The impact of governance, exchange rate and fiscal policy on economic growth in developing countries

pdf 9 trang Gia Huy 2480
Bạn đang xem tài liệu "The impact of governance, exchange rate and fiscal policy on economic growth in developing countries", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthe_impact_of_governance_exchange_rate_and_fiscal_policy_on.pdf

Nội dung text: The impact of governance, exchange rate and fiscal policy on economic growth in developing countries

  1. Journal of Finance – Marketing; Vol. 65, No. 5; 2021 ISSN: 1859-3690 DOI: ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Số 65 - Tháng 10 Năm 2021 Journal of Finance – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING THE IMPACT OF GOVERNANCE, EXCHANGE RATE AND FISCAL POLICY ON ECONOMIC GROWTH IN DEVELOPING COUNTRIES Nguyen Lam Son1*, Ho Thuy Tien2 1Hong Bang International University 2University of Finance – Marketing ARTICLE INFO ABSTRACT DOI: This study uses a GMM in system to assess the impact of governance, 10.52932/jfm.vi65.204 exchange rate and fiscal policy on economic growth in 83 developing countries during the period between 2002 and 2019. The data are collected Received: from the World Bank. The results show that the quality of governance June 03, 2021 and fiscal policy have a negative impact on economic growth, meanwhile Accepted: exchange rate has a positive impact on economic growth. This study September 06, 2021 result is consistent with the study of Hadj Fraj et al. (2018), Montes et Published: al. (2018). The reason why the quality of governance has a negative October 25, 2021 impact on economic growth may be because the quality of governance in the developing countries is still low. Specifically, the average scores of governance indicators such as: rule of law, government effectiveness, and control of corruption are respectively -0.415, -0.363, and -0,415 in the Keywords: scale from -2.5 to +2.5. As the result of the research, the authors believe Fiscal policy; Governance; that the developing countries need to improve the quality of governance Economic growth; and implement appropriate exchange rate policies to promote economic Exchange rat. growth. *Corresponding author: Email: sonnl@hiu.vn 15
  2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Số 65 - Tháng 10 Năm 2021 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG, TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Nguyễn Lâm Sơn, Hồ Thủy Tiên1 1Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng 1Trường Đại học Tài chính – Marketing THÔNG TIN TÓM TẮT DOI: Nghiên cứu này sử dụng mô hình GMM hệ thống (S-GMM) để đánh giá 10.52932/jfm.vi65.204 tác động của quản trị công, tỷ giá và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các 83 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2002 đến Ngày nhận: 2019. Dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng thế giới. Kết quả nghiên cứu cho 03/06/2021 thấy: chất lượng quản trị công và chính sách tài khóa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tỷ giá có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngày nhận lại: Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Hadj Fraj và cộng sự 06/09/2021 (2018), Montes và cộng sự (2019). Nguyên nhân chất lượng quản trị công Ngày đăng: có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế là do chất lượng quản trị công 25/10/2021 ở các quốc gia đang phát triển còn ở mức thấp. Cụ thể, điểm số trung bình của các chỉ số quản trị công thành phần bao gồm: luật lệ, hiệu quả Chính phủ, kiểm soát tham nhũng có số điểm khá thấp, lần lượt là -0,415; -0,363 Từ khóa: -0,415 trong thang đo khoảng từ -2,5 đến +2,5. Từ kết quả nghiên cứu, tác Chính sách tài khóa; giả cho rằng các quốc gia đang phát triển cần cải thiện chất lượng quản Quản trị công; Tăng trị công, thực thi chính sách tỷ giá phù hợp để từ đó thúc đẩy tăng trưởng trưởng kinh tế; Tỷ giá. kinh tế của các quốc gia đang phát triển. 