Tăng trưởng bền vững và rào cản thể chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 2360
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng bền vững và rào cản thể chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_truong_ben_vung_va_rao_can_the_che_trong_dau_tu_truc_ti.pdf

Nội dung text: Tăng trưởng bền vững và rào cản thể chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

  1. TĂNG TRƢỞNG BỀN VỮNG VÀ RÀO CẢN THỂ CHẾ TRONG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Vũ Thị Tuyết Mai Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Trong nhiều năm qua thực hiệ ể như quy mô số lượng FDI tăng nhanh và giải quyết được nhiều bài toán cho Việt Nam trong quá ố các dự án FDI đều chỉ nhằm mục tiêu sử dụng lao động rẻ và khai thác bòn rút tài nguyên. Trong nhiều năm qua thực hiệ ể như quy mô số lượng FDI tăng nhanh và giải quyết được nhiều bài toán cho Việ ố các dự án FDI đều chỉ nhằm mục tiêu sử dụng lao động rẻ và khai thác bòn rút tài nguyên. Nhiều dự án FDI sử dụng công nghệ ở trình độ rất thấp, tiêu phí điện năng rất cao, gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề. nền kinh tế Việt Nam. Bài viết này đi vào đánh giá vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững và xem xét những rào cản thể chế đối với FDI trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị. Từ khóa: FDI, thể chế, tăng trưởng, bền vững. I. FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên (1987) đến nay Việt Nam. Trong 26 năm thu hút FDI (1988 - 2013) đã có khoảng 120 tỷ USD vốn FDI thực hiện, đóng góp 25% vốn đầu tư xã hội. Đó là con số khá ấn tượng và hợp lý đối với một nước đang chuyển đổi cơ chế kinh tế như Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/12/2013, Việt Nam đã đón nhận 2591 dự án FDI mới với vốn đăng ký trên 21,27 tỷ USD, tăng 42,3% so với năm trước. Ngoài các dự án đăng ký mới, còn có 1188 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng số vốn tăng thêm đạt 8,41 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ. Năm 2017, thu hút FDI đã đạt con số 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với năm 2016. Nguồn vốn FDI thực hiện trong năm 2017 đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Nhìn vài năm trở lại đây, nguồn vốn thực hiện khá ổn định, thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực FDI hiện chiếm khoảng 23% (Hình 1) tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm. Tỷ trọng đóng góp của FDI vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế chiếm hơn 20% năm 2017. 228
  2. Hình 1. Cơ cấu vốn đầu tư của các khu vực trong nền kinh tế 100% 90% 80% 70% 60% Khu vực có vốn đầu tư nước 50% ngoài 40% Kinh tế ngoài nhà nước 30% 20% Kinh tế Nhà nước 10% 0% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ Sơ 2017 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018 ối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với FDI. Dòng vốn FDI mới tiếp tục đổ vào nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp FDI hiện hữu tiếp tục mở rộng sản xuấ ạnh đó, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam - EU và hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra triển vọng về thu hút FDI khi các rào cản về thương mại và đầu tư được dỡ bỏ dần. Các hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến - chế tạo thâm dụng lao động đã bắt đầu chuyển dịch khỏi Trung Quốc khi tiền lương ở đây tăng lên. Đối với lao động, khu vực FDI tạo ra khoảng gần 4,5% tổng số lực lượng lao động, đặc biệt khu vực này đóng góp đến trên 70% giá trị xuất khẩu của nền kinh tế. Kết quả xuất khẩu của khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước của Việt Nam có sự khác biệt rõ rệ ệp trong nước hầu như không có tăng trưởng xuất khẩu thì xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng trưởng mạnh, thậm chí còn cao hơn cả những năm đầu thập niên 2000. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩ giúp Việt Nam xuất siêu năm 2017 là 2,8 tỷ USD, trong đó xuất siêu của khu vực kinh tế FDI năm 2017 đạt 28,8 tỷ ắp được nhập siêu của doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, một đóng góp quan trọng khác không thể không kể đến của khu vực FDI là ngân sách. Năm 2017, khu vực này đã đóng góp khoản ngân sách 13,29% tổng thu ngân sách của Chính phủ. So với thời điểm năm 2000, tỷ lệ đóng góp ngân sách của khu vực FDI mới chỉ chiếm 5% tổng thu ngân sách thì sau hơn 15 năm tỷ lệ này đã tăng lên gần gấp 3 lần là một kết quả khá tích cực. 229
