Việt Nam cần chuẩn bị gì trước nguy cơ đảo ngược toàn cầu hóa?

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2440
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam cần chuẩn bị gì trước nguy cơ đảo ngược toàn cầu hóa?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_can_chuan_bi_gi_truoc_nguy_co_dao_nguoc_toan_cau_ho.pdf

Nội dung text: Việt Nam cần chuẩn bị gì trước nguy cơ đảo ngược toàn cầu hóa?

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 VIỆT NAM CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC NGUY CƠ ĐẢO NGƯỢC TOÀN CẦU HÓA? Nguyễn Thị Bình Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học Viện Ngân hàng TÓM TẮT Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới bấp bênh, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế đang suy yếu thì một loạt các sự kiện bất lợi với thương mại thế giới vẫn diễn biến phức tạp như virus corona mới bùng nổ ở Trung Quốc khiến các nước đóng cửa biên giới ngăn dịch bệnh, chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, tranh chấp Hàn Quốc – Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đưa Mỹ thoái xuất khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới Vương quốc Anh rời khỏi EU; xu hướng bài ngoại nhập cư Điều này cho thấy làn sóng chống toàn cầu hóa vẫn có cơ hội bùng nổ. Những biến động về kinh tế, chính trị và áp lực xã hội ở một số nước tiên tiến hiện đã và đang kéo theo một quá trình “đảo ngược toàn cầu hóa” nghiêm trọng mà chính họ là những nước khởi xướng trong nhiều thập kỷ trước đó. Đóng góp cho Hội thảo DCFB 2019, tác giả sẽ khái quát và tóm lược những nguyên nhân của phong trào chống toàn cầu hóa, động lực cho sự bùng nổ quá trình toàn cầu hóa trước sẽ được đưa ra phân tích trong phần 3 và những nhận định về nguy cơ và sự chuẩn bị đón đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới trong phần 4 của bài. Từ khóa: chống toàn cầu hóa, toàn cầu hóa, thương mại quốc tế, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy 1. Giới thiệu Theo Tổ chức thương mại Thế giới – WTO, thương mại thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với những cơn gió mạnh vào năm 2019 và 2020 sau khi tăng trưởng chậm hơn dự kiến vào năm 2018 bởi những căng thẳng thương mại gia tăng và bất ổn kinh tế gia tăng (WTO, 2019). WTO dự kiến tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa sẽ giảm xuống 2,6% trong năm 2019 - giảm từ mức 3% trong năm 2018. Báo cáo còn ước tính mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2020, nhưng tình hình dịch bệnh và thương chiến chưa ngã ngũ khiến mục tiêu này khó có thể thành hiện thực. Trên thực tế, khi World Bank phát hành Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế thế giới từ tháng 10/2016 đã tổng hợp và nhận định tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới đã có sự chững lại đáng báo động từ năm 2012, đặc biệt nếu so với tốc độ mạnh mẽ và ấn tượng mà nó từng ghi nhận trong giai đoạn trước đó. Đặc biệt, giai đoạn 2017 – 2019 đã nổi lên một thực trạng đáng báo động liên quan đến vấn đề bảo hộ thương mại, chủ nghĩa dân tộc hóa – biểu hiện của phong trào chống toàn cầu hóa đang thực sự gây nên những trở ngại quan trọng mà chưa có những nghiên cứu nào đo lường được tác động cụ thể. Trong tình hình đó, Việt Nam cũng nằm trong số nhiều nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng, phụ thuộc vào thương mại quốc tế nên không tránh khỏi những tác động từ quá trình chống toàn cầu hóa. Việt Nam cần sớm nhìn ra những khó khăn và cản trở từ quá trình này để kịp thời áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy thương mại – động lực phát triển kinh tế hiện nay. Đóng góp cho Hội thảo DCFB 2019, tác giả sẽ khái quát và tóm lược những nguyên nhân của phong trào chống toàn cầu hóa thời kỳ hiện đại, đánh giá động lực cho sự bùng nổ quá trình toàn cầu hóa, phân tích nguy cơ và đề xuất công tác chuẩn bị đón đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại, vẫn chưa có những nghiên cứu đo lường hậu quả kinh tế và cản trở từ quá trình này với các doanh nghiệp Việt, tuy nhiên các giải pháp thúc đẩy thương mại – động lực phát triển kinh tế vẫn cần được quan tâm. 2. Tổng quan diễn biến quá trình chống toàn cầu hóa Có thể nói, phong trào chống toàn cầu hóa đã luôn song hành tồn tại ngay từ khi bắt đầu các hoạt động thương mại và đầu tư kết nối các quốc gia trên toàn cầu, nhưng phải đến khi xuất hiện những cú sốc chính trị về chính trị, sự trì trệ trong kinh tế ở các nước phát triển gần đây, chúng mới bắt đầu tạo ra những ảnh hưởng lớn tới quá trình thương mại hóa toàn cầu. 261
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Fiss và Hirsch cũng đã khảo sát ý kiến của Mỹ vào năm 1993 và nhận thấy rằng hơn 40% người được hỏi không quen với khái niệm toàn cầu hóa. Khi cuộc điều tra được lặp lại vào năm 1998, 89% người được hỏi đã có quan điểm phân cực về toàn cầu hóa như là tốt hay xấu. Sự phân hoá tăng mạnh sau khi thành lập WTO năm 1995. Ban đầu, công nhân có trình độ hơn lại ủng hộ xu hướng toàn cầu hóa, trong khi người lao động có trình độ ít học, có xu hướng cạnh tranh với người nhập cư và công nhân ở các nước đang phát triển lại là những người phản đối. Tình hình đã thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008. Theo một cuộc thăm dò năm 1997, 58% sinh viên tốt nghiệp đại học cho rằng toàn cầu hoá là tốt cho Mỹ. Đến năm 2008 chỉ có 33% đồng tình. Những người có trình độ học vấn trung học cũng phản đối mạnh mẽ. Các nghiên cứu từ lâu đã cho thấy sự phát triển của tâm lý bài xích và quay lưng với “thế giới phẳng”, biểu hiện ban đầu của chủ nghĩa dân tộc vốn đã âm ỉ. Một nghiên cứu cho thấy có một sự gia tăng số lượng các bài báo thể hiện phản ứng tiêu cực đối với toàn cầu hóa so với