“Tính nhúng” của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước chủ nhà: Trường hợp Samsung tại Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 4960
Bạn đang xem tài liệu "“Tính nhúng” của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước chủ nhà: Trường hợp Samsung tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftinh_nhung_cua_chi_nhanh_cong_ty_da_quoc_gia_vao_nuoc_chu_nh.pdf

Nội dung text: “Tính nhúng” của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước chủ nhà: Trường hợp Samsung tại Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 “TÍNH NHÚNG” CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO NƯỚC CHỦ NHÀ: TRƯỜNG HỢP SAMSUNG TẠI VIỆT NAM MNC SUBSIDIARY EMBEDDEDNESS IN THE HOST COUNTRY: THE CASE OF SAMSUNG IN VIETNAM Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội maintt@vnu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu thao tác hoá khái niệm “tính nhúng”1 của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước sở tại. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này nhưng không có lý thuyết cụ thể nào mô tả đầu đủ sự phức tạp của khái niệm này. Nghiên cứu này phát triển một khung lý thuyết dựa trên tích hợp bốn dòng lý thuyết gồm có cách tiếp cận chi phí giao dịch, quan điểm dựa trên nguồn lực và chính trị vi mô, cách tiếp cận mạng lưới và cách tiếp cận của các nhà địa lý kinh tế. Tác giả cho rằng trạng thái “nhúng” của một chi nhánh công ty đa quốc gia trong môi trường địa phương phải được hiểu từ các khía cạnh khác nhau và liên quan đến nhau, bao gồm nguồn lực, lãnh thổ và mạng lưới. Các học giả không nên mong đợi các chi nhánh có cùng một “mức độ nhúng” từ những khía cạnh khác nhau. Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay sẽ được sử dụng để minh họa cho khung lý thuyết này. Từ khóa: Công ty con MNC, tính nhúng, nước chủ nhà. ABSTRACT The main objective of this paper was to operationalize the concept of MNC subsidiary embeddedness into the host country. The results of the literature review show that there are different interpretations of this concept but particular theory can sufficiently depict the intricacies of embeddedness due to the complex nature of this academic notion. This study develops a theoretical framework based on the integration of four theoretical streams the transaction cost, resource-based view and micro-political approach, the network approach and the approach of economic geographers.The author argues that the embedding status of an MNC subsidiary in a local environment has to be understood from different and interrelated dimensions, including resource, territorial, and network embeddedness. Researchers should not expect the same degree of embeddedness of the MNC subsidiary from different perspectives. Samsung –the largest foreign investor in Vietnam at the present will be used for the illustration of this framework. Keywords: MNC subsidiary, embeddedness, host country. 1. Giới thiệu Trong vòng 50 năm trở lại đây, việc nghiên cứu chi nhánh ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia (MNCs) trở thành một đi hướng mới được nhiều học giả trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế quan tâm. Đơn vị nghiên cứu cơ bản chuyển từ cấp quốc gia sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô như thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sang cấp độ MNC tập trung vào các lợi thế cụ thể của hãng và gần đây là sang cấp độ chi nhánh (Rugman, Verbeke và Nguyen, 2011). Nguyên nhân đằng sau sự thay đổi này là do có sự đồng thuận rộng rãi rằng một MNC không còn được định nghĩa là tổ chức đồng nhất với các chi nhánh đóng vai trò giống nhau (Egelhoff, 1988) mà là một tổ chức gồm nhiều chi nhánh được ―nhúng‖ vào những bối cảnh quốc gia rất khác biệt (Andersson, Forsgren và Holm, 2002; Nell, Ambos và Schlegelmilch, 2011; Nohria và Ghoshal, 1997). Nói cách khác, không thể hiểu được những lợi thế cụ thể của MNC mà không hiểu được nguồn lực, năng lực và sự phát triển của các chi nhánh. ―Độ nhúng‖ vào môi trường nước chủ nhà có tác động đáng kể đến sự phát triển của các chi nhánh và MNCs (Birkinshaw 1 Từ ―tính nhúng‖ được tạm dịch từ thuật ngữ ―embeddedness‖. Tuy nhiên, theo tác giả, từ ―tính nhúng‖ vẫn chưa thể hiện được hết nghĩa của thuật ngữ gốc nên tạm thời để trong dấu ngoặc kép. 913
