Thử nghiệm công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen (hippocampus kudableeker, 1852) tại Quảng Ngãi

pdf 6 trang Gia Huy 20/05/2022 1570
Bạn đang xem tài liệu "Thử nghiệm công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen (hippocampus kudableeker, 1852) tại Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthu_nghiem_cong_nghe_san_xuat_giong_va_nuoi_thuong_pham_ca_n.pdf

Nội dung text: Thử nghiệm công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen (hippocampus kudableeker, 1852) tại Quảng Ngãi

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ NGỰA ĐEN (HIPPOCAMPUS KUDABLEEKER, 1852) TẠI QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Hữu Thái Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá ngựa hiện tại đã trở thành mặt hàng quý hiếm. Do đó, dẫn đến sự khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi cá ngoài tự nhiên ngày càng giảm. Điều này thể hiện qua sự suy giảm kích thước trung bình của cá khai thác được và sản lượng đánh bắt hàng năm. Đồng thời việc mở rộng phát triển du lịch hai khu vực Sa Huỳnh và Lý Sơn làm cho quĩ đất nuôi trồng thủy sản hai khu vực này ngày càng giảm, mặc dù người dân đã nuôi tôm hùm, cá mú trong lồng để tạo công ăn việc làm nhưng trong những năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bệnh sữa tôm hùm đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Cá ngựa là đối tượng tương đối dễ nuôi, vì thế cần phải phát triển nghề nuôi cá ngựa nhằm đưa đối tượng nuôi mới vào nuôi trồng tại Quảng Ngãi, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận ngư dân ven biển, góp phần tăng thu nhập vừa để tạo sản phẩm không những cung cấp cho khách du lịch tại hai địa phương trên mà còn cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước, vừa nhằm giảm áp lực khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi. II. MỤC TIÊU Tạo ra nghề nuôi mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân ven biển. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả theo dõi phân tích các yếu tố môi trường Qua kết quả phân tích các yếu tố môi trường nước sản xuất giống cá ngựa đen như sau: pH nước có ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng sinh vật thủy sinh, pH cao sẽ dẫn đến sự gia tăng hàm lượng ammonia gây độc cho cá đặc biệt ở dạng không ion, tăng tỷ lệ tử vong cho cá. pH trong các bể ương cá ngựa giống đợt 1 giao động từ 7,8-8,3; đợt 2 giao động từ 7,7-8,2 là tương đối ổn định trong hai đợt sản xuất và nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng của cá ngựa. pH thích hợp cho nuôi cá ngựa 7,5 – 8,5; tối ưu 8,0 – 8,3 Qua kết quả theo dõi hàm lượng DO của 2 đợt sản xuất giống cá ngựa: Từ 4,8-6,3 mgO2/l, hàm lượng DO phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển. Thích hợp nhất đối với cá ngựa duy trì ở mức DO 4 – 5mgO2/l. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sinh trưởng của hầu hết các loài cá. Trong quá trình sản xuất giống cá ngựa đen thì ở 2 sản xuất nhiệt độ giao động từ 24-300C. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả cho rằng đối với cá ngựa ở vùng nhiệt đới nhiệt độ thích hợp nhất cho cá là 27-300C . Hàm lượng NH3, NO2: Lượng NH3 thường ở mức dưới 0,16 mg/lít (trung bình của các bể nuôi ở đợt 1 là 0,03-0,18mg/lít; đợt 2 là 0,06-0,10mg/lít); NO2 ở mức cao nhất là 0,08 90 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (trung bình của các bể nuôi ở đợt 1 là 0,001-0,017mg/lít; đợt 2 là 0,002-0,028mg/lít). Với hàm lượng NH3, NO2 ở mức này tồn tại trong bể thì gần như không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá ngựa. 2. Kết