Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại

pdf 160 trang Gia Huy 19/05/2022 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_ket_noi_chuoi_gia_tri_de_nang_cao_nang_luc_canh_tra.pdf

Nội dung text: Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại

  1. Phạm Minh Đức, Claire Honore Hollweg, Brian Mtonya, Deborah Elisabeth Winkler, Nguyễn Thị Xuân Thúy Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại Tháng 12 năm 2019
  2. Phạm Minh Đức, Claire Honore Hollweg, Brian Mtonya, Deborah Elisabeth Winkler, Nguyễn Thị Xuân Thúy Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại Tháng 12 năm 2019
  3. © Ngân hàng Thế giới 2020 1818 H Street NW, Washington DC 20433 Telephone: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org Báo cáo là sản phẩm của đội ngũ Chuyên gia Ngân hàng Thế giới và các Chuyên gia Tư vấn ngoài Ngân hàng. Các kết quả tìm hiểu, các giải thích và kết luận đưa ra trong tập sách này không phản ánh quan điểm chính thức của Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới hoặc các Chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu trong tập sách này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó. Không nội dung nào trong tài liệu này tạo nên hoặc được coi như là một sự hạn chế đối với hoặc sự từ bỏ đặc quyền và miễn trừ của Ngân hàng Thế giới đã được bảo lưu riêng. Mọi câu hỏi về quyền và giấy phép xin gửi về Bộ phận Xuất bản và thông tin, Ngân hàng Thế giới, phố 1818 H NW, Washington DC 20433, USA; fax: 202-522-2625; email: pubrights@worldbank.org. Bìa và trình bày: hoanghaivuong ii Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  4. Mục lục Lời cảm ơn ix Từ viết tắt x Tóm tắt xi Chương 1. Hướng tới các chính sách kết nối theo định hướng thương mại 2 Chương 2. Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối chuỗi giá trị 8 2.1. Chọn chuỗi giá trị chính ������������������������������������������������������������������������������������� 9 2.2. Xác định các liên kết chuỗi giá trị 11 2.3. Xác định cấu trúc không gian của chuỗi giá trị 16 2.4. Xu hướng liên kết dựa trên chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 21 2.5. Mạng lưới giao thông hợp nhất quan trọng cho mười chuỗi giá trị được chọn 24 Chương 3. Các cửa ngõ thương mại quốc tế hiệu quả 26 3.1. Tổng quan về các cửa ngõ thương mại 27 3.2. Phân loại thương mại theo loại hình vận tải của cửa khẩu 30 3.3. Phân tích các cửa khẩu quan trọng 36 Chương 4. Chuyên môn hóa và hợp tác theo vùng 38 4.1. Chuyên môn hóa cấp tỉnh 39 4.2. Gắn kết chiến lược tăng trưởng thương mại với tính chuyên môn hóa địa phương 42 4.3. Vùng lõi phát triển và vùng kém phát triển 43 Chương 5. Các khu vực kinh tế và các chuỗi giá trị 46 5.1. Tích tụ/ tập trung công nghiệp thông qua phát triển khu kinh tế và phát triển chuỗi giá trị 47 5.2. Khu kinh tế và cụm sản xuất ngành 50 5.3. Làm thế nào các khu kinh tế và khu công nghiệp có thể đóng góp cho sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị 52 Chương 6. Triển khai chính sách kết nối thương mại nâng cao khả năng cạnh tranh 56 6.1. Chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông cần phải hướng mạnh hơn nữa đến thúc đẩy thương mại bằng cách sử dụng các kết quả đánh giá toàn diện về kết nối chuỗi giá trị và phân tích cửa ngõ thương mại vào hoạch định chính sách 57 6.2. Thiết lập một cơ chế hiệu quả để điều phối các chính sách thương mại, kết nối giao thông và các chuỗi giá trị toàn cầu được đề xuất trong khuyến nghị chính sách một �����������������������������������������������������������������������������59 6.3. Đảm bảo nguồn dữ liệu cấp doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích có chất lượng về chính sách đa ngành đối với thương mại, giao thông vận tải và các chuỗi giá trị 60 Phụ lục 1. Phân tích về chuỗi giá trị dệt may 65 A1.1. Toàn cảnh ngành dệt may 65 A1.2. Liên kết chuỗi giá trị 66 Mục lục iii
  5. A1.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 68 A1.4. Kết nối chuỗi giá trị và các hành lang quang trọng 73 Phụ lục 2. Phân tích về chuỗi giá trị da giày 75 A2.1. Toàn cảnh ngành da giày 75 A2.2. Liên kết chuỗi giá trị 76 A2.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 77 A2.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 81 Phụ lục 3. Phân tích về chuỗi giá trị điện tử 83 A3.1. Toàn cảnh ngành điện tử 83 A3.2. Liên kết chuỗi giá trị 84 A3.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 85 A3.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 89 Phụ lục 4. Phân tích về chuỗi giá trị ô tô 91 A4.1. Toàn cảnh ngành sản xuất ô tô 91 A4.2. Liên kết chuỗi giá trị 92 A4.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 94 A4.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 97 Phụ lục 5. Phân tích về chuỗi giá trị gỗ 98 A5.1. Toàn cảnh ngành gỗ 98 A5.2. Liên kết chuỗi giá trị 99 A5.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 100 A5.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 104 Phụ lục 6. Phân tích về chuỗi giá trị cao su 106 A6.1. Toàn cảnh ngành cao su 106 A6.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 106 A6.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 109 Phụ lục 7. Phân tích về chuỗi giá trị lúa gạo 112 A7.1. Toàn cảnh ngành lúa gạo 112 A7.2. Liên kết chuỗi giá trị 113 A7.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 113 A7.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 116 Phụ lục 8. Phân tích về chuỗi giá trị cà phê 118 A8.1. Toàn cảnh ngành cà phê 118 A8.2. Liên kết chuỗi giá trị 119 A8.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 119 A8.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 121 Phụ lục 9. Phân tích về chuỗi giá trị rau quả 124 A9.1. Toàn cảnh ngành rau quả 124 A9.2. Liên kết chuỗi giá trị 125 A9.3. Cấu trúc không gian và liên kết chuỗi giá trị 126 A9.4. Kết nối chuỗi giá trị và hành lang quan trọng 127 Phụ lục 10. Các chuỗi giá trị được lựa chọn, phân khúc và mã ngành kinh tế tương ứng 130 Tài liệu tham khảo ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 134 iv Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  6. DANH MỤC HỘP, HÌNH, BẢN ĐỒ, VÀ BẢNG HỘP Hộp 2.1. Phân biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và cụm ngành sản phẩm 13 Hộp 2.2. Hệ thống ngành kinh tế và hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa 15 Hộp 3.1. Chuỗi giá trị điện tử và Samsung Việt Nam 31 Hộp 4.1. Chính sách cho các loại vùng kém phát triển khác nhau 44 Hộp 5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với các khu kinh tế và cụm ngành 51 Hộp 5.2. Các chính sách hỗ trợ liên kết và vai trò của đặc khu kinh tế 53 Hộp 5.3. Đào tạo kỹ năng và việc làm ở Uganda (E4D/ SOGA) 55 Hộp 6.1. Bản đồ trực quan cụm kinh tế tại Hoa Kỳ 64 HÌNH Hình 1 (Hộp 2.1). Chuỗi giá trị may mặc so với chuỗi cung ứng may mặc ����������������������������������������13 Hình 1.1. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và giảm nghèo (1992-2017) 3 Hình 1.2. Thay đổi cấu trúc theo hàm lượng công nghệ trong hàng xuất khẩu (1997-2017) 5 Hình 1.3. Thay đổi cơ cấu trong tổng giá trị xuất khẩu theo chuỗi giá trị (1997-2017) 5 Hình 1.4. Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông so với thương mại bình quân đầu người 7 Hình 2.1. Tổng quan về phương pháp 9 Hình 2.2. Chuỗi giá trị được lựa chọn dựa trên chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và hiệu suất thương mại 10 Hình 2.3. Liên kết chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, Bảng I/O 2016 12 Hình 2.4. Liên kết đã được điều chỉnh: chuỗi giá trị thủy sản 14 Hình 2.5. Phân bố vùng của phân khúc nuôi trồng thủy sản 17 Hình 2.6. Phân bố vùng của phân khúc đánh bắt cá 17 Hình 2.7. Phân bố địa phương của phân khúc chế biến thủy sản 18 Hình 2.8. Mô hình kết nối chuỗi giá trị 21 Hình 3.1. Giá trị thương mại theo loại hình cửa khẩu (2011-2016) 30 Hình 3.2. Tỷ trọng giá trị thương mại theo loại hình cửa khẩu (2011-2016) 32 Hình 3.3. Sản phẩm nhập khẩu qua cảng biển (2011 - 2016) 33 Hình 3.4. Top 15 sản phẩm xuất khẩu qua cảng biển (2011 - 2016) 34 Hình 3.5. Sản phẩm xuất khẩu qua cửa khẩu hàng không 35 Hình 3.6. Sản phẩm nhập khẩu qua đường hàng không 35 Hình 3.7. Top 12 cửa khẩu chính 36 Hình 3.8. Sáu cửa khẩu quan trọng nhất về giá trị thương mại 37 Hình 4.1. Chuyên môn hóa khu vực tỉnh Hà Nam 41 Hình 4.2. Độ tích tụ sản xuất so với thu nhập của tỉnh 42 Hình 4.3. Độ tích tụ sản xuất so với thương mại tỉnh 42 Hình 4.4. Độ tích tụ sản xuất và nghèo đói 43 Hình 6.1. Khung phân tích bốn trụ cột về tạo thuận lợi thương mại và logistics 59 Mục lục v
  7. Hình A1.1. Lao động trong ngành đệt may 65 Hình A1.2. Xuất khẩu hàng dệt may 65 Hình A1.3. Các cấu phần trong xuất khẩu ngành dệt may 66 Hình A1.4. Cán cân thương mại của các phân khúc đầu vào, phân khúc trung gian của ngành dệt may 66 Hình A1.5. Liên kết chuỗi giá trị dệt may 67 Hình A1.6. Các phân khúc chuỗi giá trị dệt may 68 Hình A1.7. Phân bổ theo vùng của phân khúc sợi 69 Hình A1.8. Phân bố vùng của phân khúc vải 69 Hình A1.9. Phân bố vùng của phân khúc quần áo thành phẩm 70 Hình A1.10. Phân bố vùng của các phân khúc may mặc khác 71 Hình A2.1. Lao động trong ngành da giày 75 Hình A2.2. Xuất khẩu da giày 75 Hình A2.3. Liên kết chuỗi giá trị da giày 76 Hình A2.4. Liên kết chuỗi giá trị của ngành da giày 77 Hình A2.5. Phân bố vùng của phân khúc da giày 77 Hình A2.6. Phân bố vùng của phân khúc túi xách và các phân khúc da khác 78 Hình A2.7. Phân bố vùng của phân khúc giày dép 79 Hình A3.1. Lao động trong ngành điện tử 83 Hình A3.2. Xuất khẩu các sản phẩm điện tử so với các sản phẩm khác 83 Hình A3.3. Phân hóa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử 84 Hình A3.4. Liên kết chuỗi giá trị điện tử 3C 84 Hình A3.5. Liên kết chuỗi giá trị điện tử 3C, bảng I/O 2016 85 Hình A3.6. Phân bố vùng của phân khúc linh kiện điện tử 86 Hình A3.7. Phân bố vùng của phân khúc sản phẩm điện tử cuối cùng (3C) 86 Hình A4.1. Lao động trong ngành ô tô 91 Hình A4.2. Giá trị thương mại ngành ô tô 92 Hình A4.3. Các cấu phần giá trị trong kim ngạch xuất khẩu ô tô 92 Hình A4.4. Liên kết chuỗi giá trị ngành ô tô 93 Hình A4.5. Phân khúc chuỗi giá trị ô tô 93 Hình A4.6. Phân bố theo vùng đối với linh kiện và phụ tùng ô tô 94 Hình A4.7. Phân bố theo vùng đối với phân khúc mô-đun hệ thống và lắp ráp cuối cùng 95 Hình A5.1. Lao động ngành chế biến và sản xuất đồ gỗ 98 Hình A5.2. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong ngành gỗ 98 Hình A5.3. Các cấu phần trong giá trị xuất khẩu đồ gỗ 99 Hình A5.4. Liên kết chuỗi giá trị gỗ 99 Hình A5.5. Phân khúc chuỗi giá trị sản phẩm gỗ 100 Hình A5.6. Phân bố phân khúc trồng và phát triển rừng tại các địa phương 100 Hình A5.7. Phân bố địa phương của phân khúc cưa xẻ 101 Hình A5.8. Phân bố vùng các sản phẩm gỗ và đồ nội thất 102 Hình A6.1. Lao động trong ngành cao su 106 Hình A6.2. Xuất khẩu ngành cao su 106 Hình A6.3. Liên kết chuỗi giá trị cao su 107 vi Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  8. Hình A6.4. Liên kết chuỗi giá trị chế biến cao su 107 Hình A6.5. Phân bố vùng đối với phân khúc trồng cao su 108 Hình A6.6. Phân bố vùng đối với chế biến cao su 108 Hình A6.7. Phân bố vùng của phân khúc sản phẩm cao su 109 Hình A7.1. Lao động trong ngành lúa gạo 112 Hình A7.2. Xuất khẩu gạo 112 Hình A7.3. Liên kết chuỗi giá trị gạo 113 Hình A7.4. Phân khúc chuỗi giá trị chế biến gạo 113 Hình A7.5. Phân bố vùng đối với phân khúc trồng lúa 114 Hình A7.6. Phân bố vùng đối với phân khúc chế biến gạo 114 Hình A8.1. Lao động trong ngành cà phê 118 Hình A8.2. Xuất khẩu cà phê 118 Hình A8.3. Liên kết chuỗi giá trị cà phê, bảng I/O 2016 119 Hình A8.4. Liên kết chuỗi giá trị chế biến cà phê 119 Hình A8.5. Phân phối vùng của phân khúc trồng cà phê 120 Hình A8.6. Phân bố vùng đối với phân khúc chế biến cà phê 120 Hình A9.1. Lao động trong ngành rau quả 124 Hình A9.2. Xuất khẩu rau quả 124 Hình A9.3. Liên kết chuỗi giá trị rau quả, bảng I/O 2016 125 Hình A9.4. Liên kết chuỗi giá trị rau quả 126 Hình A9.5. Phân bố vùng đối với phân khúc trồng rau quả 126 Hình A9.6. Phân bố theo vùng đối với phân khúc chế biến rau quả 127 BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Cấu trúc không gian của chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản 20 Bản đồ 2.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản 23 Bản đồ 2.3. Xu hướng kết nối của mười chuỗi giá trị định hướng xuất khẩu 25 Bản đồ 3.1. Cửa ngõ thương mại chính 29 Bản đồ 4.1. Phân bố chuyên môn hóa cấp tỉnh ở miền Bắc 39 Bản đồ 4.2. Phân bố chuyên môn hóa cấp tỉnh ở miền Nam 40 Bản đồ 5.1. Cấu trúc không gian của các khu công nghiệp so với chuỗi giá trị dệt may 48 Bản đồ 5.2. Chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản và khu kinh tế 50 Bản đồ A1.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị dệt may 72 Bản đồ A1.2. Cấu trúc không gian và các cửa khẩu chính của hàng Dệt may 74 Bản đồ A2.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị da giày 80 Bản đồ A2.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị da giầy 82 Bản đồ A3.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị của sản phẩm điện tử 3C 88 Bản đồ A3.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị điện tử 90 Bản đồ A4.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị ô tô 96 Bản đồ A4.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị ô tô 97 Bản đồ A5.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị sản phẩm gỗ 103 Bản đồ A5.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị sản phẩm gỗ 105 Mục lục vii