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 và Hood, 1998); và cả nước chủ nhà, bởi lẽ khi ―độ nhúng‖ của chi nhánh MNC cao có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động ở nước sở tại và có thể tăng quy mô của các chi nhánh (Nguyen và Cassidy, 2016). Mặc dù ―tính nhúng‖ của chi nhánh MNC vào nước chủ nhà rất quan trọng nhưng kết quả tổng quan tài liệu cho thấy hiện nay có rất ít học giả thao tác hoá một cách rõ ràng khái niệm này. Do đó, ―tính nhúng‖ vẫn bị coi là một khái niệm mơ hồ (White, 2004). Trong cuộc tranh luận về ―tính nhúng‖ của công ty con, môi trường nước sở tại đã được khái niệm hóa theo nhiều cách khác nhau: lợi thế về vị trí mà MNC tận dụng, các nguồn lực chiến lược mà chi nhánh sở hữu để có thể đàm phán quyền lực tổ chức trong MNC; mạng lưới các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, cam kết và thích ứng lẫn nhau giữa các chủ thể kinh doanh bao gồm nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác phi kinh doanh. Mặc dù mỗi cách tiếp cận đưa ra những điểm thú vị về cách cảm nhận sự gắn kết của MNC vào nước sở tại, không có cách tiếp cận đơn lẻ nào có thể nắm bắt được sự phức tạp của khái niệm này. Điều này đòi hỏi phải có một khung lý thuyết đầy đủ hơn để có thể hiểu được thuật ngữ này. Vì những lý do trên, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đóng góp vào cuộc thảo luận về ―tính nhúng‖ của công ty đa quốc gia vào nước sở tại thông qua việc rà soát và kết hợp các cách tiếp cận khác nhau và phát triển một khung lý thuyết tích hợp. Khung lý thuyết này sẽ được sử dụng để phân tích ―tính nhúng‖ của Samsung vào Việt Nam. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Samsung là cộng sinh cùng có lợi: Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam và Việt Nam cũng là cứ điểm sản xuất lớn nhất của tập đoàn Hàn Quốc này. Theo VNReview (2019), doanh thu của Samsung năm 2018 đạt 65,7 tỷ đô la, tương đương 28% GDP cả nước. Con số này cũng tương đương 30% tổng doanh thu của Samsung trên toàn cầu và Việt Nam. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là ―mức độ nhúng‖, hay nói cách khác là mức độ cam kết của Samsung vào thị trường Việt Nam như thế nào, có chặt chẽ hay không? Liệu có phải Samsung đến Việt Nam để tận dụng những lợi thế so sánh mà Việt Nam có được nhưng khi những yếu tố này không còn là lợi thế so sánh nữa, liệu MNC này có thể rời khỏi Việt Nam? Điều này có thể gây ra nhiều xáo trộn cho nền kinh tế do tính phụ thuộc vào tập đoàn này. Chính vì thế, việc nghiên cứu ―tính nhúng‖ của Samsung vào Việt Nam ở những khía cạnh khác nhau là rất quan trọng để hiểu được mức độ gắn kết thực sự của MNC khổng lồ này vào nền kinh tế Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Các cách tiếp cận lý thuyết với khái niệm “tính nhúng” Trước đây, mối quan hệ công ty mẹ-con thường được xem xét từ quan điểm thứ bậc (Birkinshaw và Morrison, 1995), trong đó trụ sở được coi là nguồn phát triển năng lực duy nhất và các chi nhánh sẽ tuân theo các quyết định từ công ty mẹ. Tuy nhiên, gần đây các học giả chú ý nhiều hơn đến vai trò chiến lược của các chi nhánh – nơi diễn ra nhiều hoạt động chiến lược làm phong phú và đổi mới nguồn tri thức của MNC, đồng thời đóng góp cho sự phát triển năng lực của MNC (Tippmann, Scott và Mangematin, 2012). Theo Birkinshaw và Hood (1998), môi trường nước chủ nhà là một trong ba động lực chính dẫn tới sự phát triển chi nhánh. Theo các tác giả này, mỗi chi nhánh hoạt động trong một môi trường riêng biệt và điều này quyết định hành động và hiệu quả hoạt động của công ty. Mối quan hệ giữa các chi nhánh và môi trường địa phương mà công ty này hoạt động được thể hiện trong khái niệm ―tính nhúng‖. Thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội để phản ánh quan điểm rằng các công ty được ―nhúng‖ vào các môi trường thể chế và xã hội khác nhau – điều này sẽ quyết định quá trình và kết quả hoạt động của họ (Granovetter, 1985; Polanyi, 1944; Uzzi, 1996; Uzzi, 1997). Ý tưởng cơ bản đằng sau khái niệm này là sự thừa nhận tầm quan trọng của cấu trúc xã hội với hành vi kinh tế của các công ty (Forsgren, Holm và Johanson, 2007). Rà soát tài liệu hiện có cho thấy các cách tiếp cận lý thuyết đề cập đến khái niệm ―tính nhúng‖ của chi nhánh MNC vào nước sở tại gồm có: (1) Cách tiếp cận chi phí giao dịch; (2) Cách tiếp cận dựa trên trên nguồn lực và chính trị vi mô; (3) Cách tiếp cận mạng lưới và (4) Cách tiếp cận của các nhà địa lý kinh tế. Cách tiếp cận đầu tiên được đề xuất trong luận án tiến sĩ của Stephen Hymer năm 1960 và được coi là dòng lý thuyết đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. MNC được nhận thức như là một tổ chức 914
