Thương mại quốc tế trong xu hướng dịch chuyển lợi thế so sánh và những hàm ý cho Việt Nam

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 2650
Bạn đang xem tài liệu "Thương mại quốc tế trong xu hướng dịch chuyển lợi thế so sánh và những hàm ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuong_mai_quoc_te_trong_xu_huong_dich_chuyen_loi_the_so_san.pdf

Nội dung text: Thương mại quốc tế trong xu hướng dịch chuyển lợi thế so sánh và những hàm ý cho Việt Nam

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG XU HƢỚNG DỊCH CHUYỂN LỢI THẾ SO SÁNH VÀ NHỮNG HÀM Ý CHO VIỆT NAM Trends in Changes of Comparative advantage in the World and policy implications for Vietnam ThS. Đặng Thị Thúy Hà Công ty TNHH Trường quốc tế QSI Hải Phòng Email:dangha27879@gmail.com TÓM TẮT Lợi thế so sánh là một khái niệm cốt lõi của kinh tế học khi ngƣời ta bàn đến việc tham gia thƣơng mại quốc tế của các quốc gia. Bài viết này nghiên cứu bối cảnh thƣơng mại quốc tế trong xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh ở một số nƣớc trên thế giới trên cả hai phƣơng diện lý thuyết và các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả cho thấy ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đổi cao trong thời kỳ nghiên cứu, có sự dịch chuyển từ lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động. Mặt khác, sản lƣợng và nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh sẽ trở lên đa dạng hơn (chứ không đơn thuần là chuyên môn hóa hơn) khi thu nhập bình quân đầu ngƣời gia tăng. Từ khóa: lợi thế so sánh tĩnh, lợi thế so sánh động, xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh 840
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ABSTRACT Comparative advantage is a core concept of economics when people discuss about integration into international trade of the countries. This paper studies the trends of comparative advantage in the world on both theoretically and empirically research evidence. The results show that, trends in comparative advantage in numerous nations, especially having high economic growth, shows the movement from static compatative advantage to dynamic comparative advantage. Furthermore, evidence that output and exports become more diversified-not more specialized-as per capita income rises. Key words: Static Compatative Advantage, Dynamic Comparative Advantage, Trends in Comparative Advantage 1. GIỚI THIỆU Lợi thế so sánh là căn nguyên của thƣơng mại quốc tế, là yếu tố chiến lƣợc của các quốc gia trên con đƣờng phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Việt Nam kể từ sau đổi mới kinh tế đã phát huy tốt lợi thế so sánh cho tăng trƣởng kinh tế nhờ vào việc khai thác nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và tài nguyên trong nƣớc. Kinh tế đất nƣớc đạt đƣợc các mức tăng trƣởng ấn tƣợng, đƣa Việt Nam từ một nƣớc nghèo vƣợt lên thành một nƣớc có mức thu nhập trung bình vào năm 2008. Tuy nhiên, cũng kể từ thời điểm này, kinh tế Việt Nam có những bƣớc tăng trƣởng chậm và kém ổn định, lạm phát cao, thâm hụt thƣơng mại và ngân sách Việt Nam đã phải thay đổi chiến lƣợc phát triển kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng, cải cách mạnh mẽ khối doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc và khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các lĩnh vực có thể cải thiện tăng năng suất lao động và tích hợp vốn con ngƣời trong hoạt động sản xuất. Cùng với quá trình phát triển này, xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh của một số 841
