Ứng dụng blockchain trong hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

pdf 4 trang Gia Huy 24/05/2022 3230
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng blockchain trong hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_blockchain_trong_hoat_dong_cua_ngan_hang_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Ứng dụng blockchain trong hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  1. ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Lê Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Thúy Vi, Phạm Huỳnh Trung Tín Khoa Tài chính Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD Th V Tường Oanh T TẮT Trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, “blockchain” (chuỗi khối) được xem là công nghệ "then chốt" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực tế, tiết kiệm không gian lưu trữ và có tính bảo mật cao, công nghệ blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Bài viết giới thiệu về blockchain, một số trường hợp ứng dụng trong ngành Ngân hàng cũng như những thách thức và kiến nghị trong thời gian tới. Từ kh a Bảo mật, minh bạch, ngân hàng, thanh toán, ứng dụng. 1 CƠ SỞ UẬN 1.1 Blockchain là gì? Blockchain như một cuốn sổ cái kế toán công cộng. Trong đó, mọi thông tin được lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn, không thể nào thay đổi hay gian lận được. Đây là một công nghệ mới, giúp cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của cách lưu trữ và trao đổi thông tin truyền thống. Bởi lý do này, mà Blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục, 1.2 Sự cần thiết của công nghệ Blockchain Các ngân hàng thường đóng vai trò trung gian trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý và điều phối hệ thống tài chính thông qua sổ cái nội bộ của họ. Vì các sổ cái này không công khai để khách hàng kiểm tra, nên buộc phải tin tưởng vào các ngân hàng và cơ sở hạ tầng thường lỗi thời của họ. Công nghệ Blockchain có khả năng cải tiến không chỉ thị trưòng tiền tệ mà cả ngành ngân hàng nói chung bằng cách xoá bỏ những ngưòi trung gian này và thay bằng một hệ thống không cần dựa trên sự tin cậy, minh bạch, không bị cản trở về biên giới mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập. Blockchain có khả năng tạo ra các giao dịch nhanh chóng hơn và ít chi phí hơn, tăng khả năng tiếp cận vốn, nâng cao bao mật dữ liệu, thực thi các thoả thuận không cần sự tin cậy thông qua hợp đồng thông minh và giúp việc tuân thủ trở nên dễ dàng hơn cũng như nhiều ưu điểm khác. Ngoài ra, nhờ vào tính chất đổi mới của Blockchain, các sự tương tác giữa các khối tài chính cơ sở mới có thể có khả năng dẫn đến các loại dịch vụ tài chính hoàn toàn mới. 1190
  2. 1.3 Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ Blockchain Công nghệ blockchain có khả năng tối ưu hóa cơ sở hạ tầng toàn cầu để giải quyết các vấn đề quốc tế hiệu quả hơn nhiều các hệ thống hiện hành trong bối cảnh hiện nay. Dưới đây là tất cả những lợi ích to lớn mà công nghệ Blockchain đem lại cho chúng ta Tính minh bạch: Blockchain cung cấp nhiều bước tiến to lớn trong việc cải thiện tính minh bạch khi so sánh với cách thức ghi chép hồ sơ và sổ cái hiện hành trong nhiều ngành công nghiệp. Loại bỏ đơn vị trung gian: Các hệ thống xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain cho phép loại bỏ các đơn vị trung gian liên quan đến hoạt động lập hồ sơ và chuyển giao tài sản. Niềm tin: Các hệ thống xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain gia tăng niềm tin giữa các bên giao dịch nhờ tính minh bạch được cải thiện