  3. ề út FDI đã được đạt ra từ rất sớm trong Luật Đầu tư nước ngoài 1987 nhưng đến nay vẫn chưa như kỳ vọng. Những thành công ở trên mới chỉ phản ánh hiệu quả về chiều rộng thay vì chiều sâu. Đặc biệt như việc chuyển giao công nghệ còn thấp cả về số lượng lẫn chất lượng, hiệu ứng lan tỏa và kết dính với khu vực sản xuất trong nước rất hạn chế, nhiều dự án tập trung vào khai thác các lợi thế ưu đãi, dự án khai thác tài nguyên thô gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững, số việc làm được tạo ra chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, đóng góp ngân sách hạn chế, và đặc biệt là có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, tránh thuế, né thuế, núp thuế trong rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kể cả các tập đoàn hàng đầu của thế giới (Đỗ Thiên Anh Tuấn 2015). Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài, nhất là FDI hoàn toàn bị phụ thuộc bởi các nhà đầu tư nước ngoài và nguồn vốn này chỉ giải quyết được bài toán giải quyết việc làm cho lao động giản đơn chứ không giải được bài toán chuyển giao công nghệ. Kết quả là, nguồn vốn đầu nước ngoài đã không giúp chúng ta thực hiên được mục tiêu xây dựng nền tảng công nghệ kỹ thuật cao cho nền kinh tế, không giúp Việt Nam nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý thông qua học hỏi kinh nghiệm của các nhà quản lý cơ sở FDI. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay lại chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp có sử dụng công nghệ thấp, khai khoáng, chúng ta thu hút được rất ít FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, nông nghiệp nhất là lĩnh vực có giá trị gia tăng và xuất khẩu cao. Thêm vào đó, FDI hiện nay chủ yếu là vốn của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia, do đó doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô nhập khẩu, chưa có được các mối liên kết với các chuỗi cung cấp là các doanh nghiệp trong nước. Theo như nghiên c CIEM, DoE và GSO (2012) ệp trong mẫu điề ệ ỉ ản phẩm của doanh nghiệp FDI chủ yếu để xuất khẩ FDI là cá nhân hoặc doanh nghiệp nướ thiếu kết nối vớ trong nướ mất đi nhiều cơ hội tận dụng và khai thác lợi thế công nghệ, năng suất từ khu vực FDI. chưa phát huy 230
  4. thỏa đáng được các mối liên kết theo chiều dọc cũng như theo chiều ngang với các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao năng lự ệt Nam. Mặc dù không thể phủ nhận những đóp góp của khu vực FDI trên cả phương diện kinh tế lẫn ngân sách, song điều mà Chính phủ Việt Nam rất quan ngại chính là vấn đề tránh thuế nói chung và chuyển giá nói riêng của nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam thời gian qua. Theo các báo cáo của VCCI mỗi năm có khoảng trên từ 40-50% DN FDI kê khai lỗ, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm, thậm chí có doanh nghiệp lỗ lũy kế đến mức âm vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, kể cả việc mở rộng quy mô kinh doanh. Một số địa phương thu hút nhiều DN FDI như TP.HCM, Bình Dương tỷ lệ DN FDI kê khai lỗ lên đến 50-60%, trong đó có rất nhiều DN kê khai lỗ trong nhiều năm. Năm 2010 số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ ở Bình Dương là 754/1.490 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu. Đặc biệt hơn, ở Lâm Đồng có đến 104/111 DN FDI kê khai lỗ trong năm 2009 và nhiều năm trước đó.16 Nhiều tỉnh/thành thu hút nhiều DN FDI như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An không thấy các cơ quan chức năng báo cáo tình hình kê khai lãi/lỗ của các DN FDI nhưng có thể con số cũng không thấp hơn tỷ lệ 50% con số bình quân của cả nước. Theo báo cáo gần đây nhất năm vào đầu năm 2018 của VCCI, có đến 37,9% DN FDI báo cáo lỗ trong năm 2017. Hình 2. Tỷ lệ đóng góp thuế trong tổng thu ngân sách của 3 khu vực kinh tế Nguồn: Tổng cục thống kê. Tình trạng kê khai lỗ không cá biệt trong bất kỳ ngành nghề nào nhưng thường phổ biến ở các ngành nghề như chế biến chế tạo, sản xuất hàng may mặc, da giầy, sản xuất các mặt hàng gia dụng, bán lẻ, nước giải khát, v.v Ở TP.HCM, theo thông tin của Cục thuế, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực siêu thị, bán lẻ, nước giải khát đứng đầu danh sách các doanh nghiệp luôn báo lỗ. Một số báo cáo khác cho thấy có đến 90% số DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc ở TP.HCM có báo cáo tài chính lỗ trong khi hầu hết các doanh nghiệp nội địa hoạt 231