những năm trước đó (Fiss and Hirsch, 2005). Trong năm 2008, sự gia tăng này trong việc chống lại toàn cầu hóa có thể được giải thích chắc chắn có một phần nguyên nhân do lợi ích kinh tế. Ngoài ra, sự dịch chuyển còn biến đổi theo khu vực. Một số cuộc thăm dò quốc tế cho thấy, trong những năm gần đây cư dân châu Phi và châu Á có khuynh hướng xem toàn cầu hoá mang lại nhiều mặt tích cực hơn so với cư dân ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Tại Châu Phi, một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy 70% dân số nhìn nhận toàn cầu hóa một cách tích cực. BBC nhận thấy 50% người tin rằng toàn cầu hoá kinh tế đang tiến triển quá nhanh, trong khi 35% tin rằng tiến trình quá chậm. Năm 2004, Philip Gordon tuyên bố rằng "Đa số người châu Âu tin rằng toàn cầu hóa có thể làm phong phú cuộc sống của họ, trong khi tin rằng Liên minh châu Âu có thể giúp họ tận dụng các lợi ích của toàn cầu hóa trong khi vẫn bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực". Phe phản đối chính trong EU bao gồm các nhà xã hội, các nhóm bảo vệ môi trường, và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Lúc này, cư dân EU dường như không cảm thấy bị đe dọa bởi toàn cầu hóa vào những năm đầu thành lập liên minh. Thị trường việc làm của EU ổn định hơn và người lao động ít có khả năng chấp nhận cắt giảm lương bổng, chi tiêu xã hội cao hơn nhiều so với ở Mỹ. Trong cuộc thăm dò ý kiến tại Đan Mạch năm 2007, 76% số người được hỏi cho rằng toàn cầu hóa là một điều tốt. Tuy nhiên, sự việc đã bắt đầu biến chuyển ngược lại, người dân ở các quốc gia giàu có bắt đầu quay lưng lại với toàn cầu hóa. Tỉ lệ ủng hộ thương mại toàn cầu của người dân Mỹ năm 2008 đã giảm còn 53% từ mức 78% năm 2002. Năm 2014, chỉ có 17% người Mỹ tin rằng thương mại toàn cầu sẽ mang đến một mức lương cao hơn và chỉ 20% tin rằng nó sẽ tạo thêm công ăn việc làm mới. Còn tại một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016 về việc có nên rời khỏi hoặc ở lại Vương quốc Anh đã chứng kiến đa số cử tri Anh quyết định rút khỏi EU, thể hiện một đòn phủ quyết với thương mại không biên giới giữa các quốc gia. Do đó, rất nhiều nhà kinh tế thế giới đã đi đến kết luận rằng, giai đoạn "tài chính đỉnh cao" của giới tài chính quốc tế cũng như thương mại nói chung, đã qua và nhường lại một bước cho quá trình chống lại quá trình toàn cầu hóa vốn đã đến giai đoạn thể hiện được vai trò và tầm ảnh hưởng của mình. Với những con số báo cáo về sự suy thoái tăng trưởng thương mại toàn cầu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) gần đây đã phải lên tiếng cảnh báo về "sự gia tăng lo ngại về tỷ lệ các biện pháp hạn chế thương mại mới do các thành viên của mình đưa ra trong giai đoạn đánh giá so với thời kỳ trước. Trước đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 đã làm suy giảm hoạt động thương mại khắp nơi trên thế giới, những dự báo ảm đạm của cuộc suy thoái toàn cầu hóa diễn ra ở khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đã dần có những cải cách, hồi phục tương đối nhanh chóng, và năm 2011 đã gần đạt mức trước khủng hoảng. Thật không may, giao dịch thương mại cũng như tăng trưởng GDP toàn cầu không những không tăng, thậm chí còn giảm trong giai đoạn 2011 - 2014. Trong tình hình đó, sự tiến bộ khoa học công nghệ cũng được coi là một trong những rào cản với thương mại toàn cầu. Sự ra đời của robot, trí tuệ nhân tạo và công nghệ in 3D khiến mọi hoạt động dần chuyển sang tự động hóa. Khi đó, tất cả đều áp dụng tự động hóa, xu hướng sản xuất cho thị trường nội địa sẽ gia tăng nhanh chóng, với quy mô ngày càng lớn, và cho đến một lúc nào đó, nhu cầu thương mại quốc tế sẽ dần giảm 262
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đi. Ngày càng có nhiều sản phẩm sẽ được sản xuất tại địa phương, dẫn tới nhu cầu thương mại quốc tế trong sản xuất hàng hoá giảm dần. Có thể nói, toàn cầu hóa đem lại cơ hội “học hỏi” và trao đổi phương pháp sản xuất hiện đại, đến một lúc hoàn thành quá trình này cũng là lúc kết thúc của nhu cầu trao đổi và học hỏi ấy. Từ năm 2010 đến 2013, tỷ lệ sử dụng robot trong sản xuất công nghiệp trên thế giới tăng trung bình 17%/năm. Công nghệ in 3D đã gây kinh ngạc khi tốc độ xử lý nhanh hơn tới 100 lần so với công nghệ cũ và cho ra 100% các sản phẩm giống nhau như đúc Theo dự đoán, tỷ lệ tự động hóa trong các hoạt động sản xuất sẽ tăng lên 25% vào năm 2025. Bên cạnh đó, công nghệ in 3D cũng tạo ra cách thức hoàn toàn mới để nhanh chóng mở rộng thị phần của sản phẩm, được sử dụng trong việc sản xuất từ các thiết bị y tế, các bộ phận máy bay cho đến các tòa nhà cao tầng. Các biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Theo khảo sát của Global Trade Alert, trong giai đoạn từ 2017 – 2019 đã có tới hơn 2723 biện pháp can thiệp thương mại được thiết lập trên toàn cầu, đánh dấu một gia đoạn dân túy tiêu cực của thương mại quốc tế. Rất nhiều biện pháp bảo hộ vẫn được duy trì. Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 23% tổng số biện pháp can thiệp được đưa ra. Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia chịu tác động nhiều nhất, bị ảnh hưởng bởi 662 biện pháp bảo hộ từ các quốc gia và khu vực khác được thống kê. Trong các biện pháp bảo hộ thì thuế quan vẫn được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước để tăng sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài – cả hai biện pháp này đều được Tổng thống Donald Trump sử dụng tích cực (Global trade alert, 2019). Nhiều chính phủ đã khuyến khích người dân mua các sản phẩm nội địa thay vì hàng nhập khẩu. Thậm chí, nhiều quốc gia còn tăng thuế nhập khẩu để ngăn chặn bán phá giá. Tâm lý hoài nghi và phản đối các hiệp định thương mại lớn đang gây thêm lo ngại. Chủ nghĩa bảo hộ đã và đang là một rào cản đối với nỗ lực thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế thế giới cũng như việc xây dựng trật tự thương mại quốc tế, gây sức ép lên các nền kinh tế lớn, nhất là các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Hình 2: Vòng tuần hoàn của các phong trào dân chủ, thương mại và quá trình toàn cầu hóa (Rodrik, 2018) Trên chính trường, nhiều chiến dịch chính trị tại Mỹ và châu Âu cũng cho thấy mức độ mâu thuẫn ngày càng gia tăng. Có thể nói, từ sự thành công của Donald Trump, một đại biểu dân túy cực đoan trong Chiến dịch Tổng thống Hoa Kỳ, việc Anh chật vật giải quyết hệ quả hậu “ly hôn” với Liên minh Châu Âu EU vừa qua, chưa kể hàng loạt nguy cơ có thể nhắc đến khác như sự phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan trên phạm vi toàn thế giới, nguy cơ Pháp rời EU (Frexit) và viễn cảnh tan vỡ Liên minh Châu Âu – EU. Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện đúng quan điểm “nước Mỹ trên hết” chứ không phải chủ nghĩa toàn cầu. Bằng hành động, Tổng thống Mỹ thực hiện một loạt động thái chấn động như rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thiết lập hàng loạt hàng rào thuế quan với Trung Quốc, Mexico, Nhật, EU , tăng cường bảo hộ doanh nghiệp trong nước và đe dọa rút khỏi WTO. Trước đó, các hệ thống thể chế, nguyên tắc và quan hệ đồng minh trên thế giới - được Mỹ xây dựng và dẫn đầu trong suốt nhiều thập niên qua - là nền tảng cho sự phát triển phồn vinh toàn cầu. Hệ thống đa phương đó đã giúp tái thiết một châu Âu đổ nát thời hậu Thế chiến II, chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô, kết nối nền 263
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới, cũng như cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân nhiều quốc gia. Trên khắp châu Âu, nhiều chính trị gia biện luận rằng hoàn cảnh chính trị và cả quân sự thế giới đang hỗn loạn và nguy hiểm, vì vậy các quốc gia nên xây những bức tường thành ngăn cách để tự bảo vệ mình. Các đảng phái dân túy ở châu Âu đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ dân chúng, tham gia sâu vào các chính phủ hay các liên minh cầm quyền. Đặc biệt, việc Vương quốc Anh quyết định rời bỏ Liên minh châu Âu được đánh giá biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng chống toàn cầu hóa. Những tin tức củng cố cho niềm tin về sự thoái trào của toàn cầu hóa xuất hiện hằng ngày trên báo chí. Hàng loạt vụ tấn công mang màu sắc cực đoan tạo nên nỗi lo sợ về an ninh, mở đường cho quan điểm đóng cửa với thế giới. Hình 2: Sự biến chuyển kèm theo rạn vỡ và xung khắc trong Liên minh Châu Âu (Rodrik, 2018) Trong khi đó, với những tác động tiêu cực mang tính hệ thống lên tự do tài chính, thương mại và sự dịch chuyển lao động, Brexit đánh dấu một bước thụt lùi lớn của toàn cầu hóa. Những tác hại của Brexit có thể sẽ không lan nhanh như trong những cuộc khủng hoảng tài chính trực tiếp, như cuộc khủng hoảng tài chính 2008 hoặc cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98. Việc Anh rời EU kích thích trào lưu ly khai đã tiềm ẩn từ lâu nay trên đất Anh và trên toàn châu Âu, ví như việc Bắc Ireland muốn ly khai Anh, hay việc xứ Cataland đòi tách khỏi Tây Ban Nha. Các đường biên giới của các quốc gia - dân tộc hiện hữu có thể được vẽ lại hoặc ngăn tách hoàn toàn nếu các quốc gia thành viên bất mãn quy phục trước áp lực dân tộc chủ nghĩa trong nước và từ bỏ cuộc thử nghiệm kéo dài nhiều thập niên nhằm thống nhất châu Âu. Bên cạnh đó, Brexit đã khuyến khích làn sóng hoài nghi châu Âu tại các nước thành viên khác có xu hướng tổ chức trưng cầu dân ý do các đảng cực hữu khởi xướng như Pháp, Hà Lan và Slovakia. Chính vì vậy, viễn cảnh về một thế giới bị chia rẽ được dự báo sẽ có tác động vô cùng lớn. Nếu EU tan rã thành các quốc gia riêng lẻ và Mỹ giảm bớt can thiệp vào các vấn đề quốc tế, các thế lực khác có thể lấp vào chỗ trống quyền lực nhưng những hệ quả với kinh tế và thương mại toàn cầu là không thể tránh khỏi. Như vậy, các dấu hiệu và diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới những năm qua cho thấy sự bùng nổ của khuynh hướng phủ định với toàn cầu hóa nổi lên. Đối với thương mại thế giới, toàn cầu hóa mang lại tác động tiêu cực và suy giảm giá trị thương mại thế giới. Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF outlook 2020) nhận định hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu chạm đáy trong năm 2019, điều này là kết quả của diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ Trung, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan mà hai nước đưa ra, tranh chấp giữa Anh và EU về điều khoản Brexit, mâu thuẫn Mỹ - Iran và sự thiếu đồng thuận của đồng minh với sách lược thương mại của Mỹ. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại thế giới vẫn cần được thúc đẩy bởi đây là nền tảng lợi ích để các quốc gia có thể chung tay xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài chính toàn diện, giải quyết các mâu thuẫn để phát triển các khối thương mại tự do, bảo vệ môi trường, kiềm chế khí thải nhà kính 3. Động lực cho phong trào chống toàn cầu hóa hiện nay Trên thực tế, phong trào toàn cầu hóa vốn song hành tồn tại cùng với phong trào toàn cầu hóa ngay từ khi nó bắt đầu manh nha và tồn tại, nhưng với sự biến động mỗi thời kỳ khác nhau. Ban đầu, chủ nghĩa tự do kinh tế vốn được xây dựng bởi các nước phát triển nhằm thúc đẩy thị trường tự do và tự do thương mại, ý 264
