Ứng dụng lý thuyết kỳ vọng trong nghiên cứu quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà Nội

pdf 15 trang Gia Huy 2960
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng lý thuyết kỳ vọng trong nghiên cứu quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_ly_thuyet_ky_vong_trong_nghien_cuu_quyet_dinh_khoi.pdf

Nội dung text: Ứng dụng lý thuyết kỳ vọng trong nghiên cứu quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên kinh tế Hà Nội

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT KỲ VỌNG TRONG NGHIÊN CỨU QUYẾT ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN KINH TẾ HÀ NỘI TS. Hoàng Thị Lan Hương1, Nguyễn Thị ThanhH uyền, Ngô Quốc Trung, Phạm mỹ Linh, Nguyễn Thu Trang Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Thông qua khảo sát hơn 400 sinh viên khối ngành kinh tế thuộc 4 trường đại học ở Hà Nội (Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính), kết hợp với việc ứng dụng Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom, nhóm tác giả đã tiến hành kiểm định ba nhóm giả thuyết liên quan tới i) Các yếu tố nội tại của bản thân với quyết định khởi sự kinh doanh; ii) Các yếu tố bên ngoài với quyết định khởi sự kinh doanh; và iii) Các yếu tố kỳ vọng và quyết định khởi sự kinh doanh. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các nhóm yếu tố trên đều thể hiện mối quan hệ thuận chiều (thúc đẩy) tới quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Trong đó, yếu tố kỳ vọng tác động mạnh nhất bao gồm kỳ vọng về vị trí xã hội của bản thân, sự phát triển của ngành, khả năng lãnh đạo, khả năng kinh doanh, và sự ghi nhận của xã hội khi khởi sự kinh doanh. Tiếp theo sau là yếu tố nội tại của bản thân, bao gồm lượng thời gian sẵn có cho khởi sự kinh doanh, kỹ năng mềm, kinh nghiệm từ đi làm thêm, và kinh nghiệm lãnh đạo trong các tổ chức sinh viên. Đứng thứ ba là nhóm yếu tố bên ngoài, gồm có bạn đồng hành, nguồn lực tài chính, tham gia các cuộc thi khởi sự kinh doanh dành cho sinh viên, và ý kiến động viên, định hướng từ gia đình, nhà trường, và xã hội. Trên cơ sở kết quả khảo sát, một số ý kiến có liên quan tới nhà trường và gia đình đã được nhóm tác giả đề xuất trong phần cuối của bài nghiên cứu. Từ khóa: Khởi sự kinh doanh (Startup), Lý thuyết kỳ vọng, Yếu tố nội tại của bản thân, Yếu tố bên ngoài, Yếu tố kỳ vọng 1. Giới thiệu Ngày 16/5/2016, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2010, trong đó nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, 1Email của tác giả chính: huongfbf@gmail.com 394
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh”. Mục tiêu quan trọng này một lần nữa được đề cập trong Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP “Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, phấn đấu đạt mức 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó tối thiểu 0,5% là doanh nghiệp khởi sự kinh doanh sáng tạo” (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam). Tính đến 31/12/2017, cả nước có 561.064 doanh nghiệp đang hoạt động, với 126.859 doanh nghiệp mới được thành lập, trong số đó các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh sáng tạo là khoảng 3.000 doanh nghiệp (Nguồn: Thời báo Tài chính và website: www. khoinghiepsangtao.vn). Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới Việt Nam cần có thêm khoảng 2.000 doanh nghiệp khởi sự kinh doanh sáng tạo được thành lập. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một xu thế tất yếu có tác động vô cùng to lớn tới tất cả các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Theo chia sẻ của ông Edwad Jung - top 12 nhà phát minh trong lịch sử thế giới , “công nghệ sẽ là xu hướng chủ đạo ở Việt Nam trong thời gian tới”, và “một số ngành nghề có thể là cơ hội lớn tại Việt Nam như các công nghệ về camera, phim ảnh, radio, bóng đèn, y tế, games, xe, hàng không, điện thoại, vac-xin, công nghệ tia X, quy trình công nghiệp, tia laser, máy tính, tài chính ” (Nguồn: Tạp chí Tài chính). Cụm từ “startup”, hay “khởi sự kinh doanh” được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, và thường đi kèm với “cách mạng công nghệ 4.0” bởi lí do như vậy. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với những thách thức. Đối với Việt Nam, những thách thức này đến từ những vấn đề đã và đang là rào cản, trong đó yếu tố nguồn nhân lực, chất xám - vốn là vấn đề cốt lõi và mang tính quyết định tới tương lai của đất nước - cũng như các yếu tố hỗ trợ cho nguồn nhân lực đó lại đang thiếu hụt cả về chất và lượng. Ý tưởng khởi sự kinh doanh có thể được ấp ủ từ khi con người còn đang trẻ. Mặc dù vậy, thực tế tại các trường đại học cũng như đào tạo nghề của Việt Nam cho thấy đa phần sinh viên, học sinh ra trường đều có xu hướng thi tuyển vào các doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, trong bối cảnh giáo dục tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi sự kinh doanh, các bài học còn quá thiên về lý thuyết, thiếu thực hành, những nhân tố mang tính chủ quan cá nhân như giá trị kỳ vọng, phương tiện làm việc và sự đãi ngộ từ thành quả có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định, đặc biệt là quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên, học sinh. 395
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom là phù hợp để trở thành khung lý thuyết có giá trị, làm cơ sở cho việc khảo sát và tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại, các nhân tố bên ngoài cũng như kỳ vọng tới quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường kinh tế ở Việt Nam. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở việc tập trung tìm hiểu khía cạnh tinh thần khởi sự kinh doanh (startup), chưa trực tiếp khai thác các thông tin liên quan tới Cách mạng công nghiệp 4.0, bài nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện có liên quan tới một phần nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong công cuộc “tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh” theo chủ trương của Chính phủ - yếu tố con người. Tổng quan nghiên cứu Lý thuyết kỳ ov ng về tạo động lực được đề xuất đầu tiên bơi Vroom (1964), nhằm giải thích quá trinh cá nhân dùng để đưa ra quyết định trong việc olựa ch n các hành vi. Lý thuyết kỳ ov ng được xây ựd ng dựa trên công thức : Động ưl c = Kỳ vong * Phương tiện * Phần thương Trong đó: Động lực ảnh hương một cách trực tiếp đến việc olựa ch n các hành vi. Động lực tác động đến hành vi, hành động hay thái độ là hàm phụ thuộc vào 3 biến độclập:kỳ vong, phương tiện, av phần thưởng. Kỳ vong được hiểu là sự cố gắng sẽ dẫn đến hành động tốt. Kỳ vong được hợp thành tư hiểu biết của bản thân, kinh nghiệm, sự tự tin, sự độc lập,độ khó của mục tiêuà v khả năng kiểm soát. Phương tiện có thể được hiểu là khi cónhưng hành động tốt sẽ dẫn đến nhưng kết quả mong đợi. Niềm tin, sự kiểm soát, các chính sách là nhưng thành tố thuộc về phương tiện. Phần thương được hiểu l à các kết quả mong đợi sẽ đem lạiự s bù đắp xứng đáng: tiền, thành công,à v sự công nhận. Nghiên cứu lý thuyết ki vong và hành vi trong công việc cũng đã được thực hiện bởi Edward E.Lawler III và J.Lloyd Suttle (1973). 69 nhà quản lý ơ các tổ chức bán le là đối tượng khảo sát, họ đã có các kế hoạch khích lệ các nhân viêni củam nh làm việc.ế K t quả khảo sát cho thấy ki vong có liên quan đáng kể tới nỗ lực và hành động. Tuyứ nhiên,m c độ ảnh hương của ếy u tố “phần thương” tới ki vong không có nhiều giá trị trong việc dự đoán các hành vi. Lý thuyết kỳ vọng cũng được Chun-Fang Chiang và Soocheong (Shawn) Jang (2008) nghiên cứu trong việc tạo động lực cho nhân viên khách sạn. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên ưd liệu thu thậpư t 289 nhân viên của các khách sạn thuộc miền Đông một bang của Hoa Kỳ. Theo đó, kết quả đã chỉ ra rằng cácế y u tố bên ngoài có ảnh hương không tốt 396
