Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học

pdf 8 trang Hùng Dũng 08/01/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvi_the_xa_hoi_trong_tap_the_lop_cua_hoc_sinh_tieu_hoc.pdf

Nội dung text: Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học

  1. JOURNALOFSCIENCEOFHNUE DOI:10.18173/23541075.20150142 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 3643 This paper is available online at VỊ THẾ XÃ HỘI TRONG TẬP THỂ LỚP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Vũ Thị Lan Anh Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vị thế xã hội trong tập thể lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Học sinh có vị thế xã hội cao luôn chủ động, tự tin trong mọi hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Ngượclại, học sinh có vịthế xã hộichưa cao thường lúng túng và thiếu tự tin hơn. Bài báo đề cập đến kết quả tìm hiểu thực trạng vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học để từ đó có những khuyến nghị giúp nâng cao vị thế xã hội trong tập thể lớp cho các em. Từ khóa: Vị thế, vị thế xã hội, học sinh tiểu học, tập thể lớp, nhân cách. 1. Mởđầu Vị thế xã hội của cá nhân trong tập thể có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển nhân cách. Có vị thế xã hội cao trong tập thể sẽ góp phần giúp cá nhân phát huy được tính tích cực, chủ động, làm việc có hiệu quả, tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm đồng thời giúp cá nhân hòa nhập trong các mối quan hệ xã hội với các cá nhân khác và với tập thể, giúp phát triển nhân cách của cá nhân. Ngược lại, vị thế xã hội thấp trong tập thể sẽ làm cho cá nhân trở nên mặc cảm, tự ti, thụ động, đơn độc, lẻ loi, hiệu quả công việc không cao, . . . Điều này có tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của cá nhân. Đối với học sinh tiểu học cũng vậy, trong tập thể lớp, mỗi học sinh đều có vị thế xã hội của mình. Vị thế xã hội đó cao hay thấp thường phụ thuộc vào sự rèn luyện cố gắng của học sinh trong quá trình học tập, tham gia hoạt động tập thể và giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Những học sinh có thành tích học tập tốt, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hòa đồng, giao tiếp tốt với thầy cô, bạn bè thường có vị thế xã hội cao. Ngược lại, những học sinh chưa biết hòa nhập vào nhóm bạn, chưa thiết lập được mối quan hệ cũng như chưa làm chủ được hành vi, cảm xúc của mình thường có vị thế xã hội thấp. Trong các hoạt động và giao tiếp, các em có vị thế xã hội chưa cao thường lúng túng, thiếu tự tin . Điều đó dẫn đến kết quả hoạt động và giao tiếp không cao. Như vậy có thể thấy, vị thế xã hội trong tập thể lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Tìm hiểu vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học và từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế xã hội trong tập thể lớp của các em là vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Mối quan hệ liên nhân cách và vị thế xã hội của cá nhân trong nhóm luôn được các nhà tâm lí học và giáo dục học trong và ngoài nước rất quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu của các nhà khoa học ngoài nước tập trung nhiều vào mảng nghiên cứu lí luận cũng như đưa ra các phương pháp nghiên cứu vị thế xã hội của cá nhân trong nhóm. Nghiên cứu cơ sở lí luận về mối Ngày nhận bài: 10/5/2015. Ngày nhận đăng: 8/10/2015. Liên hệ: Vũ Thị Lan Anh, email: lananh.gdth@gmail.com 36