  9. Bản đồ A6.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị cao su 110 Bản đồ A6.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị cao su 111 Bản đồ A7.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị gạo 115 Bản đồ A7.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị gạo 117 Bản đồ A8.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị cà phê 122 Bản đồ A8.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị cà phê 123 Bản đồ A9.1. Phân bố địa lý của chuỗi giá trị rau & hoa quả 128 Bản đồ A9.2. Xu hướng kết nối của chuỗi giá trị rau & hoa quả 129 BẢNG Bảng ES.1. Ưu tiên chính sách kết nối chuỗi giá trị nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại xviii Bảng 2.1. Lĩnh vực ưu tiên đến năm 2025 với tầm nhìn đến năm 2035 11 Bảng 2.2. Cấu trúc không gian của chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản 19 Bảng 2.3. Hành lang chính cho chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản 22 Bảng 3.1. Các cửa khẩu chính của Việt Nam 27 Bảng 4.1. Chuyên môn hóa của tỉnh Cà Mau 40 Bảng 5.1. Tỷ lệ các cơ sở, việc làm và doanh thu của các công ty nằm trong khu kinh tế 49 Bảng 5.2. Chuỗi giá trị thủy sản và các khu công nghiệp và kinh tế liên quan 50 viii Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  10. Lời cảm ơn Báo cáo này do một nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới soạn thảo. Phạm Minh Đức (Chuyên gia kinh tế cao cấp) là chủ biên cùng với sự tham gia của các thành viên là Claire Honore Hollweg (Chuyên gia kinh tế cao cấp), Brian Mtonya (Chuyên gia kinh tế cao cấp), Deborah Elisabeth Winkler (Tư vấn) và Nguyễn Thị Xuân Thúy (Tư vấn), với sự đóng góp của Sebastian Eckardt (Chuyên gia kinh tế trưởng), Jung Eun Oh (Chuyên gia vận tải cao cấp), Douglas Zhihua Zeng (Chuyên gia kinh tế cao cấp) và Charles Kunaka (Chuyên gia cao cấp về khu vực tư nhân). Nhóm trợ lý nghiên cứu bao gồm Phan Công Đức (Tư vấn), Hoàng Hồng Điệp (Tư vấn) và Nguyễn Cường (Tư vấn). Báo cáo này là một sản phẩm trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Chiến lược Ôtxtrâylia - Nhóm Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam Giai đoạn 2 và đóng vai trò là một phân tích đầu vào quan trọng cho Báo cáo Phát triển Việt Nam 2019: “Việt Nam - Kết nối vì sự Phát triển và Thịnh Vượng chung”. Nhóm soạn thảo báo cáo trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo và hướng dẫn của Hassan Zaman (Giám đốc Tăng trưởng Công bằng, Tài chính và Thể chế, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương), Ousmane Dione (Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), Deepak Mishra (Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư; Khu vực Châu Á Thái Bình Dương), Irina Astrakhan (Trưởng Ban Tài chính, Cạnh tranh và Đổi mới; Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương), Jacques Morisset (Chuyên gia kinh tế trưởng), và Achim Fock (nguyên Giám đốc Điều phối danh mục và Hoạt động dự án, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam). Nhóm soạn thảo báo cáo trân trọng cảm ơn ý kiến nhận xét và đóng góp của Richard Record (Chuyên gia kinh tế trưởng), Gerald Paul Ollivier (Chuyên gia giao thông cao cấp), Nguyễn Thắng (Giám đốc, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh) và Mombert Hoppe (Chuyên gia kinh tế cao cấp). Nhóm tác giả báo cáo ghi nhận sự hỗ trợ và đóng góp quý báu của Viện Chiến lược Phát triển Việt Nam (VIDS), đặc biệt là ý kiến của ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng, ông Nguyễn Hữu Khánh, bà Nguyễn Quỳnh Trang và các chuyên gia khác của VIDS. Nhóm soạn thảo báo cáo trân trọng cảm ơn Đại sứ quán Ôtxtrâylia thông qua Chương trình Đối tác Chiến lược Ôtxtrâylia - Nhóm Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam giai đoạn hai, đặc biệt là Justin Baguley, Cain Roberts và Nguyễn Linh Hương đã hỗ trợ nhiệt tình cho công việc này. Các tác giả cảm ơn Jessica Wholey đã hiệu đính, Lê Thị Khánh Linh và Đinh Thị Hằng Anh đã hỗ trợ quá trình soạn thảo và phát hành, Nguyễn Hồng Ngân và Lê Thị Quỳnh Anh, Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã hỗ trợ truyền thông. Lời cảm ơn ix
  11. Từ viết tắt ACIC Khung phân ngành chung của ASEAN AFTA Khu vực Thương mại Tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CP-TPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DDC Hàm lượng đóng góp giá trị gia tăng trực tiếp DOIT Sở Công Thương DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư DVA Giá trị gia tăng nội địa EAP Đông Á và Thái Bình Dương FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FVA Giá trị gia tăng nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDVC Tổng Cục Hải quan Việt Nam GSO Tổng Cục Thống kê GVCs Chuỗi giá trị toàn cầu HCMC Thành phố Hồ Chí Minh HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa I/O Dữ liệu cân đối liên ngành ICDs Cảng cạn/cảng nội địa ICT Công nghệ thông tin và truyền thông IDC Hàm lượng đóng góp giá trị gia tăng gián tiếp ISIC Phân loại ngành kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế IWT Đường thuỷ nội địa LPI Chỉ số năng lực quốc gia về logistics LQ Trọng số vị trí MNEs Công ty đa quốc gia MOC Bộ Xây dựng MOF Bộ Tài chính MOIT Bộ Công Thương MOST Bộ Khoa học và Công nghệ MOT Bộ Giao thông vận tải MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư NR Quốc lộ NTFC Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại OD model Các loại hình điểm đi - điểm đến OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PC Ủy ban Nhân dân RCA Lợi thế so sánh hiện hữu RIM Giá trị gia tăng của sản phẩm trung gian tái nhập khẩu SDPs Dự án phát triển nhỏ SEDS Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội SEZs Đặc khu kinh tế SI Chỉ số nguồn cung SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ T&G Dệt may TDSI Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải US-BTA Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ VDR Báo cáo Phát triển Việt Nam VIA Cục Công nghiệp VIDS Viện Chiến lược Phát triển Việt Nam VSIC Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WCO Tổ chức Hải quan Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới x Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  12. Tóm tắt tổng quan Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và hội nhập toàn cầu của Việt Nam nằm trong số những yếu tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn của đất nước về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ rưỡi qua. Trong giai đoạn này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần bốn lần và tỷ lệ nghèo đã giảm từ khoảng 53% năm 1992 xuống còn 2% vào năm 2016. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới với tỷ lệ thương mại trên GDP là 187,52 phần trăm trong năm 2018. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trung bình mỗi năm đạt hơn 15 phần trăm trong mười năm qua; gấp gần 5 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Cơ cấu xuất khẩu quốc gia đã được cải thiện về hàm lượng công nghệ và đa dạng hóa cả về thị trường lẫn sản phẩm. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục gặp nhiều thách thức. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, trong đó Việt Nam chỉ thực hiện các chức năng lắp ráp cơ bản. Chi phí thương mại vẫn cao so với mức trung bình của khu vực. Các doanh nghiệp trong nước vẫn tham gia một cách hạn chế vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) quan trọng, và thay vào đó, xuất khẩu chủ yếu do khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) dẫn dắt, là khu vực chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam có thể sẽ vẫn duy trì thành tích xuất khẩu cao ngay cả khi không giải quyết được những thách thức này. Tuy nhiên, có nhiều cách để Việt Nam thậm chí có thể thu được lợi ích cao hơn từ thương mại. Năng lực cạnh tranh thương mại - một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế cho năng suất cao hơn - có thể được tăng cường theo ba cách, bao gồm: (i) giảm chi phí thương mại liên quan đến các rào cản chính sách đối với thương mại, (ii) cải thiện hiệu quả và độ tin cậy của kết cấu hạ tầng giao thông và (iii) tăng cường hội nhập sản xuất trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu như được nêu trong khung chính sách ba trụ cột về năng lực cạnh tranh thương mại trong báo cáo của Phạm, Mishra, Chong et al., 2013. Báo cáo này nghiên cứu hai trụ cột sau, khuyến nghị các chính sách hỗ trợ cạnh tranh thương mại bằng cách nâng cao hiệu quả của cơ sở hạ tầng giao thông với mục tiêu nâng cao năng lực của quốc gia trong việc hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu1. Để tạo điều kiện cho hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, Hollweg, Smith và Taglioni (2017) đã khuyến nghị một số biện pháp chính sách bao gồm: (i) nâng cấp hạ tầng cơ sở trong nước và cải thiện môi trường pháp lý về logistics, (ii) đẩy mạnh huy động vốn của khu vực tư nhân và áp dụng cách tiếp cận toàn diện hơn trong phát triển các hành lang giao thông, (iii) tự do hóa các hoạt động về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), (iv) giảm chi phí hoạt động kinh doanh, (v) hợp lý hóa các thủ tục thông quan để nâng cao minh bạch và khả năng dự báo, và (vi) thúc đẩy quan hệ với các nước phát triển trong khu vực để đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ và đầu tư về công nghệ. Báo cáo này nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề kết nối phục vụ thương mại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, bổ sung cho cho các khuyến nghị của Hollweg, Smith, and Taglioni (2017) bằng cách đưa ra một phương pháp phân tích mới được phát triển theo cách đánh giá về sự kết nối dựa trên chuỗi giá trị 1 Báo cáo này không đề cập đến các vấn đề chi phí thương mại, là vấn đề đã được đề cập trong các báo các khác của Ngân hàng Thế giới, bao gồm báo cáo Phạm và Oh (2018), và báo cáo Phạm, Artuso và cộng sự (2018). Tóm tắt tổng quan xi
  13. dựa theo phương pháp luận của Phạm, Mishra, Chong et al. (2013). Phương pháp này được xác lập dựa trên các số liệu thu thập và phân tích về phân bố địa lý, liên kết và kết nối các hoạt động sản xuất và xuất khẩu dọc theo các chuỗi giá trị quan trọng và có lợi thế so sánh cao của Việt Nam. Mục tiêu chính là xác định các hành động chính sách nhằm nâng cao hiệu quả liên kết và các ưu tiên đầu tư vào hạ tầng giao thông vì mục đích thúc đẩy thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Báo cáo được chia thành sáu chương với chương mở đầu giới thiệu về chính sách kết nối định hướng thương mại. Chương hai phác thảo cách tiếp cận mới về kết nối dựa trên chuỗi giá trị, trong khi các chương ba, bốn, năm và sáu tập trung vào phân tích hiệu quả của các cửa ngõ thương mại quốc tế, tính chuyên môn hóa và hợp tác vùng, mối liên hệ giữa các khu kinh tế và chuỗi giá trị, và việc thực thi các chính sách kết nối định hướng phục vụ thương mại. Những kết quả nghiên cứu quan trọng được đề xuất trong năm khuyến nghị chính sách với các khuyến nghị chi tiết, mục tiêu của chúng, các hành động chính sách cụ thể, các cơ quan chủ trì, khung thời gian thực hiện và các kết quả đầu ra của của những khuyến nghị được tổng hợp trong Bảng ES.1 ở cuối mục Tóm tắt tổng quan này. Khuyến nghị thứ nhất: Cần làm cho các chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông hướng mạnh hơn nữa vào phục vụ thương mại bằng cách tích hợp các kết quả phân tích chính sách dựa trên đánh giá kết nối chuỗi giá trị toàn diện và các phân tích cửa ngõ thương mại trong vào các chính sách này. Hiện tại, các mục tiêu tăng trưởng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh chưa được gắn kết rõ ràng với các mục tiêu của việc xây dựng chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông. Thông tin thương mại, đặc biệt là về chuỗi giá trị, hiếm khi được sử dụng trong xây dựng và thực thi chính sách kết nối. Vẫn còn thiếu các phân tích chuyên sâu về cấu trúc không gian và xu hướng liên kết dọc theo các phân đoạn khác nhau của chuỗi giá trị để hoạch định các chính sách và đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông. Chúng tôi khuyến nghị rằng các chính sách kết nối, quy hoạch tổng thể về giao thông, và ưu tiên đầu tư vào hạ tầng giao thông cần được xây dựng và triển khai theo hướng thúc đẩy thương mại rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Chương hai giới thiệu một phương pháp mới gồm bốn bước để đánh giá một cách