Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Bùi Thị Thanh

pdf 39 trang Gia Huy 23/05/2022 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Bùi Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_nghiep_vu_thanh_toan_quoc_te_bui_thi_thanh.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Bùi Thị Thanh

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI KHOA KINH TẾ TẬP BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ Chủ biên: BÙI THỊ THANH LÀO CAI 2011 2
  2. Chương 1. HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN TỆ 1.1.1. Bản chất của tiền tệ a. Định nghĩa cổ điển về tiền Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện hao phí lao động xã hội và quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Tiền có thể thoả mãn một số nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với lượng giá trị mà người đó tích luỹ được. - Tiền là một hàng hoá đặc biệt vì: tiền có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào và tiền có thể thoả mãn được nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. - Cũng như hàng hoá khác, tiền tệ có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Vì tiền là hàng hoá đặc biệt nên nó có giá trị sử dụng đặc biệt, đó là giá trị sử dụng xã hội. - Tiền có thể đáp ứng một số nhu cầu: đây là một hạn chế của định nghĩa này bởi ngày nay tiền có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của con người: nhu cầu vật chất, giải trí, tinh thần Với định nghĩa cổ điển đã nêu ra được bản chất của tiền tệ nhưng chưa đủ để giải thích được hết những hiện tượng kinh tế xã hội có liên quan đến tiền hiện nay. Chính vì vậy người ta đưa ra định nghĩa hiện đại về tiền được nhiều người sử dụng. b. Định nghĩa hiện đại về tiền - Tiền là tất cả những phương tiện có thể đóng vai trò làm trung gian trao đổi, được nhiều người thừa nhận. - Tiền không chỉ đơn thuần là giấy bạc ngân hàng mà còn có những phương tiện trao đổi được mở rộng ra rất nhiều như: hối phiếu, thương phiếu, trái phiếu Đây là một định nghĩa mới và được nhiều nhà khoa học và thị trường ngày nay chấp nhận và sử dụng. 1.1.2. Quá trình phát triển của hình thái tiền tệ a. Tiền vàng - Vàng trở thành vật ngang giá chung duy nhất vì đặc tính tự nhiên của vàng: đồng nhất, dễ chia nhỏ, dễ bảo quản, giá trị lớn, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tính chất tự nhiên. - Khi vàng có vai trò độc quyền ngang giá chung trong trao đổi thì cái tên “vật ngang giá chung” được thay bằng tiền tệ và vàng được coi là kim loại tiền tệ. Từ đây nền kinh tế dần hình thành và hình thái tiền tệ dần trở nên rõ nét. b. Tiền giấy - Quá trình ra đời: Khi tiền vàng trở nên khan hiếm và mất dần giá trị hay bị hao mòn trong lưu thông, Chính phủ đã phát hành “chứng chỉ vàng” để thay thế nó. Chứng chỉ vàng: là một tờ giấy được Chính phủ chứng nhận quyền sở hữu một lượng vàng nhất định gọi là Hối phiếu Chính phủ - và đó là tiền thân của tiền giấy ngày nay. - Bản chất của tiền giấy: Tiền giấy không có giá trị bản thân mà chỉ có giá trị theo luật định. Tiền giấy là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. 3
  3. - Chế độ lưu thông tiền giấy dễ gây lạm phát nên ngân hàng trung ương các quốc gia phải thực thi một chính sách tiền tệ hợp lý. c. Tiền ghi sổ Khi ngân hàng ra đời, việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng hoặc bạc mà có thể cho vay bằng tiền giấy của mình thay thế cho tiền vàng và bạc. Đây là phát minh có giá trị nhất trong lịch sử của tiền tệ. Thế kỷ XIX, hệ thống ngân hàng 2 cấp được hình thành, nhờ hoạt động trong một hệ thống mà tiền bút tệ ra đời. Bút tệ đã thay thế cho tiền mặt và đó là một sáng kiến quan trọng thứ 2 trong lịch sử hoạt động ngân hàng sau sự ra đời của tiền giấy. Bút tệ (Monnaie scripturale, bank money): là thứ tiền vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân hàng. Mọi nghiệp vụ thanh toán tiền bạc giữa người này với người khác được thực hiện bằng cách ghi giảm tài khoản của người phải trả một số tiền để chuyển sang tài khoản của người nhận tiền tại ngân hàng. Phương tiện để thực hiện những nghiệp vụ đó không phải là tiền giấy hay tiền kim loại, mà là lệnh chuyển khoản (ordre de virement) hay séc. 1.2. CÁC LOẠI HÌNH TIỀN TỆ PHỔ BIẾNTÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Ngoại tệ và ngoại hối Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hoá hay can thiệp vào thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ điều hoà cán cân thanh toán quốc tế Do những ảnh hưởng lớn lao của ngoại hối đối với đời sống kinh tế - xã hội nên chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách lựa chọn cho mình những chính sách thích hợp trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về ngoại hối. Các kinh tế gia đều cho rằng, ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối thì ngoại hối được hiểu bao gồm: - Tiền nước ngoài như: tiền giấy, tiền kim loại; - Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; - Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu, các đồng tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực; - Vàng tiêu chuẩn quốc tế; - Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy rằng, một tài sản nào đó có được coi là ngoại hối hay không và chúng được quản lý như thế nào, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các nhà làm luật. Có nghĩa là danh từ ngoại hối chỉ mang tính chất “ước lệ” và thiên về ý nghĩa pháp lý nhiều hơn là ý nghĩa kinh tế, mặc dù bản thân “ngoại hối” là một danh từ kinh tế. Trong các công trình nghiên cứu, người ta chủ trương tìm hiểu về những tác động hay ảnh hưởng của ngoại hối đối với đời sống kinh tế - xã hội và thiết lập cơ chế quản lý, sử dụng 4
  4. chúng vào mục đích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội mà không đi tìm một định nghĩa hoàn chỉnh về ngoại hối và chỉ ra các đặc điểm của ngoại hối. Điều này dẫn tới một hệ quả là không có sự giống nhau hoàn toàn trong hệ thống pháp luật của các nước về những tài sản nào là ngoại hối và mục đích quản lý nhà nước đối với mỗi loại ngoại hối. Mặt khác, việc định ra chế độ quản lý ngoại hối như thế nào còn phụ thuộc vào thái độ của nhà cầm quyền đối với ngoại hối, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái của nước đó trong từng thời kỳ. 1.2.2. Một số đồng tiền phổ biến trên thế giới a. Đồng tiền quốc gia + Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành và là đồng tiền pháp định, nó được sử dụng với tư cách là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán một cách hợp pháp và không hạn chế về số lượng. Tiền mặt là tiền đang có giá trị lưu hành, chúng có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định được pháp luật Nhà nước thừa nhận. - Một số ký hiệu của đồng tiền quốc gia: THB (bạt thái), VND (việt nam đồng, HKD (đô la hồng kông), LBP (Kip Lào), SGD (đô la Singarpore), CNY (Nhân dân tệ Trung Quốc), CHF (Phăng Thụy Sỹ) b. Đồng tiền chung - Khi tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán và chi trả chung giữa các quốc gia thì thực hiện chức năng tiền tệ thế giới. - Để thực hiện chức năng này chỉ là tiền mặt và tiền đủ giá (tiền vàng). Các đồng tiền quốc gia không được thực hiện chức năng này. - Điều kiện để tiền tệ trở thành tiền tệ thế giới. + Là một đơn vị tiền tệ có tính ổn định và có độ tin cậy cao. + Có khả năng chuyển đổi một cách tự do sang các đồng tiền khác + Một số đồng tiền thường sử dụng trong thanh toán quốc tế: USD, EUR, GBP, 5
  5. Chương 2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.1. KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Quan hệ trao đổi theo nguyên tắc cung - cầu trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế dẫn đến nhu cầu cần so sánh giá trị của các đơn vị tiền tệ khác nhau. Kết quả của sự so sánh đó chính là tỷ giá hối đoái. Như vậy, tỷ giá hối đoái có thể được tiếp cận hai cách như sau: + Tỷ giá hối đoái là khái niệm biểu thị giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Với cách tiếp cận này, trên thực tế có thể được hiểu một cách đơn giản như sau: Tại thị trường Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la của Mỹ (USD) và đồng của Việt Nam (VND) được công bố vào ngày 18 tháng 08 năm 2011 là USD/VND = 20.800/20.824, điều đó có nghĩa là giá ngân hàng mua vào 1 USD là 20.800 VND và giá ngân hàng bán ra 1 USD là 20.824 VND. + Tỷ giá hối đoái là khái niệm biểu thị mối quan hệ so sánh trên thị trường giữa giá trị của hai loại tiền tệ của hai quốc gia với nhau. Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ (USD) và đồng của Việt Nam (VND) được công bố vào ngày 18 tháng 08 năm 2011 là USD/VND = 20.800/20.824, điều đó có nghĩa là giá trị của 1 USD so với giá trị của 1 VND được 20.800 lần hoặc 20.824 lần. 2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TỶ GIÁ Như trên đã đề cập, tỷ giá hối đoái có thể được hiểu là quan hệ so sánh giữa giá trị của hai tiền tệ của hai quốc gia với nhau. Như vậy, cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ chính là mối tương quan giữa giá trị của hai tiền tệ đó với nhau. 2.2.1. Dựa vào chế độ bản vị vàng Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ của mỗi quốc gia được lưu thông theo một cơ chế gồm những điều kiện cơ bản sau: + Tự do đúc những đồng tiền vàng theo chuẩn quy định về trọng lượng và chất lượng vàng. Chất lượng vàng của một đồng tiền vàng là lượng vàng thường được thực hiện theo hai cách: theo 24 Karat, hoặc theo phần nghìn của một gam. Hình thức và kích cỡ của các đồng tiền vàng tại mỗi quốc gia có thể được đúc theo các cách khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất để tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông là chúng phải được đúc với cùng trọng lượng. + Giấy bạc ngân hàng hoặc những đồng tiền được đúc bằng các kim loại khác được đổi tự do ra vàng, dựa vào hàm lượng vàng của chúng. Trên thực tế, việc chuyển đổi đó được thực hiện tại hệ thống ngân hàng trung ương, nơi phát hành những đồng tiền đó. Với mục đích như vậy, các ngân hàng trung ương phải có đủ lượng vàng, thông thường tương đương khoảng 25 đến 30% giá trị của những giấy bạc ngân hàng và những đồng tiền kim loại khác đã được phát hành vào lưu thông. + Tự do nhập và xuất vàng vào và ra khỏi biên giới. Với cơ chế như vậy, tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng được xác định tương đối đơn giản. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau, hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau. Việc so sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau được gọi là ngang giá vàng. Như vậy, trong chế độ bản vị vàng, cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ với nhau là việc so sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ đó với nhau. Hay nói cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở chính hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị 6