và mạng lưới phi tập trung đồng thời loại bỏ các đơn vị trung gian tại những quốc gia nơi người – khó lòng tin tưởng vào các đơn vị trung gian trong giao dịch. Blockchain cho phép loại bỏ các đơn vị trung gian nhưng vẫn duy trì sự tin tưởng và độ bảo mật giữa mọi người tham gia giao dịch. Độ bảo mật: Dữ liệu nhập vào Blockchain sẽ không thể sửa đổi, nhờ đó tránh được tình trạng gian lận qua việc ngụy tạo giao dịch và lịch sử dữ liệu. Các giao dịch đưa vào Blockchain sẽ tạo nên một lịch sử hoạt động rõ ràng từ điểm khởi đầu của Blockchain, cho phép dễ dàng thẩm tra và kiểm kê mọi giao dịch. Tiềm năng ứng dụng rộng: Đa phần mọi giá trị đều có thể được lập hồ sơ dựa trên Blockchain và nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực công nghiệp đã phát triển các hệ thống dựa trên công nghệ Blockchain. Công nghệ dễ tiếp cận: Cùng với tiềm năng ứng dụng rộng rãi, công nghệ Blockchain còn giúp việc tạo lập các ứng dụng dễ dàng hơn, nhờ các bước tiến hiện nay như nền tảng Ethereum, mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng. Tiết kiệm chi phí: Sổ cái thiết lập trên nền tảng Blockchain cho phép loại bỏ đơn vị trung gian và các lớp xác nhận trong giao dịch. Các giao dịch, dù cần nhiều sổ cái riêng biệt, đều có thể được thiết lập trên một số cái chung, từ đó giảm thiểu chi phí kiểm nhận, xác thực và thẩm tra một giao dịch trên các tổ chức khác nhau. Tăng tốc độ giao dịch: Khả năng loại bỏ đơn vị trung gian và thiết lập trên sổ cái phân tán cho phép tăng tốc độ giao dịch cao hơn so với nhiều hệ thống hiện có. 2 THỰC TRẠNG Tại Việt Nam, blockchain được kỳ vọng mang lại rất nhiều lợi ích và thay đổi căn bản hệ thống tài chính - ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên có thể thấy cho đến nay việc ứng dụng công nghệ này trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ đầu phát triển. Những bước tiến đạt được đến nay vẫn còn khá khiêm tốn: – Tháng 7/2018, NAPAS và 3 ngân hàng gồm: VietinBank – VIB – TPBank đã tiến hành thử nghiệm chuyển tiền bằng công nghệ. Theo công bố kết quả thử nghiệm cho thấy: các nghiệp vụ chính xử lý giao dịch, đối soát, tra soát tức thời đã có thể được thực hiện trên Blockchain chỉ sau 4 tuần. 1191
  3. – Tháng 7/2019, HSBC thực hiện thành công giao dịch L/C trên nền tảng blockchain giữa CTCP phần Sản xuất Nhựa Duy Tân của Việt Nam và công ty INEOS Styrolution Korea của Hàn Quốc. Theo thông tin được công bố, giao dịch được tiến hành từ đầu tới cuối trên một ứng dụng chia sẻ duy nhất là Voltron. Toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ, thay vì 5 - 10 ngày như phương thức truyền thống. – Cũng trong tháng 7/2019, FPT và Công ty Thương mại điện tử Bảo Kim đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giải pháp công nghệ Blockchain - Akachain vào việc xác thực thông tin khách hàng. Theo kế hoạch, giải pháp sẽ được ra mắt trong quý III/2019. Để phát triển Blockchain, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đã đang và sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách tập trung vào 3 vấn đề chính gồm: + Hiện nay, Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể về các công nghệ mới, trong đó có Blockchain và KYC nên gây ra khó khăn cho các ngân hàng đang muốn xem xét triển khai trên thực tế. + Bản thân công nghệ Blockchain hiện nay trên thế giới vẫn chưa hoàn thiện: Theo đánh giá, trình độ phát triển của công nghệ blockchain ở thời điểm hiện tại được so sánh với Internet cuối những năm 1990. + Nguồn nhân lực chất lượng cao cho blockchain còn thiếu: Blockchain là một công nghệ mới trên toàn cầu và còn rất mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng không nhiều, đặc biệt ngành tài chính ngân hàng hiện nay không còn là điểm đến ưa thích của các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ. 