Thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 4090
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_tai_chinh_toan_dien_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam

  1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM NCS. Phùng Thanh Loan ThS. Lê Thị Bích Ngọc Học viện Tài chính Tóm tắt Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam bằng việc sử dụng các số liệu thu thập từ dữ liệu Global Findex của Ngân hàng Thế giới, dữ liệu tiếp cận tài chính của IMF và dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả cho thấy các chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Chính phủ cần có những chính sách để phát triển tài chính toàn diện trên các khía cạnh khác nhau. Từ khóa: tài chính toàn diện, sản phẩm dịch vụ tài chính, tiếp cận tài chính 1. Khái niệm và vai trò của tài chính toàn diện 1.1. Khái niệm Khái niệm về tài chính toàn diện đang được thể hiện một cách đa dạng theo từng quốc gia và tổ chức quốc tế phụ thuộc vào mục tiêu của từng quốc gia, từng tổ chức đối với tài chính toàn diện. Theo Ngân hàng Thế giới (2017), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý, làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên, đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tại Ấn Độ, Ủy ban Tài chính toàn diện của Chính phủ định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo các nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng. Như vậy, có thể hiểu tài chính toàn diện cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, người thu nhập thấp, người nghèo, người dân sống ở nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hôi, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Triển khai tài chính toàn diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được. 1.2. Vai trò của tài chính toàn diện Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của tài chính toàn diện đến phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng trong xã hội. Đặc biệt là kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các tổ chức quốc tế lại càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm các quốc gia G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một 304
  2. giải pháp quan trọng để đạt được 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Một số vai trò cơ bản của tài chính toàn diện đó là: Thứ nhất, tài chính toàn diện góp phần gia tăng tiết kiệm, đầu tư qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển tài chính toàn diện sẽ gia tăng tỷ lệ dân số ở cả thành thị và nông thôn tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản như tiết kiệm, thanh toán, tín dụng, bảo hiểm. Do đó từ những khoản tiền tiết kiệm nhỏ nhất chỉ vài chục nghìn đồng của người dân ở nông thôn gửi tại các tổ chức tài chính (TCTC) vi mô, đến những khoản tiết kiệm lớn hơn của người dân ở thành thị cũng được tập trung trong các TCTC chính thức. Quy mô tiết kiệm của toàn nền kinh tế tăng dẫn đến khả năng mở rộng tín dụng của các TCTC. Điều này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận với các khoản vay chính thức qua đó gia tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đã được chỉ ra qua một số nghiên cứu như: nghiên cứu của Johnson & Nino-Lazarawa (2009) đã chỉ ra rằng tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua huy động tiết kiệm và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Việc huy động tiết kiệm tạo điều kiện cho các đối tượng bị loại trừ trong hệ thống tài chính chính thức có thể tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ giảm nghèo để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cải thiện phúc lợi. Trong nghiên cứu của Levine (2005) cho rằng cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn diện góp phần hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin từ đó giảm chi phí giao dịch khi ký kết hợp đồng. Các chính sách để phát triển tài chính toàn diện hiệu quả tác động lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nhanh [3, tr57]. Thứ hai, tài chính toàn diện góp phần cung cấp vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp từ đó góp phần gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và cải thiện phúc lợi. Tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính giúp các cá nhân, doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu, Đối với những người có thu nhập thấp, người nghèo khi được tiếp cận với các dịch vụ tài chính phù hợp sẽ giúp họ tăng khả năng tích lũy tài sản, chống chịu trước những cú sốc kinh tế, đồng thời tăng khả năng tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập thông qua các khoản tín dụng tiếp cận được. Khi được vay vốn từ hệ thống tài chính chính thức giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, khiến cho gánh nặng trả nợ càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa. Những người không có tài khoản ngân hàng cũng dễ bị loại trừ khỏi các dịch vụ khác như y tế, bảo hiểm. Thứ ba, tài chính toàn diện giúp các tổ chức tài chính gia tăng lợi nhuận. Đối với các tổ chức tài chính việc phát triển tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng khách hàng tới tất cả các nhóm người trong xã hội. Tạo cơ hội cho các tổ chức này mở rộng thị trường, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và theo đó lợi nhuận tăng lên. 2. Thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam Tại Việt Nam, trong những năm qua mức độ bao phủ của hệ thống các TCTC đã được mở rộng nhưng tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính còn khiêm tốn. Với dân số hơn 93 triệu người trong đó khoảng 65% dân số sống ở nông thôn, khoảng 97% doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, việc phát triển tài chính toàn diện để giúp tất cả mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý. Để đánh giá về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam 305
