Ứng dụng mô hình Camels đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020

pdf 17 trang Gia Huy 24/05/2022 1310
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng mô hình Camels đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_mo_hinh_camels_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_he_thong.pdf

Nội dung text: Ứng dụng mô hình Camels đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 53. 1Ngô Thanh Xuân* Trần Thị Mai Lan* Đặng Thị Thùy Dương* Nguyễn Thị Bảo Ngọc* Tóm tắt Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt được quan tâm. Một nền kinh tế chỉ phát triển khi có một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả. Do đó, mỗi một thời kỳ, hệ thống ngân hàng phải xây dựng chiến lược để thích ứng và nâng cao hiệu quả hoạt động. Khoảng thời gian từ 2010- 2019 được coi là thời kỳ các ngân hàng thương mại (NHTM) có nhiều sự thay đổi lớn trong chiến lược hoạt động. Chưa dừng lại đó, cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 xuất hiện trên thế giới và tràn vào Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ thống NHTM. Các ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt động hiệu quả vừa phải thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Chính vì vậy, rất cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời gian này để rút ra những bài học kinh nghiệm và hoạch định chiến lược hoạt động cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Từ khóa: CAMELS, hiệu quả hoạt động, ngân hàng, Covid-19. 1. Lời giới thiệu Sức khỏe của một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của hệ thống tài chính. Do đó bất cứ hoạt động không hiệu quả nào của hệ thống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế (Rostami, 2015). Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng rất được quan tâm bởi lẽ ngân hàng luôn được coi là huyết mạch của thị trường tài chính. Trong những năm trở lại đây, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung gặp khá nhiều biến động. Cụ thể gần đây nhất là khi dịch * Viện Ngân hàng-Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc Dân | Email liên hệ: xuantn@neu.edu.vn 785
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM bệnh Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 trên thế giới và tràn vào Việt Nam chưa có dấu hiệu kết thúc. Điều này có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt Nam. Cùng với sự vận động không ngừng của thị trường tài chính mà mỗi thời kỳ các ngân hàng phải có các chính sách hoạt động phù hợp để thích nghi và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các tổ chức tín dụng (TCTD) và NHTM có vai trò chủ chốt trong quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế, việc đánh giá hiệu quả hoạt động NHTM góp phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và năng động. Hệ thống ngân hàng hình thành nguồn vốn đầy đủ và phân bổ nguồn vốn sao cho thật hiệu quả tới các dự án đầu tư, dịch vụ thanh toán trên thị trường tài chính, nơi tập hợp các chủ thể thiếu hụt vốn và cả các cá nhân và tổ chức dư thừa nguồn vốn (Dincer và cộng sự, 2011). Các NHTM trong vai trò là trung gian tài chính sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán và nhiều sản phẩm tài chính cho phép khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình đối phó với những bất ổn kinh tế bằng cách bảo hiểm rủi ro, chia sẻ và định giá tài chính (Mishkin, 2009). Ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, các NHTM là nguồn cung cấp vốn chính cho nền kinh tế. Cùng với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính, sự xuất hiện của các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đe dọa đến thị phần hoạt động của các NHTM. Điều này khiến cho việc xác định, đánh giá hiệu quả của hệ thống NHTM hiện nay càng cấp thiết. Trong 2 thập kỷ qua, các tổ chức tài chính trên khắp thế giới đã tiến bộ nhanh chóng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập tài chính, tiến bộ công nghệ, giảm chi phí thông tin, thay đổi nhân khẩu học và cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng (Hoque & Rayhan, 2013). Chính bởi vậy việc đánh giá, phân tích và giám sát hoạt động hệ thống NHTM trở thành một căn cứ quan trọng cấp thiết hơn bao giờ hết để cơ quan quản lý xây dựng cơ cấu điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường. Trong những năm gần đây, một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động và sự lành mạnh của ngân hàng được thể hiện bằng khung CAMELS (Roman & Sargu, 2013). Mô hình được phát triển vào đầu những năm 1970 bởi cơ quan quản lý liên bang ở Mỹ. Hệ thống đánh giá CAMELS dựa trên đánh giá 6 yếu tố quan trọng trong hoạt động của một tổ chức tài chính: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Khả năng quản lý, Thu nhập, Tính thanh khoản và Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Bài viết này sẽ trình bày về thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020 thông qua mô hình CAMELS. 786
