Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 23/05/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_ngan_hang_so_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

  1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ThS Phạm Thị Quỳnh Nga* TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Quá trình chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ thay đổi tư duy và cách thức quản lý hướng đến mô hình kinh doanh tinh gọn, hiện đại và thông minh hơn. Chuyển đổi thành ngân hàng số đang là xu hướng tất yếu và là hướng phát triển bền vững cho các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh và “làn sóng” số hóa ngân hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo mật, kiểm soát rủi ro, bảo vệ thông tin khách hàng. Bài viết trao đổi về tình hình hoạt động của một số ngân hàng số hiện nay và thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy xu thế này phát triển trong thời gian tới. Từ khóa: Ngân hàng số, chuyển đổi ngân hàng số. 1. GIỚI THIỆU Digital Banking hay ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet. Giao dịch của ngân hàng số khách hàng không phải đến hội sở, chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng, hoặc điểm đặt ATM, sử dụng POS, giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan gây tốn kém chi phí, thời gian và ô nhiễm môi trường; mất diện tích văn phòng để lưu trữ chứng từ giấy. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động. Theo Moeckel (2013), ngân hàng số hướng đến việc nâng cao tiêu chuẩn của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ngân hàng di động bằng cách tích hợp các công nghệ số như các công cụ phân tích, tương tác qua mạng xã hội, các giải pháp thanh toán đổi mới, công nghệ di động và tập trung vào trải nghiệm của người sử dụng. Theo Gaurav Sarma (2017), ngân hang sô (Digital Banking) la môt hinh thưc ngân hang sô hoa tât ca nhưng hoat đông, dich vu ngân hang truyên thông và về cơ bản phải tận dụng được các công nghệ để cung cấp các sản phẩm ngân hàng. Theo Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Thành * Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 208 -
  2. Tuyên (2020), ngân hàng số được hiểu là mô hình ngân hàng dựa trên nền tảng số hóa tích hợp tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, nhằm đảm bảo sự liền mạch trong mọi hoạt động của ngân hàng như: Chuyển khoản/giao dịch, kết nối và tư vấn cho khách hàng, đảm bảo tối đa tiện ích. Trong khi đó, ngân hàng và các nhà nghiên cứu đều khẳng định, ngân hàng số là ngân hàng có thể giúp khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng truyền thống bằng hình thức trực tuyến thông qua kết nối internet. Tất cả các giao dịch ngân hàng sẽ gói gọn trên website hoặc thiết bị di động. Noi cach khac, tât ca nhưng gi khách hàng co thê thực hiện ơ cac chi nhanh ngân hang truyền thống đươc sô hoa va tich hơp vao môt ưng dung ngân hang sô duy nhât, và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng, cũng được số hóa. Có thể thấy, điểm chung của các quan niệm về ngân hàng số đều xoay quanh việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng vì thực tế cuộc cách mạng số không đơn thuần chỉ là chuyển đổi dữ liệu thành dạng số mà còn đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, gắn kết với họ trong lúc mọi nơi. Digital Banking là đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng xung quanh các chiến lược về ứng dụng kỹ thuật số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thanh toán, RegTech, dữ liệu lớn, công nghệ̣ chuôi khôi (blockchain), API, kênh phân phối và công nghệ (American banker, 2018). Viêc phat triên ngân hang sô giup cac ngân hang tiêt kiêm chi phi, tăng kha năng canh tranh, nâng cao tinh tuân thu va minh bach trong hoat đông kinh doanh. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM 2.1. Tiềm năng phát triển ngân hàng số Ở Việt Nam, ngành ngân hàng được xác định là một trong những ngành chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến. Các dịch vụ, ứng dụng mới trong ngành này được đưa ra dựa trên nền tảng công nghệ. Trong bối cảnh kinh tế số phát triển, lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam trở thành định hướng tập trung nhằm tạo ra các dịch vụ mới và xây dựng nên lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng. Trong những năm gần đây, thanh toán điện tử được đẩy mạnh, tạo nên làn sóng thúc đẩy phát triển mảng ngân hàng số tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 12/2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý 137,594 giao dịch, với giá trị 73 triệu tỷ đồng, gấp 13 lần GDP. Tính đến cuối năm 2020, đã có 77 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động; Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng; số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt - 209
  3. gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng. Theo số liệu của World Bank, số lượng ATM và chi nhánh ngân hàng trên mỗi 100 nghìn người trưởng thành ở Việt Nam lần lượt ở mức 24.3 và 3.4, còn thấp hơn so với các quốc gia tương tự. Trong khi đó, hạ tầng số (liên quan đến việc sử dụng internet và di động) của Việt Nam lại có mức độ phát triển khá cao, với số lượng người dùng internet và điện thoại di động năm 2018 đạt lần lượt 55.2 triệu người và 45.8 triệu người, chiếm 57% và 45% dân số. Tỷ lệ thâm nhập của smartphone đã tăng rất mạnh trong 5 năm trở lại đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã đạt 84% vào năm 2017. Trong khảo sát toàn cầu năm 2018 của PwC về ngân hàng số, 15% số người được hỏi đã sử dụng điện thoại di động là phương tiện chính để giao dịch với ngân hàng (tỷ lệ này năm 2017 là 10%). Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy các giao dịch tài chính qua điện thoại di động năm 2017 tại Việt Nam tăng 81%, trong khi các giao dịch trực tuyến tăng 67% so với năm trước đó. Theo dự báo, mức độ thâm nhập của internet và di động sẽ còn tiếp tục mở rộng và Việt Nam sẽ đạt khoảng 60 triệu người sử dụng internet và 55.4 triệu người dùng điện thoại di động vào năm 2022. Như vậy, Việt Nam là một nước có mức độ thâm nhập của ngân hàng truyền thống còn thấp nhưng hạ tầng số đã phát triển khá mạnh. Điều này có nghĩa là khi mức độ thâm nhập của các dịch vụ ngân hàng nói chung được đẩy mạnh thì Việt Nam sẽ có tiềm năng lớn thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch ngân hàng số tại Việt Nam trong trung hạn hơn so với các quốc gia khác. Nếu ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện một số tính năng như thanh toán, chuyển tiền hay kiểm tra số dư tài khoản trên kênh trực tuyến, thì ngân hàng số có thể cung cấp tất cả các dịch vụ và sản phẩm trực tuyến thông qua các thiết bị di động. Mô hình ngân hàng số có thể đáp ứng ba tiêu chí cốt lõi về tính đơn giản, tính kết nối và tính hiệu quả. Các sản phẩm và dịch vụ linh hoạt của ngân hàng số mang lại nhiều lợi ích, với mức độ tương tác cao, không chỉ giữa khách hàng và ngân hàng, mà còn mở rộng đến bên thứ ba là các đối tác hoặc người dùng cuối. Hơn nữa, với quy mô và mức đầu tư tương đương, ngân hàng số có thể phục vụ khách hàng và đem lại lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với mô hình truyền thống. 2.2. Tình hình hoạt động của một số ngân hàng số tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay So với ngân hàng truyền thống, ngân hàng số có những điểm khác biệt và có lợi thế cạnh tranh hơn. Đó là cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số, chủ yếu được thực hiện thông qua internet, điện thoại di động thông minh, máy tính bảng và có thể cả mạng xã hội. Nhiều ngân hàng thương mại tích cực chuyển đổi số để đồng nhất các trải nghiệm trên tất cả các kênh, trên tất cả các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng để phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay của khách hàng cụ thể: 210 -
