Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam - Australia: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

pdf 15 trang Gia Huy 3060
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam - Australia: Thực trạng và những vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxuat_khau_hang_hoa_viet_nam_australia_thuc_trang_va_nhung_va.pdf

Nội dung text: Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam - Australia: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

  1. XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM- AUSTRALIA: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA MERCHANDISE EXPORT IN VIETNAM-AUSTRALIA: CURRENT SITUATION AND ISSUES PGS.TS. Phạm Thị Tuệ Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Australia là một thị trường tiềm năng lớn cho xuất khẩu của các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, so với thời điểm năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia sụt giảm cả về giá trị và thị phần trong giá trị hàng nhập khẩu hàng hoá. Ngay cả khi hiệp định thương mại tự do CPTPP có hiệu lực vào đầu năm 2019, xuất khẩu sang Australia cũng không tăng mà thậm chí còn giảm. Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này. Từ khoá: xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, AANZFTA Abstract Australia is a great potential market for exports of countries in general, Vietnam in particular. However, compared with 2008, Vietnam's exports to Australia declined in both value and market share in the total value of goods imported by Australia. Even with the CPTPP taking effect in early 2019, exports to Australia did not increase but even decreased. The article analyzes the current situation of Vietnam's exports to Australia, pointing out the advantages and difficulties in exporting goods from Vietnam to Australia, thereby proposing some recommendations to promote Vietnam's export of goods to Australia. Keywords: merchandise export ,Vietnam's exports of goods to Australia, AANZFTA Đặt vấn đề Australia là quốc gia với số dân không quá lớn, chỉ khoảng hơn 25 triệu nhưng có thu nhập thuộc hàng cao nhất thế giới nên là một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiệp định thương mại tự do của ASEAN với Úc (AANZFTA) đã có hiệu lực từ 2010 và hiệp định CPTPP có hiệu lực từ cuối năm 2018, hai hiệp định này tạo tiền đề để hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Australia. Tuy nhiên, thực tế sau 10 năm thực hiện AANZFTA, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này có xu hướng giảm, giá trị xuất khẩu năm 2019 gần như không tăng so với năm 2008 (thời điểm trước khi AANZFTA có hiệu lực. Thêm nữa, nếu năm 2008 Australia là nhà nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chiếm gần 7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới thì năm 2019, Australia chỉ 332
  2. xếp hạng thứ 14 trên tổng số 15 nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 1,3% giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Đây là điểm đáng lưu tâm, cần phân tích, nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân bởi quan hệ giữa Việt Nam với Australia là quan hệ đối tác toàn diện (từ năm 2009), các hiệp định AANZFTA và CPTPP với các cam kết về lộ trình cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ hàng hóa, dịch vụ, đầu tư là điều kiện để hàng hóa Việt Nam xâm nhập thị trường Australia nhưng thực tế dường như ngược lại, càng thực hiện các FTA hàng hóa xuất khẩu của Việt nam sang Australia càng “đuối sức”. Nội dung bài viết sẽ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang thị trường Australia từ 2008 đến 2019, tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. Phương pháp nghiên cứu của bài viết Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ITC Trademap (Thống kê thương mại phục vụ cho phát triển thương mại quốc tế). Ngoài ra nghiên cứu cũng sử dụng một số dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Tổng cục hải quan Việt Nam, từ các báo cáo phân tích của trung tâm WTO, Việt Nam; báo cáo thương mại thương mại thế giới của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và báo cáo của Thương vụ Việt nam tại Australia. Trong bài viết, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích tổng hợp để tiến hành nghiên cứu trực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Australia, tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Australia. 