Vai trò của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 2100
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ngan_hang_doi_voi_tang_truong_kinh_te_nghien_cuu.pdf

Nội dung text: Vai trò của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thiều Quang, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, từ thời kỳ đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Nghiên cứu này đánh giá vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ quí 2/2012 đến quí 4/2019. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ, kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí. Kết quả là, trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển như Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống ngân hàng, các nhân tố khác như chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc phát triển hệ thống ngân hàng cần đi cùng với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là các chính sách tiền tệ. Từ khóa: Phát triển ngân hàng, Tăng trưởng kinh tế, Mô hình tự hồi quy phân phối trễ, Việt Nam. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các quốc gia luôn tìm cách duy trì tăng trưởng kinh tế để tăng thu nhập quốc dân và tạo thêm cơ hội việc làm, cải thiện mức sống của người dân. Thực tế, ngành tài chính ngân hàng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cho rằng các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng, được xem là một công cụ hữu ích để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế và là nguồn vốn nội bộ quan trọng cho bất kỳ quốc gia nào đặc biệt trong thời kỳ khai sinh của tăng trưởng kinh tế (Schumpeter, 1911). Rõ ràng, hệ thống ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế thông qua khả năng huy động tiết kiệm, cung cấp các khoản vay để khuyến khích đầu tư và sản xuất, giảm chi phí về thông tin, giao dịch và kiểm soát, tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ, hình thành vốn ban đầu cho các dự án đầu tư, từ đó đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế (Greenwood & Jovanovic, 1990). Ở Việt Nam, từ thời kỳ đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện thị trường tài chính còn sơ khai ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét vai trò của ngành ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây (cả phạm vi quốc tế và trong nước) tập trung xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường tài chính (sau đây gọi tắt là "phát triển tài chính") và tăng trưởng kinh tế, nhưng cho đến nay kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này vẫn chưa có sự thống nhất. Thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận về mối liên kết giữa sự phát triển của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động trực tiếp của ngành ngân hàng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu của Tongurai và Vithessonthi (2018) mặc dù tập trung đánh giá tác 374
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 động của ngành ngân hàng nhưng chỉ xem xét tác động vào từng lĩnh vực kinh tế (cụ thể, công nghiệp và nông nghiệp) chứ không đánh giá tổng thể nền kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu này lấp vào khoảng trống nghiên cứu trên bằng việc xem xét tác động trực tiếp của sự phát triển ngành ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) với nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn từ quí 2 năm 2012 đến quí 4 năm 2019, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Song, tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí, và trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rộng rãi về cả mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất. Một luồng nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (King & Levine, 1993; McKinnon, 1973; Rajan & Zingales, 1996). Chẳng hạn, King và Levine (1993) đã chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa các chỉ số phát triển tài chính và tăng trưởng GDP bình quân đầu người khi nghiên cứu mẫu số hơn 80 quốc gia. Thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu cũng đã thảo luận về mối liên kết giữa sự phát triển của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. (McKinnon, 1973)cho thấy các ngân hàng thương mại thống trị cơ cấu tài chính trong giai đoạn phát triển đầu tiên của thị trường tài chính. King và Levine (1993) lập luận rằng hệ thống ngân hàng cung cấp nhiều tiền hơn cho nền kinh tế, kích thích sự chuyển động của bánh xe kinh tế. Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tác động tích cực của sự phát triển ngành ngân hàng đến tăng trưởng sản lượng quốc gia. Chẳng hạn, Beck, Levine, và Loayza (2000) cho thấy rằng tín dụng tư nhân (tín dụng của các trung gian tài chính cho khu vực tư nhân) có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế. Sử dụng dữ liệu bảng của 138 quốc gia trong năm 2002 - 2009, Gimet và Lagoarde-Segot (2012) nhận thấy rằng cạnh tranh liên ngân hàng, sự phát triển thị trường vốn, quyền dân sự đảm bảo và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp có thể giúp tăng cường mối liên kết giữa hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để cải thiện khả năng của các ngân hàng trong việc cung cấp dòng tín dụng gia tăng cho khu vực tư nhân và để tăng cường thu nhập tài chính cho người nghèo. Gần đây, nghiên cứu của Prochniak và Wasiak (2017) về phân tích tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế từ 28 nền kinh tế EU và 34 nền kinh tế OCED từ năm 1993 đến năm 2013, đã xác minh mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa hệ thống ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, luồng nghiên cứu chỉ ra mối tương quan âm giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cũng cho thấy tác động tiêu cực của hệ thống ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế. Zhao (2017) đã nghiên cứu tác động của sự phát triển tài chính đến sản lượng kinh tế của 286 thành phố của Trung Quốc giữa năm 2007 - 2014. Bằng mô hình hồi quy cắt ngang để tiến hành các kết quả, nghiên cứu phát hiện rằng phát triển tài chính không có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, và các biến số ngân hàng đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Imoughele (2014) chỉ ra rằng tiền gửi có kỳ hạn và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến đầu ra của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nigeria; nhưng tín dụng của các ngân hàng thương mại lại không có tác động đến sản lượng đầu ra của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này. Mới đây, nghiên cứu của Tongurai và Vithessonthi (2018) xem xét tác động trực tiếp của ngành ngân hàng đến các lĩnh vực trong nền kinh tế, đã chỉ ra rằng ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến sự phát triển ngành nông nghiệp nhưng lại không có bất kỳ tác động nào đến sự phát triển ngành công nghiệp. Và tác động tiêu cực của ngành ngân hàng đối với sự phát triển ngành nông nghiệp chỉ được quan sát đối với các nước có hệ thống ngân hàng phát triển ở cấp độ cao. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Khoa P.T. Pham (2019) tập trung vào mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ quý I/2000 đến quý IV/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát triển tài chính có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận về mối liên kết giữa sự phát triển của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế, nhưng đến nay vẫn chưa có những kết luận thống nhất. Hơn thế nữa, xem xét tổng quan các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhận thấy cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động trực tiếp của ngành ngân 375
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hàng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu của Tongurai và Vithessonthi (2018) mặc dù tập trung đánh giá tác động của ngành ngân hàng nhưng chỉ xem xét tác động vào từng lĩnh vực kinh tế (cụ thể, công nghiệp và nông nghiệp) chứ không đánh giá tổng thể nền kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu này thực hiện đánh giá tác động trực tiếp của sự phát triển ngành ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để đánh giá mối quan hệ dài hạn giữa sự phát triển của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Mô hình ARDL phù hợp hơn các mô hình nghiên cứu dựa trên phần dư như thủ tục hai bước Engle-Granger hay vectơ tự hồi qui (VAR) do dữ liệu nghiên cứu là các chuỗi tích hợp bậc 0 và bậc 1. Bên cạnh đó, mô hình ARDL cung cấp các ước lượng hiệu quả và không chệch đối với các mô hình dài hạn, đặc biệt là các mẫu dữ liệu nhỏ (Harris & Sollis, 2003; Pesaran & Shin, 1998). Mô hình ARDL có dạng như sau: 푞 푙 푃푡 = 훼 + ∑푖=1 훽1푖 푃푡−푖 + ∑푖=0 훽2푖 푡−푖 + ∑푖=0 훽 푖 ,푡−푖 + 휀푖푡 (1) Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội; BAN là sự phát triển ngân hàng, được đo lường bằng logarit của dư nợ tín dụng (CREDIT), X là các biến kiểm soát; 훼 là hằng số; 훽1, 훽2, 훽 là các hệ số ước lượng, p, q, l lần lượt là độ trễ của các biến GDP, BAN và các biến kiểm soát X; t, i là thời gian và số độ trễ; 휀 là sai số của mô hình. Tương tự các nghiên cứu của Adeniyi, Oyinlola, Omisakin, và Egwaikhide (2015); Ruiz (2018); Seven và Yetkiner (2016), các biến kiểm soát của mô hình bao gồm cung tiền (M2GDP) (được đo lường bằng hệ số của tổng phương tiện thanh toán trên GDP) và lạm phát (CPI) (được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng). Trước khi ước lượng mô hình (1), nhóm tác giả thực hiện kiểm định tính dừng của các biến của mô hình bằng kiểm định Augmented Dickey-Fuller và Phillips-Perron để đảm bảo rằng không có biến nào không dừng ở bậc 2 (I(2)). Sau đó, xác định độ trễ thích hợp của các biến dựa vào chỉ tiêu Akaike Information Criterion (AIC). Một bước quan trọng trong ước lượng mô hình ARDL là xem xét có sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa các biến hay không bằng phương pháp kiểm định đường bao (Pesaran, Shin, & Smith, 2001). Phương pháp này ước lượng mô hình ARDL bằng OLS. Sau đó, tính trị số thống kê F-statistic cho giả thuyết hệ số của tất cả các biến trễ đồng thời bằng 0 và so sánh trị số này với các giá trị tới hạn biên trên và biên dưới. Nếu F- statistic nhỏ hơn giá trị tới hạn biên dưới, ta chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận không có mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Nếu F-statistic lớn hơn giá trị tới hạn biên trên, ta từ chối giả thuyết H0 và kết luận có mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Khi đó, các hệ số của mô hình ARDL được hiệu chỉnh và mối quan hệ dài hạn của các biến được ước lượng bởi mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) như sau: 푞 푙 ∆ 푃푡 = 훼 + ∑푖=1 훽1푖∆ 푃푡−푖 + ∑푖=0 훽2푖∆ 푡−푖 + ∑푖=0 훽 푖∆ ,푡−푖 − 휆( 푃푡−1 − 휃1 푡−1 − 휃 ,푡−1) + 휀푖푡 (2) Trong đó: 휆 là hệ số sai số hiệu chỉnh, phản ánh tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng; 휃1, 휃 là các hệ số dài hạn của mô hình. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn từ quí 2 năm 2012 đến quí 4 năm 2019. Dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu Fiinpro. 4. Kết quả nghiên cứu Thống kê mô tả Bảng 1 tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình. Có thể thấy Việt Nam thuộc nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp với mức GDP danh nghĩa trung bình đạt 2.616.889 tỷ đồng. Mức GDP cao nhất đạt được vào quí 4 năm 2019 là 6.037.348 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tương đối cao và lớn hơn nhiều so với mức GDP, cho thấy tín dụng và ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên GDP (CREDIT/GDP) trung bình đạt 265%. Trong giai đoạn 2012-2019, Việt Nam kiểm soát lạm phát tương đối tốt. Chỉ số giá tiêu dùng trung bình CPI ở mức thấp 0,30. Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tương đối cao, chiếm trung bình 332% so với GDP. 376
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 1 – Thống kê mô tả Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất GDP 31 2.616.889 1.485.989 683.668 6.037.348 CREDIT 31 5.092.555 1.669.958 2.887.697 8.004.063 CREDIT/GDP 31 2,65 1,75 0,95 6,66 CPI 31 0,30 0,24 0,01 0,60 M2GDP 31 3,32 2,33 0,17 8,48 Kiểm định nghiệm đơn vị Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ở bảng 2 cho thấy các biến GDP và M2GDP dừng ở bậc 0 với mức ý nghĩa 1% trong khi các biến BAN và CPI dừng ở bậc 1. Như vậy, mô hình gồm chuỗi hỗn hợp các biến tích hợp bậc 0 và bậc 1 nên mô hình ARDL là phù hợp. Bảng 2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Kiểm định Augmented Dickey-Fuller (p-value) Kiểm định Phillips-Perron (p-value) Biến Bậc 0 Bậc 1 Bậc 0 Bậc 1 GDP <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 BAN 0,926 <0,001 0,925 <0,001 CPI 0,674 <0,001 0,655 <0,001 M2GDP <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 Kiểm định đường bao Các giá trị thống kê lựa chọn độ trễ dựa vào các tiêu chí FPE (Final Prediction Error), Akaike (AIC), Schwarz's Bayesian (SBIC), và Hannan và Quinn (HQIC) đều cho thấy độ trễ tối đa của các biến trong mô hình là 4. Với độ trễ tối đa là 4, sử dụng tiêu chuẩn AIC và BIC để lựa chọn độ trễ cho mô hình ARDL, kết quả cho thấy mô hình ARDL có cấu trúc độ trễ (4,4,0,4) cho các biến lần lượt là GDP, BAN, CPI và M2GDP có giá trị AIC và BIC nhỏ nhất. Do đó, mô hình ARDL (4,4,0,4) là mô hình được lựa chọn. Kết quả kiểm định đường bao ở bảng 3 cho thấy F-statistic có giá trị 23,925, lớn hơn giá trị tới hạn biên trên ở tất cả các mức ý nghĩa thống kê. Do đó, tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình. 377
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 3 – Kết quả kiểm định đường bao k F- Giá trị tới hạn theo Kripfganz và statistic Schneider (2019) 90% 95% 97.5% 99% Biên Biên Biên Biên Biên Biên trên Biên Biên dưới trên dưới trên dưới dưới trên 3 23,925 2,72 3,77 3,23 4,35 3,69 4,89 4,29 5,61 Kết quả hồi qui Bảng 4 thể hiện mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn của các biến của mô hình đến tăng trưởng kinh tế. Có thể thấy, trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí. Kết quả là, trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh hệ thống ngân hàng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và cung tiền trong ngắn cũng như lạm phát và cung tiền trong dài hạn. Cụ thể là, tăng trưởng kinh tế ở 2 đến 4 quí trước sẽ làm giảm mức tăng trưởng kinh tế hiện tại. Hệ số sai số hiệu chỉnh là -1,628 cho thấy tốc độ điều chỉnh về mức tăng trưởng cân bằng dài hạn là tương đối nhanh. Trong khi đó, cung tiền ở hiện tại và các quí trước lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động này giảm dần qua các quí dẫn đến tác động tiêu cực trong dài hạn do cung tiền trong nền kinh tế kéo theo sự gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa tăng lên (do tác động của lạm phát) lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn. Các kiểm định sau hồi qui (cuối bảng 4) cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan phần dư và phương sai có sai số thay đổi. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định CUSUM cho thấy, tổng tích lũy của phần dư nằm trong dải cộng trừ 5% nên các hệ số ước lượng của mô hình có độ tin cậy cao và mô hình là phù hợp. Bảng 4 - Kết quả hồi qui ARDL Các biến Hệ số t-statistic Sai số hiệu chỉnh (λ) -1,628 -8,14 Tác động dài hạn BAN 0,880 8,61 CPI 0,047 2,97 M2GDP -0,183 -2,91 Tác động ngắn hạn ∆GDPt-1 0,195 1,31 ∆GDPt-2 -0,236 -2,22 ∆GDPt-3 -0,553 -8,32 ∆BANt -1,015 -2,58 ∆BANt-1 -1,163 -3,55 378
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ∆BANt-2 -1,641 -3,35 ∆BANt-3 -0,970 -2,85 ∆M2GDPt 0,296 2,34 ∆M2GDPt-1 0,216 2,36 ∆M2GDPt-2 0,133* 2,12 ∆M2GDPt-3 0,079* 2,16 Hằng số 2,844 1,37 Số quan sát 27 R-squared 0,9999 Adj R-squared 0,9998 F-statistic (p-value) 7437,88 (<0,001) Kiểm định tự tương quan Thống kê Durbin-Watson statistic (p-value) 2,462 (0,409) Thống kê Breusch-Godfrey LM (p-value) 1,723 (0,189) Kiểm định phương sai sai số thay đổi Kiểm định White: Chi-squared (p-value) 27 (0,271) Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg: Chi-squared (p-value) 0,01 (0,911) *, , thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5% và 1%. 5. Kết luận Nghiên cứu này đánh giá vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ quí 2/2012 đến quí 4/2019. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hassan, Sanchez, và Yu (2011) và Seven và Yetkiner (2016) đối với các nước đang phát triển. Điều này khẳng định vai trò của ngân hàng trong việc làm giảm những rào cản của thị trường và giảm tác động của thông tin bất đối xứng đối với huy động vốn và phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động của nền kinh tế. Từ đó, thúc đẩy kinh tế phát triển (Boot & Thakor, 1997; Coval & Thakor, 2005). Trong khi thị trường chứng khoán khó có thể thúc đẩy nền kinh tế trong dài hạn ở các nước đang phát triển do nó tạo ra các nguồn lợi nhuận ngắn hạn và đòi hỏi hệ thống giám sát hiệu quả để có thể làm tốt vai trò của mình thì hệ thống ngân hàng tạo ra mối quan hệ dài hạn với các nhà đầu tư, và cung cấp nguồn tài chính ổn định cho tăng trưởng kinh tế (Singh & Weisse, 1998). Do đó, việc đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển như Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống ngân hàng, các nhân tố khác như chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc phát triển hệ thống ngân hàng cần đi cùng với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là các chính sách tiền tệ. 379