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đến động lực làm việc của nhân viên.ạ Bênc nh đó, các yếu tốộ n i tại bên trong bản thân nhân viên có tác động mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài. Theoứ nghiênc u này, nhà quản lý khách sạn cần sư dụng nhưng biện pháp khuyến khích nhân viên làm việc căn cứ vào yếu tốộ n i tại của nhân viên hơn là các yếu tố bên ngoài. Duygu Turker và Senem Selcuk (2009) đã thực hiện nghiên cứu trên mẫu 300 sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm phân tích tác động của một số yếu tố tới quyết định kinh doanh của sinh viên đại học. Ý định kinh doanh phụ thuộc vào 3 yếu tố: chức năng hỗ trợ giáo dục, điều kiện hoàn cảnh sống và các mối quan hệ, và sự tự tin của bản thân. Theo nhóm nghiên cứu, nếu một trường đại học cung cấp đầy đủ kiến thức và nguồn cảm hứng cho tinh thần kinh doanh, số người trẻ tuổi lựa chọn khởi sự kinh doanh sẽ có thể gia tăng. Kết quả này xác nhận rõ ràng vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển ý định kinh doanh. Nói cách khác, tinh thần doanh nhân có thể được nuôi dưỡng như là kết quả của một quá trình học tập. Mặc dù các điều kiện là giống nhau cho mọi người sống trong cùng bối cảnh, nhận thức, thái độ và hành vi của từng người có thể khác nhau. Trong khi đó, yếu tố “các mối quan hệ” và “sự tự tin vào bản thân” lại không thể hiện được rõ khả năng ảnh hưởng. Nghiên cứu này đã có những đóng góp giá trị, tuy nhiên kích thước mẫu còn tương đối nhỏ và các nhân tố mới chỉ được xem xét trên một vài khía cạnh. Dựa trên lý thuyết về khởi sự kinh doanh, Nguyễn Thu ủTh y (2015) tiến hành kiểm định các yếu tố trải nghiệm cá nhân và các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh, được thể hiện qua cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh và sự tự tin khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam. Tác giả thực hiện khảo sát trên 693 sinh viên đại học tại 11 trường đại học trên khu vực Hà Nội. Kết quả cho thấy ngoại trừ giả thuyết “Sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh có cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh cao hơn sinh viên ngành kỹ thuật”, 15 giả thuyết còn lại được ủng hộ. Theo đó, ý kiến của người xung quanh có mức độ tác động mạnh nhất tới mong muốn khởi sự của sinh viên, trong khi yếu tố kinh nghiệm cá nhân lại có tác động mạnh hơn tới tự tin khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xét đến các yếu tố kỳ vọng, quỹ thời gian ngoài giờ học, và kỹ năng mềm của sinh viên. Trong nghiên cứu của Phạm Cao Tố, Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Văn Khả, Lê Thanh Tiệp, và Nguyễn Đức Thuận (2015), 280 sinh viên năm 2 và năm 3 tại một số trường đại học và cao đẳng tại vùng Đông Nam Bộ đã được phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu đã chỉ ra bốn (4) nhóm nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh gồm có: sự đam mê và sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực, kinh nghiệm làm việc, giáo dục và nền tảng gia đình, thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, một số nhân tố khác 397
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" chưa được đề cập. Bên cạnh đó, việc chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm 2, năm 3 cũng có ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu. Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) ãđ tiến hành phỏng vấn trực tiếp 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp và chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên: động lực trở thành doanh nhân, khả năng tài chính, chính sách Chính phủ và địa phương, nền tảng gia đình, đặc điểm cá nhân, tố chất doanh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ nghiên cứu 6/9 quận huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ mà bỏ qua một vài huyện chưa xét đến. Hơn nữa, kích cỡ mẫu còn khá nhỏ (180 quan sát) nên khả năng suy rộng là hạn chế. Bên cạnh đó, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp, vì vậy chưa bao quát được đầy đủ đối tượng cần nghiên cứu. Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng đã tiến hành khảo sát 233 sinh viên kinh tế năm nhất và năm hai bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả kiểm định cho thấy, thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố từ nhiều đến ít bao gồm: (1) “Thái độ và tự hiệu quả”, (2) “Giáo dục và thời cơ khởi sự kinh doanh”, (3) “Nguồn vốn”, (4) “Quy chuẩn chủ quan”, và (5) “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy ảnh hưởng của biến “giới tính” trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và ý định khởi sự kinh doanh, cụ thể: Tác động của nguồn vốn tới sinh viên nữ cao hơn so với sinh viên nam khi đưa ra quyết định khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xem xét đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm 1 và năm 2, bỏ qua ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm 3, năm 4, vì thế chưa mang tính đại diện cho quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Thứ hai, nhóm nhân tố thuộc về tính cách cá nhân chưa được tác giả tập trung làm rõ. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kế thừa cách tiếp cận theo lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom để xem xét các nhân tố có tác động đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên. Theo đó, phương trình hồi quy được thiết kế như sau: QDKN = β0 + β1INSIDE + β2OUTSIDE + β3HOPE+ ei Trong đó: QDKN: Quyết định khởi nghiệp của sinh viên INSIDE: Yếu tố bên trong của bản thân 398
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" OUTSIDE: Yếu tố bên ngoài của bản thân HOPE: Yếu tố kỳ vọng βi: Hệ số hồi quy riêng phần ei: Phần dư của phương trình hồi quy Để thực hiện nghiên cứu định lượng này, một bảng hỏi đã được thiết kế và đã được test thử trước khi gửi tới 500 sinh viên thuộc các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Trong 469 phiếu thu về, 60 phiếu trả lời đã bị loại do cung cấp thiếu thông tin và không đảm bảo chất lượng. Theo óđ , 18 câu hỏi đại diện cho 18 biến đã được đưa vào phiếu khảo sát và ký hiệu theo tên viết tắt của từ khóa. Thang đo Likert với 5 mức độ được sử dụng trong phiếu khảo sát. Các giả thuyết tương ứng được trình bày ở Bảng 1, 2, 3 và 4. (Dấu (+) thể hiện mối quan hệ tác động cùng chiều - Tác giả). Bảng 1: Thang đo các yếu tố bên trong bản thân Ký hiệu Nội dung Giả thuyết INSIDE1 Lượng thời gian sẵn có phù hợp bên cạnh việc học + INSIDE2 Kỹ năng mềm + INSIDE3 Khả năng ngoại ngữ, tin học + INSIDE4 Khả năng trong việc đi làm thêm + INSIDE5 Khả năng lãnh đạo trong các tổ chức sinh viên (Lớp, đoàn, đội) + B ảng 2: Thang đo các yếu tố bên ngoài Ký hiệu Nội dung Giả thuyết OUTSIDE1 Bạn đồng hành và yếu tố nhân lực + OUTSIDE2 Tài lực + OUTSIDE3 Các cuộc thi khởi sự kinh doanh dành cho sinh viên + OUTSIDE4 Ý kiến, sự động viên, thông tin, định hướng từ gia đình, nhà trường, + xã hội OUTSIDE5 Ngành học + 399
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" B ảng 3: Thang đo các yếu tố kỳ vọng Ký hiệu Nội dung Giả thuyết HOPE1 Kỳ vọng về mức thu nhập cao trong tương lai nếu khởi sự kinh doanh + HOPE2 Kỳ vọng về hình mẫu doanh nghiệp + HOPE3 Kỳ vọng về vị trí xã hội của bản thân khi khởi sự kinh doanh + HOPE4 Kỳ vọng về sự phát triển của ngành mình khởi sự kinh doanh + HOPE5 Kỳ vọng về khả năng lãnh đạo + HOPE6 Kỳ vọng về khả năng kinh doanh + HOPE7 Kỳ vọng về sự ghi nhận của xã hội + HOPE8 Kỳ vọng về sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước + B ảng 4: Biến phụ thuộc - Quyết định khởi sự kinh doanh Ký hiệu Nội dung QDKN1 Có dự định khởi sự kinh doanh trong tương lai QDKN2 Sẵn sàng khởi sự kinh doanh khi cơ hội tới QDKN3 Tin tưởng vào việc mình khởi sự kinh doanh thành công Với không gian mẫu là 409 sinh viên các trường thuộc khối ngành kinh tế ở Hà Nội được khảo sát, số liệu được nhập và xử lý qua phần mềm SPSS phiên bản 20. Các bước tiến hành bao gồm: đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị của thang đo thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình tương quan Pearson, và phân tích hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu Bảng 5: Kết quả hồi quy Ý nghĩa Hệ số tương quan Hệ số tương Thống kê đa cộng t thống chưa chuẩn hóa quan chuẩn hóa tuyến Biến Beta kê Sai số Beta Tolerance VIF chuẩn (Constant) 0,111 0,101 1,096 0,274 INSIDE 0,543 0,29 0,569 10,162 0,000 0,671 1,490 1 OUTSIDE 0,374 0,30 0,323 8.96 0,031 0,603 1,657 HOPE 0,652 0,31 0,694 10,056 0,000 0,685 1,459 400
