Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác trong hội nhập kinh tế quốc tế (nghiên cứu tại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác trong hội nhập kinh tế quốc tế (nghiên cứu tại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_voi_doi_tac_trong_hoi_nh.pdf
Nội dung text: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác trong hội nhập kinh tế quốc tế (nghiên cứu tại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
- TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỚI ĐỐI TÁC TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM) CORPORATIONS’ SOCIAL RESPONSIBILITIES TO PARTNERS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION (RESEARCH IN SEAFOOD PROCESSING AND EXPORTING ENTERPRISES) PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Khách hàng, nhà cung cấp luôn là những "đối tác" có mối liên quan trực tiếp nhất đến doanh nghiệp bởi quan hệ khế ước - Clarkson (1995). Do đó, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác vừa là nhiệm vụ, vừa là nét văn hóa, vừa là chiến lược của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một "luật chơi" đã được những "người chơi" đưa vào "sân chơi" chung nên đã được cụ thể hóa thành các quy tắc ứng xử. Thủy sản là ngành kinh tế của Việt Nam có mức độ hội nhập sâu, do đó áp lực của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nước ta rất lớn. Trong thời gian qua, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã thành công khi đưa Việt Nam vào bản đồ thủy sản thế giới. Tuy nhiên, hiện tượng hàng bị trả về do không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam cũng thuộc nhóm cao. Nguyên nhân chính của sự phát triển thiếu bền vững này là mức độ cam kết thấp trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác vừa là nhiệm vụ, vừa là nét văn hóa, vừa là chiến lược của một doanh nghiệp với đối tác của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Mục đích của bài viết này là nhận diện những thành công và hạn chế trong thực hiện các nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác vừa là nhiệm vụ, vừa là nét văn hóa, vừa là chiến lược của một doanh nghiệp với đối tác của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam và những nguyên nhân chủ yếu làm cơ sở đề xuất những giải pháp để hóa giải hạn chế. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác; Hội nhập kinh tế quốc tế; Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Abstract: Customers and suppliers are always the "partners" have the most direct relevance to enterprises by contractual relations - Clarkson (1995). Therefore, implementing CSR with partners is the task, the culture, and also the business strategy of a corporation. In the context of international economic integration, CSR implementation is a "rules" applied by "players" in common "playground", so they are specified into the code of conduct. Fisheries is Vietnam's economic sector that has deep integration level, so the pressure of Vietnam seafood processing and exporting enterprises when implementing CSR with its partners is very high. In the past time, seafood processing and exporting enterprises have successfully stated Vietnam’s position in world map of seafood. However, the phenomenon 374
- of returned goods due to the poor quality standards of Vietnam still remains high. The main cause of this less sustainable development is the low level of commitment in implementing CSR with partners in term of task, culture and strategies of Vietnam seafood processing and exporting enterprises with their partners. The purpose of this article is to identify the achievements and constraints in implementing the contents of the corporate social responsibility with partners in term of task, culture and strategies of Vietnam seafood processing and exporting enterprises with their partners and the main reasons which are the basis for proposing solutions to neutralize limitations. Keywords: Corporate Social responsibility with partners; International economic integration; Seafood processing and exporting enterprise. 1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Khái niệm cơ bản trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) mới chính thức xuất hiện trong các nghiên cứu cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Social responsibilities of the Businessmen" (1953), nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các DN làm tổn hại đến cho xã hội. Mặc dù TNXH đến nay đã trở nên phổ biến, nhưng hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy, có ba lý thuyết cơ bản về TNXHDN đó là: Lý thuyết cấp độ thực hiện của A. Carroll với các cấp độ TNXHDN được xác định bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, cam kết và tự nguyện; Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) mà người đặt nền móng cho lý thuyết này là R.Edward Freeman (1984), trong cuốn sách "Strategic Management: A Stakeholder Approach", trong đó các bên liên quan đó là các cá nhân/nhóm có thể tác động/bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức. Sau đó cách tiếp cận này, nhiều tác giả tiếp tục