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adeniyi, O., Oyinlola, A., Omisakin, O., & Egwaikhide, F. O. (2015). Financial development and economic growth in Nigeria: Evidence from threshold modelling. Economic Analysis and Policy, 47, 11- 21. [2] Beck, T., Levine, R., & Loayza, N. (2000). Finance and the Sources of Growth. Journal of financial economics, 58(1-2), 261-300. [3] Boot, A. W., & Thakor, A. V. (1997). Financial system architecture. The Review of Financial Studies, 10(3), 693-733. [4] Coval, J. D., & Thakor, A. V. (2005). Financial intermediation as a beliefs-bridge between optimists and pessimists. Journal of Financial Economics, 75(3), 535-569. [5] Gimet, C., & Lagoarde-Segot, T. (2012). Financial sector development and access to finance. Does size say it all? Emerging Markets Review, 13(3), 316-337. [6] Greenwood, J., & Jovanovic, B. (1990). Financial development, growth, and the distribution of income. Journal of political Economy, 98(5, Part 1), 1076-1107. [7] Harris, R., & Sollis, R. (2003). Applied time series modelling and forecasting: Wiley. [8] Hassan, M. K., Sanchez, B., & Yu, J.-S. (2011). Financial development and economic growth: New evidence from panel data. The Quarterly Review of economics and finance, 51(1), 88-104. [9] Imoughele, L. E. I. (2014). The impact of commercial bank credit on the growth of small and medium scale enterprises: An econometric evidence from Nigeria (1986-2012). Journal of Educational Policy and Entrepreneurial Research, 1(2), 251-261. [10] Khoa P.T. Pham, H. T. K. D., Van H. Nguyen, Thanh T Le, Hoa T.T. Phan. (2019). Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, Kỳ 2(Tháng 10/2019). [11] King, R. G., & Levine, R. (1993). Finance and growth: Schumpeter might be right. The quarterly journal of economics, 108(3), 717-737. [12] Kripfganz, S., & Schneider, D. C. (2019). Response surface regressions for critical value bounds and approximate p-values in equilibrium correction models. [13] McKinnon, R. (1973). Money and capital in economic development. Washington, D.C. : Brookings Institution. [14] Pesaran, M. H., & Shin, Y. (1998). An autoregressive distributed-lag modelling approach to cointegration analysis. Econometric Society Monographs, 31, 371-413. [15] Pesaran, M. H., Shin, Y., & Smith, R. J. (2001). Bounds testing approaches to the analysis of level relationships. Journal of applied econometrics, 16(3), 289-326. [16] Prochniak, M., & Wasiak, K. (2017). The impact of the financial system on economic growth in the context of the global crisis: empirical evidence for the EU and OECD countries. Empirica, 44(2), 295- 337. [17] Rajan, R. G., & Zingales, L. (1996). Financial dependence and growth (0898-2937): National bureau of economic research. [18] Ruiz, J. L. (2018). Financial development, institutional investors, and economic growth. International Review of Economics & Finance, 54, 218-224. [19] Schumpeter, J., &. (1911). The theory of economic development. Harvard Economic Studies. Vol. XLVI: Cambridge, MA: Harvard University Press. [20] Seven, Ü., & Yetkiner, H. (2016). Financial intermediation and economic growth: Does income matter? Economic Systems, 40(1), 39-58. [21] Singh, A., & Weisse, B. A. (1998). Emerging stock markets, portfolio capital flows and long-term economie growth: Micro and macroeconomic perspectives. World development, 26(4), 607-622. [22] Tongurai, J., & Vithessonthi, C. (2018). The impact of the banking sector on economic structure and growth. International Review of Financial Analysis, 56, 193-207. [23] Zhao, S. (2017). Does financial development necessarily lead to economic growth? Evidence from China’s cities, 2007–2014EDP Sciences. Symposium conducted at the meeting of the MATEC Web of Conferences 380