Tăng trưởng cho vay hộ, cá nhân sản xuất nông nghiệp: Góc nhìn từ thực trạng tăng trưởng của ngân hàng thương mại cổ phần triển khai tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

pdf 9 trang Gia Huy 2220
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng cho vay hộ, cá nhân sản xuất nông nghiệp: Góc nhìn từ thực trạng tăng trưởng của ngân hàng thương mại cổ phần triển khai tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_truong_cho_vay_ho_ca_nhan_san_xuat_nong_nghiep_goc_nhin.pdf

Nội dung text: Tăng trưởng cho vay hộ, cá nhân sản xuất nông nghiệp: Góc nhìn từ thực trạng tăng trưởng của ngân hàng thương mại cổ phần triển khai tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TĂNG TRƯỞNG CHO VAY HỘ, CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: GÓC NHÌN TỪ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Trần Việt Dũng, Lữ Hữu Chí Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Chúng tôi tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu sau đó phân tích, đánh giá thực trạng cho vay hộ/cá nhân sản xuất nông nghiệp tại địa bàn Tây Nguyên trong giai đoạn 2015 – 2019 của một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nơi mà họ đã triển khai sản phẩm cho vay đặc thù nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Từ thực tế này, chúng tôi đưa ra các đề xuất về chính sách, quản lý phù hợp nhằm gia tăng đi kèm kiểm soát rủi ro cho vay hộ/cá nhân sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại khu vực này. Từ khóa: Cho vay sản xuất nông nghiệp, Tây Nguyên, tăng trưởng, ngân hàng Việt Nam, thực trạng. 1. Giới thiệu: Tây Nguyên được xem là khu vực khá trọng điểm về mặt địa chính trị của Việt Nam, với vị trí ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia cũng như khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Theo Lưu Thị Kim Hoa (2019), Tây Nguyên có nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh tế bởi 03 lợi thế vượt trội: a. tiềm năng phát triển nền nông nghiệp tập trung quy mô lớn; b. mức độ khai thác nguồn tiềm năng kinh tế còn thấp và c. có khả năng khai thác quy mô công nghiệp và tỷ suất hàng hóa lớn. Với diện tích 54,475 km2 trong đó đất đỏ Bazan là 1.36 triệu ha chiếm 60% cả nước cùng với hơn 3 triệu lao động1 và giao thông thuận lợi, do đó đây là khu vực mà bất kỳ ngân hàng thương mại (NHTM) nào cũng cần phải đang và sẽ quan tâm đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam và hệ thống trồng trọt đóng một vai trò quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo và các cơ hội tạo sinh kế cho người dân địa phương cũng như cho kim ngạch xuất khẩu (Nguyễn Tín Hồng, 2017). Cũng theo tác giả, cà phê là cây trồng kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên, cung cấp các nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn trong đó 90 % là nằm ở Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Bởi lẽ đó, việc các NHTM tiến hành đánh giá và nghiên cứu thị trường để cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho các hộ/cá nhân canh tác cây cà phê là điều tất yếu trong định hướng kinh doanh tại khu vực Tây Nguyên. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu của một NHTM cổ phần (gọi tắt là Ngân hàng) với nỗ lực trong việc gia tăng thị phần cho vay tại khu vực Tây Nguyên nơi mà họ đang trong quá trình mở rộng phát triển, đã thiết lập trụ sở giao dịch với 01 chi nhánh (CN), 03 phòng giao dịch (PGD) tại tỉnh Đắk Lắk về sau mở thêm 01 CN tại tỉnh Gia Lai. Cùng với nỗ lực đó, họ đã nghiên cứu địa bàn và ban hành chính sách riêng biệt về cho vay hộ/cá nhân sản xuất nông nghiệp (SXNN), điều mà họ gọi là sản phẩm đặc thù (SPĐT) bên cạnh sản phẩm hiện hành (SPHH), đầu tiên được triển khai tại Đắk Lắk và Đắk Nông về sau là Gia Lai.2 Kể từ khi áp dụng trên thực tế, SPĐT đã đem lại kết quả tăng trưởng dư nợ nhất định cho Ngân hàng tuy nhiên sau vài năm triển khai nó cũng bộc lộ không ít rủi ro về việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Từ những điều này, chúng tôi sử dụng dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2015 – 2019 và phân tích, 1 Số liệu theo Tổng cục Thống kê (TCTK). 