Tiểu luận Chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

doc 23 trang hoanguyen 4011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_chinh_sach_ve_nuoc_sach_va_ve_sinh_moi_truong_o_no.doc

Nội dung text: Tiểu luận Chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN Tên tiểu luận: CHÍNH SÁCH VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Người hướng dẫn : Ts. Tuyết Hoa NiêKdăm Người thực hiện : Nhóm 4 Ngành : Kinh tế nông lâm Khóa : 2008 – 2012 Daklak, ngày 28/02/2011 i
  2. DANH SÁCH NHÓM 4 - Nguyễn Thị Hoa - Lại Thị Hòa - Lê Ngọc Hòa - Lê Hữu Hoàng - Mai Đình Hoàng ii
  3. MUC LỤC I – PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1Tính cấp thiết 1 1.2Mục Tiêu 1 1.2.1Mục tiêu chung 1 1.2.1Mục tiêu cụ thể 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Thời gian nghiên cứu 2 1.3.2 Không gian nghiên cứu 2 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 2 II – PHẦN NỘI DUNG 3 2.1 Các chính sách có liên quan 3 2.1.1Quyết định của thủ tướng chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 62/2004/QĐ-TTg. 3 2.1.2 Quyết định về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn 2006 – 2010 số 277/2006/QĐ-TTg. 3 2.1.3 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 45/2008/QĐ-BNN 5 2.1.4 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch số 05/2009/TT-BYT 5 2.1.5 Quyết định của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2012 số 104/2000/QĐ-TTg 6 2.2 Thực trạng thực hiện chính sách 6 2.2.1 Thực trạng chung 6 2.2.2Tình hình thực hiện tại một số tỉnh thành 8 2.2.2.1 Bình Phước 8 2.2.2.2Thái nguyên 8 2.2.2.3 Bạc Liêu 11 2.2.2.4 An giang 12 2.2.2.5Sóc Trăng 13 2.3 Hạn chế của quá trình thực hiện 16 2.4 Giải pháp 17 iii
  4. III – KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 iv
  5. CHÍNH SÁCH VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 I – PHẦN MỞ ĐẦU 1.1Tính cấp thiết Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng nhanh về dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã làm tăng sự ô nhiễm nước và môi trường. Hiện nay loài người đang phải đối phó với một thách thức là trên thế giới hiện có khoảng 1,1 tỷ người không được tiếp cận với các nguồn nước sạch và khoảng 2,4 tỷ người không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh đảm bảo và có những thói quen không hợp vệ sinh. Nguyên nhân là do sự xả rác thải, nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp, giao thông vận tải, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người ngày càng tăng mà không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách gây ô nhiễm đến nước và môi trường Do vậy vấn đề làm sao để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường là vấn đề cấp thiết diễn ra trên toàn thế giới. Hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổ chức Y tế Thế giới, có 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và môi trường bị nhiễm bẩn. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp với gần 90% dân số sống tại nông thôn, vì vậy nhu cầu dùng nước sạch ở nông thôn trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người dân trong vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày 25 tháng 12 năm 2001, chính phủ ban hành “ quyết định về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, số 277/2006/QĐ-TTg” Để hiểu rõ hơn về thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, chúng em quyết định chọn tiểu luận “ Tìm hiểu về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam” 1.2Mục Tiêu 1.2.1Mục tiêu chung Tìm hiểu chính sách và quá trình thực hiện chính sách về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010. 1.2.1Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu chính sách. 1
  6. - Kết quả thực hiện của một số tỉnh. - Hạn chế của quá trình thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu quá trình thực hiên chính sách từ năm 2006- 2010 1.3.2 Không gian nghiên cứu Thông tin được sử dụng từ các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Thái Nguyên, An Giang và một số thông tin chung trên cả nước. 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp được thu thậpvà xử lý từ internet, báo đài, ti vi . 2