theo đuổi và công bố những công trình về các bên liên quan như: Carroll (1989), cho rằng các bên liên quan gồm hai nhóm bên liên quan chủ yếu (là những cá nhân/tổ chức liên quan trực tiếp đến DN trong hoạt động kinh tế và có một hợp đồng công khai như: cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung ứng) và bên liên quan thứ yếu (là những đối tượng có quan hệ tự nguyện/không tự nguyện với DN mang tính đạo đức như: hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, địa phương ); Lý thuyết phát triển bền vững (Triple bottom line theory - TBL) với việc xác định 3 yếu tố cốt lõi trong hoạt động của một tổ chức bao gồm: kinh tế, môi trường, xã hội của Elkington và cộng sự (1999). Nghiên cứu này, lựa chọn cách tiếp cận kết hợp giữa lý thuyết về cấp độ thực hiện TNXH của Caroll với lý thuyết các bên liên quan của R.Edward Freeman khi bàn về TNXHDN. Theo đó, "đối tác" là bên liên quan trực tiếp nhất với hai thành tố chính: khách 375
- hàng và nhà cung cấp của DN và các cấp độ thực hiện TNXHDN bao gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm cam kết, trách nhiệm tự nguyện. Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững – World Business Council for Sustainable Development (WBCSD) thuộc WB (2002): “TNXH là cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung”. Trong phạm vi nghiên cứu này xác định: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác là cam kết của doanh nghiệp các chủ thể có quan hệ khế ước nhưng không thuộc về nội bộ doanh nghiệp, đó chính là khách hàng (nhà nhập khẩu, nhà phân phối, người tiêu dùng ), nhà cung ứng (nguyên liệu, các yếu tố đầu vào, các dịch vụ kinh doanh ) đối với đạo đức kinh doanh theo cách có lơi cho cả doanh nghiệp và đối tác". Theo Từ điển Tiếng Việt, "thực hiện là bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật". Suy rông ra, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác là quá trình sử dụng các biện pháp cụ thể để hiện thực hóa các cam kết với các đối tác. Để làm sáng tỏ lý thuyết và cách tiếp cận trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu thực tế tại các DN CBXK TS Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) để bổ sung có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững – World Business Council for Sustainable Development (WBCSD) thuộc WB (2002) xác định: Khía cạnh kinh tế TNXHDN là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội; Khía cạnh pháp lý TNXHDN là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các DN không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm này. Hiến chương Hành vi DN của Liên đoàn DN Nhật Bản (2010), đã ghi rõ: Công ty có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách tạo ra giá trị gia tăng, việc làm thông qua cạnh tranh công bằng; nên làm cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội nói chung. Bất kể vị trí của mình thế nào, công ty cần tôn trọng nhân quyền, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, thực hiện các thông lệ quốc tế, có trách nhiệm xã hội với một ý thức mạnh mẽ về các giá trị đạo đức và đóng góp vào phát triển xã hội bền vững bằng cách hành động phù hợp với mười nguyên tắc có tích hợp ISO 26000 bao gồm 10 trách nhiệm cụ thể, trong đó có các trách nhiệm với đối tác đó là: Xây dựng và cung cấp hàng hóa và dịch vụ xã hội có lợi và an toàn cho người tiêu dùng; Tham gia vào các cuộc cạnh tranh công bằng, minh bạch và tự do 376
- Nghiên cứu của CIEM (2014), cũng đã khẳng định: Trên thực tế triển khai thực hiện, tùy theo từng doanh nghiệp, có thể tập trung nhiều hơn vào những nội dung này hay nội dung khác và có cụ thể hóa 7 nội dung nêu trên theo từng bên có lợi ích liên quan, trong đó có các trách nhiệm với đối tác như sau: Đối với khách hàng: TNXHDN được thể hiện bằng các hành động và hành vi ứng xử như: Tiến hành thương mại và cạnh tranh lành mạnh; tuân thủ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng; thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dịch vụ khách hàng; các thông tin hữu ích về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp; cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, an toàn; luôn có ý thức cải thiện khả năng tiếp cận với thông tin về hàng hóa và dịch vụ của khách hàng; phát triển và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường để cung cấp cho khách hàng Đối với các đối tác kinh doanh: Doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật về hợp đồng phụ; thực hiện các hành vi đấu thầu, mua sắm có đạo đức; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khác; cần công bố công khai và rõ ràng cho các đối tác biết triết lý kinh doanh cũng như các quy tắc ứng xử của mình; mô tả rõ ràng chính sách và thủ tục đấu thầu của mình; luôn có ý thức cải thiện truyền thông với các đối tác; giới thiệu rõ ràng, trung thực về độ an toàn và chất lượng sản phẩm của mình; tạo cơ hội hội bình đẳng cho mọi đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường khi mua sắm, đấu thầu; có ý thức hợp tác với doanh nghiệp khác trong các hoạt động thiện nguyện. Trong các nghiên cứu nêu trên quan niệm về nội dung TNXHDN