1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang Australia Ngày 27/2/2009, ASEAN và Australia, NewZeland đã ký Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Hiệp định AANZFTA được xây dựng dựa trên chuẩn mực của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là hiệp định FTA+, tức là rộng hơn cam kết về hàng hóa bao gồm những cam kết về lộ trình cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ, hạn ngạch, các biện pháp phi thuế mà còn đề cập tới các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, sẽ mở cửa cho các bên tham gia và không chỉ có hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư được tự do di chuyển mà một số loại lao động có tay nghề cũng có cơ hội hơn qua cam kết về di chuyển thể nhân, các thỏa thuận riêng biệt trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông, giải quyết tranh chấp. Các mục tiêu của Hiệp định AANZFTA: (i) Từng bước tự do hoá và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá giữa các bên thông qua, nhưng không hạn chế xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hầu hết thương mại hàng hoá giữa các bên; (ii) Từng bước tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các bên, với phạm vi ngành đáng kể; (iii) Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi; (iv) Thành lập một khuôn khổ hợp tác nhằm tăng cường, đa dạng hoá và đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa các bên; (v) 333
  3. Dành đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là đối với các quốc gia thành viên mới, để tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế hiệu quả hơn nữa. Theo Hiệp định AANZFTA, các nước thống nhất cắt giảm từ 90-100% tổng số các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020. Riêng đối với Việt Nam, Australia và New Zealand là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều mặt hàng thế mạnh như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép đây cũng là những mặt hàng phần lớn đều được cắt giảm về 0%. Ngày 8/3/2018, Việt Nam đã cùng 10 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đến ngày 30/12/2018, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định, gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. CPTPP là Hiệp định có tiêu chuẩn cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay cả về mức độ tự do hóa và phạm vi áp dụng. Trong đó, Australia có các cam kết mở cửa hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động cao hơn đáng kể cho Việt Nam so với AANZFTA và WTO. Trong Hiệp định CPTPP, Australia cam kết một biểu thuế quan chung, áp dụng cho tất cả các thành viên CPTPP. Trong đó, cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 93% số dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Gần như toàn bộ các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ trong vòng 3-4 năm và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm đang có thuế suất là 5-10%. Bên cạnh đó, Australia và Việt Nam cũng đang là thành viên của đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một Hiệp định lớn với tham vọng đặt ra các tiêu chuẩn cao về thương mại và đầu tư trong khu vực. Nền kinh tế Australia là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình 3,6% mỗi năm, cao hơn mức 2,5% của thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Australia khá ổn định, từ năm 1992 tới nay không có suy thoái kinh tế, luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương, là nền kinh tế phát triển theo định hướng dịch vụ, với hơn 70% GDP đến từ các ngành công nghiệp như tài chính, giáo dục và du lịch. Mức thu nhập bình quân đầu người của Úc đứng thứ 11 thế giới (đồ thị 1). Như vậy, với việc thực thi các FTA, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu (hàng hóa, dịch vụ, lao động) và đầu tư sang thị trường Australia giàu tiềm năng. 334