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 2. Tổng quan lý thuyết Khái niệm mô hình CAMELS CAMELS là một mô hình xếp hạng, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cũng là chữ viết tắt của sáu yếu tố chính trong mô hình đó chính là: Capital (vốn), Assets (tài sản), Management (quản lý), Earnings (lợi nhuận), Liquidity (thanh khoản) và Sensitivity (độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường) (Nguyễn Ngọc Tú, 2018). Mục đích của mô hình CAMELS là cung cấp cách đánh giá chính xác và nhất quán nhất về tình trạng tài chính cũng như các hoạt động trong vấn đề mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, tính thanh khoản và mức độ nhạy cảm với các thay đổi của thị trường. Các nhân tố trên sẽ quyết định sức mạnh tổng thể của ngân hàng. Hơn thế nữa, mô hình CAMELS phục vụ mục đích tạo ra cái nhìn khái quát cho các nhà quản lý. Hỗ trợ các nhà quản lý giám sát hoạt động của các NHTM và đưa ra những cảnh báo hay biện pháp kịp thời, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Nguyễn Ngọc Tú, 2018). Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình CAMELS Mô hình CAMELS hiện đang là mô hình được sử dụng nhiều nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Roman & Sargu, 2013). Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970, CAMELS đã dần khẳng định vị trí vị trí của mình, đến tháng 10-1987, mô hình này được Cục Quản lý và Tổ hợp tín dụng Mỹ chấp nhận và thông qua. Từ đó, CAMELS được sử dụng ngày càng phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp hạng đối với các NHTM (FDIC, 2017). Ban đầu, khi mới được thành lập, mô hình có tên gọi là CAMEL với 5 yếu tố chính là: Capital (Vốn), Asset Quality (Chất lượng tài sản có), Management (Quản lý), Earnings (Lợi nhuận), Liquidity (Thanh khoản) (Cargili, 1989). Vào những năm 1990 trở lại CAMEL vẫn được sử dụng với khá ít nhược điểm. Tuy nhiên sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, hầu hết các ngân hàng đều chịu tác động mạnh mẽ của sự biến đổi về tình hình kinh tế, hệ thống ngân hàng ý thức việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động là rất quan trọng. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, các nhà kinh tế nhận thấy mô hình CAMEL không còn đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp hạng một cách đầy đủ như trước đây. Nhìn nhận được lỗ hổng này, mô hình CAMEL được bổ sung thêm yếu tố thứ sáu đó chính là Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risks) vào năm 1997 (Nguyễn Thị Diễm Hiền và cộng sự, 2014). Việc bổ sung thêm nhân tố thứ sáu này giúp việc đánh giá và xếp hạng ngân hàng hiệu quả hơn ngay cả khi gặp những bất ổn trong nền kinh tế. 787
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Các nhân tố trong mô hình CAMELS Hình 1. Hệ thống xếp hạng CAMELS Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, 2021 Capital Adequacy - Mức độ an toàn vốn Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Nguyễn Thị Diễm Hiền và cộng sự, 2014). Theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31- 12-2018 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, một số những chỉ tiêu cụ thể được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn vốn gồm nhóm các chỉ tiêu định lượng như CAR - tỷ lệ an toàn vốn, và nhóm các chỉ tiêu định tính như việc các NHTM tuân thủ các quy định của pháp luật về việc ban hành, rà soát hay xem xét sửa đổi và bổ sung, thực hiện đúng các quy định báo cáo nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và việc đảm bảo đúng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật, Asset Quality-Chất lượng tài sản có Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu nói lên toàn bộ giá trị ngân hàng hiện đang có quyền sở hữu hay sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Quy mô, cơ cấu, chất lượng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tài sản của ngân hàng bao gồm các tài sản có khả năng sinh lợi và các tài sản không có khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, khoản mục cho vay chiếm giá trị lớn trong khoản mục tài sản của các ngân hàng và cũng là tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất (Gier, 2007). 788