toàn diện năng lực cạnh tranh và kết nối chuỗi giá trị nhằm xác định các hành lang nội địa và cửa ngõ thương mại chính cho các chuỗi giá trị quan trọng định hướng xuất khẩu. Các hành lang này được xác định dựa trên cấu trúc không gian của các mối liên kết đầu vào - đầu ra của sản xuất, sự tập trung và tích tụ công nghiệp cũng như khuynh hướng kết nối có tính phân cấp của tất cả các phân khúc của chuỗi giá trị và với các cửa ngõ thương mại quốc tế. Đây là thông tin quan trọng có thể gợi ý các chính sách và đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại và tích hợp chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn. Báo cáo xác định các hành lang thương mại và cửa ngõ chính cho mười chuỗi giá trị được lựa chọn có lợi thế so sánh quốc gia, hiệu quả thương mại tốt và phù hợp với ưu tiên của Chính phủ, bao gồm thuỷ sản, dệt may, da giày, thiết bị điện và điện tử, xe cơ giới, sản phẩm gỗ, cao su, gạo, cà phê, và trái cây và rau quả. Tiết theo, chương ba nghiên cứu kỹ về các cửa ngõ thương mại quốc tế và lưu lượng giao dịch cũng như cấu trúc của nó. Nghiên cứu này cho thấy tỷ trọng thương mại qua các cửa ngõ hàng không trên tổng giá trị thương mại đã tăng nhanh từ 15,6% năm 2011 lên 39,5% vào năm 2016, trong khi tỷ trọng qua đường biển giảm mạnh từ 78,8% năm 2011 xuống 56,1% năm 2016. Điều này trước hết phản ánh xii Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  14. sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xuất khẩu, dịch chuyển từ xuất khẩu các loại sản phẩm chính là dầu thô và phi dầu (than, đá, cát, sỏi, nhôm, đồng, v.v.) và xuất khẩu dựa vào tài nguyên sẵn có (sản phẩm từ nông nghiệp) sang xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (điện tử, điện thoại di động, mạch điện tử tích hợp, vv). Sự thay đổi cấu trúc sản phẩm xuất khẩu này theo hướng tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm với khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, như điện thoại di động, linh kiện điện tử, thời trang cao cấp và các sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị cao, đòi hỏi hệ thống giao thông và đầu tư hạ tầng giao thông cần thay đổi theo quan điểm logistics, dựa vào không chỉ mức độ tăng trưởng thương mại mà còn (và quan trọng hơn) thay đổi cơ cấu và sự phát triển của các chuỗi giá trị trong nước. Ở phần sau, chương sáu đề nghị chính thức hóa việc tích hợp kết quả đánh giá toàn diện về năng lực cạnh tranh và kết nối chuỗi giá trị và kết quả phân tích các cửa ngõ thương mại làm phân tích chính sách đầu vào cho các chiến lược mới về phát triển giao thông và thương mại. Các hành động cần thực hiện đòi hỏi các cơ quan chức năng ban hành một hướng dẫn để chính thức hóa các phân tích này và chỉ định cơ quan đầu mối và các cơ quan nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thường xuyên, đồng thời hướng dẫn sự phối hợp liên ngành để tích hợp các kết quả vào chính sách thương mại, chiến lược xuất nhập khẩu, cũng như vào chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quốc gia và các địa phương. Một trong những hoạt động được đề xuất là đưa các phân tích thông tin và chính sách về các luồng thương mại và chuỗi giá trị quan trọng vào chiến lược giao thông vận tải đến năm 2030. Các chỉ số liên quan đến thương mại cần được đưa vào chiến lược giao thông vận tải mới nhằm đối chuẩn Việt Nam tốt hơn so với các thông lệ quốc tế, cũng như để giám sát việc thực thi chính sách. Các chỉ số thương mại chính sẽ được đưa vào có thể bao gồm mức giảm chi phí thương mại, mức độ cải thiện vị thế của Việt Nam trong mối tương quan giữa hiệu quả kết nối (được đo bằng chất lượng cấu trúc hạ tầng liên quan đến thương mại) với mức độ phát triển thương mại (được đo bằng thương mại bình quân đầu người), v.v Đồng thời, chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2030 cũng cần được đổi mới để bao hàm các yếu tố của hạ tầng giao thông phục vụ thương mại gồm các chính sách liên quan đến vận tải và logistics. Tương tự, Việt Nam nên cân nhắc đưa các chỉ số liên quan đến hạ tầng giao thông như năng lực vận tải phục vụ thương mại (đường bộ, đường hàng không, đường biển và cảng, đường sắt) và các chỉ số năng lực quốc gia về logistics vào chiến lược xuất nhập khẩu để thúc đẩy điều phối chính sách quan trọng này. Khi chọn mười chuỗi giá trị để áp dụng phương pháp bốn bước trong việc phân tích khả năng cạnh tranh và kết nối dựa trên chuỗi giá trị trong Chương 2, báo cáo sử dụng các bộ dữ liệu hiện có để tính toán kết quả thực nghiệm. Trong tương lai, khi xem xét các thay đổi về cấu trúc trong phát triển chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cũng nên tính đến các xu hướng lớn có thể phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu, đáng chú ý là sự tăng tốc của chuyển đổi kỹ thuật số và khuynh hướng phi toàn cầu hóa xuất hiện gần đây. Trong trung và dài hạn, chuỗi giá trị toàn cầu có xu hướng được củng cố, trong đó có ít quốc gia và doanh nghiệp tham gia hơn. Tự động hóa có thể dẫn đến việc các tập đoàn đa quốc gia đưa hoạt động sản xuất trở lại chính quốc, và do đó lợi thế so sánh về lao động chi phí thấp của các nước có thu nhập trung bình thấp (LICs) bao gồm cả Việt Nam có thể bị mất đi nhanh chóng. Nói cách khác, đầu tư vào hạ tầng giao thông không chỉ hỗ trợ các hoạt động kinh tế hiện tại (và do đó, chắc chắn là củng cố cơ cấu kinh tế hiện tại), mà còn hướng tới tương lai và xem xét các xu hướng mới nổi cũng như khả năng phát triển trong tương lai. Phương pháp được đề xuất trong báo cáo này cho phép theo dõi chặt chẽ với sự thay đổi linh hoạt trong cấu trúc không gian và xu hướng liên kết của các chuỗi giá trị hiện tại và mới nổi ở Việt Nam. Tóm tắt tổng quan xiii
  15. Các nhà hoạch định chính sách có thể phải đối mặt với một số cân nhắc khi sử dụng thông tin về kết nối dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu để xây dựng quy hoạch tổng thể trong điều kiện nguồn lực và khả năng hạn chế. Ví dụ, việc ưu tiên phát triển hạ tầng kết nối và các cửa ngõ để hỗ trợ chuỗi giá trị điện tử có thể phải đánh đổi bằng ưu tiên cho chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản. Điều này đã xảy ra ở Việt Nam, khi kết cấu hạ tầng ở đồng bằng sông Cửu Long không theo kịp nhu cầu tăng nhanh, trong khi ở miền Bắc, các hoạt động kinh tế dọc theo một số tuyến đường cao tốc công suất sử dụng tương đối thấp. Khuyến nghị thứ hai: Thiết lập một cơ chế hiệu quả để điều phối các chính sách thương mại, kết nối giao thông và các chuỗi giá trị toàn cầu được đề xuất trong Khuyến nghị thứ nhất. Điều quan trọng là phải thiết lập được một cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả để thực hiện khuyến nghị thứ nhất liên quan đến tính đa ngành của các chính sách và đầu tư vào hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy thương mại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ chế này nên được đặt trong khung bốn trụ cột để tạo thuận lợi thương mại và logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại. (Phạm và Oh, 2018). Chương sáu khuyến nghị Ủy Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại (dưới đây gọi là Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại Quốc gia – National Trade Facilitation Committee - NTFC) sẽ chỉ đạo điều hành các chính sách thương mại, giao thông vận tải liên quan đến thương mại, và chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách đưa ra các định hướng chiến lược, hướng dẫn và giám sát các chính sách đa ngành liên quan, đặc biệt là để thực thi khuyến nghị thứ nhất nêu trên. Ủy ban này được thành lập theo Quyết định 1899/QĐ-Ttg ngày 10 tháng 4 năm 2016, do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, với đại diện cấp cao từ 20 bộ ngành với tư cách là thành viên, chủ yếu tuân thủ Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của WTO. Quan trọng hơn, Ủy ban này được kỳ vọng sẽ trở thành đầu mối phối hợp nỗ lực của nhiều cơ quan để tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí thương mại và cải thiện khả năng cạnh tranh thương mại. Đáp ứng những khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (Phạm và Oh, 2018), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 684/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2019 để sửa đổi và bổ sung Quyết định 1899/QĐ-TTg bằng cách bổ sung vai trò phối hợp liên ngành về phát triển logistics quốc gia. Vai trò này đưa Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại Quốc gia thành cơ quan phù hợp nhất để điều phối các chính sách đa ngành bao gồm thương mại, kết nối và hạ tầng giao thông liên quan đến thương mại và phát triển chuỗi giá trị nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại như đề xuất trong khung bốn trụ cột và Khuyến nghị thứ nhất. Chương sáu cũng khuyến nghị tăng cường cơ chế này bằng cách đề nghị Ủy ban chỉ định một nhóm chuyên gia liên ngành để hỗ trợ quản lý các nhiệm vụ cụ thể trong khuyến nghị thứ nhất nêu trên. Khuyến nghị thứ ba: Đảm bảo nguồn dữ liệu cấp doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích có chất lượng về chính sách đa ngành đối với thương mại, giao thông vận tải và các chuỗi giá trị. Chương sáu khuyến nghị nên có các bộ dữ liệu với các chỉ số thống kê về chuỗi giá trị và các cửa ngõ thương mại phù hợp, được cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo kết quả phân tích đáng tin cậy để phục vụ cho việc hoạch định chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông liên quan đến thương mại. Phần lớn thông tin và dữ liệu cần thiết cho các phân tích này bị thiếu và/ hoặc khó thu thập. Lý do một phần là bởi cách tiếp cận mới này đòi hỏi bộ dữ liệu phức tạp và cần có đủ thời gian để hệ thống thống kê kịp phản hồi, nhưng quan trọng hơn là do các quy định nghiêm ngặt đối với việc cung cấp dữ liệu thô và dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp. Chương 6 đề xuất ban hành các quy định liên quan đến việc xiv Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  16. cung cấp dữ liệu thương mại và vận tải ở cấp độ doanh nghiệp để phục vụ cho việc phân tích kết nối theo chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh, cũng như phân tích số liệu cửa ngõ thương mại và thiết lập cơ chế hiệu quả để giúp cho việc thu thập và xử lý dữ liệu được tốt hơn, đồng thời phối hợp thống kê cấp ngành và cấp quốc gia giữa Tổng cục Thống kê, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan, và các cơ quan liên quan khác để bổ sung dữ liệu. Các phương pháp sáng tạo dựa trên dữ liệu lớn để phân tích theo thời gian thực nên được áp dụng đối với quy trình xây dựng chính sách hiện đại này. Các phân tích trong chương hai và chương ba sử dụng nguồn dữ liệu có quy mô khá lớn ở cấp độ doanh nghiệp để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và đưa ra các kết quả then chốt. Dữ liệu tổng hợp được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: (i) dữ liệu đầu vào-đầu ra của các ngành kinh tế để xác định liên kết chuỗi giá trị, (ii) dữ liệu doanh nghiệp (theo ngành, theo tỉnh, theo loại hàng hóa, theo khu công nghiệp, khu kinh tế v.v.) để nắm bắt mật độ tập trung vùng của và các khâu sản xuất của chuỗi cung ứng trong nước, (iii) dữ liệu vận tải và luồng đi – đến (OD) (cả kết nối nội bộ trong cấu trúc chuỗi cung ứng và giữa các chuỗi đến các cửa ngõ thương mại quốc tế) và (iv) dữ liệu thương mại tại cửa khẩu (cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không và với đầy đủ mã HS của khối lượng và giá trị xuất nhập khẩu). Do tính chất quan trọng của thông tin phân tích về chuỗi giá trị có thể giúp ích cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và khu vực tư nhân, báo cáo này khuyến nghị xây dựng một đầu mối thông tin nhằm tạo thuận lợi cho việc truy cập các thông tin công khai về liên kết chuỗi giá trị và cấu trúc không gian, bao gồm nhưng không giới hạn các số liệu và thông tin về cấu trúc không gian/ vị trí địa lý và mối liên kết của chuỗi giá trị, tính chuyên môn hóa của tỉnh, và số liệu thống kê của cửa ngõ thương mại quốc tế, v.v. Để đảm bảo tính bền vững, trung tâm dữ liệu phát triển cụm có tính chất đa ngành như vậy đòi hỏi sự phối hợp liên ngành mạnh mẽ và sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước đầu mối và khu vực tư nhân. Do đó, phương án tối ưu là trung tâm này được một cơ quan nhà nước quản lý - cơ quan có kinh nghiệm trong việc sử dụng dữ liệu trang web (có thể áp dụng vào quy hoạch tổng thể phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và chính sách kết nối và đầu tư). Để điều phối dữ liệu đầu vào, cơ quan này cần được ủy quyền làm việc với nhiều nguồn dữ liệu được đề cập ở trên (GSO, Hải quan, vận tải, các đối tác phát triển khác, v.v.). Cơ quan này cũng nên được trao quyền để quản lý chia sẻ dữ liệu với các khu vực tư nhân. Trung tâm này được khuyến nghị đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại Quốc gia - NTFC. Cập nhật thường xuyên và trực quan hóa các chỉ số về độ tập trung kinh tế và lưu lượng hàng hóa của các chuỗi giá trị là hữu ích cho tất cả các bên liên quan, từ các nhà hoạch định chính sách đến học giả và các nhà nghiên cứu, cũng như khu vực tư nhân. Chương 6 cũng khuyến nghị chia sẻ thông tin về tính chuyên môn hóa của tỉnh cho tất cả các bên liên quan bao gồm chính quyền trung ương và địa phương, khu vực tư nhân và các đối tác phát triển. Thông tin về các mối liên kết chuỗi giá trị, cấu trúc không gian và kết nối không chỉ quan trọng đối với việc xây dựng chính sách mà còn giúp cho khu vực tư nhân chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước như một phần quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đặc biệt cần thiết ở Việt Nam nơi có hơn 90% khu vực tư nhân trong nước là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin và có mối liên kết yếu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tin về các mối liên kết chuỗi giá trị, cấu trúc không gian và kết nối có thể được cung cấp dưới dạng một trang web lập bản đồ cụm theo mô hình của Hoa Kỳ với thông tin được thu thập và phân tích thông qua đánh giá kết nối chuỗi giá trị toàn diện và phân tích dữ liệu cửa khẩu dựa trên tập dữ liệu lớn theo thời gian thực được phát triển và chia sẻ công khai, cho cả các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân không chỉ thực hiện Khuyến nghị thứ nhất nêu trên mà còn đóng góp tích cực cho sáng kiến về chính phủ điện tử của Việt Nam. Tóm tắt tổng quan xv