1. Giới thiệu trị công. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã Trong lý thuyết về kinh tế trong môi trường sử dụng bộ tiêu chí đo lường chất lượng quản thể chế mới của North (1990) đã khẳng định trị công của Kaufmann và cộng sự (2011) với chất lượng quản trị công có tác động đến tăng sáu biến thành phần để đánh giá tác động của trưởng kinh tế. Hiện nay có nhiều bộ tiêu chí chất lượng quản trị công đến tăng trưởng kinh được phát triển bởi các tổ chức hay các nhà tế bởi vì đây là bộ chỉ số hoàn chỉnh so với các nghiên cứu dùng để đo lường chất lượng quản bộ chỉ số khác (Hadj Fraj và cộng sự, 2018; Poniatowicz và cộng sự, 2020). Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu *Tác giả liên hệ: thực nghiệm về tác động trực tiếp của chất Email: sonnl@hiu.vn lượng quản trị công hay các thành phần của 16
  3. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 quản trị công tác động đến tăng trưởng kinh tế kinh tế tại các quốc gia thu nhập thấp thuộc (Poniatowicz và cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế của IMF không ít các nghiên cứu xem xét tác động của giai đoạn 1999-2001. Kết quả nghiên cứu cho chất lượng quản trị công đến tăng trưởng kinh thấy, tại các quốc gia này quản trị công còn rất tế thông qua kênh truyền dẫn tỷ giá (Hadj Fraj yếu kém, tác động tiêu cực đến tăng trưởng và cộng sự, 2018) hay kênh truyền dẫn chính kinh tế và tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ sách tài khóa của Baldacci và cộng sự (2004); thuộc vào chi tiêu Chính phủ trực tiếp cải thiện Montes và Paschoal (2016); Montes và cộng năng suất sản xuất. Vì vậy, thâm hụt tài khóa tại sự (2019). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào các quốc gia này rất lớn do phải chi đầu tư cơ sở thực hiện đánh giá tác động đồng thời của quản hạ tầng nhằm kích thích kinh tế từ Chính phủ. trị công, chính sách tài khóa và chính sách tiền Ngoài ra, Montes và cộng sự (2019) nghiên cứu tệ đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù đã có nhiều vai trò của quản trị công đến hiệu quả chi tiêu mô hình phân tích kinh tế của Keynes (1936) và chính phủ và nợ công trên 82 quốc gia (68 quốc mô hình Mundell – Flemming về đường ISLM – gia đang phát triển và 14 quốc gia phát triển) BP kế thừa từ mô hình ISLM của Keynes (1936) trong giai đoạn 2006-2014. Kết quả nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ này có tác động đến đã cho thấy rằng kiểm soát tham nhũng có tác tăng trưởng kinh tế, cũng như vai trò của Chính dụng cải thiện tình hình tài khóa cắt giảm nợ phủ trong mối quan hệ này. Vì vậy, nhằm bổ công và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh sung vào khoảng trống nghiên cứu mà cho đến tế. Trong nghiên cứu về mối quan hệ của quản nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện, đó là trị công với hệ thống thuế doanh nghiệp của xem xét tác động trực tiếp của chất lượng quản tác giả Everest-Phillips và Sandall (2009), kết trị công lên mối quan hệ của chính sách tài khóa quả nghiên cứu cho thấy, quản trị công tốt và và tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế, trong đó biến hệ thống thuế hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi chất lượng quản trị công sẽ được tổng hợp từ trường đầu tư tốt hơn và thúc đẩy tăng trưởng sáu biến quản trị công thành phần bao gồm: (1) kinh tế. Hiệu quả Chính phủ (government effectiveness) Hadj Fraj và cộng sự (2018) nghiên cứu biến (2) Chất lượng luật lệ (regulatory quality); (3) quản trị công tổng hợp tác động truyền dẫn lên Kiểm soát tham nhũng (control of corruption); cơ chế tỷ giá và tăng trưởng kinh tế trên 50 quốc (4) Ổn định chính trị (political stability and gia bao gồm 21 quốc