3 Đ NH GI THỰC TRẠNG Công nghệ Blockchain đang thực sự mở ra một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nó có tác động to lớn đến quy trình xác nhận giao dịch, quản lý tiền mặt, tối ưu hoá tài sản cũng như các quy trình kinh doanh khác. Chúng ta có thể thấy rõ rằng, nhiều ngân hàng đã bắt đầu tạo ra các giao dịch của riêng họ và sẵn sang sử dụng công nghệ Blockchain cho các giao dịch hiện nay và xu hướng này dường như ngày càng phổ biến hơn. Đến nay, blockchain đã hoàn toàn vượt khỏi quan niệm là “một ý tưởng viển vông cho ngành ngân hàng”. Công nghệ này đã, đang và sẽ tiếp tục được áp dụng thành công ở nhiều ngân hàng và các lĩnh vực khác trong cuộc sống. “Hiện nay đã có những Công ty rất mạnh về Fintech và hầu hết đều áp dụng Blockchain. Khi ứng dụng Blockchain, các hoạt động như thanh toán, thế chấp sẽ làm cho tính minh bạch cao hơn do phân quyền cho người dùng nhiều hơn. Trong khi đó, các ngân hàng lại gặp khó khăn hơn trong việc trung chuyển tiền so với fintech ứng dụng Blockchain”, Ông Trần Anh Tú, Giảng viên Khoa An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật Mật mã cho biết. Việt Nam với hơn 90 triệu dân, phần lớn là người trẻ, 80 - 90% dân số sử dụng internet, smartphone và mạng xã hội nhưng chỉ có 30% dân số sử dụng thẻ ngân hàng và 3% sử dụng thẻ tín dụng. Đây chính là một thị trường vô cùng tiềm năng để các doanh nghiệp Fintech, các công ty khởi nghiệp tìm 1192
  4. kiếm cơ hội kinh doanh, bắt kịp với xu hướng của thế giới. Điển hình trong tháng 7/2018, NAPAS đã phối hợp cùng ba ngân hàng VietinBank, VIB và TPBank, thực hiện thử nghiệm thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain sau bốn tuần triển khai Điều này cho thấy, công nghệ này đang dần trở nên phổ biến và các ngân hàng không nằm ngoài xu thế. 4 GIẢI PH P Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển các ứng dụng dùng công nghệ Blockchain. Nhưng để khai thác hiệu quả thị trường này, rất cần nhiều giải pháp mang tính chiến lược, từ cả cấp quản lý đến tất cả các thành phần liên quan: – Cần học hỏi bạn bè quốc tế để lấy kinh nghiệm trước khi triển khai ứng dụng Blockchain. – Thiết lập một Blockchain dùng để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu trước khi phát hành ra công chúng (IPO). – Cách nhận diện, nghiên cứu, hoặc khai thác bước đầu trên khắp địa hạt kinh tế tài chính. – Thành lập một đội tập trung riêng vào Blockchain và đặt lộ trình Blockchain hóa hệ thống. – Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ mới để định danh khách hàng (KYC) thử nghiệm và đầu tư hoàn thiện hơn. – Thực hiện phân bổ nguồn lực về con người và hạ tầng để phát triển công nghệ mới. – Hợp tác đầu tư với các công ty công nghệ chuyên về mảng Blockchain có thể giúp các NHTM hạn chế được các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. – Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp để xây dựng nhanh mạng lưới kinh doanh và các ứng dụng phân tán nhờ công nghệ chuỗi khối của Blockchain. T I IỆU TH KHẢ [1] Giang Thị Thu Huyền (2018), Công Nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng, số 193, tháng 6/2018. [2] Tài liệu Hội thảo “Blockchain - Công nghệ cho tương lai và nghiên cứu tình huống đối với ngân hàng” của công ty Infinity Blockchain Labs. [3] banking-industry [4] tcnh-va-khuyen-nghi-doi-voi-VN.aspx [5] [6] [7] nay.html [8] 1193