Tiền và hoạt động ngân hàng (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiền và hoạt động ngân hàng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tien_va_hoat_dong_ngan_hang_phan_2.pdf
Nội dung text: Tiền và hoạt động ngân hàng (Phần 2)
- Phần III - Tiền tệ và tài chính quốc tế PHẦN III - TIỀN TỆ VÀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới nhất thể hóa. Dù muốn dù không, sự mở cửa nền kinh tế và những phát minh khoa học, ứng dụng công nghệ gần đây đã làm cho địa cầu thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này, các quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình. Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Hàng hóa của mỗi quốc gia dần dần được buôn bán trên khắp thế giới. Dầu lửa của Trung Đông cung cấp cho cả châu Phí đến châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Lúa mì và sắt thép của Anh, Pháp, Đức trở thành hàng tiêu dùng tại Argentina, Brazil, Nam Phi, Việt Nam Vải vóc, ti vi, máy tính của Nhật Bản có mặt khắp các văn phòng trên thế giới. Máy bay Boeing của Mỹ được sử dụng ở hầu khắp các nước Mỗi nước đối với cộng đồng thế giới, giống như mỗi thành viên trong một nền kinh tế quốc gia, đều là người bán và cũng là người mua. Do họ vừa là người bán vừa là người mua, sự tồn tại của nước này cần cho sự tồn tại của nước khác và ngược lại. Các nước đều phụ thuộc lẫn nhau, và đều ý thức một cách tự nhiên rằng mỗi nước không thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững, nếu dựa trên các quan hệ kinh tế bất bình đẳng, phương hại đến lợi ích của nhau. Quá trình phụ thuộc ngày càng lớn đến mức nếu một quốc gia thành viên bị cô lập với thế giới bên ngoài, chắc chắn nó sẽ bị tụt hậu và suy thoái. “Thời đại của những xung đột bộ phận đã qua, thế giới cần phải nhanh chóng hội nhập để đối thoại với vũ trụ”. Khi hiểu được tính liên kết để tồn tại là một tất yếu, chúng ta sẽ thấy rằng hệ thống kinh tế và các thể chế của nó đương nhiên sẽ là những bước dẫn nhập đầu tiên cho sự hợp nhất này. Thương mại quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ thời cổ đại. Nếu thương mại đã từng là người dẫn đường cho chiến tranh, thì cũng chính nó là tác nhân giúp cho thế giới ý thức được tính cần cố lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Cho đến ngày nay, hầu hết nhân dân của gần như tất cả các nước trên thế giới, do nhu cầu cuộc sống, luôn phải quan tâm đến không chỉ tình hình trong nước mà cả tình hình kinh tế và thương mại của quốc tế. Những biến động như giá dầu lửa tăng vào các năm 1973, 1978, 1988, sụt giá đô la Mỹ (1985 - 1992) vẫn còn làm cho hàng hóa của tất cả các nước đều lên giá, cuộc sống của mỗi người trên hành tinh đều trở nên khó khăn hơn một phần, thì con người vẫn còn phải quan tâm đến tất cả các thay đổi trong đời sống kinh tế thế giới. Bởi vì, những thay đổi ở ngoài biên giới tưởng chừng không có liên quan, nhưng kỳ thực nó sẽ lan truyền chấn động và ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của mỗi người. Hiểu biết càng ngày càng tốt hơn tình hình kinh tế quốc tế sẽ giúp ích cho các cá nhân, cộng đồng và các nền kinh tế dễ dàng điều chỉnh để không những thích ứng với mọi hoàn cảnh mới luôn biến đổi trong nền kinh tế thế giới, mà còn để vận dụng nó một cách có lợi cho sự phát triển của khu vực, hay quốc gia mình. Tất cả các nền kinh tế ngày nay đều có buôn bán với thế giới bên ngoài. Nói chung, xuất khẩu và nhập khẩu tác động đến tiềm năng sản xuất, tổng cầu và thu nhập của mỗi quốc gia. Năm 1991, nước Đức cung cấp cho nước ngoài một số lượng hàng hóa có giá trị bằng 38% tổng sản lượng thu nhập quốc dân. Cùng năm ấy, lượng hàng hóa mà nó mua của thế giới bên ngoài để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong nước có giá trị bằng 31,4%. Như vậy gần 70% sản lượng của nền kinh tế Đức đã phụ thuộc vào trao đổi với bên ngoài. Do vậy, bất cứ biến động lớn nào trong tình hình ngoại thương, giá dầu hỏa, giá USD đều làm cho nền kinh tế của cường quốc thứ 3 này đi vào những cơn sốc không phải nhẹ. Đối với những quốc gia có tỷ trọng buôn bán lớn hơn như Bỉ (70,9% cho xuất khẩu và 68,1% nhập khẩu trên GDP năm 1991) tác động của những thay đổi trên bình diện quốc tế đến với nó càng nặng nề hơn Do đó xuất phát từ lợi ích kinh tế của chính mình, mỗi nền kinh tế và mỗi cá nhân đều quan tâm nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế và những tác động định kỳ của các quan hệ này 227
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh .Đương nhiên, thương mại quốc tế là bộ phận cầu nối và hạt nhân quan trọng của kinh tế quốc tế. Khi tìm hiểu về thương mại quốc tế, chúng ta buộc phải có những hiểu biết nhất định về các vấn đề tiền tệ - tài chính và thanh toán quốc tế. Lý do đơn giản là, nếu thương mại là cầu nối cho sự liên hệ của cộng đồng thế giới, thì tiền tệ và thanh toán quốc tế là công cụ để nó thực hiện chức năng của cầu nối này. Điều đầu tiên mà chúng ta cần biết là Hệ thống tiền tệ quốc tế quá khứ và hiện nay. Chính nhu cầu phải có một thước đo chung, một đồng tiền chung cho thanh toán quốc tế đã tạo ra lần lượt các loại tiền tệ quốc tế khác nhau ■ 228
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Chương 9 - HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 9.1. LỊCH SỬ CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỔC TẾ CẬN ĐẠI Nhận thức được sự cần thiết của thương mại quốc tế đối vợi sự phát triển mạnh mẽ của mỗi quốc gia, để hỗ trợ cho quá trình thanh toán quốc tế được thuận tiện nhằm thúc đẩy thương mại, tăng trưởng nhanh, người ta đã có nhiều cố gắng thiết lập một Hệ thống thanh toán và chuyển nhượng quốc gia từ cuối thế kỷ XIX. Trở ngại chính của quá trình thanh toán là mỗi quốc gia buôn bán với nhau đều có một đơn vị tiền riêng. Nếu sự trao đổi hoặc tính toán qua lại giữa các đơn vị tiền này không dựa trên một tiêu chuẩn hoặc một th́ước đo chung nào hết, thì sẽ rất khó ổn định giá trị của mỗi đồng tiền trong mối tương quan với các đồng tiền khác, và tất nhiên là khó mà có thể ổn định được giá cả hàng hóa trong thương mại. Có nhiều loại tiêu chuẩn và thước đo chung đã được chọn để làm nền tảng cho sự trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau. Vàng là thước đo được chọn đầu tiên như là một loại tiền tệ quốc tế. 9.1.1. Chế độ bản vị vàng 9.1.1.1. Khái quát Đầu thế kỷ XIX. buôn bán giữa các nước châu Âu, giữa châu Âu, Bắc Mỹ và thế giới còn lại qua quá trình tự phát đã đi đến thống nhất với nhau thông qua vàng. Thương nhân của nước Anh ngần ngại khi được thanh toán cho hàng hóa của họ bằng đồng tiền của Pháp, của Mỹ hay của Tây Ban Nha. Lý do vì những đồng tiền ấy chỉ có thể dùng để mua lại hàng của chính nước sở tại chứ không thể đem về tiêu dùng ở Anh đuợc. Ðiều tương tự cũng diễn ra nếu Anh lại thanh toán việc mua hàng của họ cho các nước nói trên bằng đồng Bảng. Tuy nhiên, nếu các nhà nhập khẩu ở Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp hay Mỹ trả cho thương nhân người Anh bằng vàng (Gold) ròng, vấn đề trở thành không khó khăn. Người Anh chấp nhận ngay vàng bởi vì vàng quý, hiếm và giống nhau ở mọi nơi. Vàng ở Nam Mỹ, Bắc Phi, châu Á đều giống vàng của châu Âu và Bắc Mỹ. Do vậy, nó gần như có thể dùng để trao đổi hàng hoá được ở khắp nơi trên thế giới. Mặc nhiên, vàng được chấp nhận làm phương tiện trong mua bán quốc tế. Các nhà nhập khẩu tính toán giá trị của hàng hoá họ mua và bán với người nước ngoài thông qua vàng từ những năm 1820. Từ đó đến 1914 là giai đoạn mà hàng hoá trong thương mại và đồng tiền của mỗi nước có tham gia ngoại thương đều tính toán qua lại cho nhau, định lượng đơn vị giá trị bằng đơn vị vàng. Đó là lý do người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn mà tiền nội địa mỗi nước và tiền tệ trong thanh toán quốc tế đều đặt căn bản trên giá trị vàng (Gold standard). Nửa đầu thế kỷ XIX, Hoa Kỳ xác định giá trị đồng tiền của mình trên cơ sở: 20,67 USD được xem ngang giá với 1 ounce vàng (999,9). Cũng vào thời gian đó, chính quyền Anh mua vàng và bán vàng ra với giá cố định được luật pháp quy định là 4,34 Pound Anh một ounce. Đương nhiên, thương mại giữa hai quốc gia được thực hiện trên cơ sở thừa nhận giá trị của 20,67 USD là tương đương với 4,34 bảng Anh. Như vậy, 1 bảng Anh được tính là tương đương với 4,76USD. Tỷ giá trao đổi, mà bấy giờ chúng ta đã sử dụng như là một thuật ngữ rất quen thuộc, ngày ấy, được xác định giữa đồng tiền này với đồng tiền khác thông qua cách đơn giản như sau: Nếu bạn muốn tính đồng tiền của nước A tương đương bao nhiêu đồng tiền của nước B. trước tiên bạn tính giá trị tương đương của đồng tiền B. Một thương nhân Tây Ban Nha chở hàng qua bán ở Anh. Bán hàng và thu tiền Bảng Anh xong, ông ta vào ngân hàng Anh đổi ra vàng. Mỗi một đồng bảng Anh, ngân hàng đổi cho ông ta 1/4,34 ounce vàng (hay 0,23 ounce) theo luật. Mang vàng về nước dùng vàng đổi ra tiền của Tây Ban Nha đồng Peseta, cứ mỗi đơn vị 0,23 ounce vàng ông ta đổi lại được 140 peseta. Bằng cách ấy, không những ông và các bạn thương nhân của ông ở Tây Ban Nha, ở Anh, mà kể cả chính quyền hai nước hiểu rằng 1 bảng Anh là bằng 140 Peseta. Hay nói cách khác, tỷ giá trao đổi giữa peseta và bảng Anh là 1/140. 229
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Các nhà xuất nhập khẩu, các ngân hàng thanh toán liên quốc gia (hay thanh toán quốc tế) lẫn nhau đều chấp nhận tỷ giá trên. Với phương thức này, nếu gọi P1 là giá hàng hoá ở Anh, P2 là giá hàng hoá ở Tây Ban Nha, thì một món hàng có giá trị bằng 1 bảng Anh sẽ 1 P1 tương ứng với giá P2 ở Tây Ban Nha là: P1 = p vậy P2 = =140P1 = 140 peseta 140 2 1 140 1 Ngược lại một món hàng có giá ở Anh là 2,5 bảng, sẽ có giá ở Tây Ban Nha là: P1 = P 140 2 => P2 = P1 × 140 = 2,5 bảng × 140 = 350 peseta 1 Người ta gọi tỷ giá trao đổi là e. Lúc đó P1 = 2 được gọi là công thức tính giá 140 trị hàng hóa tương đương giữa Anh và Tây Ban Nha với P1 là giá hàng tại Anh P2 là giá hàng ở Tây Ban Nha và e là tỷ giá trao đổi giữa một Peseta với một bảng Anh thông qua vàng. Bây giờ, giả sử rằng vì một số lý do nào đấy, trước đây một kiện vải nhập cảng từ Ấn Độ có giá ở Anh là 1 bảng và đương nhiên có giá ở Tây Ban Nha là I40 Peseta, Nay đột nhiên nước Anh có tình trạng lạm phát. P1 trở nen lớn hơn eP2 (P1> P2 ). Chuyện này rất hay xảy ra thời bấy giờ, ớ khắp các nước, không có ngoại lệ nào. Giá một kiện vải vọt lên 2 bảng Anh. Mặc dù vậy, do quan hệ tỷ giá giữa đồng Peseta của Tây Ban Nha và đồng Rupee của Ấn thông qua vàng vẫn không đổi, nên một kiện vải vẫn chỉ có giá ở Tây Ban Nha là 140 Peseta. Sự lên giá vải ở Anh (và kể cả các loại hàng hóa khác) thúc đẩy các thương nhân Tây Ban Nha đem hàng qua Anh bán. Mỗi mét vải họ bán được 2 bảng, đem vào ngân hàng Anh đổi ra thành (0.23 2 =) 0,46 ounce vàng. 0,46 ounce vàng này mang về Tây Ban Nha đổi cho ngân hàng Tây Ban Nha được thành 280 Peseta. Các thương nhân hưởng được món lời gần gấp đôi, trong khi vàng ở kho của nước Anh xuống tàu xuất cảng sang Tây Ban Nha. Điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta nên nhớ lại rằng vào giai đoạn này (1821-1914) việc phát hành tiền giấy ở các nước (đồng Peseta. Pound Anh, Rupee, hay USD ) được đảm bảo bằng dự trữ vàng. Vàng nhiều, các chính phủ sẽ in ra nhiều tiền giấy. Vàng ít, các chính phủ phải thu lại bớt tiền. Tiền luôn luôn được ấn định tương đương với dự trữ vàng trong ngân khố. Cứ mỗi 4,34 bảng Anh có thể đổi được 1 ounce vàng và ngược lại. Vàng chạy ra khỏi kho của Anh làm cho tiền bảng bị thu hẹp. Ngược lại, vàng về kho của Tây Ban Nha nhiều làm đồng peseta tăng lên. Sự khan hiếm của đồng bảng sẽ dần dần làm cho tiền bảng trở nên có giá trị hơn, giá P1 sẽ bắt đầu hạ. Cùng lúc ấy, sự thừa đồng Peseta ở Tây Ban Nha làm cho hàng hoá tăng giá. P2 lên giá và P1 xuống giá cho đến khi đẳng thức P1 = eP2 được cân bằng trở lại. Lúc bấy giờ, người ta gọi đây là cơ chế điều chỉnh tự động cán cân thanh toán thăng bằng giữa hai nước (Anh - Tây Ban Nha) hay “Automatic Balance of Payment Equilibrium”. Điều tương tự như thế cũng xảy ra ở quá trình thanh toán khắp các nước còn lại trong gần 100 năm 9.1.1.2. Sự sụp đổ chế độ bản vị vàng Có 3 tai họa đã thực sự làm cho chế độ thanh toán lấy vàng như là một loại tiền tệ của quốc tế sụp đổ. Ðó là 2 cuộc Chiến tranh thế giới và trận đại suy thoái, 1929 - 1933. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (l914 - 1918) đã làm cho châu Âu mua quá nhiều hàng hóa của Mỹ vì đòi hỏi của cuộc chiến và sau này là nhu cầu tái thiết sau chiến tranh, đến mức họ không còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy quá mức bảo chứng vàng (Xem lại 2.1.2.2, phân đoạn 2.1 Chương 2). Đầu tiên các chính phủ châu Âu tìm cách hạn chế việc này bởi các biện pháp như: Cấm xuất cảng vàng và không bán vàng cho nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quá của các chính sách ấy không được như mong muốn vì các chính phủ phải chỉ tiêu quá nhiêu. Lượng tiền mặt in ra bắt đầu gấp đôi rồi gấp 3 lần dự trữ vàng Chỉ riêng nước Mỹ, do làm giàu được từ chiến tranh với dự trữ vàng bằng 1/2 kho vàng của cả thế giới, tiếp tục giữ được bảo chứng vàng cho tiền giấy. Vào năm 1914, 4,34 230
