Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

pdf 13 trang Gia Huy 3680
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_thuong_mai_quoc_te_cua_viet_nam_trong_b.pdf

Nội dung text: Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP The currentvietnamese’s international trade activities in the context of integration Đồng Thị Hiên Khoa Kinh tế & QTKD – Trường Đại học Hải Phòng Email: hienktqtkd.dhhp@gmail.com TÓM TẮT Dựa trên các số liệu đƣợc thu thập từ Tổng cục Hải quan, bài viết nêu nên thực trạng hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập trên các lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa nhằm làm nổi bật tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể là kim ngạch xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu và thị trƣờng xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Kết quả cho thấy hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Ngoài ra, bài viết còn nêu một số vấn đề đặt ra đối với thƣơng mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Thƣơng mại quốc tế, Hội nhập, Việt Nam. 206
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABSTRACT The article outlines Vietnam's current international trade activities in the context of integration on commodity trading fields. Based on data collected from National Customs Department, it is our aim to highlight the situation of Vietnam's import and export of goods in recent years. Specifically, we focus on import and export turnover, import and export goods and import and export markets in Vietnam. The results show that Vietnam's international trade has achieved considerable results in cur- rent period. In addition, the article also stated several issues posed to Vietnamese trade. On that basis, we have made some recommendations on policies that contribute to improving the efficiency of Vietnam's in- ternational trade activities in the future. Keywords: International trade, integration, Vietnam 1. GIỚI THIỆU Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nƣớc ta đã từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nƣớc., tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc hiện thực hóa một cách sinh động: Trƣớc hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thƣơng mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đƣợc thể hiện qua hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng mở rộng cả về thị thƣờng và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ tăng trƣởng nhanh, cơ cấu và chất lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc cải thiện theo hƣớng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá trị gia tăng cao. Cùng với xu hƣớng hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thƣơng mại thế giới, tham gia ký kết nhiều Hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, 207
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 tham gia vào cộng đồng kinh tế CCPIT, gần đây nhất và cũng là bƣớc tiến rõ rệt khi hiệp định EVFTA đƣợc kí kết thành công Tất cả những điều kiện này đã và đang tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh, nổi bật phải kể đến hoạt động thƣơng mại quốc tế. Nhờ những kết quả phát triển kinh tế do công cuộc đổi mới, cũng nhƣ quá trình mở cửa hội nhập đem lại mà hoạt động thƣơng mại quốc tế ngày càng phát triển đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chung của đất nƣớc. Nhằm mục đích đánh giá hoạt động thƣơng mại của Việt Nam trong giai đoạn này cụ thể là tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam. 2. TỔNG QUAN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan thƣơng mại quốc tế Thƣơng mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đƣa lại lợi ích cho các bên. Thƣơng mại quôc tế thƣờng đƣợc nghiên cứu dƣới ba góc độ: Quan điểm toàn cầu: Tìm ra những quy luật, xu hƣớng, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia. Đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới. Gắn hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích thu lợi nhuận cao nhất cho công ty. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp với bảng biểu đồ thị minh họa. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu phân tích. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích đƣợc sử dụng để phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập đƣợc trên các đơn vị thống kê 208
