộ đồng bào DTTS tích cực tham gia, hưởng ứng thực hiện hiệu quả mục tiêu của dự án, Ban QLDA cấp tỉnh phối hợp với Ban QLDA cấp TW tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các đối tượng là Trưởng thôn, bản, già làng, người có uy tín, để họ có thể hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện Dự án. Các khóa đào tạo, tập huấn cần được thực hiện càng sớm càng tốt và trong suốt quá trình dự án. 4. Hoạt động 4: Tổ chức họp dân ở các thôn, bản và các xã. Tại các thôn, bản, xã có đông đồng bào DTTS, Ban quản lý dự án tỉnh, Nhóm tham vấn cộng đồng cấp huyện sẽ tổ chức nhiều cuộc họp ở từng xã, ấp với người DTTS tại địa phương để trả lời các câu hỏi và mối quan tâm của họ (có phiên dịch sang tiếng dân tộc (nếu cần). Các hoạt động này sẽ được bắt đầu trước khi triển khai dự án và sẽ được duy trì trong suốt chu trình dự án. Trong các cuộc họp với người DTTS này, các kênh và cách truy cập các thông tin, tài liệu về đất đai, các chính sách ưu đãi các chính sách phản hồi thông tin cũng sẽ được giới thiệu. Ban quản lý dự án tỉnh kết hợp với cơ quan truyền thông đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương) tuyên truyền, phổ biến các thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và các địa phương. Tài liệu để phục vụ cho các cuộc họp dân, tham vấn lấy ý kiến ở cấp xã do Văn phòng Ban quản lý dự án tỉnh cung cấp trên cơ sở sử dụng các mẫu, các văn bản pháp luật hoặc những tài liệu tuyên truyền do Ban quản lý dự án cấp Trung ương biên soạn. Tất cả các tài liệu thông tin được thực hiện một cách đơn giản, thông điệp và hình ảnh rõ ràng. Trong điều kiện kinh phí dự án cho phép, một số nội dung quan trọng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ dân tộc thiểu số (nếu cần) để phổ biến trong cộng đồng người dân tộc tại địa phương. 29
  30. 5. Hoạt động 5: Đào tạo cán bộ quản lý đất đai. Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương (Văn phòng đăng ký đất đai), đảm bảo việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai khi đồng bào DTTS có nhu cầu cần thực hiện. Tổ chức Hội thảo định hướng cho các cán bộ quản lý đất đai trong việc tiếp cận với người dân tộc thiểu số. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến: (1) nhu cầu đặc biệt của cộng đồng DTTS; (2) tầm quan trọng về vai trò, trách nhiệm của các cán bộ thực thi công vụ trong chiến lược, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực DTTS. Nâng cao chất lượng phục vụ của các cán bộ làm công tác trong việc cung cấp dịch vụ thông tin về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. 6. Hoạt động 6: Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai ở các cộng đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống. Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai cho các nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, xa thông qua hình thức cử cán bộ làm việc định kỳ trực tiếp tại UBND xã những nơi này, đồng thời tập huấn cán bộ cấp xã thực hiện việc tra cứu, hỗ trợ tiếp nhận và sử dụng hệ thống thông tin đất đai qua mạng Internet để cung cấp thông tin đất đai cho các nhóm dân tộc thiểu số và xác nhận các hợp đồng giao dịch về đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tham vấn với chính quyền xã, thôn và nhóm tham gia cộng đồng cấp xã để xây dựng kế hoạch, lịch làm việc trực tiếp định kỳ phù hợp với điều kiện của đồng bào dân tộc tại địa phương. Chính quyền xã, thôn sẽ thông báo rộng rãi các kế hoạch và lịch làm việc này để mọi người dân được biết và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu. Dự