  3. hiện nay, tác giả sử dụng bốn nhóm chỉ tiêu đó là: điểm truy cập và tài khoản tại các TCTC, mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hiểu biết tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. 2.1. Điểm truy cập và tài khoản tại các TCTC Với một quốc gia có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng thì số lượng các ngân hàng trong hệ thống có tác động tới lượng người có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng về tính chất hoạt động và loại hình sở hữu. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 7 NHTM Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng hợp tác, 28 NHTM cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, số liệu trong bảng 1 cho thấy số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành và số lượng máy ATM/100.000 người trưởng thành của Việt Nam đều đang thấp hơn tất cả các nước Đông Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Myanmar và Lào). Những con số này cho thấy người dân ở Việt Nam vẫn còn khá khó khăn khi muốn tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Số lượng tài khoản của người trưởng thành tại các TCTC của Việt Nam còn ở mức thấp. Chỉ có 30% người trưởng thành có tài khoản tại các TCTC, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 67% và thấp hơn mức trung bình của các nước Đông Á - Thái Bình Dương là 70%. Mật độ chi nhánh ngân hàng và ATM rất dày đặc tại các khu vực thành phố lớn, trong khi đó tại vùng nông thôn ATM chỉ xuất hiện tại một số phòng giao dịch mà chủ yếu là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở địa bàn vùng sâu vùng xa mày ATM hầu như chưa có. Điều này cũng phần nào giải thích cho việc chỉ có 25% người trưởng thành ở nông thôn có tài khoản tại một TCTC. Bảng 1: Điểm truy cập và tài khoản tại các TCTC ở một số quốc gia năm 2017 Tài khoản tại các Tài khoản Chi nhánh TCTC của dân số ở Số máy tại các TCTC ngân Quốc gia nông thôn (%người ATM/100.000 (% người trưởng hàng/100.000 trưởng thành từ người dân thành từ 15 tuổi) người dân 15 tuổi) Việt Nam 30 25 24.3 3.4 Indonesia 48 47 55.6 16.9 Campuchia 18 16 16.72 7.5 Lào 29 22 26.2 3.1 Myanmar 26 25 4.4 4.7 Malaysia 85 81 46.7 10.1 Philippines 32 26 28.3 9 Thái Lan 81 80 117.3 18.9 Trung Quốc 80 78 84.2 8.8 Mongolia 91 94 East Asia & Pacific 70 69 (excluding high income) Thế giới 67 64 Nguồn: Global Findex Data (WB), Financial Access Survey (IMF) 306
  4. 2.2. Mức độ sử dụng đối với các dịch vụ tài chính cơ bản (tiết kiệm và tín dụng) Những chính sách nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, xử lý vấn đề nợ xấu của Chính phủ và NHNN đã có những tác động tích cực đến quy mô tiền gửi và tín dụng của nền kinh tế. Niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng lên, quy mô tiền gửi trong tổng phương tiện thanh toán tăng đều đặn từ năm 2014-2017 góp phần tích cực vào việc mở rộng quy mô tín dụng trong nền kinh tế. Quy mô tín dụng giai đoạn 2014-2017 cũng có xu hướng tăng lên. Lượng tiền gửi năm 2017 tăng 53,5% so với năm 2014, dư nợ tín dụng năm 2017 tăng 64% so với năm 2014. Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng, % Nguồn: NHNN Nguồn: NHNN Hình 1: Quy mô tiền gửi Hình 2: Quy mô tín dụng trong tổng các phương tiện thanh toán của nền kinh tế Tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành có khoản tiết kiệm tại một TCTC của Việt Nam năm 2017 vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới và mức trung bình của các nước Đông Á-Thái Bình Dương. Dữ liệu từ Global Findex 2017cho thấy có 57% người trưởng thành từ 15 tuổi có khoản tiết kiệm nhưng chỉ có 14% trong số đó là có khoản tiết kiệm chính thức tại một TCTC. Mặc dù tỷ lệ người trưởng thành có khoản vay tại một TCTC ở Việt Nam năm 2017 cao hơn mức trung bình của thế giới và của các nước Đông Á- Thái Bình Dương nhưng vẫn có đến 30% có khoản vay không chính thức từ gia đình và bạn bè. Như vậy, khu vực các TCTC vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản của người dân, họ vẫn phải tìm đến các dịch vụ tài chính phi chính thức để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Bảng 2: Mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản Tiết kiệm tại một Vay từ một TCTC Vay từ gia đình, Quốc gia TCTC (% người (% người bạn bè (% người từ 15 tuổi) từ 15 tuổi) từ 15 tuổi) Trung Quốc 35 9 28 Indonesia 22 17 36 Campuchia 5 27 35 Lào 18 9 31 Myanmar 8 19 22 307
