Xu hướng fintech toàn cầu & giải pháp đào tạo nhân lực ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 2130
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng fintech toàn cầu & giải pháp đào tạo nhân lực ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxu_huong_fintech_toan_cau_giai_phap_dao_tao_nhan_luc_nganh_t.pdf

Nội dung text: Xu hướng fintech toàn cầu & giải pháp đào tạo nhân lực ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age – Oct. 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0052 XU HƯỚNG FINTECH TOÀN CẦU & GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Lê Nguyễn Quỳnh Phương1, Lê Ngọc Anh2 1Khoa Tài chính Ngân hàng - Đại học Văn Lang 2 Khoa Kế toán Kiểm toán - Đại học Văn Lang lenguyenquynhphuong@vanlanguni.edu.vn, lengocanh@vanlanguni.edu.vn TÓM TẮT: Công nghệ tài chính - Fintech đang làm thay đổi tích cực thị trường tài chính thế giới, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bài nghiên cứu đánh giá xu hướng phát triển của Fintech toàn cầu thông qua phân tích thực trạng, triển vọng và nhân lực, những thách thức và cơ hội mà Fintech mang lại cho nền kinh tế. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo nhân lực ngành Tài chính Ngân hàng để đáp ứng với xu thế phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam. Từ khóa: Fintech, cách mạng công nghệ 4.0, thực trạng, triển vọng, nhân lực. I. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA FINTECH TOÀN CẦU A. Fintech và lĩnh vực hoạt động hiện nay Fintech – Công nghệ tài chính là sự kết hợp giữa Finance (tài chính, tiền tệ) và Technology (công nghệ). Cụ thể đây là các ứng dụng mới, quy trình, sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ tài chính bổ sung và được cung cấp như là một quá trình kết thúc thông qua Internet. [Sanicola, Lenny (13 tháng 2 năm 2017). “What is FinTech?”. Huffington Post.] Fintech có khởi nguồn sâu xa từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi mà sự xói mòn lòng tin vào hệ thống tài chính, sự giận dữ của công chúng đối với hệ thống ngân hàng chính là mầm mống cho các tư tưởng cách tân tài chính. Khi đó, cộng đồng cư dân kỹ thuật số đã vào giai đoạn trưởng thành để trở thành khách hàng tiềm năng và có sở thích hướng đến sử dụng dịch vụ di động hơn. Trong bối cảnh tiềm năng này, các nhà cung cấp dịch vụ Fintech đã nhảy vào, cung cấp những dịch vụ mới mẻ, tin cậy, minh bạch và ứng dụng công nghệ cao: các cá nhân có thể kiểm soát tiền của chính mình dễ dàng hơn, cho vay ngang hàng mở rộng khả năng tài trợ, giúp vay tiền dễ dàng, nhanh chóng. Hiện nay ngoài các lĩnh vực tham gia cùng với các định chế tài chính truyền thống, Fintech còn tham gia vào công nghệ bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản và BigData như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management), Có thể nói Fintech đã hiện diện và hoạt động bao quát ở bốn lĩnh vực sau: Hình 1. Bốn lĩnh vực (Nguồn: KPMG.com)
  2. 2 XU HƯỚNG FINTECH TOÀN CẦU & GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM B. Thực trạng hoạt động Fintech toàn cầu và Fintech Việt Nam Theo số liệu của báo cáo xếp hạng Fintech toàn cầu trong 2019, hiện nay có 101 trung tâm Fintech thuộc khu vực châu Mỹ, 78 trung tâm Fintech thuộc khu vực châu Âu, 38 trung tâm Fintech thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, 12 trung tâm Fintech thuộc khu vực châu Phi và 9 trung tâm Fintech thuộc khu vực Trung Đông. Cũng theo bảng xếp hạng này cho thấy trong 10 quốc gia hàng đầu có công nghệ tài chính Fintech phát triển thì có 2 quốc gia thuộc châu Mỹ là Hoa Kỳ và Canada, 6 quốc gia châu Âu gồm Anh, Litva, E-xtô-ni-a, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan và 2 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương là Singapore và Úc. Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia đứng đầu về việc phát triển Fintech ở các lĩnh vực như thanh toán, Fintech B2B và bảo mật. Với quy mô dân số 329 triệu dân, tại đây có 22 thành phố Fintech nằm trong top 100 của thế giới với tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2019 là 9,4 tỷ USD và tốc độ wifi của quốc gia này đứng hàng thứ 20 của thế giới. Điểm nổi bật trong top 10 quốc gia phát triển Fintech cho thấy tốc độ wifi của họ đứng trong hàng top 20 của thế giới, ngoại trừ Hà Lan và Úc. Hình 2. Top 10 quốc gia (Nguồn: Findexable.com) Khu vực Fintech châu Mỹ: được biết đến với nhiều trung tâm Fintech năng động, trong đó Hoa Kỳ, quốc gia đứng đầu thế giới về Fintech, tiếp tục là quốc gia có thị trường lớn nhất cho hoạt động này. Có thể nói thị trường Fintech tại Hoa Kỳ riêng biệt với nhiều quy định phức tạp, đa cấp độ: Lĩnh vực ngân hàng được điều tiết ở cả mức độ bang và liên bang. Tùy thuộc vào loại đặc quyền mà tổ chức tài chính có được, tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức, ngân hàng đó sẽ chịu nhiều quy định của bang và liên bang. Cấu trúc luật này khiến hoạt động của các công ty Fintech trở nên phức tạp. Do đó, sẽ dễ dàng hơn khi mở các văn phòng quốc tế ở các quốc gia khác và phục vụ khách hàng địa phương trong khuôn khổ luật pháp tại đó. Khu vực Fintech châu Âu: phát triển đa dạng và điểm mạnh của khu vực này thể hiện ở việc cam kết thực hiện phối hợp quy tắc, điều lệ hoạt động Fintech. Chỉ đứng sau Hoa Kỳ về số lượng trung tâm thông tin là 78 cụm nhưng tại đây số vốn đầu tư mạo hiểm cho các lĩnh vực khác đang chiếm 20 %. Một tỷ lệ đang cao hơn tỷ lệ đầu tư mạo hiểm ở châu Á và Hoa Kỳ 13 lần. Fintech tại châu Âu – phức tạp nhưng một số quy định đã được điều chỉnh phù hợp: Năm 2014, châu Âu đã thực thi Cơ chế giám sát duy nhất (SSM) cơ chế dự định tạo ra sự hài hòa giữa các quy định tài chính quốc gia vốn có sự khác biệt trong 27 nước thành viên châu Âu. Ở mỗi nước, một cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA) sẽ giám sát các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ở nước mình. Nếu muốn mở rộng sang thị trường châu Âu, các công ty Fintech phải làm việc với các NCA địa phương theo các quy định tương ứng ở đó. Khu vực Fintech châu Á Thái Bình Dương: cho thấy quy mô và sự thành công của nền tảng hệ sinh thái kỹ thuật số của Trung Quốc, Ấn Độ. Tại Trung Quốc, hệ thống tài chính được điều tiết rất nghiêm ngặt và gần đây bắt đầu tự do hóa khi chính sách tài chính của Trung Quốc trở nên quan trọng trong toàn bộ chiến lược kinh tế của quốc gia. Do đó, các ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ tài chính đang trở nên quan trọng hơn thông qua cung cấp các lượng
  3. Lê Nguyễn Quỳnh Phương, Lê Ngọc Anh 3 vốn ngày càng tăng nhằm tài trợ cho doanh nghiệp với mục đích đầu tư, thu hút tiền gửi và cho vay chính phủ. Đến cuối năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng quy định mới yêu cầu 75 % các sản phẩm công nghệ được sử dụng bởi các tổ chức tài chính phải được phân loại “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được” đến năm 2019. Nghĩa là các bên cung ứng và các nhà cung cấp dịch vụ phải trao quyền kiểm soát các mã nguồn bí mật của mình cho các kiểm toán viên Trung Quốc làm cho việc kiểm tra mang tính áp đặt của chính phủ có thể xác định các chương trình tiềm ẩn nguy hại được cài đặt vào các phần cứng và phần mềm. Quy định này áp dụng cho tất cả các tổ chức tài chính và các bên cung ứng dịch vụ tài chính của họ ở Trung Quốc, khiến cho việc cạnh tranh khó khăn cho các công ty nước ngoài. Tại Ấn Độ, việc điều tiết và giám sát hệ thống tài chính bao gồm một kết cấu đa cấp độ đầy phức tạp được đảm trách bởi các cơ quan điều tiết khác nhau (trong đó, ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) điều tiết và giám sát phần lớn hệ thống tài chính). Ủy ban RBI Ấn Độ chấp nhận các hồ sơ đăng ký giấy phép hoạt động ngân hàng chuyên biệt từ các công ty – giấy phép hoạt động ngân hàng với chỉ một dịch vụ thanh toán, chịu sự điều tiết về mặt kiểm tra và cấp phép bắt đầu vào cuối năm 2015. Khu vực Fintech châu Phi và Trung Đông: với tổng số trung tâm Fintech nhỏ nhất trên thế giới và chỉ có 6 nằm trong top 100 trên toàn cầu. Nhưng châu Phi được ví như ngôi nhà của thanh toán di động, tuy nhiên hiện khu vực thiếu đi di sản ngân hàng để có thể làm cho tương lai Fintech của khu vực châu Phi và Trung Đông có thể đạt thành quả nhanh nhất. Fintech Việt Nam: không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát triển mạnh mẽ, sâu rộng ở lĩnh vực Fintech. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn 2 lần từ con số khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 đã tăng lên gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ có startup mà nhiều ngân hàng thương mại đã và đang được chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và thông suốt. Thị trường Fintech Việt Nam được ước tính sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Các lĩnh vực mà các khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đã tham gia gồm thanh toán kỹ thuật số, tài chính thay thế đến quản lý tài sản và blockchain. Việt Nam, thị trường tiềm năng cho sự tăng tốc của Fintech, với lợi thế dân số đông và trẻ, hơn một nửa dân số sử dụng Internet và mạng xã hội, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động ở mức cao, đặc biệt xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Trong khi đó, chỉ có hơn 30 % số người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng. Vẫn còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng. NHNN và hệ thống các ngân hàng Việt Nam đã nhìn nhận được tiềm năng, cơ hội và tiện ích mà Fintech đem lại, nhanh chóng nắm bắt các cơ hội sử dụng công nghệ hiện đại để phát triển sản phẩm đa dạng, thuận tiện hơn, mở rộng độ bao phủ tới nhiều phân khúc khách hàng với chi phí thấp hơn. Từ năm 2008, NHNN đã cho phép các công ty không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở thí điểm, với các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới như ví điện tử Đến nay, NHNN đã cấp phép hoạt động thanh toán cho hơn 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. NHNN cũng cho phép thử nghiệm một số mô hình hợp tác giữa ngân hàng và các đối tác phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ ngân hàng đại lý/ngân hàng di động. Với sự bùng nổ và tiện ích của công nghệ tài chính, NHNN đã ủng hộ sự hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng ở Việt Nam để tạo nên sức mạnh cộng hưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển năng động của thị trường, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Ngày 16/3/2017, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính để tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển. Để công nghệ tài chính thực sự góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, NHNN đã bước đầu triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực Fintech, làm cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa của Fintech và ngân hàng, kiểm soát rủi ro, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tiếp thu kinh nghiệm quản lý Fintech ở một số nước, NHNN dự kiến xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech ở Việt Nam. C. Triển vọng phát triển Fintech toàn cầu Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Adroit vào 29 tháng 01 năm 2020 cho thấy quy mô thị trường Fintech toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 460 tỷ USD vào năm 2025. Thuật ngữ Fintech sẽ được phổ biến rộng rãi và ngành công nghiệp Fintech toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng để phục vụ cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các công ty Fintech có xu hướng tích hợp các công nghệ khác nhau như AI, Blockchain, vào các dịch vụ tài chính để làm cho chúng nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn. Thị trường Fintech toàn cầu sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa những công ty Fintech mới thành lập và các công ty Fintech mới nổi. Các công ty này đang cung cấp các sản phẩm nâng cao để có được lợi thế cạnh tranh so với những người chơi khác bằng cách tham gia vào các mối quan hệ đối tác, sáp nhập và mua lại và mở rộng kinh doanh của họ.