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Từ kết quả thu được, phương trình hồi quy được trình bày như sau: QDKN = 0,111 + 0,543*INSIDE + 0,374*OUTSIDE + 0,652*HOPE Bảng 5 cho ta thấy các hệ số chuẩn Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0, có nghĩa tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc QDKN là: HOPE (0,394) > INSIDE (0,369)> OUTSIDE (0,323). Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba yếu tố: yếu tố bên trong bản thân, yếu tố bên ngoài bản thân, và yếu tố kỳ vọng đều ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi sự kinh doanh của bản thân, điều này phù hợp với giả thuyết của nhóm tác giả. Yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất tới quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên là yếu tố kỳ vọng. Điều này cũng đã được khẳng định trong nghiên cứu của Edward E.Lawler III và J.Lloyd Suttle (1973), Brayfield và Crockett (1955), Vroom (1964) và những người khác. Có thể nói mức độ kỳ vọng của bản thân vào tương lai khi mình khởi sự kinh doanh thành công sẽ là một động lực to lớn giúp sinh viên đưa ra quyết định của mình. Kỳ vọng càng cao, càng rõ ràng thì các quyết định và ý tưởng sau này càng giống với mục tiêu ban đầu của sinh viên, giúp sinh viên tìm ra phương hướng, xác định, điều chỉnh thái độ với công việc, từ đó có thể đạt được mục đích của mình. Yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng đáng kể tới quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên trong nghiên cứu này là yếu tố bên trong bản thân. Yếu tố bên trong bản thân có tác động tích cực đến quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên, điều này hoàn toàn phù hợp lý thuyết của Vroom(1964). Mặc dù cũng tác động tích cực đến quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên, yếu tố bên ngoài bản thân là yếu tố có tác động nhỏ nhất trong số ba yếu tố. Một điều thú vị được nhận thấy qua nghiên cứu này, đó là các yếu tố bên trong bản thân tác động mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài bản thân. Về điều này, nhóm tác giả đồng tình với quan điển của Chun-Fang Chiang, Soocheong (Shawn) Jang (2008): “các yếu tố tạo động lực bên trong bản thân ngư ời nhân viên có tác động mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài”. Trên cơ ếsở k t quả nghiên cứu, một số hàm ý đã được nhóm tác giả trình bày ở phần dưới đây. Một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu Đối với nhà trường Thứ nhất, nhà trường cần phải xác định rõ vai trò của mình trong việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên. 401
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Theo ếk t quả của mô hình hồi quy, giáo dục đại học có tác động thuận chiều đến quyết định khởi sự kinh doanh ở sinh viên. Giáo dục đại học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và nền tảng nhất, những kỹ năng giúp sinh viên có thể sử dụng và là hành trang để sinh viên chuẩn bị khởi sự kinh doanh trong tương lai. Nhà trường cần có chương trình đào tạo với đầy đủ kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm và khả năng về ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên tự sắp xếp lịch học, có thời gian đủ để trải nghiệm nhiều hoạt động như đi làm thêm, hoạt động trong các tổ chức xã hội, đoàn thể, từ đó có thêm sự tự tin, chủ động, linh hoạt khi ra trường. Thứ hai, nhà trường cần tích cực tổ chức các cuộc thi khởi sự kinh doanh dành cho sinh viên. Theo ếk t quả nghiên cứu, việc sinh viên tham gia các cuộc thi khởi sự kinh doanh có tác động tích cực đến quyết định khởi sự kinh doanh của bản thân. Khi tham gia các cuộc thi đó, sinh viên có cơ hội hiện thực hóa dự án khởi sự kinh doanh của mình, đồng thời có cơ hội học hỏi, tạo điều kiện cho sinh viên lường trước được những khó khăn, rủi ro, thách thức khi khởi sự kinh doanh. Đây thực sự là những trải nghiệm rất có giá trị đối với cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh. Thứ ba, nhà trường cần động viên, cung cấp những thông tin định hướng cần thiết cho sinh viên. Việc nhà trường đưa ra những thông tin và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽ giúp họ hình dung được những việc mình