án sẽ thúc đẩy hoạt động của các tổ chức đoàn thể địa phương, chẳng hạn như Hội thanh niên và các đoàn thể phụ nữ và các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này có thể tăng thêm nỗ lực về thông tin minh bạch trong cộng đồng DTTS thông qua việc áp dụng quy trình lập kế hoạch có nhiều sự tham gia và phát triển năng lực. Đặc biệt, cần khuyến khích tuyển dụng các cán bộ hỗ trợ địa phương từ các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là Hội phụ nữ. Các thủ tục mà người dân cần thực hiện để cấp Giấy chứng nhận sẽ được thiết lập tại các xã, đồng thời các thủ tục khác liên quan đến đất đai cũng được thực hiện tại xã. Công chức địa chính cấp xã sẽ hỗ trợ cho bà con để không gây phiền hà. Các mẫu thông tin liên quan đến cấp giấy chứng nhận sẽ được công bố tại các UBND xã, thôn (nhà văn hóa hay nơi dân bản thường tập trung, lui tới). 7. Hoạt động 7: Cung cấp thông tin về cơ chế giải quyết tranh chấp. Cán bộ địa chính địa phương sẽ được lưu ý tại các khóa đào tạo của Dự án rằng bất cứ vấn đề về đất đai nào liên quan đến cộng đồng người dân tộc thiểu số phải được báo cáo cho Ban quản lý dự án tỉnh bất kể phương án hòa giải tại địa phương có thành công hay không. 30
  31. Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp và tiếp nhận, theo dõi tiến độ giải quyết được thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại Sổ tay hướng dẫn dự án và hướng dẫn của Ban quản lý dự án cấp trung ương. Để hỗ trợ cho cơ chế này, Ban quản lý dự án VILG tỉnh sẽ thực hiện chỉ định cán bộ trực tiếp tiếp nhận và theo dõi, đôn đốc các đơn có liên quan giải quyết và thông báo kết quả giải quyết, khắc phục. Để giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại phát sinh phải sử dụng tới hệ thống giải quyết chính thức của Nhà nước, dự án sẽ xây dựng một kênh tiếp nhận thông tin khiếu nại, tranh chấp đất đai thứ hai sau kênh tiếp nhận thông tin khiếu nại, tranh chấp đất đai chính thức, khuyến khích các nhóm dân tộc giải quyết các vấn đề thông qua các thiết chế phi chính thức nhưng hiệu quả tại cộng đồng, như mạng lưới trưởng thôn, bản Cụ thể, mỗi xã, thôn sẽ thành lập tổ hòa giải để giúp UBND xã hoà giải các tranh chấp khi xảy ra. Sẽ huy động sự tham gia của già làng, trưởng bản vào các tổ, ban hòa giải nhằm tăng cường hiệu quả trong giải quyết triệt để tranh chấp. Việc chỉ định một cán bộ theo dõi hoạt động giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cấp xã, huyện và tỉnh cũng như tập huấn nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp của các cán bộ địa chính và tổ hòa giải ở thôn sẽ là những hoạt động được duy trì trong suốt quá trình thực hiện dự án. 8. Hoạt động 8: Công tác theo dõi, đánh giá. Hệ thống giám sát Dự án được thiết kế để khảo sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối với người Kinh và không phải người Kinh. Giám sát nội bộ của Ban VILG cấp Trung ương và Đoàn giám sát của Ngân hàng thế giới sẽ được thực hiện tại các huyện có nhiều dân tộc thiểu số với mức độ cao hơn tại các huyện khác. Tương tự, việc giám sát tại các xã có cộng đồng người dân tộc thiểu số cũng sẽ được thực hiện riêng với mức độ cao hơn tại các xã khác. Vào năm thứ tư, Dự án sẽ tiến hành một đánh giá tác động liên quan đến các rủi ro đã xác định ở trên đối với quá trình triển khai Dự án tại các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số. Ngoài ra, Ban VILG cấp tỉnh phối hợp với UBND các huyện để tổ chức các Hội thảo để đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Quản lý dự án Trung ương có trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn tổ chức triển khai và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc tại địa phương theo Khung phát triển dân tộc của toàn dự án và theo Sổ tay hướng dẫn của dự án. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch phát triển DTTS của tỉnh, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch và cấp đủ kinh phí để thực hiện Kế hoạch. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số theo hướng dẫn được nêu trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án. 31
  32. 4. Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phân công một cán bộ chịu trách nhiệm làm đầu mối về các vấn đề xã hội. Cán bộ này có nhiệm vụ đôn đốc Nhóm thực hiện Dự án cấp huyện thực hiện đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch này và giám sát nội bộ, lập báo cáo giám sát nội bộ 6 tháng 1 lần để trình NHTG xem xét. 5. Đại diện Ban Dân tộc tỉnh/huyện, nhóm tham vấn cộng đồng cấp huyện, công chức địa chính xã có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh tổ chức các cuộc họp dân lấy ý kiến cộng đồng; đánh giá, tham vấn những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án và các vấn đề về người dân tộc thiểu số; giám sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý/tiếp cận thông tin đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối với các nhóm dân trên địa bàn, gồm cả nhóm dân tộc đa số và thiểu số. 6. Cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm phản ánh về tình hình triển khai dự án tại cộng đồng, những hoạt động của dự án có tác động và ảnh hưởng không tích cực đến quyền và lợi ích của cộng đồng. 7. Các báo cáo định kỳ của Ban quản lý dự án VILG tỉnh (6 tháng) sẽ bao gồm báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số tại tỉnh, trong đó nêu rõ các hoạt động đã được triển khai liên quan đến kế hoạch này tại các địa bàn của dự án; các ý kiến phản hồi của người dân tộc thiểu số liên quan đến các hoạt động của dự án tại tỉnh và kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo cáo về Ban quản lý dự án VILG cấp Trung ương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên phản ánh kịp thời về Ban quản lý, Ban chỉ đạo dự án VILG tỉnh để có biện pháp giải quyết kịp thời. VI. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 6.1. Công khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh đã phổ biến Khung chính sách phát triển DTTS của dự án trong các buổi tập huấn kỹ thuật, tham vấn với cộng đồng DTTS và đăng tải trên trang web của địa phương. Dự thảo Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được tham vấn với chính quyền địa phương và cộng đồng DTTS trước khi trình Ngân hàng thế giới phê duyệt. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được phê duyệt sẽ được công bố cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng dự án theo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu thông qua các cuộc họp thôn/bản và lưu giữ ở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng đảm bảo những người dân tộc thiểu số vùng dự án, bao gồm hộ bị ảnh hưởng, hộ hưởng lợi và cộng đồng của họ có thể tiếp cận một cách thuận lợi và có thể hiểu hết được Kế hoạch đó. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được duyệt cũng sẽ được công bố trên trang web của Ngân hàng thế giới. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có các hoạt động phát sinh dẫn đến phát sinh các tác động, Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số sẽ được cập nhật. Bản cập nhật sẽ được gửi Ngân hàng thế giới xem xét và được công bố tới cộng đồng DTTS vùng dự án. 32
