Tiểu luận Chiến lược đầu tư chứng khoán (Phần 2)

pdf 76 trang cucquyet12 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chiến lược đầu tư chứng khoán (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_chien_luoc_dau_tu_chung_khoan_phan_2.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Chiến lược đầu tư chứng khoán (Phần 2)

  1. Chương 6: Các chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng Trong một năm, hầu hết các cổ phiếu đều có những bước tăng trưởng mang tính quyết định. Theo triết lý đầu tư theo đà tăng trưởng, sự tăng trưởng này tuân theo tỷ lệ 80-20, có nghĩa là: Các cổ phiếu này đạt mức tăng trưởng 80% trong 20% thời gian. Luôn có những cổ phiếu tăng trưởng siêu mạnh trong một hoặc hai năm. Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu đều có giai đoạn bùng nổ tăng trưởng - hay còn gọi là đà tăng trưởng - chỉ trong một giai đoạn tương đối ngắn. Thật may mắn cho các nhà đầu tư vì các cổ phiếu khác nhau thường tăng trưởng trong các khoảng thời gian khác nhau. Điểm mấu chốt trong chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng đó là tìm ra những cổ phiếu hiện đang tăng trưởng và đầu tư khi chúng vẫn đang tăng trưởng. Lý tưởng nhất là khi các nhà đầu tư theo chiến lược này cố gắng bắt kịp những đợt sóng lớn nhất, lướt trong khoảng thời gian “hoàn hảo”, và rút lui trong thời điểm “hoàn hảo” - có nghĩa là ngay trước khi đà tăng trưởng đảo chiều hoặc, khả thi hơn là, ngay sau khi đà tăng trưởng này đảo chiều. Dĩ nhiên, việc định ra khoảng thời gian “hoàn hảo” là không thể, nhưng nhảy vào cuộc khi giai đoạn bắt đầu đà tăng trưởng và rút lui khi trước khi đà tăng trưởng dừng lại hoặc ngay sau khi nó đảo chiều sẽ là mục tiêu của các nhà đầu tư theo chiến lược này. Có rất nhiều rủi ro khi đầu tư theo chiến lược này bởi các cổ phiếu đang có đà tăng trưởng thường là những cổ phỉếu đã đi được những chặng đường dài nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất. Chúng sẽ đạt đến những kỷ lục mới và đôi lúc rất đắt đỏ, và những điều chỉnh tất yếu có thể đến rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả rất xấu. Tuy vậy, nếu là nhà đầu tư theo đà tăng trưởng, bạn không có gì phải lo sợ khi mua một cổ phiếu tại mức giá kỷ lục mới bởi như nhận xét của William O’neil, chủ bút tờ Investor’s Bussiness Daily và cũng là nhà đầu tư có kinh nghiệm hàng đầu trong chiến lược đầu tư này thì một cổ phiếu phải đạt một kỷ lục mới để có thể tiếp tục tiến xa hơn. Chỉ cần nhớ rằng không phải mọi vụ làm ăn đều có thể đi đến thành công, và một điều quan trọng đối với các nhà đầu tư theo chiến lược này đó là cần nhanh chóng nhận ra sự thua lỗ của mình. Biểu đồ PQ của các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng Những nhà đầu tư bị cuốn hút vào chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng bởi họ hy vọng họ có thể kiếm được những khoản lợi nhuận lớn, và nhanh chóng (Chú thích: việc xếp hạng 9 cho lợi nhuận kỳ vọng và xếp hạng 2 cho tính kiên nhẫn trên biểu đồ PQ trong Biểu đồ 6-1). Không bao giờ có một phương pháp đầu tư nào có khả năng đem lại lợi nhuận lớn hoặc nhanh chóng như phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng này. Theo báo cáo của các nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng thì hầu hết khoản lợi nhuận lớn bất thường đều xuất phát từ nhưng ai biết luân chuyển cổ phiếu nắm giữ trong một khoảng thời gian một năm, nhằm thu được lợi nhuận từ càng nhiều nguồn càng tốt. Những ai làm tốt điều đó có thể thu về được những khoản lợi nhuận cực kỳ cao. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn bao giờ cũng đi kèm với rủi ro lớn, do đó mà không có gì ngạc nhiên khi coi chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng là một trong những chiến thuật có độ
  2. rủi ro lớn (xếp hạng 9 cho cả mức chấp nhận rủi ro và chấp nhận biến động trên biểu đồ PQ). Các cổ phiếu thường xuyên đạt đà tăng trưởng luôn đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư, và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mức độ tăng trưởng lợi nhuận không còn tiếp tục cũng sẽ khiến cho các cổ phiếu này ngừng đà tăng trưởng lại ở bất kỳ một ngày nào đó. Kết quả là các cổ phiếu đang có đà tăng trưởng có thể phải hứng chịu những đợt sụt giảm mạnh mẽ. Có lẽ đặc điểm quan trọng nhất của các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng đó là yêu cầu về nguyên tắc, nhân tố được xếp hạng 10 trên biểu đồ PQ. Bởi yêu cầu phải nhẩy vào và nhẩy ra nhanh, một nhà đầu tư theo đà tăng trưởng cần phải có những nguyên tắc để đưa ra những quyết định đúng đắn đối với những dấu hiệu tham gia và dấu hiệu rút lui, thậm chí ngay cả khi dấu hiệu rút lui chỉ ra rằng bạn nên rút lui khỏi những cổ phiếu mà bạn chỉ vừa mới tham gia đầu tư và bạn biết là bạn sẽ rơi vào thua lỗ. Học cách nhanh chóng nhận ra thua lỗ có thể giúp bạn tránh khỏi những khoản thua lỗ lớn hơn trong tương lai. Trong thế giới ngắn hạn và biến động nhanh của các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng, bất kỳ ai lưỡng lự hoặc cân nhắc quá kỹ cũng có thể làm giảm lợi nhuận của bản thân. Đầu tư theo chiến lược theo đà tăng trưởng đòi hỏi một cam kết chặt chẽ về thời gian, có thể còn chặt chẽ hơn bất kỳ một phương pháp đầu tư nào khác. Khi tiến hành xây dựng một danh mục đầu tư theo đà tăng trưởng này, bạn phải tiến hành khảo sát hàng chục cổ phiếu để nhận ra những cổ phiếu có đà tăng trưởng tốt nhất. Bạn cũng cần sẵn sàng hành động nhanh chóng để có thể tận hưởng chặng đường tăng trưởng này càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, với một danh mục cổ phiếu có đà tăng trưởng, bạn cũng không thể hoàn toàn an tâm được. Mỗi ngày, bạn đều phải quan sát biểu đồ biến động của những cổ phỉếu đang sở hữu để có thể kịp thời rút lui ngay khi chặng đường tăng trưởng kết thúc. Bạn cũng nên quan sát một danh mục các cổ phiếu tiềm năng để đến khi nhận ra một cổ phiếu có các đặc điểm của một đà tăng trưởng tốt hơn so với cổ phiếu hiện đang nắm giữ, bạn có thể thực hiện một bước chuyển biến nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là liên tục so sánh một nhóm các cổ phiếu và tổ chức kinh tế trên một cơ sở quan sát thường nhật. Mặc dù, các kỹ năng lập biểu đồ cũng quan trọng - xếp hạng 8 trên biểu đồ PQ dành cho các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng - các đà tăng trưởng tốt nhất thường tuân theo những báo cáo lợi nhuận tốt. Do đó, bạn không nên chỉ là một người vẽ biểu đồ. Bạn còn phải biết so sánh các báo cáo lợi nhuận, vì vậy, các kỹ năng định lượng của bạn cũng phải tốt. So sánh với chiến lược đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng, đầu tư theo đà tăng trưởng ở một chừng mực nào đó được đánh giá thấp hơn khi xét trên phương diện mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư. Khi là một nhà đầu tư theo chiến lược đà tăng trưởng, bạn cần phải hành động nhanh và quyết đoán, nhưng một khi bạn đã học được cách phát hiện ra một cổ phiếu có đà tăng trưởng và học được các quy tắc tham gia và rút lui. Nói cách khác, khi bạn đã xây dựng được cho mình một “hệ thống kinh doanh cơ học”, bạn sẽ không cần đến những cuộc gọi điện thoại nhờ tư vấn,đánh giá căng thẳng hàng ngày nữa. Hệ thống này của bạn sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định kiểu đó. Hiểu theo nghĩa này thì chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng về cơ bản giống như một hành động tung hứng. Bạn sẽ phải giữ rất nhiều bóng trên không trung cùng một lúc và bạn phải biết khi nào thả một quả ra và khi nào thay quả màu đỏ bằng một quả màu xanh. Đầu tư theo đà tăng trưởng là một phương pháp dành cho những nhà đầu tư vốn không thích thú với những câu hỏi được đặt ra giữa các nhà đầu tư giá trị và các nhà đầu tư tăng
  3. trưởng. Đây có phải là mức giá hợp lý cho mức độ tăng trưởng lợi nhuận này hay không? Liệu cổ phiếu dưới giá trị này có thực sự bắt đầu quá trình hồi phục hay chưa? Các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng chỉ cần tuân theo các con số, gồm : Mua khi các dấu hiệu cho thấy nên mua; Bán khi các dấu hiệu cho thấy nên bán. Điều đó có nghĩa là khi một cổ phiếu có động thái biến động giả hay sự xoay vòng của một tổ chức nằm ngoài chu kỳ, bạn cần tôn trọng các dấu hiệu và rút lui không đầu tư vào cổ phiếu đó nữa nếu dấu hiệu đó có nghĩa là bạn phải chấp nhận lỗ. Khả năng nhận ra các khoản lỗ nhỏ của mình một cách nhanh chóng sẽ giúp bạn ngăn chặn các khoản lỗ nhỏ này trở thành các khoản lỗ lớn hơn. Nghiên cứu một cổ phiếu có đà tăng trưởng Một cổ phiếu có đà tăng trưởng là một cổ phiếu có mức tăng giá nhanh và bền vững. Tuy nhiên, có thể có nhiều nguyên nhân đằng sau sự tăng giá này,và một nhà đầu tư theo đà tăng trưởng thông minh sẽ phải tìm ra nguyên nhân của đà tăng trưởng đó. Trong một môi trường rủi ro cao, những gì ẩn sau có thể sẽ làm giảm nhẹ hoặc làm trầm trọng hơn rủi ro đó. Một cổ phiếu trên đà tăng trưởng chứa ít rủi ro nhất là một cổ phiếu mà nguyên nhân lý giải cho đà tăng trưởng là một “sự kiện” nổi bật, ví dụ như: tăng trưởng lợi nhuận. Một cổ phiếu có đà tăng trưởng mạnh dựa trên đà tăng trưởng lợi nhuận trong các quý gần đây có cơ hội duy trì đà tăng trưởng ngắn hạn bền vững hơn so với các cổ phiếu khác. Tăng trưởng lợi nhuận cũng có thể biến một cổ phiếu dưới giá trị trở thành một cổ phiếu có đà tăng trưởng ít rủi ro hơn khi các nhà đầu tư phát hiện ra cổ phiếu đó và bắt đầu đầu tư làm đẩy giá lên. Một cách khác để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư theo đà tăng trưởng là tìm ra một cổ phiếu trong nhóm cổ phiếu của các ngành hoặc lĩnh vực kinh tế hàng đầu. Một đợt sóng lớn có thể nâng toàn bộ con thuyền lên cao, và khi một lĩnh vực hay một ngành nào đó tăng trưởng lên đỉnh cao vì bất kỳ lý do gì đi nữa thì các cổ phiếu hàng đầu trong ngành đó sẽ được đà tăng trưởng của toàn nhóm nâng cao lên. Trường hợp gần đây nhất thuộc dạng này là lĩnh vực Internet trong giai đoạn từ 1998 đến 1999. Một cổ phiếu có đà tăng trưởng mà nguyên nhân của nó xuất phát từ việc nó là một phần của một ngành kinh tế hàng đầu có khả năng duy trì đà tăng trưởng của mình miễn là ngành đó vẫn tiếp tục phát triển. Do đó, nên thân trọng khi xác định các ngành có đà tăng trưởng tích cực nhất và khi đó xác định ra những cổ phiếu trong những ngành đó có đà tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất. Đây là “chiến lược từ trên xuống” và bạn có thể nghiên cứu thêm về chiến lược này trong Chương 9. Rủi ro hơn nữa là các cổ phiếu có đà tăng trưởng về giá dựa trên các tin đồn về các vụ sáp nhập hay mua lại hay việc tung ra sản phẩm mới. Nếu như những sự kiện này thất bại thì cổ phiếu có thể sẽ sụt giảm hầu hết đợt tăng trưởng trước đó của mình. Trường hợp kém hấp dẫn và nhiều rủi ro nhất là những cổ phiếu có đà tăng trưởng dựa trên những hoạt động giao dịch trong ngày, bảng tin công ty hay tại các diễn đàn, hay chỉ là một tin tức trên các phương tiện truyền thông phát ra bởi một vài nhà phân tích hay chuyên gia. Những cổ phiếu đó là những cổ phiếu kém chắc chắn nhất, rất dễ thoái trào và sụt giảm nghiêm trọng bởi các nguyên nhân tăng trưởng của nó là dựa trên những nhận định riêng
  4. lẻ. Khi sự nhận định đó thay đổi – vốn có thể chỉ trong nháy mắt – cổ phiếu đó có thể tụt giá nhanh đến mức không một chiến lược rút lui nào có thể giúp bạn thoát hiểm mà không chịu thiệt hại. Các mô hình cổ phiếu trên đà tăng trưởng điển hình Hãy nhìn vào một vài biểu đồ và quan sát các mô hình cổ phiếu trên đà tăng trưởng điển hình. Hãy hiểu rằng chúng tôi không có ý định dạy bạn các chi tiết của việc làm sao để trở thành một nhà đầu tư theo chiến lược đà tăng trưởng. Chúng tôi chỉ muốn đưa ra cho bạn một cái nhìn về đầu tư theo đà tăng trưởng là như thế nào và chúng tôi muốn nhấn mạnh là có thể áp dụng chiến lược này cho cả ngắn hạn hoặc dài hạn. Mục đích của chúng tôi là giới thiệu cho các bạn các phương pháp đầu tư khác nhau để các bạn có thể, khi có thời gian, nghiên cứu sâu thêm các phương pháp đầu tư mà các bạn cho là hấp dẫn nhất đối với mình. Trong chương này, chúng tôi đã vẽ các đường chỉ hướng trong biểu đồ để chỉ ra xu hướng vận động mà các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng bình thường có thể đã nhận ra. Chúng tôi không gợi ý rằng những đường này thể hiện cho những điểm tham gia hay rút lui thực sự nào. Hầu hết các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng đều sử dụng một cách kết hợp giữa các đường chỉ hướng này và các dấu hiệu kỹ thuật ưa thích của mình để tham gia hay rút lui khỏi một cổ phiếu. Năm 2001, Công ty Lennar (LEN) đã có sức hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn. Các nhà đầu tư dài hạn có thể nắm giữ Lennar trong suốt giai đoạn tăng trưởng từ 26 đô la đến 48 đô la, trong khi các nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm bắt được những giai đoạn tốt nhất của mỗi ký tăng trưởng mới mà các đường chỉ hướng đã chỉ ra trong hình 6.2. Công ty Mim (MIMS) cũng có thể nằm trong số cổ phiếu yêu thích của các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng dài hạn. Với việc có những mức dừng khá nhỏ lẻ, cụ thể là mức tăng 20% lợi nhuận, các nhà đầu tư dài hạn có thể hưởng được một đợt tăng trưởng kéo dài tám tháng từ 1 đô là đến 12 đô là/cổ phiếu như thể hiện thông qua các đường chỉ hướng trong Biểu đồ 6.3. Tuy nhiên cũng có những cơ hội dành cho các nhà đầu tư ngắn hạn. Trong tám tháng đó, cổ phiếu này đã tăng theo các đợt ngắn – ngừng tăng, thỉnh thoảng giảm, khi đó biến động trong phạm vi hẹp của giá (“bất thường” như người ta gọi) và cuối cùng lại tiếp tục đà tăng trưởng. Các giai đoạn sụt giảm đã loại bỏ ra những nhà đầu tư ngắn hạn, những người có thể sẽ quay lại đầu tư vào cổ phiếu này khi nó vượt qua các giai đoạn bất thường khác nhau như đã diễn ra vào cuối tháng 3, giữa tháng 5 và giữa tháng 7. Những đợt tăng ngắn này có thể đem lại thêm những khoản lợi nhuận ngắn hạn. Các nhà đầu tư tích cực theo chiến lược đà tăng trưởng ngắn hạn sẽ tìm kiếm những cổ phiếu hay biến động như eBay (Biểu đồ 6 - 4). Về cơ bản, cổ phiếu này không tăng giảm trong toàn bộ thời gian, song nó vẫn đem lại các cơ hội cho các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng. Trong năm 2001, cổ phiếu này đã có hai đợt tăng đáng kể, gồm: một đợt tăng ngắn trong hai tuần đầu của tháng 1 và sau đó là một đợt tăng bắt đầu từ tháng 4 lên đỉnh vào đầu tháng 7. Các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng tích cực có thể thu về khoảng 50% lợi nhuận tăng thêm trong mỗi đợt tăng này. Vô tình nhiều nhà đâu tư cũng có thể tiến hành đầu tư ngắn hạn, và biểu đồ của eBay cho thấy một số xu hướng giảm giá có thể làm tăng