gia phát triển và 29 quốc absence of violence); (5) Tiếng nói và giải trình gia mới nổi từ 1996 đến 2012. Kết quả nghiên (voice and accountability); (6) Nhà nước pháp cứu cho thấy, đối với những quốc gia sử dụng quyền (rule of law). Đây là những chỉ số được đề cơ chế tỷ giá cố định thì cần thiết phải nâng cao xuất bởi Kaufmann và cộng sự (2011). chất lượng quản trị công, vì tỷ giá bị phụ thuộc vào sự can thiệp và điều chỉnh của Chính phủ 2. Các nghiên cứu thực nghiệm (phù hợp với những quốc gia mới nổi nơi mà Poniatowicz và cộng sự (2020) nghiên cứu thị trường tài chính chưa phát triển). Kết quả về tác động của quản trị công đến tăng trưởng nghiên cứu cũng cho thấy, quản trị công cũng kinh tế tại 28 quốc gia châu Âu từ 2009 đến đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng 2018. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu kinh tế với cơ chế tỷ giá thả nổi trong chừng hết sáu biến quản trị công thành phần của mực nào đó tại những quốc gia mới nổi. Kaufmann và cộng sự (2011) đều có tác động Từ các nghiên cứu trên cho thấy rằng, các tích cực đến tăng trưởng tại các quốc gia trong nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu đến các chỉ tiêu mẫu nghiên cứu, chỉ duy nhất biến ổn định cụ thể của quản trị công: Chỉ số kiểm soát tham chính trị (polictical stability) không có tác động nhũng, tính minh bạch tài khóa. Chỉ có một đến tăng trưởng kinh tế hoặc mức độ tác động nghiên cứu duy nhất thực hiện chỉ số tổng hợp rất thấp tại các quốc gia này. của 6 chỉ tiêu của quản trị công là Hadj Fraj và Baldacci và cộng sự (2004) đã thực hiện cộng sự (2018) trong mối quan hệ tương tác với nghiên cứu về tác động truyền dẫn của chính tỷ giá nhưng chưa xem xét đến tác động đồng sách tài khóa và quản trị công đến tăng trưởng thời của chính sách tài khóa đến tăng trưởng 17
  4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 kinh tế trong mô hình. Vì vậy, nghiên cứu này theo phương pháp GMM hệ thống. Trong đó, của tác giả muốn lấp vào khoảng trống nghiên tác giả sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng làm biến cứu mà các nghiên cứu trước đây chưa thực phụ thuộc, biến cán cân tài khóa đại diện cho hiện, đó là nghiên cứu tác động trực tiếp của chính sách tài khóa, và tỷ giá danh nghĩa song chất lượng quản trị công tổng hợp, tỷ giá (thay phương giữa nội tệ của các quốc gia nghiên cứu vì cơ chế tỷ giá như nghiên cứu của Hadj Fraj và với đôla Mỹ và biến quản trị công tổng hợp có cộng sự (2018)) và chính sách tài khóa đến tăng được từ phương pháp phân tích thành phần trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, chính (PCA – Principal Component Analysis) trong đó có Việt Nam. kế thừa từ nghiên cứu của Hadj Fraj và cộng sự (2018). Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu GDPG = β + β GDPG + β NER 3.1. Phương pháp nghiên cứu i,t 0it 1it it-1 2it it + β3itICGOVit+ β4itFBit Nghiên cứu sử dụng sáu biến quản trị công + β5itINFLit + β6itTROPENit (3.1) thành phần của Kaufmann và cộng sự (2011) và + β7itRIRit + β8itNFDIit kế thừa phương pháp tổng hợp sáu biến quản + β9itCAit + θi + μt + εit trị công thành phần bằng phương pháp phân Trong đó, tích thành phần chính được sử dụng trong nghiên cứu của Hadj Fraj và cộng sự (2018) để GDPGi,t và GDPGi,t-1: Tốc độ tăng trưởng GDP xây dựng một biến chất lượng quản trị công của quốc gia thứ i tại thời điểm năm t và là biến tổng hợp. trễ năm t-1. NER : Tỷ giá danh nghĩa của quốc gia thứ i tại Đầu tiên, nghiên cứu này sử dụng phương i,t thời điểm năm t. pháp thống kê Pooled OLS, FEM và REM để ước lượng và kiểm định các hệ số hồi qui trong FBi,t: Cán cân tài khóa của quốc gia thứ i tại thời mô hình. Tiếp theo, do tồn tại các vấn đề như điểm năm t. nội sinh, tự tương quan và phương sai sai số ICGOVi,t: Chất lượng quản trị công tổng hợp thay đổi mà phương pháp OLS chưa khắc phục của quốc gia thứ i tại thời điểm năm t. được. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng phương INFLit; TROPENit; RIRit; NFDIit; CAit: Lần lượt pháp kinh tế lượng hồi quy GMM hệ thống để là lạm phát, độ mở thương mại, lãi suất thực, đánh giá tác động của chất lượng quản trị công, vốn đầu tư nước ngoài ròng, tài khoản vãng lai tỷ giá và chính sách tài khóa đến tăng trưởng quốc gia thứ i tại thời điểm t làm nhóm biến kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. kiểm soát trong mô hình. Phương pháp GMM hệ thống (Blundell & μt và θi: Tác động cố định của thời gian thứ t và Bond, 1998) có những ưu điểm sau: (1) Phù hợp đối tượng thứ i. với dữ liệu bảng động (mô hình chứa biến trễ của εit: Sai số ngẫu nhiên từ tác động của các biến bị biến phụ thuộc); (2) Có thể kiểm soát được các loại bỏ trong mô hình. tác động đặc trưng không quan sát được của đối tượng trong mẫu nghiên cứu nhờ phương trình 4. Dữ liệu nghiên cứu sai phân bậc nhất; (3) Có thể kiểm soát được nội sinh tiềm ẩn từ các biến độc lập trong mô hình, Dữ liệu được thu thập từ 83 quốc gia có thu kể cả từ các biến trễ của biến độc lập, độ trễ của nhập trung bình thấp và trung bình cao (45 các biến phù hợp đã được sử dụng như là biến quốc gia thu nhập trung bình cao và 38 quốc công cụ; (4) Kết quả ước lượng được hỗ trợ của gia thu nhập trung bình thấp – trong đó có phần mềm Stata. Việt Nam), dữ liệu theo năm trong giai đoạn từ 3.2. Mô hình nghiên cứu năm 2002 đến năm 2019. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu thứ cấp được công khai trên trang Trong mô hình này tác giả thực hiện nghiên web của ngân hàng thế giới (www.worldbank. cứu tác động chất lượng của quản trị công, cán org). Dữ liệu thứ cấp có sẵn trên trang web của cân tài khóa, tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế ngân hàng thế giới là tốc độ tăng trưởng kinh 18
  5. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 tế (GDPG), tỷ giá danh nghĩa (NER), lạm phát 5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm (INFL), độ mở thương mại (TROPEN), lãi suất 5.1. Kết quả nghiên cứu theo kiểm định bình thực (RIR), đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (NFDI) và cán cân vãng lai (CA). Những biến phương bé nhất (OLS) còn lại như: Cán cân tài khóa (FB) được tính Để xác định được tác động của chất lượng toán dựa trên chênh lệch giữa tổng thu thuế và quản trị công đến tăng trưởng kinh tế, cũng chi tiêu Chính phủ được thu nhập trên trang như mối quan hệ của tỷ giá và cán cân tài khóa web của ngân hàng thế giới, tương tự biến quản tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trước tiên, trị công tổng hợp (ICGOV) được tổng hợp mô hình được ước lượng theo phương pháp bằng phương pháp thành phần chính (principal bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares component analysis – PCA) từ sáu biến quản – OLS), và thực hiện các kiểm định để lựa chọn trị công thành phần của Kaufmann và cộng sự mô hình phù hợp: (1) Lựa chọn phương pháp ước (2011): (1) Hiệu quả Chính phủ (government lượng phù hợp (Pooled Ordinary Least Squares effectiveness) (2) Chất lượng luật lệ (regulatory quality); (3) Kiểm soát tham nhũng (control – POLS; Fixed Effect Model– FEM; Random of corruption); (4) Ổn định chính trị (political Effect Model-REM): sử dụng phương pháp hồi stability and absence of violence); (5) Tiếng quy trong cùng biến (within regression) để xác nói và giải trình (voice and accountability); (6) định sự phù hợp của mô hình FEM và POLS và Nhà nước pháp quyền (rule of law) với dữ liệu kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù được thu thập từ bộ dữ liệu world governance hợp giữa FEM và REM; (2) Modified Wald test indicators – WGI trên trang web của ngân hàng để kiểm định phương sai thay đổi; (3) Wooldrige thế giới. test để kiểm định tự tương