Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp – khung lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 3010
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp – khung lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_va_hieu_qua_tai_chinh_cua_doanh_nghiep_kh.pdf

Nội dung text: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp – khung lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP – KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY AND FINANCIAL PERFORMANCE – THEORETICAL FRAMEWORK FOR VIETNAM NCS. Lê Đoàn Minh Đức ThS. Huỳnh Thị Xuân Thùy ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước thực hiện trách nhiệm xã hội để một mặt nâng cao nghĩa vụ với môi trường, người lao động, việc làm, năng lượng, an toàn sản phẩm, mặt khác nâng cao hình ảnh, danh tiếng và lợi nhuận để từ đó hướng đến mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững. Vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Đặc biệt là chưa có khung nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài viết này tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố và mô hình liên quan trách nhiệm xã hội đã công bố ở nước ngoài. Sau đó bài viết vận dụng các yếu tố và mô hình đó để xây dựng khung nghiên cứu phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, gồm có các lý thuyết nền, các yếu tố tác động đến mối quan hệ trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp, và đề xuất mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội (CSR), hiệu quả tài chính (FP), tài chính doanh nghiệp. Abstract The international development trend of social responsibility, Vietnamese enterprises are gradually improve the environmental obligations, employees, employment, energy, industrial safety, on the other hand enhance the image, reputation and profits from which aims to develop sustainable business operations. The corporate social responsibility issue is still a new field which have not much researched yet in Vietnam. In particular, there is no framework for the relationship between corporate social responsibility and financial performance in Vietnam. This article summarizes the studies on the factors and models of social responsibility that have been disclosed abroad. Then, this article constructed a framework that is suitable for socio-economic conditions in Vietnam, include: background theories, factors inpacting the relationship between Corporate Social Responsibility and business financial performance. At last, this article proposed a theoretical model of the relationship between corporate social responsibility and corporate financial performance for further studies. Keywords: Corporate social responsibility, business financial performance, business finance 408
  2. 1. Giới thiệu Trách nhiệm xã hội (CSR) là “sự cam kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng và xã hội” (theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững). CSR hiện nay đã trở nên phổ biến ở nước ngoài và đang du nhập vào Việt Nam. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp được nhận định là chưa thực hiện nhiều về trách nhiệm xã hội. Hiện nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Bài viết này đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra khung lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để từ đó đóng góp cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn. Bài viết dưới đây được tổ chức theo kết cấu sau: i) Đầu tiên là phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu; ii) Sau đó tiếp tục nghiên cứu các cơ sở lý thuyết và biện luận đến vấn đề nghiên cứu; iii) Tiếp theo, bài viết tổng kết các nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự phù hợp với bối cảnh Việt Nam; iv) Sau cùng là đưa ra kết luận và hàm ý chính sách. 2. Phương pháp nghiên cứu Bảng 1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận - Phương pháp diễn giải Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính - Phân tích nội dung Phương pháp thu thập dữ - Dữ liệu: phỏng vấn, quan sát liệu - Dữ liệu thứ cấp: sách, tạp chí khoa học, bài báo, báo cáo hàng năm (Bao gồm Báo cáo phát triển bền vững) Bảng 1 thể hiện tổng quan về nội dung các phương pháp nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận diễn giải (Interpretive research methodology) để phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (Archival research methodology) để tổng kết các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước. Đồng thời, bài viết có dùng phương pháp phỏng vấn để xác định các vấn đề trách nhiệm xã hội đã phát triển ở nước ngoài, nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì có thay đổi với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam. Các dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này dựa trên các nguồn chính và thứ cấp. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Đối tượng được phỏng vấn là các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp cụ thể gồm giám đốc, quản lý nhân sự và cán bộ công đoàn hoặc cán bộ trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp cá nhận với sự hỗ trợ của bảng câu hỏi soạn sẵn kết hợp với phỏng vấn qua thư, cụ thể là một email chứa nhiều phiếu phỏng vấn trực tiếp gửi đến danh sách email của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra nghiên cứu cũng tận dụng việc giới thiệu từ các đáp viên đã được phỏng vấn và nhờ các đáp viên đó giới thiệu thêm những người khác để tiếp tục phỏng vấn. Bên cạnh phương pháp phỏng vấn, các tác giả thực hiện quan sát nghiên cứu thông 409