  5. những khoản lợi nhuận tiềm năng cho những ai sẵn sàng đầu tư ngắn hạn cổ phiếu này (chúng ta sẽ nói về vấn đề bán ngắn hạn trong Chương 10). Những biểu đồ này thể hiện cơ hội nắm bắt các biến động có khả năng sinh lời cao giữa rất nhiều các cổ phiếu khác nhau cho các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng. Một số các biến động theo đà tăng trưởng, như của cổ phiếu MIMS, kéo dài lâu và thống nhất, trong khi cổ phiếu của eBay lại chỉ được xem là các cơ hội kinh doanh bất chợt. Khi nào một cổ phiếu được coi là trên đà tăng trưởng, khi nào không? Một cổ phiếu sẽ không còn được coi là có đà tăng trưởng khi nó mất đi đà tăng trưởng của mình. Tất nhiên, điều cốt yếu là xác định khi nào là thời điểm đợt tăng trưởng thực sự qua đi, và để làm được điều đó thật không dễ dàng chút nào. Nếu như một cổ phiếu có một đợt tăng giá 15% trong vòng hai tuần và sau đó đứng im trong ba ngày thì liệu có phải là lúc đà tăng trưởng đó dừng lại hay nó chỉ tạm ngừng để tiếp tục hay không? Xem xét cổ phiếu của công ty Titan (Titan Corp.) ( Biểu đồ 6–5). Ngay từ đầu tháng 1 cho đến hết tháng 2, Titan (TTN) rõ ràng là một cổ phiếu có đà tăng trưởng, nhưng các nhà đầu tư khôn ngoan theo chiến lược đà tăng trưởng có thể đã rút lui tại một thời điểm nào đó trong cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 khi cổ phiếu này nằm trong khoảng tử 23 đô la đến 24 đô la một cổ phiếu. Sau đó, TTN bắt đầu liên tục mất đi số điểm mà nó có được sau hai tháng tăng, và chạm sàn một thời gian trong tháng 4 rồi mới quay trở lại là một cổ phiếu có đà tăng trưởng với mức 24 đô la. Đã có một khoảng thời gian từ hai đến ba ngày, cổ phiếu này ngừng tăng (cũng trong phạm vi như trước) và cũng sụt giảm thêm lần nữa. Giữa tháng 6, cổ phiếu này vực dậy nhưng không kéo dài. Đến giữa tháng 10, TTN đã vượt qua mốc 24 đô la/cổ phiếu và biến động tại mức giá 26 đô la. Rõ ràng, TTN là một cổ phiếu có đà tăng trưởng biến đổi rất thường xuyên. Khi nó là một cổ phiếu có đà tăng trưởng, khi lại không. Có lúc, những cổ phiếu này thay đổi rất chậm, có lúc, lại thay đổi rất nhanh. Nó có thể tạm ngưng giữa đợt tăng trưởng và sau đó trở lại, hoặc nó có thể dao động và mất đi số điểm mà nó đã có. Cổ phiếu WebEx (Biểu đồ 6-6) lại cho thấy mô hình biến động của các đà tăng trưởng và sụt giá thậm chí còn nhanh hơn. Bốn đợt tăng trưởng trong các tháng 3, 5, 6, và tháng 10 kéo dài từ một đến bốn tuần và đem lại cho các nhà đầu tư khôn ngoan từ 4 đến 12 điểm trong mỗi đợt (25 đến 50% lợi nhuận). Cổ phiếu AmerCredit (ACF, Biểu đồ 6-7) là một ví dụ điển hình của việc tại sao các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng nên rút lui mỗi khi xu hướng tăng trưởng bị phá vỡ. Kể từ năm 2000 cho đến hết tháng 7 năm 2001, ACF đã luôn nằm trong một xu hướng đi lên kéo dài, chạy từ 20 đô la lên tới 60 đô la trong vòng tám tháng. Khi nhìn lại vấn đề, một nhà đầu tư sẽ lập luận rằng nếu bạn đã đầu tư vào cổ phiếu đó khi giá của nó vào khoảng 20 đô la, vậy sao bạn không giữ cổ phiếu đó cho đến khi giá cổ phiếu đó đạt 60 đô la? Lý do là bởi vì chúng ta chỉ có thể nhìn cái xu hướng đi lên kéo dài này khi lật lại vấn đề mà thôi. Khi cổ phiếu này bắt đầu biến động và sau đó phá vỡ đường xu hướng hỗ trợ vào tháng 2 và một lần nữa vào đầu tháng 6, lúc đó bạn không thể biết rằng xu hướng biến động này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Nó chỉ có thể đưa ra dấu hiệu của một sự sụp đổ lớn như từng xảy ra vào tháng 8 năm 2001. Đến khi bạn nhận ra xu hướng sụp đổ vào tháng 7 là một sự đảo chiều lớn, có thể bạn sẽ chẳng còn cách nào khác ngoài việc vứt đi 50% lợi nhuận của mình mà thôi. Đó là lý do tại sao bạn bán cổ phiếu này khi đà tăng trưởng kết thúc - bạn
  6. không hề biết cái gì sẽ xảy ra tiếp theo. Vậy làm cách nào để bạn biết được điều đó? Điều đó đòi hỏi việc kết hợp các kỹ năng định lượng và các kỹ năng phân tích kỹ thuật nhằm nhận ra điểm kết thúc của cả đà tăng trưởng. Không có cái chuông nào báo cho bạn biết là xu hướng đi lên đã kết thúc, vậy bạn buộc phải có một vài phương thức để rút lui, đó chính là vấn đề chúng ta sẽ bàn trong “ chiến lược rút lui” trong phần tiếp theo. Quy trình đầu tư đối với các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng Ba bước trong quá trình đầu tư theo đà tăng trưởng đều rất quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, những người muốn kiếm được nhiều tiền từ cổ phiếu trong thời gian càng nhanh càng tốt. Xuất phát từ bản chất nhanh gọn của hoạt động đầu tư theo đà tăng trưởng này mà khâu lựa chọn đúng các cổ phỉếu là cực kỳ quan trọng, nhằm định rõ các chiến lược tham gia và rút lui, và đồng thời quan sát chặt chẽ danh mục đầu tư của bạn. Các chiến lược lựa chọn cổ phiếu: Hướng đến đợt sóng lớn tiếp theo. Ở một chừng mực nào đó, khó có thể phát hiện ra các cổ phiếu trên đà tăng trưởng, bởi một khi bạn đã xác định được một cổ phiếu đang tăng trưởng (việc này không quá khó) khi đó bạn nên xác định rõ các các nguyên nhân lý giải cho đợt tăng trưởng này. Như chúng ta đã thảo luận phía trên, các cổ phiếu có mức rủi ro thấp nhất là những cổ phiếu có đà tăng trưởng dựa trên lợi nhuận thu được, giá trị căn bản, hoặc tình hình hoạt động hiệu quả của toàn ngành. Các cổ phiếu ít được kỳ vọng nhất có được đà tăng trưởng dựa trên các tin đồn, các hoạt động giao dịch hằng ngày, các bảng tin công ty, hoặc từ các diễn đàn. Investor’s Business Daily đã xây dựng hai chỉ báo cho phép bạn xác định được những cổ phiếu với giá và đà tăng trưởng lợi nhuận, cũng như là các ngành kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Chỉ báo xếp hạng giá của tờ nhật báo này giúp xác định được các cổ phiếu và các ngành hoạt động hàng đầu có mức tăng trưởng nhanh về giá trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, còn chỉ báo xếp hạng lợi nhuận thì giúp xác định các cổ phiếu có mức tăng trưởng lớn về lợi nhuận trong các quý gần nhất. Tờ nhật báo này cho xuất bản hàng ngày các danh sách xếp hạng giá hàng đầu (đối với cổ phiếu và các ngành) và xếp hạng lợi nhuận hàng đầu (đối với cổ phiếu. Những danh sách này sẽ được phát cho những ai đọc Investor’s Business Daily, và cho phép họ truy cập vào trang www.investors.com của tờ nhật báo. Có lẽ cách tốt nhất để có thể xác định các cổ phiếu có đà tăng trưởng đó chính là có một chương trình sàng lọc cổ phiếu tốt. Nếu bạn là một nhà đầu tư theo phương pháp từ trên xuống, điều đầu tiên mà bạn muốn là tìm ra các ngành kinh tế có đà tăng trưởng tốt nhất và sau đó sẽ sàng lọc các ngành đó để tìm ra những cổ phiếu có đà tăng trưởng tốt nhất. Hãy nhớ rằng các ngành kinh tế chỉ có thể trở thành các ngành hàng đầu nếu như hầu hết cổ phiếu trong ngành đó cũng đã đạt được những đà tăng trưởng đáng kể, do đó mà bạn buộc phải cẩn thận khi sử dụng phương pháp này để lựa chọn các cổ phiếu có đà tăng trưởng. Hoặc là bạn có thể tìm những ngành mới chỉ bắt đầu chuyển hướng đi lên – đó là
  7. những những ngành có thể đã hết thời và hiện đang quay trở lại. Sau đó bạn tìm ra những cổ phiếu hàng đầu có đà tăng trưởng của ngành đó, chúng là những cổ phiếu giúp đẩy toàn ngành lên. Một cách khác, đó là bạn tìm kiếm những ngành hàng đầu hiện đang hoạt động và chưa có dấu hiệu đi xuống (mặc dù cũng gần đến lúc) và sau đó tìm kiếm những cổ phiếu trong nhóm ngành đó. Chúng ta sẽ bàn thêm về chiến lược đầu tư từ trên xuống này trong Chương 9. Sàng lọc những cổ phiếu có đà tăng trưởng. Dưới đây là một số biến số cụ thể mà bạn có thể sử dụng khi đã tạo ra một chiến lược sàng lọc các cổ phiếu có đà tăng trưởng. - Sự thay đổi tỷ lệ giá lớn nhất trong ngày hôm trước, tuần trước , tháng trước: Đây là sự thay đổi tỷ lệ giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc một cổ phiếu tăng giá từ 2 đô la lên 28 đô la là hoàn toàn không hợp lý. Đó là sự thay đổi tỷ lệ mà chúng ta đang tìm kiếm. - Việc phá vỡ giai đoạn trùng xuống: Khi một cổ phiếu được giao dịch trong một phạm vi nhỏ trong một thời gian kéo dài, thì nó được gọi là giai đoạn trùng xuống. Khi cổ phiếu đó tăng trưởng vượt qua phạm vi biến động đó, thì nó được coi có một sự phá vỡ giai đoạn trùng xuống. Cụ thể là các ứng cử viên có đà tăng trưởng tốt là các cổ phiếu đã phá vỡ ra khỏi mô hình trùng xuống dựa trên một sự kiện lợi nhuận. Có rất nhiều các công cụ để sàng lọc cổ phiếu mà bạn có thể sử dụng để tìm ra các cổ phiếu đang phá vỡ giai đoạn trùng xuống của cổ phiếu đó. - Sự tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn cao nhất so với cùng kỳ: Một sự tăng trưởng lợi nhuận trong quý này so sánh với cùng kỳ năm ngoái có thể là một cơ sở cho một đà tăng trưởng tốt, mạnh mẽ (mức tăng này nên để dưới dạng tỷ lệ cho có ý nghĩa). Ví dụ: nếu cổ phiếu A tăng lên 75 xu hay 20% trong quý vừa qua, và cổ phiếu B tăng 22 xu hay 80% trong quý vừa qua, thì rõ ràng cổ phiếu B có đà tăng trưởng cao nhất. Cổ phiếu B tăng lên với tốc độ nhanh nhất, đây chính là cái chúng ta, những nhà đầu tư theo đà tăng trưởng, đang tìm kiếm. Các bạn đang tìm kiếm những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất. - Mức tăng lợi nhuận dự báo trong một tháng mà các nhà phân tích đưa ra: Những nghiên cứu của chúng tôi trước đây và các nghiên cứu khác cho thấy việc dự báo tăng trưởng của các nhà phân tích là một trong các dấu hiệu tốt nhất chỉ ra một đợt tăng trưởng về giá. Khi các nhà phân tích đã theo dõi chặt chẽ một cổ phiếu thì việc họ đưa ra một sự điều chỉnh các dự báo trước đây mà họ từng công bố lên một mức cao hơn thì thường sẽ rất được giới đầu tư hoan nghênh. - Dòng chảy tiền tệ cao nhất: Có thể sử dụng chỉ báo tích lũy/đóng góp hay chỉ báo dòng tiền Chaiken để đánh giá dòng tiền chảy vào một cổ phiếu. Mức điểm cao của các chỉ báo này cho thấy rằng tiền đang được đổ vào các cổ phiếu (Nói một cách đơn giản nhất là các chỉ báo này đo lường lượng tiền tăng theo ngày so với lượng tiền giảm theo ngày. Những cổ phiếu có lượng tiền đổ vào nhiều nhất có thể là những cổ phiếu đang nhận được những sự đầu tư rầm rộ. Nếu bạn đang đầu tư theo chiến lược từ trên xuống, bạn có thể sử dụng những chỉ tiêu
  8. nhóm ngành sau: - Sự thay đổi tỷ lệ giá nhóm ngành lớn nhất trong ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước: Những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn tìm ra các nhóm ngành tốt nhất. Trong một vài chương trình tìm kiếm, bạn sẽ phải sử dụng đến các công cụ sàng lọc nhóm ngành trước rồi mới giới hạn phạm vi tìm kiếm cổ phiếu trong nhóm ngành đó. Đánh giá một danh sách rút gọn các cổ phiếu có đà tăng trưởng Một khi các bạn đã có trong tay một danh sách rút gọn các cổ phiếu có đà tăng trưởng hàng đầu, bạn cần phải thu ngắn nó lại xuống chừng bốn hay năm loại để mua ngay. Một cách tốt để làm điều này đó là hạ thấp giá trị những cổ phiếu có nguyên nhân nảy sinh đà tăng trưởng không rõ ràng, hoặc hạ thấp các cổ phiếu vốn từ trước đến nay không có một mô hình tăng trưởng tốt. Bảng 6-1 bao gồm một danh sách các câu hỏi, sẽ có ích cho bạn khi đánh giá cao lên hoặc thấp xuống những cổ phiếu mà bạn đã chọn trong danh sách. Các bạn có thể coi những cổ phiếu có số lượng các chỉ số đánh giá cao lên nhiều nhất chính là những cổ phiếu có tiềm năng nhất. Sử dụng quy trình đánh giá này, bạn có thể loại bỏ những cổ phiếu kém nhất, song bạn vẫn mắc phải tình trạng vẫn có quá nhiều cổ phiếu để mua cùng một lúc. Để tìm ra những cổ phiếu có đà tăng trưởng tốt nhất hiện nay, bạn cần có một chiến lựơc tham gia tốt. Các chiến lược mua vào: liệu đà tăng trưởng có thật hay không? Một chiến lược mua vào tốt chỉ là một nửa vấn đề đối với các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng (tất nhiên nửa còn lại chính là một chiến lược rút lui tốt). Các bạn cần phải tham gia đầu tư vào một cổ phiếu tại thời điểm mà các bạn tin chắc rằng đó chính là đà tăng trưởng thật sự. Do đó mà các bạn sẽ muốn sử dụng một chỉ báo mà đã được chứng minh có khả năng chỉ ra các dấu hiệu đảo chiều. Biểu đồ 6-8, 6-9, và 6-10 thể hiện ba trong số các chỉ báo dấu hiệu đảo chiều phổ biến nhất - chỉ báo MACD, chỉ số Stochastics, và chỉ báo sức mạnh tương đối mạnh hơn (RSI). Những chỉ báo này được nhiều nhà đầu tư theo đà tăng trưởng sử dụng như là cả dấu hiệu tham gia và dấu hiệu rút lui. Các chiến lược bán ra: Chiến lược bán ra là nửa còn lại của cuộc chơi của các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng. Hầu hết các chỉ báo kỹ thuật không chỉ ra được rằng một xu hướng đang kết thúc – các chỉ báo này chỉ đưa ra các dấu hiệu cho thấy một xu hướng đã và đang diễn ra và xu hướng này đang bắt đầu đảo chiều. Giả sử như thế, vẫn có những chỉ báo cho bạn thấy khi nào một xu hướng có thể dần dần biến mất, ví dụ như những chỉ báo cho thấy lượng tiền đổ vào một cổ phiếu đang giảm thì bỗng nhiên lại tăng lên. Những chỉ báo này có thể mang lại cho bạn dấu hiệu của sự đảo chiều trong dòng chảy của tiền, tuy nhiên hầu hết các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng dựa vào các chỉ báo cho thấy xu hướng này đã kết thúc, và họ rút lui sau khi đạt tới đỉnh (chỉ báo MACD, RSI và Stochastics mà chúng ta đã đề cập trước chính là các chỉ báo chấm dửt xu hướng). Hầu hết các nhà đầu tư sử dụng đảo lộn
