Ứng dụng fintech trong phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 990
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng fintech trong phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_fintech_trong_phat_trien_tai_chinh_toan_dien_tai_mo.pdf

Nội dung text: Ứng dụng fintech trong phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

  1. ỨNG DỤNG FINTECH TRONG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Phạm Thị Huyền Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Trên thế giới có khoảng 2 tỷ người không có tài khoản ngân hàng và hoàn toàn dựa vào tiền mặt, tuy nhiên, nhiều người trong số này lại có điện thoại di động. Và kết quả to lớn nhất của Fintech (Financial technology) chính là tài chính toàn diện. Theo đó, sự phát triển mạnh mẽ cuả các doanh nghiệp Fintech đã tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được các dịch vụ tài chính và làm phát triển tài chính toàn diện. Vai trò của tài chính toàn diện là hết sức to lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam mức độ tiếp cận tài chính còn ở tỷ lệ thấp, khoảng 90% giao dịch người dân vẫn là giao dịch tiền mặt, chỉ có 39,8% người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính. Đặc biệt, 69% dân số ở khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra một số khuyến nghị để ứng dụng Fintech vào phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Fintech, doanh nghiệp Fintech 1. Khái niệm và vai trò của Fintech trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện Khái niệm Fintech Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra. Biểu hiện của cuộc cách mạng 4.0 này là Công nghệ thông tin và Internet đang đổ bộ vào hầu hết các khu vực trên thế giới ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Ngành tài chính - ngân hàng, một trong những ngành kinh tế hiện đại, tất nhiên cũng không nằm ngoài xu thế này. Các ứng dụng công nghệ thông tin như những con sóng mới làm thay đổi toàn bộ mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính đã có từ hàng trăm năm nay. Thuật ngữ Fintech ra đời từ những con sóng đó. Fintech - viết tắt của từ Financial Technology - có nghĩa là Công nghệ tài chính. Hiểu đơn giản như trên, Fintech đề cập đến việc tận dụng sáng tạo công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính. Ở phương diện đầy đủ hơn, theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post, Fintech được định nghĩa là một ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Fintech là các ứng dụng, qui trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính, bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính bổ sung và được cung cấp như một qui trình ‘từ đầu cuối tới đầu cuối’ qua mạng internet. Khác với thị trường tài chính truyền thống gồm hai đối tượng các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán ) và khách hàng, đối tượng của Fintech gồm 3 bên (các định chế tài chính, các doanh nghiệp Fintech, và khách hàng) tác động qua lại lẫn nhau. Qua đó, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ tài chính trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management), Các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro, không những thế Fintech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng. 507
  2. Vai trò của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện Với những ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, Fintech không những giúp giảm chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng, bên cạnh các mô hình ngân hàng truyền thống. Ở các quốc gia đang phát triển, nhiều người không có tài khoản ngân hàng cũng thường có rất ít hoặc không có lịch sử tín dụng. Những khách hàng này thường có xu hướng bị “loại” và khó có thể được chấp nhận theo các phương thức cho vay và bảo lãnh truyền thống. Nguyên nhân là do các tổ chức tín dụng thiếu thông tin để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, cũng như những khách hàng nầy khó để chứng minh sự đáng tin cậy của mình. Tuy nhiên, hiện nay một số tổ chức tín dụng đã tiến hành hợp tác cùng các doanh nghiệp Fintech để khai thác những cách tiếp cận mới và quản lý rủi ro. Bằng cách mở khóa các nguồn dữ liệu mới, những cá nhân chưa có lịch sử tín dụng có thể được hưởng quyền tiếp cận tương tự đối với những nguồn hỗ trợ tài chính một cách bình đẳng hơn. Nhiều ứng dụng đã được áp dụng nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính dành cho những khách hàng không có khả năng tiếp cận như: thử nghiệm tâm lý học (kiểm tra tính cách cung như các phản ứng trước các tình huống); chấm điểm tín dụng dựa vào dữ liệu trên điện thoại thông minh như thông tin về cuộc gọi, lịch sử tin nhắn, vị trí địa lý, danh bạ, lịch sử web ; hay áp dụng cho vay ngang hàng - một mô hình dịch vụ tín dụng mới kết nối trực tiếp người cho vay và đi vay, xử lý toàn bộ quá trình cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến. Ứng dụng Fintech giúp các tổ chức tài chính giảm chi phí bằng cách thiết lập các kênh phân phối hiện đại như: ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking, Call-center, TV-Banking, hay Facebook Banking. Các kênh phân phối hiện đại này giúp các tổ chức tài chính tiết kiệm chi phí nhưng lại tạo ra sự thuận tiện và chủ động cho khách hàng. Theo báo cáo Mobile Banking năm 2015 của KPMG, Mobile Banking là kênh phân phối dịch vụ tiết kiệm chi phí nhất. Cụ thể, có với các kênh khách kênh Mobile Banking giúp tiết kiệm chi phí đến 43 lần so với 1 chi nhánh, 13 lần so với Call-center, 13 lần so với ATM, và 2 lần so với Internet Banking. Từ việc mở rộng đối tượng khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí, việc áp dụng Fintech sẽ làm cho tổng tài sản của các tổ chức tài chính sẽ tăng. Ngoài ra, các chủ thể khác cũng sẽ được hưởng lợi từ Fintech. Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm 25 nghìn tỷ giờ lao động mỗi năm bằng cách chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang các hình thức thanh toán kỹ thuật số. Chính phủ của các quốc gia mới nổi có thể thu được 110 tỷ USD mỗi năm do các hình thức thanh toán kỹ số sẽ làm giảm tình trạng thất thu thuế và thất thoát trong chi tiêu chính phủ. Áp dụng và sử dụng rộng rãi Fintech có thể giúp tăng GDP của tất cả các quốc gia mới nổi lên 6% tương đương 3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Giá trị này tương đương với quy mô của nền kinh tế Đức hoặc lớn hơn tổng GDP của các quốc gia thuộc Châu Phi. Đáng chú ý, GDP tăng thêm này có thể tạo thêm 95 triệu việc làm mới trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Ngoài ra, công nghệ sẽ thúc đẩy sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính. Các sản phẩm dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ sẽ giúp các tổ chức tài chính đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng và tiếp cận được nhiều hơn các đối tượng khách hàng khác nhau. Từ đó, gia tăng sức cạnh tranh cũng như thu nhập của tổ chức mình và tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng. 2. Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có 59% dân số có tài khoản ngân hàng chính thức nên tài chính công nghệ với việc tận dụng nền tảng công nghệ và kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí thấp hơn, rộng hơn và tiếp cận tốt hơn có vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, đây cũng là cơ hội để Fintech phát triển nhưng cũng là thách thức. Những cơ hội để phát triển Fintech tại Việt Nam Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ cơ cấu dân số vàng, 62% dân số trong độ tuổi 15-54 và 69,3% dân số trong độ tuổi 15-64. Rõ ràng những những trong độ tuổi này dễ dàng tiếp cận với công nghệ, internet và điện thoại di động. Hơn thế nữa, Việt Nam có khoảng 36% dân số có 508
  3. điện thoại thông minh và tỷ lệ này sẽ cao hơn nhiều ở khu vực thành thị. Theo nghiên cứu từ DI Marketing, sẽ có 9 trong số 10 người dùng điện thoại thông minh thì chỉ dùng cho việc truy cập internet của họ. Như vậy, với dân số trẻ và tỷ lệ dùng điện thoại di động, internet cao thì Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho cuộc cách mạng Fintech. Hiện Việt Nam đang có tới 60 triệu Smartphone, nhưng hiện tại mới chỉ có dưới 30% người dùng Mobile sử dụng các ứng dụng của ngân hàng. Dưới đây là biểu đồ tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Việt Nam. Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ sử dụng ứng dụng Ngân hàng là thấp nhất trong số các ứng dụng được thống kê. Hình 1: Tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên Smartphone Nguồn: Vietnam digital landscape 2018 Đặc biệt, có hơn 50 triệu thẻ ATM được sử dụng tại Việt Nam, trong đó có 8 triệu thẻ Visa quốc tế, nhưng có tới 95% dùng để rút tiền mặt và chỉ có 5% sử dụng thẻ POS. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán của cá nhân tại Việt Nam hiện ở mức 90%. Hình 2: Tỷ lệ người dân trên 15 tuổi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Nguồn: Vietnam digital landscape 2018 509