  6. vàng. Tỷ giá hối đoái trên thị trường trong chế độ bản vị vàng dao động xung quanh ngang giá vàng, phụ thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường. Trong trường hợp cầu về ngoại tệ trên thị trường một quốc gia tăng, có thể do nhập khẩu gia tăng, cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó bị thâm hụt thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng vượt điểm ngang giá vàng giữa đồng ngoại tệ và đồng bản tệ. Trong chế độ bản vị vàng sự dao động của tỷ giá hối đoái đối với điểm ngang giá vàng có những giới hạn quy định, được gọi là điểm vàng. 2.2.2. Dựa vào ngang sức mua của đồng tiền Những quy định giới hạn đó phụ thuộc vào những chi phí để vận chuyển vàng. Trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia bị thâm hụt, tỷ giá hối đoái sẽ đạt điểm vàng trên (điểm xuất khẩu). Trong trường hợp này, việc thanh toán thường được thực hiện bằng ngoại tệ thay cho vàng. Ngược lại, trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia thặng dư, tỷ giá hối đoái sẽ đạt điểm vàng dưới (điểm nhập khẩu). Trong trường hợp này các nhà xuất khẩu sẽ có lợi hơn khi được thanh toán bằng vàng thay cho ngoại tệ. Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy bạc ngân hàng không được đổi tự do ra vàng. Tiền tệ được phát hành không còn được đảm bảo bằng vàng. Do vậy, ngang giá vàng không còn là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái. Việc so sánh giá trị của hai đồng tiền với nhau được thực hiện thông qua sự so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ. Trong chế độ lưu thông tiền giấy, việc xác định tỷ giá hối đoái phức tạp hơn nhiều so với trong chế độ bản vị vàng. Tỷ giá hối đoái trên thị trường bị dao động dưới tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. 2.3. PHƯƠNG PHÁP YẾT TỶ GIÁ 2.3.1. Khái niệm phương pháp yết tỷ giá Yết tỷ giá (Quotation) là việc công bố tỷ giá giữa hai đồng tiền trên thị trường tài chính tiền tệ. Như trên đã lưu ý, tỷ giá hối đoái là đại lượng được xác định cụ thể theo không gian và thời gian. Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thường được yết như sau: Ví dụ 1: Tại thị trường Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/08/2011 tỷ giá giữa đồng EUR và đồng USD được yết EUR/USD = 1,4223/1,4419. Ví dụ 2: Tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 18/08/2011 tỷ giá giữa đồng USD và đồng VND được yết giá USD/VND = 20.800/20.824. Các đồng tiền đứng trước (EUR trong ví dụ 1, USD trong ví dụ 2) gọi là đồng tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ. Các đồng tiền đứng sau (USD trong ví dụ 1, VND trong ví dụ 2) gọi là đồng tiền định giá là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của đồng tiền yết giá. Đứng dưới góc độ của ngân hàng, tỷ giá đứng trước 1,4223 trong ví dụ 1 là tỷ giá mua EUR trả bằng USD của ngân hàng và tỷ giá đứng trước 20.800 trong ví dụ 2 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng. Chúng được gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE). Nếu chúng ta ký hiệu ngân hàng là n thì đây là tỷ giá BIDn. Tỷ giá đứng sau 1,4419 trong ví dụ 1 là tỷ giá bán EUR thu USD của ngân hàng và tỷ giá đứng sau 20.824 trong ví dụ 2 là tỷ giá bán USD thu VND của ngân hàng. Chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE) hay được ký hiệu là ASKn. Trong trường hợp chúng ta đứng dưới góc độ là 7
  7. khách hàng của ngân hàng thì tỷ giá đứng đằng trước là tỷ giá chúng ta bán ra, còn tỷ giá đứng đằng sau là tỷ giá chúng ta phải mua vào. Vậy, nếu thống nhất ký hiệu khách hàng là k thì chúng ta sẽ có BIDn = ASKk và ASKn = BIDk. Tỷ giá ASKn thường lớn hơn tỷ giá BIDn. Chênh lệch giữa chúng chính là lợi nhuận chưa nộp thuế của ngân hàng từ nghiệp vụ trao đổi ngoại hối, theo tiếng Anh đó là spread. Trong giao dịch ngoại hối, người ta thường lấy tên của các nước mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới như London-Anh, Tokyo-Nhật, New-York-Mỹ v.v để đọc thay cho tỷ giá Ví dụ: Thay vì đọc “tỷ giá USD/GBP” người ta đọc “tỷ giá USD-London”; “tỷ giá USD/JPY” là “tỷ giá USD - Tokyo”, “tỷ giá EUR/USD” là “tỷ giá EUR - New York” v.v Trong giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường tài chính - tiền tệ, để đảm bảo tính nhanh gọn các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ mà chỉ được đọc những số hay biến động, đó là những số cuối. Ví dụ: EUR/USD = 1,4223 chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy. Các số này chia làm hai nhóm số. Hai số thập phân đầu tiên được đọc là “Số” (Figure), hai số kế tiếp đọc là “điểm” (Point). Tỷ giá trên được đọc là “EURO, đô la Mỹ bằng 1, bốn mươi hai số, hai mươi ba điểm”. Cách đọc điểm có thể được dùng phân số như “một phần tư” thay cho 25, “ba phần tư” thay cho 75. 2.3.2. Các phương pháp yết tỷ giá a. Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì hiện nay trên thế giới thường các đồng tiền EUR, USD, GBP dùng cách yết giá trực tiếp (certain quotation), các đồng tiền còn lại thường dùng cách yết giá gián tiếp (incertain quotation). Ví dụ: USD/SGD, GBP/USD, EUR/CHF, USD/CNY, GBP/VND, Có nghĩa là giá của các đồng tiền USD, GBP, EUR được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, còn các đồng tiền khác như CNY, HKD, JPY, VND chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, mới thể hiện gián tiếp. Ví dụ: Tại Việt Nam, vào ngày 18 tháng 08 năm 2011, khi ngân hàng công bố tỷ giá: USD/VND = 20.800/20.824 Tức là giá 1 USD ngân hàng mua vào là 20.800 VND và bán ra là 20.824 VND, còn giá 1 VND thì chưa thể hiện được trực tiếp ra bên ngoài. Muốn tìm, ta làm phép chia để được giá 1 VND ngân hàng mua vào là 1 VND = 1/20.800 USD và 1 VND ngân hàng bán ra là 1 VND = 1/20.824USD . b. Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp Ngược lại, nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì các nước Mỹ, Anh và các nước có đồng EUR là đồng bản tệ, dùng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ. Ví dụ 1: Tại Mỹ, vào ngày 18 tháng 08 năm 2011, tỷ giá hối đoái được công bố như sau: USD/HKD = 7,7956/7,7964. - Với cách yết này, trên thị trường Mỹ, người ta chưa trực tiếp biết được giá HKD - là một đồng ngoại tệ là bao nhiêu, mà chỉ biết giá ngoại tệ HKD thể hiện trên thị trường Mỹ là 7,7956 HKD bằng 1 USD hay 1 HKD bằng 1/7,7956 USD, tức là mới thể hiện gián tiếp. 8
  8. - Muốn xác định giá của 1 HKD, ta phải làm phép chia: 1HKD = 1/7,7956USD = 0,12827 1HKD = 1/7,7964USD = 0,12826 Như vậy ta được tỷ giá HKD/USD = 0,12827/0,12826, lúc này giá của đồng HKD mới thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. 2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ Trên thị trường hối đoái của các nước thường các đồng tiền EUR, GBP, USD là những đồng tiền yết giá chủ yếu. Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng có thể muốn xác định tỷ giá giữa các đồng tiền khác nữa. Ví dụ SGD/HKD, HKD/THB trong khi trên thị trường không niêm yết các tỷ giá trên. Do vậy muốn xác định phải dùng phương pháp tính chéo tỷ giá. Có mấy nguyên tắc tính chéo tỷ giá như sau: 2.4.1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá cùng vị trí a. Xác định tỷ giá của hai đồng tiền định giá Ví dụ: Tại New York, vào ngày 18 tháng 08 năm 2011, ngân hàng công bố tỷ giá: USD/HKD = 7,7956/7,7964 USD/CNY = 6,3920/6,3930 Hãy xác định tỷ giá CNY/HKD Bài giải: Ở đây phải xác định cả tỷ giá ASKCNY/HKD và BIDCNY/HKD * Xác định tỷ giá BIDCNY/HKD BIDk CNY/HKD là tỷ giá mà khách hàng sẽ sử dụng để đổi CNY lấy HKD. Vì trong trường hợp này, ngân hàng không công bố tỷ giá giữa CNY và HKD nên khách hàng sẽ dùng CNY mua USD rồi bán USD cho ngân hàng để đổi lấy HKD. Bước 1: Khách hàng bán CNY mua USD, do đó ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá ASKUSD/CNY: 6,3930 hay 1 USD = 6,3930 CNY (1). Bước 2: Khách hàng dùng số tiền USD vừa mua được bán đi mua HKD, do đó ngân hàng sẽ mua USD theo tỷ giá BIDUSD/HKD = 7,7956 hay 1 USD = 7,7956 HKD (2). Từ (1) và (2) ta có: 6,3930 CNY= 7,7956 HKD => CNY/HKD = 7,7956/ 6,3930 = 1,2194 Tổng hợp lại, ta có: BIDUSD/HKD = 1,2194 BIDCNY/HKD= ASKUSD/CNY Kết luận: Muốn tìm tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá mua của đồng định giá chia cho tỷ giá bán của đồng yết giá. * Xác định tỷ giá ASKCNY/HKD Bước l: Khách hàng bán HKD mua USD, do đó ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá ASKUSD/HKD = 7,7964 hay 1 USD = 7,7964 HKD (1) Bước 2: Khách hàng bán USD mua CNY, do đó ngân hàng sẽ mua USD theo tỷ giá BIDUSD/CNY = 6,3920 hay 1 USD = 6,3920 CNY (2) 9
  9. Từ (1) và (2) ta có: 6,3920 CNY = 7,7964 HKD => CNY/HKD = 7,7964/ 6,3920 = 1,2197 Tổng hợp lại, ta có: ASK USD/HKD = 1,2197 ASKCNY/HKD= BIDUSD/CNY Kết luận: Muốn tìm tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán của đồng định giá chia cho tỷ giá mua của đồng yết giá. b. Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá Ví dụ: Tại Hà Nội, vào ngày 18 tháng 08 năm 2011, ngân hàng công bố các tỷ giá: GBP/VND = 33.878/34.117 USD/VND = 20.800/20.824 Hãy xác định tỷ giá GBP/USD Bài giải: Ở đây phải xác định cả tỷ giá ASKGBP/USD và BIDGBP/USD * Xác định tỷ giá BIDGBP/USD: BIDGBP/USD là tỷ giá mà khách hàng sẽ sử dụng để đổi GBP lấy USD. Vì trong trường hợp này, ngân hàng không công bố tỷ giá giữa GBP lấy USD nên khách hàng sẽ dùng GBP bán đi lấy VND rồi dùng VND để mua USD. - Bước l: Khách hàng bán GBP mua VND, do đó ngân hàng sẽ mua GBP theo tỷ giá BID GBP/VND= 33.878 hay 1 GBP = 33.878 VND (1) - Bước 2: Khách hàng dùng VND mua USD, do đó ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá ASKUSD/VND = 20.824 hay 1 USD = 20.824 VND (2) Từ (1) và (2) ta có: GBP/USD = 33.878/20.824 = 1,6269 Tổng hợp lại, ta có: BID GBP/VND = 1,6269 BIDGBP/USD= ASKUSD/VND Kết luận: Muốn tìm tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá mua của yết giá chia cho tỷ giá bán của đồng định giá * Xác định tỷ giá ASKGBP/USD: - Bước l: Khách hàng bán USD mua VND, do đó ngân hàng sẽ mua USD theo tỷ giá BIDUSD/VND= 20.800 hay 1 USD = 20.800 VND (1) Bước 2: Khách hàng dùng VND mua GBP, do đó ngân hàng sẽ bán GBP theo tỷ giá ASKGBP/VND= 34.117 hay 1 GBP = 34.117 VND (2) Từ (1) và (2) ta có: GBP/USD = 34.117/20.800 = 1,6402 Tổng hợp lại, ta có: ASK GBP/VND = 1,6402 ASKGBP/USD= BIDUSD/VND 10
  10. Kết luận: Muốn tìm tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán của đồng yết giá chia cho tỷ giá mua của đồng đụnh giá. 2.4.2. Xác định tỷ giá của 2 đồng tiền ở các vị trí khác nhau a. Một đồng tiền ở vị trí yết giá và một đồng ở vị trí định giá Ví dụ: Tại New York, vào ngày 18 tháng 08 năm 2011, ngân hàng công bố tỷ giá: EUR/USD = 1,4395/1,4399 USD/HKD = 7,7956/7,7964 Hãy xác định tỷ giá EUR/HKD Bài giải: Ở đây phải xác định cả BIDEUR/HKD và ASKEUR/HKD * Xác định tỷ giá BIDk EUR/HKD: BIDEUR/HKD là tỷ giá mà khách hàng sẽ sử dụng để đổi EUR lấy HKD. Vì trong trường hợp này ngân hàng không công bố tỷ giá giữa EUR và HKD nên khách hàng sẽ bán EUR lấy USD rồi bán USD cho ngân hàng lấy HKD. - Bước l: Khách hàng bán EUR lấy USD, do đó ngân hàng sẽ mua EUR theo tỷ giá BID EUR/USD = 1,4395 hay 1 EUR = 1,4395 USD (1) - Bước 2: Khách hàng bán USD lấy HKD, do đó ngân hàng sẽ mua USD theo tỷ giá BID USD/HKD = 7,7956 hay 1 USD = 7,7956 HKD (2) Từ (1) và (2) ta có 1 EUR = 1,4395 x 7,7956 HKD = 11,2218 HKD Tổng hợp lại, ta có: BIDEUR/HKD = BIDEUR/USD x BID USD/HKD = 11,2218 Kết luận: Muốn tìm tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá mua của đồng yết giá với tỷ giá mua của đồng định giá. * Xác định tỷ giá ASKEUR/HKD - Bước 1: Khách hàng dùng HKD mua USD, do đó ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá ASKUSD/HKD= 7,7964; hay 1 USD = 7,7964 HKD (1) - Bước 2: Khách hàng dùng USD mua EUR, do đó ngân hàng sẽ bán EUR theo tỷ giá ASKEUR/USD= l,4399; hay 1 EUR = 1,4399 USD (2) Từ (1) và (2) ta có: 1 EUR = 1,4399 x 7,7964 HKD = 11,2260 HKD Tổng hợp lại, ta có: ASKEUR/HKD = ASKEUR/USD x ASKUSD/HKD = 11,2260 Kết luận: Muốn tìm tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá bán của đồng yết giá nhân với tỷ giá bán của đồng định giá b. Một đồng ở vị trí định giá và một đồng ở vị trí yết giá Ví dụ: Tại Canada, vào ngày 18 tháng 08 năm 2011, ngân hàng công bố tỷ giá: USD/CHF = 0,7849/0,7853 AUD/USD = 1,0403/1,0411 Hãy xác định tỷ giá CHF/AUD Bài giải: Ở đây phải xác định cả BIDCHF/AUD và ASKCHF/AUD * Xác định tỷ giá BIDCHF/AUD: 11