  4. Mở tài khoản ngân hàng số, Căn cước công dân (CCCD) hay chứng minh nhân dân (CMND) vẫn là hồ sơ chính để mở tài khoản ngân hàng số, một số ngân hàng sử dụng thêm hộ chiếu như một giải pháp thay thế trong trường hợp khách hàng không có CCCD/ CMND, thêm vào đó một số ngân hàng còn bắt buộc sử dụng ảnh selfie như một phương thức định danh. Một số ngân hàng đặc thù còn sử dụng các hồ sơ khác như ngân hàng MB, OCB OMNI: sử dụng chứng minh thư quân đội/chứng minh sĩ quan quân đội (SQQĐ), ViettelPay sử dụng số điện thoại (đã đăng ký chính chủ) của khách hàng, Bảng 1. Hồ sơ để mở tài khoản ngân hàng số Giấy tờ tùy thân khác, CCCD/CMND Số Điện thoại Hộ chiếu Ảnh Selfie chứng minh SQQD – Timo Plus – ViettelPay – Timo Plus – Timo Plus – OCB OMNI – OCTO CIMB – OCB OMNI – OCTO CIMB – MB – Savy – VCB DigiBank – Cake – Cake – TP Live-bank – OCB OMNI – ViettelPay – VCB DigiBank – MB – TP Live-bank – ViettelPay – MB Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 Các ngân hàng số đều cho phép khách hàng mở tài khoản ngay tại nhà. Khách hàng có thể đăng ký và mở tài khoản tại hầu hết các ngân hàng số với các ứng dụng trên smartphone (hoặc website của ngân hàng số nếu có). Tuy nhiên, nếu có các vấn đề về kỹ thuật phát sinh, khách hàng hoàn toàn có thể đến chi nhánh ngân hàng để đăng ký tài khoản. Bảng 2. Ba cách để mở tài khoản ngân hàng số Ứng dụng trên Website Chi nhánh Ngân hàng số smartphone ngân hàng số ngân hàng Timo Plus   OCTO CIMB   Savy   Cake   OCB OMNI    VCB DigiBank    - 211
  5. Ứng dụng trên Website Chi nhánh Ngân hàng số smartphone ngân hàng số ngân hàng TP Live-bank    ViettelPay   MB    Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 Phí sử dụng ngân hàng số, hiện tại các ngân hàng số đang ưu đãi về phí để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ. Các ngân hàng số thường không áp dụng phí mở tài khoản, không áp dụng phí duy trì hằng năm và không có phí giao dịch khi chuyển tiền. Một số ngân hàng số (TP live – bank, ViettelPay) áp dụng phí nếu tài khoản không hoạt động trong vòng 6 tháng hay áp dụng thu phí chuyển tiền khác hệ thống. Hiện nay, các ngân hàng số ít có chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mở tài khoản ngân hàng số lần đầu. Một số ngân hàng số (OCTO CIMB, VCB DigiBank, và ViettelPay) có chương trình ưu đãi cho khách hàng mở tài khoản ngân hàng số. Tuy nhiên, số lượng chương trình ưu đãi không nhiều và chưa thực sự thu hút được khách hàng tham gia. Bảng 3. Các ưu đãi khi mở tài khoản ngân hàng số Không có Ngân hàng số Có ưu đãi ưu đãi Timo Plus OCTO CIMB Chương trình “Party hoàn tiền, về team Octo liền” Savy Cake OCB OMNI Mã giảm giá 100k khi đăng kí và có 10 giao dịch VCB DigiBank qua Smart OTP mỗi tuần TP Live – bank ViettelPay Hoàn tiền, chiết khấu 20%, MB Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 Cách xác thực tài khoản ngân hàng số, các ngân hàng số hiện nay đều dùng phương thức xác thực chính qua số điện thoại của khách hàng. Một số ít ngân hàng còn sử dụng thêm phương pháp xác thực qua email đã đăng ký của khách hàng trong lần đầu mở tài khoản. Với công nghệ hiện đại của mình, TP Live-bank còn cho phép xác thực qua Face ID, tuy nhiên chức năng này chỉ có tại các kiot của TP Live-bank. 212 -
  6. Bảng 4. Ba cách để xác thực tài khoản ngân hàng số Ngân hàng số Email Số điện thoại Face ID Timo Plus   OCTO CIMB   Savy  Cake  OCB OMNI  VCB DigiBank   TP Live – bank   ViettelPay  MB  Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 Để đóng tài khoản ngân hàng số, khách hàng buộc phải mang CCCD/CMND đến chi nhánh của ngân hàng. Hiện tại, chưa có ngân hàng số nào cho phép khách hàng đóng tài khoản ngân hàng số ngay tại nhà mà buộc khách hàng phải mang giấy tờ tùy thân đến chi nhánh ngân hàng. Đây là một nhược điểm lớn của các ngân hàng số hiện nay. Truy cập vào ngân hàng số, ngân hàng số hỗ trợ cả hai hệ điều hành phổ biến và lớn nhất hiện nay trên smartphone là iOS và Android. Tên đăng nhập (ID), số điện thoại và mật khẩu (password) là các cách phổ biến để truy cập vào ngân hàng số. Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng ID và password, hoặc số điện thoại và password để truy cập vào ngân hàng số phù hợp với đại đa số các dòng smartphone hiện nay trên thị trường. Nhiều ngân hàng cũng đã tích hợp truy cập bằng dấu vân tay hay Face ID cho các dòng điện thoại có hỗ trợ (chủ yếu là các dòng điện thoại trung và cao cấp). Bảng 5. Truy cập vào ngân hàng số Ngân hàng số ID password Face ID Dấu vân tay Số điện thoại Timo Plus OCTO CIMB Savy Cake OCB OMNI VCB DigiBank TP Live – bank ViettelPay MB Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 - 213
  7. Về loại tài khoản và đơn vị thanh toán liên kết, ngân hàng số cung cấp tài khoản ghi nợ (debit) và liên kết với các đơn vị thanh toán phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn cung cấp thêm tài khoản tín dụng (ghi có, credit), riêng ngân hàng số Savy chỉ cung cấp các tài khoản tiết kiệm. Visa và Master là hai đơn vị thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, nhưng hiện nay chỉ có VCB Digibank là liên kết đồng thời cả hai đơn vị thanh toán này. Các ngân hàng số còn lại ngoài Visa, Master cũng liên kết với một đơn vị thanh toán khác như Napas, hay JCB. Bảng 6. Loại tài khoản và đơn vị thanh toán liên kết Loại tài khoản Ngân hàng số Đơn vị thanh toán Debit Credit Timo Plus   OCTO CIMB  Savy Cake  OCB OMNI   VCB DigiBank   TP Live – bank  ViettelPay  MB  Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 Các tiện ích của ngân hàng số, hiện tại các ngân hàng số đang cung cấp hầu hết các dịch vụ cần thiết cả cơ bản và nâng cao. Hầu hết các ngân hàng số cung cấp đa dạng các nhóm dịch vụ như: nhóm tiện ích thông thường; nhóm tiện ích thanh toán; nhóm tiện ích tiết kiệm, đầu tư, vay vốn; nhóm tiện ích giải trí, mua sắm; nhóm tiện ích khác, Riêng ngân hàng số Savy tập trung vào mảng tiết kiệm nên chỉ cung cấp các gói tiết kiệm, hay ngân hàng Cake do mới thành lập thay thế cho Yolo trước đó nên sản phẩm dịch vụ còn ít, nhưng có thể sẽ được bổ sung trong tương lai. 214 -
  8. Bảng 7. Các tiện ích của ngân hàng số Nhóm Nhóm tiện ích Nhóm tiện Ngân hàng Nhóm tiện ích Nhóm tiện tiện ích tiết kiệm, đầu ích giải trí, số thông thường ích khác thanh toán tư, vay vốn mua sắm + Tài khoản + Thanh toán + Tiết kiệm + Bảo hiểm Timo Plus + Thẻ + Đầu tư + Nạp tiền + Vay vốn điện thoại + Thẻ + Thanh toán + Tiết kiệm + Mua sắm + Đặt xe OCTO + Ví điện tử + Vay tiêu dùng + Giao đồ ăn CIMB + Nạp tiền + Nạp tiền + Chuyển tiền điện thoại + Các gói Savy tiết kiệm + Nạp tiền Cake điện thoại + Thanh toán + Chuyển tiền + Thanh toán + Tiết kiệm + Giải trí, + Bảo hiểm OCB + Thẻ + Vay vốn du lịch OMNI + Đầu tư + Mua sắm trái phiếu + Chuyển tiền + Thanh toán + Chứng khoán + Mua sắm + Nạp tiền VCB + Thẻ + Tiết kiệm điện thoại DigiBank + Nạp tiền + Tài khoản + Thanh toán + Tiết kiệm + Nạp tiền + Chuyển tiền + Vay vốn điện thoại TP Live – + Thẻ bank + Ví điện tử + Nạp/rút tiền + Chuyển tiền + Thanh toán + Tiết kiệm + Mua sắm + Viễn thông ViettelPay + Vay vốn + Giải trí, + Bảo hiểm du lịch + Thu hộ + Chuyển tiền + Thanh toán + Vay vốn + Nạp tiền + Đầu tư điện thoại MB trái phiếu + Tiền gửi Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 - 215