  3. qua báo cáo của các công ty. Sau đó, các bài viết, sách và báo cáo tập trung vào chủ đề CSR được coi là nguồn thứ cấp. Hầu hết các thông tin được phát hành trong năm 2012 – 2015 có khả năng cung cấp dữ liệu cập nhật nhất trong lĩnh vực cụ thể này (Báo cáo phát triển bền vững, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp tại Việt Nam). 3. Cơ sở lý thuyết liên quan trách nhiệm xã hội 3.1.Trách nhiệm xã hội (CSR: Corporate Social Responsibility) 3.1.1. Khái niệm CSR Khái niệm CSR trên thế giới Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Bảng 2 trình bày tổng quan các khái niệm về CSR Bảng 2. Tổng quan các khái niệm về CSR trên Thế giới Tác giả Nhận định về CSR Keith Davis “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với (1973) các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ” Carroll “CSR là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và (1999) những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.” Theo Matten và Moon “CSR là một khái niệm gộp bao gồm nhiều khái niệm khác (2004) như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” Sweeney Cho rằng một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội nếu nó (2009) xem xét đến quyền lợi và nhu cầu của các bên liên quan, thường được phân thành nhân viên, khách hàng, môi trường và công đồng địa phương Ủy ban châu Âu “CSR là việc các doanh nghiệp đưa mối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ với các cổ đông của mình, trên cơ sở tự nguyện”. Hội đồng Kinh doanh “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết liên tục Thế giới vì Sự Phát triển của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng Bền vững (Word góp vào tăng trưởng kinh tế, trong khi cải thiện chất Business Council for lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, cũng Sustainable như của cộng đồng và xã hội” Development) 410
  4. Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan. Có thể cho rằng phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, đặc biệt trong trong mối tương quan với vai trò của nhà nước. Do vậy, khái niệm CSR luôn đổi mới tùy thuộc vào phạm vi không gian và thời gian nơi cuộc tranh luận về CSR diễn ra. Ngày nay, định nghĩa từ Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (Word Business Council for Sustainable Development) về CSR được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. Về phương diện quản lý nhà nước, nhiều nước đã thể chế hóa nội dung CSR vào các văn bản luật và quy định khác dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên bình diện rộng lớn hơn, nỗ lực đưa CSR trở thành một thông lệ quốc tế phổ biến đã trở thành hiện thực. Tiêu biểu là Bộ quy tắc ứng xử đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan đề xuất tại Diễn đàn kinh tế thế giới và tháng 7/2000 đã chính thức ra mắt như một thỏa thuận toàn cầu (Global compact) về trách nhiệm xã hội các công ty đa quốc gia. Bộ quy tắc này tuy không phải là văn bản có tính bắt buộc nhưng được thừa nhận như một khuôn khổ thảo luận chính thức tại các diễn đàn của LHQ. Theo cách nhìn của “Lý thuyết về sự hòa hợp” bài toán mà Nhà nước cần giải quyết khi đưa Bộ quy tắc ứng xử về Trách nhiệm xã hội “mã hóa” vào văn bản pháp luật bởi tiến trình hòa hợp không thể tách rời khỏi tiến trình chuẩn hóa. Khái niệm CSR tại Việt Nam CSR có thể được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc cân bằng ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Hành vi này được gọi là phương pháp tiếp cận ba yếu tố, nhằm đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội (Hà Tôn Vinh - Tọa đàm Phong cách doanh nhân – Leader Talk, 2016). Để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau: (i) cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và đứng trên luật quốc gia; (ii) việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc; (iii) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc ứng xử; (iv) việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp (Trần Hồng Minh, 2009). Bên cạnh đó, theo Phạm Văn Đức (2013), việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Trên thực tế khái niệm CSR được giới thiệu thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam. Do vậy, bản chất CSR không nằm ngoài các định nghĩa của các nước trên thế giới. Mô hình “kim tự tháp” CSR của A. Carroll CSR trở nên phổ biến nhưng vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung và phạm vi của CSR. Trong đó, mô hình “kim tự tháp” của A. Carroll (1999) có tính toàn diện và sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, CSR gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện: 411
  5. (1) Thứ nhất, Trách nhiệm kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. (2) Thứ hai, Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “cam kết pháp lý” giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR. (3) Thứ ba, Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản luật. Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới. Cho nên, tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật. (4) Thứ tư, trách nhiệm từ thiện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội. Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu họ không thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi. TỪ THIỆN ĐẠO ĐỨC PHÁP LÝ KINH TẾ (Hình 1. Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll, 1999) Mô hình trên có tính toàn diện và khả thi cao. Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng không những thỏa mãn cả nhu cầu trong quản trị công ty, mà còn giải quyết được những hoài nghi về tính trung thực trong các chương trình CSR của doanh nghiệp. Nhận thấy, ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp” là luôn chồng lấn, tác động bành trướng lẫn nhau. 3.2. Hiệu quả tài chính (FP: Financial performance) Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: i) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận; ii) Các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản. Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee 2008; Ongore 2011), lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le & Buck 412
  6. 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt & Saeed 2011). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví như nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011) khẳng định rằng cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA. Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất. Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Để tính 2 chỉ số trên, nhà nghiên cứu LI, Sun & Zou (2009); Tian & Estrin (2008) đơn giản chỉ sử dụng lợi nhuận thuần. Một số khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) như nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011); Thomsen & Pedersen (2000). Trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA) nên được dùng. Mặc dù vậy, lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) vẫn được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu &Izumida 2008; Le & Buck 2011; Wang & Xiao 2011). Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau như vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau. Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số đầu được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số sau được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản. So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Vì thế, nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp (Hu & Izumida 2008). Đối với một số chỉ tiêu cùng nhóm như ROS hoặc ROI, các hệ số này cũng không đưa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp bởi đó là các thước đo quá khứ và ngắn hạn (Jenkins,Ambrosini & Collier 2011). Trong khi đó, các hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phương pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tương lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định. Đó cũng là lý do tại sao Tian & Estrin (2008) cho rằng định giá trên thị trường luôn dựa trên những dòng tiền tương lai và rủi ro kỳ vọng đi kèm. Tóm lại, hiệu quả tài chính của các Công ty cổ phần có thể được đánh giá thông qua hai nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE, Marris và Tobin’s Q. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp. 3.3. Lý thuyết nền nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính Lý thuyết nền liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm 413
  7. (i) Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory): chú trọng đến các thông tin phi tài chính, có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng liên quan, bao gồm: cổ đông, chủ nợ, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, nhóm có lợi ích công chúng và chính phủ. Thuật ngữ “lý thuyết các bên liên quan” được sử dụng trong định nghĩa mục tiêu doanh nghiệp (Ansoft, 1965). Freeman (1984) đã phân chia sự phát triển của khái niệm các bên liên quan vào trong mô hình chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và mô hình trách nhiệm xã hội của nhà quản lý. (ii) Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy Theory) dựa trên tiền đề rằng các tổ chức cần phải khẳng định tính hợp pháp của họ trong môi trường bằng cách tuân theo các chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội để duy trì liên quan và tiếp tục tồn tại (Suchman, 1995). Khi thái độ và kỳ vọng của xã hội thay đổi, các tổ chức cần phải thích ứng với sự thay đổi các yêu cầu để đảm bảo hoạt động này là hợp pháp và hợp lý (Deegan, 2006). Tính hợp pháp của một đơn vị là một nguồn lực hoạt động mà được thu được một cách cạnh tranh từ môi trường và sử dụng để đạt được mục tiêu đề ra (Pfeffer & Salancik, 2003; Suchman, 1995). (iii)Lý thuyết về sự hòa hợp: là sự kết hợp, điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng (Van der Tas, 1988, p. 157). Tiến trình hòa hợp không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa. Nói cách khác, trạng thái hòa hợp có thể là bất cứ điểm nào giữa hoàn toàn khác biệt và đồng nhất (Tay & Parker, 1990, p.73). Hòa hợp gồm có: hòa hợp về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong chuẩn mực hay về mặt đo lường. (iv) Lý thuyết đại diện (Agency Theory) được vận dụng trong nhiều nghiên cứu về thông tin bất cân xứng giữa người chủ sở hữu và người đại diện doanh nghiệp (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973; Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978). Lý thuyết chỉ ra sự tồn tại về khả năng xung đột lợi ích giữa người sở hữu vốn và người đại diện. (v) Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory) đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003). Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Các lý thuyết nền này hoàn toàn có thể được vận dụng trong nghiên cứu mối quan hệ về trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Mô hình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các bên liên quan phân tích mở rộng mô hình kế hoạch doanh nghiệp tới những ảnh hưởng bên ngoài của doanh nghiệp mà có thể chiếm lấy vị trí của đối thủ cạnh tranh. Nhóm đối thủ cạnh tranh được phân loại như là nhóm có lợi ích đặc biệt hoặc điều chỉnh liên quan công bố xã hội. Cân bằng lợi ích của các bên có liên quan được đặt ra như một nội dung then chốt trong quản trị doanh nghiệp. Mỗi bên liên quan có lợi ích đặc thù ở các mức độ khác nhau đối với các trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện của doanh nghiệp (Lý thuyết các bên liên quan). Tất cả các bên liên quan có những kỳ vọng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu từ nhà nước, người lao 414
  8. động, để một mặt tuân thủ đúng pháp luật, một mặt nâng cao lợi ích gián tiếp và danh tiếng của doanh nghiệp (Lý thuyết tính hợp pháp). Trách nhiệm xã hội đã phát triển ở các nước ngoài và du nhập vào Việt Nam theo tiến trình toàn cầu hóa. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải từng bước phát triển trách nhiệm xã hội để hòa hợp với quốc tế (Lý thuyết về sự hòa hợp). Do vậy, khi doanh nghiệp phát triển trách nhiệm xã hội thì cần phải đặt trên sự cân bằng về vấn đề lợi ích giữa quyết định quản trị doanh nghiệp của người đại diện và lợi ích của các chủ sở hữu (Lý thuyết đại diện). Chi phí tuân thủ pháp luật cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh hay nói cách khác chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp. “Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định” đã chỉ ra khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (CSR). 4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 4.1. Nghiên cứu nước ngoài Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện đánh giá chất lượng và sự chính xác của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Wiseman, J. (1982) tiếp cận theo hướng liệt kê để đo lường chủ thể những thông tin trong báo cáo hàng năm của nhóm 26 công ty lớn trong ngành thép, dầu, giấy. Nghiên cứu chỉ ra rằng công bố công ty về môi trường thì không hoàn thiện và không liên quan tới tình hình môi trường thực tế của công ty. Do tầm quan trọng gia tăng công bố môi trường và tầm quan trọng của mức độ công bố thông tin, Rupley, Brown và Marshall (2012) nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các thuộc tính và chất lượng công bố thông tin tự nguyện về môi trường (VED). Kết quả chỉ ra rằng những phản hồi mang tính tiêu cực của phương tiện truyền thông có ảnh hưởng cao đến chất lượng VED. Không có mối quan hệ đã được tìm thấy giữa các thuộc tính đầu tư (ngắn cũng như lâu dài) và chất lượng VED. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác từ Cho, S. Y., et al. (2013) sử dụng điểm số hiệu suất Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) cho thấy hoạt động CSR đóng một vai trò tích cực đối với các nhà đầu tư, đồng thời giảm sự bất đối xứng thông tin. Bên cạnh đó, sự phản hồi từ nhà đầu tư có vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh của hoạt động CSR. Nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Việc nghiên cứu các lợi ích gắn liền với trách nhiệm xã hội (CSR) và mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp được tiếp cận bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (Dhaliwal, D., et al., 2014). Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 5135 báo cáo về CSR được công bố bởi 1093 doanh nghiệp từ năm 1995 đến năm 2007 tại 31 quốc gia. Các biến được sử dụng như tình trạng pháp lý về vấn đề bảo hộ lao động, yêu cầu về mức độ công bố CSR, và nhận thức xã hội về vấn đề CSR, nhóm tác giả chia danh sách các quốc gia thành các nhóm liên quan theo mức độ định hướng về vấn đề nghiên cứu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ công bố CSR và chi phí vốn chủ sở hữu; mối quan hệ này là rõ rệt hơn ở các nước liên quan theo định hướng nghiên cứu. 415
  9. Roberts, R. W. (1992), vận dụng lý thuyết các bên liên quan vào mô hình công bố trách nhiệm xã hội đã tìm thấy có tác động đáng kể của lợi ích chủ sở hữu, vị thế chiến lược và tình hình kinh tế tới mức độ công bố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Quan điểm về báo cáo trách nhiệm xã hội với các bên liên quan, nghiên cứu của Cooper, S. M. and D. L. Owen (2007), cho thấy trách nhiệm xã hội không chỉ tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến bên ngoài doanh nghiệp. Bằng việc kết hợp phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp tài liệu, nghiên cứu đưa ra sự cơ sở luận chuyên sâu về hoạt động CSR và công bố liên quan, Moser, D. V. and P. R. Martin (2012) khẳng định chi phí CSR của doanh nghiệp thì gần bằng lợi ích mang lại bằng “chi phí của các bên liên quan”. Lý thuyết về sự hòa hợp được sử dụng để khám phá sử dụng tổ chức các loại thông tin trong kiểm toán trách nhiệm xã hội về môi trường (Darnall, N., et al., 2009). Bàn về các loại báo cáo phi tài chính, Simnett, R., et al. (2009) đề xuất nên được thực hiện bởi các nhà kiểm toán. Nghiên cứu mang tính chất tổng quan và trên cơ sở đề xuất doanh nghiệp thực hiện dưới mức độ tự nguyện. Tuy nhiên, nghiên cứu của Linthicum, C., et al. (2010) xem xét ảnh hưởng của xếp hạng trách nhiệm xã hội về lợi nhuận thị trường để Arthur Andersen (AA) khách hàng sau sự thất bại kiểm toán Enron cho rằng những người khẳng định rằng chi phí về trách nhiệm xã hội là không phù hợp với việc tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, và với nghiên cứu trước khi việc tìm kiếm không có mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội và giá trị công ty. Trong nghiên cứu khác, Malsch, B. (2013) đặt ra vấn đề nghiên cứu về việc chính trị hóa hoạt động ngành kế toán trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Từ việc tổng quan các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đã khám phá ra vai trò trung gian (truyền dẫn) của chuyên môn ngành kế toán cho mối quan hệ giữa chính trị và kết quả hoạt động CSR. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu quá khứ của Benston, G. J. (1982) cho thấy Chuẩn mực kế toán thì không có vai trò hữu ích đáng kể cho quản trị công ty trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Với kỳ vọng cho quản trị công ty, chuẩn mực kế toán thì có thể hữu ích, cần thiết cho báo cáo. Nhưng mặc dù thế, chi phí của chuẩn mực kế toán, được dự đoán trước, thì vượt quá lợi ích mang lại cho cổ đông. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết người đại diện. Trong một nghiên cứu của Ilinitch, A. Y., et al. (1998), thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của 15 công ty trong lĩnh vực hóa chất dựa theo ba nhóm chính của các chỉ số (tác động, tuân thủ, và quản lý). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau đáng kể trong quy trình dựa trên tiêu chí về chất thải độc hại, quy trình tuân thủ hoặc về chất lượng của các chính sách môi trường và mức độ công khai. Dựa theo bảng xếp hạng cho thấy các doanh nghiệp có tính tuân thủ hoạt động môi trường thấp hơn lại có xu hướng cung cấp chất lượng thông tin ghi nhận trên các báo cáo môi trường và thông qua nhiều hoạt động phòng ngừa ô nhiễm tốt hơn. Lý thuyết về tính hợp pháp phù hợp với kết quả nghiên cứu của Herremans, I. M., et al. (1993), cho thấy những công ty sản xuất lớn của Mỹ với danh tiếng tốt hơn về trách nhiệm xã hội thì hoạt động kinh doanh tốt hơn nhóm những công ty có danh tiếng kém hơn trong giai đoạn 6 năm 1982-1987, và đã cung cấp cho nhà đầu tư phản hồi về thị trường 416
  10. chứng khoán tốt hơn và rủi ro thấp. Những hàm ý của những khám phá này cho nội dung thông tin của hệ thống kế toán trong tình huống phúc lợi xã hội, và cho chính sách luật trong đánh giá tổng quan chủ trương chính sách doanh nghiệp trong đó ưu tiên vẫn là chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Khía cạnh nghiên cứu khác liên quan đến lý thuyết này, kết quả nghiên cứu của Hoi, C. K., et al. (2013) cho thấy các doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) thì có khả năng cao trong việc trốn thuế. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng văn hóa doanh nghiệp có thể được xem như là một khía cạnh của CSR, có ảnh hưởng đến việc trốn thuế. Mô hình chung được phát hiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu, theo đó một số doanh nghiệp có cùng một văn hóa doanh nghiệp với hoạt động CSR ít trách nhiệm thì có xu hướng trốn thuế mạnh hơn, trong khi những doanh nghiệp khác với nền văn hóa khác nhau có hoạt động CSR có trách nhiệm hơn thì có xu hướng trốn thuế ít hơn. Chưa nhiều nghiên cứu trong quá khứ về vấn đề mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR) và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Gần đây, Abdelkbir Elouidani and Faiçal Zoubir (2015), thu thập bảng dữ liệu kinh tế để phân tích ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) vào hoạt động tài chính được đo bằng một số chỉ tiêu. Từ mẫu 20 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Casablanca từ năm 2007 và 2010, nghiên cứu tìm thấy một tác động tiêu cực CSR về hoạt động tài chính. Sự ảnh hưởng tiêu cực là rất quan trọng trong các công ty có quy mô lớn, có nghĩa là nó là một yếu tố trung gian. Lys, T., et al. (2015) phân tích về “tín hiệu” của báo cáo về trách nhiệm xã hội (CSR). Nghiên cứu chỉ ra rằng CSR không phải là dạng từ thiện hay làm cho công ty nâng cao tình hình tài chính trong tương lai. “Tín hiệu” điều tra cho thấy hầu hết các công ty cam kết sẽ tăng chi phí cho hoạt động CSR bao gồm việc báo cáo công khai thông tin phi tài chính này ra bên ngoài khi tình hình tài chính trong tương lai của họ tốt hơn. “Tín hiệu” hiện tại, mức độ thông tin CSR còn mang tính nội bộ, hoạt động tự nguyện và có sự cân nhắc chi phí bỏ ra cho hoạt động CSR khi bàn về vấn đề tài chính doanh nghiệp. 