  11. - Bước l: Khách hàng dùng CHF mua USD, do đó ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá ASKUSD/CHF = 0,7853 hay 1 USD = 0,7853 CHF (1) - Bước 2: Khách hàng dùng USD mua AUD, do đó ngân hàng sẽ bán AUD theo tỷ giá ASKAUD/USD = 1,0411 hay 1 AUD = 1,0411 USD (2) Từ (1) và (2), ta có 1 AUD = 1,0411 x 0,7853 CHF = 0,8176 CHF Tổng hợp lại, ta có: 1 = 1,2231 BIDCHF/AUD= ASKUSD/CHF x ASKAUD/USD Kết luận: Muốn tìm tỷ giá mua của khách hàng ta tìm nghịch đảo của tỷ giá bán của đồng yết giá nhân với tỷ giá bán của đồng định giá. * Xác định tỷ giá ASKCHF/AUD - Bước l: Khách hàng bán AUD lấy USD, do đó ngân hàng sẽ mua AUD theo tỷ giá BIDAUD/USD= 1,0403; hay 1 AUD = 1,0403 USD (1) - Bước 2: Khách hàng bán USD mua CHF, do đó ngân hàng sẽ mua USD theo tỷ giá BID USD/CHF = 0,7849; hay 1 USD = 0,7849 (2) Từ (1) và (2), ta có 1 AUD = 1,0403 x 0,7849 CHF = 0,8165 CHF Tổng hợp lại, ta có: 1 = 1,2247 ASKCHF/AUD= BID USD/CHF x BID AUD/USD Kết luận: Muốn tìm tỷ giá bán của khách hàng ta tìm nghịch đảo của tỷ giá mua của đồng yết giá nhân với tỷ giá mua của đồng định giá. 2.5. MỘT SỐ DẠNG CHUYỂN ĐỔI THƯỜNG GẶP TRONG KINH DOANH DU LỊCH 2.5.1. Những dạng chuyển đổi thường gặp trong kinh doanh lữ hành Ví dụ: Một công ty lữ hành A từ hoạt động kinh doanh nhận khách thu được 450.000 CNY. Với số tiền này, công ty A muốn dùng để thanh toán 500.000 JPY cho hoạt động gửi khách. Số tiền còn lại công ty chuyển thành EUR. Hãy xác định số EUR mà công ty A sẽ có. Biết rằng các tỷ giá được công bố như sau: USD/CNY = 6,3920/6,3930 USD/JPY = 76,52/76,57 EUR/USD = 1,4395/1,4399 2.5.2. Những dạng chuyển đổi thường gặp trong kinh doanh khách sạn - nhà hàng Ví dụ l: Một khách du lịch A cần phải thanh toán 370 USD. Người này muốn thanh toán bằng 80 EUR và số còn lại sẽ thanh toán hết bằng GBP. Hãy xác định số GBP mà người khách du lịch A cần phải thanh toán hết. Biết rằng các tỷ giá được công bố như sau: EUR/USD = 1,4395/99 GBP/USD = 1,6460/65 Ví dụ 2: Một khách du lịch A cần phải thanh toán 5.400.000 VND. Người này muốn 12
  12. thanh toán bằng 50 GBP số còn lại sẽ thanh toán nốt bằng EUR. Hãy xác đinh số EUR mà người khách du lịch A cần phải thanh toán nốt. Biết rằng các tỷ giá được công bố như sau: EUR/USD = 1,4395/1,4399 GBP/USD = 1,6460/65 USD/VND = 20.800/20.824 2.6. CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.6.1. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối - Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Nhà nước công bố - Tỷ giá tự do (hay có thể được gọi là tỷ giá chợ đen): là tỷ giá do quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường quyết định. Tỷ giá này thường lớn hơn tỷ giá chính thức do Nhà nước công bố. - Tỷ giá thả nổi: là tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường, do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định và Nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý loại tỷ giá này. - Tỷ giá cố định: là tỷ giá không biến động trong phạm vi x% nào đó. Trên thực tế, các quốc gia thường thi hành chế độ nhiều tỷ giá. Mục đích chính của chế độ nhiều tỷ giá trước hết là để ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc tế, do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái. Sau nữa, chế độ nhiều tỷ giá còn có tác dụng như là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc làm tiền thưởng xuất khẩu, làm công cụ cho chính sách bảo hộ mậu dịch và trong trường hợp nào đó làm tăng thu nhập của ngân sách qua thu thuế bán ngoại hối. Chế độ nhiều tỷ giá, dù có nhiều hình thức muôn hình muôn vẻ, nhưng nói chung có những đặc điểm chính sau đây: + Áp dụng tỷ giá hối đoái cao đối với một số hàng xuất khẩu nào đó cần phải bán phá giá hàng hóa, áp dụng tỷ giá hối đoái thấp so với những hàng không khuyến khích xuất khẩu, áp dụng tỷ giá hối đoái cao đối với một số hàng nào đó cần phải hạn chế nhập khẩu, còn đối với những mặt hàng nhập khác thì áp dụng tỷ giá hối đoái thấp để khuyến khích nhập. + Áp dụng tỷ giá hối đoái cao nhất hoặc ưu đãi nhất đối với khách du lịch quốc tế đến hoặc tư nhân gửi tiền vào trong nước nhằm thu hút ngoại tệ vào. + Áp dụng tỷ giá hối đoái cao đối với một đồng tiền của quốc gia hoặc khu vực nào đó nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia hay khu vực đó. (Ví dụ: Mỹ áp dụng chế độ tỷ giá USD/EUR cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang EU). Hình thức đơn giản nhất của chế độ nhiều tỷ giá là quy định hai tỷ giá chính thức: tỷ giá cơ bản và tỷ giá ưu đãi. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế có rất nhiều loại tỷ giá chính thức được áp dụng. Đối với từng nhóm hàng hóa khác nhau mà cần phải hạn chế nhập hay đẩy mạnh xuất thì có từng loại tỷ giá chính thức khác nhau. Tỷ giá ưu đãi thường được áp dụng đối với nhập khẩu khách du lịch quốc tế đến và gửi tiền vào trong nước. Ngoài ra, chế độ nhiều tỷ giá còn có một số hình thức khác như: chế độ cấp giấy chứng nhận chuyển ngoại hối, bán đấu giá ngoại hối. 2.6.2. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ 13
  13. - Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá của lần giao dịch đầu tiên trong ngày - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá của lần giao dịch cuối cùng trong ngày. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó. - Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong hai ngày làm việc. - Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định được quy định trong hợp đồng. 2.6.3. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối - Tỷ giá mua (BID RATE): là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào. - Tỷ giá bán (ASK RATE): là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối ra. 2.6.4. Căn cứ vào các phương thức chuyển ngoại tệ - Tỷ giá điện hối (Telegraphic Transfer - T/T): là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện. Các tỷ giá được niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện hối. Tỷ giá điện hối thường được sử dụng làm cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. - Tỷ giá thư hối (Mau Transfer - M/T): là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư. 2.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.7.1. Quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường Như trên đã nêu, tỷ giá hối đoái biểu thị giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Do vậy tỷ giá hối đoái sẽ biến động phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường. Mà mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường lại có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau: - Thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment). Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối. Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt thì có thể dẫn đến khả năng cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối. Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. - Thu nhập thực tế tăng lên (tức mức độ tăng GNP thực tế) sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. - Những nhu cầu ngoại hối bất thường tăng lên do các nhân tố bất khả kháng (thiên tai, hạn hán, chiến tranh, khủng bố ), hoặc do nạn nhập khẩu lậu gây ra. 2.7.2. Mức chênh lệch về tỷ lệ lạm phát giữa các nước Giả sử trong điều kiện sản xuất của hai quốc gia Mỹ và Úc là tương đương nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, một hàng hoá A ở nước Úc được xác định vào tháng 01/2011 có giá bình quân là 1 AUD và ở Mỹ là 1,04 USD, có nghĩa là ngang giá sức mua của hai đồng tiền AUD và USD là: AUD/USD = 1,04 Nếu ở Mỹ có mức lạm phát là 0,8%/tháng và ở Úc là 0,5%/tháng, trong trường hợp không tính đến các nhân tố khác, chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, chúng ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa AUD và USD trong tương lai theo phương pháp sau: Trong tháng 01/2011 tỷ giá AUD/USD bình quân là 1,04. 14
  14. Giả sử thời hạn dự đoán tỷ giá là sau 1 năm (vào tháng 01/2011). Với mức lạm phát như trên, vào tháng 01/2011 hàng hoá A đó tại Mỹ sẽ có giá là 1,04 x (l + 0,008) x 12 USD, tại Úc sẽ có giá là 1 x (1 + 0,005) x 12 AUD. Do đó ngang giá sức mua của AUD và USD trung bình tháng 01/2012 sẽ là: 1,04 x (l + 0,008) x 12 USD = 1 x (1 + 0,005) x 12 AUD. Tỷ giá hối đoái giữa AUD và USD dự báo trong tháng 01/2011 sẽ là: 1,04 x (1 + 0,008) x 12 = 1,0431 AUD/USD= 1 x (l + 0,005) x 12 Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa AUD/USD có xu hướng tăng. Từ đó cho thấy, khi dự đoán tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai quốc gia, nếu nước có đồng tiền định giá có tốc độ lạm phát lớn hơn nước kia, tức là đồng tiền của nước đó có sức mua giảm nhiều hơn đồng tiền của nước kia, thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng và ngược lại. 2.7. 3. Các nhân tố khác a. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một bản tổng kết tóm tắt mọi hoạt động giao dịch kinh tế - tài chính giữa một nước với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định. Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia có thể rơi vào một trong 3 tình trạng sau: cân bằng, bội chi, bội thu. - Nếu cân bằng: quan hệ cung - cầu ngoại tệ cân bằng. - Nếu bội thu: cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ tăng làm tỷ giá hối đoái giảm. - Nếu bội chi: cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ giảm, tỷ giá hối đoái tăng. b. Sự chênh lệch mức lãi suất Khi mức lãi suất ngoại tệ trên thị trường biến động thì lượng ngoại tệ ra vào nước đó cũng thay đổi. Khi lãi suất tăng thì tài sản tạo ra tỷ lệ tiền lời cao, ngoại tệ thu vào sẽ nhiều hơn, cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm làm tỷ giá hối đoái giảm và ngược lại. c. Những yếu tố tâm lý Sự phát triển của khoa học kỹ thuật kéo theo sự hiện đại hoá của các phương tiện thông tin đại chúng, những thông tin kinh tế được phổ biến nhanh chóng. Những sai lệch trong dự đoán ban đầu với những số liệu thực sự đạt được về tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thể gây biến động lớn về tỷ giá của đồng tiền các nước. d. Tác động của Nhà nước Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế, chính trị, tài chính . nhất là chính sách phá giá đồng nội tệ làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. 15