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31-12-2018 của NHNN, một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản có của ngân hàng bao gồm: nhóm các chỉ tiêu định tính và định lượng. Nhóm các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí hoạt động, chỉ tiêu lợi nhuận như ROA, ROE Đối với nhóm các chỉ tiêu định lượng, thông qua các chỉ tiêu đánh giá và chấm điểm các khoản cho vay, tuân thủ các quy định đối với việc ban hành, rà soát, sửa đổi bổ sung và báo cáo hệ thống chỉ tiêu nội bộ về ra quyết định cấp tín dụng, quản lý tình trạng các khoản vay, tuân thủ chính sách về dự phòng rủi ro, các quy định pháp luật về phân loại các loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Management-Quản lý Khả năng quản lý có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng (FDIC, 2017). Việc quản lý tốt tạo ra một hệ thống hoạt động thống nhất, có sự liên kết giữa các bộ phận, ban ngành, các sản phẩm, dịch vụ với nhau. Năng lực quản lý đóng vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực quản lý một cách tổng quát là một điều rất khó khăn. Chính vì vậy, với các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn đánh giá năng lực trong từng lĩnh vực (Dincer và cộng sự, 2011). Theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31-12-2018 của NHNN, các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý gồm: các chỉ tiêu định lượng (tỷ lệ chi phí so với tổng thu nhập hoạt động ) và các nhóm chỉ tiêu định tính (tuân thủ các quy định pháp luật về cổ phiếu, cổ đông, cổ phần; các quy định pháp luật về giới hạn góp vốn, mua cổ phần ). Earnings - Lợi nhuận Mặc dù mục tiêu của các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung là tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu, nhưng các ngân hàng vẫn luôn muốn duy trì một mức lợi nhuận ổn định, không quá thấp và thường giữ mức lợi nhuận này không âm. Một mức lợi nhuận cao chưa hẳn đã là tốt, cũng như một mức lợi nhuận thấp cũng chưa đủ để kết luận ngân hàng không đạt hiệu quả hoạt động. Do đó, khi dùng chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả cần phải có cái nhìn toàn diện, và trong các mối quan hệ khác nhau (Gier, 2007). Theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31-12-2018 của NHNN, một số chỉ tiêu phổ biến dùng để giá mức sinh lời từ hoạt động bao gồm: các nhóm chỉ tiêu định lượng (tỷ lệ lợi nhuận trước/sau thuế trên tổng tài sản bình quân; tỷ lệ lợi nhuận trước/sau thuế trên vốn chủ sở hữu; thu nhập lãi cận biên (NIM); vòng quay lãi phải thu ) và các nhóm chỉ tiêu định tính (tuân thủ quy định về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng ). 789
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Liquidity-Thanh khoản Yếu tố thanh khoản được sử dụng để đánh giá khả năng chi trả cho các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng thường giữ lại một phần tài sản của mình dưới dạng tiền mặt để đáp ứng khả năng rút tiền ồ ạt của khách hàng mà không cần phải thu hồi các khoản cho vay hay các nguồn vốn khác để tài trợ cho hoạt động của mình (Nguyễn Thị Diễm Hiền và cộng sự, 2014). Thanh khoản kém làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đó cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng không đáp ứng được khả năng thanh khoản khi khách hàng đến rút tiền, thường dẫn đến tâm lý lo sợ, nguy cơ khách hàng đổ xô đến rút tiền rất cao, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31-12-2018 của NHNN, một số tiêu chí phổ biến để đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng gồm: các chỉ tiêu định lượng gồm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi và các chỉ tiêu định tính như quy định về tuân thủ các văn bản pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn Sensitivity to market risk-Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường Thị trường tài chính