  5. Tiết kiệm tại một Vay từ một TCTC Vay từ gia đình, Quốc gia TCTC (% người (% người bạn bè (% người từ 15 tuổi) từ 15 tuổi) từ 15 tuổi) Mongolia 19 29 27 Malaysia 38 12 15 Philippines 12 10 41 Thái Lan 39 15 29 Việt Nam 14 21 30 East Asia & Pacific 31 11 30 (excluding high income) Thế giới 27 11 26 Nguồn: Global Findex Data(WB) 2.3. Tiếp cận tài chính của DNNVV Hình 3: Sử dụng các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp Đơn vị tính: % Nguồn: WB Enterprise Survey Hình 3 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ có tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng tương đương với các doanh nghiệp vừa nhưng nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, khi xem xét về các khoản vay tại ngân hàng thì chỉ có 29% doanh nghiệp nhỏ có được khoản vay tại ngân hàng trong khi con số này là 56% ở doanh nghiệp vừa và 67% doanh nghiệp lớn. Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương năm 2015 cho thấy có khoảng 23% số DNNVV huy động được vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong khi có gần 50% số doanh nghiệp là dựa vào tín dụng thương mại. Trong số những doanh nghiệp vay được vốn ngân hàng thì chỉ có 1/3 doanh nghiệp được duyệt vay với mức vốn từ 50% nhu cầu trở lên, 1/5 số doanh nghiệp chỉ được duyệt vay ở mức 25% so với nhu cầu. Những con số này cho thấy các DNNVV có nhu cầu vốn lớn nhưng mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng là rất thấp so với nhu cầu về vốn. Một số nguyên nhân được các DNNVV chỉ ra để giải thích cho việc khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng như: thiếu tài sản thế chấp, thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp không đầy đủ, doanh nghiệp thiếu năng lực xây dựng dự án khả thi. 2.4. Hiểu biết về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng Theo OECD (2012) hiểu biết về tài chính là tổng hợp nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng 308
  6. đạt được lợi ích tài chính. Một số cuộc điều tra gần đây cho thấy hiểu biết về tài chính của người dân Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là người dân ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người trưởng thành tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản ở Việt Nam còn thấp. Cuộc điều tra của Standard & Poor’s (2014) cho thấy chỉ có ¼ người trưởng thành ở Việt Nam có năng lực “hiểu biết về tài chính”. Con số này thấp hơn so với phần lớn các nước trong khu vực như Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan (bảng 3). Bảng 3. Khảo sát về hiểu biết tài chính toàn cầu của Standard & Poor’s năm 2014 Quốc gia Người trưởng thành có kiến thức về tài chính (%) Campuchia 18 Trung Quốc 28 Indonesia 32 Malaysia 36 Philippines 25 Thái Lan 27 Việt Nam 24 Nguồn: [1, tr62] Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam hiện vẫn đang bị bỏ trống. Khuôn khổ luật pháp và thể chế để bảo vệ người tiêu dùng tài chính vẫn đang ở giai đoạn ban đầu. Việc bảo vệ người tiêu dùng hiện nay chủ yếu dựa trên Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010). Tuy nhiên, trong Luật không có các quy định tách riêng người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tài chính với các đối tượng người tiêu dùng khác. Cũng chưa có một cơ quan chuyên trách riêng chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính. 3. Một số khuyến nghị Thứ nhất, phát triển phong phú các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các tổ chức tài chính cần thiết kế các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp hơn với nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau nhất là các sản phẩm tiết kiệm, thanh toán, tín dụng. Các sản phẩm này nên hướng đến những đối tượng khách hàng như người nghèo, người thu nhập thấp, dân cư nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế quy mô tiết kiệm chính thức còn nhỏ, đặc biệt là của người dân tại khu vực nông thôn nơi mà mức độ tổn thương của các gia đình thường cao hơn do sản xuất kinh doanh của họ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ. Các sản phẩm tiết kiệm, vay vốn với quy mô nhỏ thời gian đáo hạn nhanh phù hợp với nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, thủ tục giấy tờ luôn là một rào cản lớn đối với người dân khi tiếp cận các dịch vụ tài chính tại nông thôn. Do đó, việc cải thiện thủ tục hành chính sẽ tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn. Thứ hai, nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính sẽ giúp nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính giúp người dân hiểu được vai trò, lợi ích của các sản phẩm tài chính trong việc cải thiện cuộc sống của các cá nhân cũng như hộ gia đình từ đó khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, giáo dục tài chính còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia. Giáo dục tài chính cũng sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát 309
  7. hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các TCTC. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm. Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính, xây dựng khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Các quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính cần xác định rõ cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước sự đối xử không công bằng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Yêu cầu công bố thông tin và thúc đẩy vai trò cho vay có trách nhiệm của các tổ chức tài chính tín dụng. Nâng cao năng lực giám sát của NHNN, Bộ Tài chính đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam” năm 2017, NXB Lao động - Xã hội. 2. Dự thảo lần 3 “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 3. Phạm Thị Hồng Vân, Trần Thị Thu Hường, Vũ Thị Thanh Hà (2018), “Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 193-tháng 6/2018. 4. Báo cáo thường niên Thị trường tài chính 2017, Tiếp cận tài chính, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 310