  4. Đồ thị 1: Thu nhập trung bình của người dân Australia qua các năm Nguồn: Ngân hàng thế giới Về giá trị xuất khẩu số liệu thống kê cho thấy tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Australia từ năm 2008 đến nay có nhiều biến động với giá trị xuất khẩu không ổn định, có sự trồi sụt theo thời gian. Bảng 1: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt nam sang thị trường Australia Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019* Giá trị xuất khẩu sang Australia 4.351 2.386 2.704 2.602 3.209 3.488 3.988 2.906 2.865 3.271 3.964 3.429 (triệu đô la Mỹ) Tăng trưởng năm sau so với -45,2 13,3 -3,80 23,3 8,70 14,3 -27,1 -1,40 14,2 21,2 -13,4 năm trước (%) Giá trị nhập khẩu từ Australia 1.358 1.050 1.444 2.123 1.772 1.587 2.058 2.022 2.442 3.200 3.704 4.455 (triệu đôla Mỹ) Tăng trưởng năm sau so với -22,7 37,5 47,0 -16,5 -10,4 29,7 -1,75 20,8 31,0 15,8 20,3 năm trước (%) Nguồn: ITC trademap và Tổng cục hải quan Việt nam(*) Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009 đã khiến cho xuất khẩu của Việt Nam sang Australia sụt giảm gần một nửa, từ 4.351 triệu USD năm 2008 xuống chỉ còn 2.386 triệu USD năm 2009. Ngay sau đó, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand có hiệu lực từ năm 2010 đã giúp khôi phục xuất khẩu của Việt 335
  5. Nam sang Australia, khiến cho giá trị xuất khẩu tăng khá đều trong giai đoạn 2010-2014. Tuy nhiên, hai năm 2015 và 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang Úc lại giảm rồi tăng trở lại lên mức 3.964 triệu đô la vào năm 2018. Đến năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Úc ước đạt gần 3,5 tỷ đô la, giảm 13,4% so với năm 2018. Như vậy tính đến thời điểm hiện nay, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Australia thậm chí còn thấp hơn giá trị xuất khẩu đạt được vào thời điểm năm 2008. Đồ thị 2: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Autralia giai đoạn 2008-2019 Nguồn: ITC trademap và Tổng cục hải quan Việt Nam Về cơ cấu xuất khẩu: Xem xét các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam sang Australia từ 2008 đến 2018 có thể thấy cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt nam sang Australia đã thay đổi tích cực, không còn phụ thuộc vào dầu thô; những sản phẩm mà Việt nam có lợi thế vẫn giữ vững được trên thị trường Australia như thủy sản, dệt may, giày dép, hạt điều và gần đây sự tăng lên của nhóm hàng công nghiệp chế tạo: như là sản phẩm điện tử như điện thoại, máy tính, và linh kiện điện tử. Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt nam sang Australia 2008 và 2018 2008 2018 Mã Mặt hàng Giá trị Mã Mặt hàng Giá trị HS (nghìn HS (nghìn USD) USD) 2709 Dầu mỏ thô 3.480.382 8517 Điện thoại các loại và 964.220 linh kiện 0801 Hạt điều. 67.223 2709 Dầu thô 570.205 0306 Động vật giáp xác 54,847 8528 Màn hình và máy 184.612 tươi, hoặc đông lạnh chiếu, không gắn với 336
  6. thiết bị thu dùng trong truyền hình và thiết bị thu dùng trong truyền hình. 7113 Đồ trang sức, đá quý, 53,671 9403 Đồ nội thất từ chất 143.691 kim loại quý liệu gỗ và các bộ phận 9403 Đồ nội thất từ chất liệu 53.328 6404 Giày, dép có mũ giày 125.346 gỗ và các bộ phận bằng vật liệu dệt. 0304 Phile cá tươi và đông 51.677 0801 Hạt điều. 107.555 lạnh 8504 Máy biến điện, máy 24.760 8471 Máy xử lý dữ liệu tự 106.542 biến đổi điện tĩnh và động, máy truyền dữ cuộn cảm. liệu, máy xử lý dữ liệu và linh kiện. 8443 Máy in, máy copy, 22.073 6403 Giày, dép có mũ giày 95.886 máy văn phòng và linh là da thuộc. kiện 6403 Giày, dép có mũ giày 21.145 1605 Tôm chế biến. 90.727 là da thuộc. 9401 Ghế ngồi bằng các chất 20.663 9401 Ghế ngồi bằng các 83.353 liệu: sắt, thép, song chất liệu: sắt, thép, mây và các bộ phận song mây và các bộ của chúng phận của chúng 0901 Cà phê 17.856 0304 Phile cá tươi và đông 63.303 lạnh 1605 Tôm chế biến. 17.079 8443 Máy in, máy văn 58.956 phòng và linh kiện 2701 Than đá, than cốc 12.053 7308 Sản phẩm từ sắt thép 52.399 6404 Giày, dép có mũ giày 11.506 4202 Túi xách, ví, vali, ô 48.608 bằng vật liệu dệt. dù 8544 Dây điện và dây cáp 11.373 6204 Quần áo nữ 36.962 điện 4016 Sản phẩm từ cao su 10.456 0901 Cà phê 35.669 6402 Giày dép, dụng cụ thể 10.107 6810 Sản phẩm xi măng là 34.483 thao vật liệu xây dựng Tổng giá trị XK: 4.351.580 Tổng giá trị XK: 3.964.438 Nguồn: ICT trade map. 337