  15. Phá giá tiền tệ: là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ, hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của ngoại tệ. - Sự tăng trưởng và suy thoái nền kinh tế: Mức độ tăng giảm GDP thực tế làm tăng giảm cung - cầu ngoại tệ. Ngoài những tác động trên tỷ giá hối đoái còn chịu tác động của các tác nhân tố khác: khủng hoảng ngoại hối, kinh tế, tín dụng ở các nước, chiến tranh, thiên tai - Hoạt động đầu cơ: Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một ngoại tệ nào đó tăng trong tương lai, họ dùng nội tệ mua ồ ạt một số lượng lớn ngoại tệ tạo ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong nước là cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ dẫn đến giá ngoại tệ tăng và làm tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. 2.8. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.8.1. Chính sách chiết khấu Đây là chính sách mà ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tại một quốc gia tăng quá cao, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nước này sẽ nâng cao tỷ suất chiết khấu lên. Như vậy, lượng vốn của các ngân hàng thương mại giảm đi, do đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Khi đó, vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới có thể sẽ đưa vào quốc gia đó để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối tại quốc gia đó, do đó tỷ giá hối đoạt sẽ có xu hướng hạ xuống. Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái. Trên thực tế, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định đến sự vận động của luồng vốn giữa các nước. Về bản chất, những biến động chính của lãi suất là do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong trường hợp đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Những biến động chính của tỷ giá hối đoái là do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Quan hệ cung cầu về ngoại hối lại do thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế quyết định. Như vậy các nhân tố cơ bản tác động đến lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Do đó, những biến động của lãi suất không nhất định dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động theo. Mặt khác, lãi suất lên cao có thể hấp dẫn thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài đổ vào, nhưng nếu tình hình chính trị, kinh tế, tiền tệ trong nước đó không ổn định thì chưa chắc thực tế nguồn vốn ngắn hạn của nước ngoài đã đổ vào. Khi đó, vấn đề đầu tiên đặt ra cho các nhà kinh doanh là sự đảm bảo an toàn cho luồng vốn, còn vấn đề thu được lãi nhiều hay ít không phải là quan trọng nhất. 2.8.2. Chính sách hối đoái Đây là biện pháp mà ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái bằng cách dùng nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối trên thị trường, khi có những biến động mạnh về tỷ giá hối đoái mà Nhà nước cần can thiệp. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng cao, ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại hối ra thị trường để kéo tỷ giá hối đoái xuống và ngược lại, trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm là mạnh, ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại hối trên thị trường để đẩy tỷ giá lên. Để thực hiện được biện pháp này, ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối thật 16
  16. dồi dào. Chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và thực tế chỉ hạn chế được sự biến động của tỷ giá chứ không thể làm thay đổi được tình hình tiền tệ trong nước. Nếu cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia có tình trạng thâm hụt kéo dài, thì khó có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này. 2.8.3. Lập quỹ bình ổn tỷ giá Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Mục đích của chính sách này là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cho đến nay, có hai phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Dùng phương pháp phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền trong nước để tạo lập quỹ này. Khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào thì bỏ tiền từ quỹ này ra để mua nhằm hạn chế tỷ giá hối đoái giảm xuống. Khi có hiện tượng ngược lại thì xuất ngoại hối đã mua được của quỹ này ra bán và số bản tệ thu được do bán ngoại hối dùng để mua các trái phiếu kho bạc dã phát hành, từ đó ngăn ngừa được hiện tượng tỷ giá hối đoái lên Dùng vàng để tạo lập quỹ bình ổn hối đoái. Trong trường hợp khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào nhiều thì bán vàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm giữ vững tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp khác, khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, tương tự cũng bán vàng ra thu ngoại tệ vào để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy, tác dụng của quỹ bình ổn tỷ giá hối đoái rất có hạn, vì khi một quốc gia đã bị khủng hoảng về kinh tế và khủng hoảng về ngoại hối thì lượng dự trữ của quỹ bình ổn tỷ giá sẽ giảm đi và không đủ khả năng để điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối tại một quốc gia ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ cho quốc gia đó. 2.8.4. Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ Giá trị tiền tệ của các quốc gia ngày nay được xác định thông qua hàm lượng sức mua của chúng. Trong những điều kiện biến động không lường về tình hình kinh tế, chính trị của các nước và đặc biệt là trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau tại các quốc gia thì sức mua của các đồng tiền của các quốc gia khác nhau cũng thường xuyên biến động có thể theo các chiều hướng khác nhau, với các mức độ khác nhau. Như vậy về nguyên tắc sẽ phát sinh vấn đề xem xét lại tỷ giá hối đoái của nước này hoặc nước khác. Trên thực tế, các quốc gia không thừa nhận điều đó. Việc điều chỉnh giá trị tiền tệ của một quốc gia được thực hiện khi nào, theo chiều hướng nào, với mức độ nào là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của quốc gia đó. Điều chỉnh giá trị của tiền tệ có thể được thực hiện theo hai hướng: phá giá tiền tệ (devaluation) và nâng giá tiền tệ (revaluation). a. Phá giá tiền tệ (Devaluation) Phá giá tiền tệ là sự hạ thấp sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Mỗi quốc gia khi tiến hành phá giá tiền tệ có thể là nhằm theo đuổi những mục đích như sau: Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nhằm khôi phục lại cán cân thương mại quốc tế, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Khuyến khích du lịch vào trong nước (inbound tourism), hạn chế du lịch ra nước 17
  17. ngoài (outbound tourism) nhằm giảm bớt sự căng thẳng của mối quan hệ cung - cầu về ngoại hối. Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài nhằm tăng khả năng cung về ngoại hối, giảm cầu về ngoại hối góp phần làm giảm tỷ giá hối đoái. Như vậy, có thể thấy mục đích chính của chính sách phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Tuy nhiên, mức độ thành công của chính sách này còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, thu hút khách du lịch của quốc gia thực hiện nó. b. Nâng giá tiền tệ (Revaluation) Nâng giá tiền tệ là sự nâng cao sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với hoạt động thương mại quốc tế, đối với cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ sẽ dẫn đến hạn chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu; hạn chế du lịch vào trong nước, khuyến khích du lịch ra nước ngoài; hạn chế nhập khẩu vốn, đẩy mạnh xuất khẩu vốn Như vậy về mặt nguyên lý thì nâng giá tiền tệ chủ yếu sẽ tạo ra những ảnh hưởng không tích cực đối với nền kinh tế của một quốc gia. Trên thực tế, hiện nay việc thực hiện chính sách nâng giá tiền tệ của một quốc gia thường xảy ra dưới áp lực của các nước khác khi các nước này muốn tăng khả năng cạnh tranh về hàng hóa của mình vào nước có cán cân thương mại quốc tế và cán cân thanh toán quốc tế dư thừa. Từ những năm 70 của thế kỷ trước trở lại đây, Nhật Bản là một nước thường có cán cân thương mại quốc tế và cán cân thanh toán quốc tế dư thừa so với Mỹ. Để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào Mỹ, Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để ép Nhật Bản nâng giá đồng tiền của mình. Hiện nay đồng Yên Nhật Bản đã lên giá quá cao so với những năm 70 của thế kỷ trước (năm 1971 tỷ giá USD/JPY = 360, hiện nay tỷ giá USD/JPY = 77,76). Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định và để thực hiện các mục đích chiến lược của mình, một số quốc gia cũng chủ động thực hiện chính sách nâng giá tiền tệ. Trong trường hợp những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” , do đó để làm “lạnh” nền kinh tế nhằm tránh khủng hoảng cơ cấu thì sẽ dùng chính sách nâng giá tiền tệ như là một biện pháp để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước . Một số quốc gia muốn giữ vững được một thị trường bên ngoài, xây dựng nền kinh tế của mình trong lòng nước khác cũng thực hiện chính sách nâng giá tiền tệ để tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. 18
  18. Chương 3. THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3.1. THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT 3.1.1. Khái niệm Tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa - dịch vụ và các hoạt động khác của nền kinh tế cuối cùng được kết thúc bằng khâu thanh toán. Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt. Tiền mặt là tiền đang có giá trị lưu hành, chúng có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định được pháp luật Nhà nước thừa nhận. 3.1.2. Ưu và nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt - Ưu điểm: thanh toán bằng tiền mặt có ưu điểm là đảm bảo thỏa mãn cho giao dịch thường xuyên hàng ngày có giá trị nhỏ của doanh nghiệp, dân cư mà nếu dùng phương thức không dùng tiền mặt sẽ rất mất thời gian, thủ tục và kém hiệu quả. - Nhược điểm: + Chi phí để tổ chức sự vận động của tiền tệ dưới hình thức này rất tốn kém như: chi phí in ấn một số lượng tiền mặt cho lưu thông, chi phí bảo quản vận chuyển tiền, chi phí đếm tiền khi giao nhận + Nhà nước khó giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội. 3.2. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3.2.1. Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng - dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người được hưởng tại ngân hàng dưới sự kiểm soát của ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. 3.2.2. Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt Thứ nhất: Mỗi một khoản thanh toán phải đảm bảo có ba bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán. Thứ hai: Các chủ thể thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện thanh toán, bao gồm các tài khoản sau: Tài khoản của người trả tiền, tài khoản người nhận tiền, tài khoản của trung gian thanh toán. Thứ ba: Các chứng từ thanh toán phải lập theo mẫu quy định. Thứ tư: Các ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện đúng đắn những ủy nhiệm của khách hàng. 3.2.3. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. - Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn, trong nền kinh tế dẫn đến giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông tăng tích luỹ cho quá trình tái sản xuất. - Thanh toán không dùng tiền mặt tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. 19