luôn biến động không ngừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hầu hết các khoản mục tài sản của ngân hàng đều gắn liền với các yếu tố lãi suất, tỷ giá, hay giá cả trên thị trường. Trong khi đó, những yếu tố này không ngừng vận động theo những chiều hướng khác nhau báo hiệu khả năng dễ tổn thương của ngân hàng (Nguyễn Thị Diễm Hiền và cộng sự, 2014). Theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31-12-2018 của NHNN, các nhân tố thường được sử dụng để đánh giá mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường gồm: nhóm các chỉ tiêu định lượng (tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình quân, tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu ) và nhóm các chỉ tiêu định tính (tuân thủ giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường ). 790
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010- 2019 và tác động của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2019-2020 3.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Hệ thống NHTM ở Việt Nam tăng lên về số lượng nhanh chóng và đạt đỉnh điểm năm 1996 với 51 ngân hàng (Nguyễn Thị Diễm Hiền & cộng sự, 2014). Theo số liệu của nhóm tác giả tổng hợp được trên website NHNN, giai đoạn 2010-2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính: NHTM Nhà nước (NHTMNN), NHTM 100% vốn Nhà nước (NHTM100%VNN), NHTM cổ phần (NHTMCP) và NHTM liên doanh (NHTMLD). Trong đó phần lớn thị phần tài chính tập trung vào 4 NHTMNN là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); và 10 NHTMCP là NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); NHTMCP Quân đội (MBbank); NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPbank); NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội; NHTMCP Phát triển TPHCM; NHTMCP Sài Gòn Thương tín; NHTMCP Quốc tế Việt Nam; NHTMCP Hàng hải Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn. Chỉ số đánh giá mức độ an toàn vốn (Capital) Chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn thể hiện lượng vốn tự có dành cho hỗ trợ hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Một ngân hàng càng ưa thích rủi ro đồng nghĩa với đòi hỏi mức vốn tự có cao tương xứng nhằm đảm bảo bù đắp cho những tổn thất tiềm tàng. Vốn chủ yếu được coi là “tấm đệm” cho những cú sốc từ bên ngoài, hấp thụ đáng kể những tổn thất trước biểu hiện của rủi ro hoặc sự mất cân đối của nền kinh tế vĩ mô (Mishkin, 2009). Hai chỉ tiêu đại diện cho mức độ an toàn vốn là chỉ số an toàn vốn CAR và chỉ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (LIE) để đại diện cho chỉ số mức độ an toàn vốn (Roman & Sargu, 2013), (Rostami, 2015). Tỷ lệ số LIE tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các Ngân hàng giai đoạn 2010–2019 biến động theo Hình 2 dưới đây. Xu hướng tỷ lệ LIE của các NHTM Việt Nam tăng dần trên cả chu kỳ (từ 10,3 lần năm 2010 lên 14,1 lần năm 2019). Mặc dù vốn cao hơn bình quân nhưng LIE của nhóm NHTMNN lại cao hơn so với so với trung bình ngành (đặc biệt là 18,1 lần so với 14,7 lần vào năm 2017). Điều này cho thấy các NHTMNN sử dụng rất nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động của mình. Đồng nghĩa với việc mức lợi tức khổng lồ hằng năm kèm theo là rủi ro cực lớn. Nhưng từ năm 2018, con số này của các NHTMNN có xu hướng sụt giảm nhanh chóng (12,9 lần vào 2019). Từ 2018, NHNN siết chặt hơn nữa những quy định về chỉ tiêu 791
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM an toàn vốn. Điều này buộc các ngân hàng cần giảm thiểu lượng vay nợ đồng thời gia tăng vốn chủ nhằm đảm bảo duy trì mức rủi ro được NHNN cho phép. Hình 2. Tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của các NHTM giai đoạn 2010-2019 20 18 16 14 12 NHTMNN 10 8 NHTMCP 6 Bình quân 4 2 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Một chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định mức độ an toàn vốn của các NHTM là chỉ số an toàn vốn CAR. Chỉ số CAR trung bình của 27 NHTM được nhóm nghiên cứu thống kê là trên 10% (Hình 3). Phần đông các NHTM đã đạt yêu cầu về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN (điều chỉnh ở mức 8-9% trong giai đoạn này). Nhưng nhìn chung chỉ số CAR có dấu hiệu giảm nếu xét từ năm 2010 trở lại đây. Lý do là cùng với xu hướng phát triển nhanh chóng của nền tài chính 10 năm trở lại đây, tổng tài sản ngân hàng đã gia tăng nhanh chóng so với tốc độ tăng của vốn tự có. Một giá trị CAR không quá cao cũng chứng minh sự cải thiện trong khả năng quản trị rủi ro của hệ thống Ngân hàng. Dễ thấy CAR của nhóm NHTMNN thường tụt thấp so với bình quân ngành và xu hướng tăng nhẹ từ 2018, điều này phù hợp với mức ưa thích rủi ro rất cao của các NHTMNN. Hình 3. Hệ số CAR các NHTM giai đoạn 2010-2019 20.00% 15.00% NHTMNN 10.00% NHTMCP Bình quân 5.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 792