  7. Việt nam và Australia ở những trình độ phát triển khác nhau nên cơ cấu xuất khẩu cũng có những điểm khác biệt. Là nước giàu tài nguyên và địa hình rộng lớn nên Australia sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu và khoáng sản bao gồm: dầu thô, than đá, khí gas dầu mỏ, quặng kim loại, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm nàu lên tới 56,4% năm 2018. Việt nam là nước có lợi thế về nông nghiệp và lực lượng lao động dồi dào, đang tận dụng lợi thế lao động để gia công, xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu chủ lực là hàng công nghiệp chế biến (chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu). Bảng 3: So sánh cơ cấu xuất khẩu của Việt nam và Australia 2018 Việt nam Australia Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ (triệu trọng (triệu trọng USD) (%) AUD) (%) Tổng kim ngạch 243.483 Tổng kim ngạch 236.344 Nhóm nông sản 26.599 10,92 Nhóm nông sản 48.204 20,4 Thủy sản 8.795 3,61 Thịt và chế phẩm từ 10.672 thịt Rau quả 3.810 1,56 Ngũ cốc và chế phẩm 11.310 từ ngũ cốc Hạt điều 3.366 1,38 Len và da cừu 3.581 Cà phê 3.538 1,45 Nông sản khác 22.640 Gạo 2.633 1,26 Cao su 2.092 0,86 Nhóm nguyên liệu, 4.734 1,94 Nhóm nguyên liệu, 133.347 56,4 khoáng sản khoáng sản Than đá 322 0.13 Khoáng sản và quặng 70.172 kim loại Dầu thô 2.190 0,90 Than, than cốc 34.192 Xăng dầu các loại 2.023 0,83 Nhiên liệu khoáng sản 28.983 khác Nhóm công nghiệp 201.721 82,85 Nhóm công nghiệp 43.689 18,5 chế biến chế biến Dệt may 30.489 12,52 Kim loại (trừ vàng phi 9.133 tiền tệ) Da giày 16.238 6,67 Máy móc 9.936 Điện thoại, linh kiện 49.077 20,16 Thiết bị vận tải 5.316 Máy tính và linh 29.321 12,04 Hàng chế tạo khác 19.304 kiện Máy móc thiết bị, 16.549 6,80 dụng cụ, phụ tùng Nguồn: Số liệu của Việt nam theo Tổng cục thống kê. Số liệu của Australia theo Thương vụ Việt nam tại Australia 338
  8. Thêm nữa nếu xét theo mức độ chế biến chế tạo thì cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Australia cũng khác Việt nam: Việt nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ gia công. Trong khi đó Australia xuất khẩu chủ yếu khoáng sản, nhiên liệu và sản phẩm công nghiệp chế biến sâu, đồng thời họ cũng nhập khẩu trở lại nhiên liệu, nguyên liệu nhưng chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến sâu. Bảng 4: Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Australia 2017 (triệu AUD) 2017 Xuất khẩu Giá trị Tỷ Nhập khẩu Giá trị Tỷ trọng trọng (%) (%) Các sản phẩm thiết 221.576 76,0 Các sản phẩm thiết 48.266 17,4 yếu yếu - Thực phẩm thô 19.161 6,6 - Thực phẩm thô 2.264 0,8 - Thực phẩm chế biến 23.988 8,2 - Thực phẩm chế biến 15.913 5,7 - Khoáng sản 85.188 29,2 - Khoáng sản 1.343 0,5 - Nhiên liệu 84.754 29,1 - Nhiên liệu 27.027 9,7 - Các sản phẩm thiết 8.486 2,9 - Các sản phẩm thiết 1.719 0,6 yếu khác yếu khác Các sản phẩm CN 44.006 15,1 Các sản phẩm CN 204.377 73,5 chế tạo chế tạo - Chế tạo giản đơn 13.683 4,7 - Chế tạo giản đơn 15.589 5,6 - Chế tạo sâu 30.323 10,4 - Chế tạo sâu 188.788 67,9 Khác 25.480 8,7 Khác 11.400 4,1 - Vàng 18.978 6,5 - Vàng 7.240 2,6 Tổng xuất khẩu hàng 291.598 Tổng nhập khẩu 277.900 hóa hàng hóa Nguồn: “Cơ cấu thương mại hàng hoá và dịch vụ của Australia”- Thương vụ Việt Nam tại Australia Như vậy có thể thấy Australia có nhu cầu nhập khẩu lớn về các mặt hàng (đa phần là các mặt hàng sử dụng nhiều lao động) mà Việt nam có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại, linh kiện điện tử, may mặc, da giày, đồ gỗ, hạt điều, thuỷ sản kể từ năm 2016 xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh và càng ngày càng có nhiều sản phẩm (thanh long, nhãn, xoài) chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu Australia. Mặc dù hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam ra thế giới thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Australia giảm mạnh, từ 6,9% năm 2008 xuống 1,3% năm 2019, điều này làm cho thị trường xuất khẩu Australia từ vị trí thứ 4 tụt xuống vị trí thứ 15 trong các thị trường đối tác xuất khẩu của Việt nam. 339