sẽ làm trong tương lai, từ đó có mong muốn để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Theo kết quả nghiên cứu, việc động viên, đưa ra thông tin định hướng đến với sinh viên của nhà trường có tác động thuận chiều đến quyết định khởi sự kinh doanh của họ. Thứ tư, nhà trường cần xây dựng khung đào tạo dành riêng cho từng ngành học. Theo ếk t quả của mô hình, ngành học có tác động thuận chiều đến quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên, cụ thể: sinh viên học ngành nào tại trường sẽ có khả năng khởi sự kinh doanh ở ngành đó. Điều này đòi hỏi nhà trường cần xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với từng ngành học, tạo thuận lợi cho sinh viên tận dụng được một cách tối ưu kiến thức của ngành. Thứ năm, nhà trường cần tăng cường giới thiệu phổ biến hình mẫu doanh nghiệp thành đạt trong các hoạt động đào tạo. 402
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Yếu tố hình mẫu doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu có tác động thuận chiều đến quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Điều này đòi hỏi nhà trường cần tăng cường giới thiệu về các hình mẫu doanh nghiệp, các mô hình kinh doanh đến sinh viên, nhằm thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh trong bối cảnh đang thiếu việc làm như hiện nay. Nhà trường có thể tổ chức các buổi thăm quan doanh nghiệp, hoặc mời các chủ doanh nghiệp đến nói chuyện với sinh viên về mô hình của mình, từ đó giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan nhất về hình mẫu doanh nghiệp mà mình hướng tới trong tương lai. Đối với gia đình Thứ nhất, cần tạo điều kiện và ủng hộ về mặt tinh thần để khuyến khích sinh viên khởi sự kinh doanh. Theo ếk t quả nghiên cứu, góp ý, sự động viên từ phía gia đình có tác động thuận chiều đến quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Việc tạo điều kiện và ủng hộ về mặt tinh thần tạo động lực cũng như truyền cảm hứng cho sinh viên, từ đó giúp sinh viên đưa ra quyết định khởi sự kinh doanh dễ dàng hơn. Thứ hai, cần tạo điều kiện và ủng hộ về vật chất để khuyến khích sinh viên khởi sự kinh doanh. Bên cạnh việc động viên và ủng hộ về mặt tinh thần, việc tạo điều kiện về mặt vật chất cũng tác động lớn đến quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn từ gia đình có tác động thuận chiều quyết định của sinh viên. Vì vậy, sự hỗ trợ về nguồn vốn từ gia đình giúp sinh viên an tâm và tự tin hơn khi đưa ra quyết định khởi sự kinh doanh. 403
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài liệu THAM Khảo Tai liệu nước ngoài: 1. Alsos, G. A., & Kolvereid, L. (1998), The business gestation process of novice, serial, and parallel business founders, Entrepreneurship Theory and Practice, 22(4), 101- 114; 2. Aronsson, M. (2004), Education matters - But does entrepreneurship education? An interview with David Birch, Academy of Management Learning and Education, 3(3), 289-292; 3. Autio, E., Keeley, R.H., Klofsten, M., Parker, G.G.C. and Hay, M. (2001), “Entrepreneurialintention among students in Scandinavia and in the USA”, Entrepriseand Innovation ManagementStudies; 4. Bandura, A. (1986), “Social Foundations of Thought and Action: A Social Cognitive Theory”, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall; 5. Begley, T.M, Tan, W.L. (2001), “The socio cultural environment for entrepreneurship: a comparison between East asian and Anglo- saxon countries”, Journal of international business studies; 6. Bénabou, R. and Tirole, J. (2002), “Self-confidence and personal motivation”, The Quarterly; 7. Journal of Economics, Vol. 117 No. 3, 871-915. 8. Chen, C.C., Green, P.G., và Crick, A. (1998), “Does entrepreneurial self- efficacy distinguish entrepreneurs from managers?”, Journal of Business Venturing. 9. Cheng, M. M. (1997), Becoming self-employed: The case of Japanese men. Sociological Perspectives, 40(4), 581- 600; 10. Chun-Fang Chiang & Soocheong Jang, 2007, An expectancy theory model for hotel employee motivation, International Journal of hospitality Management 27(2008) 313-322; 11. Cliff, J.E. (1998), Does one size fit all? Exploring the relationship between attitudes towards growth, gender, and business size, Journal of Business Venturing, 13, 523- 542; 12. David R., Martin,L.,Antcliff, V., Hannon, P. (2012), “Enterprise and entrepreneurship 404