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế bảng Anh ≡ 1 ounce vàng ≡ 20,67 USD hay 20,67 USD ≡ (4,67) × (4,34) Pound và tỷ giá e giữa 1 bảng Anh so với 1 USD là 4,67. Siêu lạm phát từ Đức sang các nước châu Âu khác kể cả Anh, đã làm cho cán cân thăng bằng nói trên bị mất. Đồng bảng Anh tuôn ra thị trường quá nhiều làm cho giá trị của nó so với vàng vượt lên hơn 4.34 Pound/ounce. Kết quả là tỷ giá e giảm xuống dưới 4,67. Chính phủ các nước, để cố gắng bảo vệ bản vị, đã vừa vay vàng của Hoa Kỳ, vừa ép nước Mỹ phải lạm phát theo. Năm 1927, bản vị vàng được thiết lập lại tương đối. Thật không may, chỉ vài năm sau, khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ ngân hàng từ Mỹ lan sang các nước. Trong cơn hoảng loạn, nhân dân ùa đến ngân hàng rút tiền mặt đi mua vàng hoặc đổi vàng. Các NHTW vay mượn nhau những món tiền rất khổng lồ để khống chế bớt sự mất giá của lượng tiền giấy đã in ra quá nhiều. Mùa xuân năm 1933, đồng bảng Anh mất giá 30% so với USD và một vài đồng tiền khác. Nhưng USD cũng lại mất giá trầm trọng so với vàng vì lạm phát. 1 ounce vàng từ giá 20,67USD đã vọt lên mức 35USD vào ngày 31 tháng Giêng năm 1934. Tất cả các nước châu Âu, Bắc Mỹ, đều lâm vào lạm phát, thiếu hụt vàng, và tỷ giá giữa đồng bản địa so với vàng vọt lên như con ngựa bất kham. Các chính phủ phải lần lượt bãi bỏ quy định bảo chứng vàng cho tiền giấy đã phát hành vì không nước nào còn đủ vàng để đổi lại tiền giấy cho dân kể cả Hoa Kỳ. Luật dự trữ vàng năm 1934 ở Mỹ và những điều tương tự khác ở các nước, khuyến khích nhân dân bán vàng cho chính phủ, cấm chuyển vàng ra ngoài chỉ với hy vọng củng cố kho dự trữ để giữ giá tiền bản địa trong thanh toán quốc tế. Vì tiền giấy không còn được đảm bảo bằng vàng, mọi người giờ đây chỉ có thể dùng tiền để đổi vàng chứ không thể để đổi vàng, cơ sở để tính giá trị đồng tiền của nước này qua đồng tiền của nước khác qua vàng đã hoàn toàn sụp đổ. Năm 1937, nhiều nước bắt đầu lượng giá giá trị đơn vị tiền tệ của mình so với một đơn vị tiền tệ của nước khác thông qua đồng USD vì đồng USD, được giữ khá cố định với 35USD ≈ 1 ounce vàng trong suốt 1934 - 1937. Tình hình này được tiếp tục cho đến khi chiến tranh thế giới ll bùng nổ năm 1939. 9.1.2. Thoả thuận Bretton Woods- tỷ giá trao đổi cố định Để ổn định cho sự phát triển của thương mại quốc tế sau chiến tranh, các nước phương Tây đã suy nghĩ nhiều, theo cách của họ, về việc thiết lập một hệ thống tiền tệ và thanh toán chung cho quốc tế. Tháng 7 năm 1944, tại Mount Washington Hotel ở Bretton Woods, New Hamsphire, Hoa Kỳ hơn 700 người từ 44 nước khắp nơi trên thế giới đã tự tập để bàn về thương mại và thanh toán liên quốc gia trong tương lai. Kiến trúc sư của hội nghị là John Maynard Keynes và Harry D. White, Thứ trưởng Bộ ngân khố Hoa Kỳ. Thoả thuận mang tên Bretton Woods ra đời với ba nội dung chủ yếu: - Các nước thành viên cùng ký tên trong thoả thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ giá trao đổi (exchange rate) giữa đồng tiền nước mình với đồng tiền các nước khác ổn định, cũng như sẽ có những can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá này chỉ là dao động ±1% so với tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate) nói trên. - Các nước thành viên đồng ý góp vốn thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund: IMF) nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần thiết để can thiệp, giũ đồng tiền nước mình không biến động quá với tiêu chuẩn nói trên. - Tỷ giá trao đổi cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông qua bản vị vàng thế giới, với giá vàng được chuẩn hoá và cố định (International Gold Standard). Vàng được bán đi mua lại hoặc vay mượn lẫn nhau giữa NHTW các nước để có thể bán ra hoặc mua vào trong thị trường nội địa kịp thời, nhằm giữ giá đồng tiền không đổi. Thực chất Bretton Woods là thoả thuận hướng về việc giữ giá đồng tiền các nước theo giá vàng và chống lạm phát giá cả. Sự lây lan của siêu lạm phát và khủng hoảng (1922-1923, 1929-1933) làm sụp đổ mọi thứ và các nước châu Âu đã vô cùng kinh sợ viễn cảnh này. Bên cạnh đó, ý đồ Keynes là giữ giá vàng ổn định để thương mại và thanh toán quốc tế có cơ sở 231
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh thực hiện thuận lợi. Đồng tiền của Mỹ, đồng tiền USD, dựa trên thế mạnh của một nền kinh tế không bị tàn phá vì chiến tranh và dự trữ vàng lớn nhất thế giới (2/3 tổng dự trữ của cả thế giới vào năm 1949 với 25 tỷ USD) đã được cố định ở mức 35 USD = 1ounce vàng, làm chuẩn cho việc xác định tỷ giá đồng tiền của các nước thành viên còn lại với vàng, USD và những đơn vị tiền tệ khác. IMF lúc đầu có 6,8 tỷ USD vốn bằng vàng, USD và những đồng tiền mạnh khác. Ngân hàng thế giới (Word Bank), gần như được thành lập đồng thời với IMF, cùng với những nguồn tài chính ủng hộ từ các nước. IMF vay nợ từ các nước giàu bằng việc phát hành trái phiếu rồi dùng vốn đó để vay tái thiết, phát triển tại các nước nghèo. Cùng mục đích như Ngân hàng thế giới (WB) có Ngân hàng phục vụ thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements) thành lập từ sau chiến tranh thế giới thứ 1 để hỗ trợ nỗ lực tái thiết lập châu Âu sau chiến tranh. Bretton Woods thiết lập một trật tự tựa như cái khung về giá trị mà đồng tiền các nước phải dựa vào. Cái khung ấy hoạt động không khác gì một hành lang tiền tệ quốc tế cho sự thanh toán và trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau trên thế giới trong quá trình thương mại, đầu tư và viện trợ. giả sử rằng: 35USD = 1 ounce vàng = 175 FRF 1USD = 5FRF hay e giữa FRR và USD là 1/5 Lúc đó, hàng hoá có giá trị là P1 USD sẽ có giá trị tại Pháp bằng đồng FRF là: P1 = 5P2 Trong trường hợp đồng USD mất giá, P1 sẽ > 5P2. Để hai vế của đẳng thức tiếp tục cân bằng chỉ có một trong 3 trường hợp: a) Nước Mỹ phải cố gắng chống lạm phát, nâng cao đồng tiền trở lại để kéo P1 hạ xuống vị trí cũ. b) Nước Pháp phá giá tiền tệ để lạm phát theo nước Mỹ c) Tỷ giá e sẽ phải thay đổi, e sẽ giảm để P1 =eP2. IMF phải tham gia cho nước Mỹ vay vàng để bán ra nhằm nâng giá đồng tiền để e không phải thay đổi, vì các kiến trúc sư của Bretton Woods sợ rằng nếu e thay đổi, điều chắc chắn là thương mại giữa 2 nước sẽ phải thay đổi. Sự lên giá của FRF và sự mất giá của USD khi không có can thiệp của Mỹ, sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh từ Hoa Kỳ sang Pháp. Nước Pháp sẽ thâm hụt trong khi nước Mỹ đạt thặng dư trong cán cân thương mại. Tình hình đó nhất định sẽ kéo theo sự phá giá đồng loạt của Pháp và của các nước khác để phản ứng lại. Chiến tranh kinh tế sẽ xảy ra. Thiệt hại sẽ đến cho tất cả các bên. Khi tỷ giá được cố định như thế, mặc nhiên nó được cố định theo giá vàng. Bởi vì trong khi Mỹ cố định 35 USD = 1 ounce vàng, các nước khác lại cố định tỷ giá trao đổi của đơn vị tiền mình theo USD thì cũng có nghĩa là họ đã cố định nó theo giá vàng. Từ năm 1944 đến năm 1971, các nước cố gắng giữ sự dao động tỷ giá chỉ trên hoặc dưới 1% mức cố định. Giai đoạn cuối, 1971 - 1973, khoảng dao động này là ±2,25. Thanh toán quốc tế được tính bằng tỷ giá cố định và sự chuyển nhượng dự trữ giữa các NHTW vẫn được thực hiện qua vàng. Năm 1049, do thâm hụt thương mại, đồng bảng Anh tụt giá đến 30% so với tỷ giá cố định với USD. Xuyên qua những năm của thập niên 50, đồng FRF, Lira và Krone tiếp tục mất giá theo. IMF, WB và cả Hoa Kỳ cho vay một lượng lớn USD để các nước châu Âu nâng giá đồng tiền của mình trở lại. Chỉ từ năm 1948 đến 1952, nước Mỹ vừa cho vay vừa viện trợ cho châu Âu hơn 13,4 tỷ USD. Bởi vì, dự trữ vàng của nước Mỹ lớn, tỷ giá 35USD = 1 ounce là hầu như có cơ sở được cố định, các nước châu Âu thấy rằng thay vì giữ vàng trong dự trữ để bảo vệ đồng tiền, thì giữ USD cũng không khác gì. USD đã trở thành tài sản dự trữ của các nước bằng con đường ấy từ thập niên 50 Tỷ giá cố định của Bretton Woods dựa trên cơ sở vàng bắt đầu kèm theo cơ sở USD cho đến hết thập niên 50. Giữa thập niên 60 có 3 biến cố lớn làm chế độ tỷ giá dần dần bị xé rào: Thứ nhất, để nhanh chóng ổn định và cái thiện cán cân thương mại, hầu hết các nước châu Âu đều có ý định phá giá đồng tiền so với Mỹ để kích thích xuất khẩu. Sau những giai đoạn ngắn can thiệp để ổn định tỷ giá họ lại tiếp tục thả nổi. 232
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Thứ hai, USD đã biến thành dự trữ quen thuộc, và vì nó hoàn toàn tốt khi dùng để mua hàng hoá, mỹ thuật và công nghệ của Mỹ, không cần thiết phải dùng USD để đổi lại ra vàng. Quan hệ thương mại với Mỹ càng tăng, các nước khác có khuynh hướng bành trướng dự trữ USD của họ. Sức hút USD ra nước ngoài càng lớn hơn trong khoảng năm 1961-1966 khi Kennedy và sau này là Johnson giảm thuế, hạ lãi suất để kích thích kinh tế. Sự bành trướng tiền tệ diễn ra cùng với việc USD bị hút ra nước ngoài để tìm vốn đầu tư khác có lãi suất cao hơn Hoa Kỳ. Những lý do trên làm USD tuôn ào ạt ra nước ngoài. Năm 1968, giá cả hàng hoá bình quân, ngoại trừ vàng, ở nước Mỹ đã tăng đúng gấp đôi kể từ khi Bretton Woods. USD lạm phát quá nhanh. Tổng khối tiền USD trên toàn thế giới vào cuối năm 1968 đã tăng gần 2 lần so với năm 1944, từ 28,5 tỷ USD lên 43,5 tỷ USD. Hệ thống tiền tệ với tỷ giá cố định đã đặt ra một song đề rất khắc nghiệt vào giai đoạn cuối thập niên 60. Trong lúc nước Mỹ lạm phát và thâm hụt thương mại, nếu theo đúng tinh thần của Bretton Woods, các nước khác thặng dư thương mại như Anh, Pháp, Ý, Tây Đức, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản cần phải phát hành nhiều tiền của nước họ hơn để mua số USD dư thừa, nhằm hỗ trợ cho cố gắng chống lạm phát của Mỹ. Trong lúc Mỹ cố gắng thu hẹp tiền để chống lạm phát, nếu các nước cũng hỗ trợ để thu hẹp USD thì tỷ giá giữa USD với các đồng tiền các nước dần dần sẽ trở lại mức đã cố định. Tuy nhiên, vì lạm phát của Mỹ trong giai đoạn 1960-1970 khá cao, nếu các nước làm theo Bretton Woods, bung thêm tiền mặt của họ ra để mua USD, đất nước họ tất sẽ lạm phát theo Mỹ. Một cách gián tiếp Mỹ đã xuất khẩu lạm phát sang nước họ. Và như thê có nghĩa là một cách gián tiếp, họ để cho Hoa Kỳ quyết định chính sách tiền tệ của nước họ. Không có nước nào chịu chấp nhận làm như vậy, nên tỷ giá cố định đã lung lay. Tuy nhiên cho đến năm 1969 nước Mỹ vẫn cố gắng bán vàng ra chỉ với giá 35USD/1 ounce. Biến cố thứ 3 làm tràn cốc nước đã quá đầy. Sự leo thang chiến tranh ở Việt Nam đã làm cán cân chuyển nhượng tư bản của Hoa Kỳ từ mức thâm hụt 5,4 tỷ USD năm 1960 vọt lên 12,4 tỷ USD vào năm 1970 và đến năm 1975 nó lên tới hơn 30 tỷ USD (Bảng 9.1). Thâm hụt và nợ nần đã làm Mỹ phải phát hành tiền kho bạc (hối phiếu) để vay nợ từ trong nước qua đến cả châu Âu và tỷ giá 35 USD = 1 ounce đã chấm dứt vào năm 1971. Cũng trong năm ấy, trong số những cố gắng cuối cùng, IMF một mặt phát hành loại chứng thư vàng như một loại trái phiếu để vay mượn nhằm làm tăng dự trữ. Chứng thư này cho phép quốc gia sở hữu quyền ưu tiên được trao đổi trong nội bộ IMF để lấy ngoại tệ mạnh. Ngày nay người ta gọi nó là SDRs (Special Drawing Rights). Mặt khác, IMF dùng dự trữ vay được, mua từ Nam Phi một số lượng khổng lồ vàng để hỗ trợ cho đồng USD giữ tỷ giá cố định. Cố gắng ấy trở thành uổng phí, và mùa thu năm 1971, 1ounce vàng đã lên đến 38USD trong chuyển nhượng giữa các ngân hàng, trong khi ngoài thị trường là 40 USD. Bảng 9.1: Cơ cấu tài khoản thanh toán của Hoa Kỳ (1960 - 1975) Năm 1960 1965 1970 1975 Cơ cấu Cán cân tài khoản mở 2,8 5,4 2,3 18,1 Cộng, tài khoản chuyển nhượng tư bản -5,4 -6,3 -12,4 -30,2 Cộng, sai sót và không chính xác -1,0 -0,5 -0,2 5,9 Bằng cán cân thanh toán tổng thể -3,6 -1,4 -10,3 -6,2 Chuyển nhượng dự trữ 3,6 1,4 9,4 6,2 Nguồn: Federal Reserve Bulletin From 1960 to 1980 USD tụt giá 12% so với các đồng tiền của 14 quốc gia công nghiệp trên thế giới, trong năm 1971. Kế hoạch của Nixon ngày 15 tháng 8 năm 1971 và thỏa thuận Smithsonian (18 tháng 12, 1971) là những nỗ lực để giữ đồng USD không dao động hơn 5%. Theo thỏa thuận Smithsonian, các NHTW Nhật Bản và châu Âu đã mua vào hơn 10 tỷ USD trong 3 tháng đầu 1972 nhằm hạn chế bớt cung USD để cứu vãn sự tụt giá. Sự tụt giá USD có dừng lại một thời 233
