Xây dựng mô hình quan hệ giữa cơ quan thuế với đại lý thuế
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình quan hệ giữa cơ quan thuế với đại lý thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_mo_hinh_quan_he_giua_co_quan_thue_voi_dai_ly_thue.pdf
Nội dung text: Xây dựng mô hình quan hệ giữa cơ quan thuế với đại lý thuế
- XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN THUẾ VỚI ĐẠI LÝ THUẾ THE CONSTRUCTION OF THE RELATIONSHIP MODEL BETWEEN TAX AUTHORITIES AND TAX AGENTS ThS. Âu Thị Nguyệt Liên Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế TS. Hồ Thị Thúy Nga Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Đại lý thuế đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế và quản lý thuế của cơ quan thuế và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Vì vậy, việc phát triển và nâng cao hoạt động đại lý thuế là rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Để làm được điều này, cần phải có một hành lang pháp lý và xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và đại lý thuế. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện nay về đại lý thuế mới chỉ đề cập đến khâu tổ chức quản lý đại lý thuế và thành lập đại lý thuế. Vì vậy, việc xây dựng mô hình mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đại lý thuế là đề tài mới, góp phần vào việc xây dựng khung lý luận lẫn thực tiễn. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính – phỏng vấn sâu – để tìm hiểu thực trạng mô hình mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đại lý thuế hiện nay, từ đó đề xuất mô hình mới về mối quan hệ này nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của đại lý thuế. Từ khóa: Đại lý thuế, Cơ quan thuế, Người nộp thuế, Mô hình. Abstract Tax agents play an important role in the policy implementation of tax laws by taxpayers and the tax administration of tax authorities, and they contribute to improving the efficiency of tax administration. Therefore, developing and enhancing the operational efficiency of tax agents is urgently crucial in the current context. To do this, there should be a legal framework and mechanisms for coordination between tax authorities and tax agents. However, prior research on tax agents focused on the organizational management and the establishing of tax agents. Therefore, the construction of the relationship model between tax authorities and tax agents is a significant gap in the literature and this topic contributes to both theory and practical implication. This study used qualitative research methods - in-depth interviews - to understand the current relationship between tax authorities and tax agents in Vietnam, and to propose a new relationship model in order to develop and improve the operational efficiency of tax agents. Key words: Tax agent, Tax office, Taxpayer, Model. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế (NNT) ngày càng phát triển đa dạng, chính sách thuế thay đổi thường xuyên đáp ứng yêu cầu quản lý thuế của cơ quan thuế (CQT). Mô hình Đại lý thuế (ĐLT) 728
- cũng dần được hình thành và phát triển phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 chỉ ra rằng ĐLT tại Việt nam đã thể hiện vai trò lớn như cầu nối giữa NNT và CQT nhằm tuyên truyền hỗ trợ giúp NNT hiểu rõ hơn quy định về thuế, nâng cao tính tuân thủ, lập và lưu trữ hồ sơ chứng từ tốt hơn cho mục đích thuế (Chính Phủ, 2011; Bộ Tài chính, 2014). Bên cạnh đó, CQT luôn xác định ĐLT song hành cùng ngành thuế sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho NNT, tiết kiệm chi phí xã hội cả về thời gian, nguồn lực đối với CQT và NNT, cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế (QLT), giảm nhiều thời gian trong việc kê khai, giảm sai phạm, hiểu rõ chính sách thuế, quyền lợi và nghĩa vụ của NNT. Do vậy, ĐLT đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế của NNT và quản lý thuế của CQT. Đến nay, do yêu cầu cải cách hành chính thuế, xã hội hóa hoạt động hỗ trợ NNT là một yêu cầu cấp bách trong điều kiện số lượng NNT tăng nhanh chóng, đồng thời việc đầu tư thời gian kê khai của NNT còn hạn chế. Sự quan tâm về chính sách pháp luật thuế với sự sửa đổi bổ sung hàng năm đã làm cho NNT tiếp cận mất nhiều thời gian hơn, nên việc tham gia của ĐLT là rất có ý nghĩa. Nhu cầu cung cấp thông tin cho ĐLT từ phía CQT theo hướng tạo một số ưu đãi về mặt thủ tục cho NNT sử dụng dịch vụ ĐLT sẽ làm tăng số lượng NNT tham gia ĐLT đáng kể, từ đó sẽ phát huy năng lực hoạt động của hệ thống ĐLT qua “đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức hàng năm chuyên sâu” hay có thể “tra cứu được các thông tin liên quan đến khách hàng (NNT) của ĐLT như: thông tin về kê khai, nộp thuế, tiến độ xử lý các hồ sơ miễn thuế, hoàn thuế” (Bộ Tài chính, 2014). Do vậy, yêu cầu phát triển ĐLT là rất có ý nghĩa trong quá trình cải cách hành chính thuế, trong đó nhu cầu và nghiên cứu mô hình mối quan hệ giữa CQT và ĐLT với việc xác định trách nhiệm giữa các bên liên quan sẽ dễ dàng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ gắn với nhu cầu của NNT, đáp ứng cao nhu cầu xã hội hóa thông qua các ĐLT. Ngoài tính cấp thiết về mặt thực tiễn đã nêu trên, nghiên cứu này còn có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Hiện nay, đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến xây dựng các chính sách pháp luật thuế và quản lý thuế. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ĐLT mới chỉ đề cập đến khâu tổ chức quản lý ĐLT và thành lập ĐLT. Ví dụ, nghiên cứu của Nguyễn Cẩm Tâm (2012) nghiên cứu về sự phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam, cho rằng dịch vụ thuế tư ở Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển với số lượng chưa đáp ứng yêu cầu, quy mô nhỏ ảnh hưởng đến năng lực tư vấn của các hợp đồng và quy mô lớn, chưa phát huy vai trò nâng cao ý thức tuân thủ, xã hội hóa công tác hỗ trợ NNT. Trong khi đó, Nguyễn Thanh Tú (2013) đánh giá các hạn chế bất cập của pháp luật về ĐLT ở Việt nam về điều kiện tiêu chí đánh giá nhân viên ĐLT. Nghi Thủy (2014) bàn về về lợi ích và vai trò của ĐLT tại Việt nam. Theo kiến thức của chúng tôi, hiện nay chưa có công trình liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ giữa CQT và ĐLT. Vì vậy, đây là đề tài mới, góp phần vào việc xây dựng khung lý luận lẫn thực tiễn. Mục tiêu chính của nghiên cứu là thiết kế mô hình mối quan hệ giữa CQT và ĐLT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ĐLT và tạo thuận lợi cho NNT góp phần cải cách 729
- thủ tục hành chính thuế theo chiến lược của ngành thuế đến năm 2020. Cụ thể, nghiên cứu này gồm có hai mục tiêu chi tiết sau: • Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa CQT và ĐLT hiện nay ở Việt Nam? • Đề xuất mô hình quan hệ giữa CQT và ĐLT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đại lý thuế. 2. Tổng quan về mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đại lý thuế CQT và NNT có mối quan hệ gắn kết được quy định theo Luật Quản lý thuế và Quy trình tuyên truyền hỗ trợ NNT. NNT được CQT cung cấp thông tin liên quan đến đăng ký thuế, chính sách pháp luật về thuế, xác nhận số thuế đã nộp, các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, dịch vụ nộp thuế điện tử, tư vấn thuế, tập huấn, trả lời vướng mắc, tiếp nhận kiến nghị của NNT. ĐLT là một đối tượng nộp thuế theo ủy quyền để thực hiện các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT. ĐLT thay mặt cho NNT thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về thuế của NNT trước pháp luật và CQT. Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết (Kinh tế và Đô Thị, 2015), tại Nhật Bản và Hàn Quốc, NNT không làm việc trực tiếp với CQT mà thông qua các ĐLT, do đó không có tình trạng công chức thuế nhũng nhiễu, gây khó dễ NNT và ĐLT là cầu nối giữa CQT và NNT thông qua tư vấn và hỗ trợ nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của NNT tốt hơn. ĐLT giúp cho NNT giảm thời gian, chi phí, đặc biệt trong trường hợp không có điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, hay khi tự khai báo thuế gặp phải nhiều sai sót, do đó từ khi sử dụng dịch vụ khai báo thuế thì NNT có nhiều thời gian rỗi, việc khai báo chính xác hơn và đúng với quy định của ngành thuế, cũng như nhân viên ĐLT đã tư vấn NNT được hưởng nhiều các ưu đãi về thuế hơn. Do vậy, khi ĐLT tham gia vào mối quan hệ giữa NNT và CQT, khó khăn vướng mắc của NNT trước đây khi chưa có được ĐLT tháo gỡ kịp thời và cải thiện, giảm sai sót, do đó mối quan hệ này được cải thiện từng bước theo thời gian. Khi có sự tham gia của ĐLT sẽ hỗ trợ giảm khó khăn cho NNT, tăng thu ngân sách, giảm tỷ lệ sai sót hồ sơ khai thuế từ đó nâng cao hiệu quả QLT. CQT không bị áp lực trong công tác thanh tra kiểm tra tính tuân thủ của NNT nhiều khi NNT thực hiện thông qua ĐLT có chất lượng, uy tín sẽ giảm thiểu rủi ro về thuế. ĐLT đã tạo sự yên tâm chia sẻ công việc cùng CQT, không gây áp lực trong việc tăng biên chế cho CQT, giảm bớt gánh nặng cho CQT trong việc xử lý các vấn đề phát sinh đối với NNT. Bên cạnh đó, ĐLT cần được CQT các cấp hỗ trợ trong việc cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm thực hiện thủ tục điện tử về thuế; được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế do CQT tổ chức. Đẩy mạnh phát triển hệ thống ĐLT được xem là một trong các giải pháp chính nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế, hỗ trợ NNT thi hành pháp luật thuế được chính xác, thuận tiện, hạn chế vi phạm, giảm thiểu thủ tục hành chính thuế, tiết kiệm chi phí xã hội và chi phí cho NNT. Mặc dù, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về ĐLT đã được ban hành, nhưng NNT cũng chưa biết nhiều về dịch vụ ĐLT. Bên cạnh đó, dù cấp lãnh đạo ngành thuế muốn phát triển dịch vụ ĐLT, nhưng ở cấp thực hiện chưa triển khai phát triển 730
- hình thức dịch vụ này, có tâm lý không muốn NNT khai qua ĐLT như bên thứ 3 tham gia vào mối quan hệ trực tiếp giữa CQT và NNT. Điều cần thiết hiện nay là phải có hành lang pháp lý đủ mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ĐLT. Giảm tiếp xúc trực tiếp giữa NNT và CQT sẽ giảm rủi ro nghề nghiệp cho công chức thuế. Bên cạnh đó, một trong những giải pháp của ngành thuế để thực hiện mục tiêu cắt giảm thời gian khai thuế và nộp thuế là phải phát triển ĐLT (Nghi Thủy, 2014). Vì vậy, việc xây dựng mô hình mối quan hệ giữa CQT và ĐLT sẽ rất có ý nghĩa trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐLT hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, bao gồm phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Mẫu phỏng vấn sâu là 10 nhân viên ĐLT, 20 công chức thuế, 20 kế toán đơn vị chi trả, 10 đối tượng khác hỗ trợ NNT và 100 NNT được khảo sát đại diện 03 vùng gồm Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình; Miền Nam: Tp Hồ Chí Minh, Bến Tre; Miền Trung: Khánh Hòa, Đà Nẵng và TT Huế. Công tác phỏng vấn sâu được thực hiện qua các hình thức: trao đổi trực tiếp, qua điện thoại và tổ chức nhóm thảo luận. Công cụ sử dụng là đề cương phỏng vấn – Phiếu Khảo sát phỏng vấn sâu. Nội dung phỏng vấn sâu phục vụ cho nhóm tác giả phân tích, đánh giá thực trạng và mô hình mối quan hệ giữa CQT và ĐLT hiện nay ở Việt Nam. Thời gian tiến hành phỏng vấn sâu là từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đại lý thuế hiện nay tại Việt Nam ĐLT là tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế – ĐLT là Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với NNT. ĐLT có ít nhất hai (02) nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, thì trở thành đại lý thuế hợp pháp. Quyền lợi của ĐLT được quy định bao gồm được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế; được yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên; được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế; Đại lý thuế được cơ quan thuế các cấp hỗ trợ: Cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm thực hiện thủ tục thuế điện tử; được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế do cơ quan thuế tổ chức. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy thực tế công tác hỗ trợ ĐLT của CQT như trên chưa được thực hiện như theo các văn bản pháp luật. Đa số kết quả phỏng vấn từ các nhân viên tại ĐLT cho rằng chưa có chính sách hoặc quy định ràng buộc mối quan hệ giữa CQT và ĐLT, đặc biệt là CQT vẫn đối xử ĐLT giống như NNT khi chưa có những chính sách riêng biệt cho ĐLT. 731