  9. Bảng 5: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2008 và 2019 % trên tổng % trên tổng Giá trị xuất Giá trị xuất giá trị xuất giá trị xuất No. Thị trường khẩu 2008 khẩu 2019 khẩu của khẩu của Việt (triệu USD) (triệu USD) Việt Nam Nam 2019 2008 1 Thế giới 62.685 264.190 100,0 100,0 2 Mỹ 11.902 61.346 19,0 23,2 3 Trung Quốc 4.850 41.414 7,7 15,7 4 Nhật Bản 8.467 20.412 13,5 7,7 5 Hàn Quốc 1.793 19.720 2,9 7,5 6 Hồng Kông, TQ 877 7.155 1,4 2,7 7 Hà Lan 1.577 6.880 2,5 2,6 8 Đức 2.073 6.555 3,3 2,5 9 Ấn Độ 389 6.673 0,6 2,5 10 Anh 1.581 5.758 2,5 2,2 11 Thái Lan 1.288 5.272 2,1 2,0 12 Ả Rập Xê Út 357 349 0,6 1,3 13 Áo 108 3.266 0,2 1,2 14 Malaixia 2.030 3.788 3,2 1,4 15 Úc 4.351 3.429 6,9 1,3 Nguồn: ITC trademap và Tổng cục hải quan Việt Nam Đồ thị 3: Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2008 và năm 2019 Nguồn: ITC trademap và Tổng cục hải quan Việt Nam Về phía Australia, Việt Nam cũng chỉ là nước nhập khẩu đứng thứ 13 của Australia về kim ngạch với tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,0% tổng kim ngạch nhập 340
  10. khẩu của Australia năm 2018 (ITC Trademap, 2020). Trong số 10 nước ASEAN cùng có FTA với Australia (AANZFTA) thì Việt Nam chỉ xếp thứ 4 sau Singapore, Thái Lan và Malaysia về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Australia. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam sang Australia bình quân cả giai đoạn 2008- 2019 chỉ hơn 2,3%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng cuất khẩu của Việt nam ra thế giới (khoảng hơn 15%). Nhìn vào thực trạng xuất khẩu của Việt nam sang Australia chúng ta có thể thấy mặc dù được coi là thị trường tiềm năng và khi cả hai hiệp định thương mại có hiệu lực nhưng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt nam không tăng, thậm chí Việt nam từ một nước xuất siêu sang Australia năm 2008 đến nay đã nhập siêu từ Australia. So với các nước trong khu vực, có cơ cấu xuất khẩu tương tự xuất khẩu của Việt nam cũng có vị thế khá khiêm tốn, số liệu thống kê cho thấy so với Trung Quốc, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chỉ bằng khoảng 1/15 lần; so với các quốc gia ASEAN, Việt Nam chỉ đứng thứ hạng khoảng thứ 4, thứ 5 về giá trị xuất khẩu sang Australia, chỉ bằng 1/3 so với giá trị xuất khẩu của Thái Lan và bằng nửa so với giá trị xuất khẩu của Malaysia và Singapore. Bảng 6: Giá trị xuất khẩu sang Australia của Việt Nam so với Trung Quốc và các quốc gia ASEAN 2019 (nghìn USD) Việt Nam Thái Lan Campuchia Malaysia Singapore Indonesia Brunei Laos Philippines Myanmar Trung Quốc 3.494.769 10.090.585 188 7.580.148 7.057.644 3.439.888 825.255 17 483.946 42 54.598.868 Nguồn: ITC trademap Đồ thị 4: Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia so với Trung Quốc và các quốc gia ASEAN năm 2019 Nguồn: ITC trademap Vấn đề đặt ra đối với thực trạng trên: Việt Nam và Australia là đối tác thương mại thông qua Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình 341
  11. Dương (CPTPP) có hiệu lực từ cuối năm 2018, nhờ các hiệp định này, phần lớn hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% và nhiều điều kiện thuận lợi khác. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Australia hiện còn khiêm tốn, đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Phần tiếp theo bài viết sẽ đi tìm nguyên nhân cho điều tưởng như “nghịch lý”, càng tự do thương mại, hàng rào thuế càng giảm càng làm cho xuất khẩu hàng hóa của Việt nam “đuối sức” trên thị trường Australia và đưa ra những định hướng giải pháp để xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Australia xứng đáng với tiềm năng và kỳ vọng. 2. Nguyên nhân của thực trạng và định hướng giải pháp Thứ nhất, về nguyên tắc khi các Hiệp định Tự do thương mại tự do có hiệu lực sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu khi thị trường Australia giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo ra tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trong các FTA có một chương kỹ thuật về quy tắc xuất xứ, mà các hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng được quy tắc này. Có một thực tế, theo thống kê của Bộ Công thương, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan của hàng hóa xuất khẩu theo hiệp định AANZFTA không cao, cụ thể trong giai đoạn đầu thực hiện FTA này, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan chỉ là 8.9% năm 2010 và 15.9% năm 2011; và sau 7 năm thực hiện tỷ lệ này cũng chỉ đạt 33% năm 2017. Bảng 7: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan AANZFTA Năm 2010 2011 2012-2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ 8,9 15,9 - 28,1 34 33 34 (%) Nguồn: VCCI-Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan Việt nam Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan vào thị trường Australia không có sự cải thiện qua các năm, và so với các thị trường khác thì tỷ lệ này khá thấp (vì dụ năm 2018 tỷ lệ này ở thị trường Ấn Độ là 72%; tiếp theo là thị trường Chile và Hàn Quốc với tỷ lệ lần lượt là 67% và 60%. Thứ hai là khả năng vượt rào cản phi thuế quan của hàng hóa Việt nam vào thị trường Australia Bên cạnh các cam kết về cắt giảm thuế quan, các FTA cũng bao gồm một số các cam kết về hàng rào phi thuế quan như các yêu cầu về SPS, TBT, các biện pháp phòng vệ thương mại. Đặc biệt, Australia là một trong số những nước có “truyền thống” áp dụng thường xuyên và khắt khe các biện pháp phi thuế, đặc biệt SPS đối với hàng hóa nhập khẩu. Có thể nói để xuất khẩu vào thị trường Australia thì thuế quan không phải là trở ngại mà trở ngại chính là các rào cản phi thuế quan. Theo số liệu WITS của Ngân hàng Thế Giới điều tra mức độ sử dụng các biện pháp phi thuế quan (NTM) của 75 quốc gia thì Australia có tỷ lệ tần suất sử dụng các biện pháp NTM là 61.80%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình 43.04% của 75 nước được điều tra; tỷ lệ bao phủ NTM là 77,52 cao hơn so với tỷ lệ trung bình 71,98% của 75 nước được điều tra. Các lĩnh vực có tỷ lệ bao phủ NTM và tỷ lệ tần suất NTM cao nhất được thể hiện ở bảng 8 342
  12. Bảng 8: Lĩnh vực nhập khẩu vào Australia bị áp dụng NTM cao nhất Lĩnh vực Tỷ lệ bao phủ NTM (%) Tỷ lệ tần suất NTM (%) Động vật 99,89 95,72 Dệt may 99,78 99,09 Thực vật 99,23 93,37 Nhiên liệu 97,88 50,00 Thực phẩm 96,65 93,66 Phương tiện giao thông 96,44 89,06 Giày dép 91,31 68,09 Máy móc và thiết bị điện tử 91,04 84,01 Hóa chất 80,78 42,26 Tất cả sản phẩm nhập 77,52 61,08 khẩu Nguồn: WITS, Ngân hàng Thế giới, truy cập tháng 3/2020 Ghi chú: 1/Chỉ số tỷ lệ tần suất xuất hiện NTM (NTM Frequency Ratio) là tỷ lệ phần trăm số lượng sản phẩm bị áp đặt bởi một hoặc nhiều biện pháp phòng vệ thương mại. 2/ Chỉ số tỷ lệ bao phủ NTM ( NTM Coverage Ratio) là tỷ trọng thương mại của một nhóm sản phẩm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị nhập khẩu của nhóm sản phẩm giao dịch bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng vệ thương mại và tổng giá trị nhập khẩu của tất cả các sản phẩm . Ngoài ra Australia cũng duy trì nhiều quy định về các biện pháp kỹ thuật như các yêu cầu về dán nhãn sản phẩm, quy cách tiêu chuẩn sản phẩm khá khắt khe gây nhiều khó khăn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận thị trường này. Nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đã bị từ chối trả về do không đáp ứng được một trong các quy định trên, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như rau củ quả. Hàng tháng Bộ Nông nghiệp Australia thực hiện kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng, dựa trên (1) kiểm tra vi sinh và chất gây dị ứng, (2) kiểm tra hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố toxin. Nếu vi phạm những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Australia, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng . Bảng 9: Thống kê số lượng hàng hóa NK vi phạm tiêu chuẩn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1/2020 Số ca vi 32 24 12 39 31 16 6 phạm Nguồn: Thương vụ Việt nam tại Australia Như vậy có thể thấy Australia là một thị trường khó tính với nhiều quy định nhập khẩu nghiêm ngặt khiến hàng hóa của Việt Nam dù có ưu đãi thuế quan cũng khó có thể tiếp cận được. Việc nước này áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và nhiều rào cản kỹ thuật ở mức cao nên đây là khó khăn lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam, đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp. 343