  4. 4 XU HƯỚNG FINTECH TOÀN CẦU & GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Trên cơ sở các loại công nghệ Fintech, thị trường được phân loại thành giao diện chương trình ứng dụng (API), phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, blockchain và các loại khác. Loại công nghệ chuỗi khối dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR trên 18,71 % trong giai đoạn dự báo 2020 -2025. Chuỗi khối trong thị trường Fintech chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng tương thích với hệ sinh thái ngành tài chính, giảm tổng chi phí, giao dịch nhanh hơn, Tích hợp chuỗi khối trong các dịch vụ tài chính cung cấp chi tiết giao dịch thanh toán theo thời gian thực như nhận dạng kỹ thuật số và các chi tiết khác để các tổ chức tài chính, dẫn đến tiết kiệm đáng kể chi phí liên quan đến giải quyết và hòa giải cho các tổ chức tài chính và ngân hàng. Thị trường châu Âu dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép - CAGR hơn 11 % trong giai đoạn dự báo. Môi trường pháp lý thuận lợi và ổn định được tạo ra bởi chỉ thị thanh toán châu Âu giúp sự tăng trưởng của thị trường Fintech châu Âu. Quy định yêu cầu ngân hàng phải tập trung và cởi mở hơn với PSP (nhà cung cấp dịch vụ thanh toán). Hơn nữa, một khối lượng lớn đầu tư vốn mạo hiểm trong khu vực cũng đang tác động đáng kể đến thị trường. Chẳng hạn, tổng đầu tư vào các công ty châu Âu đã đạt khoảng 34,2 tỷ USD vào năm 2018. Nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ tài chính – Fintech: với tốc độ phát triển của Fintech toàn cầu như hiện nay, dự báo về nhân lực cho thấy có nhiều cơ hội việc làm cho người am hiểu về công nghệ thông tin và tài chính. Hiện nay và sắp tới thị trường này đang rất cần đội ngũ nhân sự cho các vị trí sau: Nhân viên quản lý rủi ro và các chuyên gia tuân thủ: công nghệ đang có tác động sâu sắc đến các quy định và quy tắc của ngành tài chính đòi hỏi thị trường lao động cần phải cung cấp cho các công ty, tổ chức những chuyên gia trong lĩnh vực luật tài chính, thực hiện thực tiễn tốt nhất và bảo mật dữ liệu để có thể thực hiện các vị trí của các nhà quản lý rủi ro và các chuyên gia tuân thủ. Nhân sự phát triển blockchain: theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi LinkedIn, nhu cầu cho các nhà phát triển blockchain đang tăng 30 % mỗi năm. Và nhu cầu này đang tiếp tục tăng lên trong tương lai, vì tỷ lệ chấp nhận và giới thiệu các giải pháp blockchain mới cho các tổ chức tài chính sẽ tăng lên. Nhân sự phát triển ứng dụng ngành công nghiệp tài chính: chủ yếu là ứng dụng thúc đẩy thêm 2 tỷ người sử dụng các ứng dụng ngân hàng vào năm 2020, nhu cầu về nhân sự phát triển ứng dụng lành nghề dự kiến sẽ tăng vọt. Nhu cầu không chỉ giới hạn trong các ứng dụng ngân hàng. Một số ứng dụng phổ biến nhất thị trường hiện nay xoay quanh quản lý tài sản, ví tiền điện tử, xử lý thanh toán và chuyển tiền cũng như cho vay thay thế. Nhân sự phân tích dữ liệu và tư vấn sử dụng dữ liệu để cải thiện dịch vụ tài chính: sự bùng nổ trong thị trường công nghệ tài chính, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ các chuyên gia dữ liệu tại công ty Fintech để phân tích dữ liệu vì vậy các công ty này đang và sẽ tiếp tục khát nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực này. II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO FINTECH CHO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG A. Thách thức về đào tạo & cung ứng nguồn nhân lực chuyên môn cao Trong khoảng ít nhất 20 năm tới, việc ứng dụng khoa học dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân sự lĩnh vực tài chính kế toán. Trong đó, những phân mảng đào tạo liên quan đến công nghệ số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Fintech sẽ là những phân mảng ngành nghề mà nhu cầu từ thị trường nhân lực sẽ ngày một lớn. Do đó, thách thức cho nguồn nhân lực ngành Fintech là rất lớn. Theo chuyên gia Phạm Xuân Hòe, nhân lực ngành Fintech cũng đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức: "Cơ hội cho chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam rất tốt khi các cơ sở đào tạo có thể đào tạo ra kĩ sư IT có am hiểu về chuyên môn tài chính, hay nói cách khác là sở hữu kĩ năng 2 trong 1. Và thêm kĩ năng ngoại ngữ là 3 trong 1. Thứ hai, đây sẽ là cơ hội cho thế hệ trẻ phát triển và kiếm được nhiều tiền. Cơ hội lập nghiệp và