  5. động trong cùng ngành lại có lãi. Điều này thật mâu thuẫn khi nhìn chung các DN nội địa thường được đánh giá có năng lực và lợi thế cạnh tranh thấp hơn nhiều so với các DN FDI cùng ngành. Điều đáng chú ý là mặc dù lỗ, thậm chí lũy lũy kế đến mức âm vốn nhưng các DN vẫn tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh thay vì đã phải phá sản hay đóng cửa sản xuất. II. RÀO CẢN THỂ CHẾ Môi trường thể chế của Việt Nam được cho là còn kém minh bạch. Xếp hạng chất lượng thể chế của Việt Nam 2018 ở vị trí 79/137 quốc gia theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Các quy định về thuế cũng khá phức tạp làm tăng chi phí tuân thủ thuế. Theo xếp hạng môi trường kinh doanh 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 86/137 quốc gia. Bình quân trong năm, DN phải mất trung bình 498 giờ để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Tỷ suất thuế và các khoản đóng góp ngân sách chiếm 38,1% lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất thuế cao, chi phí tuân thủ lớn, môi trường thuế kém minh bạch là những lý do khuyến khích hành vi gian lận thuế, trốn thuế, tránh thuế, trong đó có hành vi chuyển giá. Khi gian lận thuế trở thành một hiện tượng phổ biến mà không thể xử lý tốt nó càng khuyến khích các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp lâu nay tuân thủ thuế tốt làm theo. Điều này khiến cho công tác quản lý thuế trở nên càng khó khăn và thách thức hơn, làm tăng chi phí quản lý thuế cũng như hao tổn các nguồn lực bỏ ra để xử lý nó. Hệ thống pháp lý của Việt Nam liên quan đến chống chuyển giá vẫn còn rất thiếu và nhiều lỗ hổng. Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất liên quan đến chống chuyển giá là Nghị định 20/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định một số nội dung về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định 20 ra đời đã tạo một hành lang pháp lý hết sức quan trọng cho công tác chống chuyển giá của Việt Nam. Cho đến trước khi Nghị định 20 ra đời, Bộ Tài chính cũng đã ban hành một số Thông tư có liên quan nhằm hướng dẫn công tác chống chuyển giá, kiểm soát các giao dịch liên kết như Thông tư 66/2010/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, Thông tư 201/2013/TT-BTC về hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế Nói chung, các văn bản pháp lý này mới chỉ là giải pháp tạm thời, có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ, chưa thể xem là hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đủ mạnh để đối phó với tính chuyên nghiệp của các MNCs. Rõ ràng, việc thiếu một đạo luật riêng cho chuyển giá sẽ khiến cho công tác đấu tranh chống chuyển giá của cơ quan thuế Việt Nam trở nên khó khăn rất nhiều. Khi tranh luận với các MNCs, đại diện pháp lý của các tập đoàn này thường yêu cầu VN dẫn giải các điều khoản pháp lý của luật, trong khi các nội dung trong thông tư của Bộ Tài chính chỉ mang tính chất hướng dẫn chứ khó có thể gọi đó là quy định của luật pháp. Như vậy, từ quan điểm của doanh nghiệp thì đó là sự áp đặt quan điểm của cơ quan thuế, rất khó thuyết phục. Mặc dù sự ra đời của Nghị định 20 được xem đã tạo một hành lang pháp lý cần thiết giúp cơ quan thuế có cơ sở kiểm soát các giao dịch liên kết, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp hiểu và tuân thủ đúng các quy định liên quan đến việc thực hiện các giao dịch liên kết tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần có một bộ luật chuyên về chuyển giá nhằm tạo cơ sở pháp lý vững mạnh cho các cơ quan thuế thực thi chức trách quản lý thuế, đồng thời thiết lập môi trường thuế rõ ràng, lành mạnh và chuẩn mực cho các DN FDI, đặc biệt là các MNCs tuân thủ 232
  6. III. KIẾN NGHỊ Để khu vực FDI đóng góp nhiều hơn và có hiệu quả hơn trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Thứ nhất, cầ thu hút có chọn lọc đáp ứng . tiếp nhận FDI, hướng tới chiến lược quan hệ với các tập đoàn kinh tế nước ngoài nắm giữ công nghệ gốc và đặt mục tiêu và lộ trình tiếp nhận công nghệ cần hình thành liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nướ ới mỗi ngành, cần định vị Việt Nam sẽ tham gia vào giai đoạn nào trong chuỗi giá trị toàn cầu: thượng nguồn (up-stream); trung nguồn (mid- stream) hay hạ nguồn (down-stream). Từ định vị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ xác định đối tác phù hợp nhằm tận dụng mối liên kết chiều dọc. Có chính sách hợp lý khuyến khích thu hút các doanh nghiệp FDI đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước. Đồng thời, có chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết và thu hút hợp lý