Thị trường lao động Việt Nam: Cơ hội và thách thức khi hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 5090
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường lao động Việt Nam: Cơ hội và thách thức khi hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_lao_dong_viet_nam_co_hoi_va_thach_thuc_khi_hoi_nh.pdf

Nội dung text: Thị trường lao động Việt Nam: Cơ hội và thách thức khi hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI HỘI NHẬP VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VIETNAM LABOUR MARKET: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES WHEN VIETNAM INTEGRATES INTO THE ASEAN ECONOMIC COMMUNITY ThS. Phạm Thị Dự Khoa Kinh tế - Luật, trường Đại học Thương mại duphamvuc@gmail.com TÓM TẮT 20 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã vượt qua được rất nhiều khó khăn để đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho các quốc gia. Việt Nam với nguồn nhân lực dồi dào và cơ cấu lao động trẻ sẽ có nhiều thuận lợi để tận dụng cơ hội từ cộng đồng kinh tế khu vực. Tuy nhiên, với năng suất và chất lượng lao động thấp Việt Nam sẽ không tránh khỏi những thách thức trên thị trường khu vực. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết này tác giả tập trung đưa ra những nhìn nhận và đánh giá về cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam từ đó đề xuất một số gợi ý giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực. Từ khóa: lao động, Việt Nam, cộng đồng kinh tế ASEAN ABSTRACT A member of ASEAN in 20 years, Vietnam has overcome many difficulties to achieve significant success in economic development. The formation of the ASEAN Economic Community by the end of 2015 will bring certain benefits for the nations. Vietnam with abundant human resources and young labor structure will be more advantageous to use the opportunity from the regionally economic communities. However, with low productivity and labor quality, Vietnam must inevitably deal with challenges in regional markets. Stemming from the above reasons, in this article, the authors focus on giving recognition and appreciation of the opportunities and challenges of the Vietnam labor market then propose some solutions to improve competitiveness. Keywords: labor, Vietnam, ASEAN Economic Community 1. Đặt vấn đề Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đƣợc công bố ngày 04/9/2014 cho thấy, sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trƣởng GDP của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trƣởng việc làm thêm 10,5% vào năm 2025. Vấn đề đặt ra là liệu AEC có mang lại tiến bộ xã hội và thịnh vƣợng của Việt Nam hay không? Điều đó ảnh hƣởng tới thị trƣờng lao động nhƣ thế nào? Theo các chuyên gia, dƣới tác động của AEC, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của thị trƣờng việc làm và tăng trƣởng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự kiện này sẽ giúp cải thiện mức sống của ngƣời lao động nhƣ thế nào và biện pháp ấy có giúp họ tìm đƣợc một công việc tốt, ổn định đi kèm thu nhập tốt và điều kiện làm việc tốt hay không? Đây là bài toán nan giải đối với thị trƣờng lao động Việt Nam khi AEC chính thức đi vào hoạt động. 2. Cộng đồng kinh tế ASEAN Từ năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 bao gồm ba trụ cột chính là (i) Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (APSC), (ii) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và (iii) Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). AEC đƣợc thành lập nhằm tạo dựng một thị trƣờng thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề trong ASEAN. Bốn mục tiêu trụ cột của AEC đƣợc tuyên bố bao gồm: (1) thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) một khu vực kinh tế cạnh tranh; (3) một khu vực phát triển đồng đều; và (4) hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. AEC đƣợc kỳ vọng là cộng đồng năng động nhất, có 287