  7. II – PHẦN NỘI DUNG 2.1 Các chính sách có liên quan 2.1.1Quyết định của thủ tướng chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 62/2004/QĐ-TTg. - Nội dung: Cấp tín dụng phục vụ cho việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 2004 đến 2020. - Được thực hiện thí điểm trong 10 tỉnh thành bao gồm các tỉnh: Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Daklak, Tiền Giang và Kiên Giang. - Mục đích là nhằm xây dựng hoặc nâng cấp công trình nước sạch và các công trình về đảm bảo vệ sinh môi trường cho nông hộ ở nông thôn. - Nguồn vốn từ: ODA, quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng chính sách xã hộ và nguồn hợp pháp khác. 2.1.2 Quyết định về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn 2006 – 2010 số 277/2006/QĐ-TTg. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. Căn cứ quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Mục tiêu của Chương trình Đảm bảo đến cuối năm 2010, Chương trình đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: + Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít nước/người/ngày. + Về vệ sinh môi trường: 70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh. Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. -Nội dung: Đưa ra 9 giải pháp: 3
  8. + Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. + Đẩy mạnh thông tin giáo dục truyền thông và huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư. + Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch. +Giải pháp về khoa học công nghệ + Quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình. +Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. + Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. +Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát. + Giải pháp về cơ chế, quản lý và điều hành chương trình. Nhằm thực hiện các mục tiêu: + Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh với số lượng 60 lít nước/người/ngày. +Về vệ sinh môi trường: 70% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh. Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. - Huy động nguồn lực đầu tư + Trong giai đoạn 2006 - 2010, dự toán tổng mức vốn đầu tư ước tính khoảng 22.600 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 3.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương 2.300 tỷ đồng; viện trợ quốc tế 3.400 tỷ đồng; vốn do dân đóng góp 8.100 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi 5.600 tỷ đồng. + Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, vốn ODA), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác. - Thời gian thực hiện Chương trình Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến hết năm 2010. Giữa thời gian thực hiện có tổ chức sơ kết đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn thành mục tiêu của Chương trình. 4
  9. Năm 2010 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, trên cơ sở đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. 2.1.3 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 45/2008/QĐ-BNN -Nội dung: Xây dựng quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với từng vùng, miền theo phân công của Bộ trưởng về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn nâng cao năng lực, thông tin tuyên truyền đối với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn các địa phương. Kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về cấp nước sạch, xử lý nước, chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của Nhà nước. Đề xuất các chương trình, dự án về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thực hiện tư vấn và dịch vụ: khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, thăm dò khai thác nước ngầm, nước mặt, cung ứng vật tư thiết bị, truyền thông, phân tích chất lượng nước, đánh giá môi trường và các công việc khác có liên quan thuộc lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao. 2.1.4 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch số 05/2009/TT-BYT -Nội dung: Đưa ra các quy định trách nhiệm của các bên có liên quan thi hành thông tư. Kèm theo ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. Bãi bỏ quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 13/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. 5