các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn của các nước đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam nhằm tận dụng phát huy liên kết chiều ngang. Ban đầu có thể chấp nhận các doanh nghiệp trong nước hợp tác sản xuất và cung ứng các sản phẩm công nghiệp dưới thương hiệu của nước ngoài, xuất khẩu theo mạng lưới của công ty nước ngoài (OEM – Original Equipment Manufacturing), nhưng sau đó sẽ tự mình thiết kế sản phẩm, tạo ra những sản phẩm của mình để chào hàng với các công ty đa quốc gia (ODM – Own Design Manufacturing) và cuối cùng tiến đến gia đoạn đầu tư xây dựng thương hiệu làm chủ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp (OBM – Own Brand Manufacturing). Sau khi đã xác định mục tiêu, xác định được đối tác cần đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, vào các ngành, các lĩnh vực có mối liên kết mạnh cả về chiều dọc và chiều ngang đối với doanh nghiệp trong nước. Bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài. Thứ hai không thu hút FDI bằng mọi giá Cho đến nay Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn các tập đoàn quốc tế lớn. Khi nguồn lực ngày càng khan hiếm hơn (ví dụ như đất đai, tài nguyên, môi trường, lao động ) đòi hỏi Việt Nam cần phải có sự chọn lọc hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thay cho chiến lược thu hút đầu tư đại trà của những thập niên trước. Bên cạnh việc đặt ra các tiêu chuẩn cao trong thu hút đầu tư, ví dụ như tiêu chuẩn về quy mô dự án, trình động sản xuất, trình độ công nghệ, trình độ sử dụng lao động, các chuẩn mực về sản phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường, v.v Việt Nam cũng cần đặt ra các điều kiện sòng phẳng với doanh nghiệp FDI liên quan đến các nghĩa vụ thuế khi hoạt động ở Việt Nam. Thay vì o bế quá mức, nhượng bộ và dành quá nhiều ưu đãi thuế, đã đến lúc Việt Nam cần phải khẳng định lại vị thế của mình, không chấp nhận thu hút FDI bằng mọi giá. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhờ tận dụng các lợi thế kinh doanh (location savings) ở Việt Nam để có được lợi nhuận thì DN phải có trách nhiệm nộp thuế cho Việt Nam. Cần xem đây là một nguyên tắc mới trong thu hút đầu tư ở Việt Nam cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương. , đẩy mạnh đồng thời cả liên kết chiều dọc (doanh nghiệp trong nước tạo quan hệ ổn định để cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp FDI và qua đó doanh 233
  7. nghiệp trong nước sẽ được doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và kinh doanh) và liên kết chiều ngang (các doanh nghiệp trong nước liên kết với các ty đa quốc gia về nhiều mặt hàng để sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giớ oi trọng tác dụng lan tỏa để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Để có thể đạt được mục tiêu đó, trước mắt cần giải quyết những vướng mắc về vốn, tín dụng, đất đai, chính sách ưu đãi nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sơ sản xuất nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu. Từ đó, tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng đầu vào và doanh nghiệp phân phối sản phẩm trong nước với doanh nghiệp FDI theo phương thức thích ứng với từng ngành hàng, để các doanh nghiệp trong nước tham gia có hiệu quả hơn chuỗi giá trị sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aitken, B. and Harrison, A. 1999. “Do Domestic Firms Benefit from Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela”, American Economic Review, 89(3). 2. Blomstrom, M. and Sjoholm, F. 1999. “Technology Transfer and Spillovers: Does local participation with multinational matter?”, European Economic Review, 43. 3. Boston Consulting Group, 2011, “Sản xuất tại Mỹ, một lần nữa: Tại sao hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ quay trở lại Mỹ”, Boston Consulting Group, New York. 4. Ca, N.T, 2001: Năng lực công nghệ của doanh nghiệp VN và vai trò của các công ty nước ngoài tại VN. Hà nội 2001. 5. CIEM, DoE và GSO 6. Cường, M.N, 2000: “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”. 7. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015), Chuyển giá trong các DN FDI ở Việt Nam. Tình huống nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 8. 9. UNCTAD 2011 World Investment Report for FDI and World Bank for GDP. 10. VCCI (2017), Báo cáo 1114/PTM-VP báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. 11. World Tranfer Pricing (2017) – The Comprehensive guide to the world‟s leading transfer pricing firms. 234