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 theo tiêu thức lựa chọn nhằm phản ánh thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thƣơng mại Việt Nam. Bằng phƣơng pháp tƣ duy biện chứng đề xuất một số khuyến nghị đối với hoạt động thƣơng mại của Việt Nam trong thời gian tới. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 3.1. Khái quát về tình hình xuất nhập khẩu hàng h a giai đoạn 2011-2018 Về quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng qua các năm từ năm 2011-2018. Năm 2011 là năm có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhất và cũng là năm mà cán cân thƣơng mại Việt Nam bị thâm hụt nhiều nhất 9,8 tỷ USD tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và rơi vào tình trạng nhập siêu. Đến năm 2012 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 12,1% tƣơng ứng tăng 24,6 tỷ USD, cán cân thƣơng mại thặng dƣ 0,8 tỷ USD. Năm 2013 thì nhập khẩu bằng xuất khẩu. Năm 2014 Việt Nam lại là nƣớc xuất siêu với trị giá là 2,4 tỷ USD. Năm 2015 mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng so với năm 2014 nhƣng nó rơi vào tình trạng nhập siêu vì cán cân thƣơng mại bị thâm hụt 3,6 tỷ USD. Từ năm 2016- 2018 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần và là 3 năm liên tiếp cán cân thƣơng mại có giá trị thặng dƣ lần lƣợt là 1,8 tỷ USD; 2,1 tỷ USD và 6,8 tỷ USD, mức tăng trƣởng cao nhất là năm 2018 có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% tƣơng ứng tăng 52,05 tỷ USD so với năm 2017. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017. 209
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại giai đoạn 2011-2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 3.1.1. Về hoạt động xuất khẩu - Kim ngạch xuất khẩu: Biểu đồ 2: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu giai đoạn 2011-2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 210
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Qua biểu đồ tác giả thấy tổng kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm: Năm 2012 so với năm 2011 tăng 18,2% tƣơng ứng là 17,6 tỷ USD. Năm 2013 so năm 2012 tăng 15,2% tƣơng ứng tăng 17,5 tỷ USD. Năm 2014 so năm 2013 tăng13,8% tƣơng ứng tăng 18,2 tỷ USD. Năm 2015 so năm 2014 tăng 7,9% tƣơng ứng tăng 11,8 tỷ USD. Năm 2016 so năm 2015 tăng 9% tƣơng ứng tăng 14.6 tỷ USD.Năm 2017 so năm 2016 tăng 21,8% tƣơng ứng tăng 38,5 tỷ USD. Năm 2018 so năm 2017 tăng 13,2% tƣơng ứng tăng 28,4 tỷ USD. - Mặt hàng xuất khẩu Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018 gần nhƣ không có gì thay đổi so với năm 2017, tuy nhiên, trị giá xuất khẩu của từng nhóm hàng năm qua đã có mức tăng trƣởng lớn so với năm trƣớc đó. Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Đáng chú ý, có một số nhóm hàng đạt mức tăng trƣởng rất cao nhƣ : Điện thoại các loại và linh kiện trị giá xuất khẩu của cả nƣớc năm 2018 đạt 49,08 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Hàng dệt may xuất khẩu trong năm 2018 lên 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017. Máy 211
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện có trị giá xuất khẩu trong năm 2018 đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017. Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) giá trị xuất khẩu trong năm 2018 đạt 17,8 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với năm 2017. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác xuất khẩu trong năm 2018 là 16,55 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm trƣớc. Giày dép các loại giá trị xuất khẩu của cả nƣớc năm 2018 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trƣớc. Hàng thủy sản giá trị xuất khẩu mặt hàng này của cả nƣớc trong năm 2018 đạt 8,8 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2017. Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu 8,91 tỷ USD trong năm 2018, tăng 15,7% so với năm 2017. Phƣơng tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu trong năm 2018 đạt 7,96 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2017. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện xuất khẩu của cả nƣớc đạt 5,24 tỷ USD năm 2018, tăng 37,8% so với năm 2017. Sắt thép các loại lƣợng xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2018 đạt 6,26 triệu tấn, trị giá 4,55 tỷ USD, tăng 33,1% về lƣợng và tăng 44,5% về trị giá so với năm 2017. - Thị trường xuất khẩu Bảng 1: Thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam năm 2018 Thị trƣờng Xuất khẩu Kim ngạch (Tỷ USD) So năm 2017 (%) Tỷ trọng (%) Châu Á 131,36 16,15 53,95 ASEAN 24,52 13,76 10,7 Trung Quốc 41,27 16,56 16,95 Hàn Quốc 18,2 22,85 7,48 Nhật Bản 18,85 11,82 7,74 Châu Âu 46,3 7,68 19,01 EU (28) 41,88 9,42 17,2 212