quan. Bảng 1. Tác động quản trị công, cán cân tài khóa, tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế Các biến Tổng thể Trung bình cao Trung bình thấp Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ trước (GDPGi,t-1) 0,430 0,283 0,524 (16,41) (7,41) (13,09) Quản trị công (ICGOV) -0,328 -1,137 -0,143 (-2,29) (-0,46) (-0,58) Tỷ giá danh nghĩa (NER) 0,131 0,065 0,325 (3,06) (1,10) (3,99) Cán cân tài khóa (FB) -0,022 -0,028 -0,036 (-2,70) (-2,83) (-2,14) Lạm phát (INF) -0,011 -0,000 -0,019 (-0,59) (-0,00) (-0,52) Lãi suất (RIR) 0,003 0,008 0,070 (0,91) (2,00) (1,23) Cán cân vãng lai (CA) 0,038 0,163 0,020* (3,51) (6,69) (1,65) Độ mở thương mại (TROPEN) -0,010 -0,004 -0,017 (-2,84) (-0,89) (-3,06) Đầu tư nước ngoài ròng (NFDI) 0,144 0,279 0,100 (4,32) (6,01) (1,50) Hệ số chặn 2,340 2,193 1,642 (5,84) (2,91) (2,56) 19
  6. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 Các biến Tổng thể Trung bình cao Trung bình thấp Số quan sát 1.203 672 531 Số quốc gia 83 45 38 R_squared within 0,0883 0,1085 0,0594 R_squared between 0,7961 0,6427 0,8408 R_squared overall 0,2474 0,1920 0,3314 POLS, FEM (prob > F) (0,0000) (0,0003) (0,0000) Hausman (prob > chi2) (0,0000) (0,0000) (0,0006) Modified Wald (prob> chi2) (0,0000) (0,0000) (0,0000) Wooldrige (prob>F) (0,0242) (0,1931) (0,0000) Ghi chú: Ký hiệu , , và * thệ hiện cho mức ý nghĩa 1%, 5%, và 10% và số liệu trong ngoặc đơn là giá trị tới hạn t. Sau khi ước lượng được kết quả về tác động (Generalized Least Squares), nhưng phương của các biến, nhóm tác giả thực hiện kiểm định sai thay đổi, tự tương quan, và nhất là nội sinh tự tương quan, phương sai thay đổi, và nội sinh cũng còn tồn tại trong mô hình và mô hình vẫn để đảm bảo mô hình ước lượng là hiệu quả, còn bị chệch, không vững và không hiệu quả. không chệch và vững, cũng như kiểm định độ Vì vậy, tác giả đề xuất sử dụng mô hình GMM tin cậy của các hệ số hồi quy. Bảng 1 trên mẫu hệ thống. nghiên cứu tổng thể và hai nhóm quốc gia thu 5.2. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp nhập trung bình cao và trung bình thấp cho kiểm định GMM hệ thống (S-GMM) thẩy rằng, mô hình phù hợp là FEM (vì p value của kiểm định Hausman test nhỏ hơn 5%) và Để khắc phục những vấn đề về độ tin cậy không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất với của các hệ số hồi quy trên và đảm bảo tính hiệu p value của kiểm định Wooldrige lớn hơn 5%. quả, không chệch và vững của kết quả hồi quy. Tuy nhiên, trong mô hình vẫn còn bị phương Anderson và Hsiao (1982) đề xuất sử dụng các sai thay đổi (p value của kiểm định Modified biến trễ trong nghiên cứu làm biến công cụ và Wald nhỏ hơn 5%) và bị nội sinh giữa biến trễ sau đó là Arellano và Bond (1991) đề xuất sử với sai số trong mô hình. dụng mô hình GMM (Generalized Method Từ kết quả có được từ phương pháp ước of Moments) sai phân hai bước để ước lượng lượng OLS giản đơn trong bảng 1 cho thấy rằng các hệ số hồi quy và xử lý hiện tương tự tương các hệ số hồi quy ước lượng được chưa đảm quan, và nội sinh trong mô hình nghiên cứu. bảo độ tin cậy, cũng như chưa phù hợp với Tuy nhiên, theo phương pháp GMM sai phân các lý thuyết kinh tế. Hơn nữa, mô hình còn bị hai bước vẫn còn tiềm ẩn nội sinh, Blundell và phương sai thay đổi, tự tương quan, và nội sinh Bond (1998) đề xuất sử dụng GMM hệ thống chưa được xử lý trong ước lượng OLS giản đơn. được kế thừa từ GMM sai phân hai bước để cải Mặc dù có thể xử lý bằng phương pháp GLS thiện hơn kết quả hồi quy. Bảng 2. Tác động quản trị công, cán cân tài khóa, tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế Các biến Tổng thể Trung bình cao Trung bình thấp Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPGi,t-1) 0,305 0,240 0,342 (62,73) (13,17) (19,02) Quản trị công (ICGOVit) -0,288 -0,259 -0,085 (-11,30) (-3,11) (-0,52) Tỷ giá danh nghĩa (NERit) 0,140 0,089 0,365 (9,70) (2,08) (5,58) Cán cân tài khóa (FBit) -0,013 -0,004 -0,030 (-8,48) (-1,64) (-2,92) 20