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh gian ngắn. Cuối 1972, đầu 1973, chi phí quân sự và các loại khác đã làm cho chính phủ Mỹ tiếp tục thâm hụt 10,4 tỷ USD. Tháng 2 nằm 1973, USD tụt giá không gì kìm hãm được. Từ 40 USD = 1 ounce vàng, nó vọt lên 42,22 USD. Đến tháng 3 - 1973, chế độ tỷ giá cố định theo vàng.USD hoàn toàn sụp đổ. Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới hầu như đều để tỷ giá trao đổi cho thị trường tự do quyết định. Không còn sự ràng buộc nào khác, việc trao đổi giữa đồng tiền này qua một đồng tiền kia chỉ dựa vào cung - cầu tiền tệ mà thôi. NHTW và chính quyền chỉ can thiệp khi cần thiết để ổn định giá trị đồng tiền nội địa. Tuy USD tiếp tục vẫn là loại tiền dự trữ hàng đầu của các nước vì nhu cầu thương mại, chỉ có một số ít nước nhỏ tìm cách ổn định giá trị tiền của mình xoay quanh giá trị USD. Các nước còn lại hoàn toàn thả lỏng tỷ giá. Bắt đầu của thời kỳ tỷ giá trao đổi linh hoạt (Flexible Exchange Rate). 9.2. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI 9.2,1, Tỷ giá trao đổi linh hoạt Để thâm nhập vào thế giới của tiền tệ và tài chính quốc tế, trước hết chúng ta cần hiểu về một số khái niệm cơ bản xung quanh “tỷ giá trao đổi” 9.2.1.1. Định nghĩa về tỷ giá trao đổi Tỷ giá trao đổi (exchange rate) là giá cả của một đơn vị tiền nước ngoài tính bằng tiền trong nước. Nói cách khác, tỷ giá trao đổi giữa 1 đơn vị tiền nước A với đồng tiền nước B là số lượng tiền nước A phải bỏ ra để mua hay đổi 1 đồng tiền nước B. Thí dụ, vào ngày 29 tháng 7 năm 1996, theo báo The Nation của Thái Lan, tỷ giá trao đổi giữa đồng Yên của Nhật và USD của Hoa Kỳ trên thị trưòng tài chính Luân Đôn là 108,53, của DM và USD là 1,4785. Có nghĩa là, cần phải bỏ ra 108,53 đồng Yên; hoặc 1,4785 đồng DM để mua 1 đồng USD. Bằng cách tương tự ta có thể định nghĩa cho các đồng tiền còn lại. Giả như tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền Việt Nam (VND) và USD là 16.12 thì hiển nhiên, cần phải có 16.120 VND để mua 1USD. 9.2.1.2. Các khái niệm khác Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tỷ giá trao đổi, chúng ta cần lưu ý thêm: • Vì “tỷ giá trao đổi” là thuật ngữ chỉ tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền nội địa với một đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ hay ngoại hối), cho nên người ta cũng thường gọi tỷ giá trao đổi ngoại tệ là tỷ giá ngoại hối hoặc tỷ giá hối đoái hoặc đôi khi gọn hơn: tỷ giá. • Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market), hay thị trường ngoại tệ, vì lý do trên là nơi mua và bán ngoại hối. Ngày nay, vì có quá nhiều trái phiếu của nước ngoài có giá trị không khác gì tiền mặt được mua bán trên thị trường này nên thị trường ngoại hối nói đầy đủ là nơi mua và bán ngoại tệ, trái phiếu và các giấy nợ hay chứng thư tái chính khác của nước ngoài. • Khi chúng ta nói về sự cần phải có nhiều đơn vị tiền tệ nội địa hơn trước để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài, lúc đó đông tiền trong nước kém giá hơn so với trước. Dĩ nhiên, điều ngược lại là đồng tiền nước ngoài đã lên giá hơn, thí dụ: Ngày 6 tháng 7 năm 1996: tỷ giá DM/USD là 1,526 Ngày 29 tháng 7 năm 1996 : tỷ giá DM/USD là 1,478 Một công dân Đức sẽ nói rằng vào ngày 29 chỉ cần 1,478 DM là có thể mua được 1 USD trong khi 23 ngày trước, phải cần tới 1,526, nghĩa là nhiều DM hơn, mới mua được 1USD. Như vậy, đồng USD đã rẻ đi. Đồng DM đã lên giá. Vì sao lên giá? Vì 1 DM đã mua được nhiều USD hơn trước: 1 Ngày 6/07: IDM = USD = 0.66 USD 1,526 1 Ngày 29/07: IDM = USD = 0,68 USD 1,478 234
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Đồng tiền của Đức sẽ được gọi là lên giá (Appreciation) so với đồng USD. Ngược lại, đồng USD sẽ được gọi là xuống giá hay tụt giá (Depreciation) so với đồng USD. Các thuật ngữ lên giá hay xuống giá, đơn thuần dùng để chỉ về hiện tượng, không nhận định. Nhưng khi chúng ta nói về sự can thiệp có mục đích của các NHTW nhằm tác động đến tỷ giá trao đổi, điều mà chúng ta sẽ bàn sau này, người ta thường dùng động từ tăng hay nâng giá (Evaluate) hoặc phá giá (Devaluate) để chỉ những tác động có mục đích của con người. Tỷ giá hối đoái rất quan trọng vì nó là thước đo để xác định trị giá của hàng hoá nước ngoài bằng đồng tiền trong nước, giá trị của hàng hoá được sản xuất trong nước khi bán ra nước ngoài. Khi tỷ giá được thả linh hoạt, cơ chế dao động của nó ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống. Bởi lẽ khi tỷ giá dao động, nó kéo theo giá cả của mọi loại hàng hoá mua từ nước ngoài, hoặc sản xuất trong nước bằng nguyên liệu mua ở nước ngoài, và hàng hoá bán ra nước ngoài nhất loạt biến động. 9.2.1.3. Tỷ giá và sức mua tương đương Một nền kinh tế càng mở cửa bao nhiêu, thương mại quốc tế và vay nợ nước ngoài càng trở nên quan trọng bấy nhiêu. Vào năm 1960, người dân Hoa Kỳ ít quan tâm đến điều này. Bởi lẽ họ chỉ mua có 5% tổng giá trị GDP hàng hoá từ nước ngoài và chỉ vay của nước ngoài có 1,8 tỷ USD. Ba mươi năm sau, tình hình khác hẳn. Tổng nhập khẩu đã lên tới 11% GDP và tổng vay nợ nước ngoài là 92 tỷ. Đồng USD xuống giá, và nếu trước đây thế giới hầu như chỉ tích lũy vàng và USD trong dự trữ quốc gia của họ do cả thế giới cần hàng hoá của Mỹ sản xuất, thì ngày nay, họ đã dự trữ thêm đồng Yên và FRF. Tỷ giá hay giá trị của đồng USD thay đổi đã làm người dân Mỹ phải nhìn thế giới còn lại bằng cặp mắt trân trọng hơn. Bên cạnh đó, sự mất giá của USD từ năm 1985 cho đến tháng 5 năm 1996 (biểu đồ 9.1) đã khơi nguồn cho đầu tư nước ngoài tràn vào sở hữu tài sản ở Hoa Kỳ. Người ta đã phải báo động về tình hình mua và làm chủ tài sản ở Mỹ của người nước ngoài. Thu nhập, sản lượng, ý thức dân tộc, đời sống cụ thể của mỗi người dân cùng nhất loạt thay đổi. Nhân dân Mỹ hiểu rằng đã qua rồi cái thời họ ngồi một chỗ để nhìn thế giới còn lại chạy xung quanh đồng USD và nền kinh tế Hoa Kỳ trước thập niên 90. Những biến chuyển như vậy có nhiều nguyên nhân xa và gần. Một trong số nó là sự mạnh lên thực sự của Nhật Bản và Tây Âu trong tiềm lực sản xuất, ngoại thương kéo theo sự lên giá liên tục của đồng tiền nước họ. Sự lên giá này, hay sự xuống giá của USD nằm trong quy luật gọi là sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) 235
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Giá trị của mỗi đồng tiền nằm ở sức mua (hay trao đổi) hàng hoá của nó. Các đồng tiền cũng là hàng hoá. Một đơn vị tiền càng mua được nhiều hàng hoá càng được con người thích và quý hơn các đơn vị tiền khác. Đây là điều chúng ta đã từng giải thích qua ở Phân đoạn 3.1, Chương 3. Để so sánh sự khác nhau về giá trị của mỗi đồng tiền, từ đó xác định tỷ giá, người ta đặt nó trên cơ sở của sức mua tương đương. Quy luật về sức mua tương đương nói rằng: “Giá cả nội địa của một đơn vị hàng hoá nước ngoài sẽ là tương đương với giá cả nội địa của chính đơn vị hàng hoá hoàn toàn giống như thế được sản xuất trong nước”. Thí dụ sau đây sẽ làm chúng ta dễ hiểu vấn đề ấy hơn: Năm 1974, một chiếc xe ô tô được sản xuất ở Mỹ với chất lượng hạng A, toàn bộ các chi phí để sản xuất và đưa nó ra thị trường đã tạo cho nó có giá cả = 6.000 USD. Đây là giá tại Hoa Kỳ. Bây giờ xét đến Nhật Bản. Nếu người Nhật muốn mua xe này, để xác định giá cả nội địa tại Nhật Bản cho chiếc xe muốn mua, họ phải quan tâm đến việc: nếu chiếc xe đó được sản xuất tại Nhật Bản, trong điều kiện kỹ thuật, vốn liếng và công nghệ hiện có, ngưới Nhật phải tốn bao nhiêu tiền Yen tất cả để tạo ra nó với chất lượng hoàn toàn y hệt. Giả sử câu trả lời là 1.860.000 Yen, thì điều đó có nghĩa không cần biết tại nước Mỹ, xe nói trên có giá bao nhiêu, quy luật sức mua tương đương (P.P.P) nói rằng: xe ô tô đó phải có giá cả là 1.860.000 Yen. Giá ở mức này, người Nhật sẽ nhập khẩu, giá cao hơn mức này, người Nhật sẽ tự đầu tư sản xuất do thu được lợi nhuận cao. Bảng 9. 2 a 1974: Hoa Kỳ Nhật Bản Ô tô: 6000 USD 1.860.000Yen 6000 USD=1.860.000YEN Tháng 8/1996 1.070.000Yen Ô tô :10.000 10.000 USD=1.070.000YEN Như vậy, bảng 9.2a cho thấy rằng chiếc xe đó khi đem về Nhật được bán với giá tương đương là 1.860.000Yen. Như vậy 6000USD=1.860.000Yen. Cho rằng các chi phí vận chuyển, thuế quan đã được tính vào giá thành. Đến ngày 1 tháng 8 năm 1996, xe ô tô của Mỹ đã lên giá thành 1.000USD/chiếc. tuy nhiên, do khoa học kỹ thuật và tư bản phát triển không ngừng, ngày nay nước Nhật chỉ cần mất có 1,070.000 Yen chi phí để sản xuất ra một đơn vị xe tương đương như thế. Nghĩa là, giá bán của chiếc ô tô nói trên tại Mỹ bao nhiêu mặc, tại Nhật nó không được quá 1,070.000Yen. bời vì, nếu quá hơn người Nhật sẽ tự sản xuất ra để dùng chứ không đi mua. Như vậy vào 1/8/1996: 10.000USD=1 ô tô=1.070.000YEN Bảng 9.2b Năm 1974 6000USD=1 ô tô=1.860.000Yen 6000 USD=1.860.000Yen 1USD=310 Yen Tháng 8 năm 1996 10.000USD=1 ô tô=1.070.000 Yen 10.000 USD=1.070.000 Yen 1USD=107Yen Bảng 9.2b cho thấy rằng hàng hoá, bằng sức mua tương đương, đã chỉ ra vào năm 1974, 6000USD là tương đương sức mua với 1.860.000Yen. Kết luận sẽ là 1 USD có sức mua hàng hoá tương đương bằng 310 Yen. Nhung vào 1/8/1996, cũng thông qua hàng hoá, người ta biết rằng 10.000USD là có sức mua tương đương với 1.070.000Yen. Bởi vì cả hai số lượng 236
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế đều mua được cùng một đơn vị hàng hoá. Như vậy lúc này, 1USD có sức mạnh tương đương bằng 107Yen. Đương nhiên, sức mua tương đương đã đo lường giá trị của hai đồng tiền vào hai thời điểm khác nhau. Đứng về phía Hoa Kỳ, năm 1974 giá trị của 1 đồng Yen bằng 1/310USD. Hay nói cách khác, để mua được 1 YEN, người Mỹ cần bỏ ra 1/310USD=0,32 cent. Nhung tháng 8 năm 1996, giá trị của một đồng Yen đã bằng 1/107USD=0,93 cent. Nhân dân Mỹ muốn mua 1 đồng Yen, phải cần bỏ ra gấp 3 lần số tiền họ phải mất vào 22 năm trước. Đó là lý do gọi đồng Yen lên giá 1 1 Các tỷ lệ và gọi là tỷ giá USD/YEN. 130 107 Đứng về phía người Nhật, năm 1974, giá trị của 1USD là bằng 310 Yen. Tháng 8 năm 1996, chỉ cần 107 Yen, chứ không phải 310Yen là đã có thể mua được 1USD. Trong con mắt họ, đồng USD đã xuống giá, các số 310, 107 là tỷ giá Yen/USD Như vậy, chính sức mua tương đương (PPP) xác định tỷ giá thị trường giữa các đồng tiền. Gọi P1 là giá hàng hóa nước ngoài tại Nhật Bản, P2 là giá hàng hóa đó tại nước của nó: P1 = e x P2 Với e là tý giá của Yen trên đồng tiền nước ngoài. Thí dụ: Gọi e = 104 là tỷ giá VND/Yen. Lúc đó, một máy tính bỏ túi tại Nhật, có giá trị: 1000 YEN nếu tạm loại bỏ tiền vận chuyển và thuế, tại Việt Nam nó sẽ có giá tương đương là: P1 =eP2 =1.000 Yen x 104 VND/Yen = 104.000 VND 9.2.1.4. Tỷ giá và lãi xuât đầu tư Khi tỷ giá (dựa trên cơ sở của PPP) đã xác định giá cả cho mọi loại hàng hóa từ nước này sang nước khác, thì nó đồng thời cũng xác định được giá cả, có nghĩa là chi phí và lợi nhuận thu được, cho mọi hình thức đầu tư và chuyển nhượng tư bản giữa các nước. n Pn Trong công thức 8.5 ở chương 8, chúng ta đã biết rằng (1+ rn ) = P1 Có nghĩa là, lãi suất mà một nhà đầu tư (cho vay, gửi vào ngân hàng, mua trái phiếu, lập nhà máy, xí nghiệp ) thu được dưới bất kỳ hình thức đầu tư nào (rn) trong thời gian n năm bằng tổng giá trị tiền thu về được trong năm n (Pn) chia số tiền bỏ ra để đầu tư hôm nay (P1) và trừ cho 1. Suy luận tiếp chúng ta sẽ thấy, lãi suất đầu tư tại Việt Nam hiện nay trong 1 năm sẽ là: 1+R1= Và lãi suất đầu tư tại Singapore hiện nay trong 1 năm là: 1+R2= Để tính lợi tức R2 của việc mang tiền qua Việt Nam đầu tư, các nhà đầu tư Singapore phải quan tâm đến tỷ giá đồng tiền. Gọi e là tỷ giá VND/SD vào thời điểm thu vốn và lãi. Lợi tức thu được của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam là: = × = 1+ R2(1+ ) Hay 1+ R2 = 1+ R2(1+ ) (9.2) Và R1 = R2 + (9.3) R2 = R1 - 237