2 Kể từ đây, khi đề cập đến SXNN, SPĐT và số liệu liên quan được hiểu là trong phạm vi tại các CN/PGD của Ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên. 82
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đánh giá thực trạng tăng trưởng và chất lượng dư nợ SXNN của Ngân hàng mà các CN/PGD của họ chịu trách nhiệm triển khai SPĐT để từ đó đề xuất các giải pháp về chính sách, quản lý phù hợp nhằm gia tăng dư nợ và hạn chế rủi ro cho các NHTM khi mở rộng kinh doanh tại địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới . Các nội dung tiếp theo bao gồm: Đặc điểm SPĐT cho vay hộ/cá nhân SXNN, thực trạng tăng trưởng dư nợ hộ/cá nhân SXNN, đề xuất một số giải pháp và cuối cùng là các điểm hạn chế. 2. Đặc điểm SPĐT cho vay hộ/cá nhân SXNN: Ở nội dung này, chúng tôi điểm qua một số đặc điểm nổi bật của SPĐT cho vay hộ/cá nhân SXNN so với SPHH mà chúng tôi cho rằng đã góp phần rất đáng kể trong việc tăng trưởng dư nợ đối với hoạt động của Ngân hàng tại Tây Nguyên (chúng tôi sẽ phân tích ở Mục 3). Qua khảo sát, chúng tôi được thông tin rằng, sau khi các lãnh đạo cấp cao chấp thuận chủ trương việc áp dụng mở rộng một số điều kiện cho vay hộ/cá nhân SXNN từ giữa năm 2016 đã mang lại những kết quả ấn tượng trong 12 tháng triển khai. Đây là tiền đề quyết định để SPĐT được chính thức ban hành với những cơ chế, điều kiện kiểm soát thông thoáng hơn vào những tháng cuối năm 2017. Một số điểm có thể nêu ra như bảng so sánh dưới đây. Bảng 1. So sánh các tiêu chí khác biệt giữa SPHH và SPĐT STT Tiêu chí SPHH SPĐT 1 Về địa bàn cho vay Tại tỉnh/thành phố nơi CN/PGD Bên cạnh tỉnh Đắk Lắk các đặt trụ sở CN/PGD có thể cho vay tại địa bàn tỉnh Đắk Nông (đến đầu năm 2019 mở rộng sang cả Gia Lai) 2 Về cơ chế phê duyệt cho Phòng/ban phê duyệt và định giá Các Giám đốc CN/PGD được giao vay và định giá tài sản tại Hội sở chính thẩm quyền phê duyệt cho vay và bảo đảm định giá từ 1 đến 2 tỷ đồng trên một khách hàng và người liên quan 3 Vể tài sản thế chấp là Hạn chế nhận thế chấp đất nông Nhận thế chấp đất nông nghiệp với bất động sản nghiệp, trường hợp nhận tỷ lệ bảo tỷ lệ bảo đảm không quá 70% đảm không vượt quá 40% 4 Về nguồn thu nhập từ Có đăng ký kinh doanh, chứng từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng SXNN thuế, ghi chép sổ sách, đất nông nghiệp hoặc xác nhận của xã hoặc hợp đồng thuê canh tác và kèm hình ảnh canh tác 5 Về phương thức trả nợ Phổ biến: lãi hàng tháng, gốc cuối Lãi trả 12 tháng/lần và gốc trả cuối kỳ kỳ đối với hộ/cá nhân trồng cà phê hoặc hồ tiêu 6 Về giới hạn rủi ro Tỷ lệ nợ xấu: <3% Tỷ lệ nợ xấu: <2% Tỷ lệ nợ nhóm 2: <5% Tỷ lệ nợ nhóm 2: <5% Từ bảng so sánh trên, điều dễ nhận thấy là độ mở khá thoáng dành cho SPĐT ngoại trừ ngưỡng chấp nhận rủi ro ở mức thấp hơn so với SPHH. Điều này được những người trong cuộc lý giải rằng việc bổ sung những chứng từ hoặc cách thức ghi nhận nguồn thu nhập để từ đó tính toán thời gian trả nợ đối với hộ/cá nhân SXNN ở Tây Nguyên rất khác biệt so với những nơi khác (ví dụ: việc canh tác cà phê của bà con nông dân không có chứng từ để chứng minh thu nhập ngoài hình ảnh và giấy chủ quyền đất. Ngoài ra nguồn thu này phải đợi đến vụ mùa thu hoạch mới có lượng tiền mặt để thanh toán lãi và/hoặc gốc). Do vậy, điều kiện cho 83