  7. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 Các biến Tổng thể Trung bình cao Trung bình thấp Lạm phát (INFit) 0,013 0,001 0,054 (6,25) (0,20) (3,49) Lãi suất (RIRit) 0,003 0,009 -0,004 (7,45) (9,41) (-0,22) Cán cân vãng lai (CAit) 0,034 0,1121 0,024 (23,90) (13,53) (5,62) Độ mở thương mại (TROPEN) -0,007 0,004 -0,013 (-4,76) (0,93) (-2,79) Đầu tư nước ngoài ròng (NFDI) 0,124 0,208 0,136 (20,27) (13,00) (15,98) Hệ số chặn 2,472 1,720 1,543 (16,55) (3,44) (1,99) Số quan sát 1.203 626 493 Số quốc gia 83 45 38 Hansen test of overid (Prob>chi2) (1,000) (1,000) (1,000) AR(2) (Pr > z) (0,831) (0,574) (0,285) Kết quả ước lượng theo phương pháp GMM một kỳ có giá trị dương. Kết quả này cho thấy hệ thống có được từ bảng 2 cho thấy rằng mô rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc hình không có tự tương quan bậc hai với kết gia trong mẫu nghiên cứu trong kỳ hiện tại quả chấp nhận giả thuyết H0 không có tự tương thường bị ảnh hưởng bởi kỳ trước đó và có tác quan bậc hai trong mô hình bằng kiểm định động làm tốc độ tăng trưởng kỳ sau tăng thêm. AR của Arellano và Bond (1991), và mô hình Mức độ tác động này lần lượt là 0,305; 0,239 có giá trị các biến công cụ thỏa điều kiện ràng và 0,342 trên các mẫu nghiên cứu tổng thể, các buộc từ kiểm định Hansen hay không có tương quốc gia thu nhập trung bình cao và các quốc quan giữa các biến công cụ và sai số trong mô gia thu nhập trung bình thấp. Kết quả này cũng hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, các ước lượng cho thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của có được đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa các quốc gia thu nhập trung bình thấp thường 1%, ngoại trừ biến tỷ giá danh nghĩa trong mẫu chịu tác động bởi kỳ trước đó lớn hơn các quốc các quốc gia thu nhập trung bình cao có ý nghĩa gia thu nhập trung bình cao. ở mức 5% và quản trị công trong mẫu các quốc Tỷ giá danh nghĩa: Kết quả cho thấy tỷ giá có gia thu nhập trung bình thấp và cán cân tài tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh khóa trong mẫu các quốc gia thu nhập trung bình cao đều không có ý nghĩa thống kê nhưng tế, kể cả trong hai mẫu phụ của nhóm quốc gia kết quả hồi quy có được và tác động của các thu nhập trung bình cao và thấp. Kết quả tại biến đều có ý nghĩa giống như trên mẫu nghiên các quốc gia thu nhập trung bình thấp cao nhất cứu tổng thể. Vì vậy, các kết quả ước lượng đáp trong ba 3 mẫu nghiên cứu là 0,365 so với 0,139 ứng được điều kiện về thống kê hay có độ tin và 0,089 lần lượt trên mẫu tổng thể và mẫu cậy cao, càng làm cải thiện tính vững của kết trung bình cao. luận và từ đó nhóm tác giả có thể sử dụng kết Khi xem xét đến các biến công cụ khác của quả ước lượng để đánh giá tác động của các chính sách tiền tệ trong nhóm biến kiểm soát biến nghiên cứu đến tốc độ tăng trưởng kinh như: Lãi suất và lạm phát đều có tác động thúc tế tại các quốc gia đang phát triển, cũng như đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia đang phát nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao và triển với các hệ số hồi quy ước lượng được trung bình thấp. đều dương, ngoại lệ đối với kết quả lãi suất Tốc độ tăng trưởng kinh tế của kỳ trước: Hệ của mẫu nghiên cứu là các quốc gia thu nhập số hồi quy của tốc độ tăng trưởng kinh tế trễ trung bình thấp. 21