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu với GDP bình quân hàng năm đạt 2200 tỷ USD và sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ trong những năm tới. Khi tham gia AEC, theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), kinh tế Việt Nam có cơ hội tăng trƣởng thêm 14,5% vào năm 2025. AEC bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu ngƣời, trong đó 300 triệu ngƣời trong lực lƣợng lao động. Ba quốc gia có tổng lực lƣợng lao động chiếm tỷ trọng hơn 70% là Indonesia (40%), Philippin (16%) và Việt Nam (15%). Lực lƣợng lao động này khi đƣợc tự do di chuyển trong thị trƣờng chung sẽ là nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các nƣớc thành viên AEC. Trƣớc mắt, trong năm 2015 có 8 ngành nghề, lao động trong các nƣớc ASEAN đƣợc tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tƣơng đƣơng gồm: Kế toán, kiến trúc sƣ, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sƣ, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lƣợng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó nhân lực phải đƣợc đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đƣợc di chuyển tự do hơn. Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN giúp thị trƣờng lao động trong ASEAN sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Cũng theo dự báo của ILO, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 10,5% vào năm 2025. 3. Cơ hội và thách thức đối với thị trƣờng lao động Việt Nam khi hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cũng nhƣ không tránh khỏi những thách thức đối với thị trƣờng lao động Việt Nam. Để có cái nhìn rõ hơn về những cơ hội và thách thức đó, trong bài viết này tác giả sử dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) cho việc phân tích. * Điểm mạnh: Thị trƣờng lao động Việt Nam có những lợi thế nhất định khi tham gia AEC: - Về nguồn cung lao động: Việt Nam có lực lƣợng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu ngƣời. Trong số lực lƣợng lao động, trên 51,0% có độ tuổi từ 15-39 tuổi, trong đó nhóm tuổi trẻ (15-29 tuổi) chiếm đến 26,7% và nhóm tuổi thanh niên (15-24 tuổi) chiếm gần 15%. Đây là nhóm tuổi có tiềm năng tiếp thu đƣợc những tri thức mới, kỹ năng mới để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và năng suất lao động của Việt Nam. - Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%. - Chất lƣợng lao động cũng đã từng bƣớc đƣợc nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 38% trong vòng 10 năm trở lại đây (theo cách tiếp cận và cách tính của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội). Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động. Lực lƣợng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ đƣợc khoa học- công nghệ, đảm nhận đƣợc hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trƣớc đây phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài. * Điểm yếu: - Do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao động tham gia vào thị trƣờng lao động chính thức còn thấp, chỉ đạt 34,6%. Lao động phi chính thức chiếm tỷ lệ cao 56,1% phần lớn thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, họ không hƣởng lƣơng nhƣng vẫn đƣợc hƣởng thu nhập. Khu vực phi chính thức có việc làm nhƣng chƣa đạt đƣợc mục tiêu bền vững vì khi thì ngƣời lao động có thu nhập cao nhƣng cũng có khi họ không có thu nhập. 288
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) - Cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết chƣa qua đào tạo. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2013), trong lực lƣợng lao động đang làm việc trong nền kinh tế, lao động phổ thông, không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 81,8%; lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ 5,4%; lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 3,7%; và lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 9,1%. Nếu tính theo cách tính của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, lao động qua đào tạo (gồm cả dạy nghề chính quy và thƣờng xuyên, phi chính quy, dạy nghề dƣới 3 tháng và dạy nghề tại doanh nghiệp) chiếm khoảng 38% tổng lực lƣợng lao động. - Năng suất và chất lƣợng lao động thấp. Chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và còn khoảng