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 vay dành cho đối tượng khách hàng này sẽ tương đối mở rộng hơn, bù lại ngưỡng rủi ro phải thấp hơn so với SPHH. Từ quan điểm của chúng tôi cho rằng, SPĐT được Ngân hàng ban hành gần như được kiểm soát dựa trên niềm tin dành cho các cấp quản lý CN/PGD, nơi trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai. Bởi lẽ, với thẩm quyền phê duyệt cho vay và định giá từ 1 đến 2 tỷ đồng trên một khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan cùng với tỷ lệ cho vay trên tài sản lên đến 70% là rất lớn nếu so với mức bình quân mỗi khoản vay SXNN cũng như tỷ lệ bảo đảm bình quân các khoản vay này trong giai đoạn 2015 – 2019 lần lượt là 184 triệu đồng/khách hàng và 49%/khách hàng (biều đồ 1). Bên cạnh đó, những chứng từ thu thập liên quan khác với độ tin cậy dựa hoàn toàn vào tính trung thực của cán bộ tín dụng tại CN/PGD cho vay (ví dụ: hình ảnh trồng trọt, canh tác, ). Điều này có thể dẫn đến rủi ro trong trường hợp cấp quản lý tại CN/PGD không kiểm soát được hoạt động thẩm định khi số lượng khách hàng vay tăng mạnh kéo theo hệ lụy rủi ro ở khâu quản lý thủ tục bảo đảm tiền vay đúng quy định, chưa kể các nguy cơ rủi ro về đạo đức nghề nghiệp (gian lận, tiêu cực) có thể phát sinh. Nguồn: các tác giả tổng hợp và tính toán từ khảo sát 3. Thực trạng tăng trưởng dư nợ hộ/cá nhân SXNN: Ở nội dung này, chúng tôi tổng hợp khảo sát và thu thập dữ liệu của Ngân hàng cũng như kết hợp một số thông tin từ TCTK từ đó đánh giá và phân tích thực trạng tăng trưởng dư nợ hộ/cá nhân SXNN trước và sau khi triển khai SPĐT (giai đoạn 2015 – 2019) bao gồm 02 nội dung sau: tăng trưởng quy mô dư nợ hộ/cá nhân SXNN và chất lượng dư nợ hộ/cá nhân SXNN. 3.1. Tăng trưởng quy mô dư nợ hộ/cá nhân SXNN: Dư nợ hộ/cá nhân SXNN của Ngân hàng tại Tây Nguyên thời điểm năm 2015 chỉ khoảng 443 tỷ, sau khi chủ trương về sản phẩm cho vay hộ/cá nhân SXNN với những điều kiện thông thoáng hơn được thông qua từ giữa năm 2016 dư nợ sản phẩm này đến cuối năm 2016 đã đạt 788 tỷ đồng tăng đến 78% so với năm 2015. Đến cuối năm 2017 tiếp tục đạt mốc 1,115 tỷ đồng với mức tăng trưởng 42% so với năm 2016. Tuy vậy, sau khi SPĐT được chính thức ban hành vào cuối năm 2017, tốc độ tăng trưởng đã có sự chững lại nhất định và chỉ đạt 1,113 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2018 và giảm 0.2%. Đến năm 2019, có sự bức phá trở lại dù thấp hơn 2 năm trước đó với mức tăng 26% và đạt mốc 1,396 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù SPĐT được ban hành vào 84
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 cuối năm 2017 nhưng trên thực tế đã được Ngân hàng triển khai từ giữa năm 2016, dư nợ hộ/cá nhân SXNN đã tăng đến 2,2 lần trong giai đoạn 2015 – 2019 với số tăng tuyệt đối là 953 tỷ đồng. Song song với dư nợ, số lượng khách hàng là hộ/cá nhân vay SXNN (gọi tắt là SLKH) cũng tăng rất mạnh lên đến 1,9 lần trong giai đoạn này với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30%. Cụ thể, cuối năm 2016 tổng SLKH là 4,472 tăng 83% so với năm 2015, đến năm 2017 là 36% sau đó giảm 0.3% năm 2018 và tăng 18% vào cuối năm 2019. Về số tuyệt đối, SLKH năm 2015 chỉ 2,450 đã lên đến 7,184 tức tăng 4,734 khách hàng trong vòng 05 năm (biều đồ 2). Về mặt nhân sự tổng số lượng cán bộ tín dụng tại các CN/PGD Ngân hàng trên địa bàn này dao động khoảng 25 người, vị chi mỗi nhân sự đang quản lý hơn 287 khách hàng dẫn đến rất khó trong khâu kiểm soát sau cho vay (đánh giá định kỳ/đột xuất về nguồn thu nhập, tái định giá tài sản bảo đảm, ) nếu