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chất lượng tài sản (Asset) Nhóm tác giả lựa chọn tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ (NPL) là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản trong hoạt động ngân hàng (Phan Thị Hằng Nga, 2013), (Rostami, 2015). Thông thường, trong trường hợp của một ngân hàng, các khoản vay đại diện cho phần quan trọng nhất của tài sản, những nhóm nợ xấu của ngân hàng được quy định là nợ nhóm 3, 4 và 5 (Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28-1-2013 của NHNN quy định về hoạt động tín dụng). Tỷ lệ nợ xấu càng cao càng biểu hiện chất lượng tài sản của ngân hàng càng thấp. Hình 4 mô tả tình hình nợ xấu của 27 NHTM khảo sát trong giai đoạn 2010-2019. Hình 4. Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ các NHTM giai đoạn 2010-2019 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% NHTMNN 1.50% NHTMCP 1.00% Bình quân 0.50% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Tỷ lệ NPL trong 10 năm này khá ổn định, dao động ở mức 1,5-2% trong nhiều năm, duy chỉ năm 2012 tăng cao nhất lên mức 2,93%. Phần lớn các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tập trung vào nhóm ngân hàng có tính cạnh tranh không cao trên thị trường, với quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhỏ. Năng lực quản lý (Management) Chất lượng quản lý có tầm quan trọng lớn đối với việc sự ổn định của các ngân hàng. Năng lực quản lý của ngân hàng có thể đo lường thông qua tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OCA) (Roman & Sargu, 2013). Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu chi phí vận hành đến mức tối đa trên tổng tài sản có của mình, tức tỷ lệ này càng thấp càng chứng minh ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Bảng 1 cho thấy mức bình quân tỷ lệ OCA của các NHTM giai đoạn này khoảng trên 1,5%, và giá trị này của các NHTMCP nhìn chung cao hơn của các NHTMNN. Có NHTM có mức Chi phí hoạt động/Tổng tài sản cao lên đến 5,67% (2011), điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và giảm thiểu đáng kể tính cạnh tranh về chất lượng dịch 793
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM vụ của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Cấu trúc chi phí trong báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân lực chiếm trên 50% tổng chi phí hoạt động. Điều này đi ngược lại với xu hướng toàn cầu là sự gia tăng chi phí dành cho dịch vụ khách hàng, vì khách hàng ngày càng yêu cầu ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm tài chính với chất lượng và hiệu quả dịch vụ tốt hơn. Bảng 2. Tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản của NHTM giai đoạn 2010-2019 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Chỉ số thu nhập và mức độ sinh lời (Earnings) Chỉ số thu nhập và mức độ sinh lời là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Hiện nay, việc đánh giá mức độ sinh lời của NHTM thể hiện qua 2 chỉ số cơ bản phổ biến: ROA và ROE (Roman & Sargu, 2013), (Phan Thị Hằng Nga, 2013). Chỉ tiêu ROA cho phép đánh giá sức mạnh tài chính và hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng các nguồn lực của mình. Khi ngân hàng càng có lợi thế tối thiểu chi phí vận hành, tối đa hóa lợi nhuận trên từng đồng tổng tài sản chứng tỏ bộ máy tài chính hoạt động càng hiệu quả. Đặc điểm chung của ngành là sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nên mặt bằng chung ROA khá thấp. ROA bình quân dao động trong khoảng 1,5-2,5%, trong đó ROA của các NHTMNN thấp hơn so với NHTMCP trong cả giai đoạn nghiên cứu (Hình 5). Dễ hiểu bởi NHTMNN với lợi thế lượng vốn lớn từ Nhà nước, càng đẩy mạnh việc sử dụng đòn bẩy để gia tăng nghiệp vụ cho vay. Các NHTM có ROA các năm thấp (khoảng 0,6-0,7%) tập trung vào các NHTMCP đã và đang trong quá trình tái cấu trúc như SCB, NVB. Hai năm 2012-2013 là giai đoạn ROA toàn ngành xuống thấp nhất. Nguyên nhân được giải thích do hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn sau cuộc 794