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 gồm nhiều chi nhánh ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm khai thác nguồn lực địa phương với chiến lược phù hợp để giành được lợi thế cạnh tranh so với các công ty trong nước và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. ―Tính nhúng‖ của các chi nhánh MNC vào nước sở tại được khái niệm hóa như khả năng của công ty để tiếp cận nguồn lực và thị trường địa phương. Các nguồn lực địa phương, chính sách quốc gia và luật lệ thị trường trong nước sẽ định hình chiến lược của MNC tại quốc gia đó. Hướng nghiên cứu thứ hai nhấn mạnh đến quyền lực tổ chức và ảnh hưởng trong mạng lưới nội bộ của công ty đa quốc gia, bao gồm trụ sở và các chi nhánh (Andersson, Forsgren và Holm, 2007; Forsgren, Holm và Johanson, 2007; Bouquet và Birkinshaw, 2008). Anderson, Forsgren và Holm (2007) cho rằng, vị trí của chi nhánh trong mạng lưới các nhà cung cấp và khách hàng ở thị trường nội địa sẽ trở thành cơ sở quyền lực quan trọng để chi nhánh có thể thương lượng và giành được các nhiệm vụ kinh doanh quan trọng. Khái niệm về ―tính nhúng‖ trong hướng nghiên cứu này được nhận thức là sự kiểm soát của công ty con đối với các nguồn lực duy nhất tại địa phương để phát triển khả năng và năng lực cụ thể của họ - điều này sẽ trở thành cơ sở quyền lực tổ chức để chi nhánh đàm phán về sức mạnh trong trong các MNC (Heidenreich, 2012). Trong hướng nghiên cứu thứ ba, các yếu tố liên quan đến mạng lưới được sử dụng để mô tả và hiểu hành vi quốc tế hóa của các công ty. Khái niệm ―MNC nhúng‖ vào trong các môi trường khác nhau (embedded MNC) là ―công ty bao gồm các chi nhánh hoạt động trong các mạng lưới kinh doanh được đặc trưng bởi các mức độ gắn kết cao giữa chủ thể‖ (Forsgren, Holm và Johanson, 2007, p.79). Các chi nhánh tồn tại đồng thời trong hai mạng lưới: mạng lưới nội bộ gồm trụ sở và các chi nhánh; và mạng lưới bên ngoài gồm các tác nhân kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau. ―Tính nhúng‖ của MNC trong hướng nghiên cứu này được hiểu là quan hệ phụ thuộc giữa các chủ thể kinh doanh, phát triển từ quan hệ chỉ dựa trên lợi nhuận thành quan hệ ổn định dựa trên niềm tin và sự học hỏi/điều chỉnh lẫn nhau (Forsgren, Holm và Johanson, 2007; Heidenreich, 2012). Các chi nhánh có cơ hội sống sót và phát triển lớn hơn nếu có gắn kết chặt chẽ hơn với các đối tác bên ngoài (Andersson, Forsgren và Holm, 2002; Andersson, Forsgren và Holm, 2007; Nell, Ambos và Schlegelmilch, 2011; Meyer, Mudambi và Narula, 2011). Sự gắn kết với các đối tác bên ngoài là cách để chi nhánh tiếp cận nguồn lực như vốn, hàng hoá, dịch vụ, ý tưởng và kiến thức (Andersson, Forsgren và Holm, 2002) và công ty có thể sử dụng điều đó để đạt được năng lực và vị trí mới trong toàn bộ MNC (Yamin và Andersson, 2011; Mudambi, Pedersen và Andersson, 2014). Cách tiếp cận cuối cùng kiểm tra mức độ mà các hoạt động kinh tế của các chi nhánh nước ngoài được ―nhúng‖ các không gian và địa điểm cụ thể (White, 2004). Khái niệm không gian hóa của ―tính nhúng‖ được thể hiện ở tầm quan trọng của hệ thống sản xuất nội địa, sự thành công của một số cụm công nghiệp như thung lũng Silicon và sự cần thiết phải có sự gần gũi đặc biệt về mặt địa lý để tạo niềm tin và cam kết giữa các đối tác kinh doanh (Henderson và cộng sự, 2003). Henderson và cộng sự (2002) đưa ra khái niệm về ―tính nhúng‖ của các công ty con đa quốc gia như là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm gia tăng hiểu biết về mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, nghiên cứu này xác định hai hình thức ―nhúng‖ công ty con MNC vào các môi trường địa phương - lãnh thổ và mạng lưới (Henderson và cộng sự, 2002). Sự gắn kết lãnh thổ, hay ―mức độ của một cam kết của công ty đối với một địa điểm cụ thể‖ (Henderson và cộng sự, 2002, tr. 453) liên quan đến ―cách thức mà các công ty trở nên ―neo đậu‖ ở những nơi cụ thể‖ (White, 2004, tr. 245). Chỉ số phổ biến nhất về ―tính nhúng‖ vào lãnh thổ được sử dụng bởi các nhà địa lý kinh tế là mối liên kết với các nhà cung cấp địa phương (White, 2004; Zaheer và Westney, 2008). ―Tính nhúng‖ vào mạng lưới ngụ ý về mối quan hệ của các MNC với các chủ thể kinh doanh và một mạng lưới tổ chức rộng lớn hơn bao gồm cả các chủ thể phi kinh doanh chẳng hạn như các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Lý do là các mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh thể chế rộng lớn hơn củng cố cam kết của một công ty con đối với môi trường địa phương cụ thể. Như vậy, ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, khái niệm ―tính nhúng‖ của chi nhánh công ty đa quốc gia lại được hiểu khác nhau và chưa có cách hiểu nào được thừa nhận chung. Phần tiếp theo sẽ đề xuất một khung lý thuyết tích hợp để làm cơ sở phân tích trường hợp Samsung ở Việt Nam. 915