cách khá lớn so với các nƣớc phát triển trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam thấp so với các nƣớc khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lƣợng nhân lực của Việt nam chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nƣớc Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 Chất lƣợng của lao động Việt Nam thấp, nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng,trong đó thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Năng suất thấp thƣờng đi liền với tiền lƣơng thấp, nên nhiều ngƣời cho rằng đó là lợi thế của nƣớc đi sau. Nhƣng thực tế không đơn thuần nhƣ vậy. Tiền lƣơng chỉ hấp dẫn khi nó thấp hơn năng suất thực (đồng nghĩa với việc ngƣời chủ khi trả lƣơng sẽ thu đƣợc lợi thế). Tuy nhiên, mức sống ở Việt Nam ngày càng đắt đỏ nhƣ hiện nay đã khiến tiền lƣơng tăng nhanh hơn năng suất, làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực. Thêm vào đó, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp là rất cao. Bởi vì lao động chất lƣợng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng nhƣ hiệu quả tổ chức. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tƣ mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô. Và điều này sẽ là nguyên nhân tách Việt Nam (và các nƣớc đi sau) ra ngày càng xa các nƣớc đã có một nền tảng tốt hơn trong ASEAN (nhƣ Malaysia, Thái Lan hoặc Indonesia). Năng suất lao động thấp chỉ là một ví dụ cho thấy nguy cơ có thể lấn át cơ hội nhƣ thế nào. Trong khi đó, chúng ta còn rất nhiều điểm yếu trong môi trƣờng kinh doanh, hệ thống pháp lý, chất lƣợng chính quyền, cấu trúc kinh tế, giáo dục dạy nghề * Cơ hội - Gia tăng cơ hội việc làm Sự ra đời của AEC trong năm 2015 sẽ tạo ra tăng trƣởng việc làm thêm 10,5% vào năm 2025. Khi ra đời, AEC có quy mô GDP 2.200 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu ngƣời 3.100 USD/năm, nhƣng chênh lệch rất lớn, từ 1.000 USD/ngƣời (Campuchia, Myanmar) đến 40.000 USD/ngƣời (Singapore). Chênh lệch quá lớn về thu nhập có thể là một trong những nguyên nhân thúc đẩy di chuyển lao động trong khối. Theo dự báo của ILO, ở Việt Nam sự gia tăng cơ hội việc làm mạnh mẽ ở những ngành nhƣ sản xuất gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lƣơng thực. Trong giai đoạn 2010 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nói chung sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%, lao động có trình độ kỹ năng thấp là 23% và lao động có kỹ năng cao sẽ tăng 13% và sẽ có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống của hàng triệu ngƣời. Với các thành quả đạt đƣợc trong lĩnh vực giáo dục cơ bản, Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về lao động có trình độ kỹ năng thấp nhƣng vẫn cần nỗ lực nhiều hơn để có thể chuẩn bị cho những việc làm cần kỹ năng trung bình. - Bằng cấp được công nhận trong Cộng đồng ASEAN năm 2015 289
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ASEAN sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình để thúc đẩy sự linh hoạt khu vực và công nhận lần nhau về chất lƣợng nghề nghiệp, nhân tài, và phát triển các kỹ năng. Trong Cộng đồng ASEAN, việc thực hiện công nhận lẫn nhau và chuyển đổi về kỹ năng nghề trong một số các lĩnh vực và một số nghề sẽ tạo điều kiện cho công dân các nƣớc ASEAN tìm đƣợc việc làm ngoài phạm vi nƣớc mình với mức lƣơng hợp lý, hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh một thị trƣờng chung, ngƣời lao động Việt Nam không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nƣớc mà còn mở rộng ra các thị trƣờng khu vực. Ngƣời lao động có cơ hội tƣơng tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Ngƣời lao động Việt Nam sẽ đƣợc ―cọ xát‖ khi làm việc ở nhiều nơi, làm tăng tính linh hoạt khả năng thích ứng với môi trƣờng làm việc đa văn hóa - vốn dĩ là một điểm chƣa mạnh của Việt Nam sẽ đƣợc nâng cao và cải thiện đáng kể. - Cơ hội hội nhập sâu rộng Hội nhập khu vực và quốc tế về giáo dục nghề nghiệp là xu thế tất yếu và sẽ tạo ra thị trƣờng lao động khu vực, toàn cầu với lực lƣợng lao động là công dân khu vực và công dân toàn