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ngành kinh tế Việt Nam ngày càng hiện hữu, hiệu quả của việc khai thác lợi thế so sánh tĩnh (dựa trên tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ) ngày càng giảm, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải tăng cƣờng đầu tƣ vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh động (dựa trên năng suất lao động, khoa học công nghệ và vốn con ngƣời ). Bài viết này nghiên cứu xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh ở một số nƣớc trên thế giới trên cả hai phƣơng diện lý thuyết và thực tế nghiên cứu, từ đó gợi mở các phƣơng án chính sách nhằm gia tăng và phát huy lợi thế so sánh cho Việt Nam. Cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh và các xu hƣớng dịch chuyển Khái niệm về lợi thế so sánh lần đầu tiên đƣợc đề xuất bởi nhà kinh tế học ngƣời Anh David Ricardo trong tác phẩm ―Nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa‖ dựa trên nền tảng cơ bản là khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác. Ông cũng thể hiện cái nhìn mới trong việc tham gia thƣơng mại quốc tế của các quốc gia khi khẳng định rằng ngay cả khi quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ra hàng hóa thì vẫn có thể tham gia vào thƣơng mại quốc tế và có lợi dựa vào lợi thế so sánh. Phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, các nhà kinh tế học tiêu biểu theo trƣờng phái Ricardian tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận mới hơn và mở rộng mô hình nghiên cứu. Chẳng hạn Haberler, Heckscher-Ohlin và Paul Krugman đã vận dụng quy luật chi phí cơ hội để nghiên cứu và giải thích lợi thế so sánh, từ đó khẳng định: Một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ra sản phẩm có năng suất lao động tƣơng đối cao hơn hay chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác. Cho đến năm 1965, Balassa đề xuất phƣơng pháp đo lƣờng lợi thế so sánh, trong đó nổi bật là việc đề xuất sử dụng chỉ số đo lƣờng Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA – Revealed Comparative Advantage) dựa trên số liệu xuất khẩu của quốc gia: 842
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 RCAij = (Xij/Xin)(Xrj/Xrn) Trong đó: RCAij : Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu của nƣớc i đối với nhóm sản phẩm hàng hóa j Xij : Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm hàng hóa j của nƣớc i r: Tất cả các quốc gia, trừ nƣớc i n : Tất cả các nhóm sản phẩm hàng hóa, trừ nhóm sản phẩm hàng hóa j Chỉ số này đƣợc áp dụng để đo lƣờng lợi thế so sánh hiện hữu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu RCAij > 1 thì nƣớc i có lợi thế so sánh đối với nhóm sản phẩm hàng hóa j, và nếu RCAij 0 hàm ý nƣớc i có lợi thế so sánh trong nhóm sản phẩm hàng hóa j, ngƣợc lại, nếu RSCAij < 0 thì nƣớc i bất lợi trong việc sản xuất và xuất khẩu nhóm sản phẩm hàng hóa j. Ngoài ra, các nhà khoa học còn sử dụng chỉ số chi phí tài nguyên trong nƣớc DRC (Domestic Resouces Cost) để đo lƣờng lợi thế so sánh dựa trên việc tính toán chi phí các yếu tố đầu vào trong nƣớc. QdiSd DRC  i (1 FX Premium)(PibQi QfiPfb) 843
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Trong đó: Qdi : khối lƣợng các đầu vào trong nƣớc dùng để sản xuất sản phẩm i; Sd : giá xã hội của các đầu vào nói trên; OER: tỷ giá hối đoái chính thức; Pib : giá quốc tế của sản phẩm i; Qi : khối lƣợng sản phẩm i; Qfi : khối lƣợng các loại đầu vào nhập khẩu sử dụng để sản xuất sản phẩm i; Pfb : giá quốc tế của các đầu vào nhập khẩu FX Premium: độ chênh giữa tỷ giá hối đoái xã hội và tỷ giá hối đoái chính thức (ở các nƣớc đang phát triển, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái gây ra độ chênh khoảng 20%) DRC là chỉ số thƣờng đƣợc dùng để đánh giá lợi thế so sánh của ngành