4.2. Nghiên cứu trong nước Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), đưa ra một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thu thập các tình huống thực tiễn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức của người dân về CSR chưa cao và quản lý nhà nước không đi sát thực tế đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lách luật, chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh. Nguyễn Phương Mai (2013), trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại công ty Cổ phần May Đáp Cầu (DAGARCO), từ đó đưa ra một số đề xuất góp phần thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động CSR của công ty một cách cơ bản và bền vững. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014), nghiên cứu CSR ở góc độ: Trách nhiệm đối với người lao động, trách nhiệm đối với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng thông qua việc tiến hành điều tra khảo sát 2 khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Nghiên cứu đưa ra nhận định về vấn đề thực hiện CSR trong kinh doanh khách sạn và đề xuất một số giải pháp. 417
  11. 4.3. Mô hình và phương pháp đo lường CSR Có nhiều công trình ở nước ngoài sử dụng mô hình nghiên cứu và phương pháp đo lường CSR. Bài viết khảo lược một số mô hình và phương pháp đo lường tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu phù hợp với điều kiện Việt Nam như sau: 4.3.1. Mô hình về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội và thông tin bất cân xứng của S. Y., et al. (2013) Các tác giả nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư về vai trò của CSR trong thị trường chứng khoán. Các tác giả đưa ra mô hình như sau: SPREADit= α0 + α1CSRit + α2 INSTit + α3 LEVit + α4 SIZEit + α5 INVPRICEit + α6 STD- _RETit + eit SPREADit= β0 + β1CSRit + β2 INSTit + β3 LEVit + β4 SIZEit + β5 INVPRICEit + β6 STD- _RETit + eit SPREADit= θ0 + θ1CSRALLit + θ2INSTit + θ3CSRALL * INSTit + θ4LEVit + θ5SIZEit + θ6INVPRICEit + θ7STD_RETit + eit SPREADit= θ0 + θ1CSRSTRit + θ2INSTit + θ3CSRSTR*INSTit + θ4LEVit + θ5SIZEit + θ6INVPRICEit + θ7STD_RETit + eit SPREADit= θ0 + θ1CSRCONit + θ2INSTit + θ3CSRCON*INSTit + θ4LEVit + θ5SIZEit + θ6INVPRICEit + θ7STD_RETit + eit Bảng 3. Mô tả biến nghiên cứu của S. Y., et al. (2013) Biến Mô tả SPREADit Là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán (Phí giao dịch) CSRALLit Tiêu chuẩn hóa những điểm mạnh và những điểm quan ngại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSRSTRit Tiêu chuẩn hóa những điểm mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSRCONit Tiêu chuẩn hóa những mối quan ngại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSRit Có giá trị 1 nếu doanh nghiệp báo cáo trách nhiệm xã hội, ngược lại có giá trị 0 INSTit Tỷ lệ sở hữu vốn của hội đồng quản trị LEVit Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản SIZEit Logarit của tổng tài sản INVPRICEit INVPRICE = 1/giá đóng cửa của cổ phiếu STD_RETit Độ lệch chuẩn của lợi nhuận giá cổ phiếu hàng ngày Mô hình và thang đo có thể sử dụng phù hợp tại Việt Nam. Dữ liệu có thể thu thập tại thị trường Việt Nam. 4.3.2. Mô hình nghiên cứu và trách nhiệm xã hội và hoạt động tài chính doanh nghiệp của Abdelkbir Elouidani và Faiçal Zoubir (2015) Các tác giả thu thập bảng dữ liệu kinh tế để phân tích ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào hoạt động tài chính được đo bằng một số chỉ tiêu. Các tác giả đưa ra mô hình như sau: 418
  12. Các phương trình của các mô hình phản ánh tác động của CSR vào hoạt động tài chính như sau: 1. Tác động của CSR về hoạt động tài chính được đo bằng chỉ số thị trường chứng khoán: (i): Mô hình các hoạt động thị trường chứng khoán 1 Qtit = α 0 + α1 CSRit + α2 sizeit + α3 Riskit + α4LFit + εit (ii): Mô hình các hoạt động thị trường chứng khoán 2 MRit = β0 + β1 CSRit + β2 sizeit + β3 Riskit + β4LFit + εit 2. Tác động của CSR về hoạt động tài chính được đo bằng chỉ số của kế toán: (i): Mô hình các hoạt động kế toán 1 ROE1it = α0 + α1CSRit + γ2 sizeit + γ3 Riskit + γ4 LFit + εit (ii): Mô hình các hoạt động kế toán 2 ROAit = δ0 + δ1 CSRit + δ2 sizeit + δ3 Riskit + δ4 LFit + εit Bảng 4. Mô tả biến nghiên cứu của Abdelkbir Elouidani và Faiçal Zoubir (2015) Biến Tên biến Thang đo SLCP thường*P +BV (Nợ) QT BV(Tổng tài sản) Tobin’s Q SLCP: số lượng cổ phiếu BV: Giá trị sổ sách (Book value) Mối quan hệ giữa giá thị trường của vốn chủ MR Chỉ số Marris sở hữu so với và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của công ty Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở ROE ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu hữu ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Giá trị 1 nếu công ty nắm mã MEGC, giá trị CSR Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 0 nếu công ty không nắm mã Size Quy mô doanh nghiệp Size = Ln(Tổng tài sản doanh nghiệp) Độ lệch chuẩn của sự trở lại hàng ngày của các hành động của công ty trong khoảng thời Risk Rủi ro liên quan đến hoạt động gian một năm (bằng cách không tính đến rằng công ty những ngày làm việc trên thị trường chứng khoán) LF Đòn bẩy tài chính LF = Tổng nợ/Vốn đầu tư của chủ sở hữu. Đây là một nghiên cứu hay có thể vận dụng nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, không có niêm yết trên thị trường do đó biến Risk rất khó đo lường hợp lý. Chính vì vậy, để có cái nhìn tổng quát về tác động của CSR về hoạt động tài chính được đo bằng chỉ số thị trường chứng khoán và tác động của CSR về hoạt động tài chính được đo bằng chỉ số của kế toán, bài viết cho rằng có thể loại biến Risk trong mô hình để vận dụng đo lường tại Việt Nam. 419
