Tiền kỹ thuật số ngân hàng Trung Ương và những thách thức trong chính sách tiền tệ

pdf 9 trang Gia Huy 24/05/2022 1030
Bạn đang xem tài liệu "Tiền kỹ thuật số ngân hàng Trung Ương và những thách thức trong chính sách tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftien_ky_thuat_so_ngan_hang_trung_uong_va_nhung_thach_thuc_tr.pdf

Nội dung text: Tiền kỹ thuật số ngân hàng Trung Ương và những thách thức trong chính sách tiền tệ

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM . 7 1Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm* Trần Thị Thùy Linh* Tóm tắt Càng ngày, các ngân hàng trung ương càng phải chịu áp lực để đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử và cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán của mình. Vì vậy, các Ngân hàng Trung ương đã bắt tay vào các dự án thăm dò để nghiên cứu tiềm năng phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương. Hình thức này được kì vọng có thể mang lại nhiều lợi thế cho hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ so với tiền giấy pháp định. Thông qua đó, bài phân tích này sẽ làm rõ các tính năng chính của tiền điện tử ngân hàng trung ương, và xem xét liệu rằng tiền điện tử ngân hàng trung ương có thể đảm bảo các chức năng của tiền trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Từ khóa: Tiền kỹ thuật số, tiền giấy pháp định 1. Bối cảnh ra đời tiền kỹ thuật số NHTW: Gần hai thiên niên kỷ sau khi các thiết bị điện tử và mạng tốc độ cao đã trở nên phổ biến, các NHTW trên toàn cầu đang tích cực khám phá khả năng thiết lập tiền kỹ thuật số có chủ quyền. Cũng giống như tiền giấy và tiền xu, tiền kỹ thuật số của NHTW sẽ được cố định về mặt danh nghĩa, có thể truy cập toàn cầu, có giá trị thanh toán hợp pháp cho tất cả giao dịch. Do đó, tiền kỹ thuật số của NHTW về cơ bản khác so với các dạng tiền ảo khác (bitcoin, ethereum và ripple). Các loại tiền ảo này được tạo ra bởi các tổ chức tư nhân (thường được gọi là tiền điện tử tư nhân) và có giá thị trường biến động rất mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê của Ward và Rochemont (2019) từ các báo cáo nhận định về tiền điện tử tư nhân của nhiều quốc gia trên thế giới, tiền điện tử tư nhân này đã tạo ra tâm lý tiêu * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: nhtbtram@ueh.edu.vn 108
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM cực nói chung đối với các NHTW và các đối tượng tham gia trên thị trường nói riêng. Nhiều quốc gia cho rằng các loại tiền điện tử tư nhân này không đáp ứng các chức năng của tiền. Chúng là phương tiện đầu cơ, biến động cao, làm biến dạng thị trường, thổi bay các khoản đầu tư từ nền kinh tế thực và biến đổi thành bong bóng. Chúng có thể tạo cơ hội cho các tội phạm công nghệ cao, khiến người tiêu dùng và nhà đầu tư có nguy cơ mất mát cao, bởi vẫn phải thông qua các trung gian là “những người đào bitcoin” để duy trì sổ cái của mình. Thậm chí, NHTW châu Âu (ECB) còn xem chúng là “mầm mống xấu xa của cuộc khủng hoảng tài chính”. Bảng sau đây tóm tắt các phản hồi của các NHTW về tiền điện tử kể từ tháng 1-2019. Bảng 1: Phản hồi của các NHTW trên thế giới về tiền điện tử tư nhân Thái độ và quan điểm chính sách Quốc gia tham khảo Azerbaijan, Australia, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Canada, Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Phần Lan, Nhìn chung quan điểm tiêu cực Pháp, Hồng Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ. Sẽ đưa ra các chính sách cấm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Maroc, Hàn Quốc, Thái Lan. ▪ Không có rủi ro thực sự đối với sự ổn định tài chính: Australia, Ấn Độ, Hoa Kỳ. ▪ Sẵn sàng nếu cần hành động: Brazil, Malaysia, Nga, Sẽ đưa ra chính sách giám sát