xét về khoảng cách địa lý là rất lớn. Bên cạnh đó, từ biểu đồ 2, chúng ta thấy được diễn biến tăng trưởng dư nợ SPĐT có xu hướng trái chiều với tăng trưởng giá trị xuất khẩu và sản lượng cà phê qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng trưởng dư nợ SPĐT là 42% thì giá trị xuất khẩu và sản lượng cà phê lại giảm tương ứng 4% và 21%, sang năm 2018 trong lúc dư nợ SPĐT giảm 0.3% thì xuất khẩu và sản lượng cà phê lại tăng lần lượt 10% và 32%. Tương tự năm 2019, khi dư nợ SPĐT tăng hơn 18%, xuất khẩu và sản lượng cà phê lại giảm 21% và 14%. Như vậy, ngoại trừ năm 2016 - thời điểm mới áp dụng chủ trương được thông qua - dư nợ SPĐT, xuất khẩu và sản lượng cà phê tăng trưởng cùng chiều, 03 năm trở lại đây đều biến động ngược chiều nhau. Điều này theo quan điểm của chúng tôi cho rằng, có độ trễ nhất định trong việc giá trị xuất khẩu và sản lượng cà phê ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng canh tác của bà con nông dân từ đó tác động đến nhu cầu vay vốn và kéo theo tăng trưởng dư nợ SXNN của Ngân hàng. Qua dữ liệu chúng ta có thể nhận thấy, khi dư nợ SXNN tăng mạnh trong năm thì chính năm đó cả giá trị xuất khẩu và sản lượng cà phê đều giảm. Chính lý do này phản ánh rõ nét về việc các hộ/cá nhân canh tác cà phê chưa theo kịp biến động về nhu cầu nhập khẩu của thị trường các nước trên thế giới và các cán bộ tín dụng, cấp quản lý tại các CN/PGD chịu trách nhiệm triển khai thực tế cũng thiếu sót trong vấn đề cập nhật cũng như dự báo tình hình trong năm. Nguồn: các tác giả tổng hợp và tính toán từ khảo sát và TCTK 85
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.2. Chất lượng dư nợ hộ/cá nhân SXNN: Sau hơn 02 năm triển khai trên thực tế SPĐT, cả dư nợ, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay SXNN của các CN/PGD triển khai đều rất thấp, đến năm 2019 chất lượng tín dụng đã diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Cụ thể, đối với nợ nhóm 2: tỷ lệ năm 2019 là 3.1% gấp 8 lần so với năm 2018, dư nợ 42.6 tỷ đồng gấp 10 lần so với năm 2018. Tương tự đối với nợ xấu năm 2019: tỷ lệ là 3.6% và dư nợ là 50 tỷ đồng lần lượt gấp 7.5 lần và 9.6 lần so với năm 2018. Một điều đáng lưu ý là SLKH nợ nhóm tăng từ 25 khách hàng năm 2018 đã lên đến 193 khách hàng trong năm 2019, SLKH nợ xấu cũng tăng từ 31 khách hàng lên 192 khách hàng cũng trong năm này (biểu đồ 3). Chất lượng tín dụng đối với dư nợ hộ/cá nhân SXNN đã xấu đi một cách đột biến khi đến năm thứ 03 áp dụng và đã vượt ngưỡng giới hạn rủi ro mà SPĐT đề ra phản ánh điều mà chúng tôi đã quan ngại về kiểm soát sau cho vay và độ thoáng điều kiện vay vốn dựa trên niềm tin dành cho các cấp quản lý tại các CN/PGD như đã đề cập ở trên. Nguồn: các tác giả tổng hợp và tính toán từ khảo sát Phân tích sâu hơn, chúng tôi nhận thấy rằng, các khoản nợ nhóm 2 tại thời điểm cuối năm 2019 phần lớn đến từ các khách hàng nhận nợ trong năm 2018 (90 khách hàng) và năm 2019 (73 khách hàng) chiếm 84.5% khách hàng nợ nhóm 2 trong khi SLKH nhận nợ năm 2017, 2016 phát sinh nhóm 2 lần lượt chỉ 26 khách hàng chiếm 13.5% và 04 khách hàng chiếm 2%, các khoản nhận nợ từ năm 2015 trở về trước đều không phát sinh. Mặt khác, các khoản nợ xấu đến cuối năm 2019 phần lớn tập trung vào các khách hàng nhận nợ năm 2017 và 2018. Cụ thể năm 2017 có 64 khách hàng chiếm 33.3%, năm 2018 có 98 khách hàng chiếm 51% trong lúc năm 2016 là 20 khách hàng chiếm 10.4% và SLKH nhận nợ từ năm 2015 trở về trước chỉ 05 khách hàng (biểu đồ 4). Từ vấn đề này, chúng tôi đánh giá rằng, trong thời gian hơn 01 năm đầu triển khai, chất lượng khách hàng là khá tốt thể hiện qua tốc tăng trưởng mạnh về dư nợ lẫn SLKH nhưng SLKH nhận nợ trong năm chuyển nợ quá hạn3 thấp tuy nhiên đến năm thứ 2 trở đi các khách hàng vay vốn có chiều hướng kém đi về chất lượng. Như đã đề cập, điều này thể hiện khi quy mô cả về dư nợ và SLKH tăng mạnh vấn đề thẩm định cho vay dựa trên cơ chế điều kiện thông thoáng cùng với số lượng nhân sự cán bộ tín dung trên tương quan quy mô quản lý khá lớn đã dẫn đến chất lượng thẩm định và quản lý khoản cho vay không được tốt so với thời 3 Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2 và nợ xấu 86