hàng. DRC biểu thị tổng chi phí của các nguồn lực trong nƣớc đƣợc sử dụng tƣơng ứng với 1 đô la thu đƣợc từ sản phẩm đem bán. Do đó, DRC nhỏ hơn 1 có nghĩa là sản phẩm có lợi thế so sánh và ngƣợc lại. DRC càng nhỏ thì lợi thế so sánh càng cao và chỉ số này đƣợc sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu về lợi thế so sánh của các ngành hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở các nƣớc kém hoặc đang phát triển. Xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh ở một số nƣớc trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam Lý thuyết ngoại thƣơng thƣờng lập luận cho rằng các nƣớc tìm thấy lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm tƣơng đối thâm dụng yếu tố sản xuất dồi dào của họ (chẳng hạn, sản xuất hàng hóa thâm dụng lao động nhƣ ở Việt Nam, sản xuất hàng hóa thâm dụng vốn nhƣ ở Nhật Bản). Lý thuyết tăng trƣởng thƣờng lập luận rằng thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên chủ yếu nhờ sự tích lũy các yếu tố sản xuất là lao động, vốn và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Trên 844
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thực tế, lợi thế so sánh không phải là không thay đổi và cùng với sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng dần mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ở các quốc gia, quá trình dịch chuyển lợi thế so sánh cũng diễn ra ngày càng rõ rệt, cho thấy mối quan hệ giữa lợi thế so sánh, tăng trƣởng kinh tế và khả năng gia tăng vị thế quốc gia khi tham gia thƣơng mại quốc tế. Xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam: Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lợi thế so sánh, và thời gian gần đây, các nghiên cứu về lợi thế so sánh đã cho thấy xu hƣớng dịch chuyển ngày càng rõ nét từ lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động, từ việc chuyên môn hóa sang đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu khi thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc gia tăng lên. Có thể xem xét một số nghiên cứu điển hình nhƣ sau: Bith-Hong Ling, PingSun Leung and Yung C. Shang (2001) nghiên cứu lợi thế so sánh về ngành nuôi tôm ở các nƣớc châu Á thông qua phƣơng pháp tiếp cận DRC. Kết quả nghiên cứu khẳng định, trong số các nhà sản xuất tôm châu Á, Thái Lan, Sri Lanka và Indonesia có lợi thế so sánh tƣơng đối mạnh trong tất cả ba thị trƣờng chính là Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu với chỉ số DRC nhỏ hơn 1 và tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nƣớc (RCR) nằm trong khoảng 0,18 - 0,34. Các nƣớc này có đƣợc lợi thế lớn hơn các nƣớc trong khu vực do sử dụng các nguồn tài nguyên trong nƣớc (nguồn lao động dồi dào và nguyên liệu đầu vào) có giá rẻ hơn tƣơng đối so với các nƣớc khác. Nghiên cứu của Amita Batra và Zeba Khan (2005) sử dụng chỉ số RCA để nghiên cứu về lợi thế so sánh của các ngành hàng cho Ấn Độ và Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ấn Độ có lợi thế so sánh ở 41 ngành hàng, trong đó các nhóm hàng về bông vải sợi, sản phẩm và phụ kiện may mặc, cà phê là có lợi thế so sánh cao hơn cả. Ấn Độ và Trung Quốc cùng có lợi thê so sánh ở một số mặt hàng, tuy 845