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hai năm này, lãi suất thị trường được ghi nhận giảm, nhưng chi phí huy động vẫn rất cao khiến lợi nhuận sụt giảm. Hình 5. ROA của các NHTM giai đoạn 2010-2019 3.00% 2.50% 2.00% NHTMNN 1.50% NHTMCP 1.00% Bình quân 0.50% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có của ngân hàng, giá trị của chỉ số này phải được diễn giải một cách thận trọng, vì mức cao có thể nhấn mạnh khả năng sinh lời cao nhưng cũng là mức thấp vốn hóa và ngược lại. ROE của các NHTM qua các năm tương đối cao, trong đó ROE nhóm NHTMNN cao hơn hẳn phần còn lại. Tương tự như ROA, ROE cũng có xu hướng đi xuống trong giai đoạn 2012 (bình quân còn 6,91%) đến 2015 (xuống dưới 5%) (Hình 6). Năm 2015, nhiều NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc được nhắc ở trên có ROE xuống đến dưới 1% là quá thấp. Hình 6. ROE của các NHTM giai đoạn 2010-2019 25.00% 20.00% 15.00% NHTMNN NHTMCP 10.00% Bình quân 5.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 795
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Khả năng thanh toán (Liquidity) Quản trị rủi ro thanh khoản được coi là vấn đề quản lý quan trọng hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Một khi một ngân hàng rơi vào thiếu hụt thanh khoản, rất nhanh chóng kéo theo là sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống tài chính. Hai chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán của một ngân hàng là tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (LIQ) và Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi (LID) (Roman & Sargu, 2013), (Phan Thị Hằng Nga, 2013). Giai đoạn 2010-2019, tỷ lệ tài LIQ của toàn ngành rất ổn định trong khoảng 14-15% (Hình 6). Từ 2010-2012 giá trị này không không có sự sai biệt đáng kể giữa hai nhóm NHTMNN và NHTMCP. Từ 2013 trở về đây, nhóm NHTMNN chênh lệch rất rõ rệt, điều này khẳng định uy tín và đảm bảo thanh khoản cao của các NHTMNN trong mắt công chúng. Hình 7. Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản các NHTM giai đoạn 2010-2019 45.00% 40.00% 35.00% NHTMNN 30.00% 25.00% NHTMCP 20.00% Bình quân 15.00% max 10.00% min 5.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi (LID) phản ánh khả năng chống lại các cú sốc đối với dòng tiền của các ngân hàng. Khi tỷ lệ dư nợ cho vay cao sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của các NHTM, dẫn đến nguy cơ sụp đổ hàng loạt khi khách hàng yêu cầu rút tiền bất ngờ với số lượng lớn. Hình 7 cho thấy tỷ lệ này duy trì ở mức khá cao (trên 70-80%) trong cả giai đoạn. Việc tập trung vào khoản mục cho vay có thể tạo ra một tỷ lệ sinh lời lớn hơn so với các khoản mục tài sản khác nhưng đồng thời cũng hứa hẹn một mức rủi ro lớn, điều này tuân thủ theo quy tắc đánh đổi lợi nhuận - rủi ro. Có ngân hàng còn có mức tỷ lệ này trên 100% cho thấy sự mất cân đối trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. 796
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 8. Tỷ lệ Tổng cho vay/Tổng tiền gửi của các NHTM giai đoạn 2010-2019 180.00% 160.00% 140.00% 120.00% NHTMNN 100.00% NHTMCP 80.00% Bình quân 60.00% max 40.00% min 20.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Rủi ro thị trường (Sensitivity) Nếu một ngân hàng có nhiều tài sản nhạy cảm với lãi suất hơn là nợ phải trả và lãi suất tăng, biên lãi ròng của ngân hàng sẽ cải thiện; ngược lại nếu lãi suất giảm, biên lãi ròng của ngân hàng sẽ giảm xuống (Hays và cộng sự, 2009). Các ngân hàng chịu sự thay đổi bất thường của lãi suất, theo đó dấu của tỷ lệ này phụ thuộc vào chiều tăng giảm của mức lãi suất thị trường. Hình 9. Tỷ lệ Tài sản nhạy cảm lãi suất/Nợ nhạy cảm lãi suất của các NHTM giai đoạn 2010-2019 1.60 1.40 1.20 NHTMNN 1.00 NHTMCP 0.80 Bình quân 0.60 max 0.40 min 0.20 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 797