  4. Qua biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ có tài khoản ngân hàng là 30% nhưng các tỷ lệ khác là rất thấp như tỷ lệ có thẻ tín dụng chỉ lầ 2%, tỷ lệ sử dụng chuyển và nhận tiền qua điện thoại mới chỉ là 0,5%, tỷ lệ mua hàng trực tuyến và thực hiện thanh toán hóa đơn trực tuyến là 9%, tỷ lệ nữ giới thực hiện thanh toán qua internet là 8%, đối với nam giới là 11%. Do dân số đông và tỷ lệ tiếp cận tài chính tương đối thấp nên Việt Nam nằm trong số 25 quốc gia mà Ngân hàng Thế giới đang tập trung thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua chương trình “Tiếp cận tài chính toàn cậu (UFA)” vào năm 2010 nhằm tìm cách đưa 2 tỷ khách hàng từ không có tài khoản thành có tài khoản ở hệ thống tài chính chính thức Ngoài ra, Việt Nam còn có một lĩnh vực Fintech tương đối non trẻ và vì vậy có rất nhiều cơ hội để phát triển. Theo thống kê, thị trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biệt, các Doanh nghiệp Fintech hiện nay mới chủ yếu tập trung vào một số ít ngành nhất định, còn nhiều ngành khác còn chưa có sự đầu tư như kêu gọi vốn cộng đồng, tín dụng. Những thách thức để phát triển Fintech tại Việt Nam Cơ hội để phát triển Fintech tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên thách thức đối với Fintech tại thị trường Việt Nam cũng không hề ít. Những thách thức đáng kể đến như: Khung khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cho Fintech phát triển: Các chính sách phát triển Fintech thông qua các Chương trình, Đề án rất quan trọng đối với phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển Fintech nói riêng. Tuy vậy, khung khổ pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác. Số lượng ít các doanh nghiệp tham gia vào Fintech: Các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu và số lượng tham gia còn khá ít so với các nước. Hoạt động của Fintech chủ yếu là hoạt động thanh toán; các dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý danh tính, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý kinh doanh; bảo hiểm, bảo lãnh phát hành; dịch vụ tư vấn tài chính tự động, cần được phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, doanh nghiệp Fintech và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Fintech. Đặc biệt là ý thức người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn chế cả về thói quen cũng như ý thức. Thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân nên việc thay đổi thói quen này là cả một khó khăn đối với các doanh nghiêp Fintech. Hơn thế nữa, người dân lại chưa có ý thức bảo mật những thông tin của cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng cũng như các tổ chức tài chính. Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam Tại Việt Nam, Fintech vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu nhưng phát triển nhanh chóng với khoảng có khoảng 80 doanh nghiệp Fintech hoạt động tại các phân khúc khác nhau bao gồm thanh toán, cho vay, blockchain và sinh trắc học. Nếu như năm 2016, Fintech mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thanh toán thì đến nay, các doanh nghiệp Fintech đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các lĩnh vực khác. Và các doanh nghiệp Fintech trong không gian thanh toán kỹ thuật số nói riêng, đã phát triển về số lượng và chất lượng tại Việt Nam. Hiện tại chúng chiếm 47% tổng số khởi nghiệp Fintech. Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của làn sóng Fintech trên thế giới và Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này gia nhập thị trường. Năm 2007, NHNN bắt đầu thử nghiệm cho phép nhiều doanh nghiệp không phải NHTM cung ứng dịch vụ thanh toán để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời điểm đó, các doanh nghiệp đi đầu trong thị trường là Mobivi, Payoo, VNPay, Smartlink, M-service, VNPT Epay, Ngân lượng và ECPay. Hiện nay, dịch vụ này chính thức được cấp phép và số lượng doanh nghiệp Fintech 510