với đối tác mặc dù được đề cập khái quát hay chi tiết khác nhau, song nội dung chủ yếu TNXHDN với đối tác nhìn chung được thể hiện qua các khía cạnh: (i) Chiến lược và các kế hoạch cụ thể dài hạn cũng như ngắn hạn về phát triển mối quan hệ với đối tác, thực hiện liên minh chiến lược dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau; (ii) Không ngừng cải thiện chất lượng hàng hóa, đảm bảo sự an toàn ở tất cả các khâu, công đoạn từ sản xuất, bảo quản đến đưa ra thị trường theo tiêu chuẩn về quản trị chất lượng theo ISO, chuẩn mực quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của nước nhập khẩu; (iii) Không phân biệt đối xử trong quan hệ với đối tác; (iv) Quảng cáo phải trung thực, rõ ràng; (v) Thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết theo hợp đồng đã ký kết; (vi) Thúc đẩy thực hiện các bộ tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử cả ở trong DN cũng như các đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm; (vii) Cùng với các đối tác tham gia tích cực vào các hiệp hội, các hoạt động xã hội Các nội dung trách nhiệm xã hội với đối tác này phản ánh tất cả trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm cam kết và tự nguyện. 1.3. Sự cần thiết của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với đối tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong bối cảnh HNKTQT, thực hiện TNXH với đối tác là tất yếu bởi các lí do sau: 377
- (i) Là giấy thông hành đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường: Thông qua việc đạt được giấy chứng nhận đạt chuẩn các bộ quy tắc và các bộ tiêu chuẩn TNXH với đối tác như SA 8000, ISO 14001, Global Gap, ISO 26000 và các quy định có liên quan. Đây không chỉ là yêu cầu để tồn tại, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tự thân của DN. (ii) Góp phần thực hiện chiến lược kinh doanh của DN: TNXH với đối tác có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. Thực hiện TNXH với đối tác sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Tận dụng chi phí, cơ hội và lợi thế cạnh tranh nhằm khai thác tối ưu nguồn lực của đôi bên. Không ngừng học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm và năng lực để cùng nhau tiến bộ. (iii) Nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của DN mang lại giá trị bền vững, hợp tác song phương, đa phương cùng phát triển: Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ DN nào vì sự phát triển bền vững của chính DN. Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc – yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu. Đối với khách hàng, TNXH thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và DN lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Đối tác đóng góp một phần không hề nhỏ cho sự phát triển của DN, đồng hành cùng trên từng giai đoạn hình thành và phát triển, là động lực phát triển bền vững, thôi thúc DN không ngừng nâng tầm trên thị trường. Ví dụ, Tổng giám đốc Caseamex – ông Võ Đông Đức cho biết: công ty đã xuất khẩu khoảng 3.500 tấn cá thành phẩm được Bureau Veritas Việt Nam cấp chứng nhận “Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm” cho Davigel Sas. Lúc giá cá bình thường trên thị trường la ̀ 2,45 - 2,50 USD/kg thì Caseamex đã bań cho Davigel Sas với gia ́ 3,95 USD/kg, gấp 1,35 - 1,4 lần. Đây chính là cách để công ty khăng̉ định chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệu. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các doanh nghiệp đạt kết quả tài chính tốt thường có xu hướng tích cực thể hiện TNXHDN đó. Nghiên cứu mới đây của Ethical Corporation (Anh) cho thấy 90% doanh nghiệp ở Châu Á nhận thức được tầm quan trọng của TNXH đối với hoạt động kinh doanh của DN trong khi con số này tại Châu Âu là 85% và Bắc Mỹ là 88%. 2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu đặt ra tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau: 2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (i) Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu, tổng quan các thông tin phản ánh tình hình thực hiện TNXHDN với đối tác của các DN CBXKTS Việt Nam từ các nguồn tài liệu của các tổ chức, cơ quan như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Tổng cục Thủy sản; Tổng cục Hải Quan; Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và các nghiên cứu các nghiên cứu 378
- trong các Tạp chí Thủy sản, Bản tin VASEP, Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản; Bản tin Thủy sản và nhiều ấn phẩm khác các số từ năm 2010 đến 2016. (ii) Phương pháp điều tra xã hội học Đối tượng điều tra: Các nhà quản trị các doanh DN CBXKTS; các đối tác của DN CBXKTS (mỗi công ty lựa chọn 3 đối tác: nuôi trồng, cung cấp thức ăn). Điều tra được thực hiện năm 2015 với đối tượng là những nhà quản trị, đối tác của 33 DN CBXKTS tại một số địa phương tập trung nhiều nhất các DN CBXKTS ở nước ta (gồm: các DN ở tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp). Nội dung điều tra: Cung cấp thông tin đánh giá cá nhân thứ tự ưu tiên và mức độ thực hiện TNXHDN với đối tác. Mỗi nội dung điều tra được thiết kế dưới dạng câu hỏi lựa chọn với thang đo 5 bậc phản ánh mức độ ưu tiên đối với các nội dung TNXHDN (1 là mức độ thấp nhất đến 5 là cao nhất) và mức độ thực hiện TNXHDN với đối tác, sắp xếp theo thứ tự mức độ thực hiện tăng dần (1 là mức độ thực hiện không tốt đến 5 là rất tốt). Quy mô điều tra: Phù hợp với quy mô, quỹ thời gian và nguồn kinh phí việc lấy mẫu thuận tiện đã được áp dụng. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 270, thu về 243 phiếu trong đó 212 phiếu hợp lệ (88 nhà quản trị và 124 đối tác của các DN). Mặc dù mẫu điều tra so với đối tượng khảo sát là rất khiêm tốn, nhưng qua xử lý dữ liệu, chúng tôi nhận thấy những kết quả có được rất tương đồng với ý kiến của các chuyên gia. (iii) Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn: đại diện VASEP, một số nhà quản trị các DN CBXKTS. Nội dung phỏng vấn: Được thực hiện làm hai giai đoạn Giai đoạn 1 - Phỏng vấn thiết kế Phiếu điều tra: Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ tình hình hoạt động SXKD, nhóm tác giả thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với một số chuyên gia trong lĩnh vực CBXKTS là các nhà quản trị cấp trung hoặc cấp cao có mức độ am hiểu sâu về TNXH và thực hiện TNXH (gồm Phó tổng giám đốc; Giám đốc; Giám đốc nhân sự của các công ty SaiGon Food; Công TNHH Minh Phú Hậu Giang; Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú; Công ty CP Gò Đàng; Công ty CP Thủy sản Sông Tiền). Để tiếp cận được các chuyên gia này, tác giả nghiên cứu đã nhận được sự trợ giúp tích cực từ Ban Chủ tịch của Hiệp hội CB, XK Thủy sản Việt Nam (VASEP). Mục đích của phương pháp này nhằm khám phá, điều chỉnh và sàng lọc loại các biến quan sát đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng và thiết lập bảng câu hỏi. Cách thức thức triển khai như sau: Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận tập trung vào tình hình thực hiện TNXHDN đối với đối tác của các DN CBXKTS; Lên lịch phỏng vấn; Gặp gỡ phỏng vấn sâu và thảo luận trực tiếp nhằm đánh giá và kiểm tra mức độ phù hợp về mặt thuật ngữ, cú pháp được sử dụng trong câu hỏi để đảm bảo tính rõ ràng, nhất quán cho đáp viên; Tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi trong phiếu điều tra. Giai đoạn 2 - Phỏng vấn bổ sung thông tin: Nội dung phỏng vấn về thực trạng thực hiện TNXHDN với đối tác của các DN CBXKTS Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Sau khi tiến hành khảo sát với tổng số phiếu điều tra thu về được, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân loại và xác định có tổng cộng 212 phiếu hợp lệ. Số phiếu này được tổng 379
- hợp và xử lý dữ liệu thông qua công cụ phân tích SPSS 18 để xác định điểm bình quân về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện nội dung TNXHDN với đối tác của các đối tượng bao gồm: - Giá trị điểm bình quân ý kiến của nhà quản trị DN CBXKTS (n = 88); - Giá trị điểm bình quân ý kiến của của đối tác DN CBXKTS (n = 124); - Giá trị điểm bình quân ý kiến chung của cả hai đối tượng (n = 212). Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm thấy sự khác biệt về đánh giá giữa đối tượng nhà quản trị và đối tác DN CBXKTS Việt Nam; Các phương pháp phân tích, tổng hợp các ý kiến đó cùng với những dữ liệu thứ cấp giúp nhóm nghiên cứu có đánh giá toàn diện, đa chiều về thực trạng thực hiện TNXHDN với đối của các DN CBXKTS Việt Nam. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát về tiến trình hội nhập quốc tế và DN CBXKTS của Việt Nam Tiến trình hôị nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra từ năm 1995 (mở đầu cho tiến trình bằng việc Việt Nam gia nhập Asean 7/1995), dấu mốc Việt Nam hội nhập với toàn thế giới là khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO (ngày 11/01/2007). Kể từ đó đến nay, HNKTQT là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Theo Bộ Công Thương, tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6 FTA thế hệ mới. Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan và VASEP qua các năm Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 Trong tiến trình đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản (TS) đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu cá tra; đứng thứ ba về sản lượng tôm. Sản phẩm TS của Việt Nam đến nay đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ với thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. XKTS trong giai đoạn 1995-2016 phát triển theo chiều rộng, nhưng không đều: Theo VASEP, năm 2014 380
- tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) TS đạt 7.836 triệu USD, tăng 16,74% so với năm 2013; Năm 2015, KNXK TS đạt khoảng 6.720 triệu USD, giảm 14,3% so với năm 2014 và giảm 10,4% so với mục tiêu; Tổng sản lượng TS năm 2016, ước đạt hơn 6,7 triệu tấn, KNXK đã lấy lại đà tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp. (xem Hinh̀ 1). Từ tiến trình hội nhập, các FTAs được ký kết, lộ trình miễn trừ thuế quan đối với hầu hết các hoạt động thương mại mang lại lợi thế so sánh cho Việt Nam nói chung và các DN CBXKTS nói riêng. Tuy nhiên, các DN CBXKTS cũng gặp phải những khó khăn khi hội nhập. Đặc biệt việc cắt giảm thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu TS tạo áp lực cạnh tranh cho ngư dân và các sản phẩm TS của DN ngay trên sân nhà. Một thách thức lớn khác trên thương trường quốc tế là các nước yêu cầu khắt khe hơn về ATVSTP, các hàng rào kỹ thuật Đây cũng chính là những biểu hiện TNXHDN với đối tác. 3.2. Thực trạng thực hiện nội dung trách nhiệm xã hội với đối tác của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 3.2.1. Thực hiện trách nhiệm kinh tế và pháp luật với đối tác Kết quả điều tra về thực hiện trách nhiệm kinh tế và pháp luật với đối tác tại các DN CBXKTS có kết quả khác biệt (mặc dù không lớn) giữa nhà quản trị DN và đối tác của DN trong đánh giá mức độ ưu tiên và mức độ thực hiện (xem Bảng 1). Điều này, thể hiện sự khác biệt về nhận thức, mong muốn, kỳ vọng về các trách nhiệm nghĩa vụ đối với DN của hai nhóm đối tượng khảo sát. Do đó, để thuận lợi cho việc đánh giá, nghiên cứu sử dụng giá trị trung bình của kết quả điều tra hai đối tượng. Mức ưu tiên bình quân đối với các nội dung của 2 nhóm đối tượng được điều tra đạt mức 4,18/5,0 điểm đạt mức tốt (trong đó, ít ưu tiên nhất là nội dung "Thực hiện đúng các hoạt động khuyến mại đăng kí" và mức độ ưu tiên cao nhất dành cho nội dung "Thực hiện cam kết thu mua nguyên liệu") điều đó có nghĩa là họ đều rất quan tâm việc thực hiện các trách nhiệm kinh tế, pháp luật với đối tác. Còn mức độ thực hiện các trách nhiệm này được đánh giá ở mức 3,66/5,0 điểm đạt mức khá (trong đó, chỉ nội dung "Thực hiện các tiêu chuẩn VSATTP" là có điểm số ở mức tốt, còn tất cả các nội dung còn lại ở mức khá với độ lệch chuẩn tương đối lớn) có nghĩa là việc thực hiện TNXH với đối tác của DN CBXKTS còn thiếu ổn định. Theo dõi hoạt động của các DN CBXKTS nước ta cho thấy kết quả khảo sát điều tra có cơ sở thực tiễn: Không ít DN có hiệu quả SXKD thấp, thậm chí thua lỗ, phá sản; hệ thống các DN CBXK phát triển nhanh chóng, không theo quy hoạch, nguồn cung cấp nguyên liệu không đủ gây tình trạng tranh mua nguyên liệu và giảm giá bán sản phẩm, dẫn đến bất ổn trong cộng đồng DN dẫn đến việc gia tăng lợi ích cổ đông không được thực hiện. Đồng thời còn tồn tại khoảng cách giữa trình độ CBTS và hệ thống sản xuất, cung ứng nguyên liệu. Chi phí sản xuất nguyên liệu TS còn cao do thất thoát sau thu hoạch lớn, giảm khả năng cạnh tranh mặt hàng TS Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc gắn DN CB với SX nguyên liệu tuy được triển khai nhưng chưa có kết quả. Tuy vậy, vẫn có một số DN thực hiện rất tốt TNXH từ việc thực hiện các chứng chỉ ATVSTP và thực hành sản xuất tốt, đạt các chứng nhận quản lý chất lượng như: ASC, ISO, Global GAP 381
- Bảng 1: Ý kiến đánh giá thực hiện TN kinh tế và pháp luật với đối tác tại các DN CBXK TS Thứ tự ưu tiên Mức độ thực hiện TT Thực hiện trách nhiệm kinh tế Đối Đối NQT BQ NQT BQ tác tác Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa DN với đối tác 3,5 1 4,19 4,39 4,29 3,89 3,14 2 Gia tăng lợi ích cổ đông 3,5 2 3,99 3,88 3,94 3,75 3,29 2 Thực hiện cam kết thu mua nguyên liệu 3,3 3 4,16 4,75 4,46 3,74 2,98 6 Thực hiện đúng hợp đồng, cam kết thương 3,9 4 4,36 4,32 4,34 3,98 3,82 mại 0 Quảng cáo trung thực 3,6 5 3,88 4,23 4,06 3,72 3,86 8 Cung cấp sản phẩm đúng tiêu chuẩn 3,8 6 4,17 4,23 4,20 3,99 3,79 9 Thực hiện các tiêu chuẩn VSATTP 4,1 7 4,32 4,36 4,34 4,18 4,19 9 Thực hiện đúng các hiệp định thương mại 3,7 8 4,13 3,93 4,03 3,85 3,64 5 Thực hiện đúng các hoạt động khuyến mại 3,5 9 3,76 3,85 3,81 3,65 3,48 đăng kí 7 Trung bình 3,6 4,11 4,25 4,18 3,85 3,47 6 Nguồn: Kết quả điều tra của các tác giả và cộng sự Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch thường trực VASEP cho biết: vấn đề thực hiện đúng hợp đồng và các cam kết thương mại, cung cấp sản phẩm đúng tiêu chuẩn, thực hiện các tiêu chuẩn VSATTP, thực hiện đúng các hiệp định thương mại luôn được các DN CBXKTS chú trọng tới bởi vì với đối tác nếu DN không thực hiện đúng cam kết, không đạt tiêu chuẩn thì không XK được, hàng bị trả về. Song vẫn còn có hiện tượng vi phạm vẫn diễn ra ở các DN CBXKTS. Theo VASEP, khi các vấn đề về dư lượng Ethoxyquin vừa tạm lắng xuống thì con tôm lại gặp phải rào cản về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline từ thị trường Nhật Bản và EU. Các DN CBXKTS phải có giải pháp kiểm soát dư lượng kháng sinh trong TSXK để thực hiện tốt TNXH của mình, đặc biệt là TNXH đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm TS Việt Nam. 3.2.2. Thực hiện trách nhiệm cam kết và tự nguyện đối với các đối tác Kết quả điều tra về thực hiện trách nhiệm cam kết và tự nguyện đối với các đối tác tại các DN CB, XK TS được thể hiện ở bảng 2.2. Kết quả điều tra cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm cam kết và tự nguyện đối với các đối tác của các DN CBXKTS được đánh giá ở mức độ khá (3,68/5,0 điểm), mặc dù nhận thức về mức độ quan trọng ở mức tốt (4,18/5,0 điểm). Các DN này đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin sản phẩm trên nhãn; 382