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2.2. Khung lý thuyết Khái niệm về ―tính nhúng‖ của MNC vào nước chủ nhà có bản chất phức tạp và không có cách tiếp cận đơn lẻ nào có thể thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ này. Bài viết này áp dụng khung lý thuyết tích hợp được đề xuất bởi (Nguyen và Cassidy, 2016) - đây là khung lý thuyết được phát triển dựa trên tích hợp bốn dòng lý thuyết triển và thao tác hoá khái niệm ―tính nhúng‖ trên ba khía cạnh: nguồn lực, lãnh thổ và mạng lưới. “Tính nhúng” về nguồn lực được xây dựng dựa trên việc tích hợp cách tiếp cận chi phí giao dịch, quan điểm về nguồn lực và cách tiếp cận quyền lực chính trị (micro-political approach), trong đó thể hiện rằng MNC phụ thuộc vào nước nhà về mặt các yếu tố sản xuất như lao động, tài nguyên thiên nhiên và các chính sách của chính phủ. Các loại nguồn lực duy nhất – hay lợi thế so sánh của một quốc gia là những nhân tố quan trọng mà các công ty đa quốc gia tìm kiếm khi đưa ra quyết định gia nhập thị trường. Mức độ sẵn có cũng như tính bền vững của những nguồn lực này sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư và cam kết dài hạn ở lại nước sở tại. “Tính nhúng” về mặt lãnh thổ được đề xuất thông qua kết hợp cách tiếp cận của các nhà địa lý kinh tế và cách tiếp cận mạng lưới. ―Tính nhúng‖ về mặt lãnh thổ được định nghĩa là sự cam kết của một công ty đối với một địa điểm cụ thể (White, 2004). Ngoài ra, mối quan hệ với các đối tác kinh doanh dựa trên niềm tin, sự cam kết và sự điều chỉnh để hoà hợp sẽ được xem xét để xem mức độ nhúng của MNC là ở cấp độ địa phương, vùng hay quốc tế (Forsgren, Holm and Johanson, 2007). “Tính nhúng” về mạng lưới trong khung lý thuyết này được kế thừa từ nghiên cứu của Henderson và cộng sự (2002), trong đó hàm ý rằng hình thức ―nhúng‖ này về cơ bản là kết quả từ sự phát triển của các chi nhánh MNC, thể hiện cam kết lâu dài của MNC với nước sở tại và mối quan hệ với các đối tác phi kinh tế. Các chi nhánh sẽ liên tục tận dụng các mối quan hệ này để tiếp cận các nguồn lực và năng lực bên ngoài và tạo ra cơ hội nâng cấp và mở rộng hoạt động. Kiểu nhúng này sẽ được phân tích dưới dạng mối quan hệ của chi nhánh với cả các chủ thể kinh doanh và các chủ thể phi kinh doanh như chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này có bản chất khám phá (exploratory nature). Theo (Robson, 2002, tr.59), ―một nghiên cứu khám phá là một phương tiện có giá trị để tìm hiểu những gì đang xảy ra; để tìm kiếm những hiểu biết mới; để đặt câu hỏi và đánh giá các hiện tượng trong một ánh sáng mới‖. Mục đích của nghiên cứu này là để hiểu cách Samsung ―nhúng‖ vào nước chủ nhà. Điều này rất khó khăn để đạt được thông qua các phương pháp định lượng. Do đó, tác giả quyết định áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong số các phương pháp định tính có sẵn, nghiên cứu này sử dụng phân tích trường hợp điển hình duy nhất (single case study). Yin (2014) xác định năm lý do cho các thiết kế nghiên cứu trường hợp điển hình duy nhất: các trường hợp quan trọng, bất thường, phổ biến, mặc khải hoặc nghiên cứu theo chiều dọc. Tác giả đã chọn phương pháp này vì Samsung là một trường hợp quan trọng để minh chứng cho khung lý thuyết được phát triển, và đồng thời ―có thể đóng góp cho sự phát triển về mặt tri thức và xây dựng lý thuyết thông qua xác nhận, thách thức hoặc mở rộng lý thuyết (Yin, 2014, tr.51). Tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu trường hợp của Samsung để phân tích vì tầm quan trọng của Samsung đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như tầm quan trọng của Việt Nam đối với Samsung (The Economist, 2018). Các chi nhánh của Samsung ở Việt Nam có doanh thu 65,7 tỷ đô la vào năm 2018 và Samsung là doanh nghiệp FDI lớn nhất tại Việt Nam (VNReview, 2019). Samsung thuê hơn 100.000 lao động tại đây. Chỉ riêng Samsung đã chiếm gần một phần ba tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018. Chính công ty đã giúp đưa Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc (The Economist, 2018). Cũng chính bởi tầm quan trọng của Samsung đối với nền kinh tế Việt Nam, bất cứ sự thay đổi trong hoạt động hoặc quyết định của Samsung sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Chính vì sự phụ thuộc lớn này, việc nghiên cứu bản chất sự gắn kết hay ―tính nhúng‖ của Samsung tại Việt Nam là có ý nghĩa, từ đó có thể đưa ra những hàm ý quan trọng. 916
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 4. Phân tích trường hợp Samsung tại Việt Nam 4.1. Giới thiệu tình huống Samsung là chaebol lớn nhất Hàn Quốc được thành lập bởi Lee Byung Chul vào năm1938 tại Taegu, Hàn Quốc với chỉ khoảng 30.000 won (tương đương khoảng 27 đô la). Từ nhà máy đường ở Busan, công ty tiếp tục mở rộng sang dệt may và xây dựng nhà máy len lớn nhất tại Hàn Quốc. Sau đó, Samsung tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và kinh doanh bán lẻ. Mãi đến những năm 1960, Samsung mới gia nhập ngành công nghiệp điện tử. Trong những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, công ty đã tiến hành mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Công ty đã tập trung đầu tư vào công nghệ và thành lập các viện nghiên cứu và phát triển. Điều này đã cho phép Samsung phát triển hơn nữa trong lĩnh vực điện tử, chất bán dẫn, viễn thông quang học và các lĩnh vực công nghệ mới. Năm 1992, Samsung quyết định bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc và tận dụng tối đa các cơ hội này bằng cách tập trung đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh sáp nhập, liên minh và mua lại trở nên phổ biến. Năm 1996, Samsung quyết định thành lập một chi nhánh sản xuất và lắp ráp các thiết bị di động tại Việt Nam. Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng và cơ hội cho doanh nghiệp toàn cầu và Samsung Electronics tận dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh và đổi mới liên tục. Với thành công của ngành kinh doanh điện tử, Samsung đã được công nhận trên toàn cầu như là một công ty hàng đầu trong ngành công nghệ và hiện được xếp hạng là một thương hiệu toàn cầu hàng đầu. Sau 10 năm gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2009, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV, hiện Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư đã tăng gấp gần 26 lần lên tới trên 17,3 tỷ USD (Đại biểu nhân dân, 2019). Hiện nay, Samsung hiện diện ở Việt Nam với 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trong đó Samsung Electronics Vietnam (SEV - Bắc Ninh) và Samsung Electronics Vietnam Thai Nguyen (SEVT - Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC - Thành phố Hồ Chí Minh) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á và Samsung Vietnam Mobile R&D Center (SVMC) là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á. Trong chiến lược phát triển của Samsung, Việt Nam đóng vai trò quan trọng là cứ điểm toàn cầu không chỉ trong sản xuất mà còn với các hoạt động nghiên cứu và phát triển. 4.2. Phân tích “tính nhúng” của Samsung vào Việt Nam “Tính nhúng” về nguồn lực Như được đề xuất trong khung lý thuyết, ―tính nhúng‖ về nguồn lực của chi nhánh công ty đa quốc gia được xem xét từ lý thuyết chi phí giao dịch và cách tiếp cận nguồn lực và chính trị vi mô. Các nguồn lực và các nhân tố địa phương có vai trò quan trọng để giải thích tại sao một công ty đa quốc gia lại quyết định đầu tư và cam kết với một quốc gia cụ thể. Samsung đã tận dụng nhiều lợi thế địa điểm của Việt Nam để phát triển. Việc Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam và các chi nhánh tại Việt Nam của công ty này liên tục nhận được đầu tư trong những năm gần đây có thể được giải thích bởi những lý do như chi phí lao động thấp, chi phí sản xuất thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ Việt Nam, thuế thấp (Thi Thuy Linh Do và Quang Huy Nguyen, 2017). Việt Nam được biết đến là quốc gia với lực lượng lao động trẻ, chi phí khá thấp so với Trung Quốc. Theo ước tính, mức lương trung bình của người lao động Việt Nam thấp hơn 6 lần so với người lao động Trung Quốc vào năm 2016 (Thi Thuy Linh Do và Quang Huy Nguyen, 2017). Ngoài ra, Samsung đã được hưởng nhiều ưu đãi về thuế trong thời gian hoạt động tại Việt Nam. Mức thuế doanh nghiệp với công ty này là 10% trong thời gian mở rộng dự án tại nhà máy tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, trong khi mức thuế với hầu hết các doanh nghiệp khác là 20%. Ngoài ra, khi đầu tư vào các địa phương như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Samsung còn được ưu đãi tiền thuê đất, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo sau thời gian 9 năm. Hơn nữa, Samsung đã cố gắng hết sức 917
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 để được công nhận là một doanh nghiệp công nghệ cao. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi cao nhất theo Luật Đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu và nhập khẩu thuế, sẽ được xem xét hỗ trợ tài chính cho đào tạo, nghiên cứu và phát triển và sản xuất thử nghiệm từ các nguồn tài trợ của chương trình phát triển công nghệ cao quốc gia. Các địa điểm mà Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam đều nằm ở vị trí chiến lược với địa điểm và cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện cho hoạt động sản xuất và vận chuyển. Trong trường hợp tỉnh Thái Nguyên, khi Samsung dự định đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên), đường cao tốc nối Hà Nội - Thái Nguyên đang chuẩn bị hoàn thành. Từ Thái Nguyên đến Trung tâm thủ đô Hà Nội và Sân bay quốc tế Nội Bài bằng đường cao tốc chỉ mất 30 - 40 phút, giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian so với trước đây. Ngoài ra, Thái Nguyên đang có kế hoạch trở thành một trong năm khu vực đô thị lớn (bao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên). Bên cạnh đó, chính quyền Thái Nguyên cũng đang đẩy nhanh thủ tục hành chính và phí không chính thức thấp. Đây là những lợi thế chính của tỉnh làm Samsung quyết định đầu tư vào Thái Nguyên. Trong trường hợp của tỉnh Bắc Ninh, cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh nói chung là tốt cho hoạt động kinh doanh. Chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã và đang làm nhiều việc tích cực để cải thiện cơ sở hạ tầng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của