  9. của các dấu hiệu tham gia của họ hoặc sự sụp đổ của đường chỉ hướng đi lên. Hãy nhớ rằng nếu cổ phiếu đó sụt giá ngay sau khi bạn mua nó, thì bạn có thể sẽ nhận được một dấu hiệu rút lui sau khi bạn vừa mới mua cổ phiếu đó, điều đó đồng nghĩa với một khoản lỗ. Lời khuyên của chúng tôi là hãy nhận ra sự thua lỗ một cách nhanh chóng bởi nhiều khi mọi việc không diễn ra như những gì mong muốn. Do đó hãy lắng nghe những dâu hiệu rút lui của bạn. Còn có những cách khác để các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng có thể sử dụng để quyết định xem đà tăng trưởng của cổ phiếu đó đã chững lại hay dừng lại chưa. Một phương pháp đó là đem so sánh cổ phiếu đó với chỉ số tương thích (các cổ phiếu công nghệ có thể đem so sánh với chỉ số tổng hợp Nasdaq, và so sánh các cổ phiếu công ty lớn với chỉ số S&P 500). Điều mà các bạn đang tìm kiếm là một sự trái ngược nhau giữa các chỉ số và các cổ phiếu đó. Nếu như cổ phiếu đó sụt giá cùng với chỉ số của nó, thì chả có gì đáng lo ngại ở đây, tuy nhiên nếu các cổ phiếu đó lại sụt giá trong khi chỉ số của nó lại không thì đó là một dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy các cổ phiếu này đã hết đà tăng trưởng. Một phương pháp khác để xác định liệu đà tăng trưởng đã kết thúc hay chưa, đó là xem xét các nguyên nhân đằng sau tạo nên đà tăng trưởng này và xem xem liệu nguyên nhân đó đã thay đổi hay chưa. Nếu như đà tăng trưởng ngành chính là động lực đứng đằng sau đà tăng trưởng của một cổ phiếu, thì thời điểm rút lui tốt nhất là khi có dấu hiệu đầu tiên của sự suy thoái của đà tăng trưởng ngành (nếu bản thân cổ phiếu đó vẫn chưa cho thấy một dấu hiệu rút lui nào). Nếu như sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận là nguyên nhân đứng đằng sau đà tăng trưởng thì một cảnh báo cho thấy lợi nhuận của quý tiếp theo sẽ không còn được như mong đợi sẽ làm đảo lộn đà tăng trưởng đó. Thậm chí chỉ một dấu hiệu nhỏ cho thấy lợi nhuận có thể không đạt được như kế hoạch cũng có thể làm thay đổi nhận thức hoặc sự tin tưởng của nhà đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó khi sự sụt giảm chỉ số P/E và bất kỳ sự thay đổi nào trong nhận thức cũng làm phá hủy một cổ phiếu đang có đà tăng trưởng. Tuy nhiên, sự đảo hướng không phải là lý do duy nhất để nhà đầu tư rút lui khỏi một cổ phiếu đang có đà tăng trưởng. Thỉnh thoảng các bạn cũng muốn bán một cổ phiếu có đà tăng trưởng khá tôt để mua lấy một cổ phiếu khác cỏ đà tăng trưởng tốt hơn. Điều này chỉ có ở chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng. VD: Nếu như các bạn có một lượng giới hạn nguồn quỹ giành cho hoạt động đầu tư, và các bạn thấy rằng một cổ phiếu khác có các đắc điểm của một đà tăng trưởng tốt hơn cổ phiếu mà các bạn đang nắm giữ, có thể các bạn sẽ muốn bán cổ phiếu A để mua cổ phiếu B, thậm chí cổ phiếu A dường như vẫn còn có đà tăng trưởng tiếp nữa. Việc bạn sử dụng một chiến lược rút lui nào luôn quan trọng hơn việc bạn chọn lựa chiến lược để rút lui. Một chiến lược rút lui sẽ làm tỷ lệ số tiền mà thu được khi bạn cắt lỗ một cách nhanh chóng và giữ lại được hầu hết số tiền lợi nhuận mà bạn đã thu được từ một đà tăng trưởng. Cho dù đó có phải là một chỉ báo kỹ thuật đơn giản hay là một hệ thống cơ học phức tạp, thì hãy lựa chọn một cái mà bạn tin tưởng nhất và nó phải dễ sử dụng và bạn dễ dàng tiếp cận được nó. Và giám sát chặt chẽ danh mục đầu tư của bạn. Các chiến lược xây dựng và quản lý danh mục đầu tư theo đà tăng trưởng Việc quản lý danh mục đầu tư là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng.
  10. Sau đây là một vài chiến lược các bạn nên nhớ khi xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư các cổ phiếu có đà tăng trưởng. - Tính đa dạng: Các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng thường xuyên có những danh mục đầu tư nhỏ hơn so với các nhà đầu tư theo giá trị hay đầu tư tăng trưởng, bình thường nhà đầu tư theo đà tăng trưởng chỉ nắm giữ khoảng 5 đến 10 cổ phiếu ở bất kỳ một thời điểm nào. Họ lý giải tính thiếu đa dạng là do bản chất ngắn hạn của các danh mục đầu tư, và những cam kết đòi hỏi chặt chẽ về thời gian đối với việc giám sát các cổ phiếu đó. Nhưng dẫu sao thì tốt hơn hết là các bạn nên có càng nhiều cổ phiếu càng tốt. Hãy nhớ rằng nếu như trong danh mục đầu tư của bạn chỉ có 5 cổ phiếu, thì mỗi cổ phiếu chiếm tỷ lệ 20% toàn bộ danh mục đó. Khi một cổ phiếu rớt 50% giá thì toàn bộ danh mục đầu tư sẽ giảm đi 10%. - Giám sát danh mục đầu tư của bạn: Chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng là một cuộc chơi ngắn hạn bởi các đà tăng trưởng này diễn ra trong thời gian ngắn do sự dao động liên tục của thị trường. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng luôn phải hàng ngày giám sát các danh mục đầu tư của mình. Các bạn không chỉ quan tâm để mắt tới cổ phiếu của các bạn để xem có dấu hiệu đảo chiều hay không, mà các bạn còn cần phải chú ý tới các thông báo lợi nhuận, hoạt động của ngành và các sự kiện khác vốn có thể ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của bạn hoặc ảnh hưởng tới các cơ hội mới xuất hiện hoặc các cơ hội tốt hơn. Các bạn cần phải giám sát các ngành có cổ phiếu mà các bạn đang nắm giữ và chú ý tới hoạt động của các chỉ số so sánh liên quan. Các bạn cần phải liên tục kiểm tra lại các cổ phiếu của mình theo một danh sách theo dõi và sẵn sàng hành động khi có một cơ hội xuất hiện. Chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng là một cuộc hành trình không có điểm kết, luôn tìm kiếm những điều tốt nhất tiếp theo, và nó đòi hỏi sự thận trọng cảnh giác và một khả năng hành động nhanh chóng và quyết đoán. - Vị trí tiền mặt: Việc quản lý tiền mặt thay đổi tùy theo các nhà đầu tư khác nhau. Trong các thời điểm thua lỗ, một vài người có thể nắm giữ đến 50% là tỉền mặt, cũng có một vài người thì luôn duy trì đầu tư 100%. Các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng giỏi nhất (những người ta đã rất quen thuộc) sẽ nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn khi họ gặp khó khăn trong việc xác định các cổ phiếu có đà tăng trưởng hoặc khi họ phải đương đầu với một loạt các khoản thua lỗ. Trong một vài trường hợp, họ thường tránh sang một bên trong một khoảng thời gian hoặc giảm lượng cổ phiếu nắm giữ của mình đến khi thị trường có dấu hiệu tích cực hơn cho chiến lược đầu tư của họ. Trường hợp nghiên cứu: công ty các thiết bị khâu hao của ô tô (DAP) Mục đích của trường hợp nghiên cứu này là nhằm xác định một công ty cỡ nhỏ để đầu tư nhằm chứng minh cho quy trình lựa chọn các cổ phiếu có đà tăng trưởng. DAP: một cổ phiếu có đà tăng trưởng cỡ nhỏ Vào ngày 17 tháng 7 năm 2001, công ty các thiết bị hao mòn của ô tô (DAP) xuất hiện như một trong các cổ phiếu hàng đầu có đà tăng trưởng nằm trong giới các cổ phiếu cỡ nhỏ. Nó có giá trị thị trường là 259 triệu Đôla và chỉ số P/E là 14,6 tính theo năm tài chính 2000 Nghiên cứu tình huống: CÔNG TY DISCOUNT AUTO PARTS (DAP)
  11. Mục tiêu của ví dụ thực tế này là nhằm xác định một công ty có quy mô vốn nhỏ dành cho đầu tư để minh hoạ cho quá trình lựa chọn cổ phiếu tăng tốc. DAP: Một cổ phiếu tăng tốc vốn nhỏ Ngày 17 tháng 10 năm 2001, cổ phiếu Discount Auto Parts (DAP) đã xuất hiện như là một trong những cổ phiếu tăng tốc hàng đâu trong nhóm cổ phiếu vốn nhỏ. Nó có mức vốn thị trường là 259 triệu đô la và tỷ lệ giá trên lợi nhuận P/E là 14,60 dựa trên dự báo ÉP trong năm tài khoá 2002 (năm tài khoá kết thúc vào tháng 5/02). Chứng khoán Discount Auto Parts đã đạt được kết quả tuyệt vời khi xét về các đặc ciểm của một cổ phiếu tăng tốc: ¡ Phần trăm thay đổi giá cả là 18% trong tháng vừa qua ¡ Xếp thứ 94 trong nhóm cổ phiếu tăng tốc giá ¡ Xếp thứ 99 trong nhóm cổ phiếu lợi nhuận tăng tốc ¡ Xếp thứ 88 trong nhóm tích luỹ/ phân phối, là chỉ tiêu đo lường dòng tiền mặt. DAP là gì? Bước đầu tiên của quá trình định giá cổ phiếu đó là phải ít nhiều tìm hiểu về công ty. Discount Auto Parts (Linh kiện xe hơi giảm giá) là nhà cung cấp hàng đầu các bộ phận ô tô thay thế, bảo dưỡng các bộ phận, và các linh kiện xe hơi cho các thợ máy chuyên nghiệp và các cá nhân tự thay thế tại nhà. Tính tới ngày 28 tháng Tám năm 2001, DAP đã có 668 cửa hàng đang hoạt động tại Alabama, Florida, Georgia, Louisiana, Mississippi, và Nam Carolina. Công ty với 25% vốn chủ sở hữu thuộc về các thành viên trong gia đình, đã ký thoả thuận sát nhập với công ty Advance Auto Parts, một công ty tư nhân là nhà cung cấp bộ phận xe hơi lớn thứ hai trên toàn nước Mỹ. Nhình chung, một cổ phiếu sẽ được bán ra ở một mức giá xác định bằng tiền mặt sẽ không là ứng cử viên cho chiến lược đầu tư tạo đà, chỉ khi nó di chuyển tới gần mức giá mua được. Nhưng tình huống của DAP là một vụ sát nhập, tức là sẽ tạo ra một công ty mới được hình thành từ các công ty sát nhập và sẽ được giao dịch trên Sàn giao dịch cổ phiếu New York (NYSE). Nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo đuổi cổ phiếu như một cổ phiếu cá nhân. Vì vậy, vụ sát nhập sắp diễn ra có thể được xem như một sự kiện làm tăng giá cổ phần khác trong một cổ phiếu đã tăng giá rồi. Xem xét đồ thị Từ một điểm rất thấp đạt mức 5 đô la hồi cuối tháng 12 năm trước, DAP đã có một bước nhảy ngắn đạt mức 7 đô la hồi đầu tháng 1 (xem Biểu đồ 6-11). Sau đó, cổ phiếu tiếp tục duy trì mức giá cân bằng trong vài tháng và cuối cùng là cuộc bùng nổ vào giữa tháng Tư với một bước đột phát lên tới gần 14 đô la trong tháng 6. Sau khi trở lại vị trí cũ, cổ phiếu đã lại tăng vọt, đạt mức kháng cự chính là 14 đô la. Mặc dù trong tháng 9, công ty đã công bố những con số lợi nhuận tuyệt vời và vụ sát nhập sắp sửa diễn ra, nhưng cổ phiếu vẫn giữ mức ổn định trong khoảng 14 đô la, tiếp tục duy trì trong vòng hai tháng, cho tới cuộc bùng nổ vào hồi đầu tháng 10. Giai đoạn duy trì kéo dài đó có thể xảy ra khi Phố Wall đang xem xét tình trạng kinh tế của vụ sát nhập, nhưng như chúng ta đã chỉ ra, tình hình kinh tế là rất tuyệt vời đối với outstanding và sự bùng nổ của mô hình nền tảg là lý do chính khiến DAP được chấp nhận như là một sự lựa chọn tạo đà hồi giữa tháng 10. Vụ bùng nổ đó ở trong tình trạng số lượng cổ phiếu lên cao, và cổ
  12. phiếu đóng cửa trên mức kháng cự vào ngày 17 tháng 10. BIỂU ĐỒ 6-11 Bản kiểm tra định giá cổ phiếu tạo đà tăng trưởng Vào thời điểm thực hiện nghiên cứu này, DAP vẫn là một trong những cổ phiếu xếp hạng cao xét về đặc điểm tạo đà và cách thức định giá sử dụng bảng kiểm tra giá trong Bảng 6-1 cho thấy DAP là cổ phiếu rất được “ăn khách” trong một danh mục đầu tư tạo đà điển hình. ¡ Những mô hình tăng tốc. Trong hơn hai năm qua, DAP đã cho thấy một vài đợt suy giảm mạnh trong ngắn hạn, và cổ phiếu tiếp tục xu hướng tăng dài hạn trong năm 2001, bắt đầu từ tháng Một, với một vài giai đoạn thăng bằng rồi trở lại xu hướng ban đầu. ¡ Lợi nhuận tăng tốc theo quý thời gian gần đây. Theo kết quá được báo cáo trong quý một năm 2002 thì lợi nhuận trên một cổ phiếu đạt mức 0,35 đô la (Kết thúc ngày 31 tháng 8 năm 2001) so với mức 0,21 đô la trên một cổ phiếu hồi quý một năm tài khoá 2001 (Năm tài khoá 2002 kết thúc vào ngày 5/3/2002). ¡ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận vao trong vòng một đến hai năm qua. Mức tăng trưởng lợi nhuận trong quá khứ của Discount Auto Parts trong năm qua đạt mức khoảng 70%. ¡ Analyst revisions. Các nhà phân tích không có những sửa đổi theo hướng đi lên nào. Thực tế thì, tin tức về cổ phiếu này rất thưa thớt - chỉ một nhà phân tích đang theo dõi cổ phiếu - nhưng điều đó không hề đáng ngạc nhiên khi xét về quy mô của công ty. ¡ Earnings surprises. Trong quý duy nhất trước đó có một bản dự đoán giá cả, DAP đã vượt qua con số dự đoán tới gần 30% (dự đoán là: 0,44 đô la trên một cổ phiếu trong khi thực tế là 0,57 đô la). ¡ Lời đề nghị mua/giữ/bán cổ phiếu. Chỉ có một lời đề nghị mua khiêm tốn. ¡ Giá cổ phiếu trong mối tương quan với mức giá trung bình trong 30 ngày. Giá cổ phiếuDiscount Auto Parts đã cao hơn mức giá dao động trung bình trong 30 ngày của nó (Đồ thị 6-11). ¡ Dòng tiền. Có dòng tiền đồ vào cổ phiếu như đã chứng minh qua thực tế là DAP xếp thứ 88 trong nhóm tích luỹ/ phân phối. ¡ Resistance breakthrough. Gần đây cổ phiếu đã phá vỡ mức kháng cự cơ bản 14 đô la. ¡ Mô hình kỹ thuật MACD. Discount Auto Parts đang nằm trong phạm vi MACD tại thừi điểm phân tích, đạt được mức phá vỡ tích cực trong hai tuần trước đó (xem đồ thị 6- 11). Đây là một mô hình rất tích cực. ¡ Tin tức gần đây. Discount Auto Parts đã cam kết sát nhập với công ty kinh doanh linh kiện ô tô lớn thứ hai nước Mỹ- công ty Advance Auto Parts. (Lưu ý: Vụ sát nhập đã hoàn tất vào ngày 29 tháng 1 năm 2001, và giờ đây công ty mới sẽ giao dịch trên sàn giao dịch cổ phiếu New York (NYSE) với tên giao dịch là Advance Auto Parts, Inc, dưới biểu tượng là AAP). ¡ Kết quả hoạt động của nhóm ngành. Giá cổ phiếu của nhóm ngành Cửa hàng bán lẻ/Chuyên biệt đã vượt trên mức trung bình hồi tháng 10 năm 2001, xếp thứ 80 trong nhóm ngành tăng tốc.
