Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 19 trang Gia Huy 23/05/2022 1740
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_dac_diem_hoi_dong_quan_tri_den_hieu_qua_hoat_d.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Hoàng Thị Phương Anh; ThS. Vũ Minh Hà Trường Đại học Kinh tế TP.HCM vuminhha@ueh.edu.vn Tóm tắt Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của 10 ngân hàng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010-2018. Bằng việc sử dụng mô hình mô hình tác động ngẫu nhiên có hiệu chỉnh Robust Error, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị có mối tương quan cùng chiều có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động và số lượng các cuộc họp của hội đồng quản trị có mối tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động công ty. Từ khóa :Quản trị công ty, hiệu quả hoạt động, hội đồng quản trị, hoạt động ngân hàng, đa dạng giới tính Abstract This study is designed to test the effect of board characteristics on the performance of 10 banks listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) in the period from 2010-2018. By using random effect model with Robust Standard errors, empirical research results show that the pro - portion of female board members has a statistically significant positive correlation with perform - ance and the number of board meetings were negatively correlated with firm performance. Keywords: Corporate governance, performance, board of directors, banking, gender diversity 1. Giới thiệu Chủ đề nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp ngày càng được chú ý trong hơn hai thập niên gần đây. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, hệ thống tài tài chính quốc tế bị lung lay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu, mà một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc khủng hoản này là do những yếu kém sai lầm trong quản trị công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Việc cải thiện cấu trúc quản trị của công ty hầu hết được chấp nhận là nền tảng cho các hoạt động kinh tế lâu dài của các công ty. Cấu trúc quản trị công ty được cho là tốt khi nó giúp giảm thiểu rủi ro, thu hút nhà đầu tư, tận dụng các cơ hội đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động công ty cũng như năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Quản trị công ty hiệu quả giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tổn thương trước các cuộc khủng hoảng, giúp 1288
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 “thúc đẩy các giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động có năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ thống cho các quốc gia” (-International Finance Corpo - ration và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2006). Cùng với đó là khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chỉ mới đưa vào áp dụng các quy định về quản trị công ty. Các văn bản quy phạm về quản trị công ty mang tính bắt buộc còn ít chỉ có Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng; Thông tư 95/2017/TT-BTC ngày 22/9/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP; Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, còn các tài liệu khác liên quan đến quản trị công ty thì cũng có nhưng không bắt buộc thực hiện như hướng dẫn thực thi quản trị công ty theo nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Sổ tay quản trị công ty, các Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty. Trong khi các nước trên thế giới đã và đang cập nhật các quy chế quản trị công ty vào hệ thống luật pháp của quốc gia, thì ở Việt Nam vẫn còn sử dụng các quy chế quản trị công ty được ban hành từ nhiều năm trước. Trong “Báo cáo đánh giá quản trị công ty các doanh nghiệp niên yết tại Việt Nam năm 2018”, sau khi xây dựng các tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá từ 0-104, các doanh nghiệp được chọn để thực hiện đánh giá bao gồm các doanh nghiệp nằm trong danh mục chỉ số VNX Allshare - các doanh nghiệp đảm bảo về các chỉ số vốn hóa, tỷ lệ tự do chuyển nhượng và thanh khoản, cho thấy có 70 % doanh nghiệp được chọn đánh giá có điểm từ 50-70, các doanh nghiệp đạt trên 70 điểm chỉ chiếm 4% doanh nghiệp được chọn đánh giá, các doanh nghiệp chỉ đạt 64,4% yêu cầu tuân thủ và 31,7% yêu cầu thông lệ tốt. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng vào quản trị công ty, hoặc có chăng là họ chỉ dừng lại ở mức tuân thủ pháp luật, còn việc áp dụng các quy chế quản trị tiên tiến còn hạn chế. “Việc đáp ứng quản trị công ty theo tiêu chuẩn thẻ điểm của Quản trị công ty Việt Nam (VCGS - Viet Nam Corporate Governance Score) vẫn còn là thách thức với đa số doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Tại Việt Nam, khuôn khổ quản trị doanh nghiệp chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển. Trong giới học thuật, quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam đã được Nguyen (2008) tiếp cận nhiều góc độ pháp luật và xem xét pháp lý, xem xét định tính của Le và Walker (2008) và cách tiếp cận định lượng của Võ và Phan (2013a, b, c, d). Tuy nhiên, mặc dù các nghiên cứu của Vo và Phan (2013) đã đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp, ước tính của họ về hiệu suất của các công ty là tương đối hạn chế. Do đó, tầm quan trọng của chủ đề về quản trị doanh nghiệp và nới lỏng các hạn chế đối với các phép đo hiệu suất của công ty đã cung cấp các lý do chính để thực hiện nghiên cứu này để cung cấp bằng chứng thực nghiệm khác về vấn đề này để tranh luận them. Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là trung gian tài chính, cung cấp và phân bổ vốn cho nền kinh tế, là kênh truyền dẫn các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, do đó vấn đề quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng lại càng quan trọng hơn. Một sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Các nghiên cứu trước đây hầu như chỉ nghiên cứu sự tác động của quản tri công ty đối với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp phi tài chính. Cùng với đó là có sự khác biệt giữa quản trị công ty và quản trị ngân hàng là do: Quy mô ảnh hưởng của ngân hàng lớn hơn các công ty phi tài chính; hoạt động ngân hàng sử dụng đòn bẩy lớn hơn rất nhiều so với công ty tài chính; hoạt động của ngân hàng 1289
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 chịu nhiều áp đặt của các quy tắc; cấu trúc vốn phức tạp hơn các công ty phi tài chính; tính phức tạp của hoạt động ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị công ty trong các ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động, bài nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động. Dựa trên các cơ sở lý luận đó, tác giả tiến hành kiểm định thực nghiệm đối với các ngân hàng niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Từ cơ sở lý luận và các kết quả thực nghiệm sẽ góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về quản trị công ty, từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là kiểm định nhằm đưa ra bằng chứng về sự tác động của đặc điểm hội đồng quản trị và cấu trúc đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau: Có hay không tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động? Các đặc điểm của hội đồng quản trị tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1 Các nghiên cứu ngoài nước Theo Williamson (1988), công ty sẽ tổ chức các giao dịch nhằm tối thiểu hóa chi phí giao dịch (giảm bớt được tính duy lý hạn chế, đồng thời bảo vệ các giao dịch này khỏi những rủi ro của tính cơ hội chủ nghĩa). Tính duy lý hạn chế được hiểu là hành vi duy lý một cách chú ý, nhưng chỉ duy lý một cách có giới hạn và cơ hội chủ nghĩa, đó là điều kiện tìm kiếm lợi ích riêng với sự láu cá. Arrow (1969) đã định nghĩa các chi phí giao dịch là “các chi phí vận hành hệ thống kinh tế”. Bài nghiên cứu cũng đưa đến nhận định sau: “lợi thế kinh tế do chi phí giao dịch được hiện thực hóa bằng cách gán các giao dịch (vốn có các thuộc tính khác nhau) với các cấu trúc quản trị (vốn là những khung tổ chức mà trong khung này tính toàn vẹn của quan hệ hợp đồng được quyết định) theo một cách thức phân biệt sáng suốt. Vì vậy, cần phải nhận dạng các thuộc tính xác định của các giao dịch, cần phải mô tả các thuộc tính thích nghi và động cơ khuyến khích của các cấu trúc quản trị thay thế khác nhau”. Xem xét công ty là một tổ chức kinh tế, lợi ích công ty sẽ được tối đa khi tối thiểu hóa chi phí giao dịch bằng cách sử dụng các cấu trúc quản trị công ty phù hợp. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị yếu kém làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư bên ngoài. Ở một nghiên cứu thực nghiệm khác, Bhagat và Bolton (2008) cũng chỉ ra rằng quản trị doanh nghiệp tốt có ảnh hưởng tích cực đến thành quả hoạt động của công ty. Claessens (2006) khẳng định, quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài, từ đó giảm chi phí vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động. Theo Kang và cộng sự (2007) và Ferreira (2010), cấu trúc hội đồng quản trị cùng với sự đa dạng về nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, dân tộc, v.v có hiệu quả trong việc bảo vệ tốt hơn lợi ích của cổ đông và các bên liên quan khác cũng như là nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Kang và cộng sự (2007) cho rằng khả năng áp dụng cấu trúc quản trị công ty của nước này cho nước khác là hạn chế, khó thực hiện do sự khác biệt giữa các quốc gia về môi trường pháp lý kinh tế, văn hóa, quy mô thị trường. Sự đa dạng của hội đồng 1290
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 quản trị như một khái niệm quản trị doanh nghiệp gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, giám đốc, cổ đông và các nhà nghiên cứu khoa học tài chính (Jo - hansen, 2008). Shrader và cộng sự (1997) đã kiểm chứng mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính của công ty với sự đa dạng giới tính ở cấp quản lý cấp trung và cấp cao, một công ty có tỷ lệ nữ giới cao thường có ROS, ROA, ROI và ROE cao. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực về sự đa dạng giới tính của hội đồng quản trị đối với hiệu suất hoạt động. Burke (2000) đã tìm thấy các hệ số tương quan dương đáng kể giữa số lượng giám đốc nữ và doanh thu, tài sản và khả năng sinh lợi cho các công ty Canada. Fondas (2000) lập luận rằng sự hiện diện của các nữ thành viên hội đồng quản trị giúp hội đồng quản trị thực hiện các chức năng chiến lược, nữ giới có nhiều lợi thế hơn về các kỹ năng để hiểu khách hàng và thị trường, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc có sự xuất hiện của thành viên nữ đồng thời cũng là thành viên độc lập trong hội đồng quản trị thể hiện tính độc lập và khách quan của hội đồng quản trị. Farrell và Hersch (2005), nghiên cứu đã phân tích 273 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ trong giai đoạn 2011 đến 2015, xem xét tác động của thành viên nữ trong hội đồng quản trị và chính sách cổ tức, phát hiện ra rằng thành viên nữ trong hội đồng quản trị thường đại diện tốt hơn cho lợi ích của cổ đông. Smith và cộng sự (2006), nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu bao gồm 2500 công ty ở Đan Mạch từ 1993- 2001, tiết lộ rằng tỷ lệ nữ cao trong nhóm các công việc quản lý công ty, hàm ý bao gồm cả thành viên hội đồng quản trị là nữ, có xu hướng có tác động tích cực đến hiệu suất công ty. Adams và Ferreira (2009), với mẫu dữ liệu gồm 8.253 quan sát của các công ty thuộc Standard & Poor’s (S&P) 500, S&P MidCaps 400, and S&P SmallCap 600 vào khoảng hơn 1500 công ty, phát hiện ra rằng thành viên nữ trong hội đồng quản trị giúp cải thiệu hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị. Theo Yermack (1996), với nghiên cứu sử dụng số liệu của 452 tập đoàn công nghiệp lớn tại Mỹ, quy mô hội đồng quản trị có mối quan hệ ngược chiều với hiệu suất hoạt động, vì vậy khi quy mô hội đồng tăng lên sẽ nảy sinh vấn đề tương tác, phối hợp và giảm khả năng quản lý của hội đồng quản trị, các quyết định sẽ khó được sự đồng thuận của tất cả các thành viên, từ đó dẫn đến các vấn đề đại diện, hiệu quả của các quyết định. Nghiên cứu của Rashid và Islam (2013), xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại thị trường đang phát triển Malaysia lại tìm thấy kết quả cũng cho thấy quy mô hội đồng quản trị lớn hơn có thể thực hiện phối hợp, tương tác và ra quyết định tốt hơn so với các hội đồng quản trị nhỏ hơn. Sami và cộng sự (2011) nhận thấy rằng các công ty có hệ thống quản trị tốt hơn sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn và được định giá cao hơn. Dalton và cộng sự (1998) đã phát hiện ra rằng có mối quan hệ giữa thành viên độc lập của hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của CEO và hiệu suất công ty. Kết quả cho thấy rằng cả thành phần độc lập của hội đồng quản trị cũng như cơ cấu lãnh đạo hội đồng quản trị (sự kiêm nhiệm của CEO) luôn có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu suất công ty. Rhoades và cộng sự (2001) đã tìm thấy một mối quan hệ đáng kể giữa sự kiêm nhiệm của CEO và hiệu suất công ty. Chen và Jaggi (2000) đã xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động và chính sách cổ tức trong các công ty hoạt động tại Hồng Kông và tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa sự kiêm nhiệm và Tobin Q (đối với các công ty lớn), nhưng không có mối quan hệ nào được tìm thấy giữa sự kiêm nhiệm và lợi nhuận trên tài sản (ROA) hoặc lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Abdul 1291