  2. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học quan hệ liên nhân cách nói chung và vị thế xã hội nói riêng của cá nhân trong nhóm có các tác giả phương Tây như Elton Mayo [1], R.M Stogdill, J.W. Thibaut, G. Kelli [3], . . . , có các tác giả Liên Xô cũ như: G.M Andreeva, A.V. Tetropxki, A.C. Marozov, . . . Đưa ra các phương pháp, các công cụ nghiên cứu vị thế xã hội của cá nhân trong nhóm như phương pháp trắc đạc xã hội, thuật toán ma trận có J. L. Moreno, J.W. Thibaut [3] Phân loại và chỉ ra được đặc điểm các vị thế xã hội của trẻ em có công trình nghiên cứu của T.H Chatxnaia, T. A. Repina, A.A Rojak. . . Mối quan hệ liên nhân cách và vị thế của các cá nhân trong nhóm cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước. Bên cạnh việc nghiên cứu lí luận của các tác giả Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Ánh Tuyết [2], . . . còn có các công trình nghiên cứu thực tiễn vị thế xã hội của cá nhân trong nhóm như: nghiên cứu về hoạt động tập thể dưới dạng học sinh tự quản để đưa ra các kết luận về vị thế xã hội của học sinh và thiếu niên nói chung của tác giả Đặng Xuân Hoài hay nghiên cứu về mối quan hệ giữa vị thế và tự đánh giá thái độ học tập của sinh viên của tác giả Đào Lan Hương [4]. . . Tuy có không ít những công trình nghiên cứu về vị thế xã hội của cá nhân trong nhóm đã được công bố nhưng nghiên cứu cụ thể về vị thế xã hội của học sinh, đặc biệt là vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học còn là những vấn đề bỏ ngỏ, chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của các nhà khoa học. Kết quả nghiên cứu mà bài báo đề cập đến mong muốn khỏa lấp phần nào chỗ trống đó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mộtsốvấnđềlíluận * Tập thể lớp học sinh Mỗi lớp học là một tập thể bao gồm một số lượng học sinh nhất định, ở lứa tuổi nhất định. Chúng hợp thành một tập thể có tổ chức chặt chẽ với những hoạt động chung và cùng nhằm mục đích chung là xây dựng nhân cách con người mới phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng cấp học. * Vị thế xã hội Ở góc độ xã hội học: Vị thế xã hội của cá nhân là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống các quan hệ xã hội Ở góc độ tâm lí học: Vị thế được xác định trong mối quan hệ liên nhân cách, do thực trạng tình cảm giữa các thành viên với nhau mà hình thành. Ở góc độ giáo dục học: Vị thế xã hội chính là uy tín xã hội của một vị trí xã hội. Như vậy, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền hạn và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó trong nhóm. Vị thế xã hội được xét trong mối quan hệ liên nhân cách. Mối quan hệ này thường dựa trên mức độ tình cảm quý mến đối với cá nhân này theo cách so sánh với các cá nhân khác nhau trong nhóm, tập thể. * Phân loại vị thế + Vị thế xã hội “ngôi sao”: Là vị thế cao nhất trong nhóm, người có vị thế này được hầu hết các thành viên trong nhóm, trong tập thể tín nhiệm và yêu mến. + Vị thế xã hội “được yêu mến”: Người có vị thế này được nhiều cá nhân khác trong tập thể, trong nhóm yêu mến, tín nhiệm. + Vị thế được xã hội “thừa nhận”: Người có vị thế này được một số cá nhân khác tín nhiệm + Vị thế xã hội “bị lãng quên”: Người có vị thế này được rất ít hoặc không có cá nhân nào trong nhóm để ý trong quá trình hoạt động chung 37
  3. Vũ Thị Lan Anh + Vị thế xã hội “bị tẩy chay”: Người có vị thế này không được sự chấp nhận của các thành viên khác trong tập thể, thậm chí còn bị tập thể lên án, cô lập. * Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh Vị thế xã hội của học sinh trong tập thể lớp là khái niệm tổng hợp bao gồm vị trí của cá nhân học sinh cùng với những nghĩa vụ, quyền hạn tương ứng với vị trí đó trong tập thể lớp, được xem xét trong mối quan hệ liên nhân cách. Những quan hệ này được thể hiện bởi sự đánh giá lẫn nhau giữa các cá nhân trong tập thể lớp. * Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học cũng được xác định bởi mối quan hệ liên nhân cách của các em trong tập thể lớp. Về thực chất, đó cũng là sự đánh giá lẫn nhau của các học sinh tiểu học trong giao tiếp, trong các hoạt động cùng nhau ở trường, ở lớp như hoạt động học tập, hoạt động văn thể và các hoạt động ngoại khóa khác. Những học sinh tiểu học có khả năng tập hợp xung quanh mình nhiều cá nhân khác trong lớp, được các cá nhân khác lựa chọn trong nhiều loại hình hoạt động, được các bạn trong lớp yêu mến, đối xử cởi mở thân thiện. . . thì học sinh đó có vị thế xã hội cao trong tập thể lớp. Ngược lại, nếu học sinh nào không được nhiều bạn bè yêu thích, đánh giá thấp, ít được tiếp nhận vào các nhóm, các tổ chức trong các hoạt động cùng nhau thì đó là những học sinh có vị thế xã hội thấp trong tập thể lớp. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Để tìm hiểu vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp trắc đạc xã hội (sử dụng phương pháp trắc đạc xã hội của Jacob Lery Moreno để tìm hiểu vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học); phương pháp điều tra viết ( sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học; tìm hiểu hành vi ứng xử của học sinh tiểu học), phương pháp trắc nghiệm (sử dụng trắc nghiệm của A.N. Lutoskin để tìm hiểu sự đánh giá của học sinh về bầu không khí tập thể lớp) trên khách thể là 318 học sinh tiểu học (trường tiểu học Nhật Tân Tây Hồ và trường tiểu học Dịch Vọng B Cầu Giấy) của thành phố Hà Nội , trong đó có 80 học sinh lớp 2, 80 học sinh lớp 3, 74 học sinh lớp 4 và 84 học sinh lớp 5. Kết quả thu được như sau: 2.2.1. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Bảng 1. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Khối lớp Chung Vị thế XH Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 SL % SL % SL % SL % SL % Ngôi sao 2 2,5 2 2,5 4 5,4 6 7,1 14 4,4 Được yêu mến 8 10,0 8 10,0 6 8,1 8 9,5 30 9,4 Được chấp nhận 4 5,0 26 32,5 28 37,9 34 40,5 92 28,9 Bị lãng quên 60 75,0 40 50,0 34 45,9 34 40,5 168 52,9 Bị tẩy chay 6 7,5 4 5,0 2 2,7 2 2,4 14 4,4 Tổng 80 100 80 100 74 100 84 100 318 100 38
  4. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Kết quả bảng 1 cho thấy, vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học được nghiên cứu có sự phân hóa rõ rệt: đa số học sinh có vị thế xã hội “bị lãng quên” và “được chấp nhận”. Trong đó, chiếm tỉ lệ tương đối lớn, nhiều nhất là vị thế xã hội “bị lãng quên” với 168/318 em, chiếm tỉ lệ 52,9%; đứng thứ hai là số học sinh ở vị thế xã hội “được chấp nhận” với tỉ lệ là 28,9%; thấp nhất là số học sinh ở vị thế “bị tẩy chay” và “ngôi sao” với tỉ lệ chỉ đều là 4,4%. Ở tất cả các khối lớp, học sinh tiểu học được nghiên cứu có vị thế xã hội “bị lãng quên” đều chiếm tỉ lệ lớn nhất (40,5% 75%) và học sinh có vị thế xã hội “ngôi sao” và vị thế xã hội “được yêu mến” không nhiều (2,5% 7,1% và 8,1% 10%). Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt ở các khối lớp và dấu ấn độ tuổi để lại khá rõ trên thực trạng vị thế xã hội trong tập thể lớp của các em. Tỉ lệ học sinh có vị thế xã hội cao tăng dần và tỉ lệ học sinh có vị thế xã hội thấp giảm dần từ lớp 2 đến lớp 5. Điều này có thể được lí giải là do trong quá trình hoạt động cùng nhau, giao tiếp cùng nhau mà các em hiểu biết nhau hơn, mối quan hệ bạn bè của các em được thiết lập và mở rộng hơn. Cũng chính trong quá trình hoạt động và giao tiếp cùng nhau trong tập thể lớp mà các em quý mến nhau hơn. Bảng 2: Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học theo các hoạt động ở trường tiểu học Hoạt động Vị thế Hoạt động học tập Hoạt động văn thể Hoạt động khác SL % SL % SL % Ngôi sao 14 4,4 9 2,8 7 2,2 Được yêu mến 32 10,1 27 8,5 17 5,3 Được chấp nhận 98 30,8 86 27,0 90 28,3 Bị lãng quên 158 49,7 170 53,5 178 56,0 Bị tẩy chay 16 5,0 26 8,2 26 8,2 Tổng 318 100 318 100 318 100 Bảng kết quả số 2 cho thấy: Ở tất cả các hoạt động của học sinh tiểu học được nghiên cứu, vị thế xã hội “bị lãng quên” vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (49,7% – 53,5%) và vị thế xã hội “ngôi sao” chiếm tỉ lệ nhỏ nhất(2,2% 4,4%). Ở các hoạt động khác nhau, vị thế xã hội của học sinh tiểu học trong tập thể lớp có sự khác biệt. Ở