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Châu Đại Dƣơng 4,9 21,05 2,01 Châu Mỹ 58,04 10,95 23,84 Hoa Kỳ 47,53 14,27 19,52 Châu Phi 2,88 8,18 1,18 Tổng 243,48 13,19 100 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam rất đa dạng trên 200 quốc gia, bao gồm tất cả các châu lục trong đó Châu Á có thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 131,36 tỷ USD chiếm 53,95% . Nếu xét theo quốc gia thì Hoa Kỳ là nƣớc có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 47,53 tỷ USD, chiếm 19,52% tổng kim ngạch của cả nƣớc. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu các mặt hàng dệt may, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai là Trung Quốc tổng kim ngạch xuất khẩu là 41,27 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hàng dệt may, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, dầu thô, máy móc thiệt bị, dụng cụ, phụ tùng. 3.1.2. Về hoạt động nhập khẩu - Kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm tăng: Năm 2012 so với năm 2011 tăng 6,6% tƣơng ứng tăng 7 tỷ USD. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 16% tƣơng ứng tăng 18,2 tỷ USD. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 12% tƣơng ứng tăng 15,8 tỷ USD.Năm 2015 so với năm 2014 tăng 12% tƣơng ứng tăng 17.8 tỷ USD. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 5,6% tƣơng ứng tăng 9,2 tỷ USD. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 21,9% tƣơng ứng tăng 38,2 tỷ USD. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 11,1% tƣơng ứng tăng 23,7% 213
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Biểu đồ 4 : Kim ngạch, tốc độ tăng nhập khẩu giai đoạn 2011-2018 - Mặt hàng nhập khẩu Biểu đồ 5 : 10 nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Qua biểu đồ trên tác giả nhận thấy: Với quy mô nhập khẩu này, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện vẫn duy trì vị trí dẫn đầu đƣợc xác lập kể từ năm 2017. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; kim ngạch trong năm 2018 đạt 42,2 tỷ USD tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 214
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 trƣớc. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nhập khẩu trong năm 2018 đạt 33,73 tỷ USD giảm nhẹ 0,5% so với năm 2017. Điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu năm 2018 đạt 15,87 tỷ USD giảm 3,5% so với năm 2017. Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy) nhập khẩu của cả nƣớc trong năm 2018 đạt 23,91 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm trƣớc. Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo, tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này trong năm 2018 đạt 14,96 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2017. Sắt thép các loại, lƣợng nhập khẩu sắt thép các loại trong năm 2018 đạt 13,53 triệu tấn, trị giá 9,89 tỷ USD, giảm 9,8% về lƣợng nhƣng tăng 9,0% về trị giá so với năm 2017. Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, nhập khẩu trong năm 2018 đạt 10,19 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm trƣớc. Xăng dầu các loại, tổng lƣợng nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2018 đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, giảm 11,4% về lƣợng nhƣng tăng 8,1% về trị giá so với năm trƣớc. - Thị trường nhập khẩu Bảng 2: Thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam năm 2018 Thị trƣờng Nhập khẩu Kim ngạch (Tỷ USD) So năm 2017 (%) Tỷ trọng (%) Châu Á 190,04 9,14 80,29 ASEAN 31,77 12,23 13,42 Trung Quốc 65,44 11,68 27,65 Hàn Quốc 47,50 1,14 20,07 Nhật Bản 19,01 11,98 8,03 Châu Âu 17,81 18,65 7,53 EU (28) 13,89 13,95 5,87 Châu Đại Dƣơng 4,41 17,10 1,86 215
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Châu Mỹ 20,33 26,66 8,59 Hoa Kỳ 12,75 36,42 5,39 Châu Phi 4,1 1,14 1,73 Tổng 236,69 11,12 100 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Trong những năm vừa qua thì Châu Á vẫn là châu lục mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất và quốc gia luôn đứng vị trí số 1 về thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam đó là Trung Quốc. Đây là đối tác lớn nhất cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với tỷ trọng là 27,65% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp theo là Hàn Quốc tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 47,5 tỷ USD chiếm 20,07% . Sau đó mới đến thị trƣờng ASEAN, Nhật Bản và EU(28). 