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 và cộng sự (2006) lập luận rằng số lượng cuộc họp ủy ban kiểm toán ít hơn sẽ cải thiện hiệu quả tài chính của công ty vì nó làm giảm chi phí phát sinh thêm trong cuộc họp. Majumdar (1997) chỉ ra rằng có một mối quan hệ trái chiều giữa đòn bẩy và hiệu suất công ty. Peni và Vahamaa (2012) đã điều tra rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Burson (2007) đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận công ty. Finch và Shivdasani (2006) chỉ ra rằng các nhà quản trị nắm giữ hơn 3 vị trí sẽ dẫn đến một hệ thống quản trị yếu kém, làm giảm hiệu quả hoạt động. Mangena và Tauringana (2008) lập luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa tần suất của các cuộc họp Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của một công ty. Adnan (2011) nhận thấy rằng trong số các biến quản trị doanh nghiệp, quy mô hội đồng quản trị nhỏ hơn và tỷ lệ sở hữu khối cao hơn dường như luôn dẫn đến hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, phần còn lại của các biến quản trị doanh nghiệp dường như không có tác động đáng kể và rõ ràng đến hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của Othman (2014), xem xét tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động của 80 công ty trên thị trường tài chính Dubai, trong giai đoạn 2010-2011. Kết quả cho thấy rằng một cấu trúc quản trị công ty tốt giúp cải thiện hiệu quả hoạt động. Danoshana và Ravi - vathani (2013), kết luận rằng có ảnh hưởng giữa quản trị công ty lên thành quả hoạt động của 25 trung gian tài chính ở Sri Lanka giai đoạn từ năm 2008-2012, biến phụ thuộc bao gồm: ROA và ROE; biến độc lập có tác động đến hiệu quả hoạt động như: quy mô hội đồng quản trị, mức độ thường xuyên của các cuộc họp hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Nghiên cứu của Al-Sahafi và cộng sự (2015), sử dụng mẫu nghiên cứu của 11 ngân hàng tại Saudi Arabia, giai đoạn 2009- 2012, tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động được đo lường bằng các biến ROE, ROA, Tobin’Q; mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả hoạt động và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính; ảnh hưởng của đặc điểm ban kiểm soát (quy mô, thành viên độc lập) lên hiệu quả hoạt động không được tìm thấy trong nghiên cứu này. Naushad and Malik (2015), lựa chọn mẫu nghiên cứu bao gồm 24 ngân hàng trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC - Gulf Cooperation Council), trong giai đoạn 2013-2014, kết luận quy mô hội đồng quản trị nhỏ mang lại hiệu quả giám sát cao (Soba, Erem & Ceylan, 2016), xem xét mối quan hệ giữ quản trị công ty và hiệu quả hoạt động, dữ liệu được sử dụng bao gồm 10 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005-2015, cho thấy quy mô hội đồng quản trị cũng như là các ủy ban có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Grove và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu trên 236 ngân hàng thương mại đại chúng ở Hoa Kỳ từ năm 2005-2008 để tìm hiểu tác động quản trị doanh nghiệp đối với hoạt động của ngân hàng, tìm thấy quy mô hội đồng quản trị có mối tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động. 2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Trong bài nghiên cứu của Vo & Nguyen (2014) cũng cho thấy rằng một số đặc điểm của Hội đồng quản trị có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty, ủng hộ việc quản trị công ty có tác động đến thành quả hoạt động, họ cho rằng các công ty phải chăng nên cho CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị là một người, vì trong kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi có sự kiêm nhiệm này ảnh hưởng tích cực đến thành quả công ty. Việc lương thưởng cho CEO không nên là thưởng bằng cổ phiếu mà nên thưởng bằng tiền mặt vì theo kết quả nghiên cứu thì sở hữu cổ phiếu cao 1292