  5. trong lĩnh vực thanh toán đã tăng lên từ 9 doanh nghiệp ban đầu lên con số 20 công ty, chiếm 56% thị phần Fintech tại Việt Nam. Dòng vốn đổ vào Fintech năm 2016 chỉ là 129 triệu USD thì sang năm 2017 là 150 tỷ USD. Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã làm cho các chuyên gia trong ngành tin rằng sự phát triển của Fintech có thể mang lại những nguy cơ nhất định liên quan đến với sự phát triển của doanh nghiệp họ. Dưới đây là biểu đồ thể hiện phần trăm các Ngân hàng, dịch vụ Fintech mà khách hàng sẵn sàng hợp tác. Lĩnh vực đầu tiên là thanh toán, kế tiếp là quỹ chuyển đổi, tài chính cá nhân, cho vay cá nhân, gửi tiền/tiết kiệm truyền thống, bảo hiểm, quản lý sức khỏe. Hình 3: Biểu đồ thể hiện lĩnh vực mà Fintech sẵn sàng hợp tác 3. Kinh nghiệm phát triển Fintech tại một số quốc gia trên thế giới - Campuchia Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra thì Fintech có thể làm tăng GDP khoảng 6%, có tiềm năng tạo ra hơn 1,7 tỷ đô la trong các luồng thanh toán điện tử bổ sung, thúc đẩy hơn 2,5 tỷ đô la trong việc tăng tín dụng bổ sung và huy động hơn 500 triệu đô la tiết kiệm tại Campuchia. Tài chính toàn diện ở Campuchia là chưa thực sự phát triển nhưng từ việc Campuchia áp dụng thanh toán di động cho các dịch vụ chuyển tiền, cùng với mạng lưới các tổ chức tài chính vi mô rộng khắp đã đặt nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ Fintech. Bằng việc tổ chức các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức và chính các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng đang đầu tư mạnh vào các sản phẩm Fintech đã cho thấy Campuchia có nhiều cơ sở hạ tầng để hỗ trợ Fintech phát triển. Theo báo cáo của ADB, hiện Campuchia chỉ 16% dân số có quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính, trong khi chỉ có 5 phần trăm dân số có tài khoản tiết kiệm chính thức. Như vậy, điều quan trọng nhất là làm thế nào để thuyết phục người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này thì Campuchia đã tổ chức các buổi tọa đàm mang tính chất giáo dục về giá trị của Ngân hàng. Thông qua các buổi giáo dục này đã làm cho khách hàng tin tưởng vào tổ chức tài chính và các sản phẩm của họ. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Campuchia (NCB) cũng đã tạo điều kiện cho Fintech phát triển nhằm hỗ trợ tài chính toàn diện phát triển. NCB nhận ra rằng Fintech là chìa khóa để tiếp cận không giới hạn nên NCB đang tìm cách hỗ trợ các tổ chức Fintech như đã tạo ra một môi trường cho phép các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản phát triển dịch vụ thanh toán. Ngoài đóng vai trò là người điều tiết, là ngân hàng của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư và là cơ quan quản lý thì NCB phải đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc phát triển tài chính toàn diện. Do đó, NCB đã dành riêng để phát triển chiến lược lồng ghép tài chính quốc gia, khu vực tư nhân phải đi đầu trong việc hàng triệu người Campuchia trưởng thành vẫn chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức. Một hỗ trợ nữa để giúp cho Fintech tại Campuchia phát triển đó là Hiệp hội Fintech đã được thành lập. Hiệp hội ra đời đã xuất phát từ ý tưởng xây dựng một trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông ở Campuchia và thực tế cho thấy rằng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng phần 511
  6. cứng, nhưng nó sẽ không hoàn thiện nếu không có phần mềm. Hơn thế nữa Ngân hàng trung ương Campuchia mong muốn áp dụng Fintech để người dân có thể tiếp cận được với các dịch vụ tài chính nhiều hơn, từ đó giúp xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân và sâu xa hơn là phát triển đất nước từ một quốc gia có thu nhập trung bình thành một quốc gia có thu nhập khá nên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Fintech phát triển. - Kenya Kenya là một trong những quốc gia được xem là phát triển tài chính thông qua hệ thống điện thoại di động. Mô hình này tại Kenya đang ngày càng xác định được vị thế của mình đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp trong nước. Và lĩnh vực Fintech của Kenya được coi là quốc gia phát triển nhất khu vực Châu Phi. Hiện nay, tại Kenya có tất cả 14 nhóm ngành mà Fintech đã phát triển như ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, chấm điểm tín dụng Được thể hiện qua hình sau: Hình 4: 14 nhóm ngành mà Fintech đã phát triển về tài chính toàn diện ở Kenya Nguồn: urbankenyans.com/fintech-companies-kenya/ Kenya là nơi sinh ra một số ý tưởng Fintech mang tính chất đột phá như thiết kế sản phẩm, đầu tư xây dựng thương hiệu hay chính sự phù hợp về văn hóa cũng như chi phí. Theo những chuyên gia ngành Fintech tại Kenya thì kênh truy cập sản phẩm