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 tưởng này bắt đầu dấy lên và trở thành khuynh hướng chính kể từ những năm 1980. Cho đến những năm 1990s, thông qua những chương trình điều chỉnh cơ cấu của các cơ quan như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các nước đang phát triển cũng dần chính thức chấp nhận công cuộc cải cách thị trường, bao gồm tự do hoá thương mại, tư nhân hoá và bãi bỏ các ràng buộc đối với sự phát triển của thị trường; tất cả vốn được coi là liều thuốc cần thiết cho tình trạng ốm yếu của các nền kinh tế này. Những quy định chính sách này trên thực tế được phát triển gốc rễ từ cái gọi là chính sách "Đồng thuận Washington" của Mỹ thời bấy giờ. Gần đây, một trong các đại diện tiêu biểu cho quá trình bài trừ toàn cầu hóa có thể để là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã đưa nước Mỹ rút ra khỏi các mối quan tâm liên quan đến đa phương và thực hiện nhất quán theo quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và mục tiêu “Đưa nước Mỹ giàu mạnh trở lại”. Chính ông là người thổi bùng lên cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đặt ranh giới với một loạt quốc gia khác để đòi lại quyền lợi kinh tế cho nước Mỹ như Ấn Độ, Nhật Bản, EU Đại diện khác chính là phong trào Brexit vừa mới chính thức được tuyên bố trong tháng trước. Tuy nhiên, thái độ chống đối của một số bộ phận với sự phát triển của giao thương và phong trào dân túy chống thương mại quốc tế và toàn cầu hóa đã nâng lên bước tiến mới và bùng phát ngay từ năm 2008 vì nhiều lý do. Theo báo cáo của The Economist, căn cứ theo quan sát 12 chỉ tiêu toàn cầu hóa như đầu tư trực tiếp nước ngoài, khoản vay ngân hàng đa quốc gia trong khoảng giữa năm 2007 đến năm 2018, có tới 8 chỉ tiêu trong số đó có xu hướng sụt giảm. Các phân tích cho thấy, một số bị ám ảnh bởi chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa tự do và những động cơ khác – trong đó là nỗi lo sợ về việc lợi ích quốc gia đang bị đe dọa bởi mối cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như mối quan ngại từ khủng bố. Nhưng đây chỉ là một phần của bức tranh to lớn hơn. Sau đây, là những luồng ý kiến chính lý giải cho sự bùng phát của phong trào chống toàn cầu hóa hiện đại: Về mặt nguyên nhân trực tiếp, chống toàn cầu hóa trên thực tế xuất phát từ các vấn đề yếu kém về kinh tế, kết hợp với sự suy thoái kinh tế theo chu kỳ tự nhiên và cộng hưởng. Thêm vào đó, nó được cộng hưởng với các vấn đề tự tôn dân tộc, mâu thuẫn chủng tộc và tôn giáo cũng như xung đột văn hoá dai dẳng và đang có xu hướng phát triển gần đây. Trong một thời gian dài, quá trình toàn cầu hoá trong hơn hai thập kỷ qua luôn cản trở và chỉ trích bởi cả hai bên này. Điều này có thể lý giải bởi những đối tượng “bị lợi dụng” bởi chủ nghĩa tự do kinh tế, bao gồm các tầng lớp trung lưu truyền thống ở các nước phát triển, tỏ rõ sự không hài lòng với xu hướng này, trong khi số khác dù hưởng lợi từ một nền kinh tế cởi mở hơn cũng chưa thể hoàn toàn thỏa mãn bởi mô hình toàn cầu hóa ở thì hiện tại cũng chưa thể giải phóng hoàn toàn tiềm năng của họ và còn hạn chế họ ở nhiều khía cạnh khác. Nhiều nhà kinh tế khẳng định nền chu kỳ kinh tế thế giới đã đến lúc kết thúc của đợt sóng Kondratieff vốn được cho là dựa trên chủ yếu sự phát triển của công nghệ trong vòng 50 – 60 năm qua. Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển nhìn chung thấp hơn các nước đang phát triển trong thập niên đầu của thế kỷ này, trong khi cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn năm 2008 tại Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền tại châu Âu đã làm gia tăng thất nghiệp nhiều hơn. Cần nhìn vào thực tế, mặc dù tỷ lệ việc làm ở Hoa Kỳ đã được cải thiện, nhưng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân vẫn còn trong tình trạng ảm đạm. Trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển, gánh vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng như Trung Quốc cũng đang phải trải qua các biến động kinh tế tiêu cực sau khi giai đoạn thịnh vượng suy giảm trong những năm gần đây. Những yếu tố khó lường trước trong quá trình thương mại toàn cầu như dịch bệnh, di cư, phong trào môi trường, biến đổi khí hậu Bên cạnh những vấn đề gốc rễ nói trên, các diễn biến mang tính chất thời sự như sự bùng nổ của làn sóng tị nạn vào Châu Âu cũng đã kích khởi làn sóng tiêu cực vốn đã âm ỉ trong lòng các nước phát triển. Điều này được coi là nhân tố mới khiến cho số lượng lực lượng không ủng hộ toàn cầu hóa có sự gia tăng đột biến, khiến nó trở thành vấn đề nghị sự và công cụ trong chính sách của các nhà lãnh đạo. 265
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Ở mức độ sâu xa của vấn đề, các nhà nghiên cứu kinh tế thương mại cho rằng phong trào chống toàn cầu hoá là do các khuyết tật về thể chế (Frieden, Jeffry, 2018), bao gồm cả sự phát triển thiếu đồng đều, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, liên quan đến hệ thống phúc lợi xã hội, lao động và các hệ thống chính trị. Đó là những khiếm khuyết góp phần làm nghiêm trọng hóa các vấn đề ở cấp độ đầu tiên và đã khiến nhiều quốc gia mất đi khả năng chủ động và tự điều chỉnh. Ở khía cạnh khác của vấn đề này, toàn cầu hóa được cho là góp phần đập vỡ những tiền đề quan trọng của nền kinh tế học tân cổ điển, trong đó làm loại bỏ bàn tay của nhà nước trong nền kinh tế với vai trò cải thiện phúc lợi của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phân bổ nguồn lực hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Mối quan tâm hàng đầu của dân chúng ở các nước OECD là về vấn đề bất bình đẳng về thu nhập, sự trì trệ trong gia tăng tiền lương và vấn đề thất nghiệp bất chấp các chính sách kinh tế có mở cửa tự do hay không. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng thị trường tự do và thương mại toàn cầu không hề đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, thay vì vậy, nó chỉ đem lại sự phát triển cho các công ty giàu có và tập đoàn xuyên quốc gia. Thêm nữa, một số ý kiến còn cho rằng tự do thương mại gây tổn thất cho việc làm trong nước và công nghiệp. Ví dụ như nền tảng cơ bản của phong trào rời khỏi liên minh Châu Âu ở Anh là dừng việc nhập cư từ các nước Châu Âu nghèo hơn, coi đó chính là nguyên nhân đe dọa việc làm trong nước và làm tha hóa lối sống truyền thống của Anh. Liên quan đến các hiệp định thương mại tự do, nhiều ý kiến phản bác vì những quan ngại chủ yếu liên quan đến những quy định cản trợ sự can thiệp của chính phủ trong các lĩnh vực như y tế công cộng và môi trường. Kết quả là một cuộc phản kháng dữ dội của dân chúng đã làm tăng sức mạnh của cánh hữu, các đảng dân tộc chủ nghĩa ủng hộ trong việc đóng cửa biên giới, xây dựng lại rào cản và thương lượng lại các hiệp định thương mại tự do, trong khi đó các đảng phái chính thống cũng tìm cách “xuôi” theo xu thế đang lên này của các cử tri mình. Điển hình là trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, hai ứng cử viên chính trong chiến dịch tranh cử viên đều nhắm một cách trực tiếp vào các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và các hiệp định thương mại khu vực mậu dịch (MRTA) như Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Cả hai ứng cử viên đều bày tỏ mong muốn thương lượng lại các hiệp định này. Tuy nhiên, ứng viên Donald Trump đã đi xa hơn bằng cách hứa sẽ áp đặt thuế quan đối với hàng hoá và thuế của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ di chuyển đến các khu vực có thẩm quyền thấp hơn, cấm nhập cư của người Hồi giáo và xây dựng một bức tường được Mexico tài trợ có nghĩa là dọc theo biên giới giữa Mỹ và Mêhicô. Ngoài ra, các chuyên gia còn đề cập tới một số động lực mới xuất hiện nhưng đã thúc đẩy nhanh quá trình chống toàn cầu hóa. Nền kinh tế thế giới từ toàn cầu hóa có thể trở thành khu vực hóa do sự gia tăng của thương mại dịch vụ quốc gia. Trong 10 năm (2008 – 2018), tốc độ tăng trưởng của thương mại dịch vụ tăng nhanh hơn 60% so với thương mại hàng hóa nhưng ngành này hoạt động dựa trên ưu thế tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu cũng đe dọa những mối liên kết kinh tế, sự khác biệt về sở thích hàng hóa giữa các khu vực cũng đã đẩy nhanh xu hướng khu vực hóa; hay thậm chí do sự phát triển của công nghệ mua sắm trực tuyến yêu cầu địa điểm sản xuất cần tiệm cận khách hàng hơn, không nhất thiết phải sản xuất ở các nước khác Cũng không thể bỏ qua yếu tố dịch bệnh và vấn đề môi trường khiến các nước ra sức kêu gọi đóng cửa biên giới, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giá trị dân tộc riêng. Từ diễn tiến hơn 2 thập kỷ qua, toàn cầu hóa có hai mặt đối lập: một mặt có thể mang lợi ích cho các bên, nhưng mặt khác nó cũng là một quá trình cạnh tranh cực kỳ khắc nghiệt. Trong khi một số quốc gia và các nhóm xã hội giành được “chiến thắng”, số còn lại sẽ phải nhận “thua”, và lụi tàn. Điều này khiến tình trạng mất cân bằng trong phân phối thu nhập và phát triển của các khu vực càng xâu sắc hơn. Ở cả các nước phát triển và đang phát triển, không khó để thấy lợi ích của nhiều nước đều bị suy giảm, trong đó có các công nhân các ngành công nghiệp ở nước tiên tiến mất đi ưu thế do sự cạnh tranh đến từ các nền kinh tế mới nổi, trong khi đó nền kinh tế nội địa của các nước đang phát triển lại gặp nhiều khó khăn hơn bởi ảnh hưởng từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa dịch vụ tiên tiến hơn từ các nước phát triển. Trong số các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ, Đức và Anh là tốt hơn so với hầu hết các nước EU và Nhật Bản, do đó sự phản đối sâu rộng đối với toàn cầu hóa đã được thúc đẩy ở nhiều nước châu Âu. Trong số các nước đang phát triển, một số ở Đông Á, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, nhưng không phải tất cả các nước 266
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đang phát triển đều rất may mắn. Ví dụ, trong số các nước châu Phi hạ Sahara, Ethiopia, Nigeria và Angola nằm trong số những người chiến thắng trong thập kỷ qua, trong khi các nước như Zimbabwe thì hoàn toàn đổ vỡ, gây ra tình trạng chống toàn cầu hóa và chống lại các quốc gia khác. Đối với các ngành công nghiệp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, nhiều nhà sản xuất truyền thống đã thua cuộc cạnh tranh gay gắt từ các ngành sản xuất của Đông Á, tượng trưng bởi hiện tượng "Made in China". Do đó, công nhân trong các ngành công nghiệp này có khuynh hướng chống toàn cầu hóa mạnh mẽ. Nếu họ không được làm lại hoặc không thể kiếm được mức lương tương đương trong các công việc mới, sự oán giận đối với toàn cầu hóa có thể sẽ trở thành hành động thực sự. Đối với tầng lớp xã hội, tầng lớp trung lưu truyền thống, chiếm 60% dân số ở nhiều nước phát triển, trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất trong tiến trình toàn cầu hóa. Đó là bởi vì 20% dân số giàu có nhất có nhiều cơ hội hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa và tránh né các khoản thuế và các nghĩa vụ khác ở các nước mẹ của họ. Thứ ba, khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới 2007 – 2008 là một trong những ‘giọt nước tràn ly’ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc phát triển, mầm mống cho sự hưng thịnh của xu hướng chống toàn cầu hóa (Frieden, Jeffry, 2018). Cuộc đại suy thoái toàn cầu năm 2008 được cho là sai lầm của giới tinh hoa chính trị truyền thống. Chính tâm lý chống lại tầng lớp tinh hoa đã làm xói mòn sự đoàn kết và niềm tin trong nội khối châu Âu, qua đó góp phần khiến cho EU lâm vào tình cảnh tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao. Trên khắp phương Tây, người dân đang lo sợ rằng quốc gia của họ đang đi xuống vì sự thịnh vượng và quyền lực đang dịch chuyển sang châu Á. Nước Mỹ dần giảm sự can thiệp vào các vấn đề quốc tế, trong khi Nga đang quay trở lại thách thức vị thế và các giá trị của phương Tây. Tuy nhiên, cũng có những “bất mãn” trong lòng các quốc gia nghèo khi họ cảm thấy rằng toàn cầu hóa làm “trói buộc” họ vào việc sản xuất các mặt hàng giá trị thấp như may mặc, nông sản Như vậy, có thể nói tóm gọn lại rằng, mặc dù toàn cầu hóa đã giúp biến nhiều nước nông nghiệp thành các cường quốc công nghiệp, đã tạo ra sự thịnh vượng và giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo nhưng cho đến nay, chính sự bùng nổ của công nghệ mới, tình hình chính trị và áp lực xã hội đang làm đảo ngược quá trình này. 4. Cơ hội và thách thức của quá trình đảo ngược toàn cầu hóa với kinh tế Việt Nam Cho đến nay, Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì quan điểm phát triển thương mại toàn cầu là chiến lược quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển, gia tăng việc làm và lợi ích cho người dân. Nền kinh tế Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 12/2006 đã chứng kiến mức tăng trưởng nóng trong 2 năm sau đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 – 2009 khiến nền kinh tế nước ta có nhiều lúc thăng trầm. Tuy nhiên, đến năm 2017 - 2018, kinh tế Việt Nam vượt qua những dự báo tiêu cực và đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 7,08%, mức cao nhất trong vòng 10 năm. Tiếp đó, vượt qua những khó khăn từ những bất trắc trong thương mại toàn cầu do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7,02% trong năm 2019 (Tổng cục Thống kê Việt Nam). Theo khảo sát từ 1/1/2017 – 15/11/2019 của Global Trade Alert Việt Nam nằm trong nhóm nước có hàng hóa xuất khẩu chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hàng rào bảo hộ thương mại nhất trên thế giới (Trong khoảng 75 – 90%). 267
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Biểu đồ 3. Kinh tế Việt Nam vẫn có những bước tiến ổn định trong 10 năm giai đoạn 2008 - 2018 (Nguồn: Linh Anh, 2019) Trong đó, hoạt động xuất, nhập khẩu với nền kinh tế vẫn là một trong những động lực quan trọng. Để duy trì được sự tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo cần đặc biệt chú trọng tới các biện pháp hạn chế rủi ro cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt. Biểu đồ 4: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn năm 2011- 2019 (Đơn vị: tỷ USD) Như trên có thể thấy, mặc dù Việt Nam hội nhập thế giới nhưng tạm thời tránh được những ảnh hưởng của những biến động bất lợi về thương mại thế giới trong những năm gần đây. Một phần ảnh hưởng đến từ sự chuyển hướng của chuỗi cung ứng thế giới và khu vực, khi các thị trường xung quanh như Trung Quốc, Nhật và Hàn hạn chế do thương chiến cũng là khi cơ hội cho thị trường Việt Nam. Mặt khác là do nhờ tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA (Hiệp định kinh tế Việt Nam – EU), ước tính của World Bank hiệp định CPTPP có thể mang lại 1,1% GDP cho Việt Nam tính đến năm 2030. Trong đó, nhóm ngành xuất khẩu dệt may, da giày, thiết bị điện tử sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nhờ CPTPP. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc dù mang lại hậu quả kinh tế thế giới, kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu (IMF, 2020) nhưng Việt Nam và một số nước trong khu vực nghiễm nhiên “hưởng lợi” (SCMP, 2019). Trong đó, các công ty Mỹ quay lưng với thị trường và nhân lực Trung Quốc, các nhà đầu tư đã quay sang và lựa chọn các nhà máy ở Việt Nam. Theo khảo sát của SCMP (2019), nhiều công ty Mỹ đã cân nhắc rút chân khỏi Trung Quốc và lựa chọn các nước Đông Nam Á để né các đòn trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc. Hoạt động đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là những lĩnh vực sản xuất nhẹ, thâm dụng lao động đã bùng nổ từ đầu năm 2019 khi thương chiến Mỹ - Trung rơi vào tình trạng căng thẳng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2019), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư 268
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 nước ngoài đã đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng kể, đây còn là mức vốn lớn nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó, chỉ riêng các khoản đầu tư mới đăng ký trong tháng 4/2019 (khi căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng) đã tăng tới 81%, trong khi các khoản góp vốn, được sử dụng để tài trợ cho các cơ sở mới, tăng tới 215%. Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ. Trong khi đó, giá trị thương mại của Việt Nam vẫn có những khởi sắc dù nền kinh tế toàn cầu ảm đạm trong năm 2019. Giá trị xuất khẩu sang Mỹ tăng 28,8% trong năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó thì quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ có những khó khăn nhất định (SCMP, 2019). Về lâu dài các tác động của chủ nghĩa bảo hộ có thể lan rộng thì chúng ta có thể phải gánh chịu những tác động nghiêm trọng. Cuộc chiến Mỹ - Trung được cho là có thể “lan truyền”, khi người đứng đầu nước Mỹ tiếp tục mở rộng phạm vi cuộc chiến thương mại. Do đó, ngoài Trung Quốc thì các nước khác như Việt Nam cũng có thể là “nạn nhân” trong tương lai. Thống kê của Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), đã có tới 154 vụ kiện phòng vệ thương mại chống lại hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019. Mỹ vẫn duy trì là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (30 vụ, chiếm 19%); thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (21 vụ, chiếm 14%); thứ ba là Ấn Độ (20 vụ, chiếm 13%) và thứ tư là EU (14 vụ, chiếm 9%). Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (87 vụ việc, chiếm 56%); tiếp đó là các vụ việc tự vệ (33 vụ, chiếm 21%); thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (19 vụ việc, chiếm 13%) và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp (15 vụ việc, chiếm 10 %). Các vụ kiện phòng vệ thương mại và các rào cản bảo hộ có tác động tiêu cực với doanh nghiệp do tốn kém chi phí và nhân lực để theo đuổi vụ kiện, thậm chí phải thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm các thị trường khác Thêm vào đó, nó còn khiến uy tín và sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa bị sụt giảm theo hiệu ứng dây chuyền. Về lâu dài, thị trường quốc tế có thể quay lưng với hàng hóa Việt, giá trị đầu tư nước ngoài cũng khó có thể gia tăng. 5. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam Trước hết, cần khẳng định rằng trong ngắn hạn, những biến động của xu hướng bảo hộ thương mại và chống toàn cầu hóa vẫn chưa có những ảnh hưởng trực tiếp đối với thương mại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần chuẩn bị cho các kịch bản trong hoàn cảnh các biến động rủi ro thương mại thế giới có nhiều phức tạp. 5.1. Chống toàn cầu hóa là phong trào tất yếu Vấn đề đầu tiên, các doanh nghiệp Việt cần nhận thức được rằng chống toàn cầu hóa và phong trào toàn hóa vẫn luôn song hành như hai mặt của một xu hướng, nó vốn đã tồn tại, và sẽ song song duy trì cùng nhau trong tương lai giống như bất kỳ vấn đề nào trong lịch sử cũng có hai mặt đối với sự phát triển. Chúng ta phải chấp nhận xu thế và không coi đây là một tảng đá cản trở cho các kế hoạch và hoạt động đầu tư trong dài hạn của các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là có sự hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới, khó tránh khỏi các mối liên kết lợi ích đối với bên ngoài về mọi mặt tài chính, đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch. Hơn ai hết các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được tầm quan trọng của việc mở rộng tự do thương mại, tìm kiếm và gia nhập mạnh mẽ các khối tự do thương mại, và kiềm chế sự lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại hiện nay. Do vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức được đúng bản chất của xu thế và có những chuẩn bị để đối phó với những biến động không mong muốn, đồng thời có sự liên kết, chung tay với các doanh nghiệp, đoàn thể để có thể ứng phó với những bất lợi từ bên ngoài. Như trên đã phân tích, sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ, chống thương mại toàn cầu gần đây là do những chỉ trích và đổ vỡ, khủng hoảng kinh tế, chính trị ở các nước phát triển. Vậy liệu rằng, toàn cầu hóa thương mại quốc tế có phải là gốc rễ của những vấn đề trên? Đây hiện vẫn là câu hỏi mang tính tranh cãi, gây phân hóa hệ thống chính trị các nước và gây hoang mang trong tâm lý dư luận các nước phát triển. Về triển vọng phát triển của thương mại toàn cầu, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng toàn cầu hóa vẫn đem lại thịnh vượng cho người dân khắp thế giới nên không có lý do nào có thể ngừng lại quá trình tiến 269
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 bộ này. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos năm 2016, các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu thế giới đều "Đổ lỗi cho toàn cầu hoá gây ra các vấn đề kinh tế thế giới là không phù hợp với thực tế, và điều này không giúp giải quyết vấn đề." Sự kết hợp giữa lợi thế chi phí lao động, hệ thống giao thông vận tải hiệu quả và các hiệp định thương mại đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Trong sáu thập kỷ qua, toàn cầu hóa đã giúp biến nhiều nước nông nghiệp thành các cường quốc công nghiệp, đã tạo ra sự thịnh vượng và giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Có thể nói, toàn cầu hóa là sự hội nhập toàn cầu của hàng hóa, vốn và việc làm. Ngoài ra, toàn cầu hóa đi kèm với những lợi ích cũng như trách nhiệm chung về những vấn đề mang tính chất đa quốc gia hiện nay, do đó quá trình này không thể đảo ngược khi rất nhiều vấn đề vẫn cần sự liên kết và chung tay của các quốc gia hiện nay như vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chống nghèo đói, vấn đề nhân đạo. Có thể kể đến như Hiệp định Paris về thay đổi khí hậu có hiệu lực vào ngày 04/11/2016. Thỏa thuận đã được các đại diện của 195 quốc gia cùng đàm phán tại Hội nghị lần thứ 21 của các Bên thuộc UNFCCC tổ chức tại Paris và được thông qua vào ngày 12/12/2015. Đây là thành quả sau hơn hai thập niên đàm phán liên tục cấp quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Vào ngày 05/10/2016, thỏa thuận đạt tới ngưỡng bắt đầu có hiệu lực. Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua những động lực cho phát triển kinh tế liên kết toàn cầu như sự gia tăng đầu tư quốc tế diễn ra ở các công ty đa quốc gia, ngân hàng quốc tế, thương mại toàn cầu về hàng hoá và dịch vụ tiếp tục phát triển bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên; các chuỗi giá trị toàn cầu trở nên mạnh hơn, kết nối tất cả các nền kinh tế vào một thế giới phẳng; du lịch toàn cầu tự do hơn và truyền tải thông tin phát triển dù tính trạng an ninh mạng cũng như việc kiểm soát thông tin vẫn đáng lo ngại. 5.2. Tăng cường các giải pháp phát triển thương mại quốc tế Đúng là các lực lượng chống toàn cầu hóa đang gia tăng, nhưng xu hướng chung dường như không thể đảo ngược được, do đó, vấn đè chúng ta cần làm hiện nay là tìm ra các cơ hội trong các thách thức để phát triển. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chủ động tích cực tìm hướng đi trong tình hình mới khi tham gia vào quá trình thương mại toàn cầu. Một số giải pháp sau đây có thể vừa giúp thúc đẩy thương mại hóa quốc tế vừa góp phần bảo vệ các doanh nghiệp Việt trước xu hướng bảo hộ thương mại như sau: Thứ nhất: Chính phủ cần xây dựng chính sách hành động cụ thể về hoạt động thương mại quốc tế để khối doanh nghiệp có thể có điều kiện hưởng ứng tham gia và đóng góp thương mại. Bên cạnh đó, cần thành lập các bộ phận để hỗ trợ doanh nghiệp tích cực về hoạt động thị trường, mở rộng thị trường mới, xây dựng thương hiệu, nâng cao bản sắc, thống nhất giá trị văn hóa Một bài học từ Trung Quốc đó là định hướng và khoanh vùng phát triển các địa phương hiệu quả để phục vụ cho thương mại quốc tế vừa đáp ứng nhu cầu nội địa. Thứ hai, để có thể tránh những hậu quả khi quan hệ thương mại quốc tế bấp bênh thì vẫn cần thiết lập một nền kinh tế trong nước chắc chắn. Điều này vẫn cần tiếp tục phát triển thị trường đầy đủ, minh bạch và hiện đại. Bên cạnh chính sách thúc đẩy đầu tư, cải cách hành chính công minh bạch, thì cần thực hiện hiệu quả các biện pháp tạo điều kiện trực tiếp cho doanh nghiệp như đầu tư nhân lực, giảm chi phí hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường tài chính Thứ ba, Các bộ ban ngành, địa phương vẫn cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhận định xu thế, nắm bắt thông tin thị trường thương mại quốc tế kịp thời. Điển hình như có thể xây dựng kênh thông tin chia sẻ, cập nhật những diễn biến, bài học về thương mại, tăng cường xây dựng các báo cáo và dự báo thương mại quốc tế Thứ tư, Chủ động tăng cường năng lực phòng chống, giải quyết, xử lý các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về thương mại, đầu tư quốc tế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ luật sư, cán bộ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và DN. Thứ năm, Tăng cường tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong khi một số khu vực và nền kinh tế gia tăng bảo hộ thì toàn cầu hóa và tăng cường thương mại quốc tế vẫn được coi là động lực tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và mang lại thịnh vượng. Do đó, vẫn còn nhiều cơ hội cho các doanh 270
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 nghiệp Việt Nam, chúng ta cần tận dụng bằng cách tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và tham gia vào các FTA. Các liên kết và cơ hội trong các khối thương mại tự do các nước vẫn mang lại cơ hội phát triển thị trường, tiết kiệm chi phí, giao lưu học hỏi cho doanh nghiệp Việt. Thứ sáu, Không lơ là và bỏ qua nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi biện pháp và chủ trương quán triệt từ đầu trong quá trình hội nhập và tham gia các hiệp định thương mại. Do đó, báo cáo Global Trade Alert 2019 cho rằng các biện pháp bảo hộ ở một tầm nào đó vẫn là cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa, bảo vệ tài nguyên và thúc đẩy phát triển ngành nghề định hướng. Các hỗ trợ cần thiết cho lĩnh vực phát triển năng lượng sạch, bảo tồn thiên nhiên hay có ích cho môi trường vẫn là cần thiết. Đây cũng là biện pháp quan trọng để tránh những hệ lụy và động cơ bài trừ thương mại quốc tế phát sinh sau này. 6. Kết luận Như vậy, sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ, chống thương mại toàn cầu là tất yếu và nó bùng nổ mạnh mẽ do những đổ vỡ, khủng hoảng kinh tế, chính trị ở các nước phát triển. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa vẫn đem lại thịnh vượng cho người dân khắp thế giới nên không có lý do nào có thể ngừng lại quá trình tiến bộ này. Thêm vào đó, toàn cầu hóa đi kèm với những lợi ích cũng như trách nhiệm chung về những vấn đề cần sự chung tay nhiều quốcg ia như vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chống nghèo đói, vấn đề nhân đạo Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp Việt cần nhận thức được rằng chống toàn cầu hóa và phong trào toàn hóa vẫn luôn song hành như hai mặt của một xu hướng, nó vốn đã tồn tại, và sẽ song song duy trì cùng nhau trong tương lai giống như bất kỳ vấn đề nào trong lịch sử cũng có hai mặt đối với sự phát triển. Bên cạnh chủ trương, chính sách hỗ trợ từ Đảng, Chính phủ thì các doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng nhận thức được đúng bản chất của xu thế và chủ động có những chuẩn bị để đối phó với những biến động không mong muốn, đồng thời có sự liên kết, chung tay với các doanh nghiệp, đoàn thể để có thể ứng phó với những bất lợi từ bên ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anti-trade populism and its implications for developing countries, Alicia Nicholls, B.Sc., M.Sc., LL.B. (8/2016) [2] Báo cáo kinh tế toàn cầu (WEO): Subdued Demand – Symptoms and Remedies, 10/2016 [3] Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019, Bộ kế hoạch và đầu tư, truy cập 7/2/2020 [4] Cục Hải Quan Việt Nam, truy cập đến 7/2/2020 [5] Facing – up to anti-globalization, Mey Xinyu, Chinese Academy of International Trade and Economic Cooperation, 9/2016 [6] Frieden, Jeffry. "The backlash against globalization and the future of the international economic order." The Crisis of Globalization: Democracy, Capitalism and Inequality in the Twenty-First Century (2018): 43. [7] Global Trade Alert, truy cập ngày 7/2/2020 [8] Globalization, populism and inclusion, Dani Rodrik, 12/2018 [9] International business in an era of anti-globalization, Klaus E. Meyer, 2017 [10] Kinh tế Việt Nam: 10 năm thăng trầm, Linh Anh, 2019 ( tram-2019010910072395.chn, truy cập 7/2/2020) [11] Going It Alone? Trade Policy After Three Years of Populism, The 25th Global Trade Alert Report by Simon J. Evenett and Johannes Fritz, 2019 [12] 'Rising anti-globalisation pose challenges to global growth', The time of India, (10/ 2016) [13] The discourse of globalization: Framing and sensemaking of an emerging concept, Peer C. Fiss, Paul M. 271
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Hirsch, 2005 [14] “Tentative Stabilization, Sluggish Recovery?” World economic outlook, International Monetary Fund, 1/2020 [15] Tổng Cục Thống kê Việt Nam, truy cập đến 31/12/2019 [16] US-China trade war is a gift that keeps on giving for Vietnam, SCMP, 2019, vietnam, truy cập ngày 7/2/2020 272