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 gian đầu. Và chính vì lý do này, chúng tôi tin rằng chất lượng các khoản cho vay sẽ còn kém đi trong thời gian tới kéo theo dư nợ, tỷ lệ , SLKH nợ nhóm 2, nợ xấu sẽ tiếp tục tăng. Nguồn: các tác giả tổng hợp và tính toán từ khảo sát Dù vậy, nếu xét trên tỷ lệ bảo đảm bình quân mỗi khách hàng nợ nhóm 2 và nợ xấu đến cuối năm 2019 vẫn nằm trong kiểm soát và theo chúng tôi là khá thấp với mức 49.8% đối với nhóm 2 và 56.3% đối với nợ xấu. Tuy vậy, xét trên dư nợ bình quân mỗi khách hàng nợ nhóm 2 và nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng trong 03 năm trở lại đây, riêng năm 2019 đã tăng 44% và 72% so với năm 2018 lần lượt với nợ nhóm 2 và nợ xấu (biểu đồ 5). Đây là điều mà chúng tôi khá quan ngại, bởi lẽ tỷ lệ bảo đảm (hay tài sản bảo đảm) là chốt chặn sau cùng để Ngân hàng đảm bảo thu hồi vốn vay và càng cấp thiết hơn đối với SPĐT mà Ngân hàng triển khai vì tất cả các điều kiện vay vốn khác đều được mở rộng. Và nếu xu hướng chất lượng tín dụng kể cả chất lượng các món vay ngày càng xấu đi (mà chúng tôi cho là sẽ còn tiếp tục) cùng với biến động của nhu cầu thị trường cà phê thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị, tính thanh khoản của các tài sản bảo đảm này (phần lớn là bất động sản nông nghiệp) kéo theo mức độ thu hồi vốn vay của Ngân hàng thấp hơn và/hoặc kéo dài hơn từ đó tác động đến chi phí dự phòng, vận hành và lợi nhuận Ngân hàng. 87
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Nguồn: các tác giả tổng hợp và tính toán từ khảo sát Tóm lại: SPĐT đã mở ra hướng đi trong việc tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng tại địa bàn Tây Nguyên đem lại kết quả tăng trưởng rất mạnh về quy mô dư nợ và SLKH trong hơn 03 năm triển khai. Tuy vậy, việc mở rộng điều kiện vay vốn thông thoáng hơn dành do đối tượng là hộ/cá nhân SXNN đi kèm phân quyền lớn hơn dành cho cấp quản lý CN/PGD tại địa bàn triển khai trong lúc nhân sự thẩm định, địa bàn hoạt động rộng về mặt địa lý đã làm xuất hiện những dấu hiệu về rủi ro kiểm soát các món cho vay cũng như xu hướng xấu đi về chất lượng tín dụng. Từ bức tranh thực trạng tăng trưởng này chúng tôi sẽ đưa ra một số đề xuất giải pháp về chính sách, quản lý nhằm gia tăng và kiểm soát rủi ro cho vay SXNN tại địa bàn Tây Nguyên của các NHTM ở mục tiếp theo. 4. Kết luận và một số đề xuất: Mặc dù SPĐT của Ngân hàng theo chúng tôi có những lỗ hỏng trong cơ chế kiểm soát trước và sau cho vay, tuy vậy đây là hướng đi mà chúng tôi cho rằng sẽ gợi mở cho các NHTM nghiên cứu, điều chỉnh để triển khai mở rộng cho vay hộ/cá nhân SXNN tại địa bàn Tây Nguyên vì như phân tích nó đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng quy mô dư nợ của Ngân hàng. Dựa trên đánh giá thực trạng đã trình bày, ở nội dung này chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng dư nợ đi kèm kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ/cá nhân SXNN tại địa bàn Tây Nguyên từ thực tế Ngân hàng đã triển khai dưới góc độ điều hành NHTM và Cơ quan quản lý. 4.1. Về điều hành của NHTM: Những khoản cho vay hộ/cá nhận SXNN tại Tây Nguyên như thực tế Ngân hàng áp dụng có giá trị trung bình trên dưới 200 triệu đồng. Do đó, việc giao thẩm quyền phê duyệt cho vay tại CN/PGD nên giảm lại ở mức từ 300 đến 500 triệu trên một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan thay vì từ 1 đến 2 tỷ đồng. Việc giao thẩm quyền này cần dựa trên đánh giá xếp hạng chất lượng tín dụng mỗi CN/PGD từng thời kỳ (ví dụ: tỷ lệ SLKH nhận nợ tại CN/PGD trong năm liền kề chuyển nợ quá hạn trên 20% sẽ tiến hành thu hồi thẩm quyền và đánh giá lại các khoản vay hiện hữu). Việc định giá tài sản thế chấp cần tập trung tại bộ phân chuyên môn và độc lập với CN/PGD phê duyệt khoản vay, một mặt nhằm tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thỏi còi, mặt khác bộ phận này với trình độ chuyên sâu hơn sẽ định giá sát thực hơn giá trị tài sản và cũng là bộ phận kiểm tra chéo khách hàng (vì khâu định giá cũng tiến hành khảo sát địa bàn xung quanh và phỏng vấn thông tin tài sản từ chủ tài sản). Bộ phận này có thể 88
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 tập trung số lượng nhân sự cần thiết (tùy tình hình thực tế) với công việc chính là tập trung định giá, tái định giá (tài sản đã thế chấp) và đưa ra cảnh báo về biến động thị trường bất động sản tại khu vực. Tương tự khâu định giá, cần thiết lập đội ngũ nhân sự độc lập với CN/PGD để thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay đúng quy định pháp luật. Đây là khâu khá quan trọng trước khi NHTM tiến hành giải ngân khoản vay và là khâu kiểm soát về mặt pháp lý. Việc chuyên môn hóa này sẽ tránh tình trạng tiêu cực phát sinh giữa khách hàng và cán bộ tín dụng cũng như có sự điều phối nhân sự, thời gian một cách hợp lý trong giai đoạn thực hiện các thủ tục liên quan vì khoảng cách địa lý khu vực Tây Nguyên là rất lớn. Ngoài ra, các NHTM nên có những thông tin, đánh giá định kỳ về thị trường kinh tế trong nước và quốc tế từ đó đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị đến cấp quản lý tại CN/PGD để nắm bắt tình hình (đặc biệt là về giá cả, tình hình biến động thị trường nhập khẩu, ) nhằm có những điều chỉnh phù hợp trong thẩm định cho vay cũng như tư vấn cho các khách hàng là hộ/cá nhân SXNN trên địa bàn. Sau cùng, cần có bộ phận giám sát định kỳ thường xuyên (ví dụ: 03 tháng/lần) chọn mẫu ngẫu nhiên (ví dụ: 20%) các khoản cho vay tại CN/PGD để tiến hành kiểm tra thực tế nhằm đưa ra đánh giá, kiến nghị lên lãnh đạo các cấp hơn một cách kịp thời. Đây là biện pháp nhằm đưa ra những cảnh báo sớm từ đó hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng có thể tăng cao trong tương lai. 4.2. Về Cơ quan quản lý: Lập quy hoạch diện tích cây trồng theo vùng. Việc mở rộng sản xuất cà phê tại Việt Nam đã xảy ra một cách tự phát do các hộ nông dân nhỏ và không kiểm soát, gây ra các chi phí đối với môi trường, chẳng hạn như phá rừng, suy thoái đất, và làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Đây là quan điểm của Nguyễn Tín Hồng (2017). Và theo chúng tôi, vấn đề này không chỉ riêng đối với cây cà phê mà còn đối với cả các loại cây trồng khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “trồng – chặt – trồng” trong những năm qua khi mà hoạt động canh tác còn manh mún, tự phát và thiếu vắng quy hoạch vùng diện tích ở địa phương. Củng cố vai trò của hiệp hội nông dân. Câu chuyện về thua lỗ do bất ổn giá đối với những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp cứ lặp đi lặp lại dường như không có lối thoát (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2011). Vấn đề rủi ro về bất ổn giá hay người nông dân bị ép giá bởi thương lái vẫn còn khá phổ biến thời gian gần đây. Một trong những giải pháp để khắc phục điều này