  13. Kết luận: Một cổ phiếu với lợi nhuận và giá tăng tốc Discount Auto Parts đạt được mức lợi nhuận tăng tốc đằng sau mức giá tăng tốc của nó, vì vậy công ty này là một ứng cử viên sáng giá cho nhà đầu tư tăng tốc vào giai đoạn giữa tháng Mười. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng trong năm Tài khoá 2002 là 27,4% và cho năm tài khoá 2003 là 24,4%, vượt trên mức trung bình của ngành và của S&P 500. Rõ ràng là, kết quả mà cổ phiếu của công ty có được đã đáp ứng các mục tiêu định lượng của cổ phiếu tăng tốc. Do hầu hết các mục trong danh mục kiểm tra định giá đều cho kết quả dương nên cổ phiếu DAP được chấp nhận như là một cổ phiếu tăng tốc tuyệt vời vào ngày 17 tháng 10. QUỸ CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TĂNG TỐC- KHÔNG! Các quỹ tương hỗ ngược với ý tưởng tổng thể của đầu tư tăng tốc. Những người bị cuốn hút vào phong cách đầu tư tăng tốc là những người thích hành động và mong muốn thu được lợi nhuận nhanh chóng và đáng kể, cả hai điều đó đều không đúng với các quỹ tương hỗ. Quy mô của hầu hết các quỹ tương hỗ này đều khiến cho chiến lược đầu tư tăng tốc không thể thực hiện được. Hầu hết các nhà quản lý quỹ đều cần phải có khả năng đầu tư hàng triệu đô la vào mỗi vị thế, điều kiện này khiến cho việc đầu tư vào và rút vốn ra khỏi cổ phiếu không được mau lẹ. Và tất nhiên, di chuyển mau lẹ là yếu tố cốt lõi trong đầu tư tăng tốc. Tất nhiên, bạn có thể tìm kiếm những quỹ với kết quả hoạt động trong ngắn hạn là mục tiêu quan trọng nhất của chúng hoặc tìm kiếm một nhà quản lý tiền có phong cách tăng tốc. Loại quỹ đó có thể mang đến cho bạn cơ hội đầu tư tăng tốc, nhưng nó cũng giống như đi vòng quanh đất nước bằng xe đạp Amtrak khi bạn có trái tim đặt trên Đảo Coney (but it’s a bit like riding Amtrak cross-country when you’ve got your heart set on riding a roller coaster at Coney Island). Quỹ ETF tạo ra nhiều hành động hơn một chút mặc dù nó được tạo nên từ một rổ cổ phiếu cụ thể không bao giờ thay đổi. Một nhà đầu tư có xu hướng tăng tốc có thể xác định một ngành có tăng tốc và mua một quỹ ETF đại diện cho ngành đó. Nếu bạn là một nhà đầu tư được công nhận chính thức - tức là một nhà đầu tư sở hữu một số tiền ít nhất 1 triệu đô la hoặc mức doanh thu thường niên là 200 nghìn đô la hoặc hơn- thì quỹ tự bảo hiểm là hoàn toàn có thể. Quỹ tự bảo hiểm có ít quy định hơn quỹ tương hỗ, có nghĩa là các nhà quản lý quỹ tự bảo hiểm được tự do hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật danh mục đầu tư mạnh như “bán non”, biên hoặc vay nóng, và quỹ tự bảo hiểm không cần phải đa dạng hoá nhiều như quỹ tương hỗ điển hình. Nếu bạn quan tâm, hãy kiểm tra nguồn đầu tư trực tuyến dành cho quỹ tự bảo hiểm với mục tiêu là đầu tư tăng tốc. Nguồn đầu tư trực tuyến dành cho cổ phiếu tăng tốc Nguồn tin trực tuyến về cổ phiếu tăng tốc rất đa dạng. Dưới đây là danh sách những từ khoá bạn có thể sử dụng trên các công cụ tìm kiếm để tìm ra các trang Web có liên quan tới cổ phiếu tăng tốc. Từ khoá cổ phiếu tăng tốc
  14. CANSLIM* Đảo chiều ngành Lợi nhuận tăng tốc Chứng khoán hàng đầu Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng cao Đầu tư từ trên xuống dưới Sự đảo chiểu nhóm ngành Những ngành có kết quả hoạt động hàng đầu Tăng tốc gurus Willima O’Neil Danh mục đầu tư tăng tốc Chứng khoán chiến thắng Chứng khoán tăng tốc *CANSLIM là viết tắt những chữ cái đầu tiên của quá trình lựa chọn cổ phiếu tăng tốc phổ biến của O’Neil LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG ĐẦU TƯ TĂNG TỐC 1. Luôn đặt cảm tính ra bên ngoài quá trình lựa chọn. Đây là quy tắc số một cho bất kỳ nhà đầu tư nào, nhưng còn đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư tăng tốc. 2. Luôn có kỷ luật. Trong đầu tư tăng tốc kỷ luật có lẽ giữ vai trò quan trọng hơn so với các phong cách đầu tư khác. Nếu bạn đang tìm kiếm sự mau lẹ trong cổ phiếu- là điểm cốt lõi trong đầu tư tăng tốc- thì bạn phải biết khi nào thì nên rút khỏi thị trường, và bạn phải có kỷ luật để làm theo phương pháp của bạn. Bạn phải rút lui khi chiếc máy tính thời gian của bạn nói rằng sự di chuyển tăng tốc chắc chắn đã kết thúc. Bạn sẽ không thể là một nhà đầu tư tăng tốc néu bạn ngồi yên một chỗ và nhìn cổ phiếu rớt giá dần. 3. Phát triển một phương pháp để gia nhập và rút khỏi thị trường. Đối với một nhà đầu tư tăng tốc, có một phương pháp gia nhập và rút khỏi thị trường hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng. Chắc chắn rằng, phương pháp sẽ phải dựa trên phân tích kỹ thuật. Lựa chọn một dụng cụ dự báo làm việc hiệu quả như MACD, RSI, Stochastics, hay nếu bạn là một nhà đầu tư cấp cao, bạn có thể dùng cả phương pháp giao dịch máy móc và làm theo nó. 4. Lanh lợi. Gia nhập nhanh chóng và rút khỏi cũng hết sức mau lẹ. 5. Không phải lòng cổ phiếu của bạn. Đây là một lời khuyên chân tình cho bất kỳ nhà đầu tư nào, nhưg đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư tăng tốc. 6. Chuẩn bị để dành thời gian hàng ngày cho cổ phiếu của bạn. Một sự di chuyển của một cổ phiếu tăng tốc có thể bắt đầu hoặc kết thúc trong một ngày. Bạn phải dành thời gian hàng ngày đề xem xét đồ thị của cổ phiếu bạn sở hữu, và chuẩn bị tinh thần rút khỏi thị trường nhanh chóng khi có dấu hiệu phải như vậy. Bạn cũng phải dành thời gian nghiên cứu đồ thị và các công cụ xếp loại cổ phiếu trên danh mục theo dõi của bạn và chuẩn bị gia nhập ngay khi có những dấu hiệu tốt lành. 7. Áp dụng chiến lược đầu tư từ trên xuống dưới. Chiến lược đầu tư từ trên xuống dưới có nghĩa là tìm kiếm những nhóm ngành có kết quả hoạt động cao nhất trước, sau đó tìm
  15. kiếm những cổ phiếu nóng nhất trong nhóm đó (xem Chương 9). Điều này có nghĩa là luôn để ý tới kết quả hoạt động của những nhóm ngành mà cổ phiếu bạn sở hữu làm đại diện. Nếu nhóm ngành có xu hướng đi xuống, thì có nghĩa là rất có thể cổ phiếu tăng tốc của bạn cũng đi xuống, và bạn sẽ cần phải hành động nhanh. 8. Theo dõi sự thay đổi trong dự đoán phân tích. Chú ý tới những con số dự đoán xu hướng đi xuống và thấp hơn. Những con số này có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng suy giảm trong ngắn hạn của cổ phiếu tăng tốc. 9. Theo dõi những ấn phẩm do công ty phát hành. Những dấu hiệu về những sự kiện trong tương lai có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cổ phiếu thường xuất hiện ngay trong các ấn phẩm nội bộ của công ty. Mặc dù bạn không đầu tư vào cổ phiếu tăng tốc trong thời gian quá dài, nhưng bạn cần phỉa theo dõi những công bố của công ty để phòng trường hợp dó là một điềm báo trước của tin tức xấu. Không giống như những phong cách đầu tư khác, một nhà đầu tư tăng tốc điển hình bao giờ cũng rút lui trước rồi sẽ đặt câu hỏi sau. 10. Chấp nhận thua lỗ. Nếu công cụ dự báo của bạn cho thấy một dấu hiệu cần phải rút khỏi thị trường mà sẽ để lại hậu quả là bạn phải chấp nhận thua lỗ, thì hãy vui vẻ chấp nhận nó thôi! Đáng tiếc là, có quá nhiều nhà đầu tư không sẵn sàng thừa nhận ràng họ đã sai, và họ không chịu chấp nhận thua lỗ. Nhưng nếu bạn không chấp nhận phần thua lỗ nhỏ khi nó buộc phải như thế, bạn sẽ còn tiếp tục thấy mình lao xuống dốc không phanh vì công cụ dự báo đã đưa ra chỉ dẫn rút khỏi thị trường và điều đó có nghĩa là bạn không còn có thể dựa vào dấu hiệu nào khác nữa. Vì vậy phần thua lỗ nhỏ sẽ ngày càng lớn hơn. Đây là một trong những vẫn đề nghiêm trọng đối với tất cả các nhà đầu tư, nhưng nó còn đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với các nhà đầu tư tăng tốc, những người cần phải hành động mau lẹ. Khi bạn nhận được tín hiệu rút khỏi thị trường từ bất kỳ công cụ dự báo nào bạn đang theo dõi, hãy làm theo nó, thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn buộc phải thừa nhận đã mắc sai lầm trong việc lựa chọn cổ phiếu ở vị trí đầu tiên.
  16. Chương 7: Các chiến lược đầu tư kỹ thuật Các chuyên gia đầu tư kỹ thuật luôn tin tưởng rằng tất cả các thông tin về một công ty đều được thể hiện qua giá cổ phiếu. Với họ, nền tảng căn bản của công ty, các bản báo cáo lợi nhuận, kết quả đạt được trong nhóm ngành, những tin tức mới nhất, thậm chí những con số dự đoán hay những tin đồn về khả năng sáp nhập hay mua lại đều được phản ánh trong giá cổ phiếu. Là nhà đầu tư kỹ thuật, họ chỉ quan tâm tới các chi tiết trong biểu đồ cổ phiếu, đặc biệt là các xu hướng tăng và xu hướng giảm. Các nhà kỹ thuật phân tích có trong tay hàng trăm công cụ dự đoán kỹ thuật trợ giúp họ xác định khi nào xu hướng tăng bắt đầu và khi nào kết thúc. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng số ít các công cụ hay phương pháp trợ giúp chính. Việc quyết định lựa chọn công cụ nào phụ thuộc vào việc họ là các chuyên gia kỹ thuật ngắn hạn hay dài hạn. Các chuyên gia kỹ thuật ngắn hạn thường sử dụng các công cụ đưa ra các dấu hiệu mua và bán trong ngắn hạn. Ngược lại, các nhà phân tích dài hạn lại hoàn toàn bỏ qua các dấu hiệu lên và xuống trong ngắn hạn và chỉ quan tâm tới khả năng biến động có cơ sở trong xu hướng dài hạn. Các chuyên gia kỹ thuật cũng giống như những nhà đầu tư tăng tốc trong cách thức sử dụng biểu đồ và tìm kiếm cổ phiếu có xu hướng đảo chiều dương hoặc âm. Điểm khác biệt là ở chỗ các nhà đầu tư tăng tốc thường xây dựng biểu đồ phân tích dựa trên lợi nhuận tăng tốc bên trong; trong khi các nhà phân tích kỹ thuật lại hiềm kỵ với cách thức tìm kiếm này. Họ tin rằng bằng cách “đọc“ các biểu đồ cổ phiếu, họ có thể nắm bắt được chính xác hơn bất kỳ xu hướng biến động nào, cho dù xu hướng đó bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào. Họ có thể nắm giữ một cổ phiếu chưa đầy một tuần với mục đích chỉ đơn giản là nắm bắt một xu hướng mới, và họ sẽ thoát khỏi thị trường khi các công cụ kỹ thuật thông báo xu hướng hiện tại chắc chắn sẽ kết thúc. NGHỆ THUẬT ĐẦU TƯ KỸ THUẬT Mặc dù có sử dụng phương pháp kỹ thuật cho các dấu hiệu gia nhập và rút khỏi thị trường, nhưng đầu tư kỹ thuật không phải là một phương thức máy móc, nghiêm ngặt. Đọc biểu đồ cũng là một nghệ thuật, và có một số nhà phân tích kỹ thuật có khả năng đọc biểu đồ tốt hơn những người khác. Nghệ thuật đọc biểu đồ chính là nghệ thuật nhận thức mô hình. Tất nhiên không phải tất cả các biểu đồ cổ phiếu đều hoàn toàn giống nhau. Không hề có tiếng báo động nào khi thông tin trên một biểu đồ trùng khớp với một đồ thị cụ thể nào đó. Bạn buộc phải có khả năng nhận ra những thông tin khác biệt và biết đâu là những thông tin tạo nên một mô hình đồ thị cho kết quả là xu hướng tăng hoặc giảm của quá khứ. Mô hình không khuyên bạn gia nhập thị trường ngay mà khuyên bạn sẵn sàng để gia nhập thị trường. Điều này cũng giống như người thợ săn đang vác súng trong rừng và sẵn sàng bắn. Khi anh ta nghe thấy tiếng động của lá rừng hay nhìn thấy chuyển động có thể là của một con hươu, anh ta sẽ bóp cò và sẵn sàng bắn. Nhưng anh ta sẽ đợi cho tới khi thấy rõ mục tiêu mới bóp cò. Khi một nhà phân tích kỹ thuật thấy một mô hình đồ thị cụ thể, anh ta biết rằng cần theo dõi sát sao từng biến động của cổ phiếu và nếu tình huống X xảy ra - tức là nếu chú hươu xuất hiện rõ ràng - đó chính là thời điểm thích hợp để bóp cò súng.