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Công thức 9.4 cho biết lợi tức thực sự mà một nhà đầu tư Singapore thu được trên đất Δe Việt Nam sẽ càng lớn khi R1 (tức lợi tức đầu tư tại Việt Nam) lớn và càng nhỏ đi. Nghĩa e là độ biến động ( Δ e) của tỷ giá VND/SD phải càng thấp càng tốt. Nếu Δ e = 0 trong suốt thời gian Singapore đầu tư, hay nói cách khác tỷ giá VND/SD không đổi thời gian nói trên, lợi tức thu được của chủ thể đầu tư đúng bằng lợi tức tại Việt Nam. Do vậy, nếu trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, hay vốn đầu tư vào xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, kết cấu hạ tầng đem lại mức lãi là 24% một năm (hay 2 % tháng) tại Việt Nam, thì mức lãi suất ấy chỉ thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ khi cả 2 điều kiện này cùng xảy ra: 1. Lãi suất đầu tư ở nước họ thấp hơn 24% năm. Càng thấp càng tốt, và: 2: Độ biến động của tỷ giá VND/tiền nước ngoài ( Δ e) rất nhở, hoặc tiến dần đến bằng không. Nếu độ biến động Δ e thực sự tồn tại và khá lớn thì phải đảm bảo rằng R1 đủ lớn để Δe R − luôn luôn phải lớn hơn lãi suất mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể thu được ở 1 e nước của họ. Lúc đó chiến lược lãi suất tại Việt Nam mới thực sự đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này giải thích vì sao Thái Lan luôn luôn giữ tỷ giá khá cố định ở mức 25 bath một USD trong suốt 25 năm (1971-1996) để thu hút đầu tư nước ngoài. 9.2.2. Thị trường ngoại tệ và sự xác định tỷ giá Để hiểu về hệ thống tiền tệ và những thanh toán, chuyển nhượng có liên quan, chúng ta trước hết phải có được những nhận thức nhất định về tỷ giá. Phần trên thuộc về khái niệm. Phần này xem khi thả nổi. Tý giá trao đổi được thị trường xác định bằng cách nào và những nhân tố nào tác động đến nó. Nhằm đi vào chủ đề nói trên, điều trước tiên là cần phải biết thị trường ngoại tệ. 9.2.2.1. Thị trường ngoại tệ Giống như thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường ngoại tệ hay ngoại hối (Foreign Exchange Market) là nơi đồng tiền và phiếu nợ các loại của nước ngoài được mua bán. Hơi khác với thị trường tiền tệ và tài chính nội địa một chút, là thị trường ngoại tệ mua bán tiền và các loại trái phiếu tài chính nước ngoài bằng việc trao đổi bởi tiền hoặc các loại trái phiếu trong nước. Nếu tất cả các nước trên thế giới đều cùng sử dụng một đơn vị tiền tệ chung như những người dân của một nước bất kỳ trong khuôn khổ lãnh thổ của nước đó, thì không ai cần đến thị trường ngoại tệ. Bởi thế giới có quá nhiều đơn vị tiền tệ cho nên, mỗi nền kinh tế đều phải có một thị trường để trao đổi giữa đồng tiền này với đồng tiền khác cho các hoạt động mua và bán với nước ngoài. Một nhà xuất khẩu của Việt Nam bán hàng sang Nhật, nếu ông ta chấp nhận cho người mua ở Nhật thanh toán tiền hàng bằng đồng Yen hoặc đồng tiền nào khác như USD chẳng hạn, khi mang về nước, để có tiền thanh toán chi phí, trả lương và mua hàng hóa để kinh doanh tiếp, ông ta phải bán Yen và USD ra thị trường ngoại tệ để đổi lấy VND, bởi các đối tác của ông ở Việt Nam sử dụng VND. Trong trường hợp ông yêu cầu đối tác mua hàng của mình bên Nhật phải thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu bằng VND, khách hàng của ông ta buộc phải dùng Yen để mua VND trên thị trường ngoại tệ Nhật Bản hoặc ở Việt Nam để thanh toán. Dù bằng cách nào, khi giữa Nhật và Việt Nam còn sử dụng đến 2 đơn vị tiền, thì thị trường ngoại tệ vẫn còn cần thiết cho cả 2 nước để chuyển đổi tiền tệ nhằm phục vụ cho ngoại thương được dễ dàng. Các nhà nhập khẩu người Nhật mua VND ở đâu? Có rất nhiều nguồn, sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu của ông ta, đó là NHTW Nhật, ngân hàng ngoại thương Nhật. Hai chủ thể này có thể mua trực tiếp VND từ NHTW hoặc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, những đối tác của họ. Nhưng phổ biến nhất là mua từ các nhà xuất khẩu của Nhật đã bán hàng sang Việt Nam. 238
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Điều tương tự, là nếu nhà xuất khẩu của Việt Nam chấp nhận cho phía Nhật thanh toán bằng đồng Yen, khi ông ta bán lại Yen trên thị trường ngoại tệ Việt Nam để đổi lấy VND, NHTW, ngân hàng ngoại thương và các nhà nhập khẩu Việt Nam muốn mua hàng của Nhật là những chủ thể cần đồng Yên này. Ngoại thương giữa 2 nước bất kỳ cũng có thể được thực hiện thông qua đồng tiền của một nước thứ 3 nếu cả 2 nước tham gia thương mại đều chấp nhận dùng đồng tiền đó để thanh toán. Rất nhiều nước hiện nay buôn bán với Nhật, không phải là Mỹ nhưng vẫn thỏa thuận với Nhật dùng đồng USĐ của Mỹ để thanh toán. Trong trường hợp này cả 2 nước phải lần lượt mua hoặc bán đồng USD trên thị trường ngoại tệ để thực hiện thương mại. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam buôn bán với một nước không phải là Mỹ, nhưng cả 2 lại đồng ý dùng đồng USD để thanh toán cho nhau, thì phía Việt Nam phải mua USD trên thị trường ngoại tệ nội địa hoặc nước ngoài để trả nợ mỗi khi muốn nhập khẩu, và sẽ bán USD ra để đổi lấy VND mỗi khi xuất khẩu thu được USD về, để thanh toán chi phí và trả lương trong nước. Phía nước ngoài cũng vậy 9.2.2.1.1 Đối tác của thị trường ngoại tệ Đối tác trên thị trường ngoại tệ là những người cần mua hoặc cần bán ngoại tệ bất kể với mục đích gì. Các chủ thể sau đây là những người cần mua và cần bán khác thường xuyên trong hoạt động của họ. a. Các doanh nghiệp Vì nhu cầu mua bán đầu tư với thương nhân nước ngoài, các doanh nghiệp vừa cần ngoại tệ, vừa có ngoại tệ. Những doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu có ngoại tệ rất nhiều. Ngược lại, những doanh nghiệp nào cần mua hàng của nước ngoài thì phải cần đến đồng tiền của nước đó, hoặc đồng tiền của một nước thứ 3 nào đó được nước bán hàng chấp nhận. Năm 1995, các doanh nghiệp của Nhật đã phải mua 2.862 tỷ USD để nhập khẩu. Nhưng ngược lại những bộ phận xuất khẩu cũng đã thu về được 2.964 tỷ USD Các doanh nghiệp hình thành nên khối lượng mua và bán lớn nhất trên thị trường ngoại tệ. b. Ngân hàng trung gian Ngân hàng trung gian và các công ty tài chính cũng sở hữu ngoại tệ để cung ứng một cách đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng của nó như mở tín dụng thư (L/C), chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán với nước ngoài, nhận tiền gửi hoặc thanh toán bằng ngoại tệ Các tổ chức này cũng phải có tài khoản ngoại tệ, có ngoại tệ dự trữ và mua, bán ngoại tệ khá thường xuyên. Khi khách hàng của nó xuất khẩu và thu được ngoại tệ về, có thể NHTG là đơn vị sẽ nhận ký gửi và chuyển đổi thành tiền nội địa cho thân chủ. Khi các công ty có tài khoản ở NHTG cần mua ngoại tệ để nhập khẩu, NHTG và các tổ chức tài chính có thể thực hiện điều đó cho doanh nghiệp, đương nhiên, hoạt động của các NHTG và tổ chức tài chính có liên quan đến ngoại tệ và thị trường ngoại tệ. c. Ngân hàng trung ương Lượng ngoại tệ nhiều hay ít trên thị trường có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền nội địa. Vì lý do đó, NHTW phải tham gia vào việc mua bán trên thị trường. Chủ đề này sẽ được nhắc đến rõ ràng hơn ở các phần sau. Chúng ta có thể chấp nhận được một điều là NHTW quản lý dự trữ quốc gia (xem lại phân đoạn 4.4 Chương 4) cho nên có rất nhiều ngoại tệ và quý kim. Khi cần cung ứng thêm tiền nội địa cho nền kinh tế, NHTW tung tiền mặt ra mua ngoại tệ. Tiền mặt tham gia lưu thông và ngoại tệ về kho dự trữ. Ngược lại, khi cần thu hẹp bớt tiền mặt nội địa trong lưu thông, NHTW có thể đem ngoại tệ ra bán. Ngoại tệ được tung ra thị trường và tiền mặt được thu về NHTW. Đây là một hình thức phát hành hoặc thu hẹp tiền thông qua thị trường ngoại tệ (xem mục 6.12, Chương 6) Vì lượng bán và mua của NHTW trong mỗi lần như thế rất lớn, nó ảnh hưởng một cách sâu rộng đến thị trường ngoại tệ về mặt giá cả (tức tỷ giá) và số lượng ngoại tệ có trong nền kinh tế. d. Nhân dân 239
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Những người dân bình thường (không phải tất cả) cũng có thể sở hữu, mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường. Họ có ngoại tệ bằng cách nào? Có thể tự mua, do thân nhân ở nước ngoài gửi cho, được các cơ quan nước ngoài trả lương bằng ngoại tệ, hoặc đầu cơ ngoại tệ để cất giữ như tài sản vì sợ đồng tiền trong nước mất giá nhanh, như trường hợp ở Đức năm 1922-1923, Việt Nam 1986-1990 và một số nước mà tỷ lệ lạm phát giá cả bình quân hàng năm ở mức cao. Khi họ cần ngoại tệ để cất giữ, để chi tiêu khi đi du lịch, đi học, nghiên cứu, hội nghị ở nước ngoài, họ đem đồng tiền nội địa ra mua ngoại tệ trên thị trường. Khi họ không còn cần nữa, họ có thể đem ngoại tệ ra bán để đổi lại tiền nội địa. Hoạt động này diễn ra khá bình thường ở nhiều bộ phận nhân dân có những hoạt động hoặc công việc liên quan với nước ngoài. 9.2.2.1.2. Mua bán trên thị trường ngoại tệ Giống như thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường ngoại tệ ngoài hai đối tác chính là người cần mua và người cần bán bởi những mục đích riêng của họ, còn những chủ thể chuyên làm công việc mua bán. Người ta gọi đây là các nhà kinh doanh ngoại tệ (Foreign Exchange Traders). Nhà kinh doanh ngoại tệ lấy hoạt động mua và bán làm nghề nghiệp. Họ không mua ngoại tệ để thực hiện các mục tiêu như nhập khẩu hàng hóa, dự trữ, đi du lịch v.v , mà là mua ngoại tệ để bán. Phần chênh lệch giữa giá mua và bán là lợi nhuận của thương vụ. Giống một nhà kinh doanh chứng khoán, nhà kinh doanh ngoại tệ có thể là các công ty, các NHTG, các tổ chức tài chính, các cá nhân Hoạt động của họ rất quan trọng bởi người cần bán thường bán cho họ và người cần mua cũng mua cho họ. Trong khi những chủ thể khác chỉ bán hoặc mua vào lúc cần, các nhà kinh doanh bán và mua vào bất cứ giờ phút nào vì đó là nghề của họ. Nói cách khác, chính các nhà kinh doanh ngoại tệ làm nên sự sôi động của thị trường. Cũng giống như kinh doanh chứng khoán, nhà kinh doanh ngoại tệ cũng có 2 giá cho hoạt động là giá mua (Bid), và giá bán (offer hay Ask). Từ hai loại giá này, phát sinh ra các phương thức mua bán như sau: a. Giá nghịch đảo Vào ngày 2 tháng 8 năm 1996. báo Bangkok Post cho biết những thông tin sau: - Tại thị trường ngoại tệ London các nhà kinh doanh Đức: + Mua USD với giá: 1,4741 DM + Bán USD với giá: 1,4800 DM Nghĩa là các thương nhân Đức lãi 0,0059 DM trên mỗi đồng USD mua vào và bán ra. - Cũng thời gian đó, tại thị trường New York, các nhà kinh doanh ngoại tệ Hoa Kỳ và các nước khác: + Mua DM với giá 0,6756 USD + Bán DM với giá 0,6783 USD Các thương nhân lãi 0,0027 USD cho mỗi đồng mua vào và bán ra. Có thể tả lại 2 mối quan hệ trên như sau: Thị trường Chuyển đổi từ qua Mua Bán London: DM/USD 1,4741 1,4800 New York USD/Dm 0,6756 0,6783 Nếu chúng ta lưu ý, có thể thấy được một số mối quan hệ giữa hai thị trường nói trên. Trong lúc ở London, người ta mua USD với giá 1,4741 DM, thì ở New York, người ta bán DM với giá 0,6783 USD. Người mua USD thì đẩy DM ra thị trường qua thanh toán. Người bán DM cũng đẩy DM ra thị trường qua việc chấp nhận thanh toán. Cả 2 trường hợp đều thu USD về, nhưng một bên thu bằng cách mua USD và một bên thu bằng cách bán DM. Đó là mối liên quan thứ nhất. Thứ hai, khi mua USD, nhà kinh doanh ở London trả 1,4741 DM cho 1 USD. Nói cách khác, tỷ giá giữa DM và USD là e1 = 1,4741/1, hay 1,4741. Khi bán DM ở New York, 240
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế người ta thu về từ mỗi đồng DM bán ra được 0,6783 USD/1. Như vậy tỷ giá giữa USD và DM là e2 = 0,6783/1. Chúng ta có thể viết lại: London: DM/USD = e1 = 1,4741 New York USD/DM = e2 = 0,6783 e2 là tỷ giá USD/DM tại New York. Người ta cũng có thể nói rằng e2 chỉ số USD thu được khi bán 1 DM. Như vậy khi hỏi một cách đơn giản rằng sẽ phải bán bao nhiêu DM, câu trả lời là: 1 1 Giá trị 1 USD = = =1,4741DM e2 0,6783 1 Như vậy kết luận là gì? = ei (9.5) e2 Nói khác đi, giá mua USD và trả bằng DM ở thị trường này là tương đương với 1 chia cho giá bán DM và thu bằng USD ở thị trường kia. Hoặc, tỷ giá DM/USD là bằng 1 chia cho tỷ giá USD/DM giữa 2 thị trường cùng mua bán qua lại 2 loại hàng hóa giống nhau là USD và DM. Chúng ta cũng có những nhận xét trong trường hợp còn lại. Đó là ý nghĩa của giá trị nghịch đảo giữa bên mua USD và bên bán DM trong quan hệ trao đổi giữa 2 ngoại tệ nói trên ở 2 thị trường. Trong các thị trường ngoại tệ lớn trên thế giới như Tokyo, New York, Frank Furt, London, Paris, tình hình mua bán theo giá nghịch đảo diễn ra khá chính xác như vậy. Các thị trường ngoại tệ nói trên luôn luôn tồn tại sự liên lạc mật thiết giữa các thương nhân thông qua điện thoại, telex và máy tính nối mạng. Giá bán của thị trường này ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định về giá mua ở thị trường kia, và sự chênh lệch trong giá nghịch đảo, nếu có, sẽ được cả 2 bên nhanh chóng điều chỉnh mỗi bên một ít, để cuối cùng kéo nó về tương đương. Cơ chế này là đặc trưng vận động thứ nhất của hoạt động mua bán trên các thị trường ngoại tệ lớn. b. Giá ngang hay đối chiếu Giá nghịch đảo (Reciprocal Prices) dùng cho việc nghiên cứu để quyết định giá mua bán trên thị trường cho 2 loại ngoại tệ. Khi phải quyết định giá bán hoặc mua với một ngoại tệ thứ 3, người ta buộc phải chọn giữa một trong 3 ngoại tệ làm chuẩn để bắc cầu cho sự tính toán giá cả của 2 ngoại tệ còn lại. Ta nhắc lại một chút về thí dụ nói trên: Thị trường Chuyển đổi từ qua Mua Bán London: DM/USD 1,4741 1,4800 New York USD/DM 0,6756 0,6783 Cũng vào buổi sáng của ngày 2 tháng 8 năm 1996 nói trên tại thị trường ngoại tệ Tokyo, các nhà kinh doanh ngoại tệ: - Mua USD với giá 107,28 Yen - Bán USD với giá 107,44 Yen Bây giờ giả sử, các thương nhân có thương vụ cần mua bán trực tiếp DM và Yen. Để tính ra giá trao đổi giữa 2 đồng tiền này, các nhà kinh doanh buộc phải dựa vào một đồng tiền thứ 3. Đồng tiền đó có thế là Pound Anh, Lira của Italy, không nhất thiết phải là một đồng tiền cố định nào. Tuy nhiên, vì có mối quan hệ mua bán với Mỹ nhiều, cả Mỹ và Nhật Bản đều tích trữ nhiều USD hơn các đồng tiền khác. Vì lý do đó, họ quan tâm đến tý giá đồng tiền của nước họ với USD mỗi ngày. Cho nên sử dụng đồng tiền USD làm trung gian tính toán trở thành tiện nhất. Lúc đó họ nhận thấy London: Mua 1 USD bằng 1,4741 DM Tokyo: Mua 1 USD bằng 107,28 Yen Nhật Như vậy: Giá mua làm cho 1,4741 DM = 1 USD = 107,28 Yen 1 DM = 72,7766 Yen 241
