Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftu_do_hoa_dau_tu_trong_cong_dong_kinh_te_asean_co_hoi_va_tha.pdf

Nội dung text: Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) TỰ DO HÓA ĐẦU TƢ TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM INVESTMENT LIBERALIZATION IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY: OPPOTURNITIES AND CHALLENGES FOR VIET NAM TS. Đoàn Gia Dũng, ThS. Hoàng Thị Hoài Hương, ThS. Lương Tình Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ dungdoangia@gmail.com TÓM TẮT Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuyên bố Bali 2 ghi nhận rằng: “hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ xây dựng cơ chế và các biện pháp mới để tăng cường thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện có bao gồm Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)”. Cùng với thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, hợp tác về đầu tư của ASEAN cũng được tiến hành từ lâu. Các hiệp định về đầu tư lần lượt được ra đời, sửa đổi và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự ra đời của khu vực đầu tư ASEAN và hình thành cộng đồng kinh tế EAC. Bài viết sẽ tập trung vào 1) phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của các hiệp định về đầu tư 2) thực trạng quan hệ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam; 3) phân tích những cơ hội thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AEC. Từ khóa: AEC, cơ hội, thách thức, tự do hóa, đầu tư ABSTRACT In 2003, ASEAN leaders decided to establish ASEAN economic community. Bali declaration number 2 dedicates that: “ towards the ASEAN Economic Community, ASEAN will develop mechanism and the new measures to strengthen the implementation of existing economic initiatives including a free trade area (AFTA), ASEAN Framework Agreement on services (AFAS) and ASEAN investment Area (AIA)”. Along with trade in goods and trade in services, investment cooperation of ASEAN was also conducted for a long time. Investment Agreements in turn are launched, amended and improved in order to create the best conditions for the establishment of the ASEAN investment area and form economic community EAC. The article will focus on 1) analyze the similarities and differences among investment agreements 2) analyze the current relations of foreign direct investment inflows from ASEAN to Vietnam; 3) analyze the opportunities and challenges Viet Nam faces as joining AEC. Key words: AEC, opportunities, chanllenges,liberalization, investment 1. Khái quát chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 1.1. Lịch sử hình thành Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hƣớng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN. Ý tƣởng đƣợc tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba- li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hƣớng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nƣớc ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015. Bốn mục tiêu bốn yếu tố cấu thành AEC 29
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 1.2. Bản chất AEC Mặc dù đƣợc gọi với cái tên ―Cộng đồng kinh tế‖, AEC thực chất chƣa thể đƣợc coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết nhƣ Cộng đồng Kinh tế châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể. AEC thực chất là đích hƣớng tới của các nƣớc ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là đƣợc thực hiện tƣơng đối toàn diện và đầy đủ thông qua các hiệp định và thỏa thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình và thực hiện một số sáng kiến khu vực) AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố giữa các nƣớc ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hƣớng tới không bắt buộc của các nƣớc ASEAN. Việc hiện thực hóa AEC đã đƣợc triển khai trong cả quá trình trƣớc đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thƣơng mại đã ký kết giữa các nƣớc ASEAN) và sẽ đƣợc tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. 2. Khuôn khổ hợp tác đầu tƣ trong AEC 2.1. Khái quát về các hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN 30