hoạt động học tập, các em thường có vị thế xã hội trong tập thể lớp cao hơn các hoạt động khác: các vị thế xã hội cao (vị thế xã hội “ngôi sao” và “được yêu mến”) trong tập thể lớp ở hoạt động học tập chiếm cao nhất, chiếm tỉ lệ 14,5% (hoạt động văn thể là 11,3% và hoạt động khác chỉ có 7,5 %); tỉ lệ học sinh có vị thế xã hội thấp (vị thế xã hội “bị lãng quên” và “bị tẩy chay”) ở hoạt động học tập là thấp nhất, với tỉ lệ 54,7% trong khi tỉ lệ này ở hoạt động văn thể là 61,7% và ở hoạt động khác là 64,2%. Có kết quả đó là do vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học biểu hiện rõ nhất ở hoạt động học tập và hoạt động học tập gần như là yếu tố quyết định vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học. Kết quả học tập của các em được thể hiện ở nhiều hình thức : trên điểm số, sự tích cực, chủ động trong các tiết học, những lời nhận xét của giáo viên, . . . Thành tích cũng như khả năng trong học tập của các em là điều được các thành viên khác trong lớp dễ dàng nhận thấy và thừa nhận. 39
  5. Vũ Thị Lan Anh 2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Bảng 3: Nguyên nhân học sinh có vị thế xã hội cao trong tập thể lớp (Theo đánh giá của học sinh tiểu học) Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Chung TT Nguyên nhân SL % SL % SL % SL % SL % Thông minh, học 1 74 92,5 75 93,8 56 75,7 60 71,4 265 83,3 giỏi Hiền lành, ngoan 2 34 42,5 28 35,0 30 40,5 40 47,6 132 41,5 ngoãn Quan tâm, giúp đỡ 3 42 52,5 52 65,0 38 51,4 50 59,5 182 57,2 bạn bè 4 Là cán bộ lớp 54 67,5 46 57,5 40 54,1 34 40,5 174 54,7 Có trách nhiệm, 5 luôn hoàn thành tốt 43 53,8 50 62,5 55 74,3 68 81,0 216 67,9 các công việc 6 Gương mẫu 41 51,3 43 53,8 60 81,1 74 88,1 218 68,6 7 Có chung sở thích 14 17,5 18 22,5 41 55,4 57 67,9 130 40,9 8 Hát hay, vẽ đẹp 62 77,5 59 73,8 20 27,0 24 28,6 165 51,9 Xinh đẹp, mặc 9 29 36,2 25 31,2 13 17,6 11 13,1 78 24,5 quần áo đẹp 10 Nguyên nhân khác 16 20,0 8 10,0 10 12,5 6 7,1 40 12,6 Bảng kết quả trên cho thấy, những nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự lựa chọn bạn mà học sinh tiểu học được nghiên cứu đưa ra khá phong phú. Trong đó, nguyên nhân các em lựa chọn nhiều nhất là “thông minh, học giỏi” với 265 lựa chọn, chiếm 83,3%. Điều này chứng tỏ rằng những học thông minh học giỏi thường được các bạn yêu mến và nể phục. Chính vì thế những em này thường có vị thế xã hội tốt ở trong lớp. Đối với học sinh tiểu học thì đây là nguyên nhân chính dẫn đến vị thế xã hội cao của các em. Sau nguyên nhân “thông minh, học giỏi”, những nguyên nhân được lựa chọn nhiều sau đó là “gương mẫu” (68,6%), “có trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt các công việc” (67,9%), “quan tâm giúp đỡ bạn bè” (57,2%), “là cán bộ lớp” (54,7%), Nguyên nhân dẫn đến vị thế xã hội của học sinh tiểu học được nghiên cứu ở các lớp đầu cấp và cuối cấp không giống nhau. Nếu như ở các lớp đầu cấp, các em lựa chọn bạn tập trung phần nhiều vào những nguyên nhân dẫn đến các thành tích của bạn, nhất là thành tích học tập như “thông minh, học giỏi” hay “hát hay, vẽ đẹp” Những học sinh ở các lớp cuối cấp lại khác. Các em bắt đầu nhìn nhận và lựa chọn bạn dựa vào những phẩm chất của bạn như “gương mẫu”, “có trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt các công việc”, hoặc là những bạn “có chung sở thích” rất được quan tâm lựa chọn. Việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến một số học sinh không được các bạn yêu mến có vị thế xã hội thấp cũng được tiến hành tương tự như trên. Kết quả cho thấy, các nguyên nhân không được yêu mến cũng được học sinh đưa ra hết sức phong phú. Nguyên nhân được các em lựa chọn nhiều nhất là “hay quậy phá, nghịch ngợm, trêu chọc, bắt nạt các bạn” với 289/318 lựa chọn chiếm 90,1%. Ngoài ra, những nguyên nhân “học kém”, “hay nói tục, chửi bậy” cũng được nhiều học sinh lựa chọn. 40