Singapore, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh. ▪ Cảnh báo nhà đầu tư đã ban hành: Canada, Trung Quốc, Pháp (Bitcoin), ECB, Đức, Hồng Kông, Vương quốc Anh. ▪ Tích hợp vào khuôn khổ quy định tài chính hiện hành: Canada, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Mauritius, Singapore, Hoa Kỳ. Sẽ đưa ra các quy định điều chỉnh ▪ Khung quy định mới: Pháp (ICO), Gibraltar, Nhật Bản, Mauritius, Thái Lan. ▪ Tư vấn về các quy định: Israel, Nga, Nam Phi Brazil, Nhật Bản, Malta, Thụy Điển, Venezuela, Bermuda, Đức, Sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ Israel, Thụy Sĩ, Ukraine. Nguồn: Tổng hợp từ Ward và Rochemont (2019) Sự chuyển đổi từ tiền pháp định sang tiền điện tử tư nhân đã thách thức các chức năng của tiền, vai trò của các NHTW, mô hình trung gian tài chính và các vấn đề truyền dẫn chính sách tiền tệ. Các NHTW đã phải chịu áp lực để đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử và cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán của mình. Vì vậy, các NHTW đã bắt tay vào các dự án thăm dò để nghiên cứu tiềm năng phát hành Tiền kỹ 109
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thuật số NHTW. Một loạt mô hình đang xem xét các vấn đề như: ảnh hưởng của CBDC đối với lãi suất, sự ổn định tài chính và vấn đề an ninh đòi hỏi phải được đánh giá cẩn thận. Những thay đổi này đối với các trung gian tài chính cũng sẽ có những tác động đến khả năng cấp vốn và thanh khoản của ngân hàng. Rõ ràng, đổi mới công nghệ đã tạo điều kiện cho tiền điện tử phát triển. Thí dụ Blockchain cho phép giao dịch không cần đến các trung tâm tài chính hay cơ quan có thẩm quyền. Chính điều này đã đưa ra những lợi thế được ca ngợi là chìa khóa cho sự tăng trưởng trong tương lai của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các mối quan tâm về hiệu suất, khả năng tương tác, khả năng mở rộng và bảo mật đã làm cho các NHTW không tin rằng công nghệ này đã đủ trưởng thành để thay thế các hệ thống tiền tệ hiện tại. Thông qua đó, bài phân tích này sẽ làm rõ các tính năng chính của tiền điện tử NHTW, xem xét liệu rằng tiền điện tử NHTW có thể đảm bảo các chức năng của tiền trong các hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ của NHTW. 2. Khái niệm và những lợi ích mang lại của tiền điện tử NHTW, và các thách thức lên chính sách tiền tệ: 2.1. Khái niệm về tiền điện tử NHTW: Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế “tiền điện tử” NHTW (CBDC) không phải là thuật ngữ được xác định rõ ràng. Nó được dùng để chỉ một số khái niệm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hình dung nó là dạng tiền mới của NHTW. Đó là, một khoản nợ NHTW, được tính bằng một đơn vị tài khoản hiện có, đóng vai trò là phương tiện trao đổi và kho chứa giá trị. Để rõ ràng, tiền điện tử NHTW nên được xem xét trong bối cảnh của các loại tiền khác. Dưới đây là phân loại của tiền ở dạng biểu đồ Venn được gọi là bông hoa tiền (Bech và Garratt (2017)). Phiên bản ở đây tập trung vào sự kết hợp của 4 thuộc tính chính: nhà phát hành (NHTW hoặc các đối tượng khác); hình thức (kỹ thuật số hoặc vật lý); khả năng tiếp cận (rộng rãi hoặc hạn chế); và công nghệ (dựa trên mã thông báo - hoặc dựa trên tài khoản). Tiền thường dựa trên một trong 2 công nghệ cơ bản: mã thông báo có giá trị được lưu trữ (Token) hoặc tài khoản. Tiền mặt và nhiều loại tiền kỹ thuật số là dựa trên mã thông báo, trong khi số dư trong tài khoản dự trữ và hầu hết hình thức tiền của ngân hàng thương mại là dựa trên tài khoản. Như vậy, theo các mô tả trên CBDC là loại tiền điện tử do NHTW phát hành có khả năng truy cập rộng hơn tiền dự trữ bắt buộc NHTW, có chức năng nhiều hơn cho các giao dịch bán lẻ, có cấu trúc hoạt động riêng biệt với các hình thức tiền tệ khác của NHTW, và có thể được trả lãi suất, theo tỷ lệ khác với tỷ lệ dự trữ. 110