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" in English higher education: 2010 and beyond”, Journal of Small Business and Enterprise Development; 13. Dell M.S. (2008), “An investigation of undergraduate student self-employment intention and the impact of entrepreneurship education and previous entrepreneurial experience”, Luận án tiến sỹ, School of Business, Bond University, The Australia 14. Delmar, F., & Davidsson, P. (2000), Where do they come from? Prevalence and characteristics of nascent entrepreneurs, Entrepreneurship and Regional Development, 12, 1-25; 15. Duygu,T. và Semen, S., S.,(2009), “Which factors affect entrepreneurial intention of university students”, Jounal of European Industrial Training, 33(2), 142-159; 16. Devonish, D., Alleyne, P., Wayne C. S., Young A., Marshall, Pounder P. (2010), “Explaining entrepreneurial intentions in the Caribbean”, International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research; 17. Edward E.Lawler III., J.Lloyd Suttle, Expectancy theory and job behavior, ORGANIZATIONAL BEHAVIOR AND HUMAN PERFORMANCE 9, 482-50; 18. EI-Khasawneh, B. (2008), “Entrepreneurship Promotion at Educational Institutions: A Model Suitable for Emerging Economies”, WSEAS transactions on business and economics; 19. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975), Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to the theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley; 20. Fiet, J. O. (2000a), “The theoretical side of teaching entrepreneurship”, Journal of Business Venturing; 21. Florin,J., Karri, R., and Rossiter, N. (2007), “Forstering entrepreneurial drive in business education: an attitudinal approach”, Journal of management education; 22. Gnyawali, D., và Fogel, D., (1994), “Environments for entrepreneurship development: key dimensions and research implications”, Entrepreneurship Theory and Practic; 23. Gorman, G. and Hanlon, D. (1997), “Some research perspectives on entrepreneurship education,enterprise education and education for small business management: a ten- year literature review”, International Small Business Journal, Vol. 15 No. 3, 56 -78.e; 24. Hackman, J.R., Porter, L.W., 1968, Expectancy theory predictions of work effectiveness, OrganizationalBehavior and Human Performance 3, 417 - 426; 405
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 25. Hackman, H. G., & Schwab, D. P , Evaluation of research on expectancy theory prediction of employee performance, Psychological Bulletin, 1972, 78, 1-9; 26. Hynes, B., & Richardson, I. (2007), Entrepreneurship education: A mechanism for engaging and exchanging with the small business sector, Education and Training, 49(8/9), 732-744; 27. Kolvereid, L., & Isaksen, E. (2006), New business startup and subsequent entry into self-employment, Journal of Business Venturing, 21, 866-885; 28. Kolvereid, L. and Moen, Ø. (1997), “Entrepreneurship among business graduates: does a major in entrepreneurship make a difference?”, Journal of European Industrial Training, Vol. 21 No. 4, pp. 154-60; 29. Krueger, N.F, Brazeal, D. (1994), “Entrepreneurial Potential and Potential Entrepreneurs”, Entrepreneurship Theory and Practice; 30. Kristiansen, S. and Indarti, N. (2004), “Entrepreneurial intention among Indonesian and Norwegian students”, Journal of Enterprising Culture; 31. Kuckertz, A., Wagner, M.,(2010), “The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions- Investigating the role of business experience” Journal of Business Venturing; 32. Kim, M.S. and Hunter, J.E. (1993), “Relationships among attitudes, behavioral intentions and behavior. A meta-analysis of past research, part 2”, Communication Research; 33. LAWLER, E. E. A correlational-causal analysis of the relationship between expectancy attitudes and job performance, Journal of Applied Psychology, 1968, 52, 462-468; 34. Luthje, C., and Franke, N. (2004), “Entrepreneurial Intentions of Business Students: A Benchmarking Study”, International Journal of Innovation and technology Management; 35. Linan, F. and Chen, Y.W. (2006), “Testing the entrepreneurial intention model on a two country sample, A Working Paper in the Documents de treball; 36. Mazzarol, T., Volery, T., Doss, N., & Thein, V. (1999), Factors influencing small business startups, International Journal of Entrepreneurial Behavior and Research, 5(2), 48-63; 406