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Bên cạnh đó: London : Bán 1 USD thu về 1,4800 DM Tokyo Bán 1 USD thu về 107,44 Yen Giá bán sẽ làm cho: 1,4800 DM = 1 USD = 107,44 Yen Hay 1 DM = 72,5945 Yen Tùy theo mức độ cần của các thương nhân về loại tiền nào giữa 2 loại DM và Yen, giá bán và giá mua trên 2 thị trường sẽ nằm trong khoảng 72,5945 Yen/1DM cho đến 72,7766 Yen/1DM. Vì ngày nay, chi phí chuyển tiền số lượng lớn là cực kỳ thấp, nên giao dịch phí là không đáng kể, và do đó, cách tính trên là phương tiện để các đồng tiền khác nhau trên thế giới xác định tỷ giá so sánh lẫn nhau. Người ta gọi đây là cách tính giá ngang hay giá đối chiều (Cross Prices). Hai đồng tiền DM và Yen nhật được tính giá với nhau thông qua giá USD. Hầu hết các NHTW trên thế giới cũng dùng cách này đẻ phác thảo giá giao dịch giữa đồng tiền của họ với các đồng tiền còn lại. 9.2.2.1.3. Các loại thị trường ngoại tệ Tùy theo tính chất của giao dịch, thị trường ngoại tệ có 3 loại: a. Thị trường ngoại tệ đặt mua trước Loại hình phổ biến nhất là thị trường ngoại tệ đặt mua trước (Forward Exchange Markets). Đây là thị trường mua bán ngoại tệ, trong đó "ngoại tệ phải thanh toán" được giải quyết vào thời điểm sau. Để hiểu nó vận động như thế nào, chúng ta giả định rằng có một nhà nhập khẩu Việt Nam muốn nhập khẩu máy tính từ Nhật Bản. Công ty nhập khẩu này đã có hợp đồng bán lại máy tính này cho một công ty kinh doanh nội địa trong nước. Theo điều kiện hợp đồng, nó phải giao hàng sau 1 tháng, và do vậy, nó cần phải nhập máy tính chỉ trong 4 tuần lễ. Nếu hợp đồng cho phép công ty nhập khẩu thanh toán tiền hàng khi tàu cập cảng Việt Nam, nó sẽ có một trong 2 cách chuẩn bị để thanh toán tiền hàng. (1) Dùng VND mua Yen ngay từ bây giờ và ký gửi nó vào một tài khoản ngoại tệ ở Vietcombank. Chờ đến 4 tuần sau, khi tàu cập cảng, thì ký chứng từ chuyển tiền thanh toán cho phía Nhật hoặc (2) chờ cho đến khi tàu cập bến, sẽ mua Yen ngay lúc đó để trả nợ cho chủ hàng. Cách thử hai có thuận lợi là nó cho phép nhà nhập khẩu có đến 4 tuần thư thả chuẩn bị tiền VND để mua Yen vào cuối tháng. Nhưng nó cũng có sự bất tiện là nếu đồng Yen lên giá trong vòng 4 tuần lễ nói trên, công ty nhập khẩu sẽ thiệt hại không nhỏ. Để giải quyết tình hình này, hợp đồng mua ngoại tệ đặt trước cho phép nhà nhập khẩu được phép thanh toán đồng Yen 4 tuần sau bằng tỷ giá bây giờ. Trong trường hợp cả hai bên đều thống nhất rằng tỷ giá vào 4 tuần sau có nhiều khả năng biến động, đông Yen sẽ lên giá, họ có thể dự tính ngay từ bây giờ và ấn định tỷ giá thanh toán vào hợp đồng. b. Thị trường trao đổi trực tiếp Thị trương này mua bán ngoại tệ thông qua hình thức giao dịch trao đổi (Swap Transactions), trong đó, ngoại tệ được mua và bán cùng lúc, nhưng ngày giao nhận tiền của bên mua và bên bán khác nhau. Trong thí dụ vừa đề cập ở trên, nhà nhập khẩu của Việt Nam có thể áp dụng loại mua bán này để phục vụ cho thương vụ của ông ta. Nếu nhận định rằng đồng Yen với tỷ giá hôm nay là thấp, ông ta có thể tung tiền VND ra mua ở thị trường trao đổi này, nhưng giao ước với người bán là sẽ nhận đồng Yen vào 4 tuần sau. Tiền VND được trả vào bây giờ, và Yen được giao sau 4 tuần. Hoặc, nếu nhà nhập khẩu có sẵn Yen và vì còn 4 tuần nữa mới đến thời hạn thanh toán, trong khi ông ta cần tiền Việt Nam để sử dụng trong thời gian nói trên, ông ta có thể bán Yen ra vào ngày hôm nay thu lấy tiền mặt ở một tỷ giá ưu đãi nào đó với chủ thể mua (ngân hàng chẳng hạn). Với thỏa thuận rằng sẽ được quyền mua lại Yen vào 4 tuần sau với tỷ giá thống nhất vào hôm nay cho dù tỷ giá thực tế có lên xuống như thế nào. Buôn bán trên thị trường trao đổi giúp các nhà nhập khẩu chủ động được công việc và chi phí phải bỏ ra, không bị ảnh hường bởi sự lên xuống của tỷ giá. 242
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế c. Thị trường ngoại tệ tương lai Thị trường này có đặc điểm khá giống với thị trường ngoại tệ đặt mua trước. Nếu nhà nhập khẩu đã từng làm ăn và có uy tín trong quan hệ mua bán với các chủ thể kinh doanh ngoại tệ, ông ta hoàn toàn có thể mua Yen trên thị trường ngoại tệ tương lai (Foreign Fxchange Future Market). Cách làm khá đơn giản. Ông tìm một nhà kinh doanh ngoại tệ, thương lượng về việc mua Yen sau đúng một tháng kể từ hôm nay. Trong cuộc thương lượng, hai bên dự đoán và đi đến thống nhất về tỷ giá, số ngoại tệ sẽ giao dịch, số tiền VND phải trả cho một tháng sau. Sau đó, hai bên ký hợp đồng và người mua ngoại tệ đặt cọc. tiền đặt cọc từ mức 3% đến 25% tuỳ theo lượng ngoại tệ cần mua bán nhiều hay ít. Hợp đồng này có ít nhiều tính chất đánh cá lẫn nhau. Nếu đồng Yên lên giá, bên mua tức là nhà nhập khẩu sẽ được lợi, bởi vì tỷ giá đã chốt rồi và bên bán (nhà kinh doanh ngoại tệ) buộc phải bán Yen đúng với tỷ giá quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, nhà kinh doanh ngoại tệ dù sao vẫn có thể an ủi mình rằng, ông ta đã sử dụng số tiền đặt cọc để kinh doanh và nó thực sự đã tạo ra một ít lợi nhuận trong tháng nói trên. Ngược lại, nều đồng Yen sụt giá, bên bán được cả chì lẫn chài. Bởi vì ông ta vẫn sẽ bán ngoại tệ ra với giá đã cố định trong hợp đồng. Đó là một cái lợi. Cái lợi nữa là phần thu được từ việc sử dụng tiền đặt cọc để kinh doanh. Trong khi bên mua, nhà nhập khẩu, rơi vào tình trạng xúi quẩy. Vừa đã tốn tiền đặt cọc, vùa phải mua Yen với tỷ giá cao hơn thị trường. d. Thị trường mua bán đứt (giao ngay) Thị trường này (spot Market) mua bán và thanh toán sòng phẳng ngay tại chỗ khi chúng ta đi mua một món hàng bất kỳ. Bên giao đồng tiền này, bên giao đồng tiền kia theo giá thoả thuận vào thời điểm ấy. Thị trường Spot có cả mua bán nhỏ và mua bán lớn. Các nhà sản xuất nhập khẩu cần mua hoặc cần bán ngoại tệ ngay, không thể chờ đợi lôi thôi, vẫn mua bán ở thị trường này.Họ là những nhà mua bán lớn. những thành phần nhân dân khác mua hoặc bán nhỏ hơn từ vài chục đến vài trăm hay hàng ngàn đơn vị tiền nước ngoài. Spot là thị trường đa dạng, vừa bán lẻ, vùa bán sỉ ngoại tệ không như 3 loại thị trường trên. Nó có thành phần tham gia cực kỳ phong phú, từ các NHTG, tổ chức tài chính đến các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng, tiệm vàng và cá nhân Vì mua bán ngoại tệ trên thị trường này đều diễn ra sự đổi trác trực tiếp tiền mặt hoặc séc với séc hay séc với tiền mặt, nó còn được gọi là thị trường ngoại tệ tiền mặt. Cả 3 hình thức thị trường đã bàn ở trên, đến khi đáo hạn hợp đồng, đều phải kéo nhau ra thanh toán ở thị trường cuối cùng này. 9.2.2.1.4. Các loại rủi ro trên thị trường ngoại tệ Buôn bán hoặc đầu tư ngoại tệ không khác gì buôn bán hoặc đầu tư các loại chứng khoán nội địa, vì ngoại tệ cũng là trái phiếu của nước ngoài. Có rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến sự phá sản của chủ thể tham gia. Rủi ro phổ biến nhất là: a. Tỷ giá dao động Tỷ giá một khi dao động nó làm cho tài sản chuyển dịch nhiều nhất. Chuyển dịch từ người bán ngoại tệ sang người mua hoặc ngược lại. Thí dụ, một nhà xuất nhập khẩu Việt Nam có tình hình tài chính vào 2/8/1996 như sau: Có Nợ Tài khoản Việt Nam đồng 28 tỷ Nợ nước ngoài (USD) 3 triệu Tài khoản ngoại tệ (USD) 1 triệu Giá trị dòng: ? Vì giá trị dòng (Net Woth) là bằng tổng tài sản có trừ cho các khoản nợ nên, nếu vào ngày ấy, tỷ giá VND/USD là 11.200 thì giá trị ròng mà công ty này có được là: NT = 28 tỷ VND + (1 triệu USD × 11.200) - (3triệu USD × 11.200)= 5,6 tỷ VND Bây giờ, giả sử 1 tháng sau đồng USD lên giá. Tỷ giá VND/USD vọt lên 11.400, và tiếp sau đó 3 tháng nữa, tỷ giá vọt lên 12.000. Chúng ta thử xét xem với 2 tình huống này, tài sản của công ty xuất nhập khẩu này bị biến động ra sao: 243
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Trường hợp 1 Có Nợ Việt Nam Đồng 28 tỷ Nợ nước ngoài 3 triệu = 34.2 tỷ Ngoại tệ (1 triệu USD) 11,4 tỷ NT = 5.2 tỷ Σ: 39,4 tỷ Σ: 39,4 tỷ Như vậy, khi tỷ giá vọt lên 11.200 lên 11.400, tài sản ròng của công ty này chỉ còn 5,2 tỷ VND. Nó bay hơi mất 400 triệu VND đâu? Mất về phia công ty chủ nợ USD, tức là các chủ hàng mà nó chưa thanh toán 3 triẹ̀u USD tiền hàng. Trường hợp 2 Có Nợ Việt Nam Đồng 28 tỷ Nợ nước ngoài 3 triệu = 36 tỷ Ngoại tệ (1 triệu USD) 12 tỷ NT = 4 tỷ Σ: 40 tỷ Σ: 40 tỷ Với trường hợp 2, tài sản ròng của công ty chỉ còn 4 tỷ, thiệt mất 1,6 tỷ do tỷ giá biến động. Tuy nhiên, cần nói rằng tỷ giá tăng làm công ty bị thiệt bởi vì phải mất nhiều VND hơn để mua USD trả cho 3 triệu USD nợ nước ngoài, thì đồng thời, 1 triệu USD mà nó có trong tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng ngoại thương lại được tăng thêm giá trị từ (1 x 11.200) 11.2 tỷ VND lên 11,4 tỷ VND (trường hợp 1) và 12 tỷ VND (trường hợp 2). Chỉ có điều, lượng giá trị VND tăng thêm không bù nổi với lượng VND phải bỏ thêm ra để mua 3 triệu USD trả nợ, cho nên tài sản ròng của nó bị thiệt. Do vậy, nếu công ty có lượng USD bên tài sản có vừa đúng bằng lượng USD bên tài sản nợ, thì nó sẽ không bị ảnh hưởng gì từ việc thay đổi tỷ giá nói trên. Đương nhiên, nếu bên tài sản có công ty có nhiều USD hơn bên tải sản nợ, nó sẽ gia tăng được tài sản ròng từ việc tăng lên của tỷ giá. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là, nếu tỷ giá hạ thì sao? Thì công ty nào có nhiều USD tài sản nợ hơn bên tài sản sẽ được lợi. Công ty nào có nhiều USD bên tài sản có hơn tài sản nợ sẽ chịu thiệt hại. Trong tình hình khó mà dự đoán chính xác tỷ giá vào ngày mai, tuần sau sẽ là lên hay xuống do có quá nhiều nhân tố trong nước và đặc biệt là ngoài nước tác động đến, rủi ro bị mất tài sản ròng luôn luôn rình rập chung quanh các công ty xuất nhập khẩu. Mỗi lần tỷ giá biển động, có thể có nhiều công ty vui sướng vì được gia tăng tài sản ròng. Nhưng bên cạnh là các công ty khác đang méo mặt vì tải sản ròng của họ bị giảm sút nhanh chóng Do vậy, tỷ giá biến động là niềm vui cũng có thể là rủi ro của những người kinh doanh ngoại tệ. b. Chi phí cẩt giữ Dù là nhà kinh doanh ngoại tệ haỵ các chủ thể thỉnh thoảng mới mua hoặc bán như các công ty xuất nhập khẩu, nhân dân , cũng đều phải cất giữ không nhiều thì ít một số lượng ngoại tệ nhất định vào những khoảng thời gian nào đó. Một nhà kinh doanh hoặc các chủ thể nói trên vừa mua ngoại tệ (thí dụ như Yen Nhật) vào với giá 104,4 VND/1 Yen để chuẩn bị cho công việc ngày mai của h̉ọ. Đến sáng mai, mới qua 1 đêm, giá đồng Yen chỉ còn 103 VND/Yen. Ðó là rủi ro. Xuất khẩu hàng xong trong thời gian vài ngày, vài tuần, đôi khi cả tháng chờ thu tiền từ nước ngoài về, tỷ giá VND trên ngoại tệ của nước mua hàng sụt xuống cũng sẽ làm cho nhà xuất khẩu Việt Nam thiệt hại. Chi phí cất giữ không ngoại trừ ai có ngoại tệ. Tuy nó liên quan đến việc tỷ giá dao dộng, nhưng vì nó phụ thuộc vào thời gian cất giữ hoặc sở hữu tiền là chính, nó thuộc nhóm rủi ro vì cất giữ ngoại tệ. c. Chính sách thay đổi 244
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Chính sách của NHTW tác động nhiều mặt đến thị truờng ngoại tệ. Chỉ cần đưa ra một số hạn chế đại loại như về số lượng tối đa của mua bán hoặc sở hữu, cất giữ có thể làm cho giá ngoại tệ vọt lên ngay. NHTW của nước có ngoại tệ đang được mua bán trong nội địa cũng vậy. Nếu giữa lúc ở Việt Nam đang lên cơn sốt vi cần USD để nhập khẩu hàng hóa thiết bị, NHTW Hoa Kỳ (Fed) thắt chặt cung ứng USD.Vì chính sách điều tiết kinh tế hoặc tăng lãi suất tiền gửi và trái phiếu là đủ làm cho giá USD tại Việt Nam vọt lên ngay. Chính sách về ngoại thương cũng ảnh hưởng gián tiếp đến thị truờng ngoại tệ và mang đến cho nó cả rủi ro lẫn may mắn. Phần dưới đây sẽ giải thich thêm về loại rủi ro này. 9.2.2.2. Sự xác định tỷ giá trên thi truờng Vì ngoại tệ cũng là một loại hàng hóa và thị truờng ngoại tệ không khác gì thị trường tiền tệ trong 5 loại thị trường của thị truờng tài chính - tiền tệ, mọi quy luật đúng với các thị trường kia đều đúng với thị trường ngoại tệ. Tỷ giá của ngoại tệ, hay giá cả của nó theo đơn vị tiền trong nước được xác đinh bởi cung và cầu. Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường lại chịu tác động chủ yểu bởi ngoại thương. Cho nên, trước hết cần tìm hiểu về vai trò của ngoại thương đối với thị truờng ngoại tệ. 9.2.2.2 1. Ngoại thương và thị trường ngoại tệ Ngoại thương có hai khía cạnh liên quan: một là ngoại tệ và hai là thanh toán quốc tế. Chương X tiếp theo, sẽ bàn về ngoại thương và thanh toán quốc tế. Phần nay, xem xét vấn đề thứ nhất. Buôn bán với nước ngoài là bộ phận lớn tuyệt đối trong việc cung và cầu ngoại tệ. Khi bán hàng ra nước ngoài, các nhà xuất khẩu thu về ngoại tệ. Đây là nguồn cung chủ yếu cho thị trường, ngược lại khi cần nhập khẩu hàng hóa và thiết bị, các công ty nhập khẩu lại phải mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng. Bảng 9.3 cho thấy tình hình ngoại thương của nước Mỹ 16 năm từ 1980 đến 1995. Vì xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước khác và ngược Iại, cho nên, giữa hai nước tham gia nhất định phải có ít nhất một nước cần ngoại tệ. Nếu buôn bán giữa Hoa Kỳ va Nhật Bản chỉ đơn thuần thanh toán bằng đồng USD, thì Hoa Kỳ không cần ngoại tệ. Nhưng Nhật Bản phải cần. Ngược Iại, nếu buôn bán phải thanh toán bằng Yen Nhật thì Mỹ phải cần đến đồng Yen để trả cho hàng xuất nhập khẩu từ Nhật sang Mỹ. Ít có nước nào trên thế giới - nếu không nói là hoàn toàn không - có thể buộc các nước khác buôn bán với mình chỉ tiêu đồng tiền của nước mình. Do vậy, ngoại thương đòi hỏi các nước đều phải cần đến tiền của nước ngoài. Đó là lý do để thị trường ngoại tệ tồn tại. Bảng 9.3: Ngoại thương của Hoa Kỳ (1980-1995) về hàng hoá ngoại trừ dịch vụ (Tỷ USD) Năm 1980 81 82 83 84 85 86 87 Ngoại thương Xuất khẩu 220.6 233.7 212.2 200.5 217.9 231.1 217.2 254,1 Nhập khẩu 244.8 261.3 243.9 258.0 325.7 345.1 365.4 406.2 Thâm hụt thương -24.2 -27.6 -31.7 -57.5 -107.8 -132.1 -138.2 -152,1 mại 245