  13. Nhìn chung, CSR là việc tiếp cận tổng thể, nên để đánh giá mức độ thực hiện CSR phù hợp tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thang đo qua nhiều chỉ số khác nhau như sự hài lòng của người tiêu dùng, số lượng khiếu nại, mức tiêu thụ năng lượng, khối lượng rác thải, năng suất lao động, Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng đang sử dụng tiêu chuẩn báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI) để xác định việc thiết lập được những chỉ số đó (Florian Beranek, 2011). 5. Thực trạng vận dụng csr tại việt nam Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành một vấn đề nhận đươc sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu. Do đó, theo Trần Hồng Minh (2009), Florian Beranek (2011) và Phạm Văn Đức (2013) để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp. Cụ thể là: (i) Cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; (ii) Cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được (Phạm Văn Đức, 2013). Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập (Florian Beranek, 2011) và trên thực tế nhiều khi sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau (Trần Hồng Minh, 2009). Để thừa nhận cách thức doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thực tiễn CSR trong hoạt động của mình, tác giả chọn trường hợp công ty vừa hoạt động trong ngành thực phẩm để học tập trong mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bối cảnh trong phần này được thu thập qua các báo cáo phát triển bền vững của Tập đoàn Vinamilk và đánh giá kết quả của những thực tiễn CSR. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển bền vững trong hơn một thập kỷ. Trong Bộ Quy tắc ứng xử (COCs) của công ty và Chính sách Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp, Vinamilk cam kết mạnh mẽ về tính bền vững để tạo ra lợi ích cho tất cả các bên liên quan cũng như cải thiện môi trường xung quanh, bao gồm năm chỉ tiêu là Sản phẩm, Môi trường, Phát triển kinh tế, và các hoạt động cộng đồng (Vinamilk, 2012). Thông qua phương pháp thu thập tài liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy với nỗ lực bền vững trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế, cải thiện môi trường sống và hỗ trợ cộng đồng, Vinamilk đã chứng tỏ hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Thông tin truyền thông (Phương tiện truyền thông có ảnh hưởng cao đến chất lượng thông tin trách nhiệm xã hội, theo Rupley, Brown và Marshall, 2012) liên quan đến xử lý nước thải, xử lý khói, giảm khí nhà kính, Do đó, Forbes ước tính Vinamilk là “200 Best as A Belly in Asia” trong năm 2010, và bà Mai Kiều Liên- 420
  14. Vinamilk Chủ tịch và Giám đốc điều hành- được bình chọn là một trong “50 nữ doanh nhân năng lượng châu Á năm 2012” (Forbes, 2012). Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Và nguyên nhân chính, đó là: nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý (Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, 2002; Phạm Văn Đức, 2013). Doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu cơ hội tiếp cận trực tiếp với các mạng lưới và thị trường quốc tế (Florian Beranek - cố vấn trưởng dự án của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO Chief Technical Advisor - CSR). Bằng việc sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất với đa dạng các đối tượng phỏng vấn để làm rõ hơn cho vấn đề nghiên cứu. Nội dung các câu hỏi bao gồm các khía cạnh: Môi trường, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng. Trong những câu hỏi phỏng vấn khác của nghiên cứu có điều tra doanh nghiệp về việc hiểu biết của doanh nghiệp về thực hiện CSR thì hầu như các doanh nghiệp không nhận biết được CSR là gì. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam cho thấy một số khó khăn do thiếu nguồn lực tài chính, thiếu nguồn lực nhân sự, các hoạt động CSR không mang lại hiệu quả, thiếu thông tin và hướng dẫn thực hiện, sự khác biệt giữa các quy định giữa Việt Nam và quốc tế, không có sự hợp tác của các bên liên quan. 6. Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách Bài viết đã có một số đóng góp về mặt lý luận qua việc đưa ra những hàm ý lý thuyết sau: Thứ nhất, bài viết đã bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận của vấn đề trách nhiệm xã hội (CSR) thông qua việc tổng quan các khái niệm nghiên cứu về CSR trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc và điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển. Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng, trong khi đó Carrol (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn. Bài viết này đã phân tích được tầm quan trọng của CSR theo bốn khía cạnh trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện theo đề xuất của Carrol (1999). Hay khái niệm khác theo Matten & Moon (2004). Như vậy, bản chất của CSR là quan điểm về vai trò của doanh nghiệp trong mối quan hệ với vai trò của nhà nước khiến khái niệm CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuộc không những phạm vi không gian mà còn thời gian nơi cuộc tranh luận về CSR diễn ra. Ngày nay, quan điểm của nhóm tác giả đồng nhất trước định nghĩa về CSR từ Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững được cho là hoàn chỉnh, rõ ràng và sử dụng khá phổ biến. Qua đó, kết quả nghiên cứu của bài viết bổ sung thêm vào hệ thống cơ sở lý luận về khái niệm trách nhiệm xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Ngoài vai trò tổng quan khung lý thuyết về CSR, bài viết đã bổ sung thêm được một nhân tố truyền dẫn mới về mô hình “kim tự tháp” bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện (A. Carroll, 1999). Bên cạnh việc lựa chọn khái niệm phù hợp với vấn đề nghiên cứu theo quan điểm riêng của nhóm tác giả, bài viết đã đưa ra được vai trò truyền dẫn mức độ sử dụng thông 421