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhiên các mặt hàng có lợi thế nhất của Trung Quốc là sản phẩm mây tre đan, da giày và sản phẩm dệt may, sản phẩm du lịch Nghiên cứu cũng khẳng định cả hai quốc gia đều có lợi thế so sánh ở các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và tài nguyên trong nƣớc. Ismail và cộng sự (2009) nghiên cứu về tác động của chi phí tài nguyên trong nƣớc đến lợi thế so sánh của ngành thép thô ở Iran thông qua việc tính toán chỉ số DRC cho giai đoạn 2006-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngành thép thô ở Iran không có lợi thế so sánh vào các năm 2006, 2007 (DRC>1) nhƣng lại có lợi thế so sánh ở năm 2008 (DRC 1), tuy nhiên chỉ số DRC của các ngành này lại có sự cải tiến liên tục qua các năm do sự tác động của sản lƣợng tăng, giá yếu tố đầu vào tƣơng đối ổn định và giá xuất khẩu sản phẩm tăng. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trà và James Riedel (2003) sử dụng chỉ số RCA kết hợp với số đo về độ thâm dụng vốn bộc lộ của các sản phẩm ở cấp độ SITC 5 chữ số, đồng thời sử dụng hai phƣơng pháp hồi quy phi thông số (LOWESS) và phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng tối thiểu (OLS) để phân tích về lợi thế so sánh động ở 20 quốc gia trong mối tƣơng quan với sự gia tăng về thu nhập ở các quốc gia đó. Nhật Bản là nƣớc nằm trong mẫu nghiên cứu mà có số liệu hoàn chỉnh nhất và có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời nhiều nhất trong khoảng thời gian phân tích (1965-2010) nên đƣợc các tác giả sử dụng 846
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhƣ một điển hình trong nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, lợi thế so sánh rõ ràng đã phát huy tích cực ở Nhật Bản trong 50 năm qua, nhấn mạnh lợi thế so sánh động. Trong thập niên 1960, lợi thế so sánh hiện hữu của Nhật Bản (thể hiện qua RCA) tập trung ở những hàng hóa sử dụng nhiều lao động theo thứ tự: hải sản, giày dép, công nghiệp chế tạo gỗ, dệt, hàng du lịch, các loại hàng công nghiệp chế tạo khác. (Cũng chính những sản phẩm này ngày nay các nƣớc tƣơng đối nghèo hơn Nhật Bản đang có lợi thế so sánh). Nghiên cứu cũng khẳng định, lợi thế so sánh của Nhật Bản dịch chuyển từ những sản phẩm thâm dụng lao động sang những sản phẩm tƣơng đối thâm dụng vốn ở mức thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 14.000USD đối với toàn bộ các sản phẩm (vào năm 1772) và khoảng 17.000USD đối với hàng công nghiệp chế tạo (vào năm 1978). Thêm vào đó, với các tính toán cụ thể cho 20 nƣớc, nhóm tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ đồng biến mạnh có ý nghĩa thống kê giữa độ thâm dụng vốn của lợi thế so sánh và thu nhập bình quân đầu ngƣời, thậm chí ở các quốc gia đƣợc nghiên cứu, sự chuyển đổi lợi thế so sánh từ sản phẩm thâm dụng lao động sang sản phẩm thâm dụng vốn diễn ra ở mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn đáng kể so với Nhật Bản. Mặt khác, nghiên cứu này cũng cho thấy một phát hiện mới trong sự dịch chuyển lợi thế so sánh ở các quốc gia, đó là sự đa dạng hóa các mặt hàng có lợi thế so sánh khi thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên. Phát hiện này đƣợc khẳng định thêm bởi một số học giả khác nhƣ Klinger và Lederman (2006) và Imbs và Wacziarg (2003) khi cùng quan điểm cho rằng khi thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên làm gia tăng cầu đối với nhiều loại hàng hóa hơn sẽ dẫn đến đa dạng hóa theo ngành. Tri Widodo (2009) sử dụng chỉ số RCA và RSCA trong nghiên cứu về Lợi thế so sánh động ở ASEAN+3 trong thời kỳ 1976-2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thay đổi trong lợi thế so sánh ở các quốc 847