là nâng cao vai trò của hiệp hội nông dân, tổ chức được xem là đại diện để bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Bởi vì, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), người nông dân thiếu kiến thức, thiếu thông tin và thiếu niềm tin để tự phòng ngừa rủi ro về biến động giá. Do vậy, vai trò của hiệp hội này khá quan trọng trong việc phổ biến kiến thức, đưa ra cảnh báo đặc biệt là bảo quyền lợi quyền lợi hợp pháp của người nông dân khi có tranh chấp xảy ra. Sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt triệt để trong nông nghiệp. Đây là một trong những tổ hợp các yếu tố giải quyết vấn đề cấp bách về nước nói chung và đã tạo nên thành công trong nông nghiệp nói riêng đối với đất nước Israel đã được M. Siegel (2016) chỉ ra. Các biến đổi khí hậu mà đặc biệt là vấn đề hạn hán ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với các quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ, điển tình là tình trạng hiện nay ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hạn hán gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như sông suối cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt cho người dân, giảm năng suất cây trồng và mất khả năng canh tác của nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Quyên và cộng sự, 2017). Do vậy, việc các cơ quan quản lý khuyến khích, tuyên truyền về lợi ích cả ngắn hạn lẫn dài hạn trong việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đến người nông dân là hết sức cần thiết. Thậm chí, các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu và đề xuất với các NHTM trên địa bàn về các chính sách riêng biệt hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt trong canh tác trồng trọt. Đây là vấn đề cần hết sức quan tâm để nhân rộng trong dài hạn. 89
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 5. Hạn chế: Trong phạm vi bài viết, chúng tôi cố gắng cung cấp một bức tranh tổng thể nhất có thể về hai vấn đề: thực trạng tăng trưởng và chất lượng dư nợ hộ/cá nhân SXNN của Ngân hàng tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015 – 2019, nơi họ áp dụng SPĐT nhằm tăng trưởng thị phần cho vay, để từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động cho vay SXNN của các NHTM khi mở rộng hoạt động tại khu vực trọng điểm này. Bỡi vì lẽ đó, dữ liệu phân tích chỉ phản ánh góc độ Ngân hàng được chúng tôi lựa chọn khảo sát, thu thập và chưa bao quát tổng thể toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động tại Tây Nguyên. Mặt khác, dữ liệu phân tích về dư nợ SXNN của Ngân hàng chưa phân tách theo từng nhóm cây trồng riêng biệt để đánh giá rủi ro tín dụng tương ứng. Và do vậy, chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu tương lai sẽ bổ khuyết điều này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2015 đến năm 2019, TCTK. [2] Nguyễn, Tín Hồng (2017). “Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam: Ngành trồng trọt” báo cáo được chuẩn bị cho Ngân Hàng Thế giới, Ngân Hàng Thế Giới, Washington, D.C. [3] Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011). Khảo sát rủi ro biến động giá cả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phát triển kinh tế. [4] Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Đại Ngưỡng, Nguyễn Thoan, Bùi Tá Long, Nguyễn Kim Lợi (2017). Phân vùng hạn hán dựa trên chỉ số hạn và mô phỏng chế độ thủy văn trên lưu vực Srepok vùng Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. [5] Lưu Thị Kim Hoa (2019). Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Tài chính. [6] Seth M. Siegel (2016). Con đường thoát hạn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới. 90