  17. Việt Nam nên cân nhắc phát triển một dự án xác định vị trí và liên kết không gian của các chuỗi giá trị tương tự như ở Hoa Kỳ, với các nguồn dữ liệu và cách tổ chức hoạt động được tính toán một cách hợp lý. Ngoài trang web cung cấp thông tin chuỗi giá trị, một mô hình luồng vận chuyển hàng hóa trực tuyến cũng có thể được phát triển dựa trên dữ liệu lưu lượng đến và đi (O-D flow data). Trang web và mô hình hóa lưu lượng hàng hóa trực tuyến, nếu được phát triển, sẽ cung cấp thông tin trực quan và tích cực cho chính phủ và doanh nghiệp để hiểu và định hình bối cảnh cạnh tranh cho một loạt các ngành công nghiệp. Trang web này cũng hữu ích cho chính quyền địa phương nắm bắt được tính chuyên môn hóa của địa phương và lợi thế so sánh ở cấp độ vùng của mình. Các thông tin này, nói cách khác, sẽ giúp họ thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư và đặt nền móng cho các ngành công nghiệp mới. Khuyến nghị thứ tư: Cần xem xét tính chuyên môn hóa của địa phương và hợp tác liên vùng trong chính sách đầu tư vào hạ tầng giao thông Chương bốn cho thấy mật độ sản xuất và mức độ tập trung của chuỗi giá trị có mối tương quan tích cực với thu nhập, giá trị xuất khẩu và việc làm của các địa phương. Chuyên môn hóa theo vùng được đo bằng trọng số vị trí (location quotient - LQ), là số liệu động, thay đổi theo thời gian. Một số tỉnh thay đổi sự tham gia của họ theo thời gian vào các chuỗi giá trị vì nhiều lý do. Ví dụ: việc mở rộng chuỗi giá trị điện tử mới nổi ở tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Ninh là kết quả của việc công ty nước ngoài hàng đầu Sam Sung đến Việt Nam. Các tỉnh khác thay đổi tính chuyên môn hóa của mình có thể vì sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc thu hút lao động tay nghề cao cần thiết. Thông tin về tính chuyên môn hóa của địa phương rất quan trọng để hiểu cấu trúc địa lý của chuỗi giá trị. Chính phủ cần những thông tin này để xây dựng chính sách phối hợp giữa các vùng dựa trên các mối liên kết chuỗi giá trị và để hoạch định nguồn nhân lực phù hợp ở các vùng tương ứng. Một ví dụ về phân tích cấu trúc không gian sử dụng phương pháp tính toán LQ của chuỗi giá trị thủy sản cho thấy, mặc dù phân khúc nuôi trồng thủy sản diễn ra trên cả nước, chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu có bố cục không gian dọc theo các phân khúc chính bao gồm nuôi trồng thủy sản, đánh bắt và chế biến xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở miền Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Kết nối chuỗi giá trị tuân theo một khuynh hướng kết nối tuần tự theo một chu trình cụ thể, phản ánh mối quan hệ đầu vào - đầu ra của sản xuất, và đặc biệt là kết nối giữa vị trí của nơi chế biến xuất khẩu với cửa ngõ thương mại quốc gia liên quan. Báo cáo này khuyến nghị tích hợp kết nối chuỗi giá trị hiệu quả vào quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển vùng. Hơn nữa, các quyết định về đầu tư vào hạ tầng giao thông nên hướng đến việc tạo môi trường thuận lợi cho sự chuyên môn hóa địa phương và hợp tác liên vùng (chứ không phải cạnh tranh không lành mạnh) giữa các địa phương trong việc có nguồn đầu tư công cho việc phát triển hạ tầng giao thông cho riêng mình. Một ví dụ khác về tính năng động của sự chuyên môn hóa là tỉnh Hà Nam, hiện chuyên về dệt may, điện tử, xi măng, phụ tùng ô tô và thức ăn chăn nuôi. Từ năm 2011 đến 2016, chuyên môn hóa về dệt may đã thay đổi theo hướng dệt và may giảm đi, trong khi phân khúc sợi tăng lên. Trong khi đó, thiết bị điện tử cũng đã xuất hiện trong giai đoạn này. Sự thay đổi về tính chuyên môn hóa tại địa phương này đòi hỏi sự thay đổi về kỹ năng và môi trường chính sách để đáp ứng với sự cạnh tranh ngày càng tăng về lực lượng lao động. Điều thú vị là trong giai đoạn này, tỉnh Hà Nam đã trở nên chuyên sâu hơn trong sản xuất xi măng, nhưng ít sử dụng nguyên liệu đầu vào tại địa phương. Điều này có thể phản ánh sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào ở địa phương hoặc cũng có thể có sự cải thiện về nhận thức của chính quyền tỉnh này về bảo vệ môi trường. Những thay đổi về tính chuyên môn hóa của tỉnh có thể tạo ra cơ hội cho các tỉnh tụt hậu và các tỉnh nghèo hoặc vùng sâu vùng xa. Báo cáo cũng chỉ rõ phân khúc may của chuỗi giá trị dệt may đã có xvi Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  18. xu hướng dịch chuyển từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam) sang các tỉnh chậm phát triển hơn (Tuyên Quang) trong giai đoạn 2011-2016. Sự thay đổi tính chuyên môn hóa theo tỉnh sẽ được phân tích kỹ hơn trong các phần sau của báo cáo. Báo cáo khuyến nghị xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về phối hợp và liên kết vùng dựa trên đánh giá chuyên sâu về tính chuyên môn hóa tĩnh và động của các tỉnh và phân tích về kết nối cũng như các mối liên kết liên vùng. Mặt khác, Kế hoạch hành động này nên định hướng đầu tư công dựa trên kế hoạch hành động quốc gia về kết nối và liên kết liên vùng, tránh sự cạnh tranh không cần thiết giữa các địa phương đối với các khoản đầu tư công một cách không hiệu quả và phân tán ở mỗi tỉnh. Khuyến nghị thứ năm: Khu công nghiệp và khu kinh tế cần phải hỗ trợ cho sự phát triển chuỗi cung ứng trong nước để hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn Chương năm sử dụng phân tích chuỗi giá trị để xem xét sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung hoạt động kinh tế thông qua chuỗi giá trị so với sự tập trung hoạt động kinh tế trong các khu kinh tế và khu công nghiệp. Phân tích trong báo cáo này cho thấy rằng các đặc điểm và cấu trúc không gian của các khu công nghiệp và khu kinh tế khác xa so với các đặc điểm và cấu trúc không gian của chuỗi giá trị. Các khu công nghiệp và kinh tế hiện được sắp xếp trong các khu vực cụ thể được quy hoạch cho nhiều lĩnh vực và đôi khi áp dụng các chính sách ưu đãi cho các công ty nằm trong đó. Thay vào đó, cấu trúc không gian của chuỗi giá trị thường trải dài trên các khu vực địa lý lớn hơn nhiều, với nhiều yếu tố và thường không có chính sách ưu đãi áp dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự khác biệt về cấu trúc không gian và sự chênh lệch chính sách giữa bên trong và bên ngoài hàng rào khu công nghiệp và khu kinh tế có thể cản trở hoặc hạn chế các mối liên kết trên toàn bộ chuỗi giá trị (Zeng, 2010). Việc hình thành các tương tác cần thiết giữa các phân khúc khác nhau của chuỗi giá trị, về cả khía cạnh hoạt động kinh tế lẫn thể chế, đang là một thách thức đối với mô hình các khu kinh tế. Hơn nữa, các khu vực đặc thù này thường nằm gần các thành phố lớn hoặc các hành lang giao thông quan trọng, đặc biệt là đoạn cuối hành lang để kết nối điểm chế biến xuất khẩu với cửa khẩu thương mại quốc tế. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiện đại hóa các khu công nghiệp và khu kinh tế theo hướng tăng cường hỗ trợ và kết nối các chuỗi cung ứng trong nước. Cần ban hành các chính sách để các khu công nghiệp và kinh tế để chúng được phát triển với mục đích thúc đẩy sự hội nhập của Việt nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn. Chính sách liên quan đến khu kinh tế và công nghiệp cũng cần được sửa đổi và bổ sung để thúc đẩy phát triển các cụm ngành sản xuất. Liên kết cụm ngành sản xuất, trong khi có thể không phản ánh đầy đủ toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm các liên kết quan trọng của chuỗi giá trị đòi hỏi có các ưu tiên về chính sách và không gian để tạo thuận lợi cho liên kết đầu vào - đầu ra của chuỗi giá trị. Các chính sách cũng nhằm mục đích giải quyết các tác động của đô thị hóa phát sinh đồng thời cùng với sự phát triển các khu kinh tế và công nghiệp tự phát dọc theo các hành lang giao thông chính. Chương năm cung cấp kinh nghiệm quốc tế tại Trung Quốc và các quốc gia khác về việc phát triển các khu kinh tế theo hướng tiếp cận cụm ngành sản xuất và tạo điều kiện cho sự phát triển của các cụm ngành sản xuất bản địa. Báo cáo đưa ra một số khuyến nghị chính sách và hành động. Đầu tiên, nên tái cấu trúc các khu công nghiệp và khu kinh tế để hỗ trợ tốt nhất cho khả năng kết nối dựa trên chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh. Hành động được thực hiện theo hướng đó bao gồm việc xây dựng kế hoạch phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế có tính đến lợi thế so sánh của từng tỉnh, vùng và tích hợp chúng vào các Tóm tắt tổng quan xvii
  19. quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng và tỉnh để hỗ trợ tốt nhất cho kết nối dựa trên chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, các quy định về khu kinh tế và khu công nghiệp cần được sửa đổi để trở thành động lực thúc đẩy Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn. Thứ hai, về lâu dài, Chính phủ nên ưu tiên tận dụng các khu công nghiệp và khu kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và thương mại. Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch xúc tiến đầu tư ngước ngoài cần xác định loại hình FDI phù hợp để thu hút với những ngành ưu tiên. Hơn nữa, kế hoạch và chiến lược phát triển công nghiệp và thương mại nên tính đến lợi thế so sánh vùng, tiềm năng phát triển chuỗi giá trị và khả năng nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chiến lược này nền được lồng ghép vào các quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng và tỉnh. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Việt Nam cần xác định các khu công nghiệp và khu kinh tế chưa được lấp đầy hoàn toàn, chọn ra những khu tiềm năng dựa trên lợi thế của tỉnh chủ nhà và sự hội tụ kinh tế (chỉ số LQ), đưa chúng trở thành những khu “hình mẫu” cho các mô hình cụm ngành sản xuất, và phản ánh xu hướng này trong các quy hoạch tổng thể quy mô quốc gia, vùng và tỉnh. BẢNG ES.1. Ưu tiên chính sách kết nối chuỗi giá trị nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại Mục tiêu Hành động chính sách Bộ chủ quản Thời gian Đầu ra 1. Khuyến nghị thứ nhất: Cần làm cho các chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông hướng mạnh hơn nữa vào phục vụ thương mại bằng cách tích hợp các kết quả phân tích chính sách dựa trên đánh giá kết nối chuỗi giá trị toàn diện và các phân tích cửa ngõ thương mại vào các chính sách này. 1.1. Đổi mới chiến lược Đưa các chỉ số liên quan đến thương Bộ Giao 2020-2021 - Chiến lược giao giao thông vận tải mại vào chiến lược giao thông vận thông Vận thông vận tải mới. đến năm 2030 phải tải, bao gồm nhưng không giới hạn ở tải (MOT); Bộ - Đầu vào cho chiến chú ý tới các mối liên các chỉ số (i) giảm chi phí thương mại Công thương lược phát triển kinh kết giữa giao thông (Doing Business, v.v.); (ii) cải thiện vị thế (MOIT), Bộ Kế tế xã hội (SEDS) 10 vận tải với phát triển của Việt Nam trong mối tương quan hoạch và Đầu năm 2021 – 2030. thương mại và các giữa khả năng kết nối hiệu quả được tư (MPI). chuỗi giá trị quan đo bằng chất lượng hạ tầng giao thông trọng. liên quan đến thương mại (chỉ số năng lực quốc gia về Logistics LPI) với sự phát triển thương mại được đo bằng thương mại bình quân đầu người. 