- cung cấp sản phẩm đúng thời hạn; sản xuất sản phẩm có chất lượng, an toàn. Tuy nhiên còn nhiều DN chưa chủ động đầu tư vốn cho người dân nuôi trồng TS; phối hợp đối tác tham gia các hoạt động cộng đồng; đôi khi quy trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp chưa rõ ràng; việc hỗ trợ người dân nuôi trồng cũng còn nhiều hạn chế. Bà Tô Thị Tường Lan cho biết, liên kết giữa các DN CBXKTS và đối tác là câu chuyện quan hệ qua lại giữa các bên muốn bền vững thì cần phải dựa vào nhau, cần phải đảm bảo lợi ích hài hòa, nhưng hiện nay ở ta "mạnh ai người ấy làm", nhà nhập khẩu thì ép giá DN, DN lại ép giá người nuôi trồng TS, người nuôi trồng TS không ép được ai mà còn chịu sức ép của nguồn giống, nguồn cung cấp thức ăn, thuốc bảo vệ thế là lỗ và treo ao. Nông dân treo ao, giá nguyên liệu tăng cao, nguồn nguyên liệu thiếu hụt, DN CBXKTS hoạt động dưới công suất, giá thành cao gặp khó khăn trong XK. Đây là cái vòng luẩn quẩn của sự thiếu cộng tác trong chuỗi cung ứng TS ở nước ta. Bảng 2.2: Ý kiến đánh giá thực hiện TN cam kết và tự nguyện với đối tác tại các DN CBXKTS Thứ tự ưu tiên Mức độ thực hiện Thực hiện trách nhiệm cam kết TT Đối Đối và tự nguyện NQT BQ NQT BQ tác tác 1 Đầu tư vốn cho người dân nuôi trồng 3,24 3,67 3,46 3,04 2,86 2,95 2 Hỗ trợ người dân kỹ thuật nuôi trồng 4,18 4,35 4,27 3,78 3,46 3,62 3 Sản xuất sản phẩm có chất lượng, an toàn 4,10 4,38 4,24 3,82 3,83 3,83 4 Cung cấp sản phẩm đúng thời hạn 4,34 4,63 4,49 3,91 3,99 3,95 Cung cấp sản phẩm đúng mẫu mã, chủng 5 4,33 4,66 4,50 3,89 3,85 3,87 loại 6 Cam kết thanh toán đúng hạn cho đối tác 4,08 4,35 4,22 3,78 3,46 3,62 Cung cấp đủ, chính xác thông tin SP trên 7 4,56 4,72 4,64 4,27 4,21 4,24 nhãn 8 Có quy trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp 3,82 4,02 3,92 3,59 3,84 3,72 Phối hợp đối tác tham gia hoạt động cộng 9 3,72 4,08 3,90 3,26 3,39 3,33 đồng Trung bình 4,04 4,32 4,18 3,70 3,65 3,68 Nguồn: Kết quả điều tra của các tác giả và cộng sự Xu hướng trong tương lai là mở rộng chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đầu tư từ nhà máy nuôi, con giống, thức ăn cho đến chế biến. Hiện tại cả nước có khoảng hai mươi DN CBXKTS đang có định hướng này hoặc tự đầu hoặc liên kết trong hiệp hội. Nhưng xu hướng này cũng đưa DN CBXKTS phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn. 4. Đánh giá và đề xuất 4.1. Đánh giá Kết quả đạt được và nguyên nhân Kết quả thực hiện TNXH với đối tác của chính các DN CBXKTS Việt Nam là: - Thực hiện TNXH với đối tác được nhiều DN quan tâm và xác định là sự sống còn; 383
- - DN đã hoàn thành xuất sắc vai trò cầu nối từ sản xuất đến thị trường, là đầu tàu dẫn dắt chuỗi cung ứng TS tiếp cận và hội nhập thành công thị trường thế giới; - DN CBXKTS đã quan tâm và thực hiện TNXH với đối tác ở phương diện trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp luật. Nguyên nhân của những thành công: Quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam diễn ra một cách chủ động và thu được nhiều kết quả ấn tượng với việc đàm phán thành công nhiều hiệp định song phương, đa phương mở ra cơ hội cho các DN CBXKTS; Chuỗi cung ứng TS Việt Nam bước đầu được hình thành và ở chuỗi cung ứng đó các DN CBXKTS đã có cơ hội thể hiện vai trò, vị thế của mình; Tiêu chuẩn CBXKTS Viet Gap được xây dựng và ngày càng có uy tín bên cạnh hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế khác; Các Hiệp hội là tổ chức tập hợp, thống nhất các thành viên là các DN trong lĩnh vực, của những người lao động đã được thành lập, hoạt động và thể hiện được vai trò nhất định trong việc đề xuất cơ chế, chính sách với nhà nước, hỗ trợ các hội viên ; Tổ chức thực hành TNXH đã được những DN lớn thực hiện tốt. Tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những thành công, có thể thấy thực hiện TNXH với đối tác của các DN CBXKTS còn thiếu ổn định: - Còn tỷ lệ không nhỏ có hiệu quả SXKD thấp, thậm chí thua lỗ, phá sản; - Hệ thống các DN CBXKTS phát triển nhanh chóng, không theo quy hoạch, nguồn cung cấp nguyên liệu không đủ; - Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm yêu cầu về chất lượng, ATVSTP, cam kết thương mại vẫn diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân của những tồn tại: Tiến trình hội nhập nhanh, khiến các DN chưa kịp thích nghi với những cơ hội và điều kiện mới do thiếu thông tin; Chuỗi cung ứng ngành thủy sản còn có giá trị chưa cao và liên kết giữa các thành viên trong chuỗi còn rất lỏng lẻo; Có quá nhiều tiêu chuẩn thực hành TNXH mà DN CBXKTS phải tuân thủ khiến cho các DN CBXKTS lúng túng, tốn kém chi phí; Hiệp hội ngành nghề chưa phát huy vai trò trong tuyên truyền, tổ chức, hỗ trợ DN CBXKTS thực hiện TNXH; Tổ chức thực hành TNXH ở phần lớn DN chưa bài bản. 4.2. Đề xuất Mục tiêu ngành TS đến năm 2020 xác định "Chuyển dịch nhanh cơ cấu sản phẩm CB theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm để đến năm 2020, giá trị gia tăng ngành hàng thủy sản tăng 20% so với hiện nay, tổn thất sau thu hoạch giảm 50% so với hiện nay". Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu mỗi DN phát triển bền vững trên nền tảng thực hiện tốt TNXH với đối tác. Trên cơ sở thực trạng và mục tiêu đã nêu, các quan điểm và giải pháp mà DN CBXK TS cần quan tâm trên con đường phát triển đó là: 4.2.1. Nguyên tắc và quan điểm tăng cường thực hiện TNXH với đối tác tại các DN CBXK TS Việt Nam Về nguyên tắc tăng cường thực hiện TNXH với đối tác 384