quả nuôi thành thục cá ngựa mang trứng cho sinh sản Cá ngựa đen đực mang trứng nhập về trại sản xuất giống là 100 con chia làm 2 đợt sản xuất. Sau 15 ngày nuôi thành thục cá ngựa đen mang trứng kể từ ngày nhập cá về của mỗi đợt thì tỷ lệ sống như sau: + Đợt 1: Tỷ lệ sống là 40%. + Đợt 2: Tỷ lệ sống là 42%. Nguyên nhân do vận chuyển xa dẫn đến cá yếu, một số đẻ non và vì cá ngựa đen mang trứng được khai thác ngoài tự nhiên nên khi đưa vào môi trường nuôi bể xi măng trong trại một số chưa thích nghi kịp dẫn đến hao hụt. 3. Kết quả sản xuất giống cá ngựa đen 3.1. Kết quả sản xuất Đợt 1: Đã sản xuất ra 5.052 con giống cá ngựa, kích cỡ 42-67 mm/con Đợt 2: Đã sản xuất ra 6.144 con giống cá ngựa, kích cỡ 57-73mm/con Hình 1: Số lượng cá ương đến giống của 2 đợt Qua hình 1 nhận, thấy số lượng cá ương đến giai đoạn giống ở các bể số 1, bể số 2, bể số 3 và bể số 9 tương ứng với số lượng giống đợt 1 là 450 con, 530 con, 367 con; đợt 2 là 780 con, 820 con, 550 con và 694 con chênh lệch khá cao. Nguyên nhân là cá bố mang trứng khai thác ngoài tự nhiên nên Hình 2: Tỷ lệ sống cá giống của 2 đợt kích cỡ không đồng điều nên sức sinh sản khác nhau, đợt sản xuất đầu tiên vào mùa mưa lạnh và cuối vụ nên có một số con sinh sản ra cá bột yếu dẫn đế tỷ lệ sống ương đến giai đoạn cá giống thấp hơn so với đợt 2. Qua kết quả sản xuất giống cho thấy mức sinh sản bình quân của cá đực chưa cao. Đợt 1 bình quân mỗi cá ngựa bố mang trứng sinh sản 432 cá con/ cá bố, đợt 2 bình quân cao hơn đợt 1 với 439 cá con/cá bố. Điều này phù hợp với nghiên cứu của của một số tác giả trước đây về đặc điểm sinh học và khả năng nuôi trồng loài cá ngựa đen ở vùng biển Khánh Hòa, khả năng ấp trứng của cá ngựa đực vào khoảng từ 271 – 1.405 con. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 91
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 3.2. Sinh trưởng và phát triển của cá 3.2.1. Sinh trưởng và phát triển của cá đợt 1 Hình 3: Tăng trưởng về chiều dài của cá Qua kết quả theo dõi về chiều dài thân của cá ngựa đen đợt sản xuất thứ nhất nhận thấy, tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen ở các bể số 3, bể số 4, bể số 5, bể số 6 và bể số 9 giao động từ 62 - 66 mm/con gần như tương đương nhau. Riêng tốc độ tăng trưởng của cá ngựa ở các bể số 1, bể số 2, bể số 7 và bể số 8 thì tốc độ sinh trưởng giao động từ 42-45mm/con, chậm hơn các bể còn lại. Nguyên nhân các bể ương cá ngựa giống có sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng về chiều dài như sau: - Cá ngựa bố sinh sản các bể này sức sinh sản thấp so với các bể còn lại nên cá bột sinh sản ra yếu dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm. - Các bể này nằm sát biển ảnh hưởng trực tiếp gió lạnh từ biển thổi vào nên nhiệt độ luôn thấp hơn các bể còn lại làm cho cá ngựa giống bắt mồi kém hơn, dẫn đến tốc độ sinh trưởng chậm hơn. 3.2.2. Sinh trưởng và phát triển của cá đợt 2 Hình 4: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài cá ngựa Qua kết quả theo dõi (hình 4) tốc độ tăng trưởng về chiều dài thân của cá ngựa đợt sản xuất thứ hai nhận thấy, tốc độ tăng trưởng của cá ở các bể giao động 68 - 72 mm/con gần như tương đồng nhau. Nguyên nhân như sau: - Đề tài đã khắc phục những ảnh hưởng do thời tiết gây ra, nâng cao kỹ thuật chăm sóc, quản lý các yếu tố môi trường của đợt thứ nhất. - Đợt 2 triển khai sản xuất giống chính vụ, điều kiện thời tiết đợt sản xuất thứ 2 tương đối thuận lợi hơn so với đợt sản xuất thứ nhất nên cá sinh trưởng tốt hơn. 3.3. Hiệu quả kinh tế Tổng số lượng giống sản xuất ra của 2 đợt là 11.000 con giống cá ngựa, kích cỡ 42 - 73 