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hệ số nhạy cảm lãi suất của các NHTM bình quân qua các năm đều duy trì mức lớn hơn 1 (Hình 8). Tức là về mặt lý thuyết, NHTM sẽ có lợi nếu lãi suất thị trường tăng cao, khiến chi phí trả lãi thấp hơn lợi nhuận từ lãi. 3.2. Tác động của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2019-2020 Thứ nhất, đại dịch Covid-19 khiến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và hoạt động cho vay giảm khi cầu tín dụng giảm. Số lượng các món vay giảm khiến lượng tài sản có rủi ro trong hệ thống NHTM giảm theo, đồng thời xu hướng nợ xấu gia tăng đáng kể. Một số ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để thu hút thêm vốn trong thời điểm dịch bệnh (Anh Khoa, 2020). Với các loại trái phiếu phát hành có kỳ hạn lớn hơn 5 năm sẽ đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2, giúp vốn tự có của các ngân hàng tăng lên và cải thiện hệ số an toàn vốn. Điều này giải thích thực trạng chỉ tiêu CAR của nhóm NHTMNN nửa đầu 2020 có sự tăng nhẹ so với trung bình 10 năm trước. Trái ngược với các NHTMNN, CAR của các NHTMCP có xu hướng giảm trong thời kỳ dịch bệnh. Bảng 3: Tỷ lệ CAR Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Thứ hai, khảo sát tại 27 ngân hàng, đến năm 2020, do kinh tế chịu ảnh hưởng sâu rộng từ dịch Covid-19, báo cáo nửa đầu năm của một số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng 2 chữ số. NPL trong nửa đầu 2020 cũng vì vậy tăng cao, chất lượng tài sản có của hệ thống ngân hàng xuống thấp, làm giảm tính ổn định trong hoạt động của cả hệ thống NHTM. Thứ ba, các chỉ tiêu lợi nhuận ROA, ROE nửa đầu năm 2020 của ngân hàng ghi nhận mức giảm rất nhẹ cho dù chịu tác động của dịch bệnh. Cơ cấu nợ xấu tăng cao khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng, lãi dự thu thấp bởi chính sách giãn nợ, hỗ trợ san sẻ khó khăn với khách hàng thời kỳ Covid. Không chỉ vậy, nguồn thu phí cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi mọi giao dịch trong nền kinh tế bị chậm lại. Phần lớn doanh thu của ngân hàng được cải thiện nhờ các dịch vụ tài chính phi tín dụng. Để thích ứng với tình hình mới, các ngân hàng đang có những chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. 798
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 4: Chỉ tiêu lợi nhuận ROA, ROE Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 Thứ tư, tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (LIQ) của nhóm NNHTMNN tuy có điều chỉnh giảm nhẹ trong thời kỳ Covid, song vẫn ở mức cao hơn hẳn so với các NHTMCP. Chứng tỏ các NHTMNN luôn đảm bảo mức thanh khoản tốt nhất cho nền kinh tế dù trước nguy cơ về nhu cầu tiền mặt thường tăng lên do người dân muốn tìm kiếm phương tiện thanh toán ổn định trong giai đoạn bất ổn và khó khăn của nền kinh tế. Điều này trái ngược với các NHTMCP với khả năng quản trị rủi ro hoạt động bị đánh giá thấp hơn. Bảng 5: Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả, 2021 4. Một số kiến nghị Thứ nhất, NHTM cần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II. Để thực hiện điều này, yêu cầu ngân hàng cần chú trọng xây dựng chính sách hợp lý, cân đối trong thao tác phân phối kết quả kinh doanh của ngân hàng, giữa việc chi trả cổ tức cho cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận hợp lý để tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Lượng vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại này là nguồn có chi phí sử dụng thấp nhất, song nếu phân bố không hợp lý có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi của các cổ đông. Các hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các ngân hàng cũng cần được tăng cường, tạo ra nhiều ngân hàng có quy mô vốn lớn hơn, chuyển hướng tập trung thị phần sang các Ngân hàng ngoài vốn Nhà nước khác. Đồng thời, tái cơ cấu chức năng của NHTM theo định hướng: tách bạch chức năng của một ngân hàng đầu tư, chuyên hoạt động cho vay những khoản vay trung và dài hạn, với chức năng NHTM là tập trung vào khoản vay tiêu dùng có kỳ hạn ngắn hơn. Tách biệt như vậy có tác dụng đề phòng tình trạng tích tụ rủi ro tín dụng quá cao, dẫn đến khủng hoảng đổ vỡ ngân hàng như nhiều quốc gia trên thế giới. 799