- Để việc thực hiện TNXH với đối tác được đảm bảo và có hiệu quả các DN CBXK TS cần tuân thủ các nguyên tắc thống nhất, toàn diện, hợp tác, linh hoạt và hiệu quả. Cụ thể: "Thống nhất" có nghĩa là là sự phù hợp, không mâu thuẫn nhau, hợp thành một khối. Thống nhất trong thực hiện TNXH với đối tác thể hiện sự thống nhất từ nhận thức đến hành động; thống nhất trong toàn hệ thống DN; thống nhất trong các giai đoạn phát triển của DN. "Toàn diện" là đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào. Khi thực hiện TNXH, DN CBXK TS cần dành sự quan đến trách nhiệm ở mọi cấp độ; thực hiện TNXH đối với tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, toàn diện không có nghĩa là dàn trải, là bình quân mà cần xác định thứ tự ưu tiên cho các loại TNXH với đối tác trong từng thời kỳ, giai đoạn hoạt động của DN. "Hợp tác" trong thực hiện TNXH cho phép làm gia tăng lợi ích nhiều hơn cho tất cả các bên liên quan với những biểu hiện: dưới các hình thức: chia sẻ thông tin; tham khảo ý kiến; tạo điều kiện cho nhau làm việc và thực hiện mục tiêu; cùng giải quyết khó khăn Hợp tác trong điều kiện tuân thủ pháp luật, các cam kết. "Linh hoạt" được hiểu là khả năng ứng phó trước những thay đổi của các yếu tố điều kiện thực hiện TNXH đối tác của DNCBXK TS. Khả năng thích ứng được biểu hiện qua các hoạt động điều chỉnh phù hợp và có thể là tiến hành các hoạt động thay thế, dự phòng "Hiệu quả" là thước đo tương đối giữa lợi ích do việc thực hiện TNXH với đối tác mang lại với chi phí đã bỏ ra để thực hiện các trách nhiệm đó của DN CBXK TS. Về quan điểm tăng cường thực hiện TNXH với đối tác: Tăng cường thực hiện TNXH với đối tác là một nhiệm vụ của DN CBXK TS. Ủy ban Phát triển bền vững - CED (1971), đã cho rằng "DN vận hành theo một khế ước với xã hội và mục đích cơ bản của nó là phục vụ nhu cầu của xã hội - thỏa mãn xã hội". Tăng cường thực hiện TNXH với đối tác là một mục tiêu chiến lược của DN CBXK TS. Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững quốc tế tại Winnipeg, Canada đã cho rằng "Đối với DN kinh doanh, phát triển bền vững có nghĩa là việc áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của chủ DN và những người liên quan đến DN, trong khi vẫn bảo tồn, duy trì tính bền vững và làm tăng giá trị của các nguồn lực tự nhiên và con người cần thiết cho tương lai". Tăng cường thực hiện TNXH với đối tác là một hoạt động khẳng định và phát triển văn hóa doanh nghiệp 4.2.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện TNXH với đối tác tại các DN CBXK TS Việt Nam Thực hiện TNXH đối với các đối tác, các DN CBXKTS cần phải đảm bảo sự ổn định trong việc hợp tác với cổ đông và nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Thực hiện TNXH với các đối tác được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc quan trọng nhất đó là: Đảm bảo hài hòa lợi ích; Đảm bảo minh bạch, trung thực; Đảm bảo sự chia sẻ, hỗ trợ. DN CBXKTS mang tinh thần đó tới tất cả các đối tác, cụ thể: 385
- (i) Đẩy mạnh thực hiện nội dung TNXHDN với khách hàng tại các DN CBXKTS Việt Nam Các DN CBXKTS phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quyền và lợi ích của khách bằng các hành động và hành vi ứng xử như: - Tiến hành thương mại và cạnh tranh lành mạnh; Tuân thủ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở nước nhập khẩu; - Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, quảng cáo và tiếp thị ở nước nhập khẩu sản phẩm của DN; - Thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dịch vụ khách hàng; các thông tin hữu ích về hàng hóa thủy sản của DN; - Cung cấp sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, đảm bảo VSATTP (thể hiện ở việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng; có dịch vụ hậu bán hàng tốt; quan tâm đến yêu cầu của khách hàng trong phát triển và cải thiện sản phẩm thủy sản; quan tâm đến nhu cầu sử dụng của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật trong chế biến thủy sản); - Ý thức cải thiện khả năng tiếp cận với thông tin về hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng và khách hàng; Phát triển và cung cấp các sản phẩm thủy sản thân thiện với môi trường để cung cấp cho khách hàng v.v (i) Đẩy mạnh thực hiện nội dung TNXHDN với nhà cung ứng tại các DN CBXKTS Việt Nam - Các DN CBXKTS phải đảm bảo thúc đẩy việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ đối tác tin cậy cả trong và ngoài nước với các nhà cung ứng. Đặc biệt cần ưu tiên ký các hợp đồng với đối tác ở địa phương, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào chuỗi cung ứng. Việc hợp tác với các nhà cung ứng của các DN CBXKTS nên được đổi mới theo hướng thay vì thu mua nguyên liệu thông qua các thương lái thì các DN CBXKTS nên hình thành các cơ sở/đại lý thu mua tại các địa phương/cảng cá. Mặc dù các DN có thể phải đầu tư chi phí lớn nhưng trong bối cảnh tồn tại nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và các cảng cá trải đều khắp thì việc tập trung các cơ sở thu mua của chính doanh nghiệp sẽ đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cho doanh nghiệp, tránh được tình trạng mua nguyên liệu không đảm bảo từ các thương nhân, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc. - Các DN CBXKTS cũng cần quan tâm đến việc đầu tư và hỗ trợ các đơn vị cung ứng nguồn nguyên liệu cho mình để đảm bảo có nguồn nguyên liệu bền vững. - Các DN CBXKTS kiên quyết xử lý và không hợp tác đối với những đơn vị cung ứng không thực hiện TNXH, đặc biệt là TNXH với môi trường như đánh bắt thủy hải sản bừa bãi, sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồng và bảo quản thủy sản đánh bắt Ngoài ra, để các giải pháp nêu được thực thi tốt cần quan tâm cải thiện các điều kiện thực hiện TNXH với đối tác của DN CBXKTS Việt Nam. Các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp bao gồm: (i) Tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến lược chủ động và tích cực HNKTQT là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để nắm bắt thời cơ từ hội nhập này nhà nước và DN phải cùng bắt tay, nhưng nhà nước là nhân tố chủ chốt, quan 386
- trọng. Các biện pháp nhà nước cần thực hiện là: Tổ chức tốt các giai đoạn trong quá trình đàm phán, ký kết và thực thi các FTA trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước; Tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CBXK TS thông qua những việc sau: Đẩy mạnh cải thiện về thủ tục hành chính một cửa; Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cảng nước sâu; Xây dựng và phát triển các trung tâm phát triển thủy sản và trung tâm nghề cá lớn của khu vực. (ii) Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng uy tín trong nuôi trồng, chế biến thủy sản với các hoạt động cụ thể như: Tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích các DN CBXK TS áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế có uy tín đáp ứng yêu cầu của thị trường XK; Đẩy mạnh ứng dụng tiêu chuẩn VietGap bên cạnh các bộ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong nuôi trồng, CBTS; Tích cực đối thoại tiến tới hợp nhất các bộ tiêu chuẩn thủy sản, công nhận lẫn nhau giữa tiêu chuẩn BAP và VietGAP. Để thực hiện được sự hợp nhất này thì Tổng cục Thủy sản phải là đầu mối để làm việc với đại diện Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA) tại Việt Nam - đơn vị xây dựng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (BAP). (iii) Phát triển chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam tạo điều kiện cho các DN thực hiện TNXH với đối tác thì cần phải: Nâng cao năng lực các thành viên trong chuỗi cung ứng; Tăng cường cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng TS bằng cách tập trung giải quyết các vấn đề sau: Phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội trong quy hoạch mạng lưới và hỗ trợ các thành viên trong chuỗi; Tăng cường liên kết dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chính giữa nhà cung ứng nguyên liệu và DN CBXK; Phát huy vai trò "đầu tàu" của các DN CBXKTS trong chuỗi lớn, như: Công ty Cổ phần Minh Phú, Vĩnh Hoàn cần phải tính đến biện pháp sáp nhập và mua lại các đối tác là các DN nhập khẩu để có thương hiệu và hệ thống phân phối ở nước ngoài. Hoặc các DN CBXKTS có thể tạo lập công ty đăng ký kinh doanh tại nước ngoài để thực hiện phân phối ngay ở thị trường NK. (iv) Phát huy vai trò của các hiệp hội DN CBXKTS Việt Nam. Để duy trì và tăng cường vai trò của mình, VASEP cần: Hoàn thiện khâu tổ chức và thực hiện một cách hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đã đề ra. VASEP hoạt động hiệu quả cũng có nghĩa hỗ trợ cho sự phát triển của DN CBXKTS, cùng các DN này thực hiện tốt TNXH với các bên với các hoạt động: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức Hiệp hội (hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động; Thu hút, khuyến khích sự tham gia của các thành viên mới); Nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, đặc biệt vai trò là một trong những đầu mối quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam; Thực hiện có chất lượng hoạt động là đầu mối lấy ý kiến phản biện xã hội về các chính sách, pháp luật của nhà nước đối với lĩnh vực CBXKTS. 387
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arli D.I., Lasmono H.K. (2010), "Consumers' Perception of Corporate Social Responsibility in a Developing Country", International Journal of Consumer Studies, 34. 2. Carroll Archie (1999), “Corporate Social Responisbility - Evolution of a definitional construct”, Business Society. 3. Center for Development and Intergration, "Social Enterprise Models, Practices and Trend", No 2, Labour Publishing House, Ha Noi, 2013. 4. CIEM (2014), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Kinh nghiệm của Nhật Bản". 5. Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée, dịch giả: Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2012), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", NXB Tri thức. 6. Tổng cục Thủy sản và Hội Nghề cá Việt Nam (2015), Kỷ yếu hội thảo “Đối thoại chính sách thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong ngành thuỷ sản Việt Nam”, Hà Nội. 388