- Giám đốc một đại lý thuế cho biết “ĐLT chưa nhận được sự hỗ trợ của cơ quan thuế với tư cách là ĐLT, cơ quan thuế cung cấp thông tin cho ĐLT chỉ với tư cách là NNT. Do đó hoạt động của ĐLT vẫn còn nhiều hạn chế”. (Phỏng vấn sâu). Tương tự, các chuyên gia tại một ĐLT khác cho rằng: “Chính sách về ĐLT chưa tạo ra tính khác biệt giữa NNT khi làm việc thông qua ĐLT và không thông qua ĐLT, do đó NNT vẫn chưa quan tâm đến việc sử dụng ĐLT”. (Phỏng vấn sâu). Một số ý kiến khác lại tập trung vào hệ thống thông tin mà CQT cung cấp cho ĐLT. Giám đốc tại một ĐLT cho rằng “Phần mềm hỗ trợ chưa hỗ trợ lưu thông tin tự động cũng như chưa hỗ trợ cho ĐLT khi khai thuế cho hàng trăm đơn vị nên mất nhiều thời gian trong việc nhập dữ liệu, do đó nhiều khi kê khai qua ĐLT lại phức tạp hơn kê khai riêng lẻ theo từng đơn vị”. (Phỏng vấn sâu) Đồng thời, một số nhân viên đại lý thuế cũng cho biết “Phần mềm hỗ trợ cho ĐLT, ưu đãi về mặt thời gian trong việc kê khai thuế, kênh thông tin hỗ trợ kê khai nộp thuế riêng cho ĐLT chưa có”. (Phỏng vấn sâu) Trong khi đó, các cán bộ CQT cho rằng “ĐLT chưa mạnh dạn đầu tư chiếm lĩnh thị trường. Do đó, thực tế mối quan hệ giữa CQT và ĐLT hiện nay chưa gắn kết, cần có hành lang pháp lý để hỗ trợ phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của các ĐLT”. (Phỏng vấn sâu). Ngoài ra còn có nhiều ý kiến về việc quy định trách nhiệm pháp lý của ĐLT trong mối quan hệ với CQT và NNT, dẫn đến ĐLT chưa phát triển được. Qua phỏng vấn sâu một giám đốc của một ĐLT đã hoạt động 10 năm làm dịch vụ kế toán với số khách hàng lên đến hàng ngàn cho biết “mặc dù có số lượng khách hàng rất lớn nhưng chỉ có hơn 100 NNT tham gia dịch vụ khai báo thuế và hầu hết là những doanh nghiệp (DN) nhỏ. Qua tìm hiểu mô hình ĐLT chậm phát triển là do khi quy định ĐLT khai báo thuế qua dịch vụ, đại lý phải chịu trách nhiệm thay cho DN về tính pháp lý”. (Phỏng vấn sâu). Ngoài ra khách hàng tham gia dịch vụ này có thể xuất phát từ việc thiếu khung pháp lý hoàn thiện để NNT tin tưởng. Theo quy định hiện tại, ĐLT được thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục hành chính thuế khác thay NNT theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết. Tuy nhiên, từ kết quả phỏng vấn một số NNT cho thấy quy định hiện tại không nói cụ thể về việc cho phép ĐLT có thể tư vấn thuế, đại diện cho NNT giải trình với cơ quan thuế hay đại diện để tham gia trong quá trình tranh tụng, tâm lý doanh nghiệp ngại cơ quan thuế không chấp nhận nếu hợp đồng ĐLT thực hiện những công việc trên. 4.2. Mô hình mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đại lý thuế hiện nay ở Việt Nam Từ phân tích các tài liệu có liên quan và kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm với ĐLT, công chức thuế và cơ quan hỗ trợ NNT, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ giữa CQT và ĐLT được thể hiện như hình 1 như sau. 732
- CQT ĐLT hoặc Hỗ trợ thông tin NNT Hoàn thành nghĩa vụ thuế Kê khai, nộp hồ sơ, nộp thuế Hình 1. Mô hình cơ quan thuế hỗ trợ người nộp thuế thông qua đại lý thuế hiện tại Quá trình lưu chuyển được thực hiện theo 5 bước như sau: Bước 1: Chính sách thuế, thông tin liên quan về thuế của NNT phải được CQT tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin một cách tích cực đến ĐLT và NNT. Bước 2: NNT khuyến nghị hợp đồng ĐLT để hoàn thành thủ tục quyết toán thuế. Bước 3: ĐLT dựa vào thông tin NNT cung cấp hoặc các chính sách thuế và thông tin liên quan. Bước 4: ĐLT thực hiện kê khai thuế, nộp hồ sơ thuế, nộp thuế thay cho NNT. Bước 5: Gửi hồ sơ thuế đến CQT - hoàn thành nghĩa vụ khai thuế. Mô hình hiện tại có 2 mối quan hệ như sau: • Quan hệ giữa NNT với CQT: NNT tiếp nhận thông tin và thực hiện nghĩa vụ thuế trực tiếp với CQT. • Quan hệ giữa NNT với ĐLT và ĐLT với CQT: Mối quan hệ giữa NNT và CQT được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là ĐLT để tiếp nhận thông tin và thực hiện nghĩa vụ thuế. Đánh giá về mô hình mối quan hệ giữa CQT và ĐLT hiện tại: • Thuận lợi: thông tin của CQT – NNT được trao đổi trực tiếp qua khâu trung gian là ĐLT nên nhanh chóng kịp thời góp phần tạo thuận lợi cho NNT. Đây là mô hình rất cần thiết và phù hợp với xu hướng dịch vụ theo cơ chế thị trường nhằm tiếp nhận trao đổi thông tin được thường xuyên và đầy đủ giữa NNT và CQT. Ở mô hình này việc cung cấp thông tin có sự thay đổi khi có ĐLT tham gia vào quy trình với xu hướng giảm nhẹ quan hệ giữa NNT với CQT • Hạn chế: mô hình bộc lộ hạn chế khi chưa có quy trình cung cấp thông tin riêng cho ĐLT với tư cách là ĐLT, nên có nhiều thủ tục ĐLT chưa được ưu tiên hơn so với NNT và còn gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ kê khai để làm thủ tục về thuế cho NNT, ĐLT vẫn còn gặp nhiều lung túng trong việc phát triển, kết nối với CQT. Thực tế phát sinh để ĐLT thực thi trách nhiệm và quyền lợi xã hội hóa trong công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT cần thiết phải có nhiều mối quan hệ đan xen hỗ trợ ĐLT và CQT cần phải được bổ sung và nhận diện. 733
- 5. Đề xuất mô hình mới về mối quan hệ giữa cơ quan thuế đối với đại lý thuế Theo khảo sát, ngoài kênh thông tin của ĐLT và CQT, kênh thông tin từ “Cơ quan đại diện của CQT” cũng là kênh được NNT và người hỗ trợ đánh giá mức cao với điểm trung bình 4,07 và 4,08. Mô hình cơ quan đại diện ở đây có thể là một cơ quan được CQT ủy quyền trong việc cung cấp thông tin cho NNT và ĐLT ngoài các trụ sở CQT các cấp. Khi thành lập mô hình Cơ quan đại diện CQT cần phải có quy chế, nội quy, phạm vi, đối tượng và nội dung phù hợp. Do đây là cơ quan đại diện được đặt tại các vị trí thuận lợi cho NNT và ĐLT nên nguồn thông tin có thể mang tính cơ bản, phổ quát mang tính tổng quan hơn là đi vào nội dung chi tiết cụ thể. Mô hình này cần phát triển nhân rộng thêm. Bên cạnh đó, Hội tư vấn thuế Việt Nam được thành lập vào tháng 8/2008 đã dần khẳng định vị trí vai trò của một hội nghề nghiệp với nhiều chức năng liên quan đến thuế bao gồm đại lý thuế. Từ khi thành lập đến nay, Hội Tư vấn thuế Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh là cầu nối giữa NNT và CQT với sự kết nối những người làm dịch vụ tư vấn thuế, kê khai thuế, chịu trách nhiệm giám sát chất lượng hội viên đại lý thuế cũng như hỗ trợ CQT tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, quản lý hoạt động đại lý thuế. Hội tư vấn thuế cũng là tổ chức đại diện cho ĐLT. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến chỉ đạo quản lý điều hành ĐLT cũng là các đơn vị tham gia vào mối liên kết vệ tinh của CQT để kết nối cung cấp thông tin với ĐLT. Các đơn vị này bao gồm các phòng ban chức năng cấp huyện, các sở, ban ngành cấp tỉnh. Chúng tôi nhận thấy tất cả các nguồn tư vấn thuế đều có vai trò quan trọng và cần phải được phát triển. Đối với nguồn cung cấp thông tin và tư vấn của ĐLT còn thấp so với những kênh cung cấp thông tin của CQT, nên đề xuất việc liên kết chặt chẽ nguồn cung cấp thông tin và tư vấn thuế giữa CQT và ĐLT cần được quan tâm từ hai phía để hỗ trợ ĐLT phát triển đáp ứng nhu cầu của NNT. Mô hình vệ tinh của CQT tạo mối quan hệ chặt chẽ bền vững giữa các tổ chức và cá nhân NNT liên quan. Mô hình mới được phát triển dựa trên mô hình hiện tại (Hình 3.3) thực hiện bổ sung thêm mô hình vệ tinh thực thể để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ ĐLT trong tương lai. Do đó, mô hình mới bao gồm 03 mối quan hệ thực thể giữa NNT-CQT; giữa NNT-ĐLT-CQT và giữa NNT-CQCT- CQT của mô hình hiện tại và 03 mô hình mối quan hệ thực thể bổ sung bao gồm mối quan hệ giữa CQT- Cơ quan đại diện CQT-ĐLT- NNT ; CQT- CQ đại diện ĐLT-ĐLT- NNT; CQT- CQ tổ chức khác - ĐLT-ĐLT- NNT (Hình 3.4). Các mô hình vệ tinh ĐLT cần gắn kết là CQCT, kế toán CQCT, Tổ chức trung gian, cá nhân trung gian với tư cách hỗ trợ NNT như ĐLT nhưng chưa phải là ĐLT chính thức. Khi đó ĐLT là đơn vị rà soát, kiểm tra, đánh giá lại trước khi lập thủ tục kê khai thuế hoàn tất. Thông qua mô hình vệ tinh của ĐLT, chúng tôi đề xuất xây dựng hành lang pháp lý về một số điều kiện thành lập ĐLT vệ tinh theo hướng đơn giản và thuận lợi để dễ dàng triển khai như mô hình vệ tinh sẽ được tổ chức đăng ký, đào tạo và thi chứng chỉ quyết toán và hoàn thuế TNCN theo từng năm và có hiệu lực cho kỳ quyết toán của năm đó. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tổ chức và giám sát ĐLT theo lộ trình thời gian gắn với rà soát chất lượng ĐLT đáp ứng yêu cầu của NNT và sự thay đổi chính sách thuế TNCN. 734
- Mô hình đề xuất được chia làm hai mô hình nhỏ, trong đó mô hình thứ nhất mô tả mối quan hệ giữa cơ quan thuế với đại lý thuế và các vệ tinh. Mô hình thứ hai mô tả mối quan hệ giữu đại lý thuế với cơ quan thuế và các vệ tinh. 5.1. Mô hình mối quan hệ của cơ quan thuế với vệ tinh và đại lý thuế Mô hình mối quan hệ này được thể hiện ở hình 2. Trong mô hình, cơ quan đại diện ở đây có thể là một cơ quan được CQT ủy quyền trong việc cung cấp thông tin cho NNT và ĐLT ngoài các trụ sở CQT các cấp. Khi thành lập mô hình Cơ quan đại diện CQT cần phải có quy chế, nội quy, phạm vi, đối tượng và nội dung phù hợp. Do đây là cơ quan đại diện được đặt tại các vị trí thuận lợi cho NNT và ĐLT nên nguồn thông tin có thể mang tính cơ bản, phổ quát mang tính tổng quan hơn là đi vào nội dung chi tiết cụ thể. Do đó, mô hình này cần phát triển nhân rộng thêm. Bên cạnh đó, Hội tư vấn thuế Việt Nam được thành lập vào tháng 8/2008 đã dần khẳng định vị trí vai trò của một hội nghề nghiệp với nhiều chức năng liên quan đến thuế bao gồm đại lý thuế. Từ khi thành lập đến nay, Hội Tư vấn thuế Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh là cầu nối giữa NNT và CQT với sự kết nối những người làm dịch vụ tư vấn thuế, kê khai thuế, chịu trách nhiệm giám sát chất lượng hội viên đại lý thuế cũng như hỗ trợ CQT tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, quản lý hoạt động đại lý thuế. Hội tư vấn thuế cũng là tổ chức đại diện cho ĐLT. 0Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến chỉ đạo quản lý điều hành ĐLT cũng là các đơn vị tham gia vào mối liên kết vệ tinh của CQT để kết nối cung cấp thông tin với ĐLT. Các đơn vị này bao gồm các phòng ban chức năng cấp huyện, các sở, ban ngành cấp tỉnh. Các cơ quan, tổ chức khác CQ đại diện ĐLT Cơ quan thuế Đại lý thuế CQ đại diện CQT Hình 2. Mô hình mối quan hệ của cơ quan thuế với vệ tinh và đại lý thuế Đối với nguồn cung cấp thông tin và tư vấn của ĐLT còn thấp so với những kênh cung cấp thông tin của CQT, nên đề xuất việc liên kết chặt chẽ nguồn cung cấp thông tin và tư vấn thuế giữa CQT và ĐLT cần được quan tâm từ hai phía để hỗ trợ ĐLT phát triển đáp ứng nhu cầu của NNT. Mô hình vệ tinh của CQT tạo mối quan hệ chặt chẽ bền vững 735
- giữa các tổ chức và cá nhân NNT liên quan. Mô hình mới được phát triển dựa trên mô hình hiện tại đang thực hiện ở Việt Nam (Hình 1) thực hiện bổ sung thêm mô hình vệ tinh thực thể để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ ĐLT trong tương lai. Do đó, mô hình mới bao gồm 02 mối quan hệ thực thể giữa NNT-CQT và giữa NNT-ĐLT-CQT của mô hình hiện tại và 03 mô hình mối quan hệ thực thể bổ sung bao gồm mối quan hệ giữa CQT- Cơ quan đại diện CQT-ĐLT- NNT; CQT- CQ đại diện ĐLT-ĐLT- NNT; CQT- CQ tổ chức khác - ĐLT-ĐLT- NNT (Hình 2). So với mô hình hiện tại, mô hình vệ tinh của CQT (hình 2) khi cung cấp thông tin cho ĐLT cần bổ sung 3 mô hình thực thế: • Mối quan hệ CQT với Cơ quan đại diện CQT, Cơ quan đại diện CQT với ĐLT và ĐLT với NNT: Mô hình cơ quan đại