thành mô hình kinh doanh mới sẽ rất lớn. Thứ ba là mang đến sinh khí mới về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về Fintech ở Việt Nam". Chuyên gia cũng cho biết thêm "Tôi nghĩ rằng giải pháp đào tạo từ các trường đại học, viện nghiên cứu, viện quốc tế sẽ là cơ hội tốt để trang bị lại kiến thức cho những cán bộ đang làm. Thậm chí, theo một số chuyên gia bản thân các cán bộ quản lý nhà nước cũng cần phải được đào tạo lại kiến thức". Người Việt Nam có tư duy hệ thống tốt sẽ có lợi thế khi học về IT, cùng việc bổ sung những kiến thức tài chính, ngoại ngữ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhân lực về IT chiếm số lượng rất thấp, các kỹ sư công nghệ thường giỏi về IT lại có kỹ năng về tài chính không cao, nên việc lập trình ứng dụng gặp nhiều khó khăn giữa bên chuyên môn phải mô tả rõ, dễ hiểu theo ngôn ngữ lập trình. Nếu như hệ thống ngân hàng được số hóa, khách hàng sẽ trải nghiệm trên các nền tảng platform nhiều hơn nên vai trò của nhân viên tư vấn sẽ quan trọng nếu nhân viên không có kĩ năng sẽ bị đào thải. Nhân lực có kỹ năng chuyên môn về tài chính ngân hàng chiếm số lượng rất lớn (trên 90 %) nhưng kỹ năng về IT rất ít, và kỹ năng về tiếng Anh thành thạo cũng không đáng kể; Nhân lực quản trị cấp cao thường có nhiều chuyên môn về tài chính nhưng khả năng hiểu biết về IT rất ít, nên đấu thầu mua các phần mềm quản trị cũng diễn ra những khó khăn, tốn kém. Việc quản trị nguồn nhân lực hiện tại cũng gặp khó khăn khi nhân lực đang thiếu hụt, tỷ lệ bỏ việc của hệ thống ngân hàng khá cao. Theo báo cáo điều tra của Việt Nam Banker có tới 22 % bỏ việc, 21 % thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong 3 kĩ năng trên. Trong vòng 30 năm tới sẽ có rất nhiều công ty Fintech 30-30-30 sẽ chi phối nền kinh tế,
  5. Lê Nguyễn Quỳnh Phương, Lê Ngọc Anh 5 nguồn nhân lực sẽ không quá 30 người trong 1 công ty và không quá 30 tuổi (theo mô hình dự báo của Tỷ phú Jack Ma, ông chủ Tập đoàn Alibaba). Hình 3. Khảo sát nguồn nhân lực (Nguồn: Navigogroup.com) Hình ảnh trên thể hiện một thực tế là nhân lực ngành công nghệ vẫn còn hạn chế về Tiếng Anh dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận với những kiến thức, tài liệu công nghệ tiên tiến trên thế giới. Với hơn 84 % ứng viên có trình độ cử nhân, thạc sĩ thậm chí là tiến sĩ nhưng chỉ có khoảng hơn 26 % trong số đó thành thạo Tiếng Anh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Còn lại là có thể đọc, hiểu tài liệu với hơn 41 % và nghe, nói được là hơn 27 %. B. Xu thế đào tạo nguồn nhân lực Fintech trên thế giới và Việt Nam Hiện nay, nguồn cung ứng nhân lực cho ngành Fitech trên thế giới là từ các trường đại học sớm triển khai đào tạo các ngành nghề có chuyên môn cao về công nghệ tài chính, đặc biệt ở cấp độ sau đại học. Cụ thể một số trường có chương trình đào tạo Fintech có uy tín như University of West Of England - Bristol; Manchester Metropolitan University - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; Bologna Business School - Ý; USI Università della Svizzera italiana - Thụy Sĩ; Hong Kong Baptist University (HKBU) School of Business - Hồng Kông, NanYang Technological Univrsity - Singapore. Các chương trình học này được thiết kế cho phép sinh viên được tiếp cận đa ngành sáng tạo, có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường; đối phó với sự chuyển đổi kỹ thuật số đang làm thay đổi mạnh mẽ từ thị trường tài chính, bằng cách kết hợp các kỹ năng tài chính truyền thống với sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ kỹ thuật số mới. Các công nghệ mới nổi như blockchain, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn đang điều chỉnh sâu sắc cảnh quan của thị trường tài chính, tạo ra cơ hội to lớn cho những người chơi đương nhiệm nhưng cũng là mối đe dọa nghiêm trọng từ các công ty khởi nghiệp sáng tạo. Khảo sát của nhóm nghiên cứu ĐH Kinh tế Quốc dân cho thấy, trong 2 năm gần đây các TCTD, các công ty Fintech và công ty bảo hiểm trong nước có nhu cầu tuyển dụng rất cao đối với các vị trí nhân sự như: chuyên viên dự án công nghệ, chuyên viên quản lý ứng dụng, chuyên viên quản trị và phân tích rủi ro, chuyên viên phát triển nền tảng số hóa Tại Việt Nam, hiện có rất ít các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao phục vụ cho lĩnh vực này trong tương lai. Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng quyết định mở chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Công nghệ tài chính (Fintech) và tuyển sinh từ năm 2019. Đây là trường ĐH đầu tiên của Việt Nam mở ngành học này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao trước sự phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính. Chương trình này sẽ được đào tạo trong 4 năm, 8 học kỳ với 130 tín chỉ. Trong đó, 60 % thời lượng học các kiến thức chuyên môn kinh tế, kinh doanh, tài chính - ngân hàng cùng với các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội trong kỷ nguyên số; 40 % thời lượng sinh viên được trang bị các kiến thức về công nghệ, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, công cụ toán học và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng sẽ được thực tập, làm việc tại
  6. 6 XU HƯỚNG FINTECH TOÀN CẦU & GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM các tổ chức tài chính lớn ở Việt Nam và các trường đại học nước ngoài từ năm thứ 2 cho đến khi tốt nghiệp. Cho đến nay, trường đã có ba ngành liên quan đến công nghệ: Công nghệ tài chính (ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính); Hệ thống thông tin quản lý (ứng dụng công nghệ vào quản lý) và Thương mại điện tử (ứng dụng công nghệ vào kinh doanh). Tại Tọa đàm khoa học về nhu cầu đào tạo ngành Fintech được trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức vào đầu năm 2019, nhiều ý kiến chuyên gia đều khẳng định nhu cầu nguồn nhân lực ngành Fintech hiện nay và trong tương lai rất lớn. Sau tọa đàm này, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ triển khai Chương trình Cử nhân Công nghệ Tài chính và tuyển sinh ngay từ năm 2019 cùng với một số ngành khác như Khoa học dữ liệu, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số Trong thời gian qua, trường này là một trong các đơn vị tiên phong trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của Cách mạng công nghệ 4.0. Cụ thể, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (NEU) liên kết với Đại học Á Châu (Đài Loan) đào tạo cử nhân Fintech với 43 học phần tương đương 128 tín chỉ; 2 năm đầu học tại ĐH Kinh tế Quốc dân, 2 năm cuối học tại ĐH Á Châu; Để được chuyển tiếp, sinh viên cần thêm trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5. Một cử nhân Fintech cần có chuẩn đầu ra xuyên suốt phải đạt được 3 nhóm kỹ năng trụ cột đó là: 1. Kỹ năng về chuyên môn (kiến thức tốt về tài chính, trong đó kiến thức về tài chính cá nhân sẽ rất quan trọng); 2. Kỹ năng về IT (hiểu biết được kỹ năng lập trình căn bản, Quản trị dữ liệu, các môn học về thống kê và phương pháp định lượng, Ứng dụng công nghệ tài chính, đương nhiên sử dụng thành thạo các công cụ thiết bị điện tử phục vụ cho giao dịch ngân hàng); 3. Kỹ năng về tiếng Anh (trong giao dịch thương mại toàn cầu). Tại ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhà trường đã rất tích cực trong việc đẩy mạnh đổi mới các khóa đào tạo theo hướng gắn liền với xu hướng nhu cầu nhân sự các ngành công nghệ tài chính. Cụ thể, trường chủ động hợp tác với các đơn vị đào tạo quốc tế uy tín như Đại học Toulon (Pháp), Đại học Cao Hùng (Đài Loan) để phát triển ngành Khoa học Dữ liệu và ngành Fintech, đào tạo cả trình độ đại học và sau đại học. Trong thời gian tới, nhà trường dự định phát triển thêm ngành công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (IT and AI), đồng thời tiếp tục mở rộng các khóa nghiên cứu, đạo tạo nhân lực công nghệ tài chính rồi chuyển giao cho các TCTD. Tại Hội thảo Quốc tế “Công nghệ tài chính trong nền kinh tế thông minh” được tổ chức ngày 20/6/2019 - ĐHQGHN do Viện Quốc tế Pháp Ngữ (IFI) cùng với trường Đại học Quản trị Normandie (Cộng hòa Pháp) và Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI) tổ chức, dưới sự bảo trợ của ĐHQGHN và Cộng đồng Pháp ngữ, nhằm nhận diện những thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực tài chính trong thời đại chuyển đổi số liên quan tới mọi mặt của đời sống, kinh tế – xã hội: khuôn khổ pháp lý; bảo mật và an toàn thông tin; những đòi hỏi về công nghệ, tổ chức kinh doanh các dịch vụ tài chính, cũng như những vấn đề đặt ra đối với người tiêu dùng Bên cạnh đó, Viện Quốc tế Pháp Ngữ (IFI) cũng khởi động tuyển sinh chương trình Thạc sĩ khoa học – Ngân hàng, Tài chính và Fintech, khóa đào tạo Advanced Blockchain và Big Data & Công nghệ mã nguồn