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 của CEO không làm tăng hiệu suất công ty. Lê Quang Cảnh, Lương Thái Bảo và Nguyễn Vũ Gia Hùng (2015) thực hiện nghiên cứu quản trị công ty với hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam với mẫu là 500 doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam trong năm 2013 cho thấy, quản trị công ty tốt sẽ mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp. Xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hà (2016) sử dụng các biến quy mô hội đồng quản trị, số lượng thành viên nữ, trình độ học vấn của hội đồng quản trị, kinh nghiệm của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên độc lập của hội đồng quản trị và cổ đông lớn đại diện cho biến quản trị công ty, nghiên cứu dữ liệu của 16 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quy mô hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động; thời gian hoạt động, cổ đông lớn, số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu suất hoạt động; các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình và Hoàng Thị Hương Giang (2012): Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 11 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011. Bài nghiên cứu sử dụng các biến quy mô hội đồng quản trị, sở hữu nước ngoài đại diện cho quản trị công ty, biến kiểm soát được sử dụng là hệ số an toàn vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô hội đồng quản trị có tác động tích cực với hiệu quả hoạt động ngân hàng, tác giả cho rằng kinh nghiệm và năng lực của thành viên hội đồng quản trị sẽ đa dạng hơn so với một hội đồng quản trị có quy mô nhỏ hơn, điều đó giúp hội đồng quản trị đưa ra các quyết định được chính xác hơn. Sở hữu nước ngoài có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động, lý do được đưa ra là mặc dù các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm, chuyên môn về quản trị công ty cao hơn Việt Nam nhưng do các tổ chức này chỉ dừng lại ở mức góp vốn và không chuyển giao các kinh nghiệm và chuyên môn đó nên lợi ích từ đầu tư nước ngoài vào ngân hàng không nhất thiết làm tăng hiệu quả hoạt động, cùng với đó là các quan niệm về đầu tư giữa trong nước và ngoài nước có sự khác biệt, một bộ phận lãnh đạo có thể khó chấp nhận các tiến bộ mới trên thế giới, lo sợ rằng khi áp dụng các nguyên tắc mới các ngân hàng có thể bị thâu tóm. Thời gian được chọn để làm mẫu nghiên cứu ngắn, do đó có thể mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động có thể không được rõ ràng, điều đó hàm ý rằng cần có thời gian dài hơn (từ khoảng 10 năm) để có cái nhìn khách quan hơn về sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tác giả cũng cho rằng, giai đoạn nghiên cứu nằm trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do đó các ước lượng có thể cá biệt và thay đổi khi xem xét ở khung thời gian dài hơn. Mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động cũng khác nhau giữa các thị trường khác nhau. 2.3. Các giả thiết nghiên cứu Với những tìm hiều về các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty, tác giả đã xây dựng hệ thống giả thiết nghiên cứu như sau: H1: Sự đa dạng về giới tính trong Hội đồng quản trị có tác động đến thành quả công ty Erhardt và cộng sự (2003) lập luận rằng các phân tích tương quan và hồi quy về tính đa dạng của hội đồng có liên quan tích cực với các chỉ số tài chính về hiệu suất của công ty. Adler (2001) cho thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa các công ty thân thiện với nữ giới và lợi nhuận của công ty. Carter và cộng sự (2003) đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự đa 1293
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 dạng của hội đồng quản trị (về nữ giới và dân tộc thiểu số) và giá trị doanh nghiệp. Smith và cộng sự (2006) đã xem xét ba lý do khác nhau để nhận ra tầm quan trọng của nữ giới trong Hội đồng quản trị. Đầu tiên, các thành viên hội đồng quản trị nữ thường hiểu rõ hơn về thị trường so với các thành viên nam. Như vậy, sự hiểu biết này sẽ tăng cường các quyết định của hội đồng quản trị. Thứ hai, các thành viên hội đồng quản trị nữ sẽ mang lại hình ảnh tốt hơn trong nhận thức của cộng đồng đối với một công ty và điều này sẽ đóng góp tích cực vào hiệu suất của công ty. Thứ ba, các thành viên hội đồng quản trị khác sẽ tăng cường hiểu biết về môi trường kinh doanh khi các thành viên hội đồng quản trị nữ được bổ nhiệm. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các thành viên hội đồng quản trị nữ có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên nữ cơ sở trong một doanh nghiệp. Do đó, hiệu suất của công ty được cải thiện trực tiếp và gián tiếp với sự có mặt của các thành viên hội đồng quản trị nữ. H2: Quy mô hội đồng quản trị có tác động đến thành quả hoạt động của công ty Jensen (1994) tiết lộ rằng quy mô hội đồng quản trị lớn hoạt động kém hiệu quả hơn một hội đồng quản trị có quy mô nhỏ, ông cho rằng kích thước bảng tối ưu nên từ 7 đến 9 thành viên. Yermack (1996) và Ozkan (2011) ủng hộ lập luận quy mô hội đồng quản trị nhỏ mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn, là do các thành viên trong hội đồng quản trị dễ dàng tương tác, hạn chế các xung đột, bất đồng quan điểm. Chancharat và cộng sự (2012) cho rằng quy mô hội đồng quản trị nhỏ giúp tăng khả năng phối hợp giữa các thành viên, giảm thiểu vấn đề “kẻ thụ hưởng miễn phí” (free-rider). Tuy nhiên, Johl và cộng sự (2015) chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị có liên quan tích cực đến hiệu suất của công ty. Monks và Minow (1995), Uadiale (2010) cho rằng quy mô hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, quy mô hội đồng lớn thì mang lại hiệu quả tốt hơn một hội đồng quản trị có quy mô nhỏ hơn là do các thành viên có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hơn, việc giám sát Ban điều hành của Hội đồng quản trị trở nên sát sao hơn, do công việc được phân bổ cho nhiều người (Reddy và cộng sự, 2010). Dal - ton và cộng sự (1998) cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa kích thước bảng và hiệu suất công ty. Nuryanah và Islam (2011) đã chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu suất của công ty càng tốt. H3: Ban kiểm toán của công ty có tác động đên thành quả hoạt động công ty DrorParnesa (2011) phát hiện ra rằng một ủy ban kiểm toán hiệu quả được đo lường bởi một số lượng lớn các chuyên gia trong ủy ban giúp tăng cường chất lượng báo cáo tài chính. Ab - bott và Parker (2000) cho thấy mối quan hệ nghịch đảo đáng kể giữa ủy ban kiểm toán và hoạt động của công ty. Kyereboah-Coleman (2008) cho rằng các cuộc họp thường xuyên của ban kiểm toán có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Anderson và cộng sự (2004) cho thấy quy mô của ủy ban kiểm toán lớn tạo ra nhiều nguồn lực hơn từ đó tăng khả năng giám sát các hệ thống báo cáo tài chính và kiểm soát nội bộ trong một công ty do đó hiệu quả hoạt động được nâng cao, tạo điều kiện thảo luận giữa các thành viên ủy ban kiểm toán (DeZoort and Salterio, 2001). H4: Số lượng các cuộc họp của Hội đồng quản trị tác động đến thành quả công ty Ntim (2009), Ntim và Osei (2011) phát hiện ra rằng tần suất họp hội đồng quản trị cao hơn có thể dẫn đến chất lượng giám sát quản lý cao hơn và do đó tác động tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Peng và cộng sự (2007) tiết lộ rằng tham dự cuộc họp thường xuyên được 1294
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 coi là một đặc điểm của giám đốc có trách nhiệm. Vafeas (1999) cho rằng tần suất các cuộc họp hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty do các cuộc họp gây ra các tổn thất về thời gian cũng như là tiền của, tuy nhiên nghiên cứu cũng nhận thấy hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên một năm sau đó là do tần suất xảy ra các cuộc họp thường xuyên, các quyết định được thảo luận kỹ và hiệu quả, cũng như là chức năng giám sát của hội đồng quản trị được thực hiên tối đa, từ đó cải thiện hoạt động kinh doanh; các doanh nghiệp có kinh nghiệm sẽ tổ chức các cuộc hợp với tần suất thích hợp điều đó không chỉ giảm các chi phí mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho công ty. Irshad và Ali (2015) đã phát hiện ra rằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, tần suất các cuộc họp và quy mô hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của công ty được đo thông qua chỉ số Tobin’Q và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). H5: Quy mô công ty có tác động đến thành quả hoạt động Majumdar (1997) đã nghiên cứu tác động của quy mô doanh nghiệp đến lợi nhuận và hiệu suất hoạt động của một công ty và thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu suất công ty. Burson (2007) tiết lộ rằng quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với ROA (một trong những thước đo hiệu quả hoạt động công ty). Ghazali (2010) lập luận rằng có một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả quả