  10. 2.1.5 Quyết định của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2012 số 104/2000/QĐ-TTg -Nội dung: Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn. 2.2 Thực trạng thực hiện chính sách 2.2.1 Thực trạng chung - Về nước sạch Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một chương trình mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2010: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ; 70% số hộ gia đình sống ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; đảm bảo 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng, trại hợp vệ sinh; cố gắng tập trung để đến năm 2010 tất cả các nhà trẻ, trường học, trường mầm non, trạm xá, trụ sở xã ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ nhà tiêu hợp vệ sinh; từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm quy mô thôn, xã. Chương trình Mục tiêu QG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng giai đoạn 2011 – 2015, Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến cuối năm 2010, đã cơ bản đạt mục tiêu nước hợp vệ sinh cho người dân nông thôn. Một số địa phương đã đạt được mục tiêu cấp nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học. Mục tiêu vệ sinh hộ gia đình đã được quan tâm và có nhiều tiến bộ so với giai đoạn 1 nhưng vẫn chưa đạt so với yêu cầu. Vệ sinh môi trường nông thôn có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến cuối năm 2010, mục tiêu cấp nước hợp vệ sinh cho người dân nông thôn đã cơ bản đạt được. Tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là hơn 52 triệu người, tăng 13,2 triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% (năm 2005) lên 83%, trung bình tăng 4,2%/năm (năm 2010). 6
  11. Trong bảy vùng kinh tế, sinh thái thì vùng Ðông Nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn trung bình cả nước 6%. Bên cạnh đó, một số địa phương đã đạt được mục tiêu cấp nước sạch và có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn tại các trường học. Ðến nay, đã có khoảng 32.155 trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo; 7.976 trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh; số công trình nước sạch và nhà vệ sinh tại chợ nông thôn là 1.537 công trình và 7.004/ 9.728 trụ sở UBND xã có nước sạch và công trình vệ sinh, trong đó 1.459 công trình xây mới trong giai đoạn 2006 - 2010. Các tỉnh như An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Long An đã có 100% trường học, trạm y tế có nước sạch và có nhà vệ sinh. Cả nước cũng đã có hơn 11,5 triệu gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh, nâng tỷ lệ số gia đình nông thôn có nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn lên 60%. Một số địa phương cũng đã đạt được mục tiêu cấp nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học. Đã có khoảng 32 nghìn trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo có nước sạch và công trình vệ sinh, số trường học có nước sạch và công trình vệ sinh tăng hơn 4 nghìn trường, trung bình tăng 2%/năm nâng tỷ lệ trường học có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 84%. Ngoài ra, các tỉnh như An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Long An đã có 100% trường học, trạm y tế có nước sạch và có nhà vệ sinh. - Bảo vệ môi trường nông thôn Nổi bật nhất trong Chương trình MTQG NS&VSMTNT giai đoạn 2, đó là Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng vốn vay Ngân hàng Thế giới được triển khai khá thành công tại bốn tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình. Ðến nay, các dự án cấp nước tập trung tại các địa phương trên đã cấp nước cho người dân của sáu xã với số hộ đã đấu nối là 11.317, đạt 83%, bảo đảm tiêu chuẩn cấp nước 60 lít/người/ngày với chất lượng nước đạt quy chuẩn quốc gia; bình