cần phải đơn giản và có sẵn cho đa số người dân và USSD được coi là kênh ưa thích nhất do có khả năng sử dụng trên cả điện thoại tính năng và điện thoại thông minh. Ngoài ra, thiết kể sản phẩm cần phải trực quan và giải quyết một số vấn đề trên thị trường. Minh họa cho điều này, Kopo Kopo đã hiển thị rõ ràng chi phí của mỗi dịch vụ để tránh mọi bất ngờ, và Kopo Kopo thu hút khách hàng trong các cuộc trò chuyện bằng lời nó để đánh giá sự hiểu biết về các điều khoan và điều kiện dịch vụ của mình. Đặc biệt Kopo Kopo cũng cẩn thận sử lý dữ liệu khách hàng bằng cách sử dụng các giao thức bảo mật dữ liệu cấp cao. Kenya là nơi sinh ra Mpesa - nơi giá trị giao dịch của Mpesa chiếm 10% trong tất cả các giao dịch tiền điện thoại di động toàn cầu. Michael Joseph, người tiên phong của M-Pesa tuyên bố rằng các nhà đầu tư phải có khả năng liên kết với người dùng cuối. "Chúng tôi đã phải đầu tư vào việc thay đổi cuộc sống, nếu không, tại sao phải bận tâm." Ông Joseph là người sáng lập các nhà khai thác viễn thông Safaricom và Vodacom và là nhà đầu tư ban đầu của M-Pesa, nền tảng 512
  7. mà ông đã giúp xây dựng. Nhận thức được điều này, hơn 40 tổ chức hàng đầu, bao gồm FMO, đã tham gia để phát triển một bộ hướng dẫn cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc tài trợ cho các dịch vụ Fintech bao gồm cả tài chính trách nhiệm. Cách các tổ chức này xác định và xử lý các vấn đề mà ngành Fintech phải đối mặt sẽ cho phép cộng đồng nhà đầu tư xác định tốt hơn các cơ hội mới và quản lý rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, Kenya có một chính sách và chế độ điều tiết vẫn đang nặng về thói quen dùng tiền mặt. Do đó, một đạo luật mới cần phải được ban hành để điều tiết ngân hàng ảo này. Hơn thế, Kenya cần củng cố lợi ích của mình bằng cách mở ra chính sách và khung pháp lý để dễ dàng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của “Fintech Innovation”. 4. Bài học cho Việt Nam Fintech có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trên cơ sở phân tích cơ hội, thách thức và thực trạng phát triển Fintech ở Việt Nam, các bài học kinh nghiệm phát triển Fintech tại Campuchia và Kenya, bài nghiên cứu đề xuất một số bài học để thúc đẩy vai trò của Fintech đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam. Thứ nhất, hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Để lĩnh vực này phát triển đúng hướng thì cần có sự hướng dẫn và tư vấn đúng đắn từ các tổ chức tài chính, chuyên gia và nhà đầu tư. Thứ hai, để ứng dụng và phát triển hơn nữa Fintech nhằm hướng tới tài chính toàn diện đòi hỏi phải có chính sách quản lý tạo thuận lợi để cho sự phát triển của thị trường, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng, có tính dự đoán cho sự phát triển lành mạng của thị trường, giúp cho các nhà cung ứng dịch vụ có cơ hội đưa ra thị trường các giải pháp sáng tạo, sản phẩm/dịch vụ khả thi, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo lòng tin từ phía người sử dụng dịch vụ để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ. Thứ ba, hiện ở nhiều vùng miền của Việt Nam nơi hạ tầng tài chính, mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thưa thớt, người dân chưa có hiểu biết về công nghệ, kiến thức tài chính thì việc khuyến khích khách hàng sử dụng ngay dịch vụ ngân hàng di động là cách tiếp cận khó khăn, chưa tối ưu trong việc tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Do đó, cần phải xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, từng bước giúp người dân ở những địa bàn này làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng, hiểu biết hơn về những sản phẩm dịch vụ từ đó tự tin hơn và dễ dàng chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động nhiều hơn. Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần phát huy vai trò hơn nữa trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phổ cập giáo dục tài chính. Có thể học tập Campuchia về việc thành lập hiệp hội Fintech để hỗ trợ doanh nghiệp Fintech phát triển từ đó tiến tới tài chính toàn diện. Hay đưa ra những quy định, thông tư nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp Fintech hoạt động một cách rõ ràng, minh bạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Nguyễn Văn Tâm, Phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam - cơ hội và thách thức 2. Vietnam digital landscape 2018 3. Pwc(2017) Global Fintech Report 4. 5. 6. 7. 8. 9. 513