diện CQT đại CQT để cung cấp thông tin cho ĐLT và NNT. Cơ quan đại diện CQT là hình thức trung tâm dịch vụ công được thiết kế ở các địa điểm công cộng thuận lợi cho việc cung cấp thông tin đến các đối tượng có liên quan trong đó có ĐLT. Mô hình này hỗ trợ cung cấp thông tin nhanh, thông tin cơ bản tuyên truyền chính sách thuế đến NNT và ĐLT hơn là giải quyết sự vụ liên quan. • Mối quan hệ giữa CQT với Cơ quan đại diện ĐLT, Cơ quan đại diện ĐLT với ĐLT và ĐLT với NNT: Cơ quan đại diện ĐLT được đề cập ở đây là Hội tư vấn thuế Việt Nam hay các tổ chức cơ quan có chức năng đại diện cho ĐLT. Mô hình ĐLT thực hiện tiếp cận thông tin từ CQT thông qua Hội tư vấn thuế để hỗ trợ NNT và ĐLT. Hội tư vấn thuế là cơ quan giám sát và bảo vệ quyền lợi của ĐLT. Mô hình này hỗ trợ từ phía ĐLT đến CQT với nhu cầu cung cấp thông tin giải quyết các vướng mắc, bất cập chuyển thông tin đến CQT để có hướng tháo gỡ kịp thời. • Mối quan hệ giữa CQT với Cơ quan tổ chức khác, Cơ quan tô chức khác với ĐLT và ĐLT với NNT: Cơ quan tổ chức khác có liên quan đến ĐLT và CQT. Mô hình ĐLT thực hiện tiếp cận thông tin từ CQT thông qua Cơ quan tổ chức khác để hỗ trợ NNT và ĐLT. Cơ quan tổ chức khác là cơ quan hỗ trợ, phối hợp tạo điều kiện cho hoạt động của CQT và ĐLT thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của các bên và giám sát và bảo vệ quyền lợi của NNT. Mô hình này hỗ trợ từ phía các Cơ quan tổ chức khác đến các bên bao gồm ĐLT và CQT với nhu cầu cung cấp thông tin giải quyết các vướng mắc, bất cập chuyển thông tin đến CQT để có hướng tháo gỡ kịp thời. 5.2. Mô hình mối quan hệ của đại lý thuế với vệ tinh và cơ quan thuế Để tổ chức tốt hoạt động của ĐLT trong giai đoạn hiện nay, sau khi phân tích những sự hỗ trợ cho NNT cũng như dựa vào nguồn cung cấp thông tin, chúng ta thấy ĐLT cần phát triển các vệ tinh như hình 3. Thông qua đó hình thành nên mối quan hệ bền vững giữa các tổ chức và cá nhân NNT liên quan. Mô hình mới được phát triển dựa trên mô hình hiện tại (Hình 1) thực hiện bổ sung thêm mô hình vệ tinh thực thể để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ ĐLT trong tương lai. Do đó, mô hình mới bao gồm 02 mối quan hệ thực thể giữa NNT-CQT và giữa NNT-ĐLT-CQT của mô hình hiện tại và 03 mô hình mối quan hệ thực thể bổ sung bao gồm mối quan hệ giữa NNT- Kế toán đơn vị-ĐLT-CQT; giữa NNT- 736
- Tổ chức cá nhân trung gian-ĐLT-CQT và giữa NNT-Tổ chức pháp luật liên quan-ĐLT- CQT. Tổ chức pháp luật liên quan Cơ quan thuế Đ ại lý thu ế Tổ chức, cá nhân trung gian Kế toán đơn vị Hình 3. Mô hình mới mối quan hệ của đại lý thuế với vệ tinh và cơ quan thuế Ở mô hình 3, có thể chia thành ba nhóm mối quan hệ như sau: • Mối quan hệ NNT với Kế toán đơn vị, Kế toán đơn vị với ĐLT và ĐLT với CQT: Mô hình dành cho NNT tự kê khai, lập thủ tục về thuế với CQT thực hiện tiếp nhận thông tin và thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua kế toán đơn vị. Mô hình này áp dụng cho những NNT có phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh định kỳ hoặc đột xuất hoặc có tính phức tạp liên quan đến nhiều văn bản pháp chính sách thuế khác nhau theo từng thời kỳ. Kế toán đơn vị là người có thể hiểu và nắm rõ tính chất, nội dung nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD để hỗ trợ NNT thực hiện tốt chính sách thuế. • Mối quan hệ giữa NNT với Tổ chức pháp luật liên quan, Tổ chức pháp luật liên quan và ĐLT với CQT: Mô hình dành cho NNT tự kê khai, lập thủ tục về thuế với CQT thực hiện tiếp nhận thông tin và thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua các Tổ chức pháp luật có liên quan như Cơ quan đại diện của cơ quan thuế, Hội doanh nghiệp, Trung tâm hỗ trợ pháp lý, Phòng đăng ký kinh doanh hay Văn phòng Luật sư. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tổ chức pháp luật có liên quan có là những đơn vị trung gian hỗ trợ pháp lý có mối quan hệ thường xuyên với NNT. Trao đổi qua kênh thông tin này nhằm tạo quan hệ kết nối hiệu quả với NNT, đặc biệt đối với mô hình NNT khởi nghiệp hay có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, do đó mối quan hệ với các vệ tinh này hỗ trợ ĐLT tìm kiếm khách hàng, nâng cao năng lực pháp lý của ĐLT. • Mối quan hệ giữa NNT với Tổ chức, cá nhân trung gian, Tổ chức, cá nhân trung gian với ĐLT và ĐLT với CQT: Mô hình dành cho NNT tự kê khai, lập thủ tục về thuế với CQT thực hiện tiếp nhận thông tin và thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua cá nhân trung gian. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tổ chức cá 737