  9. Bảng 8. Các tiện ích đặc thù khi giao dịch ngân hàng số Rút tiền tại Cho vay Dịch vụ đầu tư Quản trị tài Ngân hàng số ATM trực tuyến tài chính chính cá nhân  Timo Plus Liên kết với 41   ngân hàng   OCTO CIMB Tất cả ATM có Tối đa logo Visa 500 triệu Savy  Cake ATM có logo Master OCB OMNI   VCB   DigiBank  TP Live – Liên kết với 48   bank ngân hàng   Liên kết với 27 70 triệu đồng ViettelPay  ngân hàng (cho tài khoản >20 tuổi)  MB Liên kết với 21  ngân hàng Nguồn: Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021 2.3. Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam Trước bối cảnh CMCN 4.0, xác định chuyển đối số là xu hướng tất yếu, nhiều ngân hàng đã xem việc phát triển mô hình ngân hàng số là một mục tiêu trong chiến lược kinh doanh, không đơn thuần là một dự án công nghệ thông tin và xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp với đặc thù đơn vị mình. Theo đánh giá của PwC, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã hoặc đang bắt đầu triển khai hệ thống ngân hàng lõi kỹ thuất số để cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và thanh toán kỹ thuật số. Kết quả khảo sát vào tháng 9/2020 của NHNN, 95% ngân hàng đã và đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến 216 -
  10. lược chuyển đổi số, trong đó 39% ngân hàng đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Khảo sát mức độ hiểu biết về ngân hàng số của Viện nhiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng cho thấy phần lớn khách hàng tham gia khảo sát chưa có nhận định đúng bản chất của ngân hàng số, chỉ dừng ở mức độ hiểu biết cơ bản như: 74,8% cho rằng tất cả các giao dịch được thực hiện hoàn toàn trực tuyến; 77,9% cho rằng ngân hàng số có chức năng và thực hiện giao dịch như internet banking hay mobile banking; 80,2% cho biết có thể mở tài khoản trên điện thoại hay máy tính. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ nghĩ rằng ngân hàng số không phát sinh thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ (39,7%) hoặc cho rằng ngân hàng số chỉ là ngân hàng con của ngân hàng truyền thống và chỉ thực hiện các giao dịch cơ bản (46,6%). Trong chiến lược chuyển đổi số, đa số (88%) các ngân hàng đều lựa chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng (front-end) và nghiệp vụ nội bộ (back-end) hoặc số hóa toàn bộ; số ít ngân hàng (6%) dự kiến chỉ số hóa kênh giao tiếp khách hàng (front-end only). Hầu hết các ngân hàng đều ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn (Big data), tự động hóa quy trình bằng robot, trí tuệ nhân tạo (AI)/học máy (ML), Blockchain, nhận biết và định danh khách hàng bằng eKYC, trong các hoạt động nghiệp vụ và cung ứng sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trải nghiệm khách hàng. Trong đó, công nghệ dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, được các ngân hàng áp dụng nhiều nhất và tận dụng triệt để phân tích hành vi, nhu cầu khách hàng giúp tối ưu hóa, cá nhân hóa việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Các xu hướng phát triển ngân hàng số tiêu biểu gồm: Thứ nhất, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngân hàng: Hiện nay, một số ngân hàng đã triển khai AI, tiêu biểu là TPBank với ứng dụng trợ lý ảo T’Aio trên Facebook Messenger và VietABank với Chatbox hoạt động trên Fanpage, các chức năng chủ yếu là: Tư vấn khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, sản phẩm, biểu phí, giải đáp khách hàng các thắc mắc về địa điểm, phí giao dịch, quy trình mở thẻ. Thứ hai, kết hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với các công ty công nghệ lớn: Các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các