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 1: Bông hoa tiền tệ Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế 2.2. Lợi ích của việc ban hành CBDC, và các thách thức lên chính sách tiền tệ: CBDC đảm bảo cho công chúng có thể sử dụng nó như một hình thức thanh toán hợp pháp bên cạnh sử dụng tiền mặt. Việc sử dụng tiền mặt ngày càng giảm do việc thanh toán dễ dàng bằng thẻ, ứng dụng không cần tiếp xúc. Mặc dù rất ít khả năng NHTW sẽ loại bỏ tiền mặt ra khỏi hệ thống thanh toán, nhưng điều này có thể xảy ra do những hiệu ứng tiêu cực của tiền mặt. Bản chất của tiền mặt là khó theo dõi nên nó thường được sử dụng để trốn thuế, rửa tiền và các giao dịch bất hợp pháp. Tiền mặt cũng tạo ra rủi ro an ninh trong việc vận chuyển tiền và thanh toán. Vì vậy, các chính phủ trong tương lai muốn loại bỏ tiền mặt để giảm tội phạm và cải thiện việc thu thuế của mình. Do đó, CBDC được tạo bởi các NHTW nhằm đảm bảo chúng vẫn đóng vai trò và chức năng của tiền. Dựa trên nền tảng công nghệ, CBDC có thể cải thiện hiệu quả và an toàn của cả hệ thống thanh toán bán lẻ và các hệ thống thanh toán bán buôn có giá trị lớn. Về mặt bán lẻ, loại tiền kỹ thuật số này có thể cải thiện hiệu quả của việc thanh toán. Thí dụ, tại điểm bán hàng (POS), trực tuyến và ngang hàng (P2P). CBDC cũng có thể có lợi ích cho các thanh toán bán buôn và liên ngân hàng; ví dụ, nó có thể tạo điều kiện giải quyết nhanh hơn và mở rộng thời gian xử lý. Các giao dịch trên CBDC thường được thực hiện dựa trên các mã thông báo (Token) do NHTW phát hành. Giống như bitcoin, cách tiếp cận này sẽ sử dụng dạng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) để xác minh quyền sở hữu mỗi mã thông báo và xác thực các giao dịch thanh toán mà không yêu cầu sự tham gia trực tiếp của NHTW hoặc bất kỳ cơ quan 111
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thanh toán bù trừ nào khác. Tuy nhiên, ngược lại với bitcoin và các loại tiền ảo khác, NHTW sẽ xác định nguồn cung của mã thông báo CBDC. Chúng sẽ được cố định về mặt giá trị danh nghĩa và được coi là loại tiền hợp pháp. Hơn nữa, NHTW có thể thiết lập các thủ tục minh bạch các giao dịch, cập nhật và tích hợp những giao dịch khác vào các sổ cái phân tán (DLT) này. Đây lại là thách thức đã được chứng minh là khó trong trường hợp tiền ảo. Tuy nhiên, toàn bộ chuỗi quyền sở hữu của mọi mã thông báo phải được lưu trữ trong sổ cái được mã hóa (blockchain), và bản sao của sổ cái đó phải được lưu trữ trên mỗi nút của mạng thanh toán. Các giao dịch thanh toán mới được tập hợp thành các khối phải được xác minh trước khi được thêm vĩnh viễn vào sổ cái. Quá trình xác minh này - được gọi là khai thác - bao gồm các thủ tục tính toán rất phức tạp và tốn nhiều năng lượng. Thí dụ, trong trường hợp bitcoin, doanh thu của các thợ đào bằng khoảng 0,8% tổng giá trị của giao dịch thanh toán. Vì vậy, chi phí xác minh cho hệ thống dựa trên mã thông báo sẽ rất đắt. Rõ ràng, công nghệ Blockchain mang lại một số lợi ích, như giảm chi phí giao dịch vì không qua trung gian, cải thiện hiệu quả của thanh toán xuyên biên giới. Do đó, các công ty nhỏ cũng có thể tiếp cận thị trường toàn cầu, cải thiện tốc độ, hiệu quả và tính minh bạch trên thị trường nợ, cải thiện tính minh bạch và bảo mật của tất cả giao dịch, cải thiện việc giám sát và điều tiết thị trường. Tuy nhiên, hiệu suất về mặt vật lý ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch của blockchain rất nhiều. Hình 3 cho thấy tốc độ thực hiện giao dịch được thống kê theo giây của mỗi hình thức thanh toán, chỉ có 7 giao dịch/giây đối với bitcoin, trong khi con số này là 24.000 giao dịch đối với hệ thống thanh toán VISA. Điều này đã cho thấy tính chậm chạp của hệ thống thanh toán bằng Token. Hình 2: Tốc độ giao dịch tiền điện tử so với Visa và Paypal Nguồn: 112