cầu. Tham gia AEC Việt Nam sẽ đƣợc tiếp cận các luồng tự do di chuyển lao động, bảo đảm sự cam kết và thỏa thuận về thƣơng mại quốc tế, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin giữa các đối tác và thiết lập cơ chế cho sự tự do dịch chuyển lao động (nhất là lao động có kỹ năng nghề cao) trong toàn khu vực ASEAN. Di chuyển lao động sẽ tạo nên môi trƣờng hợp tác, cạnh tranh lành mạnh. Gia nhập AEC và các tổ chức thế giới khác sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của ngƣời lao động. Tuy nhiên, các lợi ích về kinh tế và việc làm từ AEC sẽ không đƣợc phân chia đồng đều. Nếu quản lý không tốt, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội mà AEC sẽ tạo ra. * Thách thức - Sức ép cạnh tranh với lao động trong nước gia tăng Khi chính thức thành lập, AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và lao động lành nghề. Các chuyên gia cho rằng, sự ―tự do‖ này vừa là cơ hội cho thị trƣờng lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lƣợng lớn lao động từ các nƣớc AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nƣớc. Kỹ năng không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đang là mối lo ngại lớn trong toàn khu vực. Các kỹ năng cần nhất là kỹ năng quản lý và lãnh đạo, tiếp đó là kỹ năng chuyên môn và tay nghề, và dịch vụ khách hàng Ngoài ra, ngƣời lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Nếu ngƣời lao động Việt Nam không ý thức đƣợc điều này thì sẽ thua ngay trên ―sân nhà‖ bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Sau năm 2015, Thỏa thuận Thừa nhận Lẫn nhau (MRAs) sẽ là phƣơng tiện chính để công nhận những kỹ năng tƣơng đƣơng trong khối ASEAN. Tuy nhiên, việc thiếu nhận thức về những thỏa thuận này có thể tạo ra rào cản và các doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào quá trình này. Mặt khác, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu nằm ở lao động giá rẻ (lao động kỹ năng thấp) với các ngành dệt may, da giày và một số nông sản nhƣ hồ tiêu, cà phê, thủy hải sản, nhƣng đa số các nƣớc ASEAN khác cũng chú trọng các ngành này dẫn tới sự cạnh tranh không tránh khỏi, nhƣ cạnh tranh với Thái Lan và Campuchia về gạo, dệt may, da giày, AEC yêu cầu cao về kỹ năng nghề trong khi đó Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động kỹ năng trung bình; kỹ năng cao. Điều này càng làm gia tăng sức ép cạnh tranh với lao động trong nƣớc. - Cung và cầu lao động chưa tương xứng và ảnh hưởng không rõ ràng của thị trường lao động phi chính thức 290
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thị trƣờng lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với hai nguy cơ: (i) tiếp tục phải làm gia công khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và sử dụng lao động có hàm lƣợng trí tuệ thấp, lao động phổ thông; (ii) các việc làm có giá trị gia tăng cao sẽ do ngƣời nƣớc ngoài nắm giữ khi thị trƣờng lao động mở. Hai nguy cơ này rất hiện hữu đòi hỏi vấn đề năng lực lao động Việt Nam sẽ phải thay đổi ngay lập tức. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp toàn xã hội ở mức 2,1% năm 2014; trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ 15-24 tuổi cao hơn, chiếm 6,17% năm 2013 và 6,3% năm 2014. Điều đó tạo ra sức ép về công ăn việc làm đối với toàn xã hội. Một nghịch lý là cung lao động thừa nhƣng có vào đƣợc thị trƣờng ASEAN không khi chất lƣợng lao động thấp, cơ cấu đào tạo chƣa hợp lý, tác phong lao động phải tiếp cận lại. Mặt khác, ngƣời lao động khó khăn gia nhập vào thị trƣờng chính thức. Gần 50% lực lƣợng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 69,5% lao động ở nông thôn với năng suất và thu nhập thấp. Khoảng 3/5 lao động Việt Nam hiện đang làm các công việc dễ bị tổn thƣơng. Tỷ lệ lao động phi chính thức rất cao bởi thị trƣờng lao động ở lĩnh vực nông nghiệp nhiều, họ ít thay đổi, ngại di chuyển. Ở độ tuổi 30 trở lên, ngƣời lao động muốn xin vào các doanh nghiệp là khó, nhiều doanh nghiệp giới hạn tuổi nhỏ hơn 27. Vì vậy để kiếm đƣợc việc làm không phải là dễ, mặc dù rất nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động. Việc hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất, để thu hút lao động phi chính thức, nhƣng cung lao động lớn hơn cầu và vấn đề cơ sở hạ tầng (nhà ở, nhà trẻ, bệnh viện, trƣờng học, ) gây ra những cản trở đối với quá trình di chuyển vào khu vực chính thức. Ngoài ra, quá trình đào thải lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức có thể sẽ khiến cho tỷ lệ lao động phi chính thức tăng lên. - Sự nhận thức chưa đầy đủ về những thách thức của AEC Doanh nghiệp khá lạc quan rằng sự dịch chuyển ngày càng tăng của lao động, rào cản thƣơng mại giảm và dòng vốn đầu tƣ tự do hơn sẽ tăng cƣờng khả năng cạnh tranh – đặc biệt khi kết hợp đầu tƣ trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực tế là, doanh nghiệp chƣa chuẩn bị để cạnh tranh trong thị trƣờng lao động đang ngày càng hội nhập của khu vực. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ cho giáo dục nghề nghiệp thấp, chỉ chiếm 0,45 GDP và 1,63% tổng chi ngân sách nhà nƣớc (năm 2011). Với tỷ trọng đầu tƣ nhƣ vậy thì hậu quả tất yếu là chất lƣợng đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động khu vực. 4. Một số giải pháp nâng cao sự cạnh tranh của thị trƣờng lao động Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN * Nâng cao năng suất lao động Việt Nam Nâng cao chất lƣợng việc làm trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa việc làm trong ngành sản xuất chế tạo, trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ ngành dệt may là giải pháp then chốt để lao động Việt Nam giữ đƣợc lợi thế, mở ra nhiều cơ hội việc làm. Nâng cao năng suất lao động trong ngành nông nghiệp bao gồm đầu tƣ vào hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp nhỏ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng. Đối với các ngành công nghiệp lắp ráp, dệt may, da giày từng bƣớc học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ để giảm bớt tỷ lệ làm gia công. Có thể thấy, AEC sẽ góp phần đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo ra nhu cầu mới cho một số ngành nghề và giảm đối với ngành nghề khác. Vì vậy, mở rộng độ bao phủ của bảo trợ xã hội nhƣ chƣơng trình bảo hiểm thất nghiệp quốc gia sẽ giảm thiểu chi phí của quá trình chuyển dịch cơ cấu và tạo điều kiện cho lao động di chuyển sang các ngành nghề có năng suất cao hơn. * Ưu tiên đầu tư đào tạo nghề Xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động tham gia xây dựng, đánh giá, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo, hƣớng dẫn thực hành và đánh giá năng lực ngƣời học, hƣớng tới doanh nghiệp phải là một trong những chủ thể đào tạo nghề. Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề; đẩy 291
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề; khuyến khích hợp tác và thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ các cơ sở dạy nghề chuyên biệt đối với ngƣời khuyết tật, ngƣời dân tộc thiểu số. Đổi mới cơ cấu dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chuyển hệ thống dạy nghề khép kín thành hệ thống đào tạo mở, linh hoạt trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với đất nƣớc, xu thế các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm chất lƣợng dạy nghề, bao gồm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề chuẩn hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sƣ phạm theo các cấp độ (quốc gia, khu vực và quốc tế). Áp dụng một số chƣơng trình đào tạo của các nƣớc tiên tiến phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đổi mới hoạt động đào tạo; chuyển chƣơng trình dạy nghề từ chủ yếu trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển kỹ năng và năng lực hành nghề cho ngƣời học; đa dạng hóa nội dung dạy nghề theo hƣớng tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, hình thành năng lực nghề nghiệp cho ngƣời học. Đổi mới quản lý quá trình dạy và học trên cơ sở chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc đại diện sử dụng lao động. * Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với trị trƣờng lao động, hƣớng vào việc đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, từng ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hình thành các đơn vị quan hệ trƣờng - ngành trong các cơ sở dạy nghề. Doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề nhƣ xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chƣơng trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nghề Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ sở dạy nghề về nhu cầu việc làm và các chế độ cho ngƣời lao động; phản hồi cho cơ sở dạy nghề về trình độ của ngƣời lao động. Các cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp; có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp. * Tổ chức thực hiện đúng các chính sách đã ban hành và các yêu cầu về tiêu chuẩn lao động của khu vực Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách hỗ trợ thị trƣờng lao động: chính sách hỗ trợ việc làm, tín dụng, việc làm công, trung tâm dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp. Điều quan trọng là khi triển khai thƣờng kém ở vấn đề thực thi chính sách, không có ngân sách để thực hiện, không tổ chức triển khai theo đúng định hƣớng. Việc cải thiện quy trình làm luật cần đƣợc quan tâm bởi nếu luật bám sát vào thực tế thì ngƣời lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu, năng suất lao động đƣợc cải thiện. Cụ thể: Luật Doanh nghiệp nếu ngành nghề kinh doanh không phải ghi trong giấy phép thì sẽ rộng mở hơn. Hay Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp Để có thể tận dụng đƣợc các tiềm năng mà AEC đem lại cho thị trƣờng lao động Việt Nam, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống thƣơng lƣợng tập thể hiện đại mà có thể làm giảm thiểu các xung đột quan hệ lao động và tạo ra môi trƣờng kinh doanh ổn định. Thƣơng lƣợng tập thể sẽ giúp Việt Nam đạt đƣợc những lợi ích về năng suất do AEC mang lại, tạo điều kiện để việc tăng năng suất lao động sẽ dẫn tới thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.Để đạt đƣợc mục tiêu đó, việc nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện cho ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động trong việc đàm phán để đạt đƣợc các thỏa hiệp tập thể là tất yếu quan trọng, cũng nhƣ nâng cao tính hiệu quả của hệ thống giải quyết tranh chấp. Thị trƣờng lao động ASEAN đánh giá ngƣời lao động không phải dựa vào bằng cấp mà đòi hỏi chứng chỉ kỹ năng nghề. Vì vậy, cần triển khai cho ngƣời lao động tiếp cận với kỹ năng nghề, tăng cƣờng bảo trợ và công nhận trình độ kỹ năng của lao động di cƣ. Sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của Việt Nam 292
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) vào các cơ chế của khu vực ASEAN sẽ thúc đẩy hành động bảo vệ quyền của lao động di cƣ và mở rộng sự công nhận trình độ kỹ năng giữa các quốc gia, đặc biệt là trong các ngành có trình độ kỹ năng ở mức thấp và trung bình. 5. Kết luận Theo thỏa thuận giữa các nguyên thủ ASEAN, đến ngày 31/12/2015, toàn khối ASEAN sẽ tiến tới một cộng đồng ―thống nhất trong đa dạng‖. Hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN là thách thức lớn nhƣng cũng là cơ hội rất thuận lợi để phát triển thị trƣờng lao động Việt Nam. Thách thức bao giờ cũng hàm chứa cơ hội, thách thức mang tính toàn cầu còn cơ hội thì không phải lúc nào cũng xuất hiện. Việt Nam cần nắm bắt thời cơ hội nhập để đổi mới, phát triển nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực trên thị trƣờng lao động trong nƣớc, khu vực và quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật giáo dục nghề nghiệp (Luật số 74/2014/QH13) [2] Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của Thủ tƣớng của Chính phủ phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo đến năm 2020 [3] Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đào tạo [4] Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 10 tháng 4 năm 2013 về hội nhập quốc tế [5] PGS.TS. Mạc Văn Tiến (2014), Mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, TC Nghiên cứu Khoa học dạy nghề [6] Website: 2015042919242787.chn 20150429093447024.chn cong-dong-kinh-te-asean 2828/lang vi/index.htm 310951.bld 293