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Năm 88 89 90 91 92 93 94 95 Ngoại thương Xuất khẩu 322.4 363.8 393.6 200.5 448.2 456.8 502.5 574.9 Nhập khẩu 440.9 473.2 495.3 258.0 532.7 589.4 668.6 794.3 Thâm hụt thương -118.5 -109.4 -101.7 -57.5 -84.5 -132.6 -166.1 -174.4 mại Nguồn: Federal Reserve Bulletin From December 1981 to May 1996, P.A53 - A53 - A56 Ngoài ra, đầu tư của nước ngoài vào trong nước hoặc đầu tư trong nước ra nước ngoài cũng là những loại hình của ngoại thương và chuyển dịch vốn làm phát sinh nhu cầu hoặc gia tăng ngoại tệ. Năm 1995 xuất khẩu đã làm cho lượng ngoại tệ gia tăng ở Đức lên 98 tỷ DM. Ngoại thương ảnh hưởng tới thị trường ngoại tệ, bởi vì xuất khẩu tạo ra cung ngoại tệ và nhập khẩu là nhân tố chủ yếu tạo thành cầu ngoại tệ của thị trường. 9.2.2.2.2. Cung - cầu ngoại tệ và sự xác định tỷ giá hối đoái 246
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Biểu đồ 9.2 trình bày tình hình tỷ giá của USD so với tiền tệ của 4 nước công nghiệp hàng đầu thế giới từ năm 1980 cho đến giữa năm 1996. Tất cả các tỷ giá đều biến động rất dữ dội. Sự biến động này đến từ nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là cung cầu và sự can thiệp của NHTW. Khi chúng ta tạm không kể đến vai trò của NHTW, thì cung cầu là nhân tố quyết định giá cả ngoại tệ như các loại hàng thông thường. a) Tỷ giá do cung cầu ngoại tệ quyết định Chúng ta giả định rằng chưa có sự can thiệp của NHTW. Thị trường ngoại tệ trên biể́u đồ 9.3 cân bằng tại A. Ở mức này, cung ngoại tệ là đuờng SS đúng bằng cầu ngoại tệ là đường DD. Cung và cầu gặp nhau cho biết tỷ giá (thí dụ giữa VND/USD) là e1. e1 có thể bằng 11.150. Tình huống thứ nhất: cho rằng cung ngoại tệ đột ngột tăng. Có nhiều lý do có thể đưa đến việc này. Do xuất khẩu tăng, do đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn, do nhiều người, nhiều doanh nghiệp, trước đây cất giữ USD làm tài sản bây giờ mang ra bán. Cung tăng hơn mức bình thường đẩy đường SS lên SS1 (biểu dồ 9.3b). 247
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Trong khi nhu cầu USD gần như vẫn không đổi chung quanh Q1, lượng tăng lên của USD làm thi trường ngoại tệ bỗng trở nên thừa hàng hóa (USD). Sự thừa USD làm cho các nhà có nhu cầu mua thấy có nhiều cơ hội và nhiều nơi để mua hơn. Tất nhiên chọn nơi rẻ nhất. Để bán được hàng, các chủ thể có USD phải hạ giá nhằm cạnh tranh. Do vậy điểm quân bình của thị trường trượt từ A xuống B vì tỷ giá đã giảm từ e1 xuống e2. Quá trình ấy diễn ra không lâu. Sự giảm giá của USD làm cho xuất khẩu trở nên không lãi hoặc lãi ít hơn bởi vì một đồng USD đem về đổi ra VND đã hụt đi nhiều về lượng. Điều này làm cho họ không còn hứng thú xuất khẩu nhiều nữa mà chỉ làm cầm chừng. Kết quả, sau một thời gian cung USD lại giảm. Đồng thời với sự kiện ấy, mặt khác tỷ giá hạ (e1 xuống e2) lại làm cho việc sở hữu USD trở nên ít tốn chi phí hơn trước. Các nhà nhập khẩu được cơ hội ấy, ra sức nhập hàng. Cầu về USD lại tăng lên. Cung giảm từ SS1 xuống SS2, trong khi cầu tăng từ DD lên DD1 làm cho điểm cân bằng trở lại thành C vơi tỷ giá là e3 cao hơn tỷ giá e2 trước đây (biểu đồ 9.3c). Đây là cơ chế co dãn của tỷ giá khi cung biến động và sự tự điều chỉnh về cân bằng của thị trường. Tình huống thứ hai Cho rằng giữa lúc thị trường đang cân bằng tạm thời tại C thì nhu cầu về USD tiếp tục gia tăng. Sự gia tăng này có thể do nhu cầu về nhập khẩu tăng nhanh. Có thể có nhiều lý do để nhập khẩu tăng. (1) Nhân dân thích tiêu dùng xe ô tô của Nhật, đồ trang trí nội thât của Mỹ, hàng xa xỉ phẩm của Pháp nhiều hơn trước. (2) Các công ty nhập khẩu đã nhập hàng từ trước và nợ tiền nước ngoài theo hợp đồng trao đổi hoặc Forward. Nay đến lúc họ mua USD để trả nợ hợp đồng, hoặc (3) Lạm phát bỗng nhiên có triệu chứng tăng cao và nhân dân lo sợ. Họ cho rằng giữ của cái bằng cách mua vàng hoặc USD là tốt nhất và thế là đổ xô đi mua USD, v.v Ðường cầu về USD vọt lên DD3 trong lúc đuờng cung gần như không đổi là SS3. Sự tăng nhu cầu mua giữa lúc cung không tăng bao nhiêu vì xuất khẩu không tăng, sẽ làm USD lập tức khan hiếm. Sự khan hiếm càng làm cho người ta giành giật nhau mua và thế là giá cả USD bị đội lên liên tục. Ðiểm cân bằng vọt từ C Iên D.Và tỷ giá bây giờ đã là e4, cao hơn e3 rất nhiều (biểu đồ 9.3d). Diễn biến ấy cũng sẽ kéo dài không lâu. Bởi lẽ sự khan hiếm và lên giá của USD làm cho các nhà xuất khẩu cảm thấy đấy là cơ hội ngàn vàng. Khi trước xuất hàng hóa đi rất cực nhọc, đem USD về, mỗi đồng chỉ đổi được e3 VND (giả sử là 11.100). Nay, nếu đem về được 1 USD từ xuất khẩu, có thể bán lại và thu e4 VND (11.800) chẳng hạn. Mức lợi nhuận chắc chắn ấy làm cho các nhà xuất khẩu đua nhau 248
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế bán hàng ra nước ngoài và thu lấy USD về. Cung ngoại tệ lập tức tăng lên, giữa lúc cầu ngoại tệ có xu hướng giảm vì giá cao của USD sẽ làm cho điểm cân bằng nhanh chóng trở về E với giá cả USD đã tụt một ít từ e4 xuống e5 (biểu đồ 9.3e). Quy luật chung của cung cầu là khi nào cung lớn hơn cầu, tình trạng dư thừa ngoại tệ sẽ làm cho giá cả nó (tỷ giá) giảm đi. Ngược lại, khi nào cầu lớn hơn cung, có quá nhiều chủ thể muốn mua ngoại tệ, trong khi chỉ có một lượng rất ít ngoại tệ được cung cấp. Khan hiếm sẽ làm cho giá cả ngoại tệ tăng lên. Đó là với trường hợp thị trường ngoại tệ được thả nổi hoàn toàn cho cung cầu quyết định. Thế nhưng, chúng ta thừa hiểu rằng không có sự tồn tại của quy luật cung cầu tự nhiên thuần túy. Quy luật cung cầu khách quan ngoại tệ giống như các loại hàng hóa thông thường đều hoạt động thông qua bởi ý muốn chủ quan của các chủ thể tham gia thị trường như người bán, người mua - nhà kinh doanh và kẻ đầu cơ. Hệ quả tất nhiên là giá cả bị lái sang hướng khác với quy luật bản chất của nó. Điển hình của việc tác động đến cung và cầu ngoại tệ nhằm quyết định, hoặc can thiệp vào tỷ giá là các nghiệp vụ của NHTW, chủ thể đại diện cho nhà nước. b. Ngân hàng trung ương và sự điều chỉnh tỷ giá Trong thực tế, từ sau năm 1973, với chế độ tỷ giá linh hoạt, các NHTW của tất cả các nước đều gián tiếp quản lý tỷ giá ngoại tệ trên thị trường của đất nước mình. Điểm lý thú là trước năm 1973, tỷ giá của các nước được cố định theo USD, USD lại được cố định theo vàng (với mức 35 USD = 1 ounce vàng), sau 1973, với tỷ giá thả nổi (floating exchange rate), các nước điều tiết tỷ giá theo mục tiêu kinh tế của quốc gia. Thực chất cũng là cố định tỷ giá theo mục tiêu di động. Tỷ giá có liên quan chặt chẽ đến ngoại thương, tiêu dùng và sản lượng quốc gia. Vì tầm quan trọng cũng như sự liên quan chặt chẽ giữa nó với các biến động kinh tế vĩ mô, NHTW nào cũng phải can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết. Chúng ta khảo nghiệm sự dao động của tỷ giá khi có ảnh hưởng của NHTW bằng cách trở lại tình huống của biểu đồ 9.3a cho rằng vào thời điểm đang xét, USD là ngoại tệ có thể đại diện cho tất cả cá ngoại tệ khác. Tỷ giá giữa VND và USD được xem là tỷ giá chung của thị trường ngoại tệ. Thị trường đang đạt bình quân tại A với đường cung ngoại tệ S gặp đường cầu D. Cho biết lượng USD tổng cộng đang lưu hành trong thị trường ngoại tệ Việt Nam là 0.5 tỷ USD. Nhu cầu mua và sức cung gặp nhau với mức giá của 1 USD là tương đương 11.120 VND. Sự biến động của tình hình ngoại thương vì các tác nhân bên ngoài - đôi khi cả bên trong - là chuyện không có gì lạ. Giả sử xuất khẩu bỗng nhiên tăng lên do nhiều lý do: Đến mùa thu hoạch các loại nông sản: gạo, cà phê, cao su thô, hạt điều, đậu phộng nhân, chè trở nên nhiều và giá hạ. Các nhà xuất khẩu thấy có thể làm ăn được, thế là họ mua và chế biến để bán ra nước ngoài. Cũng có thể là xuất khẩu tăng vì chính sách của chính phủ thay đổi theo hướng kích thích sản xuất hướng ngoại. Quota được nới lỏng, thuế xuất khẩu được giảm hay 249
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh miễn hẳn Xuất khẩu cũng có thể tăng vì nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài vọt lên. Nhũng vụ mất mùa cà phê ở Brazil, Ấn Độ hay sản lượng cao su của Malaysia sụt giảm, đều là cơ hội để thế giới chú ý mua hàng của Việt Nam nhiều hơn. Hệ quả của xuất khẩu tăng, trong khi nhập khẩu không hoặc chưa tăng, làm ngoại thương trở nên thặng dư. Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, USD thu về nhất thời thừa hơn nhu cầu cần cho nhập hàng từ nước ngoài. Biểu đồ 9.4a cho thấy do sự thừa này, lượng ngoại tệ ngoài thị trường vọt lên 0,7 tỷ USD. Đường cung S tăng lên đến vị trí S’ trong lúc cầu gần như không đổi đẩy điểm cân bằng tụt từ A xuống B. Chúng ta cũng hiểu rằng việc thừa USD sẽ làm cho giá cả của nó giảm đi. Vì sao giảm? Quy luật cung cầu giải thích rằng sự dư thừa bất kỳ loại hàng hóa nào, bao giờ cũng tạo ra 2 thái độ. (1) Về phía người mua, dư thừa hàng hóa cho họ thấy rằng có quá nhiều chỗ và quá nhiều hàng hóa để mua hơn mức bình thường. Vì vậy, chỉ nên chọn nơi nào rẻ nhất để mua. Khi mọi người đổ xô đến nơi rẻ để mua, các nơi bán khác muốn bán được hàng buộc phải hạ giá theo nơi rẻ, thế là cạnh tranh hạ giá bắt đầu và giá hàng hóa sẽ liên tục giảm cho đến khi không còn tình trạng dư thừa. Hơn nữa, (2) về phía người bán, dư thừa USD sẽ làm cho tốc độ bán của họ bị chậm lại, trong lúc cung USD tiếp tục tăng, để bán cho được hàng, từ tâm lý họ cũng có ý thức phải giảm giá. Biểu đồ 9.4a cho thấy khi cung tăng lên 0,7, điểm quân bình sẽ trượt xuống B và giá USD chỉ còn 11.050VND cho 1USD. Nếu NHTW thấy rằng tình hình đó là nằm trong ý định và sẽ không can thiệp, và tỷ giá sẽ lại được điều chỉnh tự động theo cơ chế của cung cầu như chúng ta vừa nghiên cứu ở phần trên. Nhưng các NHTW đều biết, nếu nó không can thiệp vào thị trường, thặng dư thương mại và USD sẽ làm cho xuất khẩu giảm dần và nhập khẩu tăng lên vì tỷ giá hạ. Điều đó, có thể có hại cho các nỗ lực kích thích xuất khẩu, chính phủ phải lên tiếng, NHTW đã điều tiết thị trường ngoại tệ. Có hai thời điểm can thiệp: * Can thiệp sau diễn biến: có thể vì những lý do mà chỉ có NHTW mới giải thích được, hoặc có thể vì những mục tiêu của chính sách tiền tệ mà nó đang theo đuổi như chống lạm phát chẳng hạn, NHTW chấp nhận để tỷ giá sụt cho đến mức 11.050 VND/USD, hoặc cho đến khi mọi người nhận thấy vì sự lên giá VND đã bóp chết xuất khẩu trong khi đường phố thì tràn ngập hàng hóa nhập từ nước ngoài. NHTW can thiệp bằng cách nào. Tỷ giá hạ và VND lên giá là do USD trở nên thừa. Vậy muốn tăng tỷ giá trở lại (nghĩa là phá giá VND) điều cần thiết là phải chấm dứt tình trạng thừa này. Nó chấm dứt bằng cách tung tiền VND từ kho ra mua USD trên thị trường trao đổi. Đồ thị 9.4b cho thấy rằng ngay khi nó tung tiền ra mua USD, đường cầu USD lập tức vọt từ D lên D’. Đầu tiên, đường cầu vọt từ D lên D’ giữa lúc lượng cung nhất thời không đổi ở mức 0,7 tỷ USD, điểm cân bằng sẽ từ B vọt lên C’ (giao điểm giữa mức cung 0,7 tỷ USD và đường cầu mới D’). do hành động can thiệp bất ngờ của NHTW, C’ cho biết tỷ giá vọt lên 11.150 VND/USD từ mức chỉ 11.050 VND. Tỷ giá tăng trở lại bất ngờ đã làm cho các nhà nhập khẩu chùn bước. Trong khi đó thì ngoại tệ tiếp tục được cung ứng thêm một phần vì các hợp đồng xuất đã giao hàng rồi và nay chỉ thu tiền về. Mặt khác, USD lên giá đột 250
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế ngột làm cho những người cất giữ USD lâu nay, thấy có lợi và đem nó ra bán. Cuối cùng, sự lên giá USD làm các nhà xuất khẩu phấn chấn trở lại, họ tăng xuất và thu được thêm ngoại tệ từ những hợp đồng đã có sẵn. Cả 3 nguyên nhân trên sẽ làm cho cung USD trên thị trường từ từ tăng lên 0,9 tỷ USD. Sự tăng thêm cung làm điểm cân bằng từ C’ lùi xuống C, thị trường hài hòa ở tỷ giá 11.100 cho 1 USD. Mức này thấp hơn tỷ giá đột ngột khi NHTW can thiệp (người ta còn gọi là tỷ giá phản ứng), nhưng cao hơn mức tỷ giá bị mọi người phản đối là 11.050 VND/USD. * Can thiệp tức khắc: Lối can thiệp thứ hai là lối can thiệp ngay khi tình hình thặng dư ngoại thương xảy ra, không đợi cho đến khi USD đã giảm giá quá nhiều. Cách làm này đòi hỏi các NHTW phải phản ứng nhanh theo tình hình ngoại thương, chứ không chạy theo chuyện đã rồi. Người ta cũng gọi đây là biện pháp can thiệp để ổn định (Intervention For Stability). Nó được tiến hành nhằm giữ cho tỷ giá không biến động hoặc chỉ biến động nhẹ khi ngoại thương chuyển từ cân bằng sang thặng dư hoặc ngược lại. Biểu đồ 9.4c, cho thấy rằng khi xuất khẩu có triệu chứng tăng mạnh, ngoại thương bắt đầu thặng dư. Để giữ cho tỷ giá khỏi tụt nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ xuất khẩu, khi đường cung USD bắt đầu tăng từ S lên S’, lượng cung tăng đến đâu, NHTW phải tung tiền đồng Việt Nam và mua hết USD thừa đến đấy, nghĩa là liên tục đẩy đường cầu D’ chạy theo cung S’, với việc di chuyển cầu theo cung bằng cách can thiệp thường xuyên để chống dư thừa USD, NHTW sẽ có thể giữ điểm quân bình A di chuyển trên một đường thẳng (hoặc gần thẳng) song song với trục hoành ở mức tỷ giá không đổi là 11.120 VND/USD. Đó là hai biện pháp chống sự sụt tỷ giá, hay đơn giản hơn, chống sự lên giá đồng tiền nội địa ( nghĩa là sự giảm giá ngoại tệ -USD ) để bảo vệ và khuyến khích xuất khẩu. NHTW cũng thường phải can thiệp theo chiều ngược lại để chống sự tăng tỷ giá quá nhanh. Bởi vì sự tăng tỷ giá quá nhanh , đồng nghĩa với sự mất giá nhanh của đồng tiền nội địa. Khi đồng tiền nội địa mất giá nhanh, có 2 hậu quả xảy ra trước kéo theo nhiều hậu quả khác, đó là: (1) Lạm phát giá cả hàng hóa nhập khẩu. Và khi giá cả hàng hóa nhập khẩu leo thang nó kéo theo sự lên giá tất cả những hàng hóa nội địa được sản xuất ra từ những nguyên liệu nhập ngoại, hoặc hàng hóa có liên quan đến hàng nhập. Thí dụ như xăng dầu lên giá ở các nước vào năm 1989- 1990, vì khủng hoảng vùng Vịnh đã làm cho hầu như tất cả hàng hoá khác đều lên giá vì giá vận chuyển lên. (2) Các nhà đầu cơ sẽ có khuynh hướng giữ ngoại tệ lại như tài sản sinh lời, vì mỗi ngày cất giữ ngoại tệ là mỗi ngày được lãi do tỷ giá tăng nhanh. Tỷ giá tăng nhanh khi nào? Khi ngoại tệ khan hiếm do cầu ngoại tệ tăng bất thường cao hơn sức cung ngoại tệ. Cầu ngoại tệ tăng khi ngoại thương thâm hụt vì đòi hỏi nhập khẩu vẫn tiếp tục ở mức cao. Đòi hỏi nhập khẩu có nghĩa là đòi hỏi về ngoại tệ. Cầu ngoại tệ cũng tăng khi xuất khẩu giảm đột ngột, hoặc tình trạng đầu cơ ngoại tệ diễn ra ở mức quy mô. Ngoài ra, ngoại tệ cũng có thể khan hiếm do chính sách thắt chặt cung ứng tiền của NHTW các nước ngoài. NHTW giải quyết bằng cách tung ngoại tệ ra thị trường Spot hoặc Swap để bán. Biểu đố 9.4d giải thích rằng khi cung ngoại tệ nhất thời ở mức 0,5 tỷ USD, cung và cầu gặp nhau ở A cho biết tỷ giá giữa VND và 1 USD là 11.120. Sự tăng cầu đột ngột từ D lên D' trong lúc mức cung vẫn ở 0.5 tỷ của thị trường sẽ làm cho tỷ giá vọt lên 11.400 VND/1USD đẩy điểm cân bằng lên B'. 251
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh * Nếu NHTW tung ngoại tệ ra bán ở mức vừa phải, cung ngoại tệ tăng từ 0,5 lên 0,7 tỷ USD sẽ làm cho điểm cân bằng giữa S và D’ trượt từ B' xuống B. Tỷ giá đã hạ chút ít: từ 11.400 xuống 11.150 vì khan hiếm đã giảm đi. * Trong trường hợp NHTW can thiệp tức khắc, ngay khi tỷ giá vừa lên, cầu càng tăng nó càng tung nhiều ngoại tệ ra bán ở thị trường giữa. Hậu quả song trùng (vì ngoại tệ được tung ra làm tăng cung ngoại tệ, và đổi lại VND bị rút về do NHTW thu được từ việc bán nói trên) sẽ làm cho tiền VND khan hiếm hơn, ngoại tệ càng thừa. Đường cung sẽ tăng đáng kể từ S lên S' và với mức cung bằng mức cầu ở 0.9 tỷ USD, điểm cân bằng sẽ là A' với tỷ giá gần như không đổi ở mức 11.120 VND/USD Từ năm 1985 đến năm 1991, các NHTW ở các nước công nghiệp như Ngân hàng Nhật Bản, Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ Deutsche Bundesbank đã liên tục can thiệp để cứu sự sụt giá của USD. Theo thỏa ước Plaza, từ ngày 1 tháng 1 năm 1985 đến ngày 2 tháng 2 năm 1987, hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã cố gắng thu hẹp USD bằng cách bán ra Yen và DM, cùng với Ngân hàng Nhật và Deutsche Bundesbank mua USD để làm giảm lượng dư thừa. Từ ngày 22 tháng 2 năm 1987 cho đến 31 tháng 12 năm 1989, theo thỏa thuận Louvre, Ngân hàng Nhật và Deutsche Bundesbank tiếp tục cùng với Fed mua USD vào và tung DM, Yen Nhật ra thị trường nhiều hơn để ổn định thương mại trong nội bộ G7. Sau thỏa thuận Louvre, từ ngày 1 tháng 1 năm 1990 cho đến 31 tháng 12-1991, quá trình can thiệp vẫn tiếp diễn. Nhờ thế, các năm 1989-1990 và 1992-1993, đồng USD đã ít nhiều lên giá trở lại, sau khi tụt giá lên tục và thảm hại từ cuối năm 1985 đến năm 1989 (biểu đồ 9.1). Bảng 9.4: Can thiệp tiếp để điều tiết tỷ giá của NHTW Đức (Deutsche Bundesbank) từ năm 1974 đến tháng 4/1996 (Tỷ DM) Năm 1974 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 Chỉ số Mua ngoại tệ 8,3 8,4 20,3 1,7 Bán ngoại tệ 2,8 2,1 5,2 24,6 3,1 2,0 0,7 Năm Tháng Tháng 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 5/1996 6/1996 Chỉ số Mua ngoại tệ 8,7 38,7 9,9 1,1 63,6 6,3 9,0 Bán ngoại tệ 30,6 2,0 16,6 -1,0 -0,7 Nguồn: Deutsche Bundesbank Monthly Report March 1996 - p.12 252
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Bảng 9.4 cho chúng ta thấy tình hình can thiệp vào tỷ giá ngoại tệ của Deutsche Bundesbank từ năm 1974 cho đến quý 1 năm 1996. Mua và bán trên thị trường ngoại tệ là cách thức quản lý gián tiếp tỷ giá của NHTW. Từ khi Bretton Woods sụp đổ vào tháng 3 năm 1973, phương thức quản lý tỷ giá trực tiếp theo kiểu cố định (Fixed exchange rate) gần như đã đi vào dĩ vãng. Ngay cả với các NHTW nhạy cảm và lo lắng nhất đến vấn đề lạm phát như Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Pháp, cũng từ bỏ tỷ giá cố đinh bởi vì nó cứng nhắc, máy móc và hạn chế tình hình hoạt động điều chỉnh của ngoại thương và cán cân thanh toán. Tỷ giá thả nổi có quản lý gián tiếp bằng phương pháp can thiệp (intervention) mua và bán ngoại tệ như trên, đã trở thành phổ biến cho hầu hết các NHTW. 9.2.2.2.3. Những hạn chế của tỷ giá thả nổi Dưới ảnh hưởng và sự vận hành của chế độ tỷ giá cố định, tất cả những thay đổi không cân bằng về dự trữ vàng của thế giới, hoặc dự trữ vàng ở các nước tham gia ngoại thương sẽ được các nước chủ động điều chỉnh đưa bất ổn trở lại cân bằng. Vàng sẽ chảy từ nước bị thâm hụt thương mại sang các quốc gia đối tác thặng dư về thương mại. Trong hệ thống Bretton Woods, những nước bị thâm hụt thương mại (xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu, cầu ngoại tệ lớn hơn cung, tiền nước ngoài lên giá, tiền nội địa mất giá) buộc phải thắt chặt cung ứng tiền nội đia với sự hỗ trợ của IMF để chống sự mất giá đồng tiền. Song song với điều này, các quốc gia thặng dư thương mại phải tăng cung ứng tiền của họ, ngăn chặn sự lên giá. Một bên nỗ lực chống sự mất giá một bên nỗ lực kìm sự lên giá. Quá trình đó sẽ dẫn đến việc tỷ giá nhanh chóng được thiết lập trở lại vi trí cân bằng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, quốc gia thặng dư về thương mại gia tăng cung ứng tiền, buộc phải chấp nhận lạm phát. Trong khi quốc gia đối tác bi thâm hụt phải thắt chặt cung ứng tiền, nghĩa là đưa đất nước vào trì trệ và suy thoái để bảo vệ sự ổn đinh của tỷ giá, một bên lạm phát, một bên thì trì trệ. Ðó là những cái giá phải trả hay là luật chơi của chế độ tỷ giá cố định. Cán cân thanh toán quốc tế cân bằng là điều kiện của chế độ nói trên. Do yêu cầu này, việc bành trướng tiền tệ của quốc gia thặng dư thương mại, thứ nhất, đã gây ra lạm phát. Thứ 2, khi cung ứng tiền tăng lên làm hạ lãi suất và kích thích vốn tràn ra nước ngoài đầu tư để tìm những cơ hội có lợi tức cao hơn. Điều này lại thúc đẩy những quốc gia được đầu tư phải tăng cung ứng tiền theo. Lạm phát bắt đầu diễn ra ở các nước này. Như vậy, quốc gia thặng dư thương mại - để bảo vệ tỷ giá - đã xuất khẩu lạm phát. Nếu quốc gia thâm hụt thương mại - ngược lại - là một quốc gia có tiềm lực kinh tế đáng kể, hệ thống Bretton Woods yêu cầu nó phải thắt chặt cung ứng tiền, chấp nhận tình trạng suy thoái để bảo vệ tỷ giá. Sự thắt chặt cung ứng tiền của nó sẽ làm lãi suất tài sản và đầu tư tăng cao. Lãi suất tăng lên sẽ thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào đầu tư. Kết quả là để tự bảo vệ. Các quốc gia buộc phải tăng lãi suất theo và nền kinh tế của họ lần lượt rơi vào tình trạng trì trệ. Suy thoái đã được xuất khẩu từ nước lớn có thâm hụt thương mại sang các nước nhỏ hơn. Đó là tình hình của Hoa Kỳ và thế giới từ năm 1969 đến 1973. Có thể nói rằng, khi chọn sự ổn định tỷ giá làm ưu tiên số 1, như các nước trên thế giới dưới thỏa thuận Bretton Woods đã làm từ năm 1944 đến tháng 3 năm 1973. Hoặc như một vài nước trên thế giới chú trọng quá mức đến vấn đề ổn định lạm phát hiện nay. có nghĩa là buộc phải hy sinh tăng trưởng nhanh, chấp nhận trì trệ, thất nghiệp và suy thoái trong một thời gian dài. Đó là những hạn chế của chế độ tỷ giá cố định (Fixed exchange rate). Bên cạnh đó, tỷ giá thả nổi (Floating exchange rate) cũng có những luật chơi nhất định. Cơ chế này cho phép cán cân thanh toán dao động trở lại cân bằng một cách tự nhiên theo quy luật cung cầu. Thâm hụt ngoại thương sẽ làm cho đồng tiền của một nước trở nên mất giá hơn, ngược lại đất nước thặng dư thương mại sẽ thừa ngoại tệ và đồng tiền nội địa sẽ lên giá một cách tự nhiên. Có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất khi tỷ giá không được gián tiếp điều tiết phù hợp với các chương trình kinh tế trong nước, những quốc gia thâm hụt thương mại sẽ có một đồng tiền mất giá, lạm phát cao hơn và đời sống của nhân dân trở nên đắt đỏ và khó khăn. Quốc gia thặng dư với đồng tiền lên giá hoặc giữ cố định tỷ giá sẽ có mức lạm phát 253
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh thấp. Tuy nhiên, xuất khẩu trì trệ và nền kinh tế không có sức bật tăng trưởng, vì ngoại thương không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài. Trong cả hai trường hợp, sẽ có nhiều sức ép đối với các nhà làm chính sách, và do đó sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại tệ sẽ trở thành vấn đề tất nhiên. Tỷ giá thả nổi có quản lý là yêu cầu của hầu như tất cả các nền kinh tế trên thế giới từ sau những năm 1973. Thế nhưng sự can thiệp có những mặt trái nhất định của nó. Một NHTW thiên về hướng chú trọng kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ không cho phép đồng tiền nội địa lên giá, mà phá giá nó từ từ một cách có kế hoạch, để tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước đối với bên ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất bành trướng nhanh hơn. Bảng 9.5 cho thấy hầu hết các nước Châu Á đang công nghiệp hoá trong danh sách dưới đây đều có quá trình phá giá tiền tệ rất nhiều lần. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ gần như phá giá liên tục suốt 14 năm qua để hỗ trợ cho sản xuất hướng về xuất khẩu. Điều quan trọng là khi NHTW phá giá tiền nội địa từ từ, cái được của nó là nền kinh tế có sức bật tốt, tăng trưởng nhanh, công ăn việc làm liên tục được mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Cái mất của nó là trong nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, lạm phát sẽ dao động ở mức cao nhất là từ 5 đến 12% mỗi năm như Hàn Quốc. Những NHTW quá nhạy cảm với vấn đề lạm phát và xem việc ổn định giá cả là mục tiêu số 1, sẽ tìm mọi cách gián tiếp và đôi khi trực tiếp, để giữ chặt tỷ giá, không cho nó dao động. Hệ quả tất yếu là tuy lạm phát ở mức thấp, dưới 5%, và thậm chí có thể rơi vào giảm phát, nền kinh tế bị thắt chặt cung ứng tiền. Lãi suất cao sẽ giết khả năng cho vay của ngân hàng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, bởi chi phí phải trả cho vốn trở thành gánh nặng đối với giá thành. Sản xuất rơi vào trì trệ. Thất nghiệp gia tăng tạo thêm nhiều hậu quả xã hội một cách lâu dài, đặc biệt là nên kinh tế rơi dần vào suy thoái và lãng phí tiềm năng. Bảng 9.5: Tỷ giá hối đoái của một số nước đang công nghiệp hóa ở Châu Á (1983- tháng 6 - 1996) Năm 1983 84 85 86 87 88 89 Quốc gia Hàn Quốc 776,0 807,9 861.9 884.6 825.9 734.5 674,3 won/USD Malaysia 2.32 2.34 2.48 2.58 2.51 2.61 2.71 Ringgit/USD Đài Loan 39.4 39.6 39.8 37.8 31.7 28.6 26.407sing Twdollar/USD Singapore 2.11 2.13 2.20 2.17 2.10 2.01 1.9511 Dollar/USD Hồng Kông 7.25 7.81 7.79 7.80 7.79 7.80 7.8008 Dollar/USD Ấn Độ 10.0 11.3 12.3 12.5 12.9 13.9 16.213 Rupee/USD Trung Quốc 1.98 2.33 2.94 3.46 3.73 3.73 3.76763 Yuan/USD Năm Tháng 6- 90 91 92 93 94 95 Quốc gia 1996 Hàn Quốc 710.6 736.7 784.5 805.7 807.0 772.8 781.3 won/USD Malaysia 2.70 2.75 2.54 2.57 2.62 2.50 2.542 Ringgit/USD 254