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Thứ hai, các NHTM cần chuẩn hóa quá trình đánh giá nợ xấu và đưa ra những biện pháp can thiệp cụ thể, như thực hiện rao bán các khoản nợ này hay thanh lý tài sản. NHTM nên tìm cách gia tăng chất lượng của các khoản cho vay thay vì tăng cường số lượng các khoản cho vay. Hạn chế tín dụng tăng trưởng quá nóng và củng cố các biện pháp giải quyết vấn đề nợ xấu một cách triệt để. Thực hiện các chiến lược hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như các chính sách ưu đãi tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm các khoản lãi vay, cho vay với mức lãi suất thấp, cắt giảm chi phí hoạt động, nâng cao các khoản thu nhập ngoài lãi. Đưa ra phương hướng phòng ngừa và các mức dự phòng rủi ro đối với việc các khoản nợ xấu tăng lên. Thứ ba, nhà quản trị của mỗi NHTM cũng cần nâng cao khả năng quản lý hoạt động kinh doanh. Theo kết quả kiểm định sử dụng đòn bẩy tài chính là yếu tố làm tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản và trên vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tính hai mặt, nếu đòn bẩy không đủ mạnh để dự phòng cho rủi ro ước tính trước đó, sẽ làm giảm tính thanh khoản, thậm chí đẩy ngân hàng đến trường hợp mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của không chỉ một mà thậm chí là cả hệ thống ngân hàng. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các ngân hàng hiện đại muốn duy trì được hệ thống hạ tầng cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các hoạt động của mình thì hàng năm họ phải đầu tư vào công nghệ từ 3-5% tổng doanh thu hoạt động (Phan Thị Hằng Nga, 2013). Thứ tư, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và đa dạng hóa phân bổ tài sản giúp tăng cường khả năng sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Các ngân hàng nên tăng cường hoạt động ngoại bảng nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và do đó giảm được chi phí giám sát tốn kém cho các khoản mục nợ khó đòi. Nhận định này càng được củng cố sau biến cố đại dịch Covid-19. Ngân hàng cần chú trọng cả cung cấp và phát triển các sản phẩm và dịch vụ online như Internet Banking, gửi tiền tiết kiệm qua app Bên cạnh việc cung cấp nhiều sản phẩm online thay thế cho các sản phẩm truyền thống, các NHTM vẫn phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách hàng. Tài liệu tham khảo Anh Khoa (2020), Huy động vốn khó, ngân hàng tích cực phát hành trái phiếu, Tạp chí tài chính, truy nhập ngày 10 tháng 4 năm 2021 tại Cargili, T. C. (1989), CAMEL Ratings and the CD Market, Journal of Financial Services Research, 3, 347-358. Dincer, H., Gencer, G. & Orhan, N. (2011), A Performance Evaluation of the Turkish Banking Sector after the Global Crisis via CAMELS Ratios, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 24, 1530-1545. 800
  17. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Gasbarro, D. & Sadguna, G. M., Zumwalt, J. K. (2002), The Changing Relationship Between CAMEL Ratings and Bank Soundness during the Indonesian Banking Crisis, Review of Quantitative Finance and Accounting, 19, 247–260. Georgios, K. & Elvis, K. (2019), Bank Value using Camels Model Evidence from Balkans Banking System, International Research Journal of Finance and Economics, 176, 182-195. Gier, W. A. (2007), Credit Analysis Of Financial Institutions, Euromoney Institutional Investor PLC, 2nd edition. Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) and Board of Governors of the Federal Reserve System (Fed) (2019), Uniform Financial Institutions Rating System, Federal Register truy nhập ngày 1 tháng 3 năm 2021 Hays, F. H., Lurgio, S. A. & Gilbert, A. H. (2009), Efficiency Ratios and Community Bank Performance, Journal of Finance and Accountancy, 1(1), 1-15. Hoque, R. & Rayhan, I. (2013), Efficiency Measurement on Banking Sector in Bangladesh, Dhaka University Journal of Science, 61(1), 1-5. Mishkin, F. S. (2009), Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Addison Wesley; 2nd edition. NHNN (2013), Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 của NHNN quy định về hoạt động tín dụng của NHNN Việt Nam. NHNN (2018), Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nguyễn Ngọc Tú (2018), Ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trần Thanh Vũ & Nguyễn Thị Ngọc Chung (2014), Áp dụng hệ thống xếp hạng CAMELS đánh giá hiện trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2012, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, 6, 34-45. Phan Thị Hằng Nga (2013), Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Roman, A. & Sargu, A. C. (2013), The impact of bank-specific factors on the commercial banks liquidity: empirical evidence from CEE countries, Procedia Economics and Finance, 20, 571-579. Rostami, H. (2015), Determination of Camels model on bank's performance, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, 2 (10), 652-664. 801