hoạt động, các công ty lớn được dự đoán có lợi nhuận cao hơn là do quy mô kinh tế, khả năng có được nguồn vốn rẻ hơn, cũng như là việc đa dạng hóa ngành nghề trong công ty. H6: Đòn bẩy tài chính có tác động đến thành quả hoạt động Abor (2007) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa quản trị doanh nghiệp và đòn bẩy; xác định rằng các công ty có thực tiễn quản trị doanh nghiệp tốt có nhiều cơ hội nhận được nợ hơn so với các doanh nghiệp không thực hiện quản trị doanh nghiệp tốt. Kết quả cũng cho thấy các công ty có cấp độ quản trị công ty tốt có thể trả hết nợ, lãi đúng hạn. Kyereboah-Coleman và Biekpe (2006) cũng cho thấy rằng đòn bẩy có mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa với hiệu quả hoạt đông. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu nghiên cứu Tác giả đã thu thập dữ liệu của 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng- Bảo hiểm được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ năm 2010-2018, với tổng số lượng quan sát là 90 quan sát, được tổng hợp từ các Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty. Các báo cáo này được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008- 2009, các doanh nghiệp đã có cái nhìn khác hơn về tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, trong nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thì ngân hàng càng đóng vai trò quan trọng, cung cấp và huy động vốn, tạo động lực cho phát triển kinh tế, công cụ điều tiết của ngân hàng. Một sự bất ổn trong quản trị ngân hàng sẽ làm lung lay hệ thống tài chính quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Nhận thấy được điều đó, sau khi khủng hoảng, Ngân hàng nhà nước đã có những quyết định về tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại, và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. 1295
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3.2 .Mô hình nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị và cấu trúc quản trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu của Gupta (2018). Mô hình 1: ROE = β0 + β 1BDV + β2BSIZE it + β3AUCOMit + β4BMET it + β5BHS it + β6DUAL it t + β7FMZ it + β8LEV it + εit Mô hình 2: MPS = β0 + β 1BDV + β2BSIZE it + β3AUCOM it t + β4BMET it + β5BHS it + β6DUAL it + β7FMZ it + β8LEVit + εit Áp dụng mô hình vào thực tế ở Việt Nam, tác giả nhận thấy cần phải thay đổi số biến trong mô hình, có nghĩa là tác giả sẽ loại hai biến DUAL và BHS ra khỏi mô hình, bởi vì các lý do sau: - Loại bỏ biến DUAL (sự kiêm nhiệm của Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc) là do theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam: căn cứ khoản 32, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, “ 32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng”; căn cứ khoản 1, Điều 34, luật Các tổ chức tính dụng số 47/2010/QH12 “ 1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người điều hành của tổ chức tín dụng đó ”, như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc/Giám đốc, biến DUAL không phù hợp cũng như không có giá trị trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu; - Loại bỏ biến BHS (tỷ lệ thành viên sở hữu số lượng cố phần trên 5% vốn cổ phần công ty) là do theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam: căn cứ vào khoản 1, Điều 55: “ 1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; ”, như vậy tỷ lệ sở hữu ngân hàng ở Việt Nam bị kiểm soát bởi các quy định pháp lý, làm cho biến BHS trở nên không phù hợp và không có giá trị. Qua xem xét ở một tỷ lệ sở hữu cổ phần khác, tác giả không tìm thấy bằng chứng cũng như là nền tảng vững chắc để sử dụng tỷ lệ đó. Từ những căn cứ và lý do được nêu trên, do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: Mô hình 1: ROE i,t = β0 + β1BDV + β2BSIZE it + β3AUCOM it + β4BMET it + β5BHS it + ε β6LEV i,t + i,t β β β Mô hình 2: MPS i,t = β0 + β 1BDV i,t + 2BSIZE i,t + 3BMET i,t + 1AUCOM i,t + β β ε 5FMZ i,t + 6LEV i,t + i,t 1296
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng1: Mô tả các biến trong mô hình Biến Diễn giải Cách tính Nguồn tham khảo ROE (Return on tỷ suất sinh lơi trên vốn lợi nhuận ròng chia Akpan và Roman BIẾN Equity) chủ sở hữu Vốn cổ phần (2012), Tomar và PHỤ Bino (2012) THUỘC MPS giá thị trường của cổ trung bình của giá thị Uwuigbe (2013), (Market price per phiếu trường của cổ phiếu ở Malik (2012), share) đầu năm và cuