Tổng quan giống cá bống đá rhinogobius gill, 1859 ở Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 20/05/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan giống cá bống đá rhinogobius gill, 1859 ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftong_quan_giong_ca_bong_da_rhinogobius_gill_1859_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tổng quan giống cá bống đá rhinogobius gill, 1859 ở Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam TỔNG QUAN GIỐNG CÁ BỐNG ĐÁ Rhinogobius Gill, 1859 Ở VIỆT NAM Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Hữu Dực1, Tạ Thị Thủy2, Trần Đức Hậu1,* 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Đại học Thủ đô Hà Nội *Email: hautd@hnue.edu.vn Tóm tắt: Trên thế giới ghi nhận 83 loài trong giống cá bống đá Rhinogbius, với nhiều loài mới được cập nhật về phân loại học. Nghiên cứu này nhằm tổng quan về đa dạng thành phần loài của giống cá này từ các công trình trong và ngoài nước khi cập nhật và tu chỉnh tên khoa học. Kết quả cho thấy, có 18 loài thuộc giống Rhinogobius ở Việt Nam: R. albimaculatus, R. boa, R. brunneus, R. duospilus, R. honghensis, R. imfasciocaudatus, R. leavelli, R. maculicervix, R. milleri, R. nammaensis, R. ngutinhoceps, R. phuongae, R. similis, R. sulcatus, R. taenigena, R. variolatus, R. vermiculatus và R. virgigena. Trong 18 loài, 03 loài R. brunneus, R. leavelli và R. similis có vùng phân bố rộng, đặc biệt loài R. similis chiếm ưu thế tại các lưu vực ở sông Việt Nam. Bài báo cũng tập hợp bộ ảnh của 18 loài cá trên. Đây là những thông tin quan trọng để đưa ra các định hướng nghiên cứu giống cá này ở Việt Nam. Từ khóa: Cá nước ngọt, Đa dạng loài, Định hướng nghiên cứu, Rhinogobius, Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 phân bố rộng ở vùng Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm vùng Viễn Đông (Nga), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Việt Nam, Lào, Camphuchia và Thái Lan [1]. Phân biệt giống cá này với các giống cá bống khác bởi tổ hợp đặc điểm sau: D1 = V-VII, D2 = I,6-11; A = I,5-11; P = 14-23; V = I,5; LR = 25-44; TR = 7-16; 25-29 đốt sống; cơ thể phần lớn phủ bởi vảy lược; mõm, má và xương nắp mang không vảy, má với nhiều đường cảm giác chạy dọc [2], [3], [4]. Trên thế giới, giống Rhinogobius gồm 83 loài, với nhiều loài chưa được xác định [5]. Ở Việt Nam, giống Rhinogobius có 12 loài (Nguyễn Văn Hảo, 2005) [6]. Tuy nhiên, những năm gần đây trong giống này có một số loài mới được phát hiện và nhiều loài được tu chỉnh tên khoa học. Do vậy, bài viết này nhằm tổng quan về thành phần loài và sự phân bố của giống Rhinogobius góp phần định hướng nghiên cứu giống cá này ở Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo sử dụng các tài liệu đã xuất bản về giống cá này ở Việt Nam và vùng lân cận. Trước tiên, danh sách các loài được xây dựng theo Nguyễn Văn Hảo (2005), sau đó đối chiếu, so sánh với Kottelat (2001, 2013). Đối với các loài chưa có trong Nguyễn Văn Hảo (2005), ghi nhận sự phân bố của chúng theo các công bố loài mới, kết quả bước đầu các đợt khảo sát đề tài NEF (tài liệu chưa xuất bản) hay công trình về khu hệ cá ở Việt Nam. Các loài ghi nhận ở Việt Nam đều được chuẩn tên theo Fricke et al. (2020) [7]. Nhận xét sự phân bố các loài dựa trên một số công trình đại diện từng khu vực ở Việt Nam. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài của giống cá bống đá Rhinogobius ở Việt Nam Tại Việt Nam, thống kê được 18 loài thuộc giống Rhinogobius (Bảng 1; Hình 1, 2). Trong đó có 09 loài xác định đúng với mô tả gốc trong các tài liệu [6], [8], [9] khi chuẩn tên theo Fricke et al. (2020) [7], 3 loài R. imfasciocaudatus, R. leavelli, R. similis đã có sự điều chỉnh về tên khoa học. Đối với loài R. similis được chỉnh lại từ các loài R. giurinus, R. leavelli và R. longipinnis (Bảng 1). Mô tả của Endruweit (2018) đã bổ sung 2 loài mới R. ngutinhoceps và R. phuongae [10]. Thống kê của Nguyen et al. (2019) cho thấy ghi nhận thêm 3 loài R. albimaculatus, R. maculicervix và R. vermiculatus [11]. Loài R. taenigena cũng được mô tả và ghi nhận ở Việt Nam [12]. Ngoài ra, ở lưu vực sông Lam, Nguyễn Thái Tự (1983) đã xác định 03 loài, R. nganfoensis, R. vinhensis và R. mixodermus [13]. Các loài này chưa xác định do không có tài liệu mô tả gốc và đều không có trên hệ thống của Fricke et al. (2020) [7]. Loài Rhinogobius ocellatus (Fowler, 1937) cũng được nhiều công trình ghi nhận ở Việt Nam, tuy nhiên, đã được chuyển sang Papuligobius ocellatus (Fowler, 1937) [7].
  2. Tổng quan giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Việt Nam 199 3.2. Nhận xét sự phân bố các loài trong giống cá bống đá Rhinogobius ở Việt Nam Bảng 2 cho thấy các loài giống Rhinogobius ít phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long, mà tập trung chủ yếu ở hệ thống Sông Hồng. Trong tổng số 18 loài, có 14 loài phân bố ở hệ thống Sông Hồng, trong đó có tới 11 loài chỉ được tìm thấy ở khu vực này. Nhiều loài trong số đó cùng phân bố ở hệ thống sông Mê Kông, như R. albimaculatus, R. maculicervix, R. milleri, R. nammaensis, R. taenigena; và R. vermiculatus. Thêm 04 loài khác chỉ xuất hiện ở 01 khu vực (trừ Sông Hồng): R. variolatus và R. virgigena chỉ ở các thủy vực ở tỉnh Quảng Ninh [23]; loài R. sulcatus ở khu vực Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh [15] và loài R. taenigena ở các thủy vực tỉnh Quảng Bình [12]. Trong 18 loài hiện biết ở Việt Nam, loài R. brunneus và R. leavelli có phạm vi phân bố tương đối rộng, kéo dài từ khu vực sông Kỳ Cùng - Bằng Giang đến khu vực Nam Trung Bộ (Bảng 2). Riêng loài R. similis được tìm thấy ở tất cả các thủy vực của Việt Nam. Đây là loài chiếm ưu thể ở nhiều thủy vực hiện nay, ví dụ như hồ thủy điện Na Hang, hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Trị An (số liệu quan sát) (Hình 1). Theo một số đánh giá, R. similis là loài ngoại lai có ảnh hưởng đến hệ sinh thái [17]. Do vậy, sự xuất hiện ưu thế của loài này ở các thủy vực Việt Nam cần được nghiên cứu và đánh giá. Hình 1. Mẻ cá với nhiều mẫu của loài Rhinogobius similis ở chợ Minh Ngọc, Bắc Mê, Hà Giang (cá được thu từ hồ Na Hang) Hình 2. Các loài trong giống cá bống đá Rhinogobius ở Việt Nam
  3. 200 Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Thủy, Trần Đức Hậu* Hình 2. Các loài trong giống cá bống đá Rhinogobius ở Việt Nam (tiếp)
  4. Tổng quan giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Việt Nam 201 Bảng 1. Danh sách các loài thuộc giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Việt Nam Tài liệu Tài Tên giá trị theo Fricke STT Nguyễn Văn liệu mô Ghi chú et al. (2020) Kottelat (2001) Kottelat (2013) Hảo (2005) tả gốc Rhinogobius Rhinogobius Ghi nhận theo albimaculatus 1 albimaculatus Chen, [18] Nguyen et al. Chen, Kottelat & Kottelat & Miller, 1999 (2019) Miller, 1999 Rhinogobius boa Rhinogobius boa Chen 2 Chen & Kottelat, [15] & Kottelat, 2005 2005 Rhinogobius Rhinogobius brunneus brunneus 3 (Temminck & Schlegel, [16] (Temminck & 1847) Schlegel, 1847) Rhinogobius Rhinogobius Rhinogobius duospilus 4 duospilus duospilus [19] (Herre, 1935) (Herre, 1935) (Herre, 1935) Rhinogobius Rhinogobius Rhinogobius honghensis honghensis 5 honghensisChen, Yang [20] Chen, Yang & & Chen, 1999 Chen, Yang & Chen, 1999 Chen, 1999 Rhinogobius Rhinogobius Rhinogobius imfasciocaudatus 6 imfasciocaudatus Nguyen imfasciocaudalus [6] Nguyen & Vo, & Vo, 2005 Hảo & Bình, 2005 2005 Rhinogobius Rhinogobius leavelli brunneus 7 [19] (Herre, 1935) (Temminck & Schlegel 1847) Rhinogobius Rhinogobius Ghi nhận theo maculicervix 8 maculicervix Chen & [21] Nguyen et al. Chen & Kottelat, Kottelat, 2000 (2019) 2000 Rhinogobius Rhinogobius Rhinogobius milleri milleri milleri Ghi nhận theo 9 [22] Nguyen et al. Chen & Kottelat, 2003 Chen & Kottelat, Chen & Kottelat, (2019) 2003 2003 Rhinogobius Rhinogobius Rhinogobius nammaensis nammaensis Ghi nhận theo 10 nammaensis [22] Nguyen et al. Chen & Kottelat, Chen & Kottelat, Chen & Kottelat, 2003 (2019) 2003 2003 Rhinogobius Ghi nhận theo 11 ngutinhoceps [10] Endruweit Endruweit, 2018 (2018) Rhinogobius phuongae Ghi nhận theo 12 [10] Endruweit Endruweit, 2018 (2018)
  5. 202 Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Thủy, Trần Đức Hậu* Rhinogobius Rhinogobius giurinus giurinus (Rutter, (Rutter, 1897) 1897) Rhinogobius Rhinogobius similis leavelli (Herre, 13 [2] Gill, 1859 1935) Rhinogobius Rhinogobius longipinnis longipinnis Hảo & Bình, Nguyen & Vo, 2005 2005 Rhinogobius Rhinogobius sulcatus sulcatus 14 [15] Chen & Kottelat, 2005 Chen & Kottelat, 2005 Rhinogobius tae Rhinogobius taenigena Ghi nhận theo nigena Chen, Ko 15 [18] Serov et al. Chen, Kottelat & Miller, ttelat & Miller, (2006) 1999 1999 Rhinogobius Rhinogobius variolatus variolatus 16 [15] Chen & Kottelat, 2005 Chen & Kottelat, 2005 Rhinogobius ver Rhinogobius vermiculatus miculatus Ghi nhận theo 17 [22] Nguyen et al. Chen & Kottelat, Chen & Kottelat, 2001 (2019) 2003 Rhinogobius Rhinogobius virgigena virgigena 18 [15] Chen & Kottelat, 2005 Chen & Kottelat, 2005 Rhinogobius Rhinogobius nganfoensis nganfoensis [13] Nguyen [T.T.], Tự, 1983 1983 Rhinogobius Rhinogobius vinhensis Các loài chưa xác định vinhensis [13] Nguyen [T.T.], Tự, 1983 1983 Rhinogobius mixodermus [13] Nguyen, Nguyen & Le, 1999 Rhinogobius Loài không thuộc giống ocellatus Rhinogobius (Papuligobius) (Fowler, 1937)
  6. Tổng quan giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Việt Nam 203 Bảng 2. Sự phân bố các loài trong giống cá bống đá Rhinogobius ở một số khu vực của Việt Nam Loài Khu vực 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Sông Kỳ Cùng – x x x Bằng Giang [24] Sông Ba Chẽ và x x x x sông Tiên Yên [23] Vùng Cẩm Phả, tỉnh x Quảng Ninh [15] Hệ thống Sông Hồng x x x x x x x x x x x x x x [11] Sông Mã x x [25] Sông Lam x x x [13], [26] Sông Gianh x x x [27], [28] Sông Nhật Lệ [29], x x [30] Trung Việt x x x Nam [12] Khu hệ cá nội địa x Thừa Thiên Huế [31] Sông Thu Bồn – Vu x x Gia [32] Nam Trung x x Bộ [33] Tây Nguyên x [34] Khu Dự trữ Sinh quyển x Đồng Nai [35]
  7. 204 Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Thủy, Trần Đức Hậu* Sông Sài Gòn [36] Không ghi nhận Đồng bằng sông Cửu Long [37] Tổng 1 1 7 1 1 1 7 1 1 1 1 1 13 1 1 1 1 1 Ghi chú: 1. R. albimaculatus; 2. R. boa; 3. R. brunneus; 4. R. duospilus; 5. R. honghensis; 6. R. imfasciocaudatus; 7. R. leavelli; 8. R. maculicervix; 9. R. milleri; 10. R. nammaensis; 11. R. ngutinhoceps, 12. R. phuongae; 13. R. similis; 14. R. sulcatus; 15. R. taenigena; 16. R. variolatus; 17. R. vermiculatus; 18. R. virgigena. 3.3. Định hướng nghiên cứu giống cá bống đá Rhinogobius ở Việt Nam + Về phân loại học: Ở Việt Nam đa số các loài chỉ thu mẫu với số lượng ít, trong đó chỉ 2 loài R. longipinnis (R. similis) và R. imfasciocaudalus (R. imfasciocaudatus) có mẫu chuẩn [6]. Việc phân loại gặp nhiều khó khăn với số lượng mẫu chuẩn còn hạn chế, do đó cần có thêm các nghiên cứu và tiến hành thu thập mẫu vật để so sánh đối chiếu với các công bố trước đó. Các loài cá trong giống này chủ yếu xuất hiện ở hệ thống Sông Hồng, với 14 loài (Bảng 2). Trong đó môi trường sống điển hình của chúng là những bờ suối đá sỏi với dòng chảy từ vừa phải đến nhanh [10]. Tuy nhiên, nhiều loài ở khu vực này chưa có hình ảnh, thông tin về mẫu vật cần được bổ sung. Do vậy, hệ thống Sông Hồng, mà cụ thể là thượng nguồn nhánh Sông Đà là khu vực cần được chú ý trong nghiên cứu phân loại học giống cá này ở Việt Nam. + Về sinh học, sinh thái học: Một số loài có sự phân bố rộng từ Bắc vào Nam (Bảng 2) cho thấy được tiềm năng trong nghiên cứu sinh thái học môi trường. Đây sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu sau này, cũng như cho việc bảo tồn đa dạng sinh học cá nước ngọt ở Việt Nam. Loài cá R. similis chiếm ưu thế ở các khu vực nước ngọt ở Việt Nam. Do đó cần có các nghiên cứu đánh giá được tác động của loài này đối với hệ sinh thái mà cụ thể là các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học quần thể của loài cá này. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển nguồn lợi cá và cả trong công tác bảo tồn, quản lý ở Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Ghi nhận 18 loài trong giống Rhinogobius ở Việt Nam. Các công trình đã bước đầu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của các loài và cung cấp vùng phân bố của chúng tại các hệ thống sông có cùng lưu vực với nước ta. Dựa trên những cơ sở này, bài báo đưa ra những định hướng nghiên cứu về phân loại học (tập trung vào khu vực Bắc Việt Nam, đặc biệt ở thượng nguồn Sông Đà) và sinh học, sinh thái học (tập trung các loài cá có phạm vi phân bố rộng). Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi Đề tài Nagao (Nhật Bản) do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì; Chúng tôi cảm ơn sự giúp đỡ từ các thành viên nhóm nghiên cứu cá, Bộ môn Động vật học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. I. S. Chen, P. J. Miller (2013). A new freshwater goby of Rhinogobius (Teleostei: Gobiidae) from Hainan Island, southern China. Journal of Marine Science and Technology, 21: 124 - 129. [2]. T. Suzuki, K. Shibukawa, H. Senou, I. S. Chen (2015). Redescription of Rhinogobius similis Gill 1859 (Gobiidae: Gobionellinae), the type species of the genus Rhinogobius Gill 1859, with designation of the neotype. Ichthyological Research, 62: 1 - 12. [3]. T. Suzuki, K. Shibukawa, M. Aizawa, Rhinogobius mizunoi (2017). A new species of freshwater goby (Teleostei: Gobiidae) from Japan. Bulletin of the Kanagawa Prefectural Museum, (Natural Science), 46: 79 - 95. [4]. J. Q. Yang, H. L. Wu, I. S. Chen (2008). A new species of Rhinogobius (Teleostei: Gobiidae) from the Feiyunjiang Basin in Zhejiang Province, China. Ichthyological Research, 55: 379 - 385.
  8. Tổng quan giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Việt Nam 205 [5]. T. Suzuki, N. Oseko, S. Kimura, K. Shibukawa (2020). Two new species of torrential gobies of the genus Rhinogobius from the Ryukyu Islands, Japan. Bulletin of the Kanagawa Prefectural Museum, (Natural Science), 49: 7 - 28. [6]. Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam tập III. Nhà xuất bản. Nông nghiệp: Hà Nội. [7]. R. Fricke, W. N. Eschmeyer, R. van der Laan (2020). Eschmeyer’s catalog of fish, California Academy of Sciences eds (2020): /projects/eschmeyers-catalog-of-fishes. [8]. M. Kottelat (2001). Freshwater fishes of Northern Vietnam, The World Bank. [9]. M. Kottelat (2013). The fishes of the inland waters of southeast Asia: a catalogue and core bibiography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries. Raffles Bulletin of Zoology, 27: 1 - 663. [10]. M. Endruweit (2018). Description of four new species of freshwater gobies from the Black River drainage in China and Vietnam (Teleostei: Gobiidae). Zootaxa, 4486(3): 284 - 310. [11]. H. D. Nguyen, T. M. H. Ngo, D. H. Tran (2019). List of fish in the Hong River, Viet Nam. Proceedings of the First National Conference on Ichthyology in Vietnam. Publishing House for Science and Technology: 22 - 39. [12]. D. V. Serov, V. K. Nezdoliy, D. S. Pavlov (2006). The freshwater fishes of central Vietnam. KMK Scientific Press Ltd: 364. [13]. Nguyễn Thái Tự (1983). Khu hệ cá lưu vực sông Lam, Luận án phó Tiến sĩ Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. [14]. M. Kottelat (2001). Fishes of Laos, WHT publication: Printed in Srilanca by Gunaratne Offest Ltd. [15]. I. S. Chen, M. Kottelat (2005). Four new freshwater gobies of the genus Rhinogobius from Northern Vietnam. Journal of Natural History, 39(17): 1407 - 1429. [16]. M. J. P. van Oijen, T. Suzuki, I. S. Chen (2011). On the earliest published species of Rhinogobius, with a redescription of Gobius brunneus Temminck & Schlegel, 1845. Journal of the National Taiwan Museum, 64: 1 - 17. [17]. Fishes Base (2019). World Wide web electronic publication version (12/2019): www.fishbase.org. [18]. I. S. Chen, M. Kottelat, P. J. Miller (1999). Freshwater gobies of the genus Rhinogobius from the Mekong Basin in Thailand and Laos, with descriptions of three new species. Zoological Studies, 38: 19 - 32. [19]. H. L. Wu, I. S. Chen (2008). Rhinogobius Gill, 1859, In Wu, H.-L. & Zhong, J.-S. et al. (eds.), Fauna Sinica, Osteichthyes Perciformes (V) Gobioidei. Science Press: Beijing, (In Chinese): 568 - 635. [20]. I. S. Chen, J. X. Yang, Y. R. Chen (1999). A new goby of the genus Rhinogobius (Teleostei: Gobiidae) from the Honghe Basin, Yunnan Province, China. Acta Zoologica Taiwanica, 10: 45 - 52. [21]. M. Kottelat (2000). Dianoses of new genus and 64 new species of fishes of Lao (Teleostei: Cyprinidae, Balitoridae, Bagridae, Syngnathydae, Chauhuriidae and Tetraodontidae). Journal of South Asian Natural History, 5(1): 37 - 82. [22]. I. S. Chen, M. Kottelat (2003). Three new freshwater gobies of the genus Rhinogobius (Teleostei: Gobiidae) from northeastern Laos. Raffles Bulletin of Zoology, 51: 87 - 95. [23]. D.H. Tran, T.T. Ta (2014). Fish diversity and fishery status in the Ba Che and Tien Yen Rivers, northern Vietnam, with consideration on factors causing recent decline of fishery products. Kuroshio Science, 7(2): 113 - 122. [24]. Nguyễn Văn Giang (2018). Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc địa phận Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. [25]. Dương Quang Ngọc (2007). Góp phần nghiên cứu cá lưu vực sông Mã thuộc địa phận Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [26]. Nguyễn Xuân Khoa (2009). Khu hệ cá lưu vực sông Cả thuộc địa phận Vườn Quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [27]. Mai Thị Thanh Phương, Nguyễn Văn Giang, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Hữu Dực (2011). Dẫn liệu bổ sung thành phàn loài cá ở sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ tư. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 267 - 275.
  9. 206 Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Thủy, Trần Đức Hậu* [28]. A. T. Ho (2015). Fish fauna in Gianh river basin, Quang Binh Province, North Central Vietnam. PhD Thesis. Moldova State University: 167. [29]. Trần Đức Hậu, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Thuỷ (2007). Dẫn liệu các loài cá thuộc bộ cá Vược (Perciformes) lưu vực sông Long Đại - Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 23(2S): 254 - 258. [30]. Tạ Thị Thuỷ, Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu, Kiều Thị Hợp (2008). Thành phần loài cá ở sông Kiến Giang, Quảng Bình. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 24-34. [31]. Nguyễn Duy Thuận (2019). Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sỹ Sinh học. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [32]. Vũ Thị Phương Anh (2010). Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Sư phạm Huế. [33]. Nguyễn Hữu Dực (1995). Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam. Luận án phó Tiến sỹ Sinh học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. [34]. Nguyễn Thị Thu Hè (2000). Điều tra khu hệ cá của sông suối Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Sinh học. Đại học Quốc gia Hà Nội. [35]. Trần Đức Hậu, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Trần Lâm Đồng (2018). Phân bố cá theo kiểu rừng tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ ba về Nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 491-500. [36]. Tống Xuân Tám (2011). Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi khu hệ cá ở lưu vực sông Sài Gòn. Luận án Tiến sỹ Sinh học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [37]. D. D. Tran, K. Shibukawa, P. T. Nguyen, H. P. Ha, L. X. Tran, H. V. Mai, K. Utsugi (2013). Fishes of the Mekong Delta, Vietnam. Can Tho University Publishing House, Can Tho: 174. AN OVERVIEW OF GOBY FISH Rhinogobius Gill, 1859 IN VIETNAM Nguyen Quang Huy1, Nguyen Huu Duc1, Ta Thi Thuy2, Tran Duc Hau1,* 1Ha Noi National University of Education, 2Ha Noi Metropolitan University Abstract: The goby fish genus Rhinogobius includes 83 species in the world, with a number of taxonomic updates. The present study aims to provide an overview of the species composition and diversity based on updates and emendations of scientific names from national and international works. The results showed that there are 18 species of the genus Rhinogobius in Vietnam, i.e., R. albimaculatus, R. boa, R. brunneus, R. duospilus, R. honghensis, R. imfasciocaudatus, R. leavelli, R. maculicervix, R. milleri , R. nammaensis, R. ngutinhoceps, R. phuongae, R. similis, R. sulcatus, R. taenigena, R. variolatus, R. vermiculatus and R. virgigena. Of these 18 species, R. brunneus, R. leavelli and R. similis are widely distributed; especially, R. similis is abundant in most of the mentioned river basins in Vietnam. This paper also showed photos of all 18 species. These findings will be important to provide research orientations of this genus in Vietnam. Keywords: Freshwater fish, Rhinogobius, Species diversity, Distribution, Research orientation, Vietnam.