quân lượng nước sử dụng gần 6,2 m3/hộ/tháng; tỷ lệ thất thoát nước trung bình 23 %. Tại đây, bốn công ty cổ phần cấp nước và vệ sinh đã được thành lập bước đầu hoạt động có hiệu quả và khẳng định rõ nét về tính bền vững trong quản lý vận hành. Bên cạnh các hệ thống cung cấp nước sạch, 250 công trình vệ sinh công cộng và hàng chục nghìn nhà vệ sinh hộ gia đình được hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh triển khai thực hiện từ quỹ quay vòng của dự án một cách rất hiệu quả với tổng số vốn giải ngân là 105,3 tỷ đồng, tương đương 5,5 triệu USD đạt 98%. Hiện có tổng cộng 29.505 hộ/118 xã thuộc bốn tỉnh (trong đó hộ nghèo, gia đình chính sách xã hội chiếm khoảng 10%) được 7
  12. vay vốn để cải tạo, xây mới công trình vệ sinh, thu hồi vốn gốc cho vay quay vòng là 15,1 tỷ đồng với tỷ lệ thu hồi vốn đạt 100% đã hoàn thành và phát huy hiệu quả tốt, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn vùng dự án. 2.2.2Tình hình thực hiện tại một số tỉnh thành 2.2.2.1 Bình Phước -Về cấp nước: Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt HVS tăng từ 65% lên 84,1%, tăng 19,1%, trung bình tăng 3,82%/năm, đạt khoảng 99% mục tiêu của quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2010. Bên cạnh đó, từ vốn tín dụng Ngân hàng CSXH cũng được quan tâm đầu tư để xây dựng 14.562 công trình cấp nước (chủ yếu là giếng đào, giếng khoan nhỏ lẻ và lu, bể chứa nước mưa -Vệ sinh môi trường: Trong giai đoạn 2006-2010, qua công tác tuyên truyền, vận động người dân nông thôn đã tự đầu tư xây dựng trên 40.000 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh và Chương trình đã hỗ trợ một phần kinh phí cho 1.144 hộ gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo xây dựng 1.144 hố xí hợp vệ sinh và 1.750 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh để sử dụng. Đồng thời, ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho 17.672 hộ dân nông thôn vay vốn tín dụng để xây dựng 17.672 công trình hố xí hợp vệ sinh để sử dụng. Đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 71 nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học, 27 nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trạm y tế. Ngoài ra, việc thu gom, xử lý rác thải cũng được quan tâm thực hiện, nhưng kết quả rất hạn chế, trong khi quỹ đất ở ngày càng thu hẹp, rác thải chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường đã đến lúc báo động. Trong những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã có tổ thu gom rác thải, song tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom là rất thấp, biện pháp xử lý chủ yếu là đổ lộ thiên và đốt thủ công, có rất ít bãi chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế rác vô cơ, vv. 2.2.2.2Thái nguyên -Về nước sạch Tổng hợp số liệu hàng năm (theo tiêu trí cũ): Dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng thêm giai đoạn 2006 - 2010 khoảng: 305 ngàn người, đạt 8
  13. ≈90% như kế hoạch mục tiêu đề ra. Trong đó tăng thêm từ các Chương trình dự án như sau: + Tăng do đầu tư nguồn vốn Chương trình MTQG NS&VSMT NT khoảng 60 ngàn người tương ứng 20%. + Tăng do đầu tư từ các Chương trình 134, 135 khoảng 60 ngàn người tương ứng 20%. + Tăng do người dân tự đầu tư xây dựng được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 55 ngàn người tương ứng 18%. + Nhân dân tự đầu tư xây dựng khoảng 130 ngàn người tương ứng 42%. Theo tiêu trí mới thực hiện Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch & VSMT NT tỉnh Thái Nguyên được phê duyệt tháng 04 năm 2010: Dân số nông thôn toàn Tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt: 70% trong đó: 51% đạt qui chuẩn kỹ thuật chất lượng nước do Bộ Y Tế quy định. Các nơi công cộng được sử dụng nước sinh hoạt và công trình vệ sinh: + Trường học ( trường chính ) 89% + Bệnh xá: 95% + Trụ sở UBND Xã: 93% + Chợ nông thôn: 23,5% + Làng nghề: 6% -Về vệ sinh môi trường Tổng hợp số liệu hàng năm (theo tiêu trí cũ): Số hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh tăng thêm khoảng 40 ngàn hộ đạt ≈70% như kế hoạch mục tiêu đề ra. Trong đó được tăng do các Chương trình dự án: + Dự án khí sinh học Việt Nam và các Ngành khác khoảng: 3 000 hộ. + Hộ gia đình đầu tư từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng: 7 500 hộ. + Do được cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung khoảng: 16 500 hộ. + Nhân dân tự đầu tư xây dựng khoảng: 13 000 hộ. Chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình hợp vệ sinh đạt: 47%. -Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình: + Tổng nguồn vốn đầu tư 5 năm 2006 - 2010: 258 tỷ đồng đạt: 93% 9