  33. 6.2. Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số Nhằm đảm bảo việc tham gia của người dân tộc thiểu số trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, việc tham vấn cần được tiến hành một cách tự do, cung cấp đầy đủ thông tin trước khi thực hiện các hoạt động. Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm hộ hưởng lợi và hộ bị ảnh hưởng để đánh giá nhu cầu của cộng đồng về sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, đảm bảo rằng những phản ánh từ phía cộng đồng DTTS địa phương sẽ được ghi nhận và xem xét trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án. Trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), các cuộc tham vấn cộng đồng thông qua họp dân, phỏng vấn các cá nhân và thảo luận nhóm đã được thực hiện. Người dân ở các thôn vùng dự án, bao gồm cả hộ bị ảnh hưởng đều tham gia thảo luận và chia sẻ thông tin. Phụ nữ, người dễ bị tổn thương và thanh niên được mời tham gia và khuyến khích đóng góp ý kiến. Các nhóm dân tộc thiểu số ở các xã vùng dự án đều được tham vấn. Các tổ chức đại diện của họ như Hội Phụ nữ, Hợp tác xã, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cấp xã và cấp thôn cũng được tham vấn. Các cuộc tham vấn cộng đồng DTTS được thực hiện cho tất cả các xã vùng dự án có DTTS, đã đề cập các nội dung sau: a) những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đối với hộ gia đình và cộng đồng, b) trên cơ sở các tác động tiêu cực, thảo luận với cộng đồng các biện pháp tránh hoặc giảm thiểu, và c) cơ hội kinh tế - xã hội mà dự án sẽ đem lại cho các hộ/cộng đồng DTTS. Các cuộc họp tham vấn cũng đã được tổ chức với sự tham dự của đầy đủ các bên liên quan đến dự án bao gồm Ban Dân tộc tỉnh, đại diện các phòng ban của huyện, bao gồm phòng dân tộc, Phòng tài nguyên và môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, hội phụ nữ, đại diện đoàn thể các xã vùng dự án có DTTS để tìm hiểu, trao đổi với Ban Dân tộc tỉnh, phòng dân tộc các huyện của dự án một số chính sách đã ban hành cho người DTTS và các chương trình đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, huyện xã vùng dự án liên quan đến sử dụng đất. Cơ chế tham vấn và tham gia của người DTTS trong quá trình thực hiện dự án: Tham vấn trước, tự do không ép buộc và cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với các hoạt động của dự án cần được thực hiện suốt quá trình thực hiện dự án và được ghi lại bằng biên bản. Các ý kiến phản hồi của cộng đồng cần được xem xét đưa vào dự án. Các phương pháp tham vấn và tham gia có thể sử dụng như thảo luận nhóm, phỏng vấn người chủ chốt, người có uy tín trong cộng đồng, trình diễn mô hình. Phương pháp tham vấn và sự tham gia của cộng đồng DTTS cần đảm bảo phù hợp với văn hóa của họ và đảm bảo các yếu tố về giới, liên thế hệ và bao gồm cả nhóm dễ bị tổn thương. VII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết lập cho Dự án này là cơ chế hai cấp: Cấp cộng đồng và cấp chính quyền. Tại mỗi xã dự án, một Ban hòa giải sẽ được thành lập để tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc hay tranh chấp của người dân bằng biện pháp hòa giải theo thể thức truyền thống. Nếu các khiếu nại không thể giải quyết ở cấp 33
  34. cộng đồng thì sẽ được gửi lên cấp chính quyền thông qua bộ phận một cửa ở cấp xã, huyện và tỉnh và cuối cùng là cấp tòa án. Cán bộ xã hội của Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại của người dân (nếu có) và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và theo dõi quá trình giải quyết cho đến khi kết thúc. Kết quả giải quyết cần được thông báo kịp thời bằng văn bản đến người có khiếu nại. Khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại cần được báo cáo cụ thể trong các báo cáo về thực hiện EMDP cho Ban QLDA Trung ương và cho Ngân hàng thế giới. VIII. KINH PHÍ DỰ KIẾN Chi phí ước tính để thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số này bao gồm các chi phí cho những hoạt động liên quan đến dân tộc thiểu số. Kinh phí này được tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự án. Ngân sách để thực hiện Kế hoạch này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách đối ứng của địa phương. Tổng kinh phí dự kiến là 463.000.000 đồng. (Bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi ba triệu đồng), tương đương 20.000 USD (quy đổi 1USD = 23.150 đồng tại thời điểm trình UBND Tỉnh phê duyệt). Quá trình triển khai thực hiện sẽ theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cụ thể. Đơn Đơn Số Thành tiền STT Nội dung vị giá lượng (USD) tính (USD) Tổng cộng 20,000 Hoạt Nhóm tham vấn cộng đồng và tổ chức động hội thảo 2 lần một năm 5,000 1: Thù lao cho Nhóm tham vấn cộng đồng (Cán bộ cơ quan tài nguyên môi trường, Làm việc và cơ quan quản lý công tác dân tộc địa hưởng lương - phương, cơ quan văn hóa địa phương, theo chế độ kiêm đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số, ) nhiệm - Chi khác (đi lại, in ấn, ) 1 5,000 5,000 Hoạt Sử dụng các công cụ truyền thông hiện động đại và hiệu quả 2: Lồng ghép vào Xây dựng nội dung truyền thông (dười tiểu HP 1.3 HP1 - hình thức nghe nhìn DVD) - Phát sóng và in DVD 34
  35. Đào tạo cho trưởng thôn, xóm, bản Tổ Hoạt chức 01 hội nghị để đào tạo cho các Hội động 1 3,000 3,000 trưởng thôn, xóm (120 người x 1 ngày ) nghị 3: Hoạt Tô chức họp dân ở các thôn và xã (5 Cuộc 15 600 9,000 động 4 cuộc họp/năm x 3 năm) họp Đào tạo cán bộ quản lý đất đai (Tổ chức Lồng ghép vào hội thảo định hướng cho các cán bộ các chương trình quản lý đất đai trong việc tiếp cận với đào tạo của dự Hoạt người dân tộc) (2 Hội nghị/tỉnh) án và các động 5 chương trình khác của TW và địa phương Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông Hoạt tin đất đai và đăng ký đất ở các cộng động 6 đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống. Kinh phí hỗ trợ cho VPĐKĐĐ tổ chức thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông Kinh phí từ tin đất đai và đăng ký đất cho các nhóm nguồn chi hoạt - dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng động thường xa (20 xã * 2 năm/lần) xuyên của VPĐK Văn phòng đăng ký đất đai tập huấn cán bộ cấp xã hỗ trợ tiếp cận và sử dụng hệ - thống thông tin đất đai qua mạng Internet Hoạt Ban hòa giải cộng đồng 3.000 động 7 Tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp của các cán Hội - bộ địa chính và tổ hòa giải ở thôn, ấp 3 1,000 3,000 (100 người x 1 ngày *1 năm/lần) Nghị Hoạt Công tác theo dõi, đanh giá Lồng ghép động 8 Theo dõi, đánh giá liên quan đến các hoạt động của dự án tại các địa bàn trong tỉnh theo nhóm dân tộc, trình trạng - vào tiểu HP3 nghèo/cận nghèo/không nghèo và giới tính. 35
  36. IX. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ Ban Quản lý Dự án VILG cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chung và giám sát nội bộ kế hoạch phát triển DTTS. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Hoạt động giám sát, đánh giá cần phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh. Các hoạt động giám sát, đánh giá gồm: 36