  19. - Tạo khả năng để tập trung nguồn vốn xã hội vào hệ thống ngân hàng để đầu tư cho phát triển kinh tế. - Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện để kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân kinh tế trong xã hội. 3.3. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3.3.1. Thanh toán bằng séc (Séc du lịch) a. Khái niệm Séc du lịch là một loại séc đích danh, cho phép khách du lịch có thể thanh toán cho các dịch vụ và hàng hoá dịch vụ mà không cần tiền mặt khi đi du lịch. Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Nhờ đó séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt. Sở dĩ séc du lịch được sử dụng rộng rãi vì chúng có thể dùng được ở nhiều nước và an toàn hơn phương thức mang tiền mặt để thanh toán. Một ưu điểm nữa của séc du lịch là khả năng được thay thế khi bị rơi hoặc mất cắp. b. Nội dung của séc Trên séc du lịch có những nội dung cơ bản sau: + Tiêu đề “Séc du lịch” + Số séc + Tên và biểu tượng của tổ chức phát hành + Tên và biểu tượng của cơ sở thành viên phát hành + Giá trị của sức mua được in sẵn (thường bằng các đồng tiền mạnh trên thế giới như EUR, USD, GBP, JPY và với mệnh giá hơn mệnh giá của các đồng tiền mặt). + Phần dành cho khách du lịch ký khi mua + Phần dành cho khách du lịch khi thanh toán + Thời hạn hiệu lực của séc (có thể có, có thể không) + Khu vực các ngân hàng trả tiền (có thể có, có thể không) c. Cách kiểm tra và thanh toán séc du lịch * Cách kiểm tra + Về mặt hình thức: Séc là những bản mẫu in sẵn của ngân hàng. Tại Việt Nam, hình thức của tờ séc do Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định. Khi phát hành, chủ tài khoản chỉ cần điền thêm những nội dung cần thiết. Việc điền thêm này cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: sử dụng ngôn ngữ thống nhất trên Séc và phải dùng bút mực không phai (không được điền bằng bút chì, mực đỏ), không được tẩy xóa. + Về nội dung của Séc: Kiểm tra trên séc đã đầy đủ thông tin như mục b * Thanh toán séc du lịch + Quy trình lưu thông séc do người chịu trách nhiệm thanh toán phát hành (Sơ đồ 3.1, 3.2) 20
  20. Sơ đồ 3.1. Quy trình lưu thông séc do người chịu trách nhiệm thanh toán phát hành Ngân hàng thanh toán(Ngân (4) Ngân hàng của người nhận hàng của người phát hành) séc (5) (1) (6) (3) (7) (2) Người phát hành séc (Người NgNgười hưởng séc (Người tả tiền nhận tiền) (1) Người thanh toán phát hành một tờ séc cho ngân hàng của mình. (2) Người phát hành giao séc cho chủ nợ của mình (người nhận 8éc). (3) Người nhận séc xuất trình séc tại ngân hàng của mình để nhờ thu. (4) Ngân hàng của người nhận séc gửi séc tới ngân hàng thanh toán. (5) Ngân hàng thanh toán cho phép ghi có cho ngân hàng nhờ thu hoặc ghi nợ vào tài khoản nợ. (6) Ngân hàng thanh toán ghi nợ người phát hành séc số tiền của séc cộng phí. (7) Ngân hàng thanh toán ghi có cho người hưởng (sau khi nhận được tiền, có thể ghi có ngay cho người hưởng khi xuất trình séc với điều kiện bảo lưu là nếu không thu dược tiền từ ngân hàng thanh toán thì sẽ ghi nợ trở lại). + Quy trình thanh toán theo lệnh của ngân hàng Sơ đồ 3.2: Quy trình thanh toán séc theo lệnh của ngân hàng Ngân hàng thanh toán(Ngân (3) Ngân hàng thanh toán hàng của người phát hành) (Ngân hàng đại lý của ngân hàng thanh toán) (5b) (6) (4c) (1) (2) (4b) (4b) Ngân hàng của người hưởng lợi (4c) (5a) Người hưởng lợi Người thanh toán (4a) (1) Người thanh toán đề nghị ngân hàng của mình phát hành séc 21
  21. (2) Ngân hàng phát hành séc và ghi nợ số tiền séc + phí + lợi nhuận (3) Thông báo việc phát hành séc cho ngân hàng đại lý thanh toán (4) Gửi séc cho người hưởng lợi (4a) Bằng cách trực tiếp (4b) Qua ngân hàng thanh toán (4c) Qua ngân hàng của người hưởng lợi (5) Xuất trình Séc để nhờ thu tại (5a) ngân hàng của mình để được ghi có bảo lưu (5b) ngân hàng thanh toán để được thanh toán tiền mặt ngay (6) Nhờ thu séc trong trường hợp 5a 3.3.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - Khái niệm: Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình sang tài khoản đơn vị thụ hưởng. - Uỷ nhiệm chi dùng để thanh toán hàng hoá dịch vụ, nộp thuế, cấp phát vốn cho đơn vị cấp dưới trong cùng một ngân hàng hoặc khác hệ thống ngân hàng. Quy trình luân chuyển chứng từ trong thanh toán uỷ nhiệm chi (Các chủ thể tham gia có tài khoản tại các ngân hàng khác nhau) Sơ đồ 3.3: Quy trình thanh toán bằng uỷ nhiệm chi Người trả tiền HĐKT Người nhận tiền (1) (2) (3a) (4) (3b) Ngân hàng bên trả tiền Ngân hàng bên nhận tiền (1) Người nhận tiền căn cứ vào hợp đồng kinh tế giao hàng hoá, dịch vụ cho người trả tiền. (2) Người trả tiền lập uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng bên trả tiền đề nghị thanh toán. (3a) Ngân hàng bên trả tiền ghi nợ và gửi giấy báo nợ cho người trả tiền (3b) đồng thời bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (4) Ngân hàng bên nhận tiền ghi có và gửi giấy báo có cho người nhận tiền. - Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí cho chủ thể trả tiền. Tuy nhiên, nhiều khi xảy ra chậm trả, gây thiệt hại cho bên nhận tiền. 3.3.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu - Khái niệm: Uỷ nhiệm thu là giấy uỷ quyền đòi tiền do chủ tài khoản đơn vị lập ra và gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ một số tiền nhất định ở đơn vị mua trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. 22
  22. - Trong hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu người bán chủ động khởi xướng việc thanh toán và các bên đã thoả thuận thống nhất với nhau các điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo cho ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết. Ngân hàng sẽ căn cứ vào cơ sở đó để thực hiện các uỷ nhiệm thu. - Khi nhận được uỷ nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua để trả cho bên bán nhằm hoàn tất việc thanh toán. - Để thu ngay tiền bán hàng theo giấy uỷ nhiệm thu, bên nhận tiền phải ghi rõ trên giấy uỷ nhiệm thu, yêu cầu bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay Fax và bên nhận tiền phải chịu mọi chi phí. - Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng. - Quy trình thanh toán có thể được minh hoạ ở sơ đồ 3.4 Sơ đồ 3.4: Quy trình thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Người trả tiền HĐKT Người nhận tiền (1) (4b) (2) (5) (3) Ngân hàng bên trả tiền Ngân hàng bên nhận tiền (4a) (1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, người nhận tiền giao hàng hoá cho người trả tiền. (2) Người nhận tiền lập uỷ nhiệm thu kèm theo các chứng từ gốc hợp lệ gửi đến ngân hàng bên nhận tiền nhờ thu hộ tiền. (3) Ngân hàng bên nhận gửi chứng từ đòi tiền đến ngân hàng bên trả. (4a) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền (4b) đồng thời ghi nợ và gửi giấy báo nợ cho người trả tiền. (5) Ngân hàng bên nhận tiền ghi có và gửi giấy báo có cho người nhận tiền - Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu có thể xảy ra tình trạng chậm trả do người trả tiền (không có hoặc không đủ số dư để thanh toán). Khi đó ngân hàng phục vụ chủ thể trả tiền sẽ lưu uỷ nhiệm thu vào hồ sơ giấy uỷ nhiệm thu chưa thanh toán và báo cho bên trả tiền biết để có biện pháp xử lý. Khi tài khoản của bên trả tiền có đủ tiền để thanh toán thì ghi ngày thanh toán lên trên uỷ nhiệm thu để thực hiện thanh toán và tiến hành phạt chậm trả đối với người trả tiền. Số tiền phạt chậm trả = Số tiền ghi trên uỷ nhiệm thu x Số ngày chậm trả x Lãi suất phạt. 3.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng a. Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng – L/C) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín 23
  23. dụng). b. Phân loại - Thư tín dụng không thể hủy bỏ: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi nó có sự thỏa thuận của các bên tham gia thư tín dụng. Trong thực tế thanh toán quốc tế: loại thư tín dụng này được sử dụng phổ biến vì nó đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu cũng như quyền lợi của người nhập khẩu, không dẫn đến những tốn kém chi phí thương thảo giữa hai bên. - Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. - Thư tín dụng không thể hủy bỏ miễn truy đòi: Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại thư tín dụng này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu câu: “Miễn truy đòi lại người ký phát” và trong L/C cũng phải ghi như vậy. - Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C, cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường là do người hưởng lợi đầu tiên phải trả. - Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C mà người hưởng lợi sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện hoàn tất. L/C tuần hoàn được chia làm 2 loại: + Loại L/C tuần hoàn có tích lũy: Là loại L/C cho phép chuyển giá trị L/C trước vào trị giá L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng. Nghĩa là trong thời gian hiệu lực của L/ C người xuất khẩu vì lý do nào đó mà không thực hiện đầy đủ trị giá trên L/C thì qua L/C kế tiếp tổ chức xuất khẩu có thể tiếp tục thực hiện giá trị của kỳ trước chưa thực hiện được cộng với trị giá thực hiện trong kỳ này. + Loại L/C tuần hoàn không có tích lũy: Là loại L/C không cho phép chuyển nhượng giá trị L/C trước vào giá trị L/C sau. - Thư tín dụng giáp lưng: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được, được mở ra căn cứ vào L/C khác làm đảm bảo. Theo L/C này, tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng. Thư tín dụng giáp lưng phải thỏa mãn những điều kiện là 2 thư tín dụng phải thông qua một ngân hàng trực tiếp phục vụ tổ chức xuất khẩu và số tiền L/C thứ nhất phải lớn hơn hoặc bằng số tiền trên L/C thứ hai và L/C thứ nhất phải được mở sớm hơn L/C thứ hai. - Thư tín dụng đối ứng: Là thư tín dụng không thể hủy bỏ, quy định nó chỉ có hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở, tổ chức này phải mở lại L/C tương ứng thì L/C này mới có giá trị. Loại này được sử dụng khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng hay gia công. 24