  17. Nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm những mô hình thường cho kết quả là một dấu hiệu mua hoặc bán. Martin Pring, tác giả của cuốn Technical Analysis Explained, gọi điều này là một “bằng chứng rõ ràng”. Khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy một xu hướng tăng hoặc giảm mới đang tới gần hoặc đã bắt đầu, thì đó chính là lúc cần phải “bóp cò”. Bạn càng thu thập được nhiều bằng chứng, bạn càng sẵn sàng hành động hơn trước một dấu hiệu cụ thể nào đó. Tính chính xác của mô hình và sự bóp cò đúng lúc phụ thuộc vào phương pháp hoặc công cụ kỹ thuật bạn đang sử dụng. Ví dụ, giả sử nếu bạn sử dụng MACD, có thể bạn sẽ không mua cho đến khi có điểm vượt hẳn lên trên đường MACD. Nếu bạn thích mô hình Bollinger Bands, bạn phải luôn sẵn sàng hành động ngay khi đám đôngchen lấn nhau (thường là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch tiếp theo rất quan trọng). Tuy nhiên, bạn phải đợi cho tới khi sự chuyển dịch thực tế diễn ra trước khi bạn “bóp cò súng”. Đây chính là nghệ thuật phân tích kỹ thuật, và chỉ sau khi bạn học cách đọc thông tin từ những công cụ dự báo cụ thể mà bạn đang sử dụng, bạn mới có thể dựa vào những dấu hiệu gia nhập và thoát khỏi thị trường của công cụ đó. BIỂU ĐỒ PQ CỦA CHUYÊN GIA ĐẦU TƯ KỸ THUẬT Hai đặc điểm tuyệt đối không thể thiếu đối với một chuyên gia đầu tư kỹ thuật đó là tinh thần kỷ luật và tất nhiên là kỹ năng đọc biểu đồ tuyệt vời. Chúng tôi đã chấm điểm 10 cho cả hai đặc điểm cần thiết này trong biểu đồ PQ (Biểu đồ 7-1). Biểu đồ mang tên một trò chơi kỹ thuật, vì vậy bạn cần phải biết cách đọc và phát hiện ra những mô hình cụ thể mà bạn quan tâm. Bạn sẽ cần phải có tinh thần kỷ luật cao như đối với một nhà đầu tư tăng tốc. Giống như nhà đầu tư tăng tốc, chuyên gia đầu tư kỹ thuật cần hành động nhanh chóng và quyết đoán trước những dấu hiệu gia nhập và thoát khỏi thị trường. Đầu tư kỹ thuật là một phương thức đầu tư yêu cầu phải hành động một cách mau lẹ. Về cam kết thời gian, bạn cần phân biệt rõ giữa thời gian cần thiết để học cách phân tích kỹ thuật - khoảng thời gian này là đáng kể - và thời gian cần thiết mà một biểu đồ gia kinh nghiệm cần có để tìm ra những ứng cử viên sáng giá từ một biểu đồ đầy dẫy con số. Trong khoảng thời gian cần có để phân tích một bảng kê tài chính, một chuyên gia biểu đồ có thể cùng lúc nghiên cứu khoảng 50 biểu đồ cổ phiếu và tìm ra hai hoặc ba biểu đồ đáng xem xét thêm. Vì vậy đường cong học tập là khá cao nhưng khi bạn đã thành thạo với biểu đồ, thì việc lựa chọn cổ phiếu diễn ra rất nhanh chóng. Vì thời gian dành cho học tập và yêu cầu kiểm soát những thay đổi theo xu hướng của cổ phiếu, nên cam kết về thời gian đòi hỏi kỹ thuật đầu tư phải trên mức trung bình. Chúng ta cho điều kiện này điểm 8 về mức độ quan trọng. Thời gian một nhà đầu tư cần đợi để thu về kết quả từ một vụ đầu tư kỹ thuật là tương đối nhanh so với những phương thức đầu tư quan trọng khác. Một nhà phân tích kỹ thuật ngắn hạn nắm giữ một cổ phiếu trong khoảng thời gian chưa đầy một ngày tới một tuần hoặc hơn thế. Còn một nhà đầu tư kỹ thuật dài hạn giữ một cổ phiếu trong khoảng thời gian một tháng hoặc dài hơn nữa. Vì vậy, trong biểu đồ PQ, chúng ta chấm cho điều kiện thời gian 3 điểm. Sự kiên nhẫn thường được “đo” tương đối với đường thời gian, tức độ dài thời gian mà tiền của bạn bị kẹt trong vụ đầu tư. Nhưng đối với các nhà phân tích kỹ thuật, tính kiên nhẫn lại được “xếp hạng” hơi khác một chút. Đường thời gian của bạn có thể tương đối ngắn khi so sánh với mức tăng trưởng hay giá trị đầu tư, nhưng bạn sẽ phải kiên nhẫn chờ
  18. đợi những mô hình kỹ thuật phát triển và cho bạn dấu hiệu gia nhập hay thoát khỏi thị trường. Bạn cũng sẽ cần phải kiên nhẫn trong suốt quá trình học cách nghiên cứu biểu đồ và những công cụ kiểm tra lại để xác định xem nên tin tưởng vào phương pháp hay công cụ nào. Khi bạn nắm quyền kiểm soát phương pháp của mình, mặc dù đầu tư kỹ thuật có thể chỉ là theo trí nhớ, tức là bạn chỉ cần học thuộc lòng là xong, nhưng bạn vẫn cần kiên nhẫn chờ đợi mô hình tiến triển theo thời gian. Do các nhà đầu tư kỹ thuật chuyên nghiệp chỉ quan tâm tới biểu đồ, nên họ sẽ không cần hoặc chỉ cần một chút kỹ năng định lượng. Họ thường không đọc các báo cáo tài chính hay so sánh các số liệu hoặc tỷ lệ để xem cổ phiếu nào có giá trị tốt hơn. Hầu hết các nhà đầu tư kỹ thuật còn không bao giờ để mắt tới báo cáo tài chính, và họ là các nhà đầu tư kỹ thuật chính là vì lý do đó. Họ thích không phải phán đoán. Nếu công cụ dự báo kỹ thuật của họ nói rằng “gia nhập thị trường đi”, họ sẽ mua cổ phiếu; nếu nó nói rằng “hãy thoát khỏi thị trường”, họ sẽ bán cổ phiếu. Không cần đưa ra thêm bất kỳ phán đoán nào về giá trị của một vụ đầu tư có nghĩa là kết quả từ biểu đồ PQ cho niềm tin đầu tư thấp. Nhưng các nhà đầu tư kỹ thuật phải rất tin tưởng vào công cụ kỹ thuật họ sử dụng và khả năng có thể nhận thức mẫu biểu đồ tốt nhất và tệ nhất. Việc luyện tập bất kỳ một môn nghệ thuật nào luôn đòi hỏi bạn phải đặt niềm tin vào kỹ năng và tài năng của bạn, vì vậy chúng ta chấm cho niềm tin đầu tư điểm 8 trong biểu đồ PQ. Đáng thú vị là, rủi ro và kết quả đạt được không quá cần thiết đối với các nhà đầu tư kỹ thuật. Các nhà đầu tư kỹ thuật mong muốn có được kết quả tốt đẹp (nếu không họ sẽ không cam kết thời gian để học tập phương pháp đầu tư này). Tuy nhiên, thường thì họ tin rằng họ đang đối mặt với rủi ro ở mức rất thấp bởi vì họ luôn tận dụng tối đa những công cụ theo dõi xu hướng. Điều này có thể có hoặc có thể không xuất hiện trong thực tế. Theo quan điểm của chúng tôi, các nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty mà họ không nắm rõ sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn cho dù họ có thừa nhận điều này hay không. Mọi thứ đều được xem xét, đầu tư kỹ thuật đòi hỏi khả năng chịu đựng rủi ro và biến động ở mức trung bình bởi vì các nhà đầu tư kỹ thuật phụ thuộc vào công cụ kỹ thuật của họ khi quyết định bán hết cổ phiếu trước khi giá của nó rớt xuống đáng kể. THUẬT MỔ XẺ MỘT CỔ PHIẾU KỸ THUẬT Có hàng chục lý thuyết kỹ thuật được hình thành nhằm giải thích sự biến động của giá cổ phiếu, và có hàng trăm công cụ dự báo kỹ thuật được “chiết xuất” từ các lý thuyết này nhằm dự đoán tình trạng biến động đó. Kết quả là, chúng ta không thể sử dụng một lý thuyết kỹ thuật đơn lẻ nào để giải mã “kết cấu” của một cổ phiếu kỹ thuật điển hình. Trên thực tế, không hề có bất kỳ một cổ phiếu kỹ thuật nào tồn tại. Thay vào đó, chúng ta sẽ bàn về tâm lý học đằng sau sự biến động giá cả và khối lượng của một cổ phiếu và cách thức tâm lý đó tạo ra những mô hình khác nhau trên biểu đồ cổ phiếu. Qua các lý thuyết kỹ thuật này, các nhà phân tích cố gắng hiểu thuyết tâm lý học và nắm bắt những dấu hiệu dựa trên hành vi giá cả và khối lượng hướng dẫn họ gia nhập hay thoát khỏi một cổ phiếu. Tâm lý học đằng sau những biểu đồ cổ phiếu Chúng ta sẽ sử dụng một tình huống cực kỳ đơn giản để minh họa cho tâm lý ẩn sau những biểu đồ cổ phiếu và đưa ra cho bạn một lời khuyên bổ ích về cách thức mà một nhà phân tích kỹ thuật “đọc” nó dựa trên các mô hình đồ thị.
  19. Hãy tưởng tượng cổ phiếu của một công ty gần như đang ở mức cân bằng, tạm gọi đó là cổ phiếu của công ty ABC. Trong nhiều tuần liên tiếp, cổ phiếu ABC được giao dịch ở mức giá nằm trong khoảng 19 - 20 đô la và có lượng giao dịch trong ngày là 100 nghìn cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu được giao dịch trong một phạm vi hẹp như vậy, thì có nghĩa là số lượng các nhà đầu tư muốn sở hữu cổ phiếu đó xấp xỉ bằng số nhà đầu tư muốn bán nó đi. Vì vậy, bất cứ khi nào có lệnh mua khoảng 100 hoặc 500 hoặc 1000 cổ phiếu, số cung sẽ cân bằng cầu, giá cổ phiếu đứng yên và chỉ di động trong một phạm vi nhỏ hẹp mà chúng ta gọi là mức ổn định. Bây giờ chúng ta hãy giả định rằng trên thị trường phố Wall, cổ phiếu của công ty ABC đang có biến động rất tốt trong quý vừa qua. Khi nghe thấy tin đồn này, ít nhất sẽ có một vài nhà đầu tư mới muốn mua cổ phiếu của ABC, và những người hiện đang sở hữu cổ phiếu của công ty muốn thêm. Hành động này chắc chắn sẽ dẫn tới khối lượng mua cổ phiếu tăng lên. Khối lượng mua trung bình mỗi ngày trước là 100 nghìn giờ có thể tăng lên 125 nghìn trong một vài ngày. Song, mặc dù khối lượng tăng, thì trong bối cảnh này, giá cổ phiếu có thể sẽ không biến động cho tới khi tình trạng giao dịch bình thường trở lại. Vẫn vậy, khi một cổ phiếu đang ở mức nền, người ta sẽ tập trung mua vào nhiều cổ phiếu hơn thường lệ, và cuối cùng khối lượng mua tăng sẽ đẩy khối lượng mua và bán ra khỏi điểm cân bằng. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư trước đây muốn bán cổ phiếu có thể sẽ có cái nhìn khác đi. Hoạt động mua cổ phiếu gia tăng có thể khiến họ quyết định nắm giữ cổ phiếu chứ không bán chúng đi. Kết quả là, khối lượng bán ra có thể ít đi vào cùng thời điểm khối lượng mua tăng lên. Lúc này, vấn đề giữa cung và cầu nảy sinh. Khi cung giảm và cầu tăng, giá cổ phiếu sẽ tăng. Khi nhà đầu tư tiếp tục mua, họ sẽ khiến giá ngày một cao hơn cho tới khi cổ phiếu vượt ra ngoài mô hình dựa trên khối lượng giao dịch gia tăng. Đây là một mô hình cổ điển mà các nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm: vượt ra ngoài khối lượng giao dịch gia tăng. Tình huống đơn giản này cho thấy, khối lượng giao dịch thường tác động tới giá cả. Khối lượng giao dịch gia tăng ngay khi tình huống nảy sinh, nhưng giá cổ phiếu lại không tăng ngay lập tức. Nó chỉ diễn ra khi cung giảm dẫn tới việc cổ phiếu vượt ra ngoài mô hình nền tảng. Khi điều này xảy ra, nhà đầu tư tăng tốc nào có khả năng nhìn thấy cổ phiếu “chuyển động” sẽ “nhảy vào” ngay. Tương tự như thế, những nhà đầu tư thường đưa ra quyết định dựa trên nền tảng của một công ty chắc chắn sẽ mua cổ phiếu bởi vì họ nhận thấy khả năng thu được lợi nhuận là rất khả quan. Dưới đây là diễn biến của tình huống này. Hãy giả sử rằng sau khi mô hình cơ sở bị phá vỡ, ABC đưa ra thông báo xác nhận rằng công ty đang có một quý hoạt động thật sự tuỵệt vời, có thể đáp ứng mong đợi và thậm chí còn có khả năng tăng doanh thu thêm khoảng 20% nữa. Các nhà đầu tư tăng tốc đang không mấy quan tâm tới một cổ phiếu “chuyển động” khi thấy sự phá vỡ và tăng tốc bắt đầu diễn ra sẽ lập tức nhảy vào. Còn những nhà đầu tư thường đưa ra quyết định dựa trên triển vọng lợi nhuận tương lai của một công ty chắc chắn sẽ đứng dậy và lưu tâm tới nó. Có lẽ họ đã thấy cổ phiếu phá vỡ mô hình cơ sở nhưng giờ đây các bản báo cáo lợi nhuận đều cho thấy cổ phiếu đã chuyển động. Kết quả là, khối lượng mua cổ phiếu càng phụ thuộc vào lợi nhuận và khối lượng tăng, thì giá của cổ phiếu càng được đẩy lên cao. Đây chính là tình huống nhu cầu mua tăng và khối lượng tăng.
  20. Điều xảy ra tiếp theo là một số nhà đầu tư vốn hài lòng khi bán tại mức giá 19 đô la hay 20 đô la lúc này lại ngừng bán. Dù họ có nghe được tin đồn hay không, họ vẫn thấy rằng cổ phiếu đang đi lên theo hướng tăng khối lượng giao dịch, vì vậy họ có thể nghĩ rằng: “Hãy đợi một phút, có thể mình nên tiếp tục giữ cổ phiếu này”, và họ làm đúng như vậy. Vì thế, lượng người mua tiếp tục vượt số người bán, và giá sẽ tiếp tục leo thang. Đó là những mô hình mà các nhà phân tích kỹ thuật có thể thấy được ở một biểu đồ cổ phiếu. Họ không cần biết bất cứ điều gì về giá trị nền tảng bên trong của công ty hay ai là người mua cổ phiếu hoặc tại sao lại như vậy. Thực tế là cổ phiếu di chuyển ra bên ngoài mô hình nền tảng của nó theo các dấu hiệu tăng khối lượng giao dịch. Hãy luôn ghi nhớ rằng vì mục đích chính của ví dụ đơn giản này, chúng ta giả định rằng không có điều gì bất thường xảy ra trên thị trường; hành vi của công ty ABC tưởng tượng không liên quan tới bất kỳ hành động nào trên thị trường và chỉ diễn ra duy nhất đối với cổ phiếu ABC. Lúc này, khi giá tiếp tục tăng cao theo khối lượng gia tăng, các nhà đầu tư tăng tốc và các nhà phân tích kỹ thuật thấy được hành vi này qua biểu đồ và tiếp tục mua vào. Giá cổ phiếu tiếp tục tăng theo khối lượng gia tăng. Nhưng khi giá đạt tới một mức nào đó, ví dụ như 25 đô la, tình huống sẽ thay đổi. Những người mua dựa trên lợi nhuận - tức là những đưa ra quyết định mua dựa trên thông tin về lợi nhuận - giờ đây tiếp tục nắm giữ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra nhưng ngừng mua thêm vì giá cổ phiếu đang thể hiện các dấu hiệu lợi nhuận tăng. Việc dừng mua dựa trên lợi nhuận khiến khối lượng giao dịch bắt đầu giảm, nhưng do các nhà đầu tư tăng tốc và các nhà phân tích kỹ thuật vẫn mua vào, nên giá cổ phiếu chưa có dấu hiệu dừng tăng. Tại điểm này, một số nhà phân tích kỹ thuật có thể phát hiện ra mô hình này (giá cổ phiếu tiếp tục tăng trên khối lượng giao dịch đang giảm dần) và trở nên lo lắng bởi vì mô hình đó không phải là một mô hình tốt. Đây là mô hình đỉnh và theo sau là sự di chuyển tụt lùi. Những nhà phân tích kỹ thuật sớm phát hiện ra điều này thường đứng sang một bên, khiến khối lượng giao dịch giảm mạnh hơn. Nói cách khác, khi cổ phiếu đã lên tới điểm 25 đô la, thì khối lượng giao dịch có thể tiếp tục tăng và giá cổ phiếu có thể bắt đầu ổn định. Không có cách nào để biết điều gì đang thực sự xảy ra và tình trạng gia tăng khối lượng xuất phát từ đâu. Nguyên nhân có thể là từ các nhà đầu tư tăng tốc - những người vẫn hết sức vui mừng về tình hình cổ phiếu và tiếp tục mua vào, hoặc cũng có thể là do các nhà đầu tư dựa trên lợi nhuận - những người vẫn tin rằng cổ phiếu đang vượt quá giá trị và bắt đầu bán. Khối lượng giao dịch là khối lượng mua vào và bán ra, và chúng ta rất khó phân biệt hai phạm trù này. Song, cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì thực tế vẫn là khối lượng giao dịch tăng và cổ phiếu vẫn đứng nguyên tại chỗ. Nó đã hết năng lượng. Vì vậy, điều mà nhà phân tích kỹ thuật thấy khi nhìn vào ABC là cổ phiếu của công ty đang ở mức ổn định, giữa mức giá 25 và 26 đô la. Khối lượng mua vào ngược với khối lượng bán ra Một số dịch vụ cung cấp các công cụ dự báo nhằm chỉ ra phần trăm khác biệt giữa khối lượng mua vào và khối lượng bán ra trong một ngày cụ thể nào đó. Nhìn chung, những công cụ dự báo này thường coi khối lượng mua vào được giao dịch ở mức giá cao hơn và khối lượng bán ra được giao dịch ở mức giá thấp hơn.