các doanh nghiệp và toàn dân. Một số quốc gia khác như Lào, Myanmar cũng áp dụng những chính sách này và có các yếu tố tiềm năng tương tự như Việt Nam, thậm chí mức thuế còn thấp hơn. Tuy nhiên, một trong những yếu tố mà Samsung quyết định đầu tư liên tục vào Việt Nam là vấn đề địa lý kinh tế. Do Việt Nam có vị trí chiến lược để liên kết với các công ty con khác của Samsung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Biển Đông có vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước ở châu Á nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Hàng năm, Hoa Kỳ có 90% hàng hóa nội địa và đồng minh được vận chuyển qua Biển Đông; 70% dầu nhập khẩu và 45% xuất khẩu từ Nhật Bản; khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng tuyến đường này. Do đó, Việt Nam đóng vai trò quan trọng như một "cầu nối" thương mại đặc biệt trên bản đồ dẫn đường của thế giới, điều này có thể cho phép Samsung xuất khẩu sản phẩm của mình tới tất cả các quốc gia trên thế giới. “Tính nhúng” về mặt lãnh thổ Như đã đề cập đến trong khung lý thuyết ở phần 2, nghiên cứu này phân tích sự gắn kết về mặt lãnh thổ của Samsung tại Việt Nam dựa trên mối liên kết địa phương với các đối tác kinh doanh tại đây trong tương quan với các đối tác trên thị trường quốc tế. Về mặt sản xuất, theo Ni và cộng sự (2017), MNCs của Hàn Quốc nói chung và Samsung nói riêng thể hiện mức độ ―nhúng‖ thấp ở Việt Nam so với đầu tư của Trung Quốc và Đài Loan. Trong khi các công ty Trung Quốc và Đài Loan sử dụng đối tác địa phương và kiến thức địa phương, và sử dụng các nhà quản lý và chuyên gia cấp trung của Việt Nam, các công ty Hàn Quốc thích sử dụng các nhà cung cấp của riêng họ hơn là thuê các nhà cung cấp Việt Nam. Mặc dù chính phủ Việt Nam khuyến khích Samsung sử dụng các bộ phận và linh kiện được sản xuất tại địa phương nhưng số lượng các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu của Samsung còn rất thấp. Năm 2013, Samsung đã đệ trình cho Bộ Công thương danh sách 170 phụ tùng cần mua tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, chỉ có 15 trong số 100 công ty địa phương được chính phủ đề xuất đáp ứng các yêu cầu chất lượng của Samsung. Do đó, Samsung vẫn phải nhập các bộ phận này từ các nhà cung cấp khác như Nhật Bản, Anh, Malaysia, Singapore, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty Việt Nam đang cung cấp linh kiện, phụ kiên và dịch vụ cho các hoạt động của Samsung tại Việt Nam. Tính đến tháng 4/2016, có khoảng 63 công ty Việt Nam trong chuỗi cung ứng Samsung, bao gồm 11 nhà cung cấp cấp một và 52 nhà cung cấp cấp hai (Anh Hoa, 2016). Các doanh nghiệp này hiện đang tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam (SEV – Bắc Ninh), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT – Thái Nguyên), Tổ hợp SEHC (TP. Hồ Chí Minh), Samsung Display Việt Nam (Bắc Ninh), Samsung SDI Việt Nam (SDIV – Bắc Ninh) và Samsung Điện – Cơ Việt Nam (SEMV – Thái Nguyên). Số lượng 918
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 nhà cung cấp nội địa này là rất hạn chế trong tương quan với quy mô khổng lồ của các nhà máy Samsung tại Việt Nam. Lý do là các MNCs lớn của Hàn Quốc như Samsung được trang bị tốt để vượt qua các thách thức hoạt động tại Việt Nam, do đó, họ không nhất thiết phải cộng tác với các đối tác Việt Nam. Hơn nữa, các công ty con của Samsung tại Việt Nam không nhất thiết phải tạo ra chuỗi giá trị tại Việt Nam và công ty vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài (Ni và cộng sự, 2017). Về mặt tiêu thụ, Samsung gia nhập thị trường Việt Nam để tận dụng các yếu tố sản xuất chứ không phải là tìm kiếm thị trường. Doanh thu của Samsung Việt Nam chủ yếu được phát sinh từ các thị trường nước ngoài. Các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, sau đó được xuất khẩu, thu về ngoại tệ (ICT News, 2019). “Tính nhúng” về mặt mạng lưới Mặc dù việc sử dụng lợi thế vị trí của Việt Nam và các mối liên kết giữa các công ty đã thảo luận trong phần trước chỉ ra những cách quan trọng mà Samsung ―nhúng‖ vào Việt Nam, tuy nhiên, các mối liên kết kinh doanh không phải là chỉ số duy nhất về ―tính nhúng‖. ―Tính nhúng‖ mạng lưới như được tích hợp trong khung lý thuyết của nghiên cứu này là kết quả từ sự phát triển của các chi nhánh công ty đa quốc, và mức độ cam kết đầu tư dài lâu tại nước sở tại và mối quan hệ với các đối tác phi kinh doanh (Henderson et al., 2002). Hiện nay, ngoài các cơ sở sản xuất, Samsung đã xây dựng một trung tâm R&D tại Việt Nam. Như vậy có thể thấy, trong chiến lược phát triển của Samsung, Việt Nam đóng vai trò quan trọng là cứ điểm toàn cầu không chỉ trong sản xuất mà còn với các hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D. Thêm nữa, Samsung đang dự kiến khởi công dự án xây dựng tòa nhà dành cho hoạt động R&D sẽ có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD với tổng diện tích 11.603 m2, diện tích sàn là 80.744m2 với quy mô tòa nhà gồm 16 tầng nổi, 3 tầng hầm. Samsung hy vọng khi tòa nhà được đưa vào vận hành sẽ thu hút khoảng 3.000 người làm việc tại đây. Dự kiến, công trình sẽ khởi công vào tháng 1/2020 tại Tây Hồ Tây, Hà Nội và khánh thành vào năm 2022 (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ, 2019). Liên quan đến các đối tác phi kinh doanh, hiện nay Samsung cũng xây dựng mối quan hệ đối với các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học. Đồng thời, Samsung cũng có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương. 5. Kết luận Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu cách chi nhánh một công ty đa quốc gia ―nhúng‖ vào trong môi trường nước sở tại. Như đã phân tích ở trên, môi trường của nước nhận đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty đa quốc gia. Có một số cách khác nhau để khái niệm hoá mối quan hệ giữa nước chủ và MNC, trong đó có ―tính nhúng‖. Sau khi tìm hiểu một số cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này gồm có: (1) Cách tiếp cận chi phí giao dịch; (2) Cách tiếp cận dựa trên trên nguồn lực và chính trị vi mô; (3) Cách tiếp cận mạng lưới và (4) Cách tiếp cận của các nhà địa lý kinh tế, tác giả đề xuất một khung tích hợp để hiểu các khía cạnh khác nhau về ―tính nhúng‖ của chi nhánh MNC gồm ―tính nhúng‖ về nguồn lực, về lãnh thổ và về mạng lưới. Trường hợp Samsung cho thấy rằng, ―mức độ nhúng‖ tổng thể vào nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chưa chặt chẽ. Về mặt nguồn lực, Việt Nam có nhiều nhân tố quan trọng để thu hút Samsung đầu tư vào đây. Tuy nhiên, có thể thấy rằng những lợi thế mà Việt Nam có được (lao động giá rẻ, ưu đãi đầu tư của chính phủ) sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn nữa khi chi phí lao động tăng lên và những chính sách ưu đãi của chính phủ có xu hướng được san phẳng giữa các quốc gia. Phân tích về ―tính nhúng‖ lãnh thổ của Samsung chỉ ra rằng công ty con của công ty này ở Việt Nam có chiến lược ―nhúng‖ thấp vào thị trường địa phương. Chiến lược mà Samsung áp dụng là chiến lược ―footloose‖, khi công ty này chỉ sử dụng Việt Nam làm cơ sở sản xuất và xuất khẩu sang thị trường toàn cầu. Số lượng các nhà cung cấp địa phương của Samsung hiện nay vẫn còn rất hạn chế như đã phân tích ở trên. Samsung cũng không gia nhập thị trường Việt Nam với mục đích tìm kiếm thị trường, đặc biệt là các sản phẩm điện thoại di động nên công ty không có các khách hàng trực tiếp tại thị trường này. Hiện nay, Samsung cũng 919
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đã bắt đầu thể hiện sự cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam thông qua việc xây dựng các cơ sở R&D. Tuy nhiên, liệu Samsung có thể ở lại Việt Nam này trong bao lâu vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Cũng cần lưu ý rằng, nghiên cứu này có một số hạn chế. Khung lý thuyết tích hợp mà tác giả đề xuất còn sơ khai và cần có nghiên cứu kỹ hơn. Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu cụ thê về Samsung ở Việt Nam là rất khó khăn. Để có thể phân tích sâu sắc hơn về ―tính nhúng‖ của Samsung ở Việt Nam, các dữ liệu sơ cấp thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn sâu là rất cần thiết. Đây sẽ là những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo của tác giả để có kết quả nghiên cứu xác thực hơn và đánh giá ―tính nhúng‖ của Samsung một cách chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andersson, U., Forsgren, M. and Holm, U. (2002), ―The strategic impact of external networks: subsidiary performance and competence development in the multinational corporation‖, Strategic management journal, 23(11), pp. 979-996. [2] Andersson, U., Forsgren, M. and Holm, U. (2007), ―Balancing subsidiary influence in the federative MNC: a business network view‖, Journal of International Business Studies, 38(5), pp. 802-818. [3] Anh Hoa (2016) 63 DN Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng của Samsung: Báo Đầu tư. Available at: html (Accessed: 10/10 2019). [4] Birkinshaw, J. and Hood, N. (1998), ―Multinational subsidiary evolution: Capability and charter change in foreign-owned subsidiary companies‖, Academy of management review, 23(4), pp. 773-795. [5] Birkinshaw, J. M. and Morrison, A. J. (1995), ―Configurations of strategy and structure in subsidiaries of multinational corporations‖, Journal of international business studies, 26(4), pp. 729-753. [6] Bouquet, C. and Birkinshaw, J. (2008), ―Managing power in the multinational corporation: How low-power actors gain influence‖, Journal of Management, 34(3), pp. 477-508. [7] Egelhoff, W. G. (1988), ―Strategy and structure in multinational corporations: A revision of the Stopford and Wells model‖, Strategic Management Journal, 9(1), pp. 1-14. [8] Forsgren, M., Holm, U. and Johanson, J. (2007), Managing the embedded multinational: A business network view. Edward Elgar Publishing. [9] Granovetter, M. (1985), ―Economic action and social structure: The problem of embeddedness‖, American journal of sociology, 91(3), pp. 481-510. [10] Heidenreich, M. (2012), ―The social embeddedness of multinational companies: a literature review‖, Socio-Economic Review, 10(3), pp. 549-579. [11] Henderson, J., Dicken, P., Hess, M., Coe, N. and Yeung, H. (2003), “Spatial” Relationships? Towards a Reconceptualisation of Embeddedness: GPN Working Paper. [12] Henderson, J., Dicken, P., Hess, M., Coe, N. and Yeung, H. W.