  13. Thứ ba, áp lực cạnh tranh từ các đối tác khác của Australia Là một đối tác FTA của Australia (theo AANZFTA và CPTPP), hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động của Việt Nam có lợi thế so với các đối tác không có FTA khác của Australia khi tiếp cận thị trường này, tuy nhiên, Việt Nam không phải là đối tác FTA duy nhất của Australia. Hiện tại quốc gia này có tới 11 FTA đã có hiệu lực với 20 đối tác, và 9 FTA khác đang đàm phán hoặc chưa có hiệu lực với 14 đối tác mới. Đáng chú ý là trong số các đối tác FTA hiện tại của Australia có những đối tác có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tương đồng cao với hàng hoá xuất khẩu của Việt nam như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc nên đây sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam Hơn nữa, đa số các nước này có năng lực cạnh tranh cao hơn Việt Nam. Theo Xếp hạng Năng lực Cạnh Tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt 61,5 điểm xếp thứ 67/141 trong khi Singapore thứ nhất (84,8 điểm), tiếp theo là Ma-lai-xi-a (74,6 điểm, xếp thứ 27), Thái Lan (68,1 điểm, xếp thứ 40), In-đô-nê-xi-a (64,6 điểm, xếp thứ 50). Từ những phân tích trên có thể thấy để gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang thị trường Australia cần những giải pháp lớn sau: Thứ nhất, định hướng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, hướng tới phát triển những sản phẩm xuất khẩu mà thị trường Australia có nhu cầu nhập khẩu cao, là nhóm hàng thủy sản, rau quả. Lý do là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước không thật sự bổ sung cho nhau, những hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt nam hiện nay (như nông sản, dệt may) thì không phải là những hàng hóa mà Australia có nhu cầu nhập khẩu cao. Tuy nhiên do sự khác biệt của ngành nông nghiệp nên những sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và thủy sản (là những sản phẩm có lợi thế của Việt nam) có cơ hội xâm nhập thị trường này. Nhóm hàng thủy sản: Do nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất, hàng năm, Úc nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD, khoảng 70% lượng thủy sản cho tiêu thụ nội địa, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ ba sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần. Các mặt hàng thủy sản chủ yếu được Australia nhập khẩu gồm các loại như: Cá hộp (28%), phi lê cá (21,1%), tôm (13,6%), mực - bạch tuộc (8,7%), các loại khác (7,3%) từ các nguồn nhập khẩu chính là: New Zealand (cá), Trung Quốc (tôm, mực), Thái Lan (cá ngừ), Việt Nam (cá basa, cá chẽm, tôm). Kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của Úc những năm qua tăng rất ấn tượng, từ 15 triệu USD năm 2011 lên 225 triệu USD trong năm 2014 (tăng 15 lần), năm 2016 tăng lên 186,4 triệu USD, năm 2017 do ảnh hưởng của dịch đốm trắng ở tôm nhưng vẫn đạt 185,06 triệu USD, đến năm 2018 giá trị tăng lên 197,5 triệu USD. Trong số các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50-60 nghìn tấn. Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn duy trì là nguồn cung tôm lớn nhất của Australia, chiếm 42% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Australia hơn cả Trung Quốc (23%) và Thái Lan (22%). Australia là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 7 của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. 344
  14. Như vậy đối với thủy sản, thị trường Australia có nhu cầu lớn đồng thời đây cũng là mặt hàng mà Việt nam có lợi thế, đây là cơ hội để sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường này, tuy nhiên thực tế là hiện nay Australia đặt ra rất nhiều các qui định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Điều này đòi hỏi ngành thủy sản cần phải hướng đến một nền sản xuất sạch hơn, chất lượng sản phẩm luôn phải đặt lên hàng đầu theo hướng hình thành chuỗi liên kết trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm xuất khẩu là kết quả của chuỗi sản xuất khép kín, tuân thủ quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường để có thể vượt rào cản kỹ thuật và cạnh tranh trên thị trường. Nhóm hàng rau quả: Australia là một trong số 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới mặc dù dân số chỉ 25 triệu người, nhưng người dân nước này rất ưa chuộng tiêu dùng trái cây tươi. Đây cũng là một đất nước đa văn hóa, với cơ cấu dân cư đa dạng, trong đó có khoảng 300.000 kiều bào Việt Nam sinh sống, chưa kể số lượng du học sinh Việt nam học tập tại Australia ngày càng tăng. Về khí hậu, Việt Nam và Australia nằm ở hai nửa bán cầu khác nhau nên vụ mùa thu hoạch thường trái ngược, là cơ hội để nông sản hai nước có thể xuất khẩu sang thị trường của nhau. Rau quả