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 gia đƣợc nghiên cứu. Sự thay đổi này vừa thể hiện ở mức lợi thế so sánh, vừa thể hiện cả xu hƣớng dịch chuyển trong các nhóm mặt hàng mà các quốc gia có lợi thế. Sự thay đổi này diễn ra qua 3 giai đoạn, và ở giai đoạn thứ nhất của quá trình dịch chuyển, lợi thế so sánh mà các quốc gia có đƣợc chủ yếu dựa vào các sản phẩm hàng hóa thâm dụng lao động và tài nguyên. Đến giai đoạn tiếp theo, lợi thế so sánh nhờ vào việc khai thác nguồn lực trong nƣớc với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống bị sụt giảm, đồng thời cùng với sự gia tăng về trình độ phát triển, các nƣớc có xu hƣớng nhập khẩu nguyên liệu từ các nƣớc khác có giá rẻ hơn, sau đó xử lý với công nghệ cao và xuất khẩu trở lại chính các nƣớc đã cung cấp nguyên liệu và phần còn lại của thể giới. Ở giai đoạn 3, khi trình độ phát triển và thu nhập bình quân ở mức cao, các quốc gia có xu hƣớng chuyển dần lợi thế so sánh sang các nhóm mặt hàng sử dụng hàm lƣợng vốn và công nghệ lớn hơn, số lƣợng mặt hàng đa dạng hơn. Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu đƣợc về lợi thế so sánh của các ngành hàng xuất khẩu đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng chỉ số chi phí tài nguyên trong nƣớc (DRC) và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA). Các kết quả cho thấy, Việt Nam có lợi thế so sánh mạnh trong một số ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nguyên liệu thô nhƣ: lúa gạo, cá, gỗ mộc, cà phê và các mặt hàng này cũng bộc lộ sự thay đổi mức độ trong các chỉ tiêu đo lƣờng lợi thế so sánh khi tham gia thƣơng mại thế giới. Mai Thế Cƣờng (2005) tính toán chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA cho 99 ngành hàng của Việt Nam (Diễn giải mới về chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của Việt Nam trong Asean) thông qua 7 công thức cụ thể cho từng nhóm đối tƣợng. Kết quả nghiên cứu khẳng định Việt Nam có ƣu thế và có khả năng cạnh tranh với các nƣớc Asean ở hầu hết các mặt hàng dồi dào về lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tƣơng tự, Nguyễn Tiến Trung tính toán chỉ số RCA cho Asean 6 848
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 (Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonexia, Malaysia, Philipin), kết quả cho thấy: Asean 6 có lợi thế trong 16 nhóm hàng truyền thống khi tham gia thƣơng mại thế giới. Thái Lan và Việt Nam cùng có lợi thế ở ngành hàng lúa gạo, Việt Nam có lợi thế so sánh ở các hàng hóa sơ cấp nhƣ cà phê, cao su, cá, giày dép, may mặc Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2011) tính toán chỉ số DRC cho ngành hàng tôm sú nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, khẳng định ngành này luôn có lợi thế so sánh mạnh. Nghiên cứu cũng xây dựng kịch bản tăng chi phí nhập khẩu và chi phí đầu vào trong nƣớc tới 15% , khi đó DRC vẫn nhỏ hơn 1, tức là vẫn tồn tại lợi thế so sánh. Lê Quốc Phƣơng (2008) nghiên cứu về sự sịch chuyển cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam dựa trên việc sử dụng chỉ số RCA với bộ số liệu thống kê thƣơng mại quốc tế phân theo hàng hóa theo Tiêu chuẩn phân loại thƣơng mại quốc tế SITC phiên bản 3 (sử dụng mức phân loại 1 chữ số và 3 chữ số) của Liên hợp quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu lợi thế so sánh ở Việt Nam từ các sản phẩm dựa trên tài nguyên sang các sản phẩm chế tác, sau đó từ các sản phẩm chế tác đơn giản đến các sản phảm chế tác bậc cao hơn. Cụ thể, ở thời kỳ đầu đổi mới, lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu dựa vào các sản nông sản, khoáng sản và nguyên liệu thô (RCA tại năm 1991 của các nhóm hàng Thực phẩm động vật tƣơi sống, Nguyên liệu thô, Nhiên liệu – chủ yếu là dầu thô lần lƣợt là 4,3 ; 4,7 và 3,4) trong khi đó ở các nhóm hàng công nghiệp nhƣ giải khát, thuốc lá, dầu mỡ động/thực vật, hóa chất, hàng chế tác, máy móc thiết bị, đều có RCA <0, tức là không có lợi thế so sánh. Cho đến năm 1996, sự dịch chuyển trong cơ cấu lợi thế so sánh của nƣớc ta đã thay đổi rõ rệt, hàng chế tác hỗn hợp đã trở thành nhóm hàng có lợi thế so sánh với chỉ số RCA đo đƣợc là 3,0 – mức lợi thế so sánh tƣơng đối cao. Nhóm hàng này chủ yếu là sản phẩm của công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao 849