mở, huấn luyện Xây dựng ngân hàng số - Thiết kế mô hình kinh doanh để thành công. Tất cả các chương trình trên đều có sự hợp tác của các đối tác Quốc tế và có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Nhìn chung, Fintech ở Việt Nam hiện chủ yếu chỉ tập trung ở ba dịch vụ: thanh toán, cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng đồng. Do nhiều yếu tố ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, các lĩnh vực khác như dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính tự động vẫn đang trong quá trình sơ khai. Có đến 70 % công ty Fintech ở Việt Nam là các công ty khởi nghiệp có vốn đầu tư đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đan Mạch, Pháp và các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Việt Nam vẫn chưa có tên trong bản đồ ứng dụng các công nghệ mới nhất như AI hay Blockchain, mặc dù nhân lực Công nghệ được đánh giá có tố chất, luôn sẵn sàng học hỏi và thích được thách thức với công nghệ mới. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển Fintech tại Việt Nam vẫn còn không ít thách thức: Về hành lang pháp lý: chưa thực sự đầy đủ, chính xác nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của công nghệ. Về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật. Về mô hình kinh doanh, quản trị: Các doanh nghiệp Fintech thường gặp khó khăn về mô hình kinh doanh, mô hình quản trị cũng như đường hướng phát triển lâu dài, điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể phát triển lớn mạnh. Về ý thức của người tiêu dùng sản phẩm Fintech: ý thức người tiêu dùng còn hạn chế, chưa có ý thức trong việc bảo mật những thông tin cá nhân, làm gia tăng mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tài khoản của chính người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính. Để vượt qua được những thách thức, tận dụng tốt những ưu việt của Fintech mang lại trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần tập trung một số nội dung sau: Về phía cơ quan quản lý
  7. Lê Nguyễn Quỳnh Phương, Lê Ngọc Anh 7 Hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp lý về Fintech: thiết lập các quy tắc và quy định cho hệ sinh thái Fintech; xây dựng hành lang pháp lý về hoạt động cung cấp dịch vụ/sản phẩm Fintech; xây dựng quy định pháp lý về tiền ảo, tiền điện tử; quy định các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch; quy định rõ mô hình kinh doanh của các công ty cung cấp Fintech. Xây dựng chính sách phát triển Fintech gắn với phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng và nền kinh tế, chịu sự quản lý của ngành nghề đặc thù; xây dựng chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn; tạo môi trường cho đầu tư Fintech; Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng những lợi ích của công nghệ blockchain, công nghệ sổ cái phân tán để áp dụng nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các lĩnh vực khác. Về phía các công ty Fintech/Ngân hàng thương mại Các công ty Fintech cần nhanh chóng bắt kịp các công nghệ mới, ứng dụng những công nghệ này vào hoạt động kinh doanh, tìm hiểu những nguồn tin chính thống từ các tập đoàn công nghệ lớn; tham gia một số hoạt động khác để cập nhật kiến thức mới từ chuyên gia: tham gia vào nhóm, networking, Điều này không chỉ giúp mô hình doanh nghiệp có tính tiên phong, mà còn là động lực cho nhân viên gắn kết lâu dài hơn với công ty. Nhân lực Fintech có xu hướng muốn được dịch chuyển sang những đất nước phát triển về công nghệ, thể hiện tư duy muốn được phát triển bản thân không ngừng, tư duy làm việc toàn cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam lại đối mặt với nguy cơ chảy máu chất xám, doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi những quốc gia phát triển, tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân lực Fintech như: thử thách liên tục, tạo điều kiện sáng tạo những sản phẩm tiên phong, thường xuyên tiếp xúc công nghệ mới, chú trọng vào các chương trình giữ chân nhân tài. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho ứng dụng và quản lý Fintech. Có cơ chế khuyến khích đào tạo nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển Fintech. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WBG và hợp tác song phương với các cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệp Fintech. Tăng cường hợp tác giữa các bên trong việc cung ứng sản phẩm Fintech. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Fintech với các tổ chức tài chính, đảm bảo cho các bên phát huy được lợi thế của mình. Đa dạng hóa sản phẩm và phổ cập kiến thức về Fintech đến người tiêu dùng. Cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, tích cực quảng bá, phổ cập kiến thức về Fintech, cũng như thông tin nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro trong giao dịch Fintech, từ đó giúp nhận biết những lợi ích từ ứng dụng công nghệ mà Fintech đem lại. Về phía các trường Đại học/Viện/Cơ sở đào tạo/Người học Các đơn vị đào tạo cần có sự kết nối với doanh nghiệp và công ty tư vấn tuyển dụng nhằm cập nhật những nhu cầu tuyển dụng và công việc mới nhất trong ngành này, từ đó cập nhật giáo trình đào tạo kịp thời; thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo cho giảng viên nội bộ với sự tham gia của những chuyên gia công nghệ để cập nhật những kiến thức mới cho giáo viên và sinh viên nhanh nhất. Bên cạnh đó, người học cũng cần liên tục trau dồi những kỹ năng mềm khác như: giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, thực hành để có được tư duy toàn cầu và hành động chuyên nghiệp trong công việc. Do những hành lang pháp lý trong việc ứng dụng công nghệ mới chưa được thông qua nên nhiều doanh nghiệp cũng chưa áp dụng ngay được các công nghệ mới. Việc học hỏi mới nhưng không có nhiều cơ hội thực hành cũng tạo ra rào cản phát triển về mặt kỹ năng cũng như sự nghiệp của nhân lực Fintech. Các tổ chức, trường Đại học, Doanh nghiệp cần xem xét phối hợp với nhau mở ra nhiều sân chơi để kết nối cộng đồng Fintech Việt, mở ra nhiều cơ hội để họ được thực hành và ứng dụng các công nghệ mới. Tăng cường hướng đào tạo và liên kết giữa các chương trình đào tạo Fintech trong nước và quốc tế, đưa ra những giải pháp góp phần thu hút các sinh viên trong nước và quốc tế phát triển tại Việt Nam trong lĩnh vực Fintech. Lĩnh vực Fintech cần được các đơn vị đào tạo đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo cụ thể. Chương trình học ở các trường đại học cần trang bị cho sinh viên khối ngành tài chính kế toán các kiến thức về các sản phẩm tài chính hiện có đang sử dụng Fintech, cách thức các sản phẩm dịch vụ được tiếp thị và cung cấp, Các cơ sở đào tạo cần khuyến khích thành lập các câu lạc bộ chuyên về Fintech để hình thành môi trường trao đổi kiến thức. Ngoài ra, cơ sở đào tạo cũng cần phối hợp cùng với các NHTM, công ty Fintech thảo luận, định hướng phát triển với đội ngũ nhân sự, để đơn vị đào tạo hiểu được tương lai phát triển của ngành cùng với tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng tới yêu cầu nguồn nhân lực mà có định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhân lực công nghệ VN trước làn sóng công nghệ AI & Blockchain, Navigos group VN, tháng 7/2018 8qK6kqdastKZyq2/view [2] Value of Fintech, KPMG October, 2017 [3] The Global Fintech Index 2020, The Global Fintech Index city ranking report, Dec 2019
  8. 8 XU HƯỚNG FINTECH TOÀN CẦU & GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM [4] Vietnam 2019 – Fintech, British Business Group Vietnam reports-knowledge/vietnam-2019-fintech/ [5] Fintech Careers with the Most Potential for Future Growth, 11 Sept, 2019 [6] Fintech (Financial Technology) Market to hit $460 billion by 2025 - Global Insights on Growth Drivers, Key Trends, Strategic Initiatives, Value Chain Analysis and Future Outlook: Adroit Market Research to-hit-460-billion-by-2025-Global-Insights-on-Growth-Drivers-Key-Trends-Strategic-Initiatives-Value-Chain- Analysis-and-Future-Outlook-Adroit-Mar.html [7] Chishti, S., & Barberis, J. (2016). The FinTech book: the financial technology handbook for investors, entrepreneurs and visionaries. John Wiley & Sons. GLOBAL FINTECH TREND & HUMAN TRAINING SOLUTIONS FOR FINANCIAL AND BANKING SECTOR IN VIETNAM Le Nguyen Quynh Phuong, Le Ngoc Anh ABSTRACT: Financial technologies - Fintech is changing the world financial market, and contributing to the IR 4.0. This paper describes and assesses the trend of Global Fintech development through analyzing the status, prospect, human resource, opportunities & chanllenges that Fintech brings to the economy. After all, suggesting the human resource training solutions for Financial Banking to meet the trend development of this field in Viet Nam.