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 37. Nasurdin, A., M.(2009), “Examining a model of entrepreneurship intention among Malaysians using SEM procedure”, European journal of acientific research; 38. Obschoka, M., Silbereisen K. R., & Rodermund, E.,(2010), “Entrepreneurial intention as developmental outcome”, Journal of Vocational Behavior; 39. Peterman, N.E. & Kennedy, J.(2003), “Enterprise Education: Influencing Students” Perceptions of Entrepreneurship”, Entrepreneurship Theory and Practice; 40. Robinson, P. B., & Sexton, E. A. (1994), The effect of education and experience on self- employment success. Journal of Business Venturing, 9 (2), 141-156; 41. Rotefoss, B., and Kolvereid, L. (2005), Aspiring, nascent and fledging entrepreneurs: an investigation of the business startup process. Entrepreneurship and Regional Development, Vol 17, No 2, 109-127; 42. Segal G., Schoenfeld J.,Borgia D. (2007), “Which classroom related activities enhance students’ entrepreneurial interests and goals: a social cognitive carreer theory perspective”, Academy of entrepreneurship Journal; 43. Shook, C.L., Priem, R.L., & McGee, J.E. (2003), Venture creating and the enterprising individual: A review and synthesis. Journal of Management, 29(3), 379-399; 44. Souitaris, V., Zerbinati, S. & AL-Laham, A., (2007), “Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students?The effect of learning, inspiration and resources”, Journal of Business Venturing; 45. Susan, M. (2008), Encouraging Future Entrepreneurs: The Effect of Entrepreneurship Course Characteristics on Entrepreneurial Intention, luận án tiến sỹ, University of St. Gallen, Germany; 46. Shulruf, B. (2010), “Do extra-curricular activities in shools improve educational outcomes? Critical review and meta-analysis of the literature”, International Review Education; 47. V.Room, V., 1964, Work and motivation,wiley, New York; 48. Veat, C., and Bachelet, R., (2006) “Developing and Entrepreneurial Spirit among engineering college students: what are the education factors?”, Entrepreneurship education, Fayolle, A., and Klandt, H., Elgar, E., (eds) chapter 11; 49. Wang, C.K. and Wong, P.K. (2004), “Entrepreneurial interest of university students in Singapore”, Technovation, Vol. 24 No. 2, pp. 163-72; 407
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 50. Wu, S., Wu, L., (2008), “The impact of higher education on entrepreneurial intention of university students in China”, Journal of small business and enterprise development; Tai liệu trong nước: 1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ( chinhphu.vn); 2. Nguyễn Thị Hoài Ân (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai”; 3. Nguyễn Thu ủTh y (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học”; 4. Phan Anh Tú, Nguyễn Thanh Sơn ( 2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”; 5. Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh: Trường hợp sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ”; 6. Phạm Cao Tố, Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Văn Khả, Lê Thanh Tiệp, Nguyễn Đức Thuận (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm 2, năm 3 vùng Đông Nam Bộ”; 7. Website Thời báo Tài chính Online, doanh, truy cập ngày 22/5/2018; 8. Website truy cập ngày 22/5/2018; 9. Website Tạp chí Tài chính, chinh-doanh-nghiep/huong-di-cho-startup-viet-nam-tren-dau-truong-quoc- te-136876.html, truy cập ngày 22/5/2018. Ngày gửi bài: 12/5/2018 Ngày gửi lại bài: 30/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 408