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 động nhƣ ngành dệt may, giày dép Từ năm 1997 đến nay, cùng với sự giảm xuống về tỷ trọng của các nhóm hàng có lợi thế so sánh là sản phẩm nông sản, nguyên liệu thô là sự sự dịch chuyển tăng về tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng chế tác đơn giản (dệt may, giày dép, ) sang nhóm hàng chế tác bậc cao hơn (thiết bị phân phối điện, xe máy, xe đạp ), tuy nghiên quá trình dịch chuyển diễn ra tƣơng đối chậm. Mặt khác, nghiên cứu này cũng nhận định, ngoài sự dịch chuyển trong cơ cấu lợi thế so sánh, phạm vi lợi thế so sánh của Việt Nam cũng ngày càng đƣợc mở rộng. Các nhóm hàng có chứa sản phẩm lợi thế so sánh tăng từ 5 nhóm lên 9 nhóm trong thời kỳ 1991-2005 và số sản phẩm có lợi thế so sánh cũng tăng từ 33 lên 47 trong cùng thời kỳ nghiên cứu. Bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng tăng khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế. Cùng với quá trình này, Việt Nam đón nhận nhiều cơ hội và cũng rất nhiều thách thức, đòi hỏi phải nhận thức rõ lợi thế so sánh của đất nƣớc và xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh để có những điều chỉnh trong chiến lƣợc phát triển cho phù hợp. Cả lý thuyết và thực tế nghiên cứu đều cho thấy, lợi thế so sánh sẽ thay đổi theo thời gian cùng với sự gia tăng về thu nhập bình quân đầu ngƣời ở các quốc gia. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng trở lên đa dạng hơn và xu hƣớng dịch chuyển từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh bậc cao hơn, hàng hóa chứa đựng hàm lƣợng vốn và công nghệ lớn hơn. Nói cách khác, cùng với sự thay đổi về trình độ phát triển và sự cải thiện trong mức thu nhập ở các quốc gia, quá trình dịch chuyển lợi thế so sánh cũng diễn ra. Nắm bắt quy luật này là cơ sở quan trọng để các quốc gia hoạch định chƣơng trình phát triển cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và mức độ cải thiện trong thu nhập bình quân đầu ngƣời của đất nƣớc. 850
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Một điển hình đƣợc nhắc đến trong các nghiên cứu là trƣờng hợp của Nhật Bản và 19 quốc gia khác trong công trình của Phạm Thị Thu Trà và James Riedel (2003) và trong nghiên cứu của Tri Widodo (2009) (đã đƣợc trích dẫn ở trên), là một tham chiếu tốt cho Việt Nam trong việc nghiên cứu về sự dịch chuyển lợi thế so sánh và đề xuất các chính sách phù hợp. Mặc dù ngƣỡng thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Nhật Bản đƣợc chỉ rõ tƣơng ứng với từng bƣớc dịch chuyển trong lợi thế so sánh từ những sản phẩm thâm dụng lao động sang những sản phẩm thâm dụng vốn, thì ở các quốc gia khác ngoài Nhật Bản, quá trình dịch chuyển này diễn ra sớm hơn và ở các mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tƣơng đối thấp hơn, đồng thời các nhóm hàng có lợi thế so sánh cũng trở lên đa dạng hơn khi thu nhập bình quân đầu ngƣời gia tăng. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia đi sau, có trình độ phát triển tƣơng đối chậm hơn và đang trên quá trình bắt kịp với các nền kinh tế đi trƣớc cả về trình độ phát triển và khả năng cải thiện mức thu nhập. Do vậy, đây là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xác định nhóm mặt hàng có thể thúc đẩy gia tăng lợi thế so sánh trong từng chặng đƣờng phát triển của đất nƣớc, từ đó gia tăng thị phần và vị thế của quốc gia khi tham gia thƣơng mại quốc tế. Nghiên cứu về lợi thế so sánh của Việt Nam cho thấy, nguồn lao động dồi dào và tài nguyên thiên nhiên là hai yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế so sánh, và đây chỉ là lợi thế so sánh tĩnh, nếu không có khả năng tái sinh thì sẽ mất dần đi. Mặt khác, nguồn lao động dồi dào nhƣng yếu kém về kỹ năng và trình độ chuyên môn dẫn đến sự mất dần lợi thế khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, các sản phẩm có lợi thế so sánh dựa trên các yếu tố sản xuất thuận lợi sẵn có nhƣ vậy cũng không mang lại nhiều gia trị gia tăng khi tham gia thƣơng mại toàn cầu. Từ xu hƣớng dịch chuyển lợi thế so sánh, kết hợp bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trƣớc, với thực tế nguồn lực và trình độ phát 851
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 triển của Việt Nam, cần phải có những định hƣớng cụ thể nhằm tiếp tục phát huy lợi thế so sánh sẵn có, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi dần sang lợi thế so sánh động. Cụ thể là: Kiểm soát và hạn chế nhóm hàng xuất khẩu là sản phẩm ở dạng nguyên liệu thô, dịch chuyển dần sang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tích hợp hàm lƣợng khoa học công nghệ, hàm lƣợng vốn cao hơn (sản phẩm tinh chế, sản phẩm đã xử lý bằng công nghệ cao, ngành có giá trị gia tăng lớn nhƣ điện, điện tử ) thông qua việc thúc đẩy các chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tƣ vào các ngành công nghiệp chế biến và tinh chế. Định hƣớng chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ việc giảm dần hoạt động gia công hàng xuất khẩu nhƣ hiện nay. Việt Nam trong nhiều năm qua đã tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và xuất khẩu nhiều sản phẩm gia công, số liệu thể hiện kim ngạch xuất khẩu từ hàng gia công cao nhƣng lại có giá trị gia tăng thấp. Đã đến lúc cần thay đổi chính sách để cải thiện tình trạng này. Định hƣớng tăng cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt đối với những sản phẩm hàng hóa có khả năng gia tăng lợi thế so sánh khi thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc gia tăng lên . Cần có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với việc tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng, lợi thế so sánh của Việt Nam có thể sụt giảm ở các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên trong khi đó lại chƣa kịp dịch chuyển hoặc không có điều kiện để dịch chuyển sang sản xuất các sản phẩm hàng hóa thâm dụng vốn lớn hơn và tích hợp hàm lƣợng khoa học công nghệ cao hơn. Điều này dẫn đến việc vừa khó duy trì lợi thế so sánh hiện có, lại vừa mất đi cơ hội gia tăng lợi thế so sánh ở những nấc thang phát triển tiếp theo trong tƣơng lai. 852
  14. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2. KẾT LUẬN Trong khoảng 20 năm qua, hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều động lực dẫn dắt tăng trƣởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã kết hợp vốn của mình với lao động của Việt Nam và các yếu tố đầu vào để sản xuất phục vụ thị trƣờng nội địa và thế giới, sản lƣợng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu gia tăng cả về số lƣợng và chủng loại. Tuy nhiên, dù xuất khẩu tăng và có xu hƣớng dịch chuyển sang sản phẩm chế tác tăng lên nhƣng giá trị gia tăng và năng suất trong khu vực xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, sản phẩm xuất khẩu vẫn dựa chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên, đồng thời liên kết trực tiếp giữa các ngành xuất khẩu rất rời rạc. Việc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm tới Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào sức hấp dẫn từ giá nhân công rẻ. Tất cả những điều này thực sự trở thành một thách thức lớn cho Việt Nam khi tham gia môi trƣờng thƣơng mại toàn