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Cạnh tranh từ tiền điện tử tư nhân Các lợi ích về khả năng tiếp cận rộng rãi của tiền điện tử NHTW có thể bị hạn chế nếu tiền pháp định do NHTW phát hành bị lu mờ bởi tiền điện tử do tư nhân phát hành. Mục đích thương mại của các nhà cung cấp tiền điện tử tư nhân nhằm tối đa hóa lợi nhuận của chính họ. Điều này không phù hợp để chúng đóng vai trò như tiền pháp định. Các vấn đề về phúc lợi xã hội được thực hiện bằng cách sử dụng tiền pháp định, và nếu tiền điện tử do tư nhân phát hành có độc quyền, ở đó có thể làm chi phí phúc lợi xã hội tăng lên. Vấn đề nhận trợ cấp sẽ gặp bất lợi cho công chúng. Thách thức đối với chính sách tiền tệ Nếu việc sử dụng tiền pháp định giảm đáng kể, chính sách tối ưu của NHTW sẽ phụ thuộc vào chính sách của nhà phát hành tiền điện tử tư nhân. Điều này có thể làm suy yếu nghiêm trọng việc truyền dẫn chính sách tiền tệ và cũng như hạn chế khả năng hoạt động của NHTW với tư cách là người cho vay cuối cùng.Việc phát hành tiền tệ kỹ thuật số của NHTW có thể ngăn cản sự cạnh tranh như vậy, nếu như nó được thiết kế để trở thành loại tiền thay thế tiền điện tử do tư nhân phát hành Từ góc độ kỹ thuật, NHTW có thể dễ dàng trả lãi cho loại tiền điện tử này. Trên thực tế, tất cả khoản tiền được giữ tại NHTW sẽ chịu cùng mức lãi suất danh nghĩa, bất kể các quỹ đó thuộc về cá nhân, công ty hay tổ chức tài chính. Cách tiếp cận này sẽ gói gọn trong phân tích của Friedman (1960), người đã lập luận rằng trong hệ thống tiền tệ hiệu quả, tiền do chính phủ phát hành sẽ mang lại lợi nhuận tương tự các tài sản phi rủi ro khác. Lý do này làm nền tảng để các NHTW trên thế giới trả lãi cho các khoản dự trữ của họ, được giữ bằng phương thức điện tử ở NHTW. Việc trả lãi cho CBDC có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Lúc này các ngân hàng thương mại phải đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn để giữ chân được khách hàng, vì khách hàng có thể có tùy chọn chuyển tiền vào tài khoản CBDC để hưởng lãi suất cao hơn.Trong một nền kinh tế đang phát triển với mức giá ổn định, lãi suất trả cho CBDC thường là dương. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế gặp phải xáo trộn bất lợi nghiêm trọng, gây áp lực giảm đối với mặt bằng chung, NHTW có thể giảm lãi suất của CBDC này để thúc đẩy kinh tế phục hồi và ổn định giá cả khi cần thiết. Cách làm này mang lại những điểm thuận lợi hơn so với việc lưu hành tiền giấy. Bởi hiện tại tiền giấy đặt ra hạn chế đáng kể đối với khả năng cắt giảm lãi suất chính sách để đối phó với những cú sốc bất lợi nghiêm trọng. Điều này đã được bộc lộ rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008–2009. Rõ ràng, trong giai đoạn khủng hoảng này, khi lãi suất nền kinh tế chạm đến ngưỡng 0 vẫn không thể kích thích tiêu dùng trở lại, từ đó chính phủ buộc phải kết hợp các chính sách phi truyền thống khác như nới lỏng định lượng để cứu vãn nền kinh tế. Do đó, giới 113
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hạn lãi suất bằng 0 (ELB) này đã ngăn lãi suất thực giảm xuống và đã làm sự dịch chuyển tổng cầu đến sản lượng lượng tiềm năng một cách chậm chạp, kém hiệu quả do sự thiếu hụt trong nguồn cung vốn vay. Điều này xảy ra vì khi lãi suất giảm gần bằng 0 người gửi tiền có thể rút tài sản chịu lãi và thay vào đó chọn giữ tiền mặt từ đó tránh được tình trạng lãi suất âm. Vì vậy, việc thay thế các tờ giấy bạc bằng CBDC sẽ xóa được giới hạn dưới (ELB) trên lãi suất chính sách, cho phép các NHTW thực hiện chính sách lãi suất thực âm trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Việc giảm giới hạn dưới của lãi suất (ELB) có thể mở rộng biên độ cho lãi suất chính sách, và