  14. Trong đó: Cấp nước sinh hoạt: 196,0 tỷ đồng đạt: 94% Vệ sinh môi trường: 62,0 tỷ đồng đạt: 91% - Nguồn vốn huy động: 258 tỷ đồng. Trong đó: + Ngân sách Trung Ương và viện trợ Quốc tế: 115 tỷ đồng đạt: 76% + Ngân sách tỉnh Thái Nguyên: 7,5 tỷ đồng đạt:40% + Tín dụng và nhân dân đóng góp: 138,5 tỷ đồng đạt: 125% - Khoảng 140 công trình cấp nước tập trung các loại (trong đó: 83 công trình được đầu tư từ Chương trình 134, 135 và 61 công trình đầu tư trực tiếp từ Chương trình MTQG NS&VSMT NT). Do các địa phương hưởng lợi công trình trực tiếp quản lý, khai thác theo một số hình thức khác nhau: HTX, Ban quản lý cơ chế quản lý do địa phương hưởng lợi công trình tự quyết định trên cơ sở quy chế của Tỉnh quy định. - Có 19 công trình có quy mô công xuất phục vụ từ 400 hộ đến 2300 hộ, UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định giao cho Tram dich vụ XDCT nước SH&VSMT NT thuộc Trung tâm nước SH&VSMT NT Thái Nguyên, quản lý, vận hành, khai thác và dịch vụ nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng dự án. Cơ chế quản lý theo qui định hiện hành của Nhà nước về sản xuất và kinh doanh nước sạch. - Khoảng 50 công trình vệ sinh trường học do các trường tự quản lý, sử dụng. - Công trình cấp nước và vệ sinh đối với cơ quan, công sở, trường học, bệnh xá, chợ nông thôn cũng đều tự quan lý, sử dụng. - Tồn tại + Về quan điểm, nhận thức: Một số lãnh đạo cấp cơ sở và người dân chưa thực sự coi trọng, tự giác, tự nguyện tham gia giải quyết nước sạch & VSMT NT, biểu hiện gây khó khăn, đòi hỏi quyền lợi, chưa đồng thuận về chế độ, chính sách, quy định của Chương trình cũng như trình độ kiến thức không đồng đều nên chưa nhận thức được việc thay đổi hành vi nếp sống, sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường sinh thái. +Về huy động nguồn lực: - Người dân còn tư tưởng chông chờ đầu tư hỗ trợ của Nhà nước chưa sẵn sàng đóng góp đối ứng đầu tư và chi trả tiền sử dụng nước sạch theo quy định. 10
  15. - Ngân sách Trung ương và tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt. - Doanh nghiệp, cá nhân chưa sãn sàng tham gia góp vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định chính sách ưu đãi của Chính phủ. - Đơn vị, tổ chức thực hiện sản xuất, dịch vụ nước sạch chưa được vay vốn ưu đãi đầu tư cho cấp nước sạch & VSMT NT theo quyết định của Chính Phủ. - Dịch vụ nước sạch nông thôn đối với các đơn vị chuyên nghiệp những năm đầu chưa đủ bù đáp chi phí tối thiểu. Cần sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. + Về quản lý sau đầu tư: - Một số công trình cấp nước tập trung hoàn thành bàn giao cho địa phương hưởng lợi quản lý, khai thác. Chính quyền địa phương giao trực tiếp cho Ban quản lý, không có sự kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thường xuyên kịp thời sảy ra thiếu tuân thủ quy trình kỹ thuật được chuyển giao, dẫn tới xuống cấp, kém hiệu quả, không bền vững. - Hầu hết các công trình cấp nước sạch và công trình vệ sinh công cộng không được quan tâm đến duy tu bảo dưỡng, sử dụng đúng kỹ thuật. Ngày càng giảm tỷ lệ công trình đạt quy chuẩn kỹ thuật chất lượng. - Các công trình nhỏ lẻ (hộ gia đình) không được kiểm tra, giám sát định kỳ, chất lượng tùy thuộc người sử dụng. - Về quá trình tổ chức thực hiện: + Dự án đầu tư các đơn vị tư vấn và chính quyền cơ sở đề xuất chưa phù hợp với đặc thù công trình cấp nước sạch & VSMT NT. - Cấp nước sạch & VSMT NT liên quan đến đa ngành, đa lĩnh vực, vì vậy các đơn vị cá nhân chuyên ngành tham gia thực hiện Chương trình khi tiếp cận gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ. - Điều kiện tự nhiên, khả năng kinh phí, nhu cầu sử dụng khó áp dụng mô hình công nghệ hợp lý, rẻ tiền phù hợp với nguyện vọng người dân. - Những năm đầu thực hiện phân công phối hợp giữa 3 ngành NN&PTNT - Y Tế - Giáo dục & Đào tạo còn nhiều lúng túng, ngành Y Tế năm 2010 chưa tổng hợp kịp thời được hoạt động từ các Huyện để báo cáo theo quy định. 2.2.2.3 Bạc Liêu -Về cấp nước 11