mm/con(4,2–7,3cm/con). Giá bán 18.000 đồng/con. Tổng thu là 198.000.000 đồng, lợi 92 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 nhuận 16.000.000 đồng 4. Thử nghiệm quy trình nuôi thương phẩm cá ngựa đen 4.1. Thử nghiệm nuôi cá ngựa thương phẩm trong bể xi măng 4.1.1. Nội dung triển khai Địa điểm triển khai tại huyện Đức Phổ, với qui mô: 50 m3, 01 đợt sản xuất (từ tháng 10/2017-3/2018) - Chuẩn bị bể nuôi: Hệ thống các bể nuôi thương phẩm cũng là hệ thống các bể ương cá giống, trong bể treo từ 6 – 8 dây cước dạng búi để làm vật bám cho cá. Nguồn nước cấp cho bể được xử lý tương tự như nuôi cá giống. - Chọn cá giống: Con giống đồng đều, màu sắc đen hoặc vàng, cam. Cá bơi lội khỏe, đuôi thường uống cong. Kích thước từ 5 cm trở lên và đã được luyện ăn thức ăn đông lạnh (Mysida (tôm cám)). Mật độ nuôi: 100 con/m3. - Chăm sóc quản lý: + Cho ăn: 3 lần/ngày vào lúc 7 giời, 11 giờ và 16 giờ. + Thức ăn: Giai đoạn 4 mgO2/l; NO 2, NH3< 0,1 mg/l; + Kiểm tra tốc độ tăng trưởng 10 ngày/lần. Theo dõi số lượng cá chết hàng ngày khi xiphôn bể. 4.1.2. Sinh trưởng và phát triển của cá Sau 6 tháng nuôi, cá ngựa sinh trưởng phát triển tốt không phát hiện dịch bệnh nên từ lúc thả cá giống là 4-6cm/con đến thời điểm nghiệm thu mô hình kích cỡ thương phẩm bình quân đạt ≥12,2cm/con; tỷ lệ sống 70% đạt mục tiêu phương án đề ra. 4.1.3. Hiệu quả kinh tế Sau 6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ bình quân đạt 12,2cm/con; tỷ lệ sống 70%. Số lượng LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 93
  5. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 thức ăn đã sử dụng: 1.050 kg. Giá bán 80.000 đồng/con, Tổng thu 280.000.000 đồng, lợi nhuận: 37.792.000 đồng 4.2. Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen thương phẩm trong lồng 4.2.1. Nội dung triển khai: Địa điểm triển khai tại huyện Đức Phổ và huyện Lý Sơn. Thời gian: Từ tháng 3/2017- 9/2017 - Thiết kế lồng nuôi: Lồng được làm bằng lưới trũ, kích thước lồng: 2m x 2m x 2m (dài x rộng x sâu). Lồng được treo vào bên trong các ô lồng của bè dùng để nuôi cá biển hoặc bè nuôi tôm hùm. Bên ngoài lồng nuôi cá ngựa phải có lồng bảo vệ để tránh địch hại. Bên trong lồng nuôi cá ngựa thả các búi dây bằng nilông để làm giá thể cho cá ngựa bám. Bên trên lồng có phủ lưới lan để che nắng. - Số lượng lồng nuôi: 6 lồng - Chọn giống và thả giống: Tương tự chọn giống nuôi thương phẩm trong bể. - Thả giống: Sau khi cá được đưa đến bè, cho cá vào thùng, sục khí, để khoảng 15 – 20 phút, cho nước biển từ từ vào thùng chứa cá giống. Thời gian thuần kéo dài khoảng 1 giờ. Sau đó thả cá trực tiếp vào các lồng nuôi. Mật độ nuôi: 100 con/m3 - Thức ăn và cách cho ăn: + Thức ăn: Giai đoạn < 7 cm cho ăn Mysida (tôm cám) đông lạnh. Khi cá đạt 7 cm cho ăn ruốc đông lạnh kết hợp Mysida (tôm cám) (cho ăn ruốc bổ sung thêm Mysida (tôm cám)), khi cá trên 8 cm cho ăn hoàn toàn bằng ruốc đông lạnh. + Cho ăn 2 lần/ngày và lúc 7 giờ và lúc 15 giờ. + Cách cho ăn: Ngâm thức ăn đông lạnh cho rã đông, dùng vợt rửa sạch bằng nước biển, cho vào ca chứa. Mở lưới lan che bên trên lồng, thông thường khi dỡ lưới lan cá sẽ tập trung lên tầng mặt. Dùng chén tạt từ từ thức ăn vào vị trí cá tập trung nhiều. Cho ăn cho đến khi cá không còn tập trung thì ngưng cho ăn. - Chăm sóc quản lý: Định kỳ 10 ngày/lần tắm cá bằng formol với nồng độ 30 – 50 ppm, trong 15-20 phút để loại bỏ bớt mầm bệnh trên cá bằng cách vớt cá lên cho vào thùng, dùng máy sục khí bằng bình ắc quy (hoặc máy sục khí điện), sục nhẹ liên tục trong suốt quá trình tắm. Đồng thời đưa lồng lên bờ để vệ sinh cho lồng sạch sẽ, thông thoáng. - Theo