Big tech cung cấp phần lớn chưa được phổ biến rộng rãi. Các tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam (FPT, Viettel, CMC, VNG, BKAV, VC Corp) chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực chính là công nghệ, một số ít tiếp cận mảng cung ứng dịch vụ ngân hàng thông qua phát triển công cụ thanh toán điện tử, như WePay (VC Corp), Zalo Pay (VNG), Bảo Kim (VNP). Thứ ba, chuyển đổi ngân hàng lõi và Cloud: Việc chuyển đổi này còn chậm chạp do thiếu nguồn lực về vốn hoặc đã triển khai nhưng mang tính hình thức và chưa đem đến hiệu - 217
  11. quả tương xứng. Nguyên nhân do trong những năm qua, các ngân hàng thương mại phải ưu tiên nguồn lực cho xử lý các vấn đề về xử lý nợ xấu, đảm bảo thanh khoản hệ thống corebanking tương đối lạc hậu, không đủ điều kiện để tích hợp ứng dụng số hóa dựa trên dữ liệu lớn, hoặc có chuyển đổi nhưng không mua hết các tính năng của corebanking hiện đại. Về tích hợp dữ liệu trên core, đa phần các ngân hàng chưa triển khai điện toán đám mây do đặc trưng dữ liệu nhạy cảm, hệ thống dữ liệu phức tạp và chưa đồng bộ. Thứ tư, phát triển các ứng dụng ngân hàng số và ví điện tử: Nhiều ngân hàng thể hiện sự tích cực trong cung cấp các dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ số hiện đại như: VPBank với dịch vụ ngân hàng số Timo Bank và ứng dụng ngân hàng số YOLO; Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số Digial Lab; MBBank cho phép khách hàng chuyển tiền qua ứng dụng Facebook; TPBank với việc cho ra mắt dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank; BIDV đưa ra thị trường ứng dụng ngân hàng di động BIDV SmartBanking với tiện ích QR Pay; Sacombank với ứng dụng thanh toán Sacompay, sử dụng phương thức xác thực 2 yếu tố; OCB với ứng dụng OCB OMNI; Techcombank ra mắt sản phẩm thẻ có công nghệ thanh toán không tiếp xúc; hay LienVietPostBank với thẻ phi vật lý Ví Việt. Như vậy có thể thấy, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang quyết tâm chuyển đổi mô hình vận hành và số hóa ngân hàng qua hàng loạt dự án trọng điểm, phát triển sản phẩm của ngân hàng theo hướng đẩy mạnh dịch vụ số hóa và tự động, nhằm nhanh chóng tiếp cận và thu hút khách hàng thuộc phân khúc công nghệ. Viêc ưng dung cách mạng công nghệ 4.0 vao moi linh vưc cua nên kinh tê noi chung va đăc biêt đôi vơi linh vưc ngân hàng số noi riêng la môt xu thê tât yêu, không thê đao ngươc trong bôi canh toan câu hoa. 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM Xu hướng phát triển ngân hàng số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đang tạo ra những thay đổi về giá trị cho các chủ thể tham gia. Trong thời gian tới để ngân hàng số trở thành nhu cầu phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại cần chú trọng một số giải pháp: – Thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị, người đứng đầu ngân hàng với sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán. Bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại thực trạng công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu việc hợp tác với các công ty Fintech để xây dựng mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cường sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí. 218 -