  24. - Thư tín dụng thanh toán dần dần: Là thư tín dụng không hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán nhiều lần toàn bộ số tiền L/C trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. - Thư tín dụng với điều khoản đỏ: Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, đó là sự ủy quyền của ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền ứng trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng. - Thư tín dụng có thể hủy bỏ: Là loại thư tín dụng sau khi được mở thì nội dung của L/ C có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của các chủ thể tham gia thư tín dụng. Với loại thư tín dụng này chỉ là một thư hứa hẹn trả tiền chứ không phải là cam kết trả tiền thật sự. Vì thế rủi ro có thể rơi vào người xuất khẩu. c. Quy trình thanh toán Sơ đồ 3.5: Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng (4) Người trả tiền Người nhận tiền (1) (7) (3) (5) (6a) (2) Ngân hàng bên trả tiền Ngân hàng bên nhận tiền (6b) (1) Người trả tiền làm thủ tục tới ngân hàng bên trả tiền xin mở thư tín dụng. (2) Ngân hàng bên trả tiền trích tiền từ tài khoản của người trả tiền chuyển sang lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng thư tín dụng và gửi ngay thư tín dụng đến ngân hàng bên nhận tiền. (3) Ngân hàng bên nhận tiền thông báo cho người nhận tiền biết người trả tiền đã mở thư tín dụng. (4) Người nhận tiền xuất giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người trả tiền. (5) Người nhận tiền gửi chứng từ đến ngân hàng bên nhận tiền nhờ thanh toán. (6a) Ngân hàng bên nhận tiền thanh toán cho người nhận tiền, ghi có và gửi giấy báo có cho người nhận tiền. (6b) Đồng thời ngân hàng bên nhận tiền gửi chứng từ đến ngân hàng bên trả tiền để thanh toán. (7) Ngân hàng bên trả tiền tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng, ghi nợ và gửi giấy báo nợ cho người trả tiền. 3.3.5. Thanh toán bằng thẻ a. Khái niệm thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán ra đời đầu tiên ở Mỹ vào năm 1946, nhưng thực sự phát triển trong 25
  25. những năm 1950. Ở Châu Âu thẻ thanh toán xuất hiện vào năm 1965 và thực sự phát triển kể từ năm 1971. Khi thẻ thanh toán ra đời dần dần đã thay thế một phần thanh toán bằng séc. Thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Nó không thích hợp cho việc mua bán hàng hoá có giá trị lớn. Đến nay, dịch vụ thẻ thanh toán đã phát triển rộng khắp tại 134 quốc gia trên thế giới; số lượng thẻ phát hành lên đến 2.000 triệu thẻ; số đại lý chấp nhận thẻ là 21 triệu; số máy ATM và các điểm rút tiền mặt là 700.000, doanh số thanh toán thẻ hàng năm vào khoảng 3.000 tỷ USD. Hiện nay trên thế giới có nhiều mạng khác nhau phát hành nhiều loại thẻ khác nhau, song nổi bật nhất là các loại thẻ của các mạng thanh toán tương ứng như sau: + VISA Vào năm 1960 ngân hàng Bank of America phát hành thẻ Bank Americard, tức là thẻ VISA ngày nay. Thẻ VISA hiện nay là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất (hiện nay có hàng trăm triệu thẻ đang lưu hành với doanh thu hàng trăm tỷ USD/năm). Mạng VISA có hệ thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine - ATM) với hàng trăm nghìn máy trên lãnh thổ của nhiều quốc gia trên thế giới. VISA và MASTER CARD không trực tiếp phát hành thẻ, mà giao lại cho các thành viên. Đây là mặt mạnh giúp cho VISA và MASTER CARD dễ mở rộng thị trường hơn các loại thẻ khác. + MASTER CARD Thẻ MASTER CARD ra đời vào năm 1966 do Hiệp hội ICA phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. MASTER CARD cung cấp các dịch vụ như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, rút tiền mặt bằng máy ATM MASTER CARD có quy mô và tốc độ phát triển mạnh tương tự như VISA. Có thể nói, hiện nay MASTER CARD và VISA là hai tổ chức thẻ lớn và cung cấp nhiều dịch vụ nhất trên thế giới. Đến cuối năm 2001, 15 nghìn tổ chức tài chính thành viên của MC đã phát hành gần 520 triệu thẻ, đạt tổng doanh số 986 tỷ USD (827 tỷ USD từ thẻ tín dụng và 59 tỷ USD từ thẻ ghi nợ ). Có hơn 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ toàn cầu. Có hơn 760 nghìn máy ATM trên địa bàn của 82 nước và vùng lãnh thổ. + AMERICAN EXPRESS (AMEX) Thẻ AMEX ra đời sớm nhất vào năm (1958), hiện nay đang là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới (với doanh thu và số lượng thẻ phát hành lớn gấp 5 lần so với Diner's club và JCB). Không giống như VISA và MASTER CARD, AMEX tự phát hành thẻ của chính mình và trực tiếp quản lý chủ thẻ. Vì lẽ đó mà doanh thu và số lượng thẻ phát hành lại có mặt mạnh là có thể cập nhật được các thông tin cần thiết về khách hàng, từ đó có thể có các chương trình phát triển, phân đoạn khách hành để cung cấp dịch vụ. Để cạnh tranh với VISA và MASTER CARD, từ năm 1987 AMEX đã cho ra đời một loại thẻ tín dụng mới sử dụng tín dụng tuần hoàn OPTIMA. + DINER'S CLUB Thẻ Diner's club là loại thẻ du lịch và giải trí ra đời đầu tiên trên thế giới. Mặc dù ra đời sớm, song thẻ này không phát triển mạnh bằng 3 loại thẻ kể trên. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 10 triệu thẻ này, với doanh thu vài chục tỷ USD/năm. + JCB 26
  26. Thẻ JCB ra đời vào năm 1967 của Hiệp hội tín dụng Nhật Bản, có mục tiêu chủ yếu hướng vào thị trường du lịch và giải trí. Thẻ JCB hiện là đối thủ cạnh tranh mạnh với AMEX. Mặc dù còn đứng sau AMEX nhưng JCB có một sự phát triển khá mạnh, bắt đầu kể từ năm 1989. Hiện nay thẻ JCB đang được mở rộng ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay thẻ được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới. Cơ sở chấp nhận thẻ thường đặt ở nơi mà người Nhật Bản thường đi du lịch và công tác. Hệ thống mạng rút tiền tự động cũng phát triển mạnh. Giống như AMEX, JCB không nhận thành viên mà họ trực tiếp phát hành và quản lý khách hàng của mình. Hiện nay JCB ngày càng phát triển mở rộng thị trường, không chỉ phục vụ cho người Nhật Bản, mà còn phát hành phục vụ cho các đối tượng khác có yêu cầu. 3.3.6. Voucher a. Bản chất của Voucher Phiếu du lịch là một công cụ thanh toán đặc thù trong du lịch đã có từ lâu đời (ông Thomas cook - người Anh là người đầu tiên đưa ra sử dụng công cụ này vào những năm cuối thế kỷ XIX) Cho đến nay, mặc dù hình thức đã thay đổi nhiều, song Voucher vẫn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực lữ hành. Phiếu du lịch về bản chất là chứng từ chứng minh việc đã thanh toán trước của khách du lịch cho một số dịch vụ du lịch hoặc tất cả các dịch vụ hàng hoá có trong chương trình du lịch mà họ sẽ được sử dụng trong chuyến hành trình du lịch. b. Nội dung của Voucher Mặc dù các doanh nghiệp lữ hành có thể phát hành theo các hình thức khác nhau, song nhìn chung nội dung của phiếu du lịch thông thường bao gồm những thành phần cơ bản sau: + Tiêu đề: Có thể theo các thể loại voucher, travel voucher, hotel service voucher. + Tên, địa chỉ, biểu tượng, số fax, số telephone của cơ sở phát hành voucher. + Tên, địa chỉ của cơ sở mà phiếu du lịch được ấn định tới + Họ và tên của khách du lịch (hoặc của trưởng đoàn). + Số lượng khách du lịch. + Thời gian nhận các dịch vụ. + Liệt kê chi tiết các dịch vụ và hàng hoá mà khách du lịch sẽ được sử dụng trong chuyến hành trình du lịch. + Hứa cam kết sẽ thanh toán của doanh nghiệp lữ hành gửi khách. + Một số nội dung không bắt buộc khác như: số tiền đã thanh toán, số tài khoản của khách du lịch. c. Các loại Voucher Trên thực tế có thể có nhiều loại phiếu du lịch khác nhau. Những loại phổ biến thường gặp là: + Phiếu du lịch cá nhân. + Phiếu du lịch cho đoàn + Phiếu du lịch cho chương trình du lịch trọn gói. + Phiếu du lịch cho các dịch vụ cơ bản (thường là lưu trú, ăn uống). + Phiếu du lịch cho các dịch vụ bổ sung (dịch vụ tham quan, vé xem bóng đá ). + Phiếu du lịch mở (trong đó chỉ quy định chung về thể loại, số lượng, chất lượng của 27
  27. dịch vụ, không quy định cụ thể về , địa điểm và thời gian cung ứng các dịch vụ đó). + Phiếu du lịch đóng (trong đó quy định cụ thể về thể loại số lượng, chất lượng của dịch vụ, cũng như về địa điểm và thời gian cung ứng các dịch vụ đó). d. Cách kiểm tra và thanh toán Voucher * Cách kiểm tra + Khách du lịch có thể dùng phiếu du lịch nhận dịch vụ trực tiếp từ các nhà cung ứng dịch vụ du lịch (Trong một số trường hợp khách du lịch không thể dùng voucher nhận dịch vụ trực tiếp từ các nhà cung ứng dịch vụ du lịch). Khi xuất trình phiếu du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành nhận khách, khách du lịch sẽ nhận được những chứng từ tương ứng như vé xem biểu diễn, phiếu ăn, vé xe. . . + Các cơ sở du lịch chỉ nên phục vụ cho những phiếu du lịch được xuất trình khi trước đó đã nhận được hoặc những bản phiếu du lịch tương ứng, hoặc những thông tin tương ứng về chúng. * Thanh toán Voucher Quy trình thanh toán bằng phiếu du lịch bao gồm các bước có thể được mô tả theo sơ đồ 3.6 Sơ đồ 3.6: Quy trình thanh toán bằng Voucher (6) (3) Doanh nghiệp lữ (1) Doang nghiệp lữ (4) hành gửi khách (2) Khách du lịch hành nhận khách (5) (1) Khách du lịch mua chương trình du lịch hoặc dịch vụ khách sạn. (2) Doanh nghiệp lữ hành gửi khách trên cơ sở hợp đồng đã ký với doanh nghiệp lữ hành nhận khách hoặc khách sạn phát phiếu du lịch cho khách du lịch. (3) Doanh nghiệp lữ hành gửi khác một bản phiếu du lịch (hoặc những thông tin) tương tự cho doanh nghiệp lữ hành nhận khách hoặc khách sạn. (4) Khách du lịch dùng phiếu du lịch nhận dịch vụ trực tiếp từ khách sạn hoặc nộp phiếu dư lịch cho doanh nghiệp lữ hành nhận khách (thông qua họ sẽ nhận dịch vụ các nhà cung ứng dịch vụ du lịch trực tiếp) . (5) Doanh nghiệp lữ hành nhận khách (hoặc khách sạn) gửi phiếu du lịch (có xác nhận của khách du lịch hoặc của trưởng đoàn) cho doanh nghiệp lữ hành gửi khách đòi thanh toán. (6) Doanh nghiệp lữ hành gửi khách thanh toán cho doanh nghiệp lữ hành nhận khách hoặc khách sạn. Trên thực tế các doanh nghiệp lữ hành nhận khách cũng có thể áp dụng phương pháp 28
  28. thanh toán này đối với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch trực tiếp (khách sạn, nhà hàng, công ty vận chuyển v.v ). Phiếu du lịch được phát hành và sử dụng theo nguyên tắc như trên được gọi là phiếu du lịch “Thế hệ cũ”. Nó có một số nhược điểm cần khắc phục, đó là tính thiếu thống nhất, thanh toán qua bưu điện, doanh nghiệp lữ hành gửi khách chỉ có thể phát hành phiếu du lịch cho khách khi đã thỏa thuận trước với phía nhận khách. Mặt khác, phía nhận khách thường nhận được thanh toán chậm và đôi khi không thu được tiền do phiếu bị thất lạc. Nắm bắt được những điểm yếu đó, các công ty lớn phát hành thẻ thanh toán đưa ra một loại phiếu du lịch “Thế hệ mới”. Đây là loại phiếu được dựa trên cơ sở chuyển tiền bằng hệ thống điện tử và được các tổ chức cung ứng dịch vụ chấp nhận. Mục đích của loại phiếu mới này là để thay thế cho loại phiếu du lịch “Thế hệ cũ” bằng một số kiểu phiếu thống nhất được quốc tế thừa nhận thuận tiện cho người phát hành và người sử dụng. Để hiểu rõ hơn về bản chất của phiếu du lịch “Thế hệ mới” chúng ta hãy nghiên cứu ví dụ về phiếu du lịch “Thế hệ mới” của Hiệp hội VISA nhằm mở rộng dịch vụ thanh toán của mình sang lĩnh vực du lịch và giải trí. Hiệp hội Visa cho phát hành loại phiếu du lịch “Visa Travel Voucher” để các ngân hàng thành viên sử dụng cung ứng cho các đại lý du lịch. Trình tự các mối giao dịch bằng phiếu du lịch Visa biểu diễn qua sơ đồ 3.7 Sơ đồ 3.7: Quy trình thanh toán bằng Voucher của VISA Đại lý du lịch (1) Ngân hàng đại lý Ngân hàng đại lý của Visa (6) của Visa (7) (3) (2) (5) Khách du lịch (4) Khách sạn (1) Ngân hàng đại lý của VISA cung ứng phiếu du lịch “Thế hệ mới” cho đại lý du lịch. (2) Đại lý du lịch đặt chỗ tại khách sạn. (3) Đại lý du lịch thu phần hoa hồng của mình và chuyển cho khách du lịch 2 tấm phiếu du lịch. (4) Khách du lịch nộp 2 tấm phiếu du lịch cho khách sạn để nhận dịch vụ. (5) Khách sạn trừ phần hoa hồng của đại lý được hưởng, đóng dấu vào phiếu du lịch, sau đó gửi tấm phiếu đã có đóng dấu cùng với các hóa đơn đã thanh toán tới ngân hàng của VISA để được thanh toán. (6) Ngân hàng đại lý được khách sạn nhờ thu sẽ chuyển thông số của tấm phiếu đã sử dụng cho ngân hàng đại lý phát hành và qua hệ thống thanh toán bù trừ để ghi có vào tài khoản 29