1.2. Đổi mới chiến lược Đưa các chỉ số liên quan đến cơ sở hạ MOIT; MPI; 2020-2021 - Chiến lược xuất – xuất nhập khẩu đến tầng vào chiến lược xuất nhập khẩu, MOT nhập khẩu mới. năm 2030 bao gồm bao gồm nhưng không giới hạn ở các - Đầu vào cho chiến các yếu tố về kết cấu chỉ số (i) năng lực vận tải hàng hóa lược phát triển kinh hạ tầng (vận tải và (đường bộ, đường hàng không, đường tế xã hội (SEDS) 10 logisitcs). biển và cảng biển, đường sắt), (ii) chỉ số năm 2021 – 2030. năng lực quốc gia về Logistics (LPI). xviii Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  20. Mục tiêu Hành động chính sách Bộ chủ quản Thời gian Đầu ra 1.3 Chính thức hóa việc - Ban hành một hướng dẫn để chính MPI (Viện Hàng năm, - Phân tích định kỳ tiến hành phân tích thức hóa việc cần có đánh giá kết nối Chiến lược hoặc định về kết nối chuỗi giá kết nối chuỗi giá trị chuỗi giá trị toàn diện và phân tích Phát triển - kỳ 2 năm/ trị và năng lực cạnh và năng lực cạnh cửa ngõ thương mại bằng cách chỉ VIDS); MOT lần tranh. tranh và phân tích định cơ quan chủ trì và các cơ quan (Viện Chiến - Phân tích kết nối toàn diện về số liệu nghiên cứu để thường xuyên thực lược Phát chuỗi giá trị được cửa ngõ thương hiện các nghiên cứu này và hướng triển Giao tích hợp trong chính mại quốc tế, thu dẫn sự phối hợp liên ngành. thông - TDSI), sách thương mại thập và phân tích - Tích hợp kết quả đánh giá kết nối MOIT (Cục và chiến lược xuất dữ liệu về sự phân chuỗi giá trị trong chính sách thương Công nghiệp nhập khẩu. bố không gian địa lý mại và chiến lược xuất nhập khẩu. - VIA), Bộ - Phân tích kết nối của hoạt động sản - Tích hợp kết quả đánh giá kết nối Nông nghiệp dựa trên chuỗi giá xuất và xuất khẩu chuỗi giá trị trong chiến lược và kế và Phát triển trị để trở thành một theo chuỗi giá trị hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã Nông thôn thành phần trong quan trọng của Việt hội vùng và tỉnh. (MARD). các chiến lược và Nam và các cửa ngõ kế hoạch tổng thể quốc tế quan trọng phát triển kinh tế xã trong các chiến lược hội, tỉnh (chiến lược giao thông vận tải và phát triển kinh tế xã thương mại. hội mười năm, kế hoạch tổng thể năm năm). 2. Khuyến nghị thứ hai: Thiết lập một cơ chế hiệu quả để điều phối các chính sách thương mại và giao thông vận tải/ kết nối và các chuỗi giá trị toàn cầu đã nêu trong Khuyến nghị thứ nhất. 2.1. Thiết lập một cơ chế - Tăng cường vai trò của Ủy ban Tạo Ủy ban Tạo 2020-2021 - Tăng cường vai trò hiệu quả để thực thuận lợi Thương mại Quốc gia Thuận lợi của Ủy ban NTFC. hiện Khuyến nghị (NTFC) để điều phối các chính sách Thương mại - Các quyết định liên thứ nhất. thương mại, giao thông vận tải liên Quốc gia quan của NTFC. quan đến thương mại và chuỗi giá (NTFC), MOIT, trị toàn cầu; đưa ra định hướng chiến MARD, MPI, lược và hướng dẫn, giám sát các chính MOT sách đa ngành liên quan. - Chỉ định một nhóm chuyên gia liên ngành hoặc ban thư ký để hỗ trợ Ủy ban quản lý điều phối chính sách đa ngành cho thương mại, giao thông vận tải liên quan đến thương mại và các chuỗi giá trị toàn cầu. 2.2. Thành lập một nhóm - Ra quyết định thành lập nhóm NTFC, MOIT, 2020-2021 Nhóm chuyên gia liên chuyên gia liên chuyên gia liên ngành hoặc ban thư MARD, MOT, ngành dưới sự giám ngành thuộc Ủy ban ký chuyên ngành. Tổng cục sát của NTFC. NTFC để thực hiện - Chính thức hóa việc phát triển và Thống kê các hành động chính triển khai hệ thống dữ liệu cấp doanh (GSO), Tổng sách theo Khuyến nghiệp để hỗ trợ các phân tích chính cục Hải quan nghị thứ nhất. sách đa ngành về thương mại, giao (GDVC). thông vận tải liên quan đến thương mại và các chuỗi giá trị toàn cầu. Tóm tắt tổng quan xix
  21. Mục tiêu Hành động chính sách Bộ chủ quản Thời gian Đầu ra 3. Khuyến nghị thứ ba: Đảm bảo nguồn dữ liệu doanh nghiệp cho các phân tích chính sách đa ngành đủ điều kiện về thương mại, giao thông vận tải, và các chuỗi giá trị. 3.1. Xây dựng bộ dữ liệu Ban hành các quy định về việc cung GSO, GDVC, 2020-2021 Quyết định của Thủ tương ứng với các cấp dữ liệu phục vụ cho việc phân tích MOIT, MARD, tướng về cung cấp một chỉ số thống kê phù năng lực cạnh tranh và kết nối chuỗi giá MOT bộ dữ liệu sẵn sàng cho hợp được cập nhật trị, bao gồm (i) bổ sung các chỉ số còn phân tích năng lực cạnh thường xuyên về thiếu trong các cuộc điều tra và điều tra tranh và kết nối chuỗi chuỗi giá trị được xây doanh nghiệp (thông tin luồng hàng giá trị. dựng nhằm đảm bảo hóa, điểm đi-điểm đến (O-D), v.v.), (ii) bổ cho việc phân tích sung các chỉ số còn thiếu trong dữ liệu chính sách đáng tin hải quan (khối lượng giao dịch, thông cậy và đầu tư vào cơ tin điểm đi – điểm đến (O-D), v.v.), (iii) sở hạ tầng liên quan thông tin luồng vận chuyển hàng hóa đến thương mại. và (iv) thử nghiệm các phương pháp xây dựng dữ liệu tiên tiến dựa trên dữ liệu lớn để phân tích theo thời gian thực. 3.2. Chia sẻ công khai Phát triển và duy trì một trang web GSO, GDVC, 2020-2021 Website bản đồ vị trí thông tin về các liên về bản đồ bản đồ vị trí địa lý, cấu trúc MOIT, MARD, địa lý, cấu trúc không kết, cấu trúc không không gian và kết nối của các chuỗi MOT gian và kết nối của các gian và kết nối của giá trị của Việt Nam dựa trên mô hình chuỗi giá trị. các chuỗi giá trị, của Hoa Kỳ dựa trên thông tin được đặc biệt là cho khu thu thập và phân tích theo nghiên cứu vực tư nhân để chủ về kết nối và năng lực cạnh tranh theo động tham gia vào chuỗi giá trị. chuỗi cũng ứng trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu. 3.3. Thiết lập hệ thống số - Xây dựng dự án thí điểm về hệ thống Bộ Tài chính 2021-2023 - Một hệ thống số về về truy xuất nguồn số truy xuất nguồn gốc hàng hóa. - MOF (Tổng truy xuất nguồn gốc gốc hàng hóa cho - Quy định trách nhiệm của doanh cục Hải quan - hàng hóa. các chuỗi giá trị quan nghiệp đối với nguồn gốc hàng hóa. GDVC), Bộ Khoa - Quy định về trách trọng để cho phép học và Công nhiệm của doanh các bên liên quan nghệ (MOST), nghiệp đối với truy thu thập và phân MOIT, MARD, xuất nguồn gốc hàng tích dữ liệu chuỗi giá Hiệp hội doanh hóa. trị và cải thiện hiệu nghiệp của các quả hoạt động của chuỗi giá trị các chuỗi giá trị. quan trọng. 4. Khuyến nghị thứ tư: Xem xét yếu tố chuyên môn hóa của địa phương và hợp tác liên vùng trong chính sách đầu tư vào hạ tầng giao thông. 4.1. Xây dựng và triển Xây dựng một đánh giá chuyên sâu về MPI, Nhóm 2020-2021 - Kế hoạch hành động khai Kế hoạch hành tính chuyên môn hóa cấp tỉnh và phân Chuyên gia liên quốc gia về liên kết và động quốc gia về tích về các mối liên kết giữa các vùng ngành của Ủy phối hợp liên vùng. liên kết và phối hợp dựa trên cấu trúc không gian và phát ban quốc gia - Đầu vào cho các kế liên vùng dựa trên triển các chuỗi giá trị quan trọng, làm về tạo thuận hoạch tổng thể phát cấu trúc không gian nền tảng cho Kế hoạch hành động quốc lợi thương triển kinh tế xã hội và sự phát triển các gia về liên kết và phối hợp liên vùng. mại, Các Sở Kế cấp tỉnh và vùng. chuỗi giá trị quan hoạch và Đầu - Đầu vào cho Chiến trọng. tư (DPIs). lược Phát triển Kinh tế- Xã hội 10 năm của Việt Nam. xx Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  22. Mục tiêu Hành động chính sách Bộ chủ quản Thời gian Đầu ra 4.2. Đầu tư công trực tiếp Ưu tiên và lồng ghép sự phát triển MPI, MOF, 2020-2021 Đầu vào cho các kế dựa trên kế hoạch hành một số chuỗi chế biến nông sản Nhóm Chuyên hoạch tổng thể của động quốc gia về liên và chuỗi sản xuất có giá trị cao vào gia liên ngành tỉnh và vùng. kết và kết nối liên vùng. Kế hoạch hành động quốc gia về của Ủy ban liên kết và phối hợp liên vùng và để quốc gia về tránh đầu tư công không hiệu quả tạo thuận lợi và bị phân tán ở các tỉnh. thương mại, Ủy ban Nhân dân các tỉnh (PCs) 5. Khuyến nghị thứ năm: Khu công nghiệp và khu kinh tế cần hỗ trợ cho sự phát triển chuỗi cung ứng trong nước để giúp Việt Nam hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn. 5.1. Tái cấu trúc các khu công - Xây dựng kế hoạch phát triển khu MPI, các Sở Kế 2020-2021 - Kế hoạch phát triển nghiệp và khu kinh tế công nghiệp và khu kinh tế có hoạch đầu tư khu công nghiệp và nhằm hỗ trợ tốt nhất cho tính đến lợi thế so sánh của từng tỉnh (DPIs) kinh tế. kết nối hiệu quả và nâng tỉnh, vùng và lồng ghép chúng - Đầu vào cho các kế cao năng lực cạnh tranh vào các kế hoạch tổng thể của hoạch tổng thể cấp dựa trên chuỗi giá trị. quốc gia, vùng để hỗ trợ tốt nhất quốc gia, vùng và cho kết nối và khả năng cạnh tỉnh. tranh dựa trên chuỗi giá trị. - Sửa đổi các quy định về khu kinh tế và khu công nghiệp để chúng có thể là động lực thúc đẩy các mối liên kết chuỗi giá trị và làm cho Việt Nam hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn. 5.2. Ưu tiên tận dụng các - Xây dựng kế hoạch xúc tiến FDI MPI, DPIs, 2020-2021 - Kế hoạch xúc tiến khu công nghiệp và khu để xác định các ngành và các MOIT, MARD đầu tư trực tiếp nước kinh tế để thu hút đầu chuỗi giá trị có tính ưu tiên và thu ngoài (FDI). tư nước ngoài (FDI), thúc hút đầu tư. - Chiến lược ngành và đẩy tăng trưởng kinh tế - Xây dựng chiến lược ngành và thương mại. và thương mại. thương mại có tính đến lợi thế so - Đầu vào cho các kế sánh địa phương, phát triển chuỗi hoạch tổng thể cấp giá trị và nâng cao vị thế của Việt quốc gia, vùng và Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, tỉnh. và lồng ghép chúng vào các kế hoạch tổng thể cấp quốc gia, vùng và tỉnh. 5.3. Lựa chọn khu công Xác định các khu công nghiệp và MPI, DPIs, 2020-2021 - Danh sách các khu nghiệp và khu kinh tế kinh tế chưa lấp đầy hoàn toàn, MOIT, các sở công nghiệp, khu làm “hình mẫu” cho đưa chúng trở thành khu “hình Công thương kinh tế và các cụm việc xây dựng các cụm mẫu” cho việc xây dựng các cụm (DOITs) ngành công nghiệp ngành sản phẩm tiềm sản phẩm ngành dựa trên lợi thế tiềm năng. năng dựa trên tính so sánh của tỉnh chủ nhà và sự tập - Đầu vào cho kế hoạch chuyên môn hóa và trung kinh tế của địa phương, và tổng thể cấp quốc chỉ số hội tụ kinh tế địa phản ánh xu hướng này trong các gia, vùng và tỉnh cân phương (biểu thị bằng quy hoạch tổng thể quy mô quốc nhắc đến yếu tố các chỉ số LQ). gia, vùng và tỉnh. cụm sản phẩm ngành mới nổi. Tóm tắt tổng quan 1
  23. CHƯƠNG 1 Hướng tới các chính sách kết nối theo định hướng thương mại Chương này khuyến nghị rằng việc xây dựng các chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông cần phải định hướng thương mại mạnh hơn nữa bằng cách dựa trên các phân tích một cách toàn diện về chuỗi giá trị. 2 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  24. Chính sách phát triển giao thông vận tải và kết nối, và kế hoạch tổng thể và ưu tiên đầu tư vào hạ tầng giao thông nên được xây dựng và thực hiện để hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn. Hiện tại, các mục tiêu tăng trưởng thương mại và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại chưa được liên kết chặt chẽ với các mục tiêu phát triển chính sách kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông. Bằng chứng thực tiễn trên quy mô toàn cầu cho thấy thương mại thúc đẩy tăng trưởng. Và bằng cách hỗ trợ tăng trưởng, mở cửa thương mại cũng có thể là một động lực quan trọng để giảm nghèo. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu được áp dụng tại một số quốc gia trong khu vực Đông Á bao gồm Việt Nam là ví dụ điển hình. Thương mại đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong ba thập kỷ qua. Hình 1.1 chỉ ra mối liên hệ giữa thương mại (biểu thị bằng tỷ lệ xuất khẩu trên GDP), xu hướng tăng trưởng được phản ánh bởi GDP bình quân đầu người, và giảm nghèo (biểu thị bằng chỉ số khoảng cách nghèo ở mức 1,90USD một ngày) trong giai đoạn dài từ 1992 đến 2017 tại Việt Nam. HÌNH 1.1. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và giảm nghèo (1992-2017) 2.500,00 100,00 2.000,00 80,00 1.500,00 52,9 60,00 1.000,00 38 35,5 40,00 26,5 19,5 500,00 14,8 20,00 4,2 2,8 2,7 2 chỉ số giá cố định năm 2010 (USD) GDP bình quân đầu người đo bằng - - (sức mua tương đương 2011) (%) 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Khoảng cách nghèo ở mức 1,90USD một ngày Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên GDP (%) GDP bình quân đầu người đo bằng chỉ số giá cố định năm 2010 (USD) Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP (%) Lịch sử. (Khoảng cách nghèo ở mức 1,90 USD một ngày (sức mua tương đương 2011) (%)) Nguồn: World Development Indicators (WDI). Trong gần ba thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia mở nhất về thương mại trên thế giới. Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP đã tăng đều đặn từ 34,7% lên hơn 100% trong năm 2017, ngoại trừ sự sụt giảm trong giai đoạn 2009-2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhập khẩu đã tăng cùng với xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế, được đo bằng tỷ lệ thương mại so với GDP, đạt mức 187,52% năm 2018. Thành tựu ngoạn mục này của Việt Nam đạt được phần lớn là nhờ tự do hóa thương mại được củng cố thông qua việc loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan như cam kết của Việt Nam trong một số hiệp định thương mại khu vực, bao gồm hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, Hiệp định Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (US-BTA) năm 2000, tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP) năm 2017. Chương 1 – Hướng tới các chính sách kết nối theo định hướng thương mại 3