  6. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học 2.2.3. Mối quan hệ giữa vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học với hành vi ứng xử và bầu không khí tập thể lớp x.y Sử dụng hệ số tương quan Pearson r = để tìm mối quan hệ giữa vị thế xã Px2. y2 hội trong tập thể lớp và hành vi ứng xử của họcp sinhP tiểuP học cũng như mối quan hệ giữa vị thế xã hội trong tập thể lớp và bầu không khí lớp học của học sinh tiểu học, kết quả cho thấy: Bảng 4. Mối quan hệ giữa vị thế xã hội trong tập thể lớp và hành vi ứng xử của học sinh tiểu học HV ứng xử Hệ số Vị thế XH Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực Tiêu cực tương SL % SL % SL % SL % quan Ngôi sao (14) 8 2,5 5 1,6 1 0,3 0 0,0 Được yêu mến (30) 13 4,0 15 4,7 2 0,6 0 0,0 Được chấp nhận (92) 25 7,9 49 15,4 16 5,0 2 0,6 r = 0,62 Bị lãng quên (168) 25 7,9 47 14,8 80 25,2 16 5,0 Bị tẩy chay (14) 0 0,0 4 1,3 7 2,2 3 0,9 Tổng (318) 71 22,3 120 37,8 106 33,3 21 6,5 Với hệ số tương quan r = 0, 65 cho thấy giữa vị thế xã hội trong tập thể lớp và hành vi ứng xử của học sinh tiểu học được nghiên cứu có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ và có sự phù hợp khá cao. Qua bảng kết quả số 5 có thể thấy, trong mối tương quan với hành vi ứng xử, những học sinh có vị thế xã hội trong tập thể lớp cao (vị thế xã hội “ngôi sao” và “được yêu mến” ) được phân bố tập trung chủ yếu ở những em có hành vi ứng xử rất tích cực và tích cực, không có % nào phân bố ở mức hành vi ứng xử tiêu cực và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy, vẫn còn một số học sinh có hành vi ứng xử rất tích cực nhưng có vị thế xã hội chưa cao trong tập thể lớp và ngược lại. Kết hợp với quan sát, điều tra và phỏng vấn sâu có thể giải thích cho hiện tượng trên, đó là còn có rất nhiều yếu tố khác như khả năng học tập hay vị trí được trao của học sinh ảnh hưởng đến vị thế xã hội của các em trong tập thể lớp. Bảng 5. Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và bầu không khí trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Bầu không khí tập thể lớp Hệ số Rất Thuận Chưa Không Vị thế XH tương thuận lợi lợi thuận lợi thuận lợi quan SL % SL % SL % SL % Ngôi sao (14) 10 3,1 3 0,9 1 0,3 0 0,0 Được yêu mến (30) 16 5,0 12 3,8 2 0,6 0 0,0 Được chấp nhận(92) 26 8,2 54 17,0 10 3,1 2 0,6 r = 0,66 Bị lãng quên (168) 25 7,9 46 14,5 81 25,5 16 5,0 Bị tẩy chay (14) 0 0,0 2 0,6 4 1,3 8 2,6 Tổng (318) 77 24,2 117 36,8 98 30,8 26 8,2 41
  7. Vũ Thị Lan Anh Đánh giá tương tự như khi xem xét mối quan hệ giữa vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học được nghiên cứu với hành vi ứng xử của các em, có thể thấy vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học với bầu không khí tập thể lớp có mối quan hệ thuận, khá chặt chẽ với nhau, thể hiện ở hệ số tương đương r = 0, 65. Điều này có nghĩa là những em có vị thế xã hội cao (vị thế xã hội “ngôi sao” và “được yêu mến” ) thường nhận thấy bầu không khí tập thể lớp rất thuận lợi và thuận lợi và ngược lại. Phỏng vấn sâu một số học sinh có vị thế xã hội cao, đa số các em đều cho rằng mình được sống trong một bầu không khí lành mạnh, thân ái. Điều này luôn tạo cho các em tâm trạng phấn khởi, vui vẻ, tạo tính tích cực trong hoạt động, mong muốn được giúp đỡ các bạn và dễ dàng tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè xung quanh. Ngược lại, rất nhiều các em có vị thế xã hội thấp đều cho rằng không khí tập thể lớp quanh mình luôn tẻ nhạt, căng thẳng. Điều này dễ làm nảy sinh xung đột hay làm cho các em ít gắn bó hay khó thiết lập mối quan hệ bạn bè thuận lợi với các bạn xung quanh. Từ kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra một số khuyến nghị sau: Đối với nhà trường tiểu học: + Nên thường xuyên tổ chức các hoạt động chung, các sinh hoạt tập thể như: tổ chức các buổi tham