Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thuc_day_tiep_can_tin_dung_chinh_thuc_trong_nong_nghiep_viet.pdf
Nội dung text: Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam
- THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Vũ Việt Ninh TS. Nguyễn Đình Hoàn Học viện Tài chính Tóm tắt Nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế cần được ưu tiên tiếp cận tín dụng chính thức cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, nông dân chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức chủ yếu thông qua NHNN&PTNT và NHCSXH. Nông dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức hoặc vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, dù theo hình thức nào, nông dân cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Thực tế chỉ ra, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên vốn thì dồi dào nhưng nông dân vẫn không đủ vốn để đầu tư sản xuất. Các nguyên nhân gây khó khăn, cản trở trong tiếp cận được chỉ ra gồm thủ tục phức tạp, thời gian xét duyệt lâu, không có tài sản thế chấp, phải mất chi phí, mức cho vay thấp, thời gian vay không linh hoạt. Từ khóa: Tiếp cận tín dụng, tín dụng chính thức, nông nghiệp 1. Mở đầu Trong một nghiên cứu về tái cơ cấu ngành, thông qua mô hình I-O, nhóm tác giả Bùi Trinh và cộng sự đã chỉ ra ngành nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên tiếp cận vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả nguồn vốn tín dụng. Với kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu, có thể thấy là nhóm ngành nông nghiệp có chỉ số lan toả về kinh tế tốt (lớn hơn 1), mà lại không kích thích nhập khẩu cao (nhỏ hơn 1). Trong khi nhóm ngành công nghiệp như chế biến hàng tiêu dùng, chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nếu có tập trung phát triển thì cũng lại càng phải nhập khẩu nhiều [8]. Mặc dù, chính sách về tiếp cận và hỗ trợ tín dụng lần lượt được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro khách quan, nên các ngân hàng thường ngần ngại khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. 2. Tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Cho tới đầu những năm 2000, Chính phủ kiểm soát tín dụng và tỷ lệ lãi suất tất cả các ngành nghề thông qua các hoạt động và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khả năng tiếp cận tín dụng thương mại của các hộ gia đình nông nghiệp được thực hiện bắt đầu tư năm 1993 nhờ hỗ trợ bởi Luật Đất đai năm 1993 cho phép làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các khoản tín dụng thương mại sử dụng tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản vay trước đó cho các hộ phải thông qua các hợp tác xã [7]. Đến nay, nhiều chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân, hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương đã được ban hành như Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP, và Nghị định 57/2018/NĐ-CP Nhiều chương trình tín dụng nông thôn hiện nay đều có hợp phần tín dụng ưu đãi được trợ cấp một cách mạnh mẽ. Mục tiêu các chương trình này tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục, tạo việc làm, bảo vệ môi trường. 336
- Ba nguồn chính thức cấp tín dụng lớn nông nghiệp là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) và ngân hàng hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trước đây, gọi là Quỹ tín dụng nhân dân, trong đó NHCSXH và NHNN&PTNT là hai đầu mối chính. Cách tiếp cận của NHNN&PTNT Việt Nam cũng khác so với NHCSXH Việt Nam. Trong khi NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại thì NHCSXH hoạt động giống một tổ chức tài chính vi mô và được coi như một công cụ chính sách xã hội chính trong việc tiếp cận đến những người nghèo ở nông thôn. NHCSXH cung cấp những chương trình vay ưu đãi với lãi suất thấp (đôi khi bằng 0%) cho những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn hay người khuyết tật. NHCSXH đã được thành lập vào năm 2003 và hiện nay là ngân hàng duy nhất cung cấp tín dụng trên cơ sở chính sách xã hội thay thế cho ngân hàng vì người nghèo. Hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức thông qua hai hình thức là: trực tiếp và gián tiếp. Theo hình thức thứ nhất, người dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, người dân vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Đối tượng vay vốn trong trường hợp này thường là các hộ thuộc diện chính sách, các đối tượng được ưu tiên, các hộ nghèo và không có tài sản để thế chấp. Đối với NHNN&PTNT thì họ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thông qua bảo lãnh của các tổ chức đoàn hội. Do vậy, có thể khẳng định các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân. Cụ thể, ủy ban nhân dân xã giúp NHCSXH xác minh hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức đoàn thể xã hội khác giúp NHCSXH thành lập và giám sát các khoản vay. Không cần tài sản thế chấp cho các khoản vay, nhưng các tổ chức đoàn thể xã hội cung cấp một quỹ bảo lãnh. Để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, các tổ chức đoàn thể xã hội tổ chức khách hàng vay thành các tổ tín dụng. Trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay được quy cho cả tổ tín dụng. Sau đó, phương thức cho vay này được thay thế bằng phương thức linh hoạt hơn, trong đó cá nhân chỉ chịu trách nhiệm đối với khoản vay của mình mà không phải đối với khoản vay của những thành viên khác trong nhóm [1]. 