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Cùng với thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ, hợp tác về đầu tƣ của ASEAN cũng đƣợc tiến hành từ lâu. Ngày 15/12/1987 những nhà lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của các nƣớc ASEAN 6 đã kí kết hiệp định hợp tác về đầu tƣ mang quy mô toàn ASEAN đầu tiên có tên là Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (Agreement for the Promotion andProtection of Investments (AIGA) để tiến hành hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực đầu tƣ trong khu vực. Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ có hiệu lực từ ngày 2/8/1988, sau đó đƣợc sửa đổi một lần vào năm 1996. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 vào tháng 12 năm 1995, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí đƣa ra Chƣơng trình hành động ASEAN về hợp tác và xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đầu tƣ trong phạm vi ASEAN, đồng thời đƣa ra sáng kiến thành lập Khu vực thƣơng mại đầu tƣ ASEAN. Ngày 7/10/1998, tại Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 tại Manila, Hiệp định khung về Khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA- Framework Agreement on the ASEAN Investment Area) đã đƣợc kí kết, khai sinh ra Khu vực đầu tƣ ASEAN. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1999. Để phù hợp hơn với xu thế phát triển của thế giới và khu vực, sau hơn 2 năm chuẩn bị và soạn thảo, Hiệp định đầu tƣ toàn diện ASEAN (ACIA) đã đƣợc kí kết vào ngày 26/02/2009 và có hiệu lực vào ngày 29/3/2012. Hiệp định ACIA gồm 3 phần với 49 Điều khoản, trong đó, ngoài việc kế thừa các quy định trong IGA và AIA, căn cứ vào thực tiễn đầu tƣ quốc tế và khu vực. 2.2. Những điểm khác biệt của ACIA so với AIA và AIGA Bảng 1. Những điểm khác biệt của ACIA so với AIA và AIGA 31
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: Tác giả tự tổng từ các hiệp định đầu tư 3. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của ASEAN vào Việt Nam Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, tính đến ngày 20/6/2015, khu vực ASEAN có 2.632 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 54,6 tỷ USD. Nhƣ vậy, bình quân một dự án của các nƣớc thuộc ASEAN là 20,7 triệu USD, cao hơn 6,8 triệu USD so với bình quân một dự án nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam. Cho đến nay Singapore là nƣớc dẫn đầu với 1.428 dự án, tổng vốn đầu tƣ là 32,2 tỷ USD, chiếm 60,8% tổng vốn đăng ký; đứng thứ 2 là Malaysia với 499 dự án, tổng vốn đăng ký là 12,06 tỷ USD, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tƣ; Thái Lan đứng thứ 3 với 392 dự án, tổng vốn đầu tƣ là 6,8 tỷ USD chiếm 12,5% tổng vốn đầu tƣ. Vốn FDI khu vực Asean đầu tƣ tại Việt Nam tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; kinh doanh bất động sản và xây dựng trong đó lĩnh vực công nghệ chế biến có 1.009 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 22,2 tỷ USD, chiếm 40,8% vốn đầu tƣ đăng ký; lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 97 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký với 16,6 tỷ USD, chiếm 30,4%. Các dự án FDI của khu vực Asean đầu tƣ vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài. TP Hồ Chí Minh là địa phƣơng dẫn đầu với 1.144 dự án với tổng số vốn đăng ký là 15,07 tỷ USD chiếm 27,6% tổng vốn đầu tƣ; đứng thứ 2 là Hà Nội với 417 dự án, tổng vốn đăng ký là 8,58 tỷ USD 32
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) chiếm 15,7% tổng vốn đầu tƣ; tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đứng vị trí thứ 3 với 67 dự án với tổng số vốn đăng ký là 6,19 tỷ USD chiếm 11,3% tổng vốn đầu tƣ. Còn lại là các địa phƣơng khác[7]. 4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 4.1. Cơ hội Thứ nhất, tăng cƣờng thu hút FDI cho các nƣớc ASEAN. Mặc dù, trên thực tế, môi trƣờng thu hút FDI giữa các nƣớc trong khối ASEAN thời gian qua vẫn còn thiếu liên kết, đôi khi còn cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, với việc hình thành AEC, những ƣu đãi về tự do di chuyển vốn sẽ gia tăng đầu tƣ (FDI) lẫn nhau giữa các nƣớc trong đó có Việt Nam. Thứ hai, hiện nay, các công ty đa quốc gia đã có mặt tại các nƣớc ASEAN và hơn nữa đang mở rộng tìm kiếm cơ hội từ việc hội nhập ngày càng sâu của ASEAN. Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 là một bƣớc để ASEAN trở thành một khu vực sản xuất thống nhất trong khu vực và Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi. Ngoài ra, việc tăng cƣờng liên kết, đầu tƣ của các doanh nghiệp ASEAN để phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong khối ASEAN sẽ thúc đẩy hơn nữa việc đầu tƣ của các công ty đa quốc gia. Điều này, cũng tạo ra cơ hội về vốn, năng lực sản xuất tại Việt Nam cho một số ngành. Thứ ba, trong bối cảnh một thị trƣờng chung, ngƣời lao động Việt Nam không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nƣớc mà còn mở rộng ra các thị trƣờng khu vực. Ngƣời lao động có cơ hội tƣơng tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Thứ tƣ, khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nƣớc ASEAN gần nhƣ bán hàng trong nƣớc. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lƣu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rƣờm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa sang các thị trƣờng ASEAN. 4.2. Thách thức Thứ nhất, khi tham gia AEC sẽ ảnh hƣởng đến quyền tự quyết của Việt Nam trong một số chính sách kinh tế, nhất là khi AEC có thể trở thành một liên minh thuế quan hay thị trƣờng chung ASEAN trong tƣơng lai. Thứ hai, Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh từ các nền kinh tế khác trong diều kiện không cân sức, điều này có thể gây ra một số khó khăn thiệt hại cho nền kinh tế, khi mà quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, cộng với đó khoảng cách chênh lệch giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN-6 vẫn còn khá lớn. Các doanh nghiệp của các nƣớc ASEAN, đặc biệt là các nƣớc ASEAN+ có bề dày kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh tốt hơn, công nghệ cao hơn và đăc biệt họ có sự chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn quá ít kinh nghiệm quản lý, sự sẵn sàng cho hội nhập chƣa cao, hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đang phải cố gắng vƣợt qua khó khăn thách thức do bất ổn kinh tế trong những năm qua. Thứ ba, sự chênh lệch phát triển thể hiện ở quy mô về vốn của cả nền kinh tế và các doanh nghiệp; trình độ khoa học công nghệ và tay nghề lao động cũng khiến cho nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh kém so với các nền kinh tế trong khu vực. Thứ tƣ, việc tham gia AEC cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển. Tuy nhiên, trong những năm tới, Việt Nam cũng đứng trƣớc sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực cạnh tranh. Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rƣờm rà gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng 33
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử nhƣ việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nƣớc ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. Bảng 2. Xếp hạng về thể chế của Việt Nam Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới Thứ năm, khi gia nhập AEC, bên cạnh nhiều cơ hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng gặp nhiều nguy cơ bị mất thị trƣờng nội địa. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nƣớc cần phát huy tinh thần chủ động, phải hành động để trƣớc mắt là giữ thị trƣờng trong nƣớc. Thứ sáu, đối mặt với cạnh tranh là sự di chuyển lao động chất lƣợng. Lao động có kỹ năng tự do di chuyển có thể dẫn đến chảy máu chất xám. Theo thống kê có 20% lao động Việt Nam có kỹ năng chuyên môn, nhƣ vậy có nghĩa khi lao động đƣợc tự do di chuyển, lao động có kỹ năng của Việt Nam có khả năng đi ra bên ngoài vì đƣợc trả lƣơng cao, hoặc hƣớng tới các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài ngay tại Việt Nam, hoặc lao động có kỹ năng của nƣớc ngoài sẽ thâm nhập vào các vị trí của Việt Nam. 5. Một số khuyến nghị đối với Nhà nƣớc và các doanh nghiệp trong việc chủ động khai thác cơ hội và cách thức vƣợt qua những thách thức khi Việt nam gia nhập AEC 5.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước Xây dựng các kênh tham vấn doanh nghiệp thƣờng xuyên và hiệu quả hơn không chỉ cho quá trình đàm phán các hiệp định mà còn cả quá trình thực thi các cam kết thƣơng mại. 34