-C. (2002), ―Global production networks and the analysis of economic development‖, Review of international political economy, 9(3), pp. 436-464. [13] ICT News (2019) Năm 2018, xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt hơn 60 tỷ USD: ICT News. Available at: nam-dat-hon-60-ty-usd-176614.ict (Accessed: 10/10 2019). [14] Meyer, K. E., Mudambi, R. and Narula, R. (2011), ―Multinational enterprises and local contexts: The opportunities and challenges of multiple embeddedness‖, Journal of management studies, 48(2), pp. 235-252. [15] Mudambi, R., Pedersen, T. and Andersson, U. (2014), ―How subsidiaries gain power in multinational corporations‖, Journal of World Business, 49(1), pp. 101-113. 920
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [16] Nell, P. C., Ambos, B. and Schlegelmilch, B. B. (2011), ―The MNC as an externally embedded organization: An investigation of embeddedness overlap in local subsidiary networks‖, Journal of World Business, 46(4), pp. 497-505. [17] Nguyen, T. T. M. and Cassidy, J. F. (2016), ―MNC Subsidiary Embeddedness in the Host Country An Integrated Conceptual Framework‖, VNU Journal of Science: Economics and Business, 32(2), pp. 77-86. [18] Ni, B., Spatareanu, M., Manole, V., Otsuki, T. and Yamada, H. (2017), ―The origin of FDI and domestic firms’ productivity—Evidence from Vietnam‖, Journal of Asian Economics, 52, pp. 56-76. [19] Nohria, N. and Ghoshal, S. (1997), The differentiated network: Organizing multinational corporations for value creation. Jossey-Bass Publishers. [20] Polanyi, K. (1944), ―The great transformation. New York: Farrar & Rinehart‖, Inc. Reprinted (1957)(2001) Beacon Press, Boston. [21] Robson, C. (2002), ―Real world Research: A source for social scientists and practitioner researchers‖. 2nd (Ed) Oxfords Blackwell'. [22] Rugman, A. M., Verbeke, A. and Nguyen, Q. T. (2011), ―Fifty years of international business theory and beyond‖, Management International Review, 51(6), pp. 755-786. [23] The Economist (2018), Why Samsung of South Korea is the biggest firm in Vietnam. Available at: (Accessed: 20/8 2019). [24] Thi Thuy Linh Do and Quang Huy Nguyen (2017), Samsung’s Investments in Vietnam: Reasons and Consequence: Industry and Trade Magazine. Available at: viet/samsungs-investments-in-vietnam-reasons-and-consequences-49598.htm (Accessed: 08/10 2019). [25] Tippmann, E., Scott, P. S. and Mangematin, V. (2012), ―Problem solving in MNCs: How local and global solutions are (and are not) created‖, Journal of International Business Studies, 43(8), pp. 746-771. [26] Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2019), Tháng 1 năm 2020 sẽ khởi công Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội. Hà Nội: Bộ Khoa học Công nghệ. Available at: tai-ha-noi.aspx (Accessed: 1/10 2019). [27] Uzzi, B. (1996), ―The sources and consequences of embeddedness for the economic performance of organizations: The network effect‖, American sociological review, pp. 674-698. [28] Uzzi, B. (1997), ―Social structure and competition in interfirm networks: The paradox of embeddedness‖, Administrative science quarterly, pp. 35-67. [29] VNReview (2019) Samsung đóng góp tới 28% tổng GDP năm 2018: VNReview. Available at: gdp-cua-viet-nam-nam-2018 (Accessed: 08/10 2019). [30] White, M. C. (2004), ―Inward investment, firm embeddedness and place: An assessment of Ireland’s multinational software sector‖, European Urban and Regional Studies, 11(3), pp. 243-260. [31] Yamin, M. and Andersson, U. (2011), ―Subsidiary importance in the MNC: What role does internal embeddedness play?‖, International Business Review, 20(2), pp. 151-162. [32] Yin, R. K. (2014) Case study research: design and methods. 5 edn. Los Angeles; London. : SAGE. [33] Zaheer, S. and Westney, D. (2008), ―The multinational enterprise as an organization‖, The Oxford Handbook of International Business, 2nd edn. Oxford University Press: Oxford and New York. [34] Đại biểu nhân dân (2019), Samsung Việt Nam - Hành trình 10 năm từ điểm đến đầu tư trở thành ngôi nhà thứ hai: Đại biểu nhân dân. Available at: tabid=75&NewsId=416521 (Accessed: 10/8/2019). 921