  12. – Hợp tác với các đối tác, đặc biệt là các công ty Fintech tiềm năng để các NHTM có thể hòa mình vào sân chơi của hệ sinh thái hoạt động ngân hàng số. Hiện nay các ngân hàng có khuynh hướng chuyển từ phương thức cạnh tranh sang hợp tác với vai trò là đối tác của các công ty Fintech. Mối quan hệ đối tác được tiến hành theo phương thức win – win, trong đó các ngân hàng ứng dụng, cập nhật ngay các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ ban đầu và có thể đáp ứng yêu cầu cao hơn của khách hàng cả về chất lượng, giá và độ tin cậy. – Tận dụng triệt để cách mạng công nghiệp 4.0. Để có thể tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này, các ngân hàng thương mại cần: Thứ nhất, đẩy mạnh số hóa các dịch vụ như bảo mật sinh trắc học cho hoạt động thanh toán hay gửi tiết kiệm; tích hợp công nghệ mới vào hoạt động thanh toán như sử dụng công nghệ giao tiếp trên điện thoại thay thế cho thẻ ngân hàng; Thứ hai, sử dụng dữ liệu lớn (big data) để lưu trữ dữ liệu về khách hàng, phân tích hành vi khách hàng để tạo ra sự khác biệt với đối thủ, phân tích rủi ro và tối đa hóa hoạt động; Thứ ba, sử dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) vào phương thức thanh toán để triển khai chức năng thanh toán thông qua một loạt các thiết bị thông minh để bất kì thiết bị nào có kết nối Internet cũng sẽ có thể kích hoạt các hoạt động thương mại điện tử. Việc thực hiện mô hình thanh toán này đòi hỏi ngân hàng phải có đủ công nghệ hỗ trợ hiện đại để có thể thực hiện được lệnh thanh toán từ bất kì thiết bị nào, từ bất kì địa điểm nào một cách nhanh chóng cho dù thanh toán đó có giá trị thấp. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ rằng, khai thác IoT trong dịch vụ tài chính ngân hàng không chỉ đơn thuần là sử dụng các thiết bị kết nối Internet cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà còn là một cách thức để thu thập dữ liệu lớn với khối lượng dữ liệu khổng lồ thu về được khi khách hàng sử dụng một loạt các thiết bị kết nối Internet với nhau; Thứ tư, sử dụng trí thông minh nhân tạo AI, AI sẽ trở thành cách thức chính mà các ngân hàng tương tác với khách hàng. – Cân đối ngân sách dành cho việc triển khai ứng dụng công nghệ số. Phát triển ngân hàng số đòi hỏi đầu tư lớn, đồng bộ từ nguồn lực tài chính, trang thiết bị công nghệ hiện đại, đào tạo cán bộ vận hành và bảo mật, sự phối hợp của các lĩnh vực có liên quan: thương mại điện tử, hành chính điện tử, chính phủ điện tử, Đầu tư cho công nghệ số là một quá trình lâu dài, gồm nhiều công nghệ khác nhau và chi phí đầu tư rất lớn. Do vậy, các ngân hàng cần bám sát vào ngân sách dành cho hoạt động công nghệ của mình để lựa chọn việc triển khai ứng dụng công nghệ nào trong xu hướng ứng dụng công nghệ số và cho mảng hoạt động nào cho phù hợp hiện nay; đồng thời, cần có chiến lược đầu tư tổng thể. – Tuân thủ các quy định, hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an toàn bảo mật giao dịch ngân hàng trực tuyến; xây dựng các kịch bản, quy trình, hướng dẫn ứng phó chi tiết với các sự cố về gian lận trực tuyến - 219
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Barquin, S., Vinayak, H.V., & Shrikhande, D. (2018). Asia’s digital banking race: Giving customers what they want. McKinsey & Company. Chris, S. (2014). Digital banks: Strategies to launch or become a digital bank. Moeckel, C. (2013). Definition of Digital Banking. Retrieved November, 23, 2015. Sharma, A., & Piplani, N. (2017). Digital Banking in India: A Review of Trends, Opportunities and Challenges. International Research Journal of Management Science & Technology, 8. Đinh Thị Thanh Vân, & Nguyễn Thanh Phương (2019). Phát triển ngân hàng số: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 4/2019. Hà An (2020). Ngân hàng số: Bắt đầu từ thói quen người tiêu dùng. Thời báo Ngân hàng điện tử. goi-mo- tu-khung-hoang-covid 19-2-690.html kinh-nghiem-quoc-te-va-giai-phap- cho-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-d9805.html thu-4-315716.html Lê Đức Quang Tú, & Hồ Hữu Tín (2021). Báo cáo Ngân hàng số Việt Nam 2021. Viện nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, & Lê Thành Tuyên (2020). Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế. Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 – Tháng 6/2020. 220 -