  15. tin CSR tại Việt Nam, so sánh điểm giống và khác nhau giữa định nghĩa CSR trên thế giới và tại Việt Nam, đó là điểm mới mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến. Thứ hai, bài viết đã tổng quan được các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Kết quả quan sát các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đề xuất hai nhóm hệ số kết hợp lại là nhóm hệ số giá trị kế toán và nhóm hệ số giá trị thị trường, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE, Marris và Tobin’s Q. Bài viết mang tính gợi mở về cách đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (nhóm các công ty Cổ phần). Nhóm tác giả khẳng định, có nhiều cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp. Thứ ba, bài viết đã hệ thống được các lý thuyết về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR) và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết đại diện, lý thuyết về sự hòa hợp, lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và lý thuyết tính hợp pháp. Nhóm tác giả đã đưa ra các bằng chứng khẳng định cho các lý thuyết trên thông qua việc tổng quan các công trình trong và ngoài nước về vấn đề đang nghiên cứu. Bằng chứng tổng hợp cho thấy CSR không chỉ tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp và còn tác động các đối tượng liên quan khác trong xã hội (Cooper, S. M. and D. L. Owen, 2007; Moser, D. V. and P. R. Martin, 2012; Cho, S. Y., et al., 2013). Kết quả nghiên cứu của bài viết khẳng định rằng doanh nghiệp cùng nhóm ngành có cùng xu hướng tác động CSR: nhóm ngành thép, dầu, giấy (Wiseman, J,1982), nhóm ngành vực hóa chất (Ilinitch, A. Y., et al, 1998). Hay bài viết đã đề xuất tầm quan trọng từ các báo cáo phi tài chính về CSR (Simnett, R., et al, 2009) và vai trò quan trọng của ngành kế toán trong vấn đề này (Benston, G. J, 1982; Malsch, B, 2013). Góc nhìn mới khi bàn về sự can thiệp của pháp luật khi đề cập tới yếu tố “trốn thuế” trong nghiên cứu Hoi, C. K., et al. (2013). Thứ tư, bài viết đã đưa ra được vai trò mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR), và các yếu tố tác động khác nhau thông qua các bằng chứng nghiên cứu trên thế giới: Wiseman, J. (1982); Roberts, R. W. (1992); Rupley, Brown và Marshall (2012); Dhaliwal, D., et al. (2014). Tuy nhiên, khảo sát lý thuyết cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu nào đánh giá một các hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính.Vai trò trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm 1982 (Benston, G. J,1982). Một số nghiên cứu đã đưa ra lý thuyết về CSR nhưng còn mang tính tổng quan chưa phân tích sâu (Herremans, I. M., et al, 1993; Enron Linthicum, C., et al.,2010; Lys, T., et al, 2015). Bài viết đã bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận của CSR với sự tích hợp nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội và lĩnh vực kinh tế thông qua việc khảo sát mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính. Cuối cùng, bài viết đã khảo lược và chọn lọc các mô hình đo lường CSR phù hợp với vấn đề nghiên cứu (S. Y., et al., 2013; Abdelkbir Elouidani và Faiçal Zoubir, 2015). Thông qua việc kết hợp xem xét bảng mô tả biến nghiên cứu và khảo sát dữ liệu nghiên cứu tại Việt Nam, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá sự phù hợp của các mô hình có thể vận dụng tại Việt Nam. Từ đó, bài viết đưa ra định hướng nghiên cứu và cung cấp phương pháp đo lường CSR cho những nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam, đó là những đóng góp 422
  16. mới của nghiên cứu về mặt lý thuyết. Nhằm khẳng định rõ hơn ý nghĩa thực tiễn trong việc định hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR) và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, bài viết đã phân tích thực trạng vận dụng CSR tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn trách nhiệm xã hội tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến CSR trong báo cáo phát triển bền vững hoặc báo cáo thường niên. Tuy nhiên, danh tiếng doanh nghiệp về vấn đề trách nhiệm xã hội thông qua báo cáo phi tài chính và thực tế nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội không đồng nhất. 7. Kết luận Vấn đề CSR còn nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa CSR và các khía cạnh tác động khác nhau. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về CSR nhưng rất ít nghiên cứu tổng hợp thành khung lý thuyết. Dưới góc nhìn nhóm tác giả, CSR và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ tương quan nhất định nhưng hầu như chưa được nghiên cứu sâu rộng tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đã nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm xã hội trong mối quan hệ với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu trước đã thực hiện ở nước ngoài và ở Việt Nam, bài viết đã tổng hợp, phân tích và đánh giá phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Bài viết đã đóng góp khung nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong mối quan hệ với hiệu quả tài chính doanh nghiệp, gồm có: các lý thuyết nền, tổng quan các nghiên cứu có liên quan, các mô hình và thang đo được sử dụng để kiểm định sự tương quan giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bài viết đóng góp cho cơ quan nhà nước, nhà nghiên cứu, lãnh đạo doanh nghiệp, có khung nghiên cứu để tiếp tục thực hiện nghiên cứu những vấn đề sâu hơn. Bài viết đóng góp thêm kiến thức chuyên sâu về trách nhiệm xã hội ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để từ đó, nhà nước có cái nhìn cụ thể hơn khi ban hành chính sách liên quan trách nhiệm xã hội. Đồng thời doanh nghiệp có nhìn tích cực rằng bên cạnh tuân thủ đúng quy định nhà nước, mặt khác thì trách nhiệm xã hội cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 8. Giới hạn của bài viết và hướng nghiên cứu sắp tới Nghiên cứu còn một số mặt hạn chế đó là chưa đi vào kiểm định trên số liệu thực tế, đồng thời nghiên cứu cũng chưa đưa ra được mối quan hệ trực tiếp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Định hướng nghiên cứu sắp tới, bài viết tiếp tục dùng các phương pháp định lượng để đánh giá mức độ tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abdelkbir Elouidani and Faiçal Zoubir (2015), “Corporate social responsibility and financial performance”, Journal of Accounting, Auditing & Finance, Vol 4, No.1 Benston, G. J. (1982). "An analysis of the role of accounting standards for enhancing corporate governance and social responsibility." Journal of Accounting and Public Policy 1(1): 5-17. 423