cầu đang ngày càng thay đổi và gia tăng sức cạnh tranh Mặt khác, các ngành sản xuất đƣợc nhắc đến trong các nghiên cứu về lợi thế so sánh tại Việt Nam mới chỉ có thể hiện có lợi thế so sánh tĩnh. Lợi thế so sánh có thể thay đổi do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kỹ thuật. Thực tế nghiên cứu cho thấy các nƣớc thuộc thế giới thứ ba trong khi sử dụng lợi thế so sánh đã không ngừng học tập, sáng tạo lợi thế so sánh mới và không ngừng khắc phục thế yếu kém của mình, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh khi tham gia thƣơng mại toàn cầu. Do vậy, một mặt cần phát huy lợi thế so sánh hiện có, mặt khác cần phải xây dựng chiến lƣợc để phát triển các lợi thế so sánh mới – lợi thế so sánh động. Cả lý thuyết và thực tế nghiên cứu đều cho thấy có sự dịch chuyển lợi thế so sánh ở các quốc gia trên thế giới từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao – lợi thế so sánh động. Đồng thời, cùng với sự dịch chuyển này, xu hƣớng thay đổi lợi thế so sánh ở các quốc 853
  15. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 gia còn thể hiện trong việc đa dạng hóa mặt hàng có lợi thế so sánh hơn khi thu nhập bình quân đầu ngƣời ở các quốc gia tăng lên. Nắm bắt đƣợc các nội dung này, kết hợp với trình độ phát triển kinh tế và nguồn lực nội tại của đất nƣớc, Việt Nam cần phải có những định hƣớng chính sách phù hợp mới có thể vừa duy trì đƣợc lợi thế so sánh hiện có, đồng thời phát triển lợi thế so sánh động, đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập và gia tăng vị thế cạnh tranh quốc gia khi tham gia thƣơng mại thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Amita Batra và Zeba Khan (2005), ―Revealed comparative advantage: An analysis for India and China‖, Working paper No.168, Boubaker DHEHIBI et Aymen FRIJA (2009), Impact of Domestic Resource Costs on the Competitiveness of Tunisian Fresh Fruit and Vegetable Products Exports, Paper to be presented at the at the International Conference ―Energy, Climate Change and Sustainable Development‖. Bith-Hong Ling, PingSun Leung and Yung C. Shang (2001), ―Comparing Asian shrimp farming: The domestic resouce cost (DRC) approach‖, Economic and Management of Shrimp and Carp farming in Asia. A collection of research papers based on the ADB/NACA Farm Performance Survey, Network of Aquaculture Centers in Asia (NACA), Bangkok, Thailand. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2011), ―Xác định lợi thế so sánh ngành hàng tôm sú nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long‖, Tạp chí Khoa học, số 3/2011, pp 65-73. Ismail, Abdul Ghafar and Gharleghi (2009): ―The Impact of Domestic Resource Cost on the Comparative Advantages of Iran Crude Steel Sector‖, MPRA Paper No. 26381, posted 4. November 2010, 854
  16. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Lê Quốc Phƣơng (2008), ―Sự dịch chuyển cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: Phân tích, nhận định và khuyến nghị‖, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 23/2008, pp12-21. Mai Thế Cƣờng (2005), ―Diễn giải mới về chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của Việt Nam trong Asean‖, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6/2005, pp 49-56 Paul R.Krugman – Maurice Obstfeld (1996), Kinh tế học quốc tế: lý thuyết và chính sách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thi Thu Tra Pham, James Riedel (2003), An Empirical Analysis of Comparative Advantage Dynamics, Vienna Institute of Demography, accessed on November 3, 2013, . Tri Widodo (2009), ―Comparative Advantage in the ASIAN+3‖, Journal of Economic Intergration, 24 (3), pp 505-529. 855