  25. Nhờ vào thành quả to lớn của các hoạt động thương mại này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam được đo bằng chỉ số giá cố định trong năm 2010 bằng USD đã tăng từ dưới 500 đô la Mỹ năm 1992 lên hơn 1.800 đô la Mỹ năm 2017, gần gấp bốn lần trong giai đoạn này. Tương tự như vậy, Việt Nam là một ví dụ điển hình về cách mà thương mại có thể góp phần giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm đáng kể trong cùng thời kỳ. Ở ngưỡng nghèo đói là 1,90 đô la Mỹ một ngày, tỷ lệ nghèo tính trên tổng số dân của Việt Nam đã giảm từ gần 52,9% năm 1992 xuống còn 2,0% vào năm 2017. Thương mại Việt Nam phát triển cùng với sự hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng và sự tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, như trình bày trong Hollweg, Smith và Taglioni (2017). Từ năm 1995, Việt Nam đã cho thấy sự hội nhập tốt hơn với tư cách là người mua và người bán trong nhiều chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này được hỗ trợ bởi môi trường kinh doanh hấp dẫn dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy vị thế của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam đã tăng giá trị gia tăng nội địa bình quân hàng năm tới 16,6% trong tổng xuất khẩu trong giai đoạn 1995 – 2011, ngay dưới mức Trung Quốc đã đạt được. Sự hội nhập và nâng cấp này đã tạo ra việc làm tốt hơn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Mặc dù có thành tích đáng kể trong suốt hai thập kỷ rưỡi qua, nhưng thách thức vẫn còn đó. Thứ nhất, các mặt hàng chế tạo có giá trị cao của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước lại thấp. Thứ hai, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng xuất khẩu chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực FDI, là khu vực chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này là hệ quả của các mối liên kết yếu trong chuỗi giá trị và sự tham gia hạn chế của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu quan trọng. Ngoài ra, nó phản ánh sự tăng trưởng năng suất thấp và khả năng cạnh tranh yếu của khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Thứ ba, xuất khẩu của Việt Nam mạnh về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Mặc dù dẫn đầu về số lượng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu, Việt Nam chưa cải thiện được vấn đề chất lượng, và do đó giá bán thấp. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chi phí thương mại của Việt Nam rất cao, cao hơn mức trung bình của ASEAN về chi phí logistics và chi phí tuân thủ các quy định phức tạp tại cửa khẩu và sau khi thông quan theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh (2019). Bốn thách thức này góp phần làm cho sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam yếu đi. Năng lực cạnh tranh thương mại - một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy một nền kinh tế có hiệu quả - có thể được tăng cường theo ba cách, bao gồm: (i) giảm chi phí thương mại liên quan đến các rào cản chính sách đối với thương mại, (ii) cải thiện hiệu quả và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng giao thông và (iii) khả năng tăng cường hội nhập sản xuất trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) như được nêu trong khung chính sách bốn trụ cột về năng lực cạnh tranh thương mại trong báo cáo của Phạm, Mishra, Chong (2013). Báo cáo này xem xét hai trụ cột sau, khuyến nghị các chính sách hỗ trợ năng lực cạnh tranh thương mại bằng cách nâng cao hiệu quả của hạ tầng giao thông với mục tiêu nâng cao khả năng hội nhập của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu2. 2 Báo cáo này không đề cập đến các vấn đề chi phí thương mại, được đề cập trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới, bao gồm báo cáo Phạm và Oh (2018), và báo cáo Phạm, Artuso (2018). 4 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  26. Nghiên cứu kỹ lưỡng về tăng trưởng xuất khẩu từ quan điểm kết nối liên quan đến thương mại có thể thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi đáng kể cả về hàm lượng công nghệ và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Hình 1.2 cho thấy sự thay đổi về cấu trúc theo hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu giai đoạn từ 1997 đến 2017 dựa trên năm phân loại quốc tế về hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu: công nghệ thấp, công nghệ trung bình, công nghệ cao, xuất khẩu sản phẩm thô, và xuất khẩu sản phẩm phụ thuộc vào tài nguyên3. Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm phụ thuộc vào tài nguyên, hàm lượng công nghệ thấp và trung bình không có thay đổi nào đáng kể trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tỷ lệ các sản phẩm thô bao gồm dầu thô và phi dầu (than, đá, cát, sỏi, nhôm, HÌNH 1.2. Thay đổi cấu trúc theo hàm lượng công nghệ trong hàng xuất khẩu (1997-2017) đồng, v.v.) giảm rõ rệt, chủ yếu do giảm xuất khẩu dầu thô và chính sách kiểm soát 100% xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu khoáng sản và nguyên liệu thô. Hơn nữa, đã có sự 80% thay đổi mạnh mẽ từ xuất khẩu nguyên 60% liệu thô và xuất khẩu sản phẩm phụ thuộc 40% vào tài nguyên (nông sản) sang sản phẩm công nghệ cao (điện tử, điện thoại di động, 20% mạch tích hợp, v.v.). Xu hướng này gắn liền 0% với các dự án đầu tư quan trọng của một 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 số công ty đa quốc gia hàng đầu bao gồm Phụ thuộc vào xuất khẩu nguồn tài nguyên Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, v.v., đã Xuất khẩu sản phẩm thô Công nghệ trung bình chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản Công nghệ thấp Công nghệ cao phẩm điện thoại di động và máy tính bảng Nguồn: UNComtrade. để xuất khẩu trên toàn thế giới. HÌNH 1.3. Thay đổi cơ cấu trong tổng giá trị xuất Hình 1.3 cho thấy cơ cấu và tỷ trọng các khẩu theo chuỗi giá trị (1997-2017) sản phẩm xuất khẩu chính (bao gồm mười 80% chuỗi giá trị được lựa chọn trình bày trong chương hai) đã thay đổi theo thời gian. 60% Mặc dù tăng về giá trị tuyệt đối, tỷ trọng 40% xuất khẩu nông sản (thủy sản và hải sản, gạo, rau và trái cây, cà phê) có xu hướng 20% giảm, từ hơn 20% năm 1997 xuống còn trong tổng giá trị xuất khẩu khoảng 10% vào năm 2017. Trong khi đó, Tỷ trọng xuất khẩu từng mặt hàng 0% các sản phẩm xuất khẩu truyền thống khác 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 của các chuỗi giá trị thâm dụng lao động Gỗ Dệt may Gạo Ô tô như dệt may và giày dép vẫn duy trì tỷ Cà phê Da giày Điện tử trọng trong tổng xuất khẩu (khoảng 10% Rau quả Thủy sản Cao su giày dép và khoảng 20% hàng dệt may Nguồn: UNComtrade. trong tổng xuất khẩu). Tổng thị phần của 3 UNComtrade. Chương 1 – Hướng tới các chính sách kết nối theo định hướng thương mại 5
  27. mười chuỗi giá trị được lựa chọn trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng từ 60% lên 75% trong cùng thời kỳ này, khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của các chuỗi sản phẩm này trong nền kinh tế nói chung và trong xuất khẩu nói riêng. Điều đáng chú ý là khu vực vốn đầu tư nước ngoài FDI đóng vai trò quan trọng trong các chuỗi giá trị xuất khẩu này, chiếm 60% tổng xuất khẩu hàng may mặc, 70% tổng xuất khẩu giày dép và 100% xuất khẩu điện thoại. Có hai ý nghĩa quan trọng liên quan đến sự thay đổi cấu trúc này. Thứ nhất, Việt Nam ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, thực hiện các chức năng chủ yếu là lắp ráp với giá trị gia tăng hạn chế và mối liên kết yếu giữa các doanh nghiệp FDI với khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Thứ hai, vì vấn đề xuất khẩu liên quan đến kết nối, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng cần đặt ra trong các ưu tiên hướng tới kết nối và logistics tốt hơn cho việc xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao hơn. Hệ thống giao thông nhằm thúc đẩy xuất khẩu cần xem xét đến sự thay đổi từ các quan điểm về logistics, đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào các loại hình cửa ngõ thương mại thích hợp. Rõ ràng, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để đa dạng hóa và dịch chuyển chuỗi giá trị gia tăng lên tầm cao hơn và hỗ trợ liên kết ngược với các công ty cung ứng đầu vào trong nước. Các chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh nói chung và cải thiện kết nối sẽ cần được điều chỉnh dựa trên chuỗi giá trị theo hướng dịch chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hơn. Cách tiếp cận dựa trên chuỗi giá trị sẽ cho phép xem xét bao quát để thúc đẩy khả năng cạnh tranh thương mại, bao gồm các chính sách tạo thuận lợi cho việc tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với chính sách bảo hộ tài sản, các yếu tố kết nối nội địa hoặc xuyên biên giới là một trong hai nhu cầu cơ bản của khu vực tư nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, và là động lực chính của tăng năng lực cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp dẫn dắt của một chuỗi phải có khả năng vận chuyển các bộ phận, linh kiện một cách nhanh chóng, chính xác với chi phí thấp giữa các địa điểm khác nhau trong mạng lưới sản xuất và cơ sở lắp ráp. Tuy nhiên, nhu cầu logistics khác nhau tùy thuộc vào thành phần xuất khẩu (Hollweg, Smith, Taglioni 2017). Ví dụ, trong chế biến nông sản, logistics là cần thiết để vận chuyển hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn phục vụ xuất khẩu và/ hoặc chế biến trong nước, và năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hạ tầng giao thông trong nước. Trong lĩnh vực may mặc, logistics là cần thiết để giảm thời gian vận chuyển giữa các khâu ráp nối sản phẩm. Trong công nghệ thông tin, nó phụ thuộc vào các đầu vào linh hoạt và số hóa, logistics trong cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm là rất cần thiết. 6 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  28. HÌNH 1.4. Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông so với thương mại bình quân đầu người 6,00 5,00 Đức Hà Lan Luxembourg Nhật Anh Hoa Kỳ Nam Phi 4,00 Thổ Nhĩ Kỳ Ấn Độ Thái Lan Ai Cập Brazil 3,00 Việt Nam Kazakhstan 2,00 Bhutan Iraq Somalia Lào 1,00 Haiti Guinea thương mại và giao thông (Điểm 2016) Chất lượng của kết cấu hạ tầng liên quan đến - 150 1.500 15.000 150.000 Thương mại bình quân đầu người Nguồn: LPI, WDI và tính toán của tác giả. Kết nối hiệu quả là điều cần thiết để phát triển thương mại như trong Hình 1.4 minh họa ở cấp độ toàn cầu về mối tương quan giữa kết nối hiệu quả (được đo bằng chất lượng của cơ sở hạ tầng giao thông4) với phát triển thương mại (được đo bằng thương mại bình quân đầu người). Chỉ số của Việt Nam về chất lượng cơ sở hạ tầng được đo bằng Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) năm 2016 là 2,70, gần bằng mức trung bình của thế giới (2,75) và thấp hơn Đông Á Thái Bình Dương (EAP) bao gồm các nước thu nhập cao (3,02). Tuy nhiên, nó cao hơn mức trung bình của Đông Á Thái Bình Dương không bao gồm những nước thu nhập cao (2,58). Từ bối cảnh toàn cầu này, có thể thấy chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và giao thông của Việt Nam dường như không theo kịp tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của thương mại. Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số kết nối, nhưng Châu Á-Thái Bình Dương là môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và Việt Nam cần nâng cao hiệu quả một cách nhanh chóng và toàn diện (Hollweg, Smith, Taglioni 2017). Tiềm năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam bị hạn chế do thiếu định hướng chính sách nhằm thúc đẩy kết nối định hướng thương mại. Nghiên cứu của báo cáo này này xem xét khía cạnh không gian của sự tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị, với mục tiêu xác định các chuỗi giá trị quan trọng, cũng như các khuyến nghị chính sách có thể hỗ trợ các kết nối nội địa của các chuỗi ngành này với sự cân nhắc về không gian5. 4 Chất lượng kết cấu hạ tầng liên quan đến thương mại là một trong những chỉ số quan trọng được Ngân hàng Thế giới khảo sát theo Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) cho 160 quốc gia. 5 Với phạm vi rộng của các vấn đề được đề cập và các nguồn lực hạn chế, báo cáo này chỉ tập trung vào kết nối nội địa. Ngân hàng Thế giới đã có kế hoạch để thực hiện một nghiên cứu khác về liên kết và kết nối thương mại bên ngoài, bao gồm cả trong ASEAN hoặc trong phạm vi Cam-pu-chia – Lào - Miến-Điện – Việt Nam (CLMV). Chương 1 – Hướng tới các chính sách kết nối theo định hướng thương mại 7