  37. BẢNG 1: TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Hoạt động giám sát và Các chỉ số cơ bản đánh giá • Bản kế hoạch phải được chia sẻ đến cộng đồng; 1. Tiến độ thực hiện • Kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu của EMDP người DTTS; • Nguồn nhân lực đầy đủ để thực hiện kế hoạch. • Cộng đồng DTTS, chính quyền xã, lãnh đạo thôn, bản và các tổ chức quần chúng tại địa phương 2. Thực hiện tham vấn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về EMDP và cộng đồng và sự tham gia cơ chế khiếu nại. của người dân địa phương • Cộng đồng DTTS, đại diện các thôn, bản và các tổ chức đoàn thể địa phương phải được tham vào hoạt động giám sát việc thực hiện EMDP. 3.Thực hiện các biện • Toàn bộ biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ pháp giảm thiểu tác động Dự án phải được thực hiện một cách hiệu quả. tiêu cực tiềm ẩn 4. Thực hiện các can thiệp phát triển cụ thể đối • Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ đào tạo phải được với cộng đồng DTTS địa thực hiện một cách hiệu quả. phương • Cộng đồng DTTS hiểu rõ về cơ chế khiếu 5. Cơ chế khiếu nại/khiếu nại/khiếu kiện và các tài liệu tổ chức liên quan và kiện loại báo cáo, và các giải pháp đạt được. PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TT Họ và tên Địa chỉ/Đơn vị công tác Nam Nữ I. Cấp tỉnh = 4 3 1 1 Lê Công Tiến Phó Giám đốc Sở TNMT x 2 Lê Văn Bắc Chuyên viên Sở TNMT x 38
  38. 3 Sa Huy Hoàng Phòng chính sách tuyên truyền -Ban Dân tộc x 4 Nguyễn Thị Ngọc Bích Trưởng ban Kinh tế - xã hội, Hội LHPN tỉnh x II. Cấp huyện I Huyện Lục Yên 6 3 3 1 Hoàng Mạnh Tuấn Phòng Tài nguyên và Môi trường x 2 Hà Khánh Vinh Phòng Dân tộc x 3 Hoàng Văn Soài Phòng Tài chính - Kế hoạch x 4 Nguyễn Hồng Nhung Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn x 5 Trần Cao Sơn Chi cục Thuế huyện Lục Yên x 6 Đoàn Thị Thu Hương Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện x II Huyện Trấn Yên 5 2 3 1 Nguyễn Thị Kim Xuyến Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ x 2 Nguyễn Thị Minh Lương Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường x 3 Sin Thị Hương Phó trưởng phòng Dân tộc x 4 Lê Trần Linh Chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch x Chuyên viên phòng Nông nghiệp và phát 5 Nguyễn Văn Trường x triển nông thôn III Huyện Mùa Cang Chải 6 5 1 1 Phan Đức Cường Công chức phòng Tài nguyên và Môi trường X 2 Lý A Khua Công chức phòng Nông nghiệp và PTNT X 3 Đỗ Xuân Thao Công chức phòng dân tộc X 4 Vàng A Ly Công chức phòng Tài chính - Kế hoạch X 5 Nguyễn Như Hùng Cán bộ chi cục thuế X 6 Sùng Thị Mỷ Phó Hội trưởng hội liên hiệp Phụ nữ X III. Cấp Xã Huyện Lục Yên I Xã Tân Lĩnh 20 11 9 1 Phạm Trung Kiên UBND xã Tân Lĩnh x 2 Lô Văn Hùng UBND xã Tân Lĩnh x 3 Bàn Thị Sáng UBND xã Tân Lĩnh x 4 Hoàng Thị Biển UBND xã Tân Lĩnh x 39
  39. 5 Hoàng Đình Tuân UBND xã Tân Lĩnh x 6 Trần Thị Tuyết Thôn 1, xã Tân Lĩnh x 7 Hoàng Thị Dành Thôn 2, xã Tân Lĩnh x 8 Lục Văn Giáp Thôn 2, xã Tân Lĩnh x 9 Hoàng Kim Phấn Thôn 3, xã Tân Lĩnh x 10 Hoàng Thị Hằng Thôn 3, xã Tân Lĩnh x 11 Lê Thị Hoa Quả Thôn 4, xã Tân Lĩnh x 12 Hoàng Văn Sang Thôn 4, xã Tân Lĩnh x 13 Đỗ Hồng Đông Thôn 5, xã Tân Lĩnh x 14 Hoàng Thị Nguyệt Thôn 5, xã Tân Lĩnh x 15 Phạm Thị Sim Thôn 6, xã Tân Lĩnh x 16 Cù Xuân Toàn Thôn 7, xã Tân Lĩnh x 17 Vi Thị Dung Thôn 8, xã Tân Lĩnh x 18 Vi Văn Huân Thôn 9, xã Tân Lĩnh x 19 Đặng Văn Phong Thôn 9, xã Tân Lĩnh x 20 Hoàng Văn Đố Thôn Trung Tâm x II Xã Tô Mậu 11 8 3 1 Hoàng Văn Hóa UBND xã Tô Mậu x 2 Trần Mạnh Hoàng UBND xã Tô Mậu x 3 Nông Thị Hương Giang UBND xã Tô Mậu x 4 Lê Công Luận UBND xã Tô Mậu x 5 Hoàng Quynh UBND xã Tô Mậu x 6 Hoàng Thị Hồng Thôn Ngòi Thắm, xã Tô Mậu x 7 Hoàng Văn Hanh Thôn Trung Tâm, xã Tô Mậu x 8 Nguyễn Thị Nguồn Thôn Làng Mường, xã Tô Mậu x 9 Triệu Văn Sơn Thôn Quyết Thắng, xã Tô Mậu x 10 Đặng Văn Minh Thôn Ngòi Chang, xã Tô Mậu x 11 Trương Văn Ninh Thôn Ngòi Chang, xã Tô Mậu x Huyện Trấn Yên 40