  16. Cuối năm 2010 Bạc Liêu có 102 hệ cấp nước tập trung đưa vào sử dụng và trên 115.000 giếng nước nhỏ do nhân dân tự làm, tỷ lệ dân số hộ nông thôn sử dụng nước sạch là 80% (kế hoạch là 85%), trong đó có 55% đạt tiêu chuẩn nước sạch theo Bộ Y tế quy định. -Về vệ sinh môi trường nông thôn 65% số hộ có hố xí hợp vệ sinh, 60% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (kế hoạch là 70%); nhà trẻ, trường học, trạm y tế, trụ sở xã, nơi công cộng ở nông thôn có nước sạch 75% (kế hoạch là 100%), giảm thiểu ô nhiễm làng nghề, đặc biệt là làng nghề chế biến lương thực thực phẩm. 2.2.2.4 An giang Đến cuối năm 2007, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 47,85% và tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh là 30,87%. Nhìn chung vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa là rất lớn. Theo số liệu thống kê trung bình từ 2007 - 2010, tỷ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh tại An Giang gồm: tiêu chảy: 15.000 trường hợp, thương hàn: 490 trường hợp, hội chứng lỵ: 2.800 trường hợp; riêng năm 2010 có 25 trường hợp tả. Trong bối cảnh đó, nhằm tăng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, An Giang đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 277/2007/QĐ - TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ. + Mục tiêu của chương trình là tuyên truyền, giáo dục, vận động để nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường cho người dân trên địa bàn của tỉnh, thay đổi các hành vi về vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, đồng thời triển khai xây dựng các loại mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp cho từng vùng, miền, trên địa bàn của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tượng là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. + Địa bàn triển khai bao gồm các huyện: Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tân Châu, Tịnh Biên, TX Châu Đốc. + Qua 04 năm thực hiện với sự tham gia của các Sở, Ban, Ngành cùng với sự nỗ lực của ngành y tế và sự phấn đấu của các huyện trong địa bàn tỉnh An Giang, đến nay các mục tiêu chính của chương trình đều cơ bản hoàn thành. 12
  17. Trong đó, số nhà vệ sinh được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình tổng cộng là 12.858 cái, số trạm cấp nước được xây dựng thêm là 17 trạm với số người hưởng lợi từ các trạm cấp nước là 42.430 người. Theo kết quả điều tra của Bộ chỉ số giám sát đánh giá do ngành Nông Nghiệp, Y tế và Cục Thống kê tỉnh An Giang thực hiện cho thấy, đến cuối năm 2010 tỷ lệ số dân sử dụng nước sạch là 55.71%, tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 55.76% (bình quân mỗi năm tăng 6% hộ có nhà vệ sinh). Như vậy ước tính có khoảng gần 40 ngàn hộ xây dựng mới nhà vệ sinh trong 01 năm. Ngoài ra công tác truyền thông cũng được đẩy mạnh qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng cộng tác viên nhằm tuyên truyền cho người dân về nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân để phòng ngừa dịch bệnh. Trong đó Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng đã cung cấp 147 bộ công cụ mô hình mẫu về các loại nhà tiêu cho trạm y tế xã và xây dựng 01 khu trưng bày các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện An Phú. 2.2.2.5Sóc Trăng Trong năm năm qua, Sóc Trăng đã cơ bản đạt mục tiêu cấp nước hợp vệ sinh cho người dân nông thôn, với tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 983.996 người, tăng 191.349 người so với cuối năm 2005. Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 72% lên 85%, trung bình tăng 2,6%/năm (tương đương tốc độ tăng của giai đoạn 1999 – 2005), cơ bản đạt mục tiêu đề ra, cao hơn 2% so với toàn quốc và hơn 1% so khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Trong 5 năm 2006-2010 chương trình đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đặc biệt là sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế thể hiện sự thu hút nguồn vốn đầu tư cho chương trình năm sau cao hơn năm trước, nguồn vốn của chương trình hàng năm trung ương phân bổ cho tỉnh đạt 20%. Hiện trong tổng số 76.128 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh, có 62.758 hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 82,44% so tổng số hộ Khmer, đạt 23,10% tổng số hộ nông thôn cả tỉnh, trong đó có 19.467 hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn QCVN 02 – BYT đạt 25,57% tổng số hộ Khmer và đạt 7,16% so số hộ nông thôn cả tỉnh. Toàn tỉnh còn có 540 trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo có nước sạch và công trình vệ sinh. Số trường học có nước sạch và công trình vệ sinh tăng 3,5%, trung bình tăng 0.7%/năm, nâng tỷ lệ trường học có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 96%. 13
  18. Ngoài ra, còn có 95 trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh tăng 7% so với cuối năm 2005, trung bình mỗi năm tăng 1,4%. Riêng số công trình nước sạch và vệ sinh tại chợ nông thôn là 30 công trình tăng từ 66% cuối năm 2005, lên 75% và có 97/99 trụ sở UBND xã có nước sạch và công trình vệ sinh đạt đạt 98 %. Đáng kể, một số địa phương đã tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu 100% trường học, trạm y tế có nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh. Giai đoạn 2006 – 2010 hoạt động vệ sinh môi trường của y tế chủ yếu giám sát chất lượng, 100% cơ sở được kiểm tra vệ sinh, các cơ sở cấp nước được kiểm tra và lấy mẫu nước xét nghiệm định kỳ theo quy định. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song một số mục tiêu của chương trình còn chưa đạt, nhất là các mục tiêu vệ sinh môi trường nông thôn. Hiện nay, còn rất nhiều vùng nông thôn, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng, việc thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt còn chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ có nước hợp vệ sinh tương đối cao nhưng chưa thực hiện bền vững, tỷ lệ nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế còn thấp. Vì vậy, việc triển khai thực hiện chương trình giai đoạn 2011 – 2015 là rất cần thiết. Trong giai đoạn tới ngoài việc duy trì hoạt động các công trình đã có, chương trình cần tập trung thực hiện tốt các dự án hoạt động để đạt các mục tiêu. -So sánh kết quả thực hiện chương trình 4 tỉnh Hình 1: Sơ đồ so sánh về tỷ lệ các hộ dùng nước sạch giữa các tỉnh Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu thu thập 14
  19. Hình 2: So sánh tỷ lệ các hộ có công trình hợp vệ sinh tại các tỉnh Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu thu thập Hình 3: So sánh giữa các tỉnh trong cả nước về nước sạch và vệ sinh môi trường. Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu thu thập Nhìn vào các biểu đồ ta thấy Về tỷ lệ hộ được dùng nước sạch: Tỉnh Sóc Trăng ( 85%) và tỉnh Thái Nguyên( 90%) đã đạt chỉ tiêu đề ra còn lại các tỉnh khác chưa đạt. 15
  20. Về tỉ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh: Tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Sóc Trăng đạt chỉ tiêu còn lại các tỉnh khác chưa đạt. Điều này nói lên rằng chất lượng cuộc sống người dân ở nông thôn đã dần đươc cải thiện. Họ dần được tiếp cận với nguồn nước sạch và các công trình hợp vệ sinh. Có được thành tích như vậy là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của người dân trong tỉnh cùng với sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự đóng góp của các tổ chức trong và ngoài nước. 2.3 Hạn chế của quá trình thực hiện Trải qua 5 năm thực hiện Chiến lược cho thấy hiện nay chiến lược Quốc gia về nước sạch và Vệ sinh Nông thôn đang đối mặt với các thách thức như việc quá chú trọng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra mà chưa chú ý đúng mức đến chất lượng và hiệu quả; Các vấn đề về thể chế với sự tham gia không chặt chẽ của các Bộ tại cấp Trung ương. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt và nước ngầm trở nên khan hiếm, ở miền núi diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn sinh thuỷ cạn kiệt, ở các vùng đồng bằng, nước ngầm bị mặn hoá, nước mặt lấy từ các sông thường bị ô nhiễm do rác thải vứt bừa bãi dọc theo sông - Vệ sinh môi trường nông thôn đã có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang ngày càng gia tăng, việc thu gom rác thải, nước sinh hoạt còn chưa được quan tâm đúng mức. - Trong quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung và công trình vệ sinh công cộng - Mô hình tổ chức quản lý ở cấp tỉnh, huyện chưa rõ ràng, còn chồng chéo - Năng lực tổ chức thực hiện chương trình tuyến huyện, xã còn hạn chế, kết quả thấp. - Chất lượng và quản lý quy hoạch còn hạn chế và chưa sát thực tế để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của chương trình. Hơn nữa, chủ quản lý vận hành công trình ở nhiều địa phương chưa được xác định rõ ràng ngay từ khi bắt đầu có dự án đầu tư. - Công tác chuẩn bị đầu tư chậm, vẫn còn tình trạng sau khi có kế hoạch phân bổ vốn mới tiến hành lập dự án đầu tư, thiết kế, hầu hết các công trình gần cuối năm mới thi 16
  21. công, giải ngân chậm ảnh hưởng chất lượng thiết kế và tiến độ thực hiện, thanh quyết toán hằng năm. - Phương thức hoạt động cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóa. Ðồng thời, việc triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chậm. Còn thiếu và chậm đưa ra các hướng dẫn và triển khai rộng các mô hình công nghệ cấp nước quy mô hộ gia đình, mô hình nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn giá rẻ phù hợp vùng sâu, vùng nghèo. 2.4 Giải pháp - Giải pháp kinh tế quản lí + Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo nâng cao dân trí + Đẩy mạnh mục tiêu quốc gia về nước sạc và vệ sinh môi trường giai đoạn 2011- 2015 -Giải pháp cơ sở hạ tầng +Phát huy nội lực,tinh thần tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng,quản lý và vận hành công trình cấp nước sạch,nhà tiêu hợp vệ sinh. + Hỗ trợ phát triển thị trường cung cấp nước hàng hóa và dịch vụ cấp nước +Vận động nhân dân góp công, góp của cùng với Chính Phủ và các tổ chức kinh tế cùng xây dựng cơ sở hạ tầng. +Song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác tu bổ, bảo dưỡng cũng cần được coi trọng. -Giải pháp giáo dục và đào tạo nghề +Tăng cường công tác thông tin, giáo dục - truyền thông, nhằm mục đích: + Làm gia tăng nhu cầu của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường và để người dân nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe + Thúc đẩy và trợ giúp người dân quản lý và huy động đóng góp của cộng đồng( các nguồn lực)trong việc thực hiện chiến lược nước sạch và vệ sinh môi trường + Thúc đẩy người dân thực hành vệ sinh hàng ngày và tạo thói quen sử dụng nước sạch,nhà tiêu hợp vệ sinh. 17
  22. III – KẾT LUẬN Sau 5 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn, Việt Nam đã có những tiến bộ lớn lao, bộ mặt nông thôn đã thay đổi, tạo điều kiện tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Hiệu quả xã hội là rất lớn, người dân có nguồn nước tương đối sạch để sử dụng, Chất lượng nước cũng như khối lượng nước phục vụ cho sinh hoạt ngày một tốt hơn và ở một số nơi đã đáp ứng được nhu cầu,đời sống người dân được cải thiện, góp phần vào phát triển kinh tế, nước phục vụ cho chăn nuôi, tưới cho hoa màu làng xã sạch đẹp, tốt hơn. Đặc biệt, sự chuyển biến của chính quyền, của Đảng về nhận thức trách nhiệm và tầm quan trọng của NS&VSNT được nâng cao rất nhiều, bệnh tật giảm rõ rệt, người dân ngày càng tin tưởng hơn vào chính sách quyết định của Nhà nước, tích cực xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 18
  23. TÀI LIỆU THAM KHẢO chien-luoc-quoc-gia-cap-nuoc-sach-ve-sinh-nong-thon-den-2020-vb46736t17.aspx phap_c2_290___425.html phap_c2_290___425.html m2=34 _sinh_moi_truong-726.aspx 19