dõi các yếu tố môi trường, kiểm đa tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống: Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường vùng nuôi (độ mặn, pH, nhiệt độ, độ kiềm, DO, NO2, NH3). Kiểm tra tốc độ tăng trưởng 10 ngày/lần. Theo dõi tỷ lệ chết bằng cách kiểm tra lồng hằng ngày, vớt cá chết ra khỏi lồng. 4.2.2. Sinh trưởng và phát triển của cá Tốc độ sinh trưởng của cá ngựa về chiều dài thân giao động từ 12-12,3 cm/con; Về trọng lượng giao động từ 7,1-7,6 g/con của cả 2 điểm tương đối giống nhau, vì cả 2 điểm các yếu tố môi trường luôn phù hợp với đặc điểm sinh học của cá. Riêng tỷ lệ sống của điểm 94 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  6. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 nuôi huyện Đức Phổ là 60%, điểm nuôi huyện Lý Sơn tỷ lệ sống là 55% thấp hơn so với điểm nuôi huyện Đức Phổ do cá ngựa là loài thích nghi với môi trường nước yên tĩnh mà huyện đảo Lý Sơn sóng gió nhiều, cá ngựa giai đoạn đầu chưa thích nghi kịp vì vậy tỷ lệ hao hụt nhiều hơn. Qua 6 tháng theo dõi, cá ngựa sinh trưởng phát triển tốt không phát hiện dịch bệnh nên từ lúc thả cá giống là 4-6cm/con đến thời điểm nghiệm thu kích cỡ bình quân của điểm nuôi huyện Đức Phổ là 12,3cm/con; điểm nuôi huyện Lý Sơn là 12cm/con; tỷ lệ sống điểm nuôi huyện Đức Phổ là 60%; điểm nuôi Lý Sơn là 55% đạt mục tiêu thuyết minh đề tài đề ra (Thuyết minh đề ra kích cỡ bình quân là 10-12cm/con; Tỷ lệ sống là 50%). 4.3. Hiệu quả kinh tế a. Huyện Lý Sơn Sau 6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ bình quân đạt 12cm/con; tỷ lệ sống 55%. Số lượng thức ăn đã sử dụng: 525 kg. Tổng chi phí đầu tư 89 triệu đồng. Giá bán 80 nghìn/con, tổng thu 110 triệu đồng, lợi nhuận 19,4 triệu đồng b. Huyện Đức Phổ Sau 6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ bình quân đạt 12cm/con; tỷ lệ sống 60%. Số lượng thức ăn đã sử dụng: 525 kg. Tổng chi phí đầu tư 89 triệu đồng. Giá bán 80 nghìn/con, tổng thu 120 triệu đồng, lợi nhuận 29,5 triệu đồng IV. KẾT LUẬN Điều kiện tự nhiên ở Quảng Ngãi phù hợp để sản xuất và nuôi thương phẩm cá ngựa đen trong lồng và trong bể xi măng. Tuy nhiên việc sản xuất giống nên thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm trước để cung ứng giống cá ngựa trước tháng 3 âm lịch nhằm đảm bảo đúng thời vụ thả nuôi và tránh rủ ro do thời tiết gây ra. Việc nuôi dưỡng thành thục cá bố mang trứng được mua từ tỉnh Khánh Hòa để tuyển chọn cho sinh sản nhân tạo cá ngựa bước đầu đã thành công. Kết quả tỷ lệ sống đợt 1 là 40%; đợt 2 là 42%. Thử nghiệm sản xuất giống cá ngựa đen: Qua 5 tháng sản xuất của hai đợt thử nghiệm sản xuất giống cá ngựa đen kết quả đã sản xuất được 11.196 con cá ngựa đen giống; kích cỡ trung bình 4,2-7,3 cm/con đạt yêu cầu. Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen thương phẩm trong lồng, sau 6 tháng nuôi cá sinh trưởng phát triển tốt, ở điểm nuôi huyện Lý Sơn tỷ lệ sống đạt trên 55%, chiều dài bình quân 12,0 cm/con; ở điểm nuôi huyện Đức Phổ tỷ lệ sống đạt trên 60%, chiều dài bình quân 12,3 cm/ con. Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen thương phẩm trong bể xi măng, sau hơn 6 tháng nuôi cá sinh trưởng phát triển bình thường, tỷ lệ sống đạt trên 70%, chiều dài bình quân 12,2 cm/ con đạt được yêu cầu mà thuyết minh đã đề ra. Qua sơ lược đánh giá hiệu quả kinh tế thì việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, tuy chưa cao nhưng đã góp phần tạo ra đối tượng mới, nghề nuôi mới, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo công ăn việc làm cho người dân LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 95