  17. Carroll Archie (1999), “Corporate social responsibility: evolution of a definitional construct”, Business & Society, Vol.38 (3), pp. 268-295. Cho, S. Y., et al. (2013). "Corporate social responsibility performance and information asymmetry." Journal of Accounting and Public Policy 32(1): 71-83. Cooper, S. M. and D. L. Owen (2007). "Corporate social reporting and stakeholder accountability: The missing link." Accounting Organizations and Society 32(7-8): 649- 667 Darnall, N., et al. (2009). "Perceived stakeholder influences and organizations' use of environmental audits." Accounting Organizations and Society 34(2): 170-187. Davis, Keith (1973), “The Case for and Against Business Assumption of Social Responsibilities”, Academy of Management Journal, 1, 312-322 Dhaliwal, D., et al. (2014). "Corporate social responsibility disclosure and the cost of equity capital: The roles of stakeholder orientation and financial. transparency." Journal of Accounting and Public Policy 33(4): 328-355. Herremans, I. M., et al. (1993). "An investigation of corporate social responsibility reputation and economic performance." Accounting Organizations and Society 18(7-8): 587-604. Hoi, C. K., et al. (2013). "Is Corporate Social Responsibility (CSR) Associated with Tax Avoidance? Evidence from Irresponsible CSR Activities." Accounting Review 88(6): 2025-2059. Hu, Y & Izumida, S (2008), “Ownership Concentration and Corporate Performance: A Causal Analysis with Japanese Panel Data”, Corporate Governance: An International Review, vol. 16, no. 4, pp. 342-58. Ilinitch, A. Y., et al. (1998). "Measuring corporate environmental performance." Journal of Accounting and Public Policy 17(4): 383-408. Jenkins, M, Ambrosini, V & Collier, N (2011), “Advanced Strategic Management: a multi perspective approach”, second edn, Palgrave McMillan. Le, TV & Buck, T (2011), “State ownership and listed firm performance: a universally negative governance relationship?”, Journal of Management; Governance, vol. 15, no. 2, pp. 227-48. LI, T, Sun, L & Zou, L (2009), “State ownership and corporate performance: A quantile regression analysis of Chinese listed companies”, China Economic Review, vol. 20 Linthicum, C., et al. (2010). "Social responsibility and corporate reputation: The case of the Arthur Andersen Enron audit failure." Journal of Accounting and Public Policy 29(2): 160-176. Lys, T., et al. (2015). "Signaling through corporate accountability reporting." Journal of Accounting and Economics 60(1): 56-72. Malsch, B. (2013). "Politicizing the expertise of the accounting industry in the realm of corporate social responsibility." Accounting Organizations and Society 38(2): 149-168. 424
  18. Matten, D., &Moon, J. (2004), “Corporate Social Responsibility: Education in Europe, Journal of Business Ethics, 323-327 Ming, TC & Gee, CS (2008), “The influence of ownership structure on the corporate performance of Malaysian public listed companies”, ASEAN Economic Bulletin, vol. 25, no.2, p. 195. Moser, D. V. and P. R. Martin (2012). "A Broader Perspective on Corporate Social Responsibility Research in Accounting." Accounting Review 87(3): 797-806. Ongore, VO (2011), “The relationship between ownership structure and firm performance: An empirical analysis of listed companies in Kenya&”, African Journal of Business Management, vol. 5, no. 6, pp. 2120-8. Roberts, R. W. (1992). “Determinants of corporate social-responsibility disclosure - An application of stakeholder theory”. Accounting Organizations and Society 17(6): 595- 612. Rupley, K. H., et al. (2012). "Governance, media and the quality of environmental disclosure." Journal of Accounting and Public Policy 31(6): 610-640. Shah, SZA, Butt, SA & Saeed, MM (2011), “Ownership structure and performance of firms: Empirical evidence from an emerging market”, African Journal of Business Management, vol. 5, no. 2, pp. 515-23. Simnett, R., et al. (2009). "Assurance on Sustainability Reports: An International Comparison." Accounting Review 84(3): 937-967. Sweeney, L. (2009), “A study of current practice of Corporate Social Responsibility (CSR) and an examination of the relationship between CSR and Financial Performance using Structural Equation Modelling (SEM)”, Dublin: Dublin Institute of Technology. Thomsen, S Pedersen, T (2000), “Ownership Structure and Economic Performance in the Largest European Companies”, Strategic Management Journal, vol. 21, no. 6, pp. 689- 705. Tian, L & Estrin, S (2008), “Retained state shareholding in Chinese PLCs: Does government ownership always reduce corporate value?”, Journal of Comparative Economics, vol. 36, no. 1, pp. 74-89. Wang, K & Xiao, X (2011), “Controlling shareholders’ tunneling and executive compensation: Evidence from China”, Journal of Accounting and Public Policy, vol. 30, no.1, pp. 89-100. Wiseman, J. (1982). “An evaluation of enviromental disclosures made in corporate annual reports”, Accounting Organizations and Society 7(1): 53-63. Suchman, M. C. (1995), “Managing legitimacy: Strategic and institutional approaches”, Academy of management review, 20(3), 571-610. Deegan, C. (2006), Legitimacy theory. In Z. Hoque (Ed.), “Methodological issues in Accounting Research: Theories and methods” (pp. 161-181). Spiramus Press, London Pfeffer, J., & Salancik, G. R. (2003), “The external control of organizations: A resource dependence perspective”. Stanford University Press. 425
  19. Lindblom, C. K. (1994, June), “The implications of organizational legitimacy for corporate social performance and disclosure”. In Critical perspectives on accounting conference, New York. Đức, P. V. (2013), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” Minh, T. H. (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: nhận thức và thực tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số, 3, 443. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 4, 2008 Nguyễn Phương Mai (2013), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt mat Việt Nam: Trường hợp công ty Cổ phần May Đáp Cầu”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 1 (2013) 32 – 40 Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014), “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tập 30, Số 4 (2014) 1-11 Tạp chí Phong cách doanh nhân, Cộng đồng mạng doanh nhân Bstyle, Phòng thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2016, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Chiến lược”, Tọa đàm Phong cách doanh nhân – Leader Talk. VCCI Vũng Tàu (2011), Hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững”. 426