- nhân thành viên chính thức, liên kết của Hội tư vấn thuế Việt nam, Tổ chức tư vấn thuế, Tổ chức ĐLT, hay cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiểm toán, cá nhân có kiến thức về thuế, có chứng chỉ hành nghề về thuế hay thậm chí là cá nhân là bạn bè, người thân cũng là ĐLT không chuyên thực hiện tư vấn cho NNT trong việc thực hiện chính sách thuế TNCN ở hầu hết các khâu trừ việc ký trên hồ sơ thuế với tư cách là ĐLT chính thức, do đó ĐLT cần gắn kết mối quan hệ với các vệ tinh để phát triển dịch vụ toàn diện, tăng số lượng khách hàng và doanh thu của đơn vị hiệu quả. Mô hình được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động ĐLT hiện nay. Bên cạnh đó, mô hình xây dựng còn được dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu mô hình tương lai của mối quan hệ CQT – ĐLT – NNT, một số ý kiến cho rằng cần có các cơ quan trung gian tạo nên những mạng lưới vệ tinh hợp tác hiệu quả trong mối quan hệ CQT – ĐLT – NNT như cơ quan đại diện cơ quan thuế được CQT ủy quyền trong việc cung cấp thông tin cho NNT và ĐLT, hay Hội tư vấn thuế Việt Nam, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến chỉ đạo quản lý điều hành ĐLT để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ ĐLT trong tương lai. Mô hình mới dựa trên mối quan hệ sẵn có của mối quan hệ CQT – ĐLT – NNT để nhân rộng phải triển tạo nên mạng lưới hỗ trợ hiệu quả thông qua các mối quan hệ vệ tình của ĐLT và vệ tinh của CQT. Một số cơ quan mới được hình thành, tuy nhiên các mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận chức năng sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, góp phần nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức khác. Điều đó góp phần thực hiện đúng định hướng của Chính phủ về về xã hội hóa công tác TTHT NNT. Đó là một số tính ưu việt được khẳng định bởi mô hình mới vừa đề xuất. Các mô hình vệ tinh ĐLT cần gắn kết là Tổ chức pháp luật liên quan, kế toán đơn vị, Tổ chức trung gian, cá nhân trung gian với tư cách hỗ trợ NNT như ĐLT hay 1 phần công việc của ĐLT nhưng chưa phải là ĐLT chính thức. Khi đó ĐLT là đơn vị rà soát, kiểm tra, đánh giá lại trước khi lập thủ tục kê khai thuế hoàn tất hoặc sử dụng vệ tinh như các kênh hỗ trợ phát triển dịch vụ ĐLT. Thông qua mô hình vệ tinh của ĐLT, chúng tôi đề xuất xây dựng hành lang pháp lý về một số điều kiện thành lập ĐLT vệ tinh theo hướng đơn giản và thuận lợi để dễ dàng triển khai như mô hình vệ tinh sẽ được tổ chức đăng ký, đào tạo và thi chứng chỉ quyết toán và hoàn thuế theo từng năm và có hiệu lực cho kỳ quyết toán của năm đó hay các văn bản phối hợp liên ngành, Liên Bộ để tạo thuận lợi cho ĐLT phát triển. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tổ chức và giám sát ĐLT theo lộ trình thời gian gắn với rà soát chất lượng ĐLT đáp ứng yêu cầu của NNT. 738
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài Chính, 2014, Quyết định số 420/QĐ-BTC ngày 3/3/2014 của Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống Đại lý Thuế đến năm 2020. Chính Phủ, 2011, Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Nghi Thủy, 2014, Phát triển hệ thống đại lý thuế ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính. Nguyễn Cẩm Tâm, 2012, Phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính. Nguyễn Thanh Tú, 2013, Một số bất cập trong quy định về đại lý thuế tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 6-2013. 739