  29. của mình và ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng phát hành. (7) Ngân hàng đại lý phát hành chuyển số nợ vào tài khoản của đại lý du lịch theo như thỏa thuận giữa hai bên. * Phát hành và lưu thông phiếu du lịch tại Việt Nam Khi hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh thì việc phát hành và lưu thông phiếu du lịch phát triển là một tất yếu khách quan. Nhiều công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam phát hành phiếu du lịch cho khách du lịch Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch (phổ biến hơn theo hình thức đi theo đoàn). Nhiều công ty lữ hành quốc tế và khách sạn của Việt Nam dựa trên các phiếu du lịch do các công ty lữ hành gửi khách của nước ngoài phát hành. 3.4. MỘT SỐ CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 3.4.1. Phiếu thu tiền - Khái niệm: Phiếu thu tiền mặt được sử dụng trong các nghiệp vụ thu tiền mặt VNĐ và ngoại tệ của Doanh nghiệp, kết hợp với chi tiết các đối tượng phát sinh liên quan (như: thu tiền bán hàng, thu tiền thanh lý tài sản cố định, ). - Nội dung của phiếu thu Các mục trong (màn hình) Phiếu thu: Mã Chứng từ: Chọn lựa loại Chứng từ trong danh sách Số Chứng từ: Mặc định là Số chứng từ "Tự động" , hoặc có thể nhập trực tiếp Số chứng từ. Ngày: Ngày phát sinh. Tài khoản nợ: Tài khoản tiền mặt Họ tên: Họ tên người nộp tiền Địa chỉ: Địa chỉ của người nộp tiền Diễn giải: Diễn giải chung Mã tiền tệ: Chọn loại tiền tệ phát sinh. Tỷ giá TT và Tỷ giá Nếu mã tiền tệ là ngoại tệ, nhập tỷ giá thích hợp cho 2 mục Tỷ giá HT: thực tế và Tỷ giá hạch toán. (xem Phương pháp Ngoại tệ và Chênh lệch Tỷ giá ) Vụ việc: Nhập mã vụ việc nếu cần theo dõi chi tiết, bỏ trống nếu không Bảng Có các tài Mỗi dòng trong bảng ghi nhận giá trị phát sinh Có đối ứng của tài khoản: khoản tiền mặt, kết hợp với các đối tượng cần theo dõi chi tiết liên quan. Cột Mã Tài khoản: Mã Tài khoản phát sinh Có. Cột Mã khách hàng: Mã Khách hàng cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống nếu không có Cột Diễn giải: Diễn giải chi tiết. Cột Số tiền NT Hiển thị nếu phát sinh là ngoại tệ 30
  30. Cột Số tiền: Nếu là phát sinh ngoại tệ thì không thể nhập trực tiếp số tiền trên cột này. Cột Mã ĐTTH (Đối Nhập vào mã ĐTTH cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống tượng tập hợp): nếu không. Cột Mã ĐTGT (Đối Nhập vào mã ĐTGT cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống tượng Giá thành): nếu không có Cột Mã KM (Khoản Nhập vào mã Khoản mục cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, mục): bỏ trống nếu không. Cột Mã TSCĐ: Nhập vào mã TSCĐ cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống nếu không có. Bảng Hóa đơn Tài Mỗi dòng trong bảng tương ứng với một Hóa đơn chính: Cột đầu ra/vào: Lựa chọn loại Hóa đơn là đầu ra hay đầu vào. Nhóm:. Lựa chọn Nhóm hóa đơn được phân loại trên Bảng kê chi tiết hóa đơn đầu vào/đầu ra Loại HĐ: GTGT/Thường/Khấu trừ lùi (hóa đơn trực tiếp) Seri Số hóa đơn Ngày: Ngày phát hành ghi trên hóa đơn Mã khách: Mã khách hàng phát hành hóa đơn hoặc mã khách lẻ. Diễn giải Tiền hàng Thuế suất Tiền thanh toán Ô Tổng số tiền: Hiển thị tổng số tiền thu 3.4.2. Phiếu chi tiền - Khái niệm: Phiếu chi tiền mặt được sử dụng trong các nghiệp vụ chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ của Doanh nghiệp, kết hợp với chi tiết các đối tượng phát sinh liên quan như: Chi tiền mua hàng kết hợp với Công nợ khách hàng phải trả, Chi mua sắm, Cửa sổ phiếu chi được thiết kế chuyên biệt theo định khoản nhiều Nợ - một Có (Nợ tài khoản đối ứng, Có tài khoản tiền mặt) - Nội dung của phiếu chi tiền Mã Chứng từ: Chọn lựa loại Chứng từ trong danh sách Số Chứng từ: Mặc định là Số chứng từ "Tự động" , hoặc có thể nhập trực tiếp Số chứng từ. Ngày: Ngày phát sinh. 31
  31. Tài khoản Có: Tài khoản tiền mặt Họ tên: Họ tên người lĩnh tiền Địa chỉ: Địa chỉ của người lĩnh tiền Diễn giải: Diễn giải chung Mã tiền tệ: Chọn loại tiền tệ phát sinh. Tỷ giá TT và Nếu mã tiền tệ là ngoại tệ, nhập tỷ giá thích hợp cho 2 mục Tỷ giá thực Tỷ giá HT: tế và Tỷ giá hạch toán. (xem Phương pháp Ngoại tệ và Chênh lệch Tỷ giá ) Vụ việc: Nhập mã vụ việc nếu cần theo dõi chi tiết, bỏ trống nếu không. Bảng Nợ các Mỗi dòng trong bảng ghi nhận giá trị phát sinh Nợ đối ứng của tài tài khoản: khoản tiền mặt, kết hợp với các đối tượng cần theo dõi chi tiết liên quan. Cột Mã Tài Mã Tài khoản phát sinh Nợ. khoản: Cột Mã khách Mã Khách hàng cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống nếu không hàng: có. Cột Diễn giải: Diễn giải chi tiết. Cột Số tiền (hiển thị nếu là phát sinh ngoại tệ). NT Cột Số tiền: Nếu là phát sinh ngoại tệ thì không thể nhập trực tiếp số tiền trên cột này. Cột (Đối tượng tập hợp): Nhập vào mã ĐTTH cần theo dõi chi tiết trên tài Mã ĐTTH khoản, bỏ trống nếu không. Cột (Đối tượng Giá thành): Nhập vào mã ĐTGT cần theo dõi chi tiết trên tài Mã ĐTGT khoản, bỏ trống nếu không. Cột Mã Nhập vào mã Khoản mục cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống KM (Khoản nếu không mục): Cột Mã Nhập vào mã TSCĐ cần theo dõi chi tiết trên tài khoản, bỏ trống nếu TSCĐ: không. Bảng Hóa đơn Mỗi dòng trong bảng tương ứng với một Hóa đơn Tài chính: Cột đầu Lựa chọn loại Hóa đơn là đầu ra hay đầu vào. ra/vào: Nhóm: Lựa chọn Nhóm hóa đơn được phân loại trên Bảng kê chi tiết hóa đơn đầu vào/đầu ra. Loại HĐ: GTGT/Thường/Khấu trừ lùi (hóa đơn trực tiếp) 32
  32. Seri Số Seri của hóa đơn kèm theo (nếu có hóa đơn để thanh toán) Số hóa đơn (Nếu có hóa đơn thì nhập vào số hóa đơn) Ngày: Ngày phát hành ghi trên hóa đơn Mã khách:. Là mã khách hàng xuất hóa đơn. Nếu mã khách không có trong danh mục thì mã là chọn mã là 0 và đánh thêm trường mã số thuế của người xuất hóa đơn. Diễn giải Diễn giải nội dung hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn. Tiền hàng Ghi số tiền trên mục tiền hàng trong hóa đơn Thuế suất Nếu hóa đơn GTGT thì chọn thuế suất tương ứng, nếu hóa đơn thông thường thì bỏ qua trường này. Tiền thanh Tổng tiền trên hóa đơn đó. toán 3.4.3. Phiếu quy đổi ngoại tệ 3.4.4. Hoá đơn bán hàng 3.4.5. Bảng kê tiền mặt Chương 4. CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 33
  33. 4.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TIỀN TỆ 4.1.1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế a. Căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền - Tiền tệ thế giới: Vàng. Hiện nay chưa có một vật nào khác có thể thay thế vàng chấp hành chức năng của tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, trong quan hệ thanh toán ngoại thương hiện nay người ta không sử dụng vàng. Vàng chỉ là một trong số các phương tiện dự trữ của các quốc gia và có thể được sử dụng để thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia. - Tiền tệ quốc tế: Là đồng tiền hiệp định thuộc các khối kinh tế, tài chín, tiền tệ quốc tế như EUR. - Tiền tệ quốc gia: Là tiền tệ của từng nước như: USD, GBP, JPY, b. Căn cứ vào tính chất mạnh yếu của tiền - Tiền mạnh: Là những đồng tiền của các quốc gia có thể tự do chuyển đổi sang các đồng tiền khác và được dân chúng cũng như các tổ chức chấp nhận mặc nhiên trong thanh toán. Nói chung khi xét một đồng tiền có phải là tiền mạnh hay không người ta căn cứ vào các tiêu chuẩn: + Khả năng chấp nhận nhanh hay chậm của quốc tế đối với đồng tiền. + Nhu cầu thương mại đối với nước phát hành ra đồng tiền + Tiềm năng cung ứng hàng hoá cho thế giới của quốc gia ấy. - Tiền yếu: Là những đồng tiền của các quốc gia không thoả mãn được các điều kiện trên. Trong quan hệ thanh toán quốc tế, đương nhiên người ta chỉ sử dụng những đồng tiền mạnh. c. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền - Tiền mặt: Là tiền giấy, tiền kim loại. - Tiền tín dụng: Là tiền bút tệ. 4.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái Trong điều kiện lạm phát và chính sách thả nổi tiền tệ phổ biến như hiện nay, sự biến động của các đồng tiền sẽ không còn là hiện tượng các biệt. Do vậy, sự xuất hiện rủi ro đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ từ các hoạt động buôn bán quốc tế là không thể tránh khỏi. Từ thực tiễn đó, các chủ thể tham gia hoạt động ngoại thương thường tìm kiếm, thoả thuận các cách thức khác nhau để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro do biến động về giá trị tiền tệ xảy ra đối với những khoản thu chi quốc tế của họ. Đó là những điều kiện đảm bảo hối đoái. Điều kiện đảm bảo hối đoái là các quy định về cách xử lý khi sức mua của tiền tệ thay đổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi kinh tế giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương, đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu chi quốc tế. Trong thanh toán ngoại thương các hình thức đảm bảo hối đoái được vận dụng rất đa dạng. Có thể kể đến một số hình thức đảm bảo sau: a. Điều kiện đảm bảo theo vàng Theo điều kiện này thì vàng được dùng làm cơ sở đảm bảo cho các khoản thu (chi) quốc tế. Dùng vàng làm đảm bảo có thể theo một trong các hình thức sau: - Giá cả hàng hoá và tổng giá trị của hợp đồng ngoại thương được quy ra bằng một lượng vàng nhất định. - Căn cứ vào hàm lượng vàng của tiền tệ. 34
  34. Cách đảm bảo này chỉ có thể áp dụng với những đồng tiền đã công bố hàm lượng và chỉ có tác dụng trong trường hợp chính phủ công bố chính thức đánh sụt hàm lượng vàng của đồng tiền xuống. - Căn cứ vào giá vàng hiện hành trên thị trường vàng lựa chọn. Cách đảm bảo dựa vào giá vàng nói chung phản ánh nhạy bén tình hình biến động của tiền tệ lên xuống, nhưng cũng không đảm bảo chính xác, bởi vì giá vàng trên thị trường biến động khá mãnh liệt, có khi vượt xa sự biến động của giá cả hàng hoá và tỷ giá hối đoái. Mặt khác có những nước mà đồng tiền nước đó không liên hệ trực tiếp với vàng, ở những nước này lại không có thị trường vàng tự do, giá vàng chính thức do nhà nước quy định thường không phù hợp với giá vàng thực tế thì cách đảm bảo này không những thiếu chính xác mà còn tỏ ra kém tác dụng. b. Điều kiện đảm bảo ngoại hối Điều kiện đảm bảo ngoại hối là điều kiện đảm bảo cho giá trị của đồng tiền thanh toán bằng một đồng tiền khác có sức mua ổn định hơn. c. Điều kiện đảm bảo theo “rổ tiền tệ” Hai bên xuất nhập khẩu thoả thuận dùng một số đồng tiền tập hợp lại tạo thành cái gọi là “rổ tiền tệ”. Dùng giá trị của rổ tiền tệ để đảm bảo cho giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương. Như vậy khi giá trị của những đồng tiền tham gia “rổ tiền” mà thay đổi, sẽ làm cho cả rổ thay đổi và do vậy phải điều chỉnh toàn bộ giá trị của hợp đồng. d. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả Điều kiện đảm bảo bằng vàng và ngoại hối không thể đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thu về trong tình hình tỷ giá và hàm lượng vàng quy định một cách giả tạo. Vì vậy, để đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thanh toán, trong hợp đồng còn có thể dùng hai cách quy định điều kiện đảm bảo sau đây: - Số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà thay đổi một cách tương ứng. - Số tiền phải trả căn cứ vào sự biến động giá của chính hàng hoá đó trên thị trường, hay của giá thành sản xuất loại hàng hoá đó. 4.2. ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA ĐIỂM THANH TOÁN Địa điểm thanh toán là nơi việc trả tiền được thực hiện. Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán thường được hiểu theo nghĩa rộng tức là việc thanh toán được diễn ra ở nước nào, nước xuất khẩu, hay nước nhập khẩu, hay nước thứ ba. Đối với người xuất khẩu, nếu địa điểm thanh toán ở ngay nước mình thì sẽ thu tiền nhanh hơn, có điều kiện sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đối với nước người nhập khẩu, khi địa điểm thanh toán ở nước mình sẽ tạo điều kiện cho việc chính thức phải chi trả muộn hơn, do đó hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Chính vì những lẽ đó, trong thanh toán quốc tế bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Tuy nhiện, để đi đến quyết định “thanh toán ở đâu”, điều này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng hợp đồng xuất nhập khẩu và tuỳ thuộc vào sự quyết định của các bên. Trên thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán còn tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán mà các bên thống nhất sử dụng. 4.3. ĐIỀU KIỆN VỀ THỜI GIAN THANH TOÁN Trong kinh doanh, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần quyết định uy tín, vị thế và hiệu quả kinh doanh. Chu chuyển vốn nhanh đồng nghĩa với việc tránh được ứ đọng vốn, qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, trong thanh toán nội thương cũng như ngoại thương, điều kiện về thời gian thanh toán được các bên rất coi trọng. 35
  35. Nhìn chung, ta thấy có hai thái cực đối ngược nhau, đó là: người xuất khẩu muốn tìm kiếm những phương thức chi trả sao cho thu tiền càng nhanh càng tốt, còn đối với người nhập khẩu thì ngược lại, thời gian trả tiền được kéo dài, được chậm trả thì càng tốt. Do vậy, thời gian thanh toán không tách rời với cách trả tiền. Trong thương mại quốc tế, thường có ba cách trả tiền sau đây: 4.3.1. Trả tiền trước Trả tiền trước là sau khi ký hợp đồng, hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần số tiền hàng. Có hai loại trả trước - Người mua trả tiền trước người bán x ngày kể từ sau này ký hợp đồng, hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. - Người mua trả tiền cho người bán x ngày trước ngày giao hàng. 4.3.2. Trả tiền ngay Trong buôn bán quốc tế, có nhiều cách giao hàng khác nhau. Vì vậy, trả tiền ngay được chia ra thành các loại sau: - Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho vận tải nơi giao hàng chỉ định. - Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định. - Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán hoàn tất bộ chứng từ thanh toán và chuyển đến cho người mua, người mua trả tiền ngay sau khi nhận bộ chứng từ. - Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi nhận xong hàng hoá tại nơi quy định hoặc cảng đến. 4.3.3. Trả tiền sau Với cách trả tiền này thì sau một thời gian nào đó kể từ khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ gian hàng (như hai hên đã thỏa thuận), người nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán. Trả tiền sau thực chất là hình thức cấp tín dụng của người xuất khẩu cho người nhập khẩu. Vì vậy, giá cả hàng hoá trong trường hợp này thường lớn hơn giá cả hàng hoá trong trường hợp trá tiền ngay. Đây chính là số tiền lãi mà người mua trả cho người bán do được thanh toán chậm. Tuy nhiên trên thực tế, giá cả có lớn hơn hay không và lớn hơn với mức độ bao nhiêu, điều này cũng còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của hai bên xuất nhập khẩu. Ngược lại với trường hợp trả tiền trước, trả tiền sau có thể gây nên những rủi ro nhất định đối với nhà xuất khẩu. Nếu số tiền trả chậm càng lớn, thời gian trả chậm càng dài, khả năng tài chính của nhà nhập khẩu eo hẹp và lại không có sự tin cậy trong quan hệ thanh toán thì mức độ rủi ro xảy ra đối với nhà xuất khẩu càng lớn. Chính vì vậy, để giảm tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với mình, trước khi quyết hình thức trả sau, nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu kỹ tất cả các vấn đề kể trên. Việc trả tiền sau bao gồm 4 loại sau đây: - Trả tiền sau x ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn thành việc giao hàng cho người vận tải, tại nơi giao hàng quy định. - Trả tiền sau x ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn thành việc giao hàng trên phương tiện vận tải, tại nơi giao hàng quy định. 36
  36. - Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được chứng từ. - Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hoá. Tuỳ theo tính chất của hợp đồng, tính chất của loại hàng hoá mà điều kiện thời gian thanh toán có thể vận dụng một trong các cách trên, hoặc vận dụng tổng hợp các cách. Trong hợp đồng bán máy móc thiết bị, thời gian trả tiền phức tạp hơn so với hợp đồng mua bán các loại hàng hoá khác. 4.4. ĐIỀU KIỆN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Mọi khoản chi trả phát sinh giữa các chủ thể thanh toán của các nước được diễn ra thông qua một quy trình xử lý kỹ thuật các chứng từ thanh toán, được gọi là phương thức thanh toán. Trong bất kỳ hợp đồng ngoại thương nào, các bên xuất nhập khẩu đều phải thoả thuận áp dụng một phương thức thanh toán cụ thể. Từ đó, điều kiện về phương thức thanh toán sẽ điều chỉnh các quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng và có tính tổng hợp nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương lại càng quan trọng và phức tạp. Trong buôn bán, người ta có thể chọn lựa nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về, hoặc để trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Trong thanh toán quốc tế, có thể kể tới nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Có những phương thức thanh toán được tiến hành không phụ thuộc vào chứng từ hàng hoá như: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu phiếu trơn. Có những phương thức thanh toán phụ thuộc vào chứng từ hàng hoá như: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức thư uỷ thác mua. Có phương thức thanh toán lại căn cứ vào hàng hoá để trả tiền như: phương thức thư đảm bảo trả tiền. Quyết định thanh toán bằng phương thức nào sẽ tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của các bên tham gia thanh toán nhưng nhìn chung sẽ lựa chọn 1 trong số các phương thức sau: - Phương thức chuyển tiền. - Phương thức ghi sổ. - Phương thức nhờ thu. - Phương thức tín dụng chứng từ. - Phương thức thư uỷ thác mua. - Thư đảm bảo trả tiền. MỤC LỤC Nội dung Trang 37
  37. Lời nói đầu 3 Chương 1: HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI . 1.1. Những vấn đề chung về tiền tệ . 4 1.1.1. Bản chất của tiền tệ 4 1.1.2. Quá trình phát triển của hình thái tiền tệ 4 1.2. Các loại hình tiền tệ phổ biến trên thế giới 5 1.2.1. Ngoại tệ và ngoại hối . 5 1.2.2. Một số đồng tiền phổ biến trên thế giới . 6 Chương 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái . 7 2.2. Cơ sở hình thành tỷ giá . 7 2.2.1. Dựa vào chế độ bản vị vàng 7 2.2.2. Dựa vào ngang sức mua của đồng tiền 8 2.3. Phương pháp yết tỷ giá . 8 2.3.1. Khái niệm phương pháp yết tỷ giá . 8 2.3.2. Các phương pháp yết tỷ giá 9 2.4. Phương pháp xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo 10 2.4.1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá cùng vị trí 10 2.4.2. Xác định tỷ giá của 2 đồng tiền ở các vị trí khác nhau 12 2.5. Một số dạng chuyển đổi thường gặp trong kinh doanh du lịch 13 2.5.1. Những dạng chuyển đổi thường gặp trong kinh doanh lữ hành 13 2.5.2. Những dạng chuyển đổi thường gặp trong kinh doanh khách sạn - nhà 13 hàng . 2.6. Các loại tỷ giá hối đoái . 14 2.6.1. Căn cứ vào chê độ quản lý ngoại hối 14 2.6.2. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ . 15 2.6.3. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 15 6.4. Căn cứ vào các phương thức chuyển ngoại tệ 15 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 15 2.7.1. Quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường 15 2.7.2. Mức chênh lệch về tỷ lệ lạm phát giữa các nước 15 2.7. 3. Các nhân tố khác 16 2.8. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái 17 2.8.1. Chính sách chiết khấu 17 2.8.2. Chính sách hối đoái 17 2.8.3. Lập quỹ bình ổn tỷ giá 18 2.8.4. Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ 18 Chương 3: THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 38
  38. 3.1. Thanh toán bằng tiền mặt 20 3.1.1. Khái niệm 20 3.1.2. Ưu và nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt 20 3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt 20 3.2.1. Khái niệm 20 3.2.2. Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 20 3.2.3. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt 20 3.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 21 3.3.1. Thanh toán bằng séc (Séc du lịch) . 21 3.3.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 23 3.3.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 23 3.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng 24 3.3.5. Thanh toán băng thẻ . 26 3.3.6. Voucher 28 3.4. Một số chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ thanh toán 31 Chương 4: CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ . 4.1. Điều kiện về tiền tệ 35 4.1.1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế . 35 4.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái 35 4.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán 36 4.3. Điều kiện về thời gian thanh toán 36 4.4. Điều kiện về phương thức thanh toán 38 Mục lục . 39 Tài liệu tham khảo 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bài giảng môn học thanh toán quốc tế khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Viện đại học mở. 39
  39. - Thẻ thanh toán và việc ứng dụng thanh toán thẻ tại Việt Nam của PGS. PTS Lê Văn Tề và thạc sĩ Trương Thị Hồng. Nhà Xuất Bản trẻ năm 1999. - Chương trình môn học tiền tệ - tín dụng đối với hệ trung học kế toán của trường Cao đẳng Tài chính Kế toán. - Giáo trình môn thanh toán và tín dụng của trường Đại học thương mại - Giáo trình taì chính doanh nghiệp – khoa ngân hàng trường Đại học KTQD 1994 - Tài liệu quy định thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Hệ thống các văn bản pháp luật về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường – NXB tài chính 2003 - Cẩm nang nghiệp vụ quản lý tài chính kế toán trưởng doanh nghiệp – Khoa tài chính nhà nước Trường ĐH Kinh tế TPHCM NXB thống kê 2001 - Các văn bản pháp luật hướng dẫn sử dụng về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn – NXB Thống kê 2003 - Kinh tế chính trị học,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội - Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – NXB Giáo dục 1996 của PTS. Đinh Xuân Trình. - Lý thuyết tài chính tiền tệ, lý thuyết tiền tệ tín dụng trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và TPHCM. - Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic – S. Mishk in. NXB khoa học và kỹ thuật 1995. 40