3. Những thách thức tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận nguồn tín dụng chính thức nhưng thực tế, việc tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp gặp nhiều cản trở. Thực tế, nguồn vốn tín dụng nông nghiệp luôn “dồi dào” nhưng khi triển khai cụ thể, tại các địa phương trong vùng tồn tại nhiều vấn đề bất cập như thủ tục và điều kiện vay vốn còn gặp nhiều khó khăn nên khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức; thời gian vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất; cho vay yêu cầu có tài sản đảm bảo (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tài sản khác ) còn vướng mắc bởi nhiều trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thì không được coi là tài sản đảm bảo; cho vay không cần tài sản đảm bảo đã được triển khai và mở rộng điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, từ thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng sang hợp đồng liên kết với doanh nghiệp mua giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm thì không phải ai cũng có được hợp đồng liên kết; tín dụng nông nghiệp qua hệ thống ngân hàng thương mại còn hạn chế, lãi suất cao và cơ cấu vốn vay cho nông nghiệp chưa cao Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam thực hiện vào những năm 2006, 2008, 2010 và 2012 tại 12 tỉnh thành Việt Nam cho thấy, những thách thức cản trở nông hộ tiếp cận nguồn vốn TDCT gồm: Thủ tục phức tạp, thời gian xét duyệt lâu, không có tài sản thế chấp, phải mất chi phí, mức cho vay thấp, thời gian vay không linh hoạt. Trong đó, thủ tục phức tạp là rào cản lớn nhất, chiếm 57,4%; tiếp theo là thời gian chờ đợi lâu, không có tài sản thế chấp, chi phí vay, thời gian vay kém linh hoạt, số tiền vay được thấp 337
- Hình 1. Những khó khăn cản trở tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức trong nông nghiệp Nguồn: ILSSA, IPSARD, CIEM, DOE [6] 4. Giải pháp thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam Để thực hiện tín dụng phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để người tham gia sản xuất nông nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng dễ dàng cần lưu ý một số điểm như sau: + Hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo động lực đầu tư của các tổ chức tín dụng vào tín dụng nông nghiệp. Để tăng tiếp cận tín dụng chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân. Bên cạnh việc có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng đối tượng vay, các tổ chức tín dụng chính thức cần tăng quy mô vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả. + Về cơ chế cho vay cần thực hiện linh hoạt, xem xét cho vay trên cơ sở có đảm bảo và không có đảm bảo bằng tài sản đúng theo quy định. Nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, một mặt, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo các địa phương trong vùng cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất; mặt khác, cần xây dựng cơ chế cho vay nhằm khuyến khích, thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng cộng nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế cho vay ưu đãi không cần tài sản đảm bảo. Đồng thời, có cơ chế định giá tài sản khi vay vốn và cho phép doanh nghiệp được sử dụng tài sản hình thành trên đất để thế chấp vay vốn tín dụng. Hóa giải thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất, ghi nhận công trình trên đất như: Nhà kính, chuồng trại chăn nuôi theo cấp hạng phù hợp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đàn lợn, trâu, bò, gà, vịt Chính sách tín dụng nên tích hợp với các chính sách khác như chính sách bảo hiểm, bằng cách coi giá trị bảo hiểm là tài sản thế chấp để có thể vay vốn ngân hàng; tích hợp với chính sách đất đai, tiến hành vốn hóa đất, đặc biệt là khu vực đất nông nghiệp, cần xác định theo giá thị trường để làm căn cứ cho vay thay vì chỉ xác định cho vay không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là giá trị đất theo khung giá đất nông nghiệp quy định. 338
- + Cần có quy định về thời gian vay linh hoạt sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất Hiện nay, hầu hết các khoản tín dụng nông nghiệp thường chỉ là những khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng). Trong khi mỗi cây trồng, vật nuôi có một chu kỳ sinh trưởng khác nhau, có cây ngắn ngày nhưng có nhiều cây trồng lâu năm, nuôi lợn thịt có thể vài tháng xuất chuồng nhưng lợn nái phải mất 1,5 năm hay nuôi bò thịt phải mất 3 năm Vì vậy, cần áp dụng kỳ hạn vay khác nhau với từng dự án với sản phẩm đặc thù khác nhau. Đây cũng là cách mà nhiều quốc gia nông nghiệp trên thế giới đã và đang triển khai và thu kết quả tốt như Mexico, Mozambic Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chính thức cần căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để thỏa thuận về thời hạn cho vay và giá trị cho vay. + Có các chính sách xử lý thiệt hại, hỗ trợ đối với rủi ro khách quan, bất khả kháng cho doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ chức tín dụng Khi xây dựng hỗ trợ vốn cho nông nghiệp cần có sự đổi mới để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân hàng khi thực hiện cho vay lĩnh vực nông nghiệp, trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước; Khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác; khuyến khích người sản xuất nông nghiệp có vay vốn, tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp. 5. Kết luận Tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong số các nguyên nhân được chỉ ra thì thủ tục phức tạp được cho là chiếm tỷ lệ cao nhất trong số liệu điều tra. Vì vậy, cần tập trung cải tiến thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp trình độ nông dân góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng chính thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội 2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội 3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội 4. Chính phủ nước CNXHCN Việt Nam (2018), Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018, Hà Nội 5. Đào Thị Minh Hương (2015), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.03.08/11-15 “Phát triển bền vững con người Việt Nam đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 2013-2015”, Viện Nghiên cứu Con người, Hà Nội. 6. ILSSA, IPSARD, CIEM, DOE (2013), Đặc điểm kinh tế nông nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 7. OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp Việt Nam, NXB PECD, Paris 8. Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Vu Trung Điền, Phạm Lê Hoa, Nguyễn Việt Phong (2012), “New Economic Structure for Vietnam toward Substainable Economic Growth in 2020”, Journal of Human Social Science 339