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thƣơng mại Việt Nam Thứ nhất, tăng trƣởng xuất khẩu dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, nhƣ gia tăng các rào cản thƣơng mại, hàng rào kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo, nhƣng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn FDI. Tỷ lệ nhập khẩu nguyên, phụ liệu lớn khiến hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào thị trƣờng cung cấp nƣớc ngoài. Thứ hai, mặc dù chất lƣợng hàng hóa nông, thủy sản đã đƣợc chú trọng cải thiện nhƣng chƣa đồng đều; các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng và an toàn thực phẩm. Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chậm đƣợc cải thiện, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đều chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nƣớc ngoài, dẫn đến một số ngành trong nƣớc bị ảnh hƣởng do tác động của việc mở cửa thị trƣờng, nhập khẩu tăng mạnh. 216
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Thứ tư, chất lƣợng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chậm đƣợc cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân còn hạn chế so với yêu cầu hội nhập quốc tế. Thứ năm, về cơ chế chính sách, nội dung của Luật thƣơng mại còn lạc hậu, chƣa bao quát đƣợc mọi loại hình kinh doanh, mọi lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại; tốc độ sửa đổi luật và các văn bản dƣới Luật thƣơng mại còn chậm, mang nặng tính tình huống. Việc tổ chức thực thi các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động thƣơng mại còn nhều hạn chế. 4. KẾT LUẬN Từ năm 2011-2018 hoạt động thƣơng mại của Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể từ một nƣớc chủ yếu là nhập siêu đã chuyển sang xuất siêu mặc dù giá trị xuất siêu chƣa cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu ấy thì hoạt động thƣơng mại Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại Việt Nam tác giả đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau: Đối với Nhà nước: Chính phủ cần hỗ trợ đối với doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh thông qua việc cặt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất (Bộ công thƣơng, 2017). Chính Phủ cần giao cho các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tạo lập môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, tiến hành điều tra phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng dịch vụ, từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa và dịch vụ trong khu vực, xúc tiến việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra thị trƣờng khu vực.Trong giai đoạn tới, Chính Phủ cần chú trọng những sản phẩm nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh và thể giớ có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia 217
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 tăng, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng suất, chất lƣợng thấp, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần phải linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt cơ hội tăng trƣởng xuất khẩu, nhanh chóng tận dụng những lợi thế và ƣu đãi để xúc tiến xuất khẩu qua các quốc gia. Trƣớc mắt, các doanh nghiệp cần nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc truyền thống nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Sau đó mở rộng sang các thị trƣờng khác. Các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập và đối mặt với xu thế mới nhƣ tự do hóa đầu tƣ, thƣơng mại, giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa các thủ tục, hình thành tiêu chuẩn hàng hóa chung Các doanh nghiệp cần cải cách quy tắc xuất xứ, đƣa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản xuất toàn cầu, hàng hóa phải đáp ứng đƣợc những tiêu chí, quy định về xuất xứ mới đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan. Các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tƣ máy móc thiết bị, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xác định cơ hội thị trƣờng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tăng cƣờng cập nhật thông tin và xử lý hiệu quả và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp cần nhận thức và đảm bảo các tiêu chuẩn, các hàng rào kỹ thuật nhất là tại các thị trƣờng phát triển, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu dựa trên các cam kết và lợi thế so sánh, tham gia sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, cụm chuỗi TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ công thƣơng (2017).Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016 [2] Hồ Thị Kim Thoa (2013). Ngành thƣơng mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tạp chí cộng sản, số tháng 3 năm 2013. 218