quan, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, . . . .một cách phong phú, đa dạng, thu hút nhiều các em học sinh tham gia. Tham gia vào nhiều hoạt động như vậy, ngoài việc tạo điều kiện để các em khám phá, phát hiện, phát triển, thể hiện khả năng của bản thân còn giúp các em có nhiều cơ hội để thiết lập được các mối quan hệ bạn bè, nâng cao kĩ năng giao tiếp, từ đó khẳng định vị thế của mình trước tập thể. + Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thân ái, gắn bó keo sơn, đoàn kết chặt chẽ, có dư luận chung tích cực. Đối với giáo viên tiểu học: Cần quan tâm và chú ý nhiều hơn đến vị thế xã hội của học sinh trong tập thể lớp, tạo điều kiện để các em khẳng định vị thế xã hội của mình trong tập thể bằng cách: + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các trò chơi nâng cao tinh thần tập thể, giúp các em có cơ hội hiểu và gắn bó với nhau. + Chú trọng xây dựng bầu không khí tập thể lớp vui tươi, lành mạnh, tạo điều kiện để các thành viên trong tập thể có thể hòa mình vào tập thể, qua đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực mà chính tập thể đề ra. + Thường xuyên khen ngợi, động viên kịp thời khi học sinh có những cố gắng, tiến bộ dù là nhỏ nhất, trong mọi hoạt động chứ không chỉ chú trọng vào hoạt động học tập. Giáo viên nên khéo léo tạo cơ hội để tất cả học sinh được thể hiện mình, từ đó học sinh sẽ cảm thấy tự tin và xây dựng vị thế xã hội của mình tốt hơn trong tập thể lớp. 3. Kết luận Nghiên cứu vị thế xã hội trong tập thể lớp của 318 học sinh tiểu học, bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau: Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học phân hóa rõ rệt, trong đó, đa số học sinh tiểu học được nghiên cứu có vị thế xã hội “được chấp nhận” và “bị lãng quên” trong tập thể lớp. Dấu ấn độ tuổi và để lại khá rõ trên thực trạng vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học. Từ lớp 2 đến lớp 5 vị thế xã hội cao trong tập thể lớp của học sinh càng tăng, vị thế xã hội thấp trong tập thể lớp của học sinh càng giảm. Dưới góc độ các hoạt động ở trường tiểu học, ở hoạt động học tập, các em có vị thế xã hội cao hơn ở các hoạt động văn thể và các hoạt động khác. 42
  8. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học Nguyên nhân dẫn đến vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học khá phong phú, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vị thế xã hội trong tập thể lớp của học sinh tiểu học có mối quan hệ thuận, khá chặt chẽ với hành vi ứng xử và bầu không khí tập thể lớp của các em. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sarachek, B., 1968. Elton Mayo’s Social Psychology and Human Relations. The Academy of Management Journal, 11(2), 189197 [2] Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, 1998. Tâm lí học. Nxb Giáo dục Hà Nội. [3] Trần Hiệp, 1996. Tâm lí học xã hội những vấn đề lí luận. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [4] Đào Lan Hương, 1999. Vị thế và sự tự đánh giá thái độ học tập của sinh viên. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 10, tr 10 11. [5] Hồ Ngọc Hải, Vũ Dũng, 1996. Các phương pháp của tâm lí xã hội. Nxb Khoa học xã hội. ABSTRACT Social positions in classes of primary school students Social status within the classroom environment has a significant influence on the formation and growth of the personality of primary school students. Students with high social status are often active and selfconfident in all activities and relationships while those of low status are often passive and lack confidence. This paper presents the results of research that looked at social status in classrooms of primary school students with recommendations for ways that the social status of students can be improved. Keywords: Status, social status, classroom, primary school student, personality. 43