  40. I Cấp huyện 6 2 4 1 Nguyễn Thị Kim Xuyến Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ x 2 Nguyễn Thị Minh Lương Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường x 3 Sin Thị Hương Phó trưởng phòng Dân tộc x 4 Lê Trần Linh Chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch x Chuyên viên phòng Nông nghiệp và phát 5 Nguyễn Văn Trường x triển nông thôn 6 Nguyễn Thị Thanh Hương Cán bộ Chi cục thuế x II Cấp xã I Xã Vân Hội 11 7 4 1 Nguyễn Mạnh Dần Phó CT UBND xã x 2 Phùng Xuân Phong Công chức Địa chính x 3 Nguyễn Văn Hùng Công chức Tư pháp – Hộ tịch x 4 Mai Quang Tiến Bí thư Đoàn thanh niên x 5 Tống Gia Công Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc xã x 6 Nguyễn Thị Oanh Chủ tịch Hội Phụ nữ xã x 7 Lò Thị Thông Bí thư Chi Bộ thôn 8 Minh Phú x 8 Đỗ Việt Liên Bí thư Chi Bộ thôn 4 Đồng Chão x 9 Hoàng Thị Hằng Chi hội trưởng Phụ nữ thôn 4 Đồng Chão x 10 Đỗ Trọng Khai Bí thư Chi Bộ thôn Lao Động x 11 Nguyễn Thị Nhung Bí thư Chi Bộ thôn Khe Mon x II Xã Lương Thịnh 15 9 6 1 Triệu Khánh Thiện Phó Chủ tịch UBND xã x 2 Nguyễn Văn Biền Cán bộ địa chính x 3 Dương Đình Vỹ Cán bộ tư pháp x 4 Cao Mạnh Hùng Bí thư đoàn TN x 5 Phạm Ngọc Hùng Chủ tịch MTTQ x 6 Trần Thị Thúy Mai Chủ tịch Hội phụ nữ x 41
  41. Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Thôn Vực 7 Triệu Thị Quỳnh x Tròn Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Thôn Đồng 8 Nguyễn Thị Nguyệt x Bằng 1+2 9 Bùi Văn Toàn BT chi đoàn TN thôn Đồng Bằng 1+2 x 10 Nguyễn Thị Hằng Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Thôn Khe Lụa x 11 Hoàng văn Hoan BT chi đoàn TN thôn Khe Lụa x 12 Hà Ngọc Anh BT chi đoàn TN thôn Lương Môn x 13 Triệu Thị Tình Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Thôn Khe Bát x 14 Lý Kim Huy BT chi đoàn TN thôn Khe Bát x Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Thôn Lương 15 Bàn Thị Lan x Thiện Huyện Mù Cang Chải I Cấp huyện 6 5 1 1 Phan Đức Cường Công chức phòng Tài nguyên và Môi trường X 2 Lý A Khua Công chức phòng Nông nghiệp và PTNT NT X 3 Đỗ Xuân Thao Công chức phòng dân tộc X 4 Vàng A Ly Công chức phòng Tài chính - Kế hoạch X 5 Nguyễn Như Hùng Cán bộ chi cục thuế X 6 Sùng Thị Mỷ Phó Hội trưởng hội liên hiệp Phụ nữ X II Cấp xã 1 Xã La Pán Tẩn 17 11 6 1 Giàng Súa Rùa Phó Chủ tịch UBND xã X 2 Hảng Đình Lợi Công chức địa chính xây dựng xã X 3 Hờ A Vàng Công chức Tài chính - Kế toán xã X 4 Lý A Nắng Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã X 5 Lù A Tu Bí thư Đoàn thanh niên xã X 6 Lý A Tu Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã X 7 Thào Thị Dở Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã X 8 Lý A Nhà Bí thư chi bộ bản La Pán Tẩn X 42
  42. 9 Hảng A Khua Bí thư chi bộ bản Trống Tông X 10 Lý Sông Già Bí thư chi bộ bản Trống Páo Sang X 11 Lý A Chù Bí thư chi bộ bản Tà Chí Lừ X 12 Lý A Dơ Bí thư chi bộ bản Pú Nhu - Háng Sung X 13 Giàng Thị Chông Chi hội trưởng Chi HPN bản La Pán Tẩn X 14 Lỳ Thị Hà Chi hội trưởng Chi HPN bản Trống Tông X 15 Khang Thị Dua Chi hội trưởng Chi HPN bản Trống Páo Sang X 16 Hảng Thị Sua Chi hội trưởng Chi HPN bản Tà Chí Lừ X Chi hội trưởng Chi HPN bản Pú Nhu - Háng 17 Giàng Thị Vang X Sung Tổng = 107 66 41 43