là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nhất của ngành nông nghiệp Việt nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2018 đạt 26,5%. Có những thời điểm, rau quả có mức tăng trưởng ngang bằng, thậm chí vượt qua cả cà phê, bỏ xa các mặt hàng chủ lực khác như gạo, tiêu, điều, Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 3,8 tỷ USD với thị trường tiêu thụ rộng khắp 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm, Australia nhập khoảng 1,7 - 2 tỷ USD rau củ quả, sau 12 năm đàm phán, ngày 17/4/2015, Australia đã cấp giấp phép nhập trái vải của Việt Nam, trái cây tươi đầu tiên được xuất khẩu sang Australia. Tiếp theo, tháng 8/2016, Australia cấp phép nhập trái xoài Việt Nam và ngày 24/8/2017 cấp phép cho trái thanh long, tháng 9/2019 lần đầu tiên trái nhãn đã có mặt trên thị trường Australia. Các sản phẩm hoa quả nhiệt đới của Việt nam xâm nhập thị trường Australia ngày càng nhiều được coi là một hướng đi đúng để tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này bởi vì việc hướng tới các thị trường ngách, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp các sản phẩm xuất khẩu giảm áp lực cạnh tranh, tiếp cận với thị trường. Thứ hai, cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ Theo Bộ Công Thương, hiện tại nguồn cung nguyên liệu nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Trong đó, các sản phẩm phụ trợ chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa sản xuất được các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có giá trị công nghệ cao. Hiện tại Việt Nam có khoảng 1,800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện nhưng chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia được vào mạng lưới cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia. Do vậy, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu từ nước ngoài. Việc phụ thuộc chủ yếu vào nguyên phụ liệu nhập khẩu không những làm cho giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam rất thấp, mà còn làm cho các doanh nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ của các FTA . 345
  15. Nhà nước cần có chính sách đầu tư nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ để phục vụ cho nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu đầu vào trung gian, tăng hàm lượng nội địa và đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các FTA giữa Việt Nam-Australia và CPTPP. Như đã phân tích ở trên, mặc dù nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam không phải là sản phẩm mà Australia có nhu cầu nhập khẩu cao nhưng hiện tại các sản phẩm này có giá trị xuất khẩu khá lớn và còn nhiều dư địa để xuất khẩu sang Australia. Vậy nên trong thời gian tới nếu ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta phát triển hơn thì nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt nam sẽ tận dụng được các ưu đãi về thuế quan, từ đó gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu. Thứ ba, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Thị trường Australia là một trong các thị trường khó tính bậc nhất trên thế giới, thực thi các rào cản bảo hộ thương mại hết sức khắt khe. Do vậy để có thể thâm nhập vào thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về các tiêu chuẩn quy định đối với hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt, các doanh nghiệp cần luôn ý thức việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Để nâng cao chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thì việc liên kết các doanh nghiệp và sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị là hết sức cần thiết. Khi sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ kiểm soát chất lượng và độ an toàn của sản phẩm tốt hơn, từ đó đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương, Hiệp định ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA), australianew-zealand-aanzfta 2. Bộ Công thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt nam 2018, Nhà xuất bản Công thương 3. ICT trademap 4. Trung tâm WTO, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2019), “Cơ hội thị trường Australia cho Việt Nam từ CPTPP và các FTA liên quan”, Báo cáo nghiên cứu. 5. Thương vụ Việt nam tại Australia, Cơ cấu thương mại dịch vụ của Australia truy cập tại 346