  21. Đối với các nhà phân tích kỹ thuật, mô hình tăng khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu không biến động là một dấu hiệu bán cổ điển. Vì vậy, các nhà đầu tư kỹ thuật bắt đầu bán cổ phiếu đi. Nhưng cổ phiếu ABC có thể không giảm ngay lập tức, bời vì vẫn còn những người mua vào. Các nhà đầu tư tăng tốc bắt đầu mua. Còn công chúng nói chung, những người có thể nghe được tin doanh thu của ABC sẽ tăng 20% từ bạn bè hay từ một nhà học giả nào đó trên truyền hình, giờ đây sẽ nhảy lên vì vui sướng. Vậy hãy thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu giá cổ phiếu ABC tiếp tục tăng vượt qua mức 25 đến 26 đô la, tiến tới ví dụ như 28 đô la chẳng hạn? Cuối cùng thì khối lượng giao dịch cũng sẽ bắt đầu giảm. Hầu hết quyết định mua dựa trên lợi nhuận đều giảm khi cổ phiếu đứng ở mức giá khoảng 28 đô la bởi vì ở mức giá này, đối với một số nhà đầu tư, cổ phiếu đang trong tình trạng vượt quá giá trị thực của nó. Họ cho rằng mức giá 24 đô la là hợp lý nhưng nếu mức giá là 28 đô la, có lẽ họ sẽ chờ đợi và xem điều gì xảy ra Vào thời điểm giá cổ phiếu đạt mức 28 đô la hoặc cao hơn, phần lớn các nhà đầu tư nếu không muốn nói là tất cả các nhà phân tích kỹ thuật đều hết sức vui mừng vì lúc này, giá cổ phiếu dừng lại trong khi khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng. Tại điểm này, các nhà đầu tư tăng tốc có thể quyết định kiếm lợi nhuận. Kết quả là, giá cổ phiếu lại giảm, và nhu cầu mua giảm dần, dẫn đến khối lượng giao dịch bắt đầu giảm theo. Khi xu hướng đảo ngược lại, các nhà đầu tư tăng tốc và các nhà phân tích kỹ thuật sẽ nhảy ra khỏi thị trường. Giá cổ phiếu sẽ giảm dần xuống mức giá 24 đô la hoặc thấp hơn thế. Nhưng hãy nhớ rằng, những ai mong đợi giá cổ phiếu dừng lại ở mức 24 đô la? Đó chính là những người mua dựa trên lợi nhuận. Khi họ bắt đầu mua lại, giá cổ phiếu chắc chắn sẽ ở mức ổn định xấp xỉ 24 đô la. Tuy vậy, cuối cùng thì quyết định mua dựa trên lợi nhuận sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao ở mức 26 đô la hoặc thậm chí là hơn, và tình huống tương tự sẽ lại diễn ra một lần nữa. Điểm cốt lõi của bài học cực kỳ đơn giản này là những yếu tố có thể tạo nên các mô hình và xu hướng mà các nhà phân tích kỹ thuật nhìn thấy trên một đồ thị cổ phiếu (Từ đó, có thể giải thích tại sao bạn không muốn là người cuối cùng gia nhập hoặc người cuối cùng rút lui!). Tất cả động thái này đều dễ hiểu đối với một chuyên gia biểu đồ: Khối lượng giao dịch tăng khi giá cổ phiếu không biến động. Khi có một biến động trong khối lượng giao dịch, giá cổ phiếu sẽ tăng khi khối lượng giao dịch tăng, giá cổ phiếu giảm khi khối lượng giảm dần. Tất cả những biến động này đều tạo nên các mô hình có thể giúp các nhà phân tích kỹ thuật dự báo những đợt biến động tiếp theo của cổ phiếu. Một chuyên gia đọc biểu đồ giỏi có thể dự đoán mức tăng giảm 4 tới 5 đô la cho một cổ phiếu chỉ trong vài tuần mà không hề biết bất kỳ thông tin nào về công ty phát hành cổ phiếu đó. Chúng tôi cố gắng không “đào tạo” bạn thành một nhà phân tích kỹ thuật, chính bản thân chúng tôi cũng không phải là những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp, nhưng chúng tôi cố gắng chứng minh rằng mô hình biều đồ là “hiện thân” của tâm lý học đằng sau quyết định mua và bán cổ phiếu. Do có thể “đọc” được tâm lý của mô hình, nên các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng họ có thể thấy được sự khởi đầu cũng như kết thúc của một đợt giảm giá mạnh trước khi các nhà đầu tư khác có thể nhận ra. Cần nhớ rằng, tình huống chúng ta đưa ra là dựa trên những nền tảng bên trong tốt. Không phải tất cả các cổ phiếu đều biến động theo hướng đó. Đôi khi nguyên nhân dẫn tới xu
  22. hướng tăng hay rớt giá mạnh là do một tin đồn không có căn cứ, một sai sót của nhà phân tích đầu tư, câu chuyện phiếm của hội đồng quản trị hay lời tuyên bố quá nhiệt tình của một học giả trên truyền hình. Sẽ càng rủi ro hơn rất nhiều nếu bạn mua một cổ phiếu không có nền tảng bên trong vững chắc, nhưng các nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ thề rằng các nền tảng bên trong của một doanh nhgiệp không có ý nghĩa gì bởi vì họ sẽ nhìn đồ thị để thấy được những dấu hiệu “làm lộ tẩy” xu hướng đảo ngược. Nếu khải niệm đầu tư kỹ thuật khiến bạn quan tâm, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu về chủ đề này. Có hàng trăm công cụ có thể trợ giúp cho nhà phân tích kỹ thuật diễn giải mô hình đồ thị. Chúng tôi gợi ý bạn đọc nên đọc cuốn Bách khoa về công cụ kỹ thuật dự báo thị trường của tác giả Robert. W. Colby và Thomas A. Meyers (McGraw Hill Professional, xuất bản năm 1988). Để tìm thêm những cuốn sách viết về chủ đề lý thuyết kỹ thuật cụ thể, bạn có thể vào tìm tại thư viện các nhà đầu tư tại địa chỉ www.traderlibrary.com. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tâm lý học đầu tư, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên đọc cuốn Remniscences of Stock Operator của tác giả Edwin LeFerve (nhà xuất bản John Wiley & Sons, 1994; xuất bản lần đầu tiên năm 1923). Cuốn sách là câu chuyện về một nhà đầu tư cổ phiếu huyền thoại và giúp bạn hiểu rõ hơn tâm lý của thị trường. Khi cổ phiếu không phải là một “ứng cử viên” cho phương pháp kỹ thuật? Không phải tất cả các cổ phiếu đều là những ứng cử viên sáng giá cho phương pháp đầu tư kỹ thuật. Một biểu đồ cổ phiếu cần phải thường xuyên cho thấy những dấu hiệu cụ thể. Nếu đồ thị của một cổ phiếu thay đổi thường xuyên đến mức chúng ta không thể xác định được xu hướng diễn biến cụ thể tiếp theo của nó thì sẽ thật vô ích nếu tiếp tục phát triển đồ thị đó. Điều đó cũng chứng tỏ rằng cổ phiếu đó không thích hợp với phương pháp đầu tư kỹ thuật. Bạn cần phải tự đặt ra những câu hỏi như sau: Trước đây, biểu đồ cổ phiếu này có giúp bạn dự đoán xu hướng hay không? Trước đây, những dấu hiệu đó có đi theo đúng xu hướng hay không? Nếu câu trả lời là có, trong tương lai, biểu đồ cổ phiếu có thể mang lại những lợi ích tương tự: giúp bạn dự đoán xu hướng và đi theo đúng xu hướng đó. Biểu đồ 7-2 cho thấy cổ phiếu được biểu diễn là “ứng cử viên sáng giá” cho phương pháp đầu tư kỹ thuật bởi vì nó cho thấy những xu hướng tăng rất rõ ràng trong năm qua. Nhờ thế, chúng ta có thể yên tâm giả định rằng cổ phiếu đó sẽ tiếp tục biểu thị những mô hình tương tự. Từ tháng 12 tới tháng 7, cổ phiếu biến động 36 điểm, nhưng nó đạt được kết quả đó bằng cách tiến theo xu hướng tăng, rồi lại lùi lại, trở về vị trí cũ và tạo ra một vài cơ hội giao dịch cho các nhà đầu tư tăng tốc. Trong tháng 8, xu hướng giảm xuất hiện nhưng cũng cho thấy những dấu hiệu sẽ tăng trở lại. BIỂU ĐỒ 7-2 Biểu đồ cho thấy ba xu hướng xác định rõ nét kể từ tháng 12 năm 2000 và sự khởi đầu của một xu hướng mới trong tháng 9 năm 2001. Đó là một cổ phiếu tuyệt vời cho các nhà đầu tư kỹ thuật, và trên thực tế, nó từng là sự lựa chọn tuyệt vời của các nhà đầu tư kỹ thuật trực tuyến. Bây giờ, hãy nhìn vào biểu đồ cổ phiếu của công ty Kellogg (K) (Biểu đồ 7-3). Trong suốt giai đoạn cổ phiếu được biểu diễn, từ tháng 10 năm 2000 tới tháng 9 năm 2001, Kellogg là một thách thức đối với các nhà đầu tư kỹ thuật bởi vì các mô hình đồ thị trên biểu đồ không biểu thị rõ ràng các xu hướng. Bạn có thể có 4 điểm nếu bạn mua cổ phiếu và giữ
  23. nó trong suốt thời gian từ tháng 8 năm 2000, nhưng các nhà đầu tư kỹ thuật thường mong đợi những khoản lợi nhuận cao hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Họ biết rằng có quá nhiều cổ phiếu với những mô hình kỹ thuật tốt nên không thể lãng phí thời gian cố gắng thực hiện những giao dịch kỹ thuật trên những loại cổ phiếu mua và giữ. BIỂU ĐỒ 7-3 Năm 2000/2001, Kellog là thách thức đối với các nhà đầu tư kỹ thuật bởi vì các mô hình đồ thị trên biểu đồ không biểu thị rõ ràng các xu hướng. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KỸ THUẬT Như những phương pháp đầu tư khác, có ba bước trong quá trình đầu tư áp dụng cho phương pháp đầu tư kỹ thuật như những phương thức đầu tư khác. Chiến lược lựa chọn cổ phiếu: Sử dụng bộ lọc kỹ thuật Các chuyên gia đầu tư kỹ thuật sử dụng bộ lọc kỹ thuật để tìm kiếm cổ phiếu. Nói chung, họ thường tìm kiếm loại cổ phiếu có giá tăng mạnh do khối lượng giao dịch tăng. Tình trạng tăng vượt này có thể vượt ra ngoài mô hình nền tảng, MACD hoặc vượt biên 50 ngày dao động trung bình. Điểm mấu chốt là nghiên chứu phân tích kỹ thuật cho tới khi bạn tìm thấy những dấu hiệu dự báo bạn mong muốn, sau đó phát triển bộ lọc xung quanh các dấu hiệu đó. Một số nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm những cổ phiếu nhiều lần có thành tích tốt trong quá khứ. Trong khi đó, những nhà phân tích khác lại kết hợp phương pháp đầu tư kỹ thuật với các phương pháp khác, ví dụ như kết hợp với phương pháp đầu top-down hay đầu tư tăng trưởng (Ban đầu, lựa chọn cổ phiếu theo đặc điểm tăng trưởng của chúng hoặc kết quả hoạt động của cả ngành công nghiệp, sau đó áp dụng bộ lọc kỹ thuật để lựa chọn tiếp). Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về vấn đền này khi nói về nhà đầu tư “hỗn hợp” trong Chương 9. Những biến động quan trọng khi sử dụng bộ sàng lọc kỹ thuật Khi sử dụng bộ sàng kỹ thuật, có nghĩa là bạn đang tìm kiếm sự gia tăng khối lượng giao dịch kết hợp với một biến động gây ra tình trạng bùng nổ của một số dấu hiệu dự báo kỹ thuật. Bạn cần hai tiêu chuẩn quan trọng sau: ¡ Bùng nổ kỹ thuật: Sử dụng tiêu chuẩn bùng nổ dựa trên dấu hiệu dự báo về sự lựa chọn của bạn, như sự bùng nồ MACD hoặc một sự bùng nổ giai đoạn nền tảng. ¡ Các dấu hiệu dự báo khối lượng: Tỷ lệ của khối lượng hôm nay trên khối lượng trung bình trong 30 ngày hay 90 ngày và tỷ lệ của khối lượng trung bình trong năm ngày gần đây nhất trên khối lượng trung bình trong 90 ngày sẽ giúp bạn tìm thấy những cổ phiếu có khối lượng giao dịch ra tăng bất thường. Chiến lược gia nhập/rút khỏi thị trường: Những dấu hiệu gia nhập và rút khỏi thị trường của bạn sẽ phụ thuộc vào các mô hình bạn đang tìm kiếm để lựa chọn một cổ phiếu. Ví dụ như, nếu bạn tìm kiếm những cổ phiếu với mô hình nền tảng, dấu hiệu gia nhập thị trường sẽ là một sự bùng nổ vượt mô hình nền tảng. Nếu bạn tìm kiếm những cổ phiếu với đường MACD tốt, dấu hiệu mua vào sẽ là khi có sự bùng nổ MACD thật sự. Nếu bạn thích mua cổ phiếu bạn đã kiểm tra và có sự ủng
  24. hộ, bạn sẽ phải tìm kiếm những cổ phiếu đảo chiều ở mức ủng hộ quan trọng. Để bán cổ phiếu, có nhiều nhà phân tích kỹ thuật sử dụng dấu hiệu đảo chiều của cùng một công cụ dự báo khi gia nhập thị trường. Ví dụ như, nếu bạn mua dựa trên mô hình bùng nổ MACD dương, bạn có thể bán cổ phiếu khi xuất hiện mô hình bùng nổ MACD âm. Nếu bạn sử dụng một cú đảo chiều từ một mức ủng hộ nào đó để mua cổ phiếu, bạn có thể bán nếu cổ phiếu đi xuống trong suốt mức ủng hộ đó. Nhiều nhà đầu tư kỹ thuật sử dụng một điểm phá vỡ theo xu hướng như một dấu hiệu bán, với yêu cầu phải quan sát cổ phiếu trên đồ thị của bạn. Phương pháp càng phức tạp thì càng đưa ra những dấu hiệu mua và bán chính xác hơn. Chiến lược quản lý danh mục đầu tư dành cho các nhà phân tích kỹ thuật Nói chung, đầu tư kỹ thuật yêu cầu phải quản lý danh mục đầu tư rất lớn. Bạn phải nghiên cứu nhiều biểu đồ để tìm kiếm những cổ phiếu có mô hình kỹ thuật phù hợp và sau đó điều chỉnh những cổ phiếu này theo dấu hiệu gia nhập thị trường thích hợp. Khi bạn mua một cổ phiếu, bạn phải luôn luôn tỉnh táo trước những thay đổi trong xu hướng kỹ thuật, có nghĩa là bạn phải điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp. Kết quả là, các nhà đầu tư kỹ thuật không thường xuyên nắm giữ quá nhiều cổ phiếu vào cùng một thời điểm. Điều này có nghĩa là danh mục đầu tư của họ không được đa dạng hoá như danh mục của các nhà đầu tư tăng trưởng hay giá trị, và thậm chí có thể còn kém đan dạng hơn cả danh mục của các nhà đầu tư tăng tốc. Từ năm tới tám cổ phiếu dường như là bình thường, nhưng nó hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian bạn dành cho cổ phiếu cũng như phụ thuộc vào cả sở thích cả nhân nữa. Như đã đề cập trong phần trên, một số nhà đầu tư kỹ thuật chỉ tìm được một số ít các cổ phiếu ưa chuộng thường xuyên cho thấy những mô hình kỹ thuật rất tốt và họ chỉ giao dịch lặp đi lặp lại các cổ phiếu này. Về vấn đề tiền mặt và cổ phiếu, không hề có một quy tắc nào cho các nhà đầu tư kỹ thuật. Chúng tôi chỉ gợi ý rằng bạn không nên đẩy mạnh vấn đề. Nếu bạn gặp rắc rối trong quá trình tìm kiếm những cổ phiếu có mô hình kỹ thuật tốt, hãy giữ tiền mặt và đợi cho đến khi bạn tìm thấy những cổ phiếu đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Các nhà đầu tư kỹ thuật đầu tư cả trong ngắn hạn và dài hạn sẽ hiếm khi gặp phải tình trạng thiếu các ứng cử viên kỹ thuật sáng giá. VÍ DỤ THỰC TẾ: CÔNG TY SẢN XUẤT SẢN PHẨM CHẤT BÁN DẪN VITESSE Mục đích của ví dụ thực tế này là xác định một cổ phiếu có những mô hình kỹ thuật tốt để đầu tư nhằm minh hoạ cho quá trình lựa chọn đầu tư kỹ thuật. Nền tảng cơ sở Do một nhà đầu tư kỹ thuật quan tâm rất ít hoặc không hề quan tâm tới nền tảng cơ sở của một công ty, nên không hề có quá trình “định giá” nào liên quan tới quá trình lựa chọn cổ phiếu VTSS, chỉ có quá trình nghiên cứu các mô hình đồ thị của cổ phiếu. Tuy vậy, sự ghi chép về nền tảng cơ sở của cổ phiếu có lẽ là cần thiết. Công ty sản xuất sản phẩm bán dẫn Vitesse đã thực hiện điều chỉnh chia cổ phiếu giảm 30 xu hồi tháng 11 năm 1992 và đạt mức cao liên tục với giá 115,69 đô la hồi tháng 3 năm 2000. Sau đó, cổ phiếu này trải qua giai đoạn suy thoái giảm giá trị 6,75 đô la vào ngày 27 tháng 9. Biểu đồ trong dài hạn cho thấy cổ phiếu tạo ra mô hình ba đáy với giá trị thấp trong suốt giai đoạn cuối năm 1997 và
  25. năm 1998. Trừ khi nó bị xâm phạm, nếu không, nó sẽ góp phần đẩy giá cổ phiếu VTSS lên cao hơn trong tương lai. Ngày 25 tháng 10 năm 2001, ngày phân tích, cổ phiếu tấp nập trở lại, giá đóng cửa cao hơn 68% so với mức giá hồi tháng 9. BIỂU ĐỒ 7-4 Biểu đồ này cho thấy giá cổ phiếu VTSS theo mô hình MACD dương trong tháng 10 sau một vụ bùng nổ lạc quan hồi đầu tháng. Đến ngày 25 tháng 10, giá cổ phiếu đóng cửa cao hơn mức biến động trung bình trong 30 ngày và đã phá vỡ xu hướng giảm trong ba tháng liên tiếp. Nghiên cứu đồ thị Đầu tháng 10 năm 2001, cổ phiếu VTSS trải qua mô hình bùng nổ MACD dương và nằm trong miền dương vào ngày phân tích (Biểu đồ 7-4). Trong mô hình MACD hàng tuần, chỉ xuất hiện một vài vụ bùng nổ dương. Chứng khoán đã đóng cửa với mức giá cao hơn mức giá dao động trung bình trong 30 ngày và phá vỡ xu hướng giảm giá kéo dài suốt ba tháng. Đường đồ thị của cổ phiếu cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa giá và khối lượng và khả năng tăng trưởng mạnh của cổ phiếu. Trước đây, đã xuất hiện một ngưỡng ngắn hạn gần bằng mức hiện tại nhưng được dự báo chỉ là hiện tượng nhất thời, chỉ cần toàn thể thị trường giữ được mức tăng tốc hiện tại là có thể vượt qua được. Kết luận: Một quyết định mua kỹ thuật sáng suốt Vitesse đã đáp ứng yêu cầu cơ bản cho một dấu hiệu mua kỹ thuật vào cuối tháng 10 năm 2001. Xu hướng giảm đã bị phá vỡ, cổ phiếu đã vượt trên mức dao động trung bình trong 30 ngày, trong biều đồ tuần đã xuất hiện điểm bùng nổ MACD dương, và MACD hàng ngày nằm trong miền dương. Hơn thế nữa, mức kháng cự gần nhất là 15 đô la, cao hơn 30% so với mức gia nhập thị trường trước đây. Nếu ngưỡng đó bị phá vỡ, cổ phiếu có thể sinh lợi tới mức 40 đô la. ÁP DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHO CÁC QUỸ Không có bất kỳ quỹ tương hỗ nào được biết đến là sở hữu danh mục đầu tư có cơ sở vững chắc trên biểu đồ kỹ thuật. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là bạn không thể áp dụng phân tích kỹ thuật vào các quỹ đầu tư tương hỗ. Mặc dù hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều tin rằng sử dụng biểu đồ với quỹ đầu tư tương hỗ là không hiệu quả, nhưng các quỹ cũng có các kiểu xu hướng tương tự như cổ phiếu, có kiểu bắt đầu và kết thúc các xu hướng đó tương tự như cổ phiếu và ít nhất một dịch vụ gửi thư tin tức chúng ta biết cũng đã sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trong giao dịch quỹ tương hỗ. Nếu bạn thực sự muốn áp dụng phân tích kỹ thuật vào quỹ thì có một phương pháp hiệu quả hơn đó là tập trung vào quỹ ETF. Trong một quỹ ETF, sự thay đổi khối lượng giao dịch và giá cả không liên quan đến nhau, nhưng một mô hình đồ thị vẫn là một mô hình đồ thị. Cả quỹ tương hỗ và quỹ ETF đều thể hiện xu hướng tốt hơn xu hướng cổ phiếu, bởi vì quỹ là sự tích luỹ của tất cả cổ phiếu trong quỹ. Quỹ ETF có thể có xu hướng tốt hơn và kéo dài trong dài hạn hơn quỹ tương hỗ, bởi vì quỹ tương hỗ có hàng trăm loại cổ phiếu ở nhiều ngành khác nhau gần như không thể hiện dấu hiệu giao dịch rõ ràng nào. Tại sao trong quỹ EFT khối lượng giao dịch lại không liên quan tới giá giao dịch? Do cấu trúc của quỹ EFT, nên khối lượng giao dịch và giá giao dịch về cơ bản không liên
  26. quan gì tới nhau. Các nhà tài trợ của quỹ EFT là Merrill Lynch, StreetTRACK Barclay, và những người khác đã đồng ý duy trì mức giá của quỹ ETF bằng với mức giá của cổ phiếu cơ sở. Vì vậy, số lượng giao dịch lớn bất thường sẽ không đẩy giá cổ phiếu lên (hoặc kéo giá cổ phiếu xuống). Ví dụ như, bạn có thể mua hoặc bán 1 triệu cổ phiếu của công ty bán dẫn HOLDR chẳng hạn mà không gây ảnh hưởng gì tới giá của cổ phiếu cơ sở bởi vì hàng triệu cổ phiếu khác đang phố biến cùng với các cổ phiếu của quỹ ETF. Tương tự như vậy, nếu các cổ phiếu nền tảng bị rớt giá, giá của cổ phiếu HOLDR có thể giảm 10%, và khối lượng giao dịch của nó sẽ bằng không. Tất nhiên, sự không liên hệ giữa giá và số lượng giao dịch có thể thay đổi, ví dụ như khi hàng tỉ đô la từ một nhà đầu tư có tổ chức đổ vào một quỹ ETF nào đó. Trong trường hợp này, số lượng mua cổ phiếu cá nhân cơ sở của nhà tài trợ ETF có thể đẩy giá của cổ phiếu cá nhân cơ sở lên tới mức giá của quỹ ETF sẽ lên cao hơn. Để hiểu rõ hơn về quỹ ETF, hãy tham khảo phần“quỹ ETF” trong Chương 4. Các từ khoá kỹ thuật khi tra cứu nguồn trực tuyến Sự bùng nổ (breakouts) Phương pháp giao dịch máy móc Mô hình biểu đồ (chart patterns) Trung bình di động (moving average) Nghiên cứu biều đồ (charting) Nhận thức mô hình Gerald Appel Phân tích kỹ thuật John Ehlers Bùng nổ kỹ thuật MACD Nhà phân tích kỹ thuật Martin Pring LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH ĐỂ ĐẦU TƯ KỸ THUẬT THÀNH CÔNG 1. Kiểm tra lại phương pháp: Phát triển một loạt các quy tắc gia nhập/rút khỏi thị trường dựa vào kiểm tra lại. 2. Nghiên cứu phương pháp của bạn: Nghiên cứu phương pháp cho tới khi hiểu cặn kẽ. Nghiên cứu sách và biểu đồ. Tham dự các buổi hội thảo. Hãy chắc chắn rằng phương pháp của bạn đáng tin cậy trước khi sử dụng. 3. Kỷ luật. Phẩm chất quan trọng nhất của một nhà phân tích kỹ thuật là phải kỷ luật tuyệt đối với một phương pháp. Mua khi phương pháp “bảo” mua; bán khi “bảo” bán. 4. Đừng hợp lý hoá: Đôi khi một cổ phiếu sẽ dao động ngược lại với điều bạn mong
  27. đợi và khi phương pháp của bạn đưa ra dấu hiệu bán, bạn sẽ cố gắng hợp lý hoá bằng cách nắm giữ cổ phiếu. Đừng như vậy! Hãy lắng nghe phương pháp của bạn! 5. Bám chặt các nguyên tắc của bạn: Hơn bất cứ phương pháp nào, phương pháp phân tích kỹ thuật đòi hỏi bạn phải loại bỏ hoàn toàn cảm tính ra khỏi quyết định đầu tư. Điều này cũng giải thích tại sao phương pháp này có hệ số rủi ro tương đối thấp (tất nhiên bạn phải có hệ thống kiểm tra lại rõ ràng). Nhưng bạn phải bám chặt các nguyên tắc. 6. Hãy chắc chắn rằng phương pháp của bạn phù hợp với các điều kiện thị trường. Một số công cụ dự báo hoạt động tốt trong thị trường giá lên nhưng lại không phù hợp với thị trường giá xuống. Trong khi đó, một số công cụ dự báo khác lại “toả sáng” trong thị trường giá xuống nhưng đưa ra những dấu hiệu không mấy chắc chắn trong thị trường giá lên. Một số nhà phân tích MACD sử dụng mô hình MACD trong điều kiện thị trường giá lên và mô hình khác trong thị trường giá xuống. Hãy tỉnh táo nhận thức rõ khi nào phương pháp của bạn phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại. 7. Không “ép” phương pháp của bạn vào một cổ phiếu: Các dấu hiệu kỹ thuật làm việc tốt nhất với những cổ phiếu có xu hướng rõ ràng. Đừng cố gắng “ép” cổ phiếu này phải có dấu hiệu này trong khi không hề có mô hình thích hợp. Hãy sử dụng bộ lọc kỹ thuật để tìm kiếm những cổ phiếu có mô hình tốt. 8. Luôn quan sát các công cụ dự báo và phương pháp mới: Các nhà phân tích kỹ thuật luôn tạo ra những công cụ dự báo mới và phương pháp mới. Để luôn theo kịp những công cụ dự báo mới nhất, hãy đọc tạp chí Stocks and Commodities và thường xuyên ghé thăm các trang web chuyên về biểu đồ cổ phiếu. 9. Nhanh chóng chấp nhận thua lỗ: Ngay cả trong trường hợp bạn vừa mua cổ phiếu, nếu công cụ dự báo của bạn đưa ra dấu hiệu cần phải rút khỏi thị trường nếu không bạn sẽ bị thua lỗ, thì hãy chấp nhận nó. Công cụ dự báo của bạn đang cố gắng “nhắc nhở” bạn rằng bạn đã mắc sai lầm! Bạn phải sẵn sàng nhận sai và “uống thuốc” để chữa bệnh. Nếu bạn không làm như vậy, vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn bởi trên thực tế, công cụ dự báo đã đưa ra dấu hiệu rút khỏi thị trường. Nếu cứ tiếp tục ngồi chờ, bạn sẽ không nhận được bất kỳ kết quả tốt đẹp nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà phân tích kỹ thuật cũng như nhà đầu tư tăng tốc. Hãy chấp nhận dấu hiệu rút khỏi thị trường khi nó xảy ra, và cố gắng để mức thua lỗ nhỏ nhất.
  28. Chương 8: Sử dụng vốn hóa thị trường như một chiến lược đầu tư Vốn hóa thị trường là một thuật ngữ thể hiện tổng giá trị mà thị trường đặt vào một công ty. Vốn hóa thị trường được xác định bằng cách nhân số lượng cổ phiếu với giá cổ phiếu. Ví dụ như, một công ty bán cổ phiếu ở mức giá 30 đô la/cổ phiếu và có 10 triệu cổ phiếu lưu hành thì số vốn hóa thị trường của công ty đó là 300 triệu đô la. Vậy tại sao bạn phải quan tâm tới số vốn hóa thị trường? Lý do thứ nhất, có thể là vì bạn thích so sánh số vốn của công ty này so với các công ty khác. Có một số người thích những công ty có quy mô vốn hóa thị trường nhỏ với tiềm năng tăng trưởng lớn (sẽ nghiên cứu về vấn đề này sâu hơn ở phần sau). Nhưng một số người khác lại ưa chuộng những công ty có quy mô vốn hóa thị trường lớn vì nhãn hiệu nổi tiếng của chúng và tính ổn định cao. Nếu bạn nhận thấy bản thân mình ưa thích loại vốn này hơn những loại khác, hãy lưu ý điều này bởi vì nó sẽ giúp bạn thu hẹp danh mục cổ phiếu cần phân tích. Một lý do khác đó là thị trường có xu hướng ưu đãi cho một hoặc đôi khi là hai thị trường vốn tại những điểm khác nhau. Là một nhà đầu tư, bạn phải biết tận dụng “chủ nghĩa thiên vị” này để dành ưu thế trên thị trường. Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ hơn về nguồn vốn hóa thị trường. Việc thực hành phân nhóm cổ phiếu vào các phân đoạn thị trường vốn đã bắt đầu diễn ra từ cách đây 40 năm. Lúc đầu, chỉ có hai nhóm cổ phiếu chính: Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Đến năm 1971, Hiệp hội Quốc gia về Giao dịch Cổ phiếu đã thành lập thị trường cổ phiếu Nasdaq với chức năng là một phương pháp định giá tự động, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty mới trong quá trình phát hành cổ phiếu ra công chúng. Kết quả là, số lượng các công ty mới đã tăng lên nhanh chóng trong suốt hai thập kỷ tiếp theo, và khi nền kinh tế phát triển, các công ty lại sát nhập với rất nhiều các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn trước đây, tạo ra các công ty có nguồn vốn hóa thị trường thực sự rất lớn. Giá trị thị trường vượt qua con số 100 tỉ đô la, vốn là con số rất hiếm trong những năm trước đây, thì giờ đây trở lên tầm thường. Đến năm 1999, giá trị này của hai công ty lớn nhất nước Mỹ là General Electric và Microsoft thậm chí còn lên tới mức hơn 600 tỉ đô la. Thậm chí trong thời điểm hiện nay, sau cuộc khủng hoảng thị trường hồi năm 2000 và 2001, GE có nguồn vốn hóa thị trường đạt mức gần 400 tỉ đô la và Microsoft chỉ đứng sau một chút. Hiện tại, ở Mỹ, có khoảng 25 công ty trị giá hơn 100 tỉ đô la. Với những công ty có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ nhất, nằm trong khoảng từ 100 tới 200 triệu đô la (phụ thuộc vào cách phân loại của bạn), khoảng cách giữa những người khổng lồ và người tí hon là hơn hai nghìn lần! Hố phân cách cực lớn này đã sản sinh ra một “tầng lớp” bao gồm cả các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn hơn và nguồn vốn hóa thị trường nhỏ hơn (được gọi là nhóm có nguồn vốn trung bình) có giá trị thị trường nằm trong khoảng từ vài tỉ đô la tới 15 tỉ đô la. Nói chung, cổ phiếu của công ty có nguồn vốn hóa thị trường bậc trung thường có tính ổn định, tương tự như nhóm có nguồn vốn lớn, nhưng vẫn có tiềm năng tăng trưởng như của nhóm có nguồn vốn nhỏ.