  8. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 Cán cân tài khóa: Có tác động tiêu cực đến Quản trị công tại các quốc gia đang phát tốc độ tăng trưởng kinh tế hay làm chậm lại triển tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ điều này cũng được chứng minh qua kết quả tác động rất thấp lần lượt trên mẫu tổng thể, nghiên cứu của Hadj Fraj và cộng sự (2018) nhóm quốc gia thu nhập cao và thấp là -0,0013, cũng như kết quả ước lượng mà nghiên cứu đã -0,0004 và -0,0029 nếu cán cân tài khóa biến trình bày trước đó của nhóm tác giả. Nguyên động tăng 10%. nhân chất lượng quản trị công có tác động tiêu Ngoài các biến nghiên cứu chính là tỷ giá và cực đến tăng trưởng kinh tế là do chất lượng cán cân tài khóa, các biến kiểm soát như: cán quản trị công ở các quốc gia đang phát triển còn cân vãng lai, độ mở thương mại và đầu tư nước ở mức thấp. Cụ thể, điểm số trung bình của các ngoài ròng đều có tác động tích cực đến tăng chỉ số quản trị công thành phần bao gồm: Luật trưởng kinh tế và giá trị của các hệ số này càng lệ, hiệu quả Chính phủ, kiểm soát tham nhũng lớn hơn nếu xem xét trên nhóm các quốc gia có số điểm khá thấp, lần lượt là -0,415; -0,363 thu nhập trung bình cao so với nhóm quốc gia -0,415 trong thang đo khoảng từ -2,5 đến +2,5. trung bình thấp hay trong mẫu tổng thể cả hai Tỷ giá có tác động tích cực đến tăng trưởng nhóm quốc gia này. Kết quả này cũng phù hợp kinh tế tại hầu hết các quốc gia đang phát triển với lý thuyết kinh tế của Keynes (1936), cũng bao gồm trên tổng thể và nhóm các quốc gia như mô hình Mundell và Flemming ISLM-BP thu nhập trung bình cao, nhóm các quốc gia phân tích về tác động của dòng vốn đầu tư ròng thu nhập trung bình thấp. đến cán cân vãng lai và tăng trưởng kinh tế, hay Hơn nữa, khi so sánh mức độ tác động của với nghiên cứu của Romelli và cộng sự (2018) tỷ giá trên hai mẫu nghiên cứu phụ là nhóm các về độ mở thương mại và dòng vốn đầu tư ròng quốc gia thu nhập trung bình cao và nhóm các nước ngoài. quốc gia thu nhập trung bình thấp. Tỷ giá có tác Tuy nhiên, khi xét đến tác động của chất động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tại lượng quản trị công, kết quả lại cho thấy rằng, nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp hơn chất lượng quản trị công lại có dấu hiệu kiềm so với nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao. chế tốc độ tăng trưởng kinh tế tại nhóm các Cán cân tài khóa tác động làm chậm tốc độ quốc gia đang phát triển trong các mẫu nghiên cứu và kết quả này cũng giống với nghiên cứu tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát của Hadj Fraj và cộng sự (2018) khi chưa xem triển trong giai đoạn nghiên cứu 2002-2019. xét đến tác động tương tác với biến cơ chế tỷ Điều này cũng cho thấy rằng, chính sách tài giá trong nghiên cứu của ông. Kết quả này trái khóa tại các quốc gia đang phát triển chưa thực ngược với kết quả nghiên cứu trên các quốc gia sự kích thích được tăng trưởng kinh tế. Kết quả phát triển của Poniatowicz và cộng sự (2020), này cũng giống như nghiên cứu của Montes và cũng như các lý thuyết về quản trị công của cộng sự (2016), tại các quốc gia đang phát triển Kaufmann và cộng sự (2011), North (1990). chưa áp dụng kỷ luật tài khóa cho nên hiệu quả của chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế 6. Kết luận là chưa có tác dụng hay như nghiên cứu khác Trong nghiên cứu này của tác giả trên mẫu của Montes và cộng sự (2019) tại các quốc gia tổng thể 83 quốc gia đang phát triển được phân đang phát triển thường chi tiêu Chính phủ loại theo quốc gia có thu nhập trung bình cao chưa hiệu quả, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và trung bình thấp và nghiên cứu thực nghiệm kinh tế. trên hai mẫu 45 quốc gia thu nhập trung bình cao và 38 quốc gia thu nhập trung bình thấp 7. Hàm ý chính sách về tác động trực tiếp chất lượng quản trị công, tỷ giá, cán cân tài khóa đến tốc độ tăng trưởng Từ kết quả nghiên cứu, để cải thiện thúc đẩy kinh tế bằng phương pháp GMM hệ thống. Từ tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả cho rằng, các các kết quả ước lượng được trước đó đã phần quốc gia đang phát triển cần chú ý thực thi các nào đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đặt ra: chính sách sau: 22