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Đài Loan 26.9 26.7 25.1 26.4 26.5 26.5 27.4 Twdollar/USD Singapore 1.81 1.72 1.62 1.61 1.52 1.41 1.4095 Dollar/USD Ấn Độ 17.5 22.7 28.1 31.3 31.4 32.4 34.485 rupee/USD Hồng kông 7.79 7.77 7.74 7.73 7.73 7.73 7.7325 Dollar/USD Trung Quốc 4.79 5.33 5.52 5.77 8.64 8.37 8.3495 Yuan/USD Nguồn: Federal reserve Bullentin from December 1984 to July 1996-P.A66-A68-A70 Những cái giá phải trả trong cả hai trường hợp trên là mặt hạn chế của chính sách tỷ giá thả nổi với sự can thiệp của NHTW. Tất nhiên, kinh tế học đã chứng minh rằng mọi sự thành công đều có giá của nó. Vào giai đoạn một, thế giới nhìn về khuynh hướng này một cách khá dè dặt, người ta tỏ ra nghi ngờ liệu các nước có thể xóa đi những khác biệt về quyền lợi kinh tế, sức mạnh của sản xuất và đồng tiền, để tiến tới những sự thống nhất về thương mại và tiền tệ hay không. Đó là chưa nói đến những khác biệt lớn hơn về văn hóa, biên giới quốc gia, và bản sắc dân tộc. Nhưng sự tiến triển thận trọng và chắc chắn của quá trình nhất thể hóa EC đã dần dần củng cố thêm niềm tin cho thế giới, và việc xóa bỏ mâu thuẫn để tiến tới hình thành các cộng đồng khu vực. kể cả những hy vọng về việc nhất thể hóa với quy mô toàn cầu vì lợi ích chung. liên kết khu vực về kinh tế đã trở thành xu thế từ thập niên 70, 80. Từ giác độ chính trị và nhà nước, liên kết kinh tế không phủ định nhà nước, mà trái lại nó củng cố vai trò chính trị của nhà nước bằng việc hội nhập kinh tế giữa các thể chế chính trị khác nhau, và giải quyết những mâu thuẫn giữa các láng giềng. về phương diện kinh tế, liên kết khu vực hình thành những thị trường liên quốc gia mà ở đó có những đồng tiền được thừa nhận trong thanh toán như đối với các địa phương của một nước. Khái niệm tỷ giá trở thành lu mờ dần trong tiến trình thống nhất thị trường, tiến tới thống nhất tiền tệ này, nhường chỗ cho một thuật ngữ tiền tệ quốc tế. Để hiểu những đồng tiền có khả năng thanh toán cho nhiều quốc gia của một khu vực hoặc nhiều khu vực trên thế giới, thâm nhập vào thế giới như thế nào, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu những khái niệm cơ bản về tiền tệ quốc tế. Tiết 2 sẽ đi vào đầu mối của việc hình thành đồng tiền chung là các liên kết quốc tế, tiết 3 sẽ cung cấp thông tin về các đơn vị tiền tệ quốc tế hiện nay, và tiết 4 chúng ta nghiên cứu về các thiết chế tài chính quốc tế hiện đang phục vụ và điều hành các đồng tiền chung này. 9.2.2.3.1. Khái niệm về tiền tệ quốc tế a. Khái niệm Khi biên giới giữa các quốc gia còn tồn tại, đồng tiền của một nước bất kỳ nào có khả năng thanh toán, trao đổi hoặc được chấp nhận ngoài lãnh thổ nước đó đều được xem là tiền tệ có khả năng thanh toán quốc tế hay tiền tệ quốc tế. b. Lịch sử một số đồng tiền quốc tế Với cách xác định như thế trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã từng có nhiều loại tiền tệ quốc tế. Từ thời trung cổ cho đến thế kỉ XVI, tiền vàng La mã, Pháp và Anh đã được lưu hành ở nhiều lãnh địa khác nhau (ngoài 3 nước trên) ở ven Địa Trung Hải và Tây Âu. Đây là hình thức khởi đầu của tiền tệ quốc tế. Từ thế kỉ thứ XVII đến thế kỉ thứ XIX các nước châu Âu phát triển như Anh quốc, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, thi nhau xâm chiếm các vùng phát triển kém hơn ở phần còn lại của thế giới làm thuộc địa. Ở các xứ thuộc địa, hầu như tất cả các nước thực dân đều áp đặt sự lưu hành đồng tiền của nước họ. Indonesia vào thời thuộc Hà Lan phải 255
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh sử dụng đồng tiền của Hà Lan trong thanh toán và trao đổi, Đông Dương thời thuộc Pháp phải sử dụng tiền của Pháp. Đặc biệt vào thời kỳ vàng son của thực dân Anh, thời kỳ nước Anh có thuộc địa khắp nơi trên thế giới, đồng bảng Anh (Pounds sterning) là đồng tiền mạnh nhất trên thế giới, bởi vì 1/3 thế giới phải sử dụng đồng tiền này trong thanh toán. Đó là thí dụ điển hình xa xưa, với ý nghĩa đầy đủ về khái niệm tiền tệ quốc tế. Đầu thế kỉ XX cho đến năm 1944, đồng tiền của các nước thực dân tiếp tục là tiền tệ của các nước thuộc địa. Sau chiến tranh thế giới thứ II, với sự quật khởi của phong trào giải phóng dân tộc và chiến tranh giành độc lập của các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh, đồng tiền của các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hà Lan dần dần không còn khả năng lưu hành ở các nước một cách chính thức. Thời kì áp đặt lưu hành đồng tiền của một nước lên một nước khác thực sự chấm dứt. Kế tiếp với sự ra đời của thoả thuận Bretton Woods, đồng USD của Hoa Kỳ với lợi thế là một nền kinh tế mạnh nhất thế giới sau chiến tranh, có khối lượng thương mại quốc tế, đầu tư, viện trợ ra nước ngoài lớn nhất đã trở thành đồng tiền được nhiều nước cất giữ làm dự trữ và có khả năng thanh toán ngoại thương rất cao. USD trở thành đồng tiền quốc tế cho đến nay. Với sự trỗi lên của Nhật Bản, Tây Đức về nền kinh tế, tuy không còn mạnh như trước, nhưng Anh, Pháp, Ý vẫn là các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Những nước này với khối lượng sản xuất và buôn bán lớn tiếp tục giữ cho đồng tiền của họ (Deutsche Mark - Yen - Pounds sterning - French Franc - Lira ) có những khả năng trao đổi một cách hạn chế ngoài lãnh thổ của họ. Cuối cùng xu hướng nhất thể hoá Châu Âu và một số các khu vực khác cũng manh nha cho ra đời đồng tiền chung. Phần dưới đây sẽ phân tích sâu hơn về xu thế này. c. Điều kiện trở thành tiền tệ quốc tế Một nước không thể bằng ý kiến chủ quan đồng tiền của mình trở thành tiền tệ quốc tế là có thể làm cho tiền trong nước được người ngoài nước chấp nhận. Để đồng bản tệ có sức thanh toán ngoài nước, nghĩa là được nhân dân nước ngoài, các nền kinh tế nước ngoài thừa nhận, cất giữ, lưu hành và trao đổi hàng hoá, đồng tiền quốc gia ấy phải được hỗ trợ 1 trong 2 điều kiện: C1. Cưỡng chế nhân dân nước ngoài chấp nhận. Đó là thời kì tồn tại chế độ thực dân trước năm 1945. Chính quyền của các nước thực dân Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Tây Ban Nha dùng vũ lực cưỡng bức các dân tộc thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh phải mua bán trao đổi bằng đồng tiền của “chính quốc” tức là đồng tiền của nước họ. Bằng biện pháp cưỡng chế đồng Pounds sterning của Anh, đồng French Franc của Pháp, Lira của Italy, Peseta của Tây Ban Nha, Guilder của Hà Lan, đã được lưu hành chính thức như tiền tệ của nhiều nước khác nhau, ngoài các nước kể trên. Đó là điều kiện thứ nhất. C2. Được nhân dân nước ngoài tự nguyện chấp nhận Từ năm 1945 đến nay không còn tồn tại điều kiện nói trên nữa. Tiền tệ chỉ được nhân dân các nước khác thừa nhận hoặc không thừa nhận trên cơ sở của tự nguyện mà thôi. Đứng trên giác độ nhà nước, mỗi quốc gia sau năm 1945 chỉ có 1 đồng tiền duy nhất được chính thức lưu hành theo luật định mà thôi. Do vậy, những đồng tiền nước ngoài chỉ lưu hành một cách không chính thức. Không có quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận 2 đồng tiền cùng lưu hành chính thức trên cùng 1 lãnh thổ. Nhưng ngay cả để được chấp nhận không chính thức như thế cũng là cả một vấn đề khó khăn. Thông thường chính quyền và nhân dân các nước chỉ chấp nhận 1 đồng tiền nước ngoài làm phương tiện dự trữ mua bán, hoặc lưu hành khi và chỉ khi nó thực hiện được những chức năng như tiền bản địa. Nghĩa là, tối thiểu nó phải: - Chuyển đổi qua lại với đồng tiền bản địa dễ dàng và phí chuyển đổi thật thấp. - Có thể mua hàng trực tiếp khi cần thiết. - Có thể giữ làm tài sản mà không sợ bị mất giá trị. Tính chất thứ nhất làm cho đồng tiền nước ngoài không khác gì tiền bản xứ. Nhưng để đồng tiền nước ngoài có thể chuyển đổi dễ dàng qua tiền trong nước, hoặc tiền trong nước có 256
- Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế thể chuyển dễ dàng sang tiền nước ngoài mua một loại hàng hóa, thì tiền nước ngoài, thứ nhất phải có ích lợi và giá trị cụ thể cho nhân dân. Thứ hai, nó phải được hầu như tất cả mọi người sẵn sàng chấp nhận trong lưu thông. Yếu tố thứ nhất đòi hỏi tiền nước ngoài phải được xác định bằng giá trị các đơn vị tiền trong nước. Yếu tố thứ hai gắn liền với tính chất tiền nước ngoài phải mua được hàng hay hàm chứa những giá trị của bản thân hàng hóa. Nhiều nước ngày càng chấp nhận USD, DM và Yen Nhật làm dự trữ quốc gia hoặc cá nhân không phải vì người ta yêu thương, quan tâm hay sùng bái các nước lớn như Mỹ, Đức, Nhật, cũng không hoàn toàn vì nước Mỹ hay Đức, Nhật mạnh nhất thế giới, mà vấn đề quan trọng đó là vì quốc gia họ vẫn còn cần buôn bán, cần mua hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thiết bị sản xuất, công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật, Đức. Và chừng nào họ còn buôn bán với các nước nói trên, thì vẫn còn phải dự trữ các đồng tiền của các nước đó trong thanh toán ngoại thương. Thương mại đã làm cho các nước phụ thuộc lẫn nhau, thì cũng chính thương mại làm cho nước này cần đồng tiền của nước kia. Vì ngoại tệ có thể được sử dụng để mua hàng hóa, công nghệ và chất xám từ nước khác. Năm 1950, một nước Nhật đổ nát vì chiến tranh và với truyền thống cổ lỗ dưới con mắt của người phương Tây, chẳng được ai chú ý. Lúc bấy giờ, đồng Yen Nhật không có nước nào cần ngoài nhân dân Nhật. Người Nhật mua hàng hóa của thế giới để tái thiết đất nước là chính, bán hàng ra bên ngoài không đáng kể. Và dù mua hay bán, nước Nhật cũng phải thanh toán bằng (hoặc thu về) bằng USD hay vàng. Bởi lẽ không ai chấp nhận Yen trong thanh toán. Từ thập niên 70 trở đi, tình hình đã khác hẳn. Sự tăng trưởng vùn vụt của xuất khẩu đã làm cho nhiều nước trở nên cần mua hàng hóa đẹp, bền và rẻ, công nghệ, máy móc, thiết bị và tay nghề của Nhật hơn trước. Chính nhu cầu cần mua hàng của Nhật ngày càng tăng, đã làm cho nhiều nước phải tự giác quan tâm đến đồng Yen. Bởi vì Yen lúc này có thể mua được hàng của Nhật. Hơn nữa, người Nhật đã bắt đầu đòi thanh toán bằng đồng Yen trong nhiều thương vụ. Từ đó Yen trở thành tiền dự trữ ở một số quốc gia. Thập niên 80 Nhật tiếp tục bành trướng về kinh tế và ngoại thương. Chính vị trí buôn bán và đầu tư số 1 số 2 thế giới đã giúp Nhật làm cho đồng tiền của mình trở thành quan trọng. Nếu so sánh mức lưu hành đồng Yen ngày nay và đồng Yen của 46 năm về trước, ta thấy có sự khác nhau một trời một vực. Vì năm 1950 chỉ có một vài nước trên thế giới mua hàng của Nhật với thái độ không vồ vập lắm. Bởi những hàng hóa như thủ công, mỹ nghệ, hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng thì họ mua đâu cũng được. Cho nên họ không cần đến tiền Yen của Nhật, chỉ cần USD, vàng hoặc bảng Anh. Ngược lại, nước Nhật phải cần đến tiền của nước ngoài như USD, bảng Anh, FRF vì nó mua hàng của nước ngoài nhiều hơn bán và toàn là những hàng hóa chiến lược cho nhu cầu phát triển đất nước. Nhật lệ thuộc vào các nước khác hơn là các nước khác lệ thuộc vào Nhật. Nhưng năm 1996, mọi việc đã thay đổi, Nhật Bản bán hàng cho hơn 150 nước trên thế giới. Đầu tư và cung cấp công nghệ, kỹ thuật, thiết bị cho khoảng 80 quốc gia. Do vậy, đồng Yen của Nhật được mọi người quan tâm và được chấp nhận ở ít nhất 150 nước nói trên. Thương mại và tiềm lực kinh tế chứ không phải cái gì khác, đã làm cho đồng Yen biến đổi từ tiền tệ của riêng nước Nhật vào năm 1950, trở thành tiền tệ quốc tế hiện nay. Nước Đức và đồng DM đã vươn lên vị trí thứ 3 trên toàn thế giới cũng bằng con đường như thế. Khi khởi đầu cho hiệp ước Roma năm 1957, vị thế của Đức (lúc đó là Tây Đức) không có gì nổi bật trong bàn tròn ở Châu Âu. Hai mươi năm sau, nền kinh tế Đức phát triển nhanh không ngờ. Xuất khẩu đã vươn lên như một chàng khổng lồ. Từ năm 1985 cho đến gần đây, xuất khẩu của Đức theo tỷ lệ của GDP đứng đầu G10. Biểu đồ 9.5 cho biết một phần về sự vươn lên đáng kinh ngạc này. Nền kinh tế của Đức tăng trưởng rất bài bản, và xuất khẩu nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Trong nhiều lĩnh vực, tiềm lực kinh tế thực sự của Đức còn mạnh hơn cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chàng khổng lồ thứ 3 đã mang đồng DM từ vị trí thứ yếu ở Châu Âu vào thập niên 50 trở thành đồng tiền mạnh, lưu hành rộng rãi nhất Châu Âu và là dự trữ thứ ba trên toàn thế giới. 257
- Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh Biểu đồ 9.5: Tỷ lệ xuất khẩu (%) trên GDP của một số nước tính bình quân trong giai đoạn 1985 - 1991 Nguồn: World Bank - World Development Report 1992. Bảng 9.6 cho chúng ta cái nhìn khái quát về sự gia tăng không ngừng của DM và Yen Nhật trong dự trữ quốc gia của cả thế giới. Xin lưu ý rằng năm 1975, DM chỉ chiếm 8,81%, Yen Nhật 1,85% trong tổng dự trữ của các NHTW toàn thế giới. USD của Hoa Kỳ năm đó chiếm 78,25% tổng dự trữ. Mười năm sau, năm 1991, lượng DM trong dự trữ thế giới đã tăng lên đến 18,48%, Yen Nhật là 10,57%. Tốc độ quốc tế hóa của hai đồng tiền tăng hơn 2 lần đối với Dm và hơn 5 lần đối với Yen Nhật. Trong khi lượng USD trong tổng dự trữ thế giới chỉ còn 55,76%. Bảng 9.6: Sự phát triển thành tiền tệ và dự trữ quốc tế của DM và Yen Nhật trong tổng dự trữ thế giới Tỷ USD Các loại tiền Tổng dự trữ thế giới US dollar Deutsche Mark Năm Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1975 162,3 100 127,0 78,25 14,3 8,81 1980 310,7 100 212,2 68,30 47,6 15,32 1985 339,5 100 222,2 65,45 49,7 14,64 1990 780,8 100 429,9 55,06 153,3 19,63 1991 816,4 100 455,2 55,76 150,9 18,48 Các loại tiền Yen Nhật Pounds Sterling French Franc Swiss Franc Năm Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1975 3,0 1,85 4,6 2,83 2,9 1,79 3,6 2,22 1980 13,8 4,44 9,3 2,99 5,5 1,77 10,3 3,32 1985 25,9 7,63 10,3 3,03 4,1 1,21 7,6 2,24 1990 73,2 9,38 25,5 3,23 17,1 2,19 13,8 1,77 1991 86,3 10,57 29,6 3,63 27,3 3,34 14,7 1,80 Nguồn: Deutsche Bundesbank Annual report - 1991 Trong rất nhiều năm từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, nước Mỹ với nền kinh tế mạnh nhất thế giới đã cung cấp kỹ thuật, tư bản, công nghệ, thiết bị máy móc và hàng hóa khác cho toàn thế giới. Gần như khắp các phi trường lớn trên thế giới đều có máy bay Boeing 258