  29. Rất nhiều nhà phân loại vẫn chỉ sử dụng ba phân đoạn thị trường vốn này: lớn, trung bình, nhỏ. Nhưng do mức vốn hóa tối đa của một công ty có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ là trên một tỉ đô la về quy mô, nên sự phân loại bắt đầu từ điểm thấp hơn của công ty có nguồn vốn nhỏ. Ngoài ra, còn có các công ty có nguồn vốn hóa thị trường ở mức “siêu nhỏ”, có nguồn vốn nhỏ nhất này thường nằm trong phạm vi tối đa là 150 triệu đô la. Bốn phân đoạn thị trường vốn này - bao gồm vốn lớn, vốn trung bình, vốn nhỏ và vốn siêu nhỏ - hiện nay bao gồm khoảng gần 10 nghìn công ty. Chúng ta nên nhớ nguồn vốn hóa thị trường là một khái niệm hay thay đổi. Có rất nhiều người sử dụng phạm vi nguồn vốn khác nhau cho các phân loại khác nhau (xem Bảng 8- 1), nhưng điều quan trọng hơn cả là các công ty thường “trôi nổi” giữa các phạm vi phân loại đó khi giá cổ phiếu thay đổi hoặc khi các công ty này phát hành thêm cổ phiếu. Các công ty có vốn hóa thị trường nhỏ trở thành các công ty có vốn mức trung bình, các công ty có vốn hóa thị trường trung bình trở thành các công ty có vốn lớn, và đôi khi sẽ một công ty mất vị thế và thoái lui thành một công ty có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn. Rõ ràng là, sự phân cấp bậc nguồn vốn không phải là bức tường cứng rắn nhưng lại là khái niệm tương đối “mềm” giúp chúng ta tập trung vào mối quan tâm chủ yếu. Hầu hết các nhà phân loại đều thừa nhận tình trạng không ổn định này thông qua việc điều chỉnh theo vị trí xếp hạng hay chỉ số của chúng một cách đều đặn. Các chỉ số Russell được điều chỉnh mối năm một lần để phản ánh chính xác nguồn vốn hóa thị trường hiện tại (kể từ ngày 31 tháng 3), và trang web Morningstar.com điều chỉnh bảng xếp hạng vào cuối mỗi tháng. Điều thú vị là, Morningstar xếp hạng 250 công ty lớn nhất là những công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn, 750 công ty tiếp theo có nguồn vốn hóa thị trường trung bình, và những công ty còn lại là các công ty có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ. Với gần 10 nghìn cổ phiếu giao dịch trên các thị trường cổ phiếu chính ở Mỹ, bảng xếp hạng 1000 công ty có số vốn hóa thị trường lớn và các công ty có vốn trung bình đã “để lại” một nhóm khổng lồ là các công ty có mức vốn nhỏ. Chúng tôi thích kiểu phân loại theo bảng 8-1 hơn. BẢNG 8-1 Phạm vi phân loại nguồn vốn hóa thị trường Nguồn vốn hóa Phân loại chúng Phân loại theo công ty Phân loại theo trang web thị trường tôi ưa thích Frank Russell Morningstar.com * Nguồn vốn lớn 15 tỉ đô la trở lên Nguồn vốn trung bình từ 1,5 tới 15 tỉ đô 8 tỉ đô la trở lên 10,7 tỉ đô la trở lên la Nguồn vốn nhỏ từ 3 đến 8 tỉ đô la Từ 1,7 đến 10,7 tỉ đô la từ 150 triệu đô la thấp hơn 3 tỉ đô la Thấp hơn 1,7 tỉ đô la Nguồn vốn siêu tới 1,5 nhỏ - - Thấp hơn 150 * tính tới tháng 12 triệu đô la năm 2000 (Nếu bạn muốn sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet để tìm những cổ phiếu có
  30. nguồn vốn hóa thị trường nhất định, hãy sử dụng “nguồn vốn hóa thị trường” làm tiêu chuẩn và sử dụng các nhóm phân loại trong Bảng 8-1). Nguồn vốn hóa thị trường suy giảm Một vài năm trước đây, nhiều công ty có vốn hóa thị trường lớn đã đánh mất 50% , thậm chí tới 90% nguồn vốn hóa thị trường, nhưng điều đó không có nghĩa là các công ty này trở thành những công ty nhỏ hơn. Có thể, ở các công ty này đang diễn ra tình trạng ngưng sản xuất hoặc giảm sản xuất, nhưng chắc chắn nguồn vốn hóa thị trường thấp hơn không thể khiến một công ty thuê ít nhân công hơn hoặc làm giảm doanh thu của công ty đó. Sự suy giảm nguồn vốn hóa thị trường chỉ đơn giản là do thị trường không đánh giá công ty cao như trước đây mà thôi. Tác động tiêu cực nghiêm trọng của tìnhtrạng nguồn vốn hóa thị trường bị thu hẹp đó là công ty có thể mất khả năng sử dụng cổ phiếu để thực hiện các vụ mua lại do giá trị cổ phiếu suy giảm. Tất nhiên, khi nguồn vốn hóa thị trường suy giảm toàn diện, như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng thị trường hồi năm 200-2001, thì hầu hết các công ty đều bị mất giá trị thị trường, khiến tình trạng bị mất giá trị của cổ phiếu không còn là một vấn đề quá nghiên trọng nữa bởi vì hầu hết các công ty đều bị tác động như vậy. ĐI VÒNG TRÒN Theo lịch sử, thị trường thường dành ưu đãi cho những công ty có quy mô khác nhau ở những thời điểm khác nhau, tạo ra sự “xoay vòng ưa chuộng” của thị trường vốn. Sự xoay vòng thị trường vốn hoặc có thể làm tăng cường hoặc có thể gây tác động tiêu cực tới khả năng thu được lợi nhuận đáng kể từ các vụ đầu tư của bạn (ít nhất là trong ngắn hạn), vì vậy tập trung sự chú ý vào mức vốn hóa thị trường nào đang được ưa chuộng trong thời điểm hiện tại có thể là một ý kiến rất hay. Yếu tố khiến một nguồn vốn hóa thị trường được ưa chuộng là do sự thay đổi lớn của nguồn vốn đổ vào một nhóm cổ phiếu nào đó tại một thời điểm cụ thể, được thúc đẩy bằng cách thay đổi các điều kiện thị trường và điều kiện kinh tế. Đẩy dòng tiền vào một thị trường vốn cụ thể chính là nhờ bàn tay của các nhà đầu tư có tổ chức. Hàng trăm quỹ lương, quỹ tương hỗ, và quỹ chỉ số chính là các quỹ kiểm soát hàng tỉ tỉ đô la. Tình trạng xoay vòng này ban đầu xảy ra giữa các khu vực nguồn vốn hóa thị trường lớn, trung bình và nhỏ do chúng có cơ sở cổ đông tổ chức lớn. Nhiều nhà đầu tư có tổ chức bị hạn chế đối với cổ phiếu của các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn, một số lượng đáng kể các tổ chức cũng có thể đầu tư vào những cổ phiếu có mức vốn trung bình, và một số lượng nhỏ hơn có thể đầu tư vào các công ty có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ. Kết quả là, sự ủng hộ của các tổ chức vừa đủ lớn để tạo ra những khoảng thời gian mà các nhóm cổ phiếu đó được ưa chuộng. Tuy vậy có thể khẳng định rằng thị trường có thể sẽ không bao giờ chuộng cổ phiếu của các công ty có nguồn vốn hóa thị trường siêu nhỏ, do có rất ít các tổ chức có thể đầu tư một cách hợp pháp vào những công ty nhỏ như vậy. Hai ví dụ điển hình minh hoạ cho sự xoay vòng ưa chuộng giữa các nguồn vốn hóa thị trường xuất hiện vào đầu những năm 1960 và cuối những năm 1990. Trong giai đoạn những năm 1950 và 1960, có một trào lưu “nghiện” các côngty có vốn hóa thị trường lớn trong đó mọi người đổ xô đầu tư vào các công ty có giá trị thị trường lớn nhất. Bạn có thể gọi giai đoạn này bằng cái tên “Nifty Fifty”, với khoảng gần 50 công ty lớn nhất Hoa kỳ
  31. vào thời điểm đó, nhiều công ty trong số đó trở thành các tên tuổi quen thuộc (như IBM, Xerox, và Polaroid). Cổ phiếu của 50 công ty này đạt giá trị thị trường ở mức cao phi thường, dẫn tới hậu quả không thể tránh khỏi là sự xói mòn dần dần giá của chính những cổ phiếu đó. Tiếp theo sự sụp đổ của giai đoạn giá cổ phiếu Nifty Fifty là đến giai đoạn các cổ phiếu của công ty có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ được ưa chuộng trong nhiều năm liền do giá trị hợp lý và triển vọng tăng trưởng của chúng. Ví dụ thứ hai là cú xoay vòng thị trường xuất hiện trên thị trường giá lên vào cuối những năm 1990. Khi đó, chỉ số được ưa chuộng chuyển sang điểm sáng của những cổ phiếu có giá trị thị trường lớn, đẩy giá trị của chúng ngày một lớn hơn. Chỉ số được ưa chuộng về cơ bản đã được dự đoán trước, trong đó số lượng tiền lớn đã đổ vào các chỉ số của các quỹ, dẫn tới quyết định mua những loại cổ phiếu cụ thể ở các chỉ số khác nhau, ví dụ như những chỉ số trong bản xếp hạng S&P 500. Kết quả là, chỉ số quỹ buộc phải đổ nhiều tiền hơn vào các cổ phiếu cá nhân đã tạo nên chỉ số, làm cho giá cổ phiếu tăng, dẫn tới chỉ số quỹ tăng, dẫn tới việc thậm chí còn lôi kéo nhiều người vào chỉ số quỹ hơn. Trên đây chỉ là hai ví dụ điển hình về sự đảo chiều thị trường từ nguồn vốn hóa thị trường này sang nguồn vốn hóa thị trường khác. Trong lịch sử thị trường gần đây, có rất nhiều cú xoay chiều thị trường như vậy. Theo dõi sự xoay chiều nguồn vốn hóa thị trường Sự xoay chiều nguồn vốn hóa thị trường có thể theo dõi bằng quá trình nghiên cứu đồ thị cổ phiếu của các chỉ số khác nhau và quỹ ETF. Các chỉ số và các quỹ ETF để theo dõi sự đảo chiều nguồn vốn được liệt kê ở Bảng 9-1 và Bảng 9-2 trong Chương 9. Điều sẽ xảy ra là nguồn vốn hóa thị trường đang được ưa chuộng trở thành vượt quá giá trị và những nguồn vốn hóa thị trường tạm thời không được ưa chuộng sẽ bị đánh tụt giá trị, vì vậy quả lắc sẽ lắc qua lắc lại. Khi thị trường bùng nổ hồi năm 2000 tạo ra áp lực bán nặng nề đối với các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn do giá trị cao của chúng, thì các nhà đầu tư lại để mắt tới các cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường trung bình, sau đó đã trở thành trào lưu ưa chuộng trong suốt hai cuối năm 2000 và quý đầu tiên của năm 2001. Trong những tháng gần tới tháng 9 năm 2001, những công ty có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ lại được ưa chuộng bởi vì chúng đã bị phớt lờ trong nhiều năm liền, nên tạo ra những giá trị tuyệt vời, và một phần là do vào thời điểm đó, Hoa Kỳ dường như sắp phải đối mặt với một cuộc suy thoái. (Một nền kinh tế nghèo nàn thường gây ảnh hưởng tới các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn hơn là các công ty có nguồn vốn nhỏ bởi các công ty nhỏ hơn có thể hoạt động trong những phân đoạn thị trường cạnh tranh nhỏ không bị tác động trước những biến động kinh tế). Nhưng vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới đã tạo sự trở lại nhanh chóng cho sự an toàn của loạt cổ phiếu blue-chip (mặc dù động thái này không hoàn toàn hợp lý bởi vì hầu hết các cổ phiếu blue-chip đều phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng bất ổn của nền kinh tế sau vụ tấn công). Bên cạnh sự kiện bất ngờ đó, các nhà đầu tư cũng tìm kiếm những cổ phiếu hứa hẹn sẽ mang lại mức lợi nhuận nhiều nhất, vì vậy thị trường xoay chiều tới nguồn vốn hóa thị trường nào hứa hẹn mang lại cơ hội nhiều nhất. Có lẽ giờ đây, bạn đọc đã hiểu được tại sao việc nghiên cứu nguồn vốn hóa thị trường lại
  32. cần thiết đến vậy. Qua việc chú ý xem nguồn vốn hóa thị trường nào đang được ưa chuộng, có thể bạn sẽ tìm được cổ phiếu thích hợp trong một ngành này hay ngành khác đơn giản hơn bạn nghĩ, nó phụ thuộc vào phương pháp đầu tư của bạn. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG VỐN Mỗi thị trường vốn có những đặc điểm riêng biệt của nó. Thị trường vốn lớn Các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn thường ổn định hơn những công ty sở hữu nguồn vốn hóa thị trường nhỏ, với doanh thu lớn hơn, đa dạng hoá hơn, ổ định hơn, lợi nhuận dự đoán dễ dàng hơn. Điếu đó không có nghĩa là có nhiều công ty sở hữu nguồn vốn hóa thị trường lớn không bị lâm vào tình trạng khủng hoảng (một ví dụ điển hình gần đây là trường hợp của công ty Polaroid, đã thông báo phá sản). Nhưng trụ cột chính của dòng cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường lớn là những cổ phiếu blue-chip với những cái tên quen thuộc như AT&T, Coca-Cola, ExxonMobil, General Electric, General Motors, IBM, Mc Donald’s, và Wal-Mart. Cùng với khả năng cung cấp nguồn lợi nhuận ổn định hơn, dễ dự đoán hơn, cổ phiếu blue-chip còn thường trả cổ tức. Không phải tất cả các cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường lớn đều là cổ phiếu blue-chip, nhưng các cổ phiếu có nguồn vốn lớn thường được xem là ít rủi ro hơn một phần là bởi vì tính ổn định của chúng và một phần cũng là do chúng có một cái phao lớn hơn - nhiều cổ phiếu đang phát hành hơn. Điều này có nghĩa là chúng sẽ có tính thanh khoản cao hơn những cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường nhỏ hơn. Nguồn vốn hóa thị trường lớn cũng có nền tảng cổ đông rộng hơn nhiều và mức độ nghiên cứu nhiều hơn. Khái niệm nguồn vốn hóa thị trường ổn định, vững chắc đã gặp phải thách thức trong suốt khoảng thời gian bùng nổ cơn sốt mạng năm 1999. Các công ty thế hệ internet (dot.com) nổi lên chỉ sau một đêm với giá trị thị trường luôn nằm ở phần nửa trên những cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường lớn (ví dụ như Yahoo! Và Amazone.com). Nhưng có một sự khác biệt rất lớn. Những công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn mới được tạo ra này có mức doanh thu thấp, và trong nhiều trường hợp còn không có lợi nhuận. Trong khi rất nhiều các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn truyền thống bị mất đi một phần rất lớn giá trị thị trường, thì các đại gia thế hệ dotcom đã thất bại tới hơn 90%. Có một vài chỉ số phản ánh đúng kết quả hoạt động của các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn. Chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones (DJI), là chiếc phong vũ biểu của thị trường phổ biến nhất nói chung, được tạo lên từ 30 loại cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường lớn từ các ngành công nghiệp khác nhau. Trong bảng xếp hạng S&P 5000, hầu như tất cả đều là cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường lớn, còn bảng xếp hạng S&P 100 (OEX) thì bao gồm 100 công ty lớn nhất của bảng xếp hạng S&P 500. Chỉ số của bảng xếp hạng Russell Top 200 là các cổ phiếu của các công ty có nguồn vốn hóa thị trường lớn với nguồn vốn hóa thị trường trung bình đạt mức 48 tỉ đô la. Các quỹ ETF gồm các cổ phiếu có nguồn vốn hóa thị trường lớn trình bày tại Bảng 9-2 trong Chương 9. Nguồn vốn hóa thị trường trung bình Như đã đề cập ở phần trước, nguồn vốn hóa thị trường trung bình là một khái niệm tương đối mới. Những cổ phiếu này vừa có tính ổn định của nguồn vốn hóa thị trường lớn, vừa có triển vọng tăng trưởng cao của nguồn vốn hóa thị trường nhỏ. Chứng khoán nguồn vốn