điều này chỉ có thể đạt được khi hạn chế được vấn đề lưu trữ tiền mặt như một phương pháp tránh lãi suất âm. Với tiền kỹ thuật số NHTW, chính sách tiền tệ sẽ không còn bị ràng buộc bởi giới hạn dưới có hiệu lực đối với lãi suất danh nghĩa. Do đó, lãi suất trên CBDC có thể đóng vai trò là công cụ chính của chính sách tiền tệ, không cần triển khai các công cụ tiền tệ thay thế như nới lỏng định lượng, hoặc dựa vào các biện pháp can thiệp tài khóa nhằm khôi phục sự ổn định giá cả. 3. Thiết lập mô hình CBDC trong quá trình chuyển đổi theo xu thế toàn cầu Nếu như thiết lập mô hình CBDC theo mã thông báo (Token) sẽ làm giảm hiệu suất giao dịch về mặt vật lý, một thiết kế thay thế (tương tự như thẻ ghi nợ) cho mô hình CBDC có thể khắc phục vấn đề trên. Lúc này các cá nhân và công ty sẽ nắm giữ tiền điện tử trong tài khoản CBDC tại NHTW hoặc trong các tài khoản được chỉ định, đặc biệt tại các tổ chức lưu ký được giám sát. Theo cách tiếp cận này, NHTW sẽ xử lý mỗi giao dịch thanh toán chỉ cần ghi nợ vào tài khoản CBDC của người thanh toán và ghi có tài khoản CBDC của người nhận thanh toán. Một lợi thế quan trọng của hệ thống dựa trên tài khoản, là thanh toán CBDC có thể thực hiện tức thời và không tốn kém. Tất nhiên, trong quá trình tạo ban đầu của mỗi tài khoản CBDC, danh tính của chủ tài khoản sẽ cần được xác minh bằng các thủ tục, như mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, từ thời điểm đó trở đi, các giao dịch thanh toán có thể được tiến hành nhanh chóng và an toàn (thí dụ sử dụng xác minh 2 bước với điện thoại di động và mã pin kỹ thuật số), ngân hàng sẽ có thể giám sát bất kỳ hoạt động bất thường nào và triển khai các biện pháp chống gian lận, bổ sung các biện pháp bảo vệ khi cần thiết. Hiệu quả thu được từ việc thiết lập một CBDC dựa trên tài khoản sẽ rất đáng kể. Bởi người tiêu dùng thường phải trả các khoản phí đáng kể để chuyển tiền, các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải chịu chi phí đáng kể để xác minh, cũng như phí chuyển đổi để nhận thanh toán qua thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. 114
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Như đã nói ở trên, một CBDC dựa trên tài khoản có thể được thực hiện thông qua các tài khoản được giữ trực tiếp tại NHTW. Trong môi trường lưu trữ dữ liệu khổng lồ hiện nay và dung lượng mạng tốc độ cao, cung cấp CBDC qua tài khoản tại NHTW rất khả thi, như từ kinh nghiệm gần đây của Ecuador. Ecuador là một trong những quốc gia tiên phong trong việc áp dụng CBDC. Quốc gia này đã công bố tiền điện tử của riêng mình (DE) vào năm 2014. Đến tháng 2-2015 nó hoạt động như một phương tiện thanh toán chức năng, cho phép người dùng đủ điều kiện chuyển tiền qua ứng dụng di động. Ngoài ra, theo cách tiếp cận của Dyson và Hodgson (2017), CBDC có thể cung cấp cho công chúng thông qua các tài khoản được chỉ định đặc biệt tại các ngân hàng thương mại được giám sát. Những ngân hàng này sẽ giữ số tiền tương ứng trong các tài khoản dự trữ riêng biệt tại NHTW. Cách tiếp cận này có thể đặc biệt có lợi cho các ngân hàng thương mại. Tính khả thi và lợi ích tiềm năng của các quan hệ đối tác công tư như vậy từ kinh nghiệm gần đây của Kenya. Hơn nữa, Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ gần đây đã có cách tiếp cận gần tương tự trong việc thiết lập các tài khoản riêng biệt để duy trì tiền của khách hàng tại các tiện ích thị trường tài chính quan trọng có hệ thống (FMU). Cuối cùng, CBDC không cần nhằm độc quyền hệ thống thanh toán, thay vào đó có thể bổ sung cho các dịch vụ thanh toán do các tổ chức tư nhân cung cấp. Cá nhân và các doanh nghiệp sẽ vẫn tự do giữ tiền tại các tổ chức tư nhân và thanh toán sử dụng mạng riêng và tiền ảo. Trên thực tế, một số tổ chức tài chính cũng đã tích cực tham gia việc phát triển các mạng thanh toán mới sử dụng sổ cái phân tán (DLT) và các phương pháp tiếp cận hiện đại. Tuy nhiên, trong trường hợp không có sự cạnh tranh từ CBDC, các mạng riêng như vậy có thể có lợi nhuận ngày càng tăng theo quy mô và trở thành chế độ bán độc quyền. Do đó, nó có thể làm cho các quy định của chính phủ trở nên phức tạp và không rõ ràng trong việc giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn tình trạng lũng đoạn giá với người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ. Chắc chắn rằng, các quan hệ đối tác CBDC công - tư có vẻ hấp dẫn ngay cả với nhiều ngân hàng đa quốc gia. Rõ ràng là, các NHTW không thể bãi bỏ đột ngột việc sử dụng tiền mặt. Vì vậy, NHTW có thể tạo điều kiện cho tiền mặt dần lỗi thời bằng cách đưa CBDC trở nên rộng rãi với công chúng: bằng cách thiết lập biểu phí chuyển đổi giữa tiền mặt và CBDC. Để tránh tạo gánh nặng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, mức phí có thể thấp hoặc miễn phí để thực hiện chuyển khoản nhỏ và không thường xuyên. Những sắp xếp như vậy sẽ thúc đẩy quyền tự do lựa chọn của cá nhân, trong khi không khuyến khích trốn thuế, rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác. Nếu muốn, các cá nhân vẫn có thể bảo mật danh tính của họ bằng cách tham gia các giao dịch nhỏ bằng tiền mặt, hoặc tiền ảo, hoặc các khoản thanh toán cá nhân khác. 115
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. Dự án phát hành tiền kỹ thuật số ở Trung Quốc và các quốc gia phát triển khác Cùng với những lợi ích tiềm năng của CBDC, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bắt đầu tiến hành quá trình thử nghiệm sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, phát triển trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) trong tháng 4-2020. Do vậy, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn đầu tiên thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số NHTW mới. Những hoạt động thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số được áp dụng tại 3 thành phố Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô và ở khu vực kinh tế mới Xiongan. PBoC ra mắt mã tiền kỹ thuật số thông qua hệ thống 2 cấp, cả NHTW và ngân hàng thương mại đều là nhà phát hành hợp pháp. Cùng với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đưa ra lời kêu gọi nhanh chóng phát triển công nghệ blockchain, việc triển khai sử dụng thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số là thí dụ điển hình nhất cho thấy tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia lãnh đạo về tiền tệ kỹ thuật số. Ngoài ra, tờ báo nhà nước Trung Quốc cũng tuyên bố “hệ thống tiền tệ kỹ thuật số của nước này cung cấp sự thay thế các chức năng đối với hệ thống thanh toán bằng đồng USD”. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia có nền kinh tế lớn đã có những phiên bản từ khá sớm của dự luật kích thích kinh tế Mỹ, trong đó bao gồm cả việc phát triển một đồng USD kỹ thuật số. Trong khi đó ECB gần đây cũng đã công bố tài liệu nghiên cứu phân tích những lợi ích của đồng tiền kỹ thuật số tiềm năng của mình. Tài liệu tham khảo Bech, M.L., Garratt, R., (2017). “Central Bank crypto-currencies”, Cœuré, B., Loh, J., (2018). Central Bank digital currencies, Bank for International Settlement. Dyson, Ben and Graham Hodgson (2017). “Digital Cash: Why Central Banks Should Start Issuing Electronic Money.”, content/uploads/2016/01/Digital_Cash_WebPrintReady_20160113.pdf. Michael D Bordo, Andrew T Levin (2017). “Central Bank Digital Currency And The Future Of Monetary Policy”, NBER Working Paper. Orla Ward, Sabrina Rochemont (2019). “Understanding Central Bank Digital Currencies (CBDC)”, Institute and Faculty of Actuaries rejected-or-researched-the-concept 116