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Tận dụng đƣợc lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên dồi dào để chuyển dịch lên chuỗi giá trị cao hơn thông quan việc chú trọng vào các ngành/ sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tránh bẫy thu nhập trung bình. Phải cải thiện thể chế quốc gia (quản trị hành chính và thị trƣờng các yếu tố sản xuất), phát triển nguồn nhân lực (hệ thống giáo dục và đào tạo) và nâng cấp cơ sở hạ tầng (nâng cấp hệ thống giao thông, điện, nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải ) Đảm bảo hài hòa các cam kết, các tuyến hội nhập để ngăn chặn các tác động không mong muốn có thể làm méo mó phân bố nguồn lực. Hơn nữa cần gắn quá trình tự do hóa với tăng cƣờng hợp tác để không chỉ thúc đẩy cải cách kinh tế trong nƣớc mà còn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng với các thành viên ASEAN khác. Từ đó đẩy mạnh tự dó hóa đầu tƣ, thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn bên ngoài có chất lƣợng vào Việt Nam. Trong quá trình tự do hóa đầu tƣ cần chú ý giảm thiểu chi phí điều chỉnh, giam thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng, giảm thiểu bất ổn kinh tế vĩ mô và rủi ro xã hội. Không thu hút ồ ạt tất cả các nguồn vốn đầu tƣ mà phải thu hút một cách có chọn lọc, chất lƣợng và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội. Nâng cao nhận thức của các sở ban ngành và nhân dân về tầm quan trọng của hội nhập AEC để tận dụng tốt nhất những lợi thế do AEC mang lại. 5.2. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các nội dung và cam kết của các hiệp định có hiệu lực trong AEC để tận dụng các cơ hội và thách thức từ việc thực thi các hiệp định này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới lộ trình thực hiện các mục tiêu tƣơng lai của AEC để có sự chuẩn bị sẵn sàng từ đó đƣa ra định hƣớng đúng, và chiến lƣợc kinh doanh hợp lý. Các doanh nghiệp Việt Nam phải thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng và sức mạnh cạnh tranh của hàng xuất khẩu nhất là các tiêu chí về quy tắc ứng xử để đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế quan. Để năng cao năng lực quản trị, các doanh nghiệp cần phải hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro, biến động thị trƣờng nhƣ thị trƣờng kì hạn, bảo hiểm, công cụ phái sinh Bên cạnh đó, nhận thức và đảm bảo các tiêu chuẩn, hàng rào kĩ thuật nhất là các thị trƣờng phát triển, mở rộng thị trƣờng dựa trên các cam kết cà lợi thế so sánh, tham gia sản xuất kinh doanh theo phân khúc, mạng, chuỗi. Đặc biệt các doanh nghiệp phải chuyển từ các hình thức cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh phi giá. 6. Kết luận Nhìn chung trong suốt quá trình các nƣớc ASEAN đã cùng nhau nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để biến ASEAN thành khu vực đầu tƣ hấp dẫn nhất. Các hiệp định đầu tƣ cũng nhƣ sự hình thành AEC kì vọng sẽ giúp ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng thúc đẩy đầu tƣ nội khối và ngoại khối. Việt Nam đƣợc đánh giá là một thị trƣờng đầu tƣ đầy tiềm năng trong khu vực, vì thế chúng ta cần nắm bắt đƣợc cơ hội và nhận diện những khó khăn khi gia nhập AEC để tận dụng tốt nhất tự do hóa đầu tƣ trong AEC để phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN Investment Statistics Database (Cập nhật ngày 20/07/2015) [2] [3] Ban thƣ kí ASEAN (1987), Hiệp định khuyễn khích và bảo hộ đầu tƣ, Jakarta 35
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [4] Ban thƣ kí ASEAN (1997), Hiệp định khung về Khu vực đầu tƣ ASEAN, Jakarta [5] Ban thƣ kí ASEAN (2009), Hiệp định đầu tƣ toàn diện, Jakarta. [6] VEPR (08/2014), Tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN: kinh nghiệm hội nhập và những thách thức đối với Việt Nam. [7] Viện Ngân hàng Tài chính - Đại học Kinh tế Quốc dân (2014), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: ― Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam‖. [8] 36