  9. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 65 – Tháng 10 Năm 2021 Cần cải thiện chất lượng quản trị công: tăng trưởng kinh tế hướng vào xuất khẩu, độ Chất lượng quản trị công tại các quốc gia đang mở thương mại khá lớn, chính sách thu hút phát triển hiện đang còn thấp, cụ thể là luật lệ, FDI cũng thông thoáng cho nên chính sách tỷ hiệu quả Chính phủ và kiểm soát tham nhũng. giá phù hợp được xem là cái van để ngăn chặn Các quốc gia đang phát triển cần hoàn chỉnh các cú sốc từ bên ngoài. Vì vậy, Chính phủ các hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý quốc gia đang phát triển cần thực thi chính sách cho các hoạt động trong nền kinh tế. Hành tỷ giá linh hoạt trong từng thời kỳ để vừa kích lang pháp lý có đủ mạnh và minh bạch thì mới thích xuất khẩu, vừa thu hút vốn và ngăn chặn tạo được niềm tin thu hút đầu tư nước ngoài các rủi ro có thể xảy ra khi có những thay đổi và đầu tư tư nhân, từ đó mới thúc đẩy tăng trong chính sách của các nước lớn. trưởng kinh tế. Bên cạnh hoàn thiện hệ thống Cải thiện được cán cân tài khóa: Thông qua pháp luật thì Chính phủ các quốc gia đang phát cải thiện nguồn thu và kiểm soát tốt chi tiêu triển cần nâng cao hiệu quả đầu tư công, kiểm của Chính phủ. Đối với cải thiện nguồn thu, soát chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn thu vững chắc của Chính phủ là từ các chất lượng các công trình đầu tư công. Muốn hoạt động của các doanh nghiệp. Thu hút vốn vậy, cần có chính sách kiểm soát tham nhũng nước ngoài, đầu tư công hiệu quả, định hướng hiệu quả. phát triển ngành nghề phù hợp cùng với các hệ Thực thi chính sách tỷ giá phù hợp: Các quốc thống pháp luật minh bạch, hoàn chỉnh là cơ sở gia đang phát triển thường áp dụng chính sách của các cân tài khóa vững chắc. Tài liệu tham khảo Anderson, T. W., & Hsiao, C. (1982). Formulation and estimation of dynamic models using panel data. Journal of econometrics, 18(1), 47-82. Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The review of economic studies, 58(2), 277-297. Baldacci, E., Hillman, A. L., & Kojo, N. C. (2004). Growth, governance, and fiscal policy transmission channels in low-income countries. European Journal of Political Economy, 20(3), 517-549. Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of econometrics, 87(1), 115-143. Everest-Phillips, M., & Sandall, R. (2009). Linking Business Tax Reform with Governance: How to Measure Success (No. 10572). The World Bank. Hadj Fraj, S., Hamdaoui, M., & Maktouf, S. (2018). Governance and economic growth: The role of the exchange rate regime. International Economics, 156(C), 326-364. Kaufmann, D., Kraay, A., & Mastruzzi, M. (2011). The Worldwide Governance Indicators: Methodology and Analytical Issues1. Hague journal on the rule of law, 3(2), 220-246. Keynes, J. M. (1936). The General Theory of Employment, Interest and Money. Macmillan Montes, G. C., & Paschoal, P. C. (2016). Corruption: what are the effects on government effectiveness? Empirical evidence considering developed and developing countries. Applied Economics Letters, 23(2), 146-150. Montes, G., Bastos, J. C. A., & de Oliveira, A. J. (2019). Fiscal transparency, government effectiveness and government spending efficiency: Some international evidence based on panel data approach. Economic Modelling, 79(C), 211-225. North, D. C. (1990). Institutional Change, and Economic Performance. New York: Cambridge University Press. Poniatowicz, M., Dziemianowicz, R., & Kargol-Wasiluk, A. (2020). Good Governance and Institutional Quality of Public Sector: Theoretical and Empirical Implications. European Research Studies Journal, 23(2), 529-556. Romelli, D., Terra, C., & Vasconcelos, E. (2018). Current account and real exchange rate changes: The impact of trade openness. European Economic Review, 105, 135-158. 23