  29. CHƯƠNG 2 Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối các chuỗi giá trị Chương này đề xuất một cách tiếp cận mới về đánh giá khả năng kết nối và cạnh tranh dựa trên chuỗi giá trị, theo đó dữ liệu được thu thập và phân tích về phân bố địa lý của các hoạt động sản xuất và xuất khẩu theo các công đoạn trong các chuỗi giá trị quan trọng có lợi thế so sánh của Việt Nam. 8 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  30. Hiện nay, thông tin thương mại, đặc biệt là về chuỗi giá trị, hiếm khi được sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách về kết nối và đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam. Hiện vẫn còn thiếu các phân tích chuyên sâu về cấu trúc không gian và xu hướng kết nối theo các công đoạn của chuỗi giá trị để xây dựng chính sách về kết nối và đầu tư. Mục tiêu chính của cách tiếp cận này là để xác định các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cho hoạt động đầu tư vào hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh thương mại và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu. HÌNH 2.1. Tổng quan về phương pháp Đánh giá kết nối theo chuỗi giá trị được đề xuất dựa trên cách tiếp cận được sử dụng trong • Chọn chuỗi giá trị có lợi thế so sánh và có nghiên cứu của Phạm, Mishra, Cheong và cộng Lựa chọn hiệu suất cao trong việc đóng góp vào tăng trưởng thương mại, công nghiệp hóa và sự về năng lực cạnh tranh thương mại Việt Nam hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu (2013). Theo cách tiếp cận này, quá trình phân tích bao gồm bốn bước, được tóm tắt trong Hình • Xác định các mối liên kết đầu vào - đầu ra trong nước và cấu trúc hoạt động của các Liên kết 2.1. Cấu trúc phân cấp của chuỗi giá trị được xác chuỗi giá trị được lựa chọn định dựa trên các mối liên kết đầu vào-đầu ra và mật độ tập trung theo không gian của tất cả • Xác định cấu trúc không gian của các chuỗi Cấu trúc giá trị được chọn dựa trên các mối liên kết, các phân khúc được đo bằng trọng số vị trí (LQ) không gian tính chuyên môn hóa theo địa phương và phân tích số liệu thương mại tại cửa khẩu trong chuỗi giá trị đó. Báo cáo này chấp thuận khái niệm cụm ngành sản phẩm chuyên môn • Khuynh hướng kết nối của chuỗi giá trị dựa hóa của địa phương (Porter, Michael E., 2000 Kết nối trên liên kết và cấu trúc không gian, xác định chuỗi hành lang kết nối của các chuỗi giá trị và tuy nhiên chỉ tập trung vào phần sản xuất trong nước của chuỗi giá trị, bao gồm hoạt động của các doanh Nguồn: Một phần thuộc báo cáo của Phạm Minh Đức, Mishra, Cheong et al., 2013 nghiệp và nhà cung cấp, trong số các bên liên quan khác trong cụm sản xuất6. Khuynh hướng kết nối của chuỗi giá trị tuân theo các mối liên kết qua lại của tất cả các phân khúc thuộc chuỗi giá trị với cửa khẩu thương mại quốc tế, dựa trên tổng hợp các sản phẩm và cơ cấu sản xuất trong nước theo định hướng xuất khẩu. Khuynh hướng kết nối chuỗi giá trị là những thông tin quan trọng có thể gợi ý các chính sách liên quan đến đầu tư vào hạ tầng giao thông nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu. 2.1. Chọn chuỗi giá trị chính Bước đầu tiên trong phương pháp nghiên cứu này là xác định và lựa chọn các chuỗi giá trị chính mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh. Bộ ba tiêu chí để xác định chuỗi giá trị chính bao gồm: (i) kết quả hoạt động thương mại cao và tầm quan trọng cao trong nền kinh tế; (ii) lợi thế so sánh cao; (iii) phù hợp với ưu tiên của Chính phủ. Ý tưởng là nếu kết quả hoạt động của các chuỗi giá trị này được cải thiện thì sẽ mang lại cơ hội cho Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và tiếp tục tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. 6 Xem sự khác biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và cụm ngành sản xuất trong Hộp 2.1 dưới đây. Chương 2 – Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối các chuỗi giá trị 9
  31. Kết quả hoạt động thương mại của chuỗi giá trị được đo bằng (i) tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của ngành trên tổng xuất khẩu và nhập khẩu ở toàn quốc và trên toàn cầu, (ii) tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của xuất khẩu và nhập khẩu của ngành, và (iii) và cán cân thương mại ròng của ngành này ở Việt Nam. Ngoài ra, giá trị gia tăng trong nước, được ước tính bởi OECD-WTO trong cơ sở dữ liệu “Thương mại theo giá trị gia tăng” (Trade in value added, TiVA) ( aspx?queryid=75537), cũng được cân nhắc khi xem xét kết quả hoạt động thương mại của chuỗi giá trị. Lợi thế so sánh của sản phẩm chính chuỗi giá trị được đo bằng chỉ số Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA)7 và chỉ số Lafay. Chỉ số RCA cho thấy lợi thế tương đối của một sản phẩm cụ thể của quốc gia được chứng minh bằng luồng thương mại quốc gia so với luồng thương mại quốc tế của sản phẩm đó. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ thị phần xuất khẩu của sản phẩm tại một quốc gia so với thị phần xuất khẩu toàn cầu. Khi chỉ số RCA> 1, quốc gia này có lợi thế so sánh hoặc hoặc RCA <1, quốc gia này không có lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu sản phẩm. Chỉ số Lafay cho thấy lợi thế so sánh của ngành kinh tế đang được xem xét. Nếu chỉ số có giá trị lớn hơn 0, quốc gia được đánh giá có lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới trong việc xuất khẩu các sản phẩm ngành kinh tế được chọn. (Giá trị chỉ số nhỏ hơn 0 cho thấy một quốc gia không có lợi thế so sánh). Vì nó có tính đến xuất khẩu và nhập khẩu, nên nó phù hợp với một số ngành kinh tế định hướng xuất khẩu có mức nhập khẩu cao. Hình 2.2 cho thấy các sản phẩm chính của Việt Nam với kết quả hoạt động thương mại và RCA. HÌNH 2.2. Chuỗi giá trị được lựa chọn dựa trên chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và hiệu suất thương mại 40 87 Xe ngoại trừ phương tiện chạy 85 Thiết bị điện và điện tử trên đường sắt hoặc xe điện 08 Các loại hạt và hạt có thể ăn được; trái cây hoặc dưa 30 16 Các chế phẩm từ thịt, cá hoặc động vật giáp xác 61 Quần áo, phụ kiện quần áo, không dệt kim hoặc móc 20 62 Quần áo và phụ kiện (dệt hoặc móc) 64 Giày, dép 10 09 Cà phê, trà 0 40 Cao su và sản phẩm cao su 94 Đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm -10 73 Sản phẩm bằng sắt hoặc thép 03 Cá và động vật giáp xác khác, động vật thân mềm 10 Ngũ cốc -20 72 Sắt và thép 44 Đồ gỗ và sản phẩm đồ gỗ 27 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng -30 và các sản phẩm chưng cất Tăng trưởng hàng năm của giá trị xuất khẩu, 2011–2016 (%) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA, 2016 Kích cỡ vòng tròn: giá trị xuất khẩu 2016 Nguồn: Trade Map, 2016. 7 Lợi thế so sánh hiện hữu của hàng hóa i tại quốc gia j trong thời gian t được tính toán theo công thức: xij xtj RCA= Xiw Xtw Trong đó xij là giá trị xuất khẩu của hàng hóa i của quốc gia j, xtj: tổng giá trị xuất khẩu quốc gia j, Xiw: giá trị xuất khẩu hàng hóa i trên toàn thế giới, và Xtw: tổng giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới. 10 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  32. Các ưu tiên của Chính phủ được ghi rõ trong Quyết định số 799/QĐ-TOT ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam đến năm 2025, với tầm nhìn đến năm 2035 (Bảng 1.1) và Quyết định số 32/QĐ của Thủ tướng -TTg ngày 13 tháng 1 năm 2015, phê duyệt chương trình tổng thể phát triển và nâng cấp các chuỗi giá trị và cụm kinh tế, được coi là có lợi thế cạnh tranh. BẢNG 2.1. Lĩnh vực ưu tiên đến năm 2025 với tầm nhìn đến năm 2035 Lĩnh vực ưu tiên Đến năm 2025 Tầm nhìn đến 2035 Chế biến nông sản - Thủy sản & chế biến thủy sản - Chế biến gỗ Ngành công nghiệp sản xuất nhẹ - Vật liệu phụ trợ - Thời trang (hàng may mặc và giày dép) - Sản phẩm cao cấp Điện tử & viễn thông - Máy tính - Điện thoại và linh kiện Cơ khí - Máy móc nông nghiệp - Đóng tàu - Kim loại màu Hóa chất - Hóa chất cơ bản - Vật liệu mới - Sản phẩm nhựa và cao su - Dược phẩm- hóa chất - Hóa dầu Năng lượng - Năng lượng mới và năng lượng tái - Năng lượng tái tạo (địa nhiệt, sóng, tạo (gió, mặt trời, sinh học) hạt nhân) Mười bốn chuỗi giá trị, bao gồm dệt may, da giày, điện tử, ô tô, sản phẩm gỗ, gạo, thủy sản, cà phê, cao su, rau và trái cây, xi măng, sắt thép, dầu khí được lựa chọn dựa vào các tiêu chí nêu trên. Chúng tôi chọn ra mười trong số mười bốn chuỗi được lựa chọn (gồm thủy sản, dệt may, da giày, điện tử, sản phẩm gỗ, ô tô, cao su, gạo, cà phê, rau và trái cây) là các chuỗi giá trị nông nghiệp và chế biến chế tạo có chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA cao và thị phần gia tăng trong tổng giá trị xuất khẩu (hơn 70 phần trăm tổng xuất khẩu năm 2017). Lựa chọn này không liên quan đến chính sách ngành theo quan điểm truyền thống. Thay vào đó, sự lựa chọn này chỉ để đảm bảo chắc chắn rằng các ngành được chọn bao trùm các chuỗi giá trị xương sống của nền kinh tế, làm cho kết quả phân tích có thể dựa trên bằng chứng đầy đủ để đề xuất chính sách thực tiễn nhằm thúc đẩy kết nối liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh quan trọng này. Một ví dụ về chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản được phân tích dựa trên phương pháp phân tích bốn bước trong Chương này (được tóm tắt trong hình 2.1). Các phân tích chi tiết cho các chuỗi giá trị lựa chọn được trình bày trong các Phụ lục từ 1 đến 9. 2.2. Xác định các liên kết chuỗi giá trị Bước thứ hai là xác định cấu trúc sản xuất để nghiên cứu các liên kết trong nước của mười chuỗi giá trị được lựa chọn bằng cách phân tích dữ liệu bảng cân đối liên ngành đầu vào-đầu ra (I/O) trong nước. Nghiên cứu giới hạn ở các mối liên kết “sản xuất” trong nước của các chuỗi giá trị được lựa chọn, không bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị, với các liên kết bên ngoài liên quan đến dịch vụ. Các liên kết chuỗi giá trị được xác định theo bốn bước: (i) xác định các ngành cung cấp cấp một (liên kết ngược) bằng cách Chương 2 – Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối các chuỗi giá trị 11
  33. sử dụng dữ liệu từ các bảng cân đối liên ngành đầu vào-đầu ra của Việt Nam năm 2011 và 2016; (ii) lặp giống bước (i) nhiều lần để tính toán các ngành cung cấp cấp hai, cấp ba hoặc thấp hơn; (iii) tạo sơ đồ liên kết chuỗi giá trị; và (iv) tinh chỉnh các mối liên kết và sơ đồ dựa trên quan điểm của chuyên gia và dữ liệu ngành. Bước đầu tiên, xác định các ngành cung cấp cấp một dựa trên chỉ số nguồn cung của ngành, được tính là tỷ lệ của các yếu tố đầu vào từ một ngành cung ứng theo phần trăm của tổng đầu vào trung gian. Chúng tôi xem xét cả đầu vào nhập khẩu và mua trong nước, vì cả hai được kết hợp trong dữ liệu I/O cho các năm 2011 và 2016. Cuối cùng, chúng tôi chỉ xem xét các đầu vào phi dịch vụ và phi vốn. Trong hầu hết các trường hợp, chúng tôi áp dụng ngưỡng chỉ số nguồn cung là 2%, tức là chúng tôi chỉ xem xét các đầu vào phi dịch vụ và phi vốn đại diện cho ít nhất 2% tổng đầu vào. Chỉ số nguồn cung (sourcing intensity - SI) được định nghĩa như sau: đầu vào của hàng hóa i SIs,i = * 100% ( Tổng đầu vào trung gian của hàng hóa i ) Trong đó i là một phân khúc chính của chuỗi giá trị, s là phân khúc cung cấp đầu vào cho phân khúc chính của chuỗi giá trị. Bước thứ hai lặp lại giống như bước đầu tiên cho các lớp liên kết ngược khác nhau. Đó là, xem xét các lĩnh vực cung cấp đầu vào cho các ngành. Vì chỉ số nguồn cung của các ngành cấp thấp hơn có thể khác nhau giữa các chuỗi giá trị, chúng tôi chọn các ngành cung cấp quan trọng nhất dựa trên yêu cầu cụ thể. Chúng tôi tập trung vào những lĩnh vực cung cấp quan trọng đối với chuỗi giá trị. Nói cách khác, khi các lĩnh vực cung cấp cấp một quan trọng nhất được xác định, quy trình này được lặp lại cho các đầu vào quan trọng nhất, tất cả đều được thực hiện cho đến cấp độ nhà cung cấp cấp ba. Bước thứ ba là phát triển một sơ đồ liên kết chuỗi giá trị cho từng lĩnh vực chuỗi giá trị chính cũng như các lĩnh vực cung cấp cấp thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Hình 2.3 cho thấy sơ đồ chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản năm 2016. HÌNH 2.3. Liên kết chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, Bảng I/O 2016 Sản phẩm Thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản chế biến, bảo quản (IO 36) cuối cùng Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng Sản phẩm thuỷ sản khai thác (IO 27) (IO 26) Cấp 1 SI = 47.6% SI = 22.9% Thức ăn gia súc, gia cầm và Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng thuỷ sản (IO 46) (IO 27) Cấp 2 SI = 51.1% SI =33.6% Ngô và sản phẩm cây Sản phẩm xay xát và sản xuất Sản phẩm cây lấy củ lương thực có hạt khác bột (IO 40) có chất bột (IO 3) Cấp 3 (IO 2) SI = 28.1% SI =17.3% SI =13.7% Nguồn: Tác giả. 12 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  34. Hộp 2.1. Phân biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và cụm ngành sản phẩm Điều quan trọng là phải phân biệt các thuật ngữ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, thường được sử dụng thay thế cho nhau, cũng như cụm ngành sản phẩm (cluster). Chuỗi cung ứng chỉ bao gồm các liên kết đầu vào - đầu ra của các hoạt động sản xuất của chuỗi sản phẩm. Chuỗi giá trị bao gồm đầy đủ các hoạt động gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng và các dịch vụ bổ sung bao gồm nghiên cứu và phát triển, thiết kế, tìm nguồn cung ứng, chế biến, marketing, phân phối và hỗ trợ khách hàng. Hình (Hộp 2.1) cho thấy một ví dụ phân biệt chuỗi giá trị may mặc (màu xanh lam) và chuỗi cung ứng (màu xanh lá cây). Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng dựa trên thực tế là chuỗi cung ứng tập trung vào chuyển đổi vật lý và vận chuyển nguyên liệu thô (hoặc đầu vào) đến sản phẩm cuối cùng, trong khi chuỗi giá trị tập trung vào các hoạt động làm tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm ở từng giai đoạn nhưng không nhất thiết phải liên quan đến sản xuất hoặc logistics. HÌNH 1 (Hộp 2.1). Chuỗi giá trị may mặc so với chuỗi cung ứng may mặc THƯỢNG NGUỒN HẠ NGUỒN Các hoạt động Nghiên cứu Thiết kế Sản xuất Logistics Marketing Dịch vụ làm gia tăng và Phát triển giá trị Nguyên liệu thô Dệt Sản phẩm cuối cùng Phân phối và bán hàng Thị trường Thị trường Xơ tự nhiên Sản xuất Sản xuất Phân phối Chuỗi và xơ Thị trường sợi và vải quần áo và Bán hàng cung ứng tổng hợp Thị trường Nhà cung cấp cấp 2 Nhà cung cấp cấp 1 Nguồn: Modified from Staritz and Fredrick (2014) and Fredrick (2010). Cụm ngành sản phẩm (cluster) được mô tả là “sự tập trung hóa theo vùng của các hoạt động kinh tế trong các ngành liên quan được kết nối thông qua các mối liên kết và hiệu ứng lan toả tại địa phương” (Ketels 2017). Định nghĩa này kết hợp giữa yếu tố địa lý và các ngành của hoạt động kinh tế. Cụm thì không giống như các ngành, vì chúng phải được xem xét về vị trí địa lý của hoạt động sản xuất cũng như các nhóm ngành có liên quan thông qua các mối liên kết và sự lan toả. Và cụm cũng có thể được phân biệt với sự tích tụ ngành có xu hướng tập trung vào vị trí địa lý của hoạt động kinh tế, trong khi cụm xem xét về mặt địa lý trong bối cảnh của các ngành liên quan. Trong thực tế, báo cáo này đề cập đến khái niệm cụm chính là cấu trúc không gian của chuỗi cung ứng ngành đối với hoạt động sản xuất trong nước. Chương 2 – Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối các chuỗi giá trị 13
  35. Thông tin từ phân tích đầu vào-đầu ra được tinh chỉnh trong bước thứ tư kết hợp với thông tin bên ngoài từ các bản đồ chuỗi giá trị hoặc cụm ngành hiện có. Điều này cho phép chúng ta tạo các bảng tương ứng với chuỗi giá trị cụ thể, liên kết các ngành trong các bảng đầu vào-đầu ra với các mã ngành thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Vietnam Standard Industrial Classification System - VSIC). Các bảng này là các chuỗi giá trị cụ thể, vì các ngành trong bảng cân đối liên ngành đầu vào-đầu ra có thể tương ứng với nhiều mã VSIC, do đó có phạm vi rộng hơn nhiều hơn so với các mã ngành cấp 5 trong VSIC (138 ngành so với 734 ngành). Do VSIC dựa trên Phân loại ngành kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification - ISIC), việc lựa chọn các ngành của VSIC đã được hỗ trợ bởi các tài liệu đi kèm của Liên hợp quốc (2008) cũng như hiểu biết từ các chuyên gia trong ngành. VSIC rất quan trọng để đảm bảo tham chiếu chính xác cấu trúc chuỗi giá trị và nguồn dữ liệu phân tích đáng tin cậy. Nghiên cứu này sử dụng VSIC 2018 5 ký tự được Tổng cục Thống kê (GSO) phát triển dựa trên Phân loại ngành kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế gồm 4 chữ số (ISIC Rev.4.2006) - xem phụ lục 1.3). Hình 2.4 cho thấy mối liên kết đã được điều chỉnh của các mối liên kết trong chuỗi giá trị thủy sản với các mã VSIC tương ứng của các ngành hàng liên quan trong chuỗi giá trị này. HÌNH 2.4. Liên kết đã được điều chỉnh: chuỗi giá trị thủy sản THU HOẠCH CHẾ BIẾN Đông lạnh Khai thác thuỷ sản biển, nội địa Muối/Hun khói/ (VSIC03110, 03121, 03122) Khô/Đóng hộp Chế biến, bảo quản thuỷ sản (VSIC1020) Nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa (VSIC03210, 03221, 03222) Phân khúc chính Thức ăn chăn nuôi Sản xuất giống thuỷ sản (VSIC10800) (VSIC03230) Ngô và cây lương thực Xay xát và sản xuất bột có hạt Phân khúc gián tiếp (VSIC10612, 10620) (VSIC01120) Nguồn: Tác giả. 14 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  36. Hộp 2.2. Hệ thống ngành kinh tế và hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa Hệ thống hài hòa (Harmonized Commodity Description and Coding System - HS): Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, còn được gọi là Hệ thống hài hòa (HS) của biểu thuế quan là một hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu. Hệ thống này có hiệu lực vào năm 1988, được phát triển và duy trì bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), đây là tổ chức độc lập có trụ sở tại Brussels, Bỉ, với hơn 200 quốc gia thành viên. Hệ thống HS được Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự xuất hiện của các sản phẩm mới và hoặc sự biến mất của một vài sản phẩm hàng hóa đã có trước đây. Phiên bản thứ tư, HS 2007 (là phiên bản sửa đổi đáng kể so với các phiên bản trước), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, và từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, phiên bản thứ năm, HS 2012, có hiệu lực. Trong các ký tự của Mã HS, hai chữ số đầu tiên chỉ Chương HS (HS 2), hai chữ số tiếp là nhóm (HS 4) và hai chữ số thứ ba chỉ định phân nhóm HS (HS 6). Mười chuỗi giá trị được lựa chọn trong báo cáo này sẽ được xác định ở Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam (VISC) hai hoặc bốn chữ số, và các sản phẩm trong các chuối này được chuyển đổi sang Hệ thống Hài hòa (HS2, HS4 và HS6). khi phân tích dữ liệu thương mại của chuỗi giá trị. Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam 2018 (VISC 2018) được phát triển bởi Tổng cục Thống kê (GSO) dựa trên Danh mục Phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế (ISIC) được Ủy ban thống kê Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3 năm 2006 (ISIC) (Phiên bản 4, 4 chữ số) và Khung chung về phân ngành kinh tế của Khu vực ASEAN (ACIC, 3 chữ số). ISIC và các hệ thống phân loại có liên quan khác cung cấp một tập hợp các danh mục hoạt động có thể được sử dụng để thu thập và báo cáo thống kê theo các hoạt động đó. Nó cung cấp khung toàn diện trong đó dữ liệu kinh tế được thu thập và báo cáo theo định dạng được thiết kế cho mục đích phân tích cụ thể, ra quyết định và hoạch định chính sách về kinh tế. Cấu trúc phân loại đại diện cho một định dạng chuẩn để tổ chức thông tin chi tiết về tình trạng của một nền kinh tế theo các nguyên tắc và diễn giải chung. Các hoạt động kinh tế này được phân chia theo cấu trúc bốn cấp của các danh mục loại trừ lẫn nhau, tạo điều kiện cho việc thu thập, trình bày và phân tích dữ liệu ở cấp độ chi tiết theo cách so sánh và chuẩn hóa phù hợp thông lệ quốc tế. Để ISIC phù hợp tại Việt Nam, GSO đã phát triển VSIC 2018 lên tới năm ký tự, được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm năm cấp độ: cấp một bao gồm 21 ngành được mã hóa theo thứ tự chữ cái từ A đến U, cấp hai bao gồm 88 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp một tương ứng, cấp ba bao gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp hai tương ứng, cấp bốn bao gồm 486 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp ba tương ứng và cấp năm bao gồm 734 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng năm số tương ứng. VSIC/ISIC phân loại các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế và được sử dụng chủ yếu cho mục đích thống kê, như phân tích tài khoản quốc gia, điều tra của doanh nghiệp, việc làm và các ngành khác; HS phân loại sản phẩm theo thành phần, hình thức hoặc chức năng của nó, được sử dụng chủ yếu cho các vấn đề liên quan đến thương mại, chẳng hạn như thống kê về xuất nhập khẩu, thuế quan và đàm phán thương mại. Cả VSIC/ISIC và HS đều hữu ích cho mục đích nghiên cứu: khái niệm VSIC/ISIC thường được sử dụng cho nghiên cứu tập trung vào các hoạt động/sản phẩm kinh tế trong nước (như tích tụ công nghiệp, cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong nước), trong khi HS thường được sử dụng để nghiên cứu về các sản phẩm/ hoạt động liên quan đến thương mại (như chuỗi giá trị toàn cầu của các sản phẩm xuất khẩu, năng lực cạnh tranh). Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên Quy định của Chính phủ về Hệ thống ngành Kinh tế ở Việt Nam VSIC. Chương 2 – Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối các chuỗi giá trị 15
  37. 2.3. Xác định cấu trúc không gian của chuỗi giá trị Bước thứ ba là xác định cấu trúc không gian của các chuỗi giá trị đã được xác định từ các kết quả phân tích liên kết đầu vào - đầu ra của chuỗi giá trị trong nước. Nói cách khác, mục đích chính của bước này là xác định phân bố địa lý và sự tập trung ngành sản phẩm của các chuỗi được chọn, bao gồm cả các phân đoạn liên kết ngược của chuỗi giá trị. Có một cách tiếp cận không gian ngành để diễn giải mức độ liên quan đến nhau về công nghệ giữa các ngành (Hausman, Tran, Butos, 2017). Tuy nhiên, cách tiếp cận này không tính đến các mối liên kết ngược và xuôi của các chuỗi cung ứng. Từ góc độ khác, lập bản đồ cụm là bước khởi đầu để phát triển sáng kiến phát triển cụm (Shakya, Mallika, Ngân hàng Thế giới, 2009). Mặc dù cách tiếp cận này đã giới thiệu các công cụ khác nhau để lập bản đồ cụm, bao gồm cả phân tích chuỗi giá trị, nhưng nó không hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện. Phương pháp trong báo cáo này này xác định cấu trúc không gian của chuỗi giá trị theo hai bước: (i) xác định tính chuyên môn hóa địa phương và vị trí của chuỗi giá trị bằng cách tính trọng số vị trí (location quotient - LQ) của tất cả các chuỗi giá trị được chọn và các phân đoạn của chúng; và (ii) lập bản đồ cấu trúc không gian của các chuỗi giá trị chính và các phân đoạn của các chuỗi này. LQ được tính cho từng phân đoạn của chuỗi giá trị được lựa chọn và phản ánh sự tập trung kinh tế của các hoạt động này. Đó là chỉ số thống kê đo lường độ chênh lệch của một loạt các hoạt động kinh tế cụ thể có giá trị trong một khu vực so với nền kinh tế nói chung. Dữ liệu của cuộc điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2016 được sử dụng để tính toán các chuỗi giá trị quan trọng của LQ ở cấp huyện và cấp tỉnh, dựa trên hai thông số: lao động/việc làm và doanh thu/thu nhập. LQ về việc làm được tính là tỉ lệ việc làm của chuỗi giá trị trong tổng lao động của khu vực chia cho tỉ lệ tổng lao động của chuỗi giá trị này với tổng lao động trên quy mô toàn quốc. e i/e LQEmployment= Ei /E LQEmployment là được đo bằng số lao động, ei là tổng số lao động của ngành i tại một địa phương, e là tổng số lao động (của tất cả các ngành) tại một địa phương, Ei là tổng số lao động ngành i của trong cả nước, và E là tổng số lượng lao động của tất cả các ngành trên cả nước. LQ> 1 chỉ ra rằng phân khúc chuỗi giá trị có tỷ lệ việc làm lớn hơn so với tổng số việc làm của chuỗi giá trị trong quy mô quốc gia. LQ 2016> 1 phản ánh mức độ chuyên môn hóa tương đối của tỉnh vào năm 2016. Khi LQ 2016> LQ 2011, nó cho thấy sự thay đổi tích cực về mức độ chuyên môn hóa tương đối của tỉnh được mở rộng ra trong giai đoạn 2011-2016 (và ngược lại). Cấu trúc không gian hoặc bản đồ chuỗi giá trị được xây dựng dựa trên thông số về phân bố địa lý của các phân khúc khác nhau trong chuỗi giá trị này. Lần lượt, sự phân bố vị trí của các phân khúc được xác định bằng cách xem xét chuyên môn hóa địa phương cho các phân khúc tương ứng. Ví dụ, nuôi trồng thủy sản được phân chia thành phân khúc đánh bắt và chế biến thủy sản. Hai phân ngành khác của phân khúc nuôi trồng thủy sản (sản xuất con giống và sản xuất thức ăn) cũng được xem xét kỹ lưỡng. 16 Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
  38. Hình 2.5 minh họa phân bố vị trí của các phân khúc nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản được tiến hành rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, từ số liệu thống kê về các cửa khẩu thương mại quốc tế cho thấy, các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam chủ yếu dành cho tiêu dùng trong nước, trong khi ở miền Nam là để xuất khẩu. HÌNH 2.5. Phân bố vùng của phân khúc nuôi trồng thủy sản Góc phần tư phía trên bên phải: LQ 2016 > 1; Phía trên đường 450: LQ 2016 > LQ 2011 30 Sơn La Hà Tĩnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khánh Hòa Bạc Liêu Sóc Trăng 25 Cà Mau Bến Tre Quảng Ninh 20 Hà Giang Quảng Binh 15 Kiên Giang Lạng Sơn Bình Thuận LQ 2016 10 5 Nghệ An Vĩnh Long 0 Đồng Tháp Phú Yên -5 -5 0 5 10 15 20 25 LQ 2011 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011, 2016 và tính toán của tác giả. Hình 2.6 minh họa chuyên môn hóa của tỉnh trong hoạt động đánh bắt cá. Đánh bắt cá tập trung ở một số tỉnh miền Nam, bao gồm Khánh Hòa, Kiên Giang, Bến Tre. Trong khi tỉnh Khánh Hòa vẫn tiếp tục chuyên về đánh bắt cá (LQ2016> LQ2011), các tỉnh khác như Kiên Giang, Bến Tre và Tiền Giang tính chuyên môn hóa của phân khúc này giảm đi trong giai đoạn 2011-2016. HÌNH 2.6. Phân bố vùng của phân khúc đánh bắt cá Phía trên trục hoành: LQ2016>1; Góc phần tư bên phải: LQ2016>LQ2011 130 Kiên Giang, 108,7 100 70 Bến Tre, 21,7 Tiền Giang, 7,2 Ninh Thuận, 1,0 Cà Mau, 1,1 Hà Tĩnh, 1,7 Khánh Hòa, 10,2 LQ 2016 40 10 -13 -9 -5 -1 3 -20 Thay đổi về LQ giữa năm 2016 - 2011 Kích thước vòng tròn là số lao động năm 2016, Min Ninh Thuận = 65, Max Kiên Giang = 23.700 Nguồn: Enterprise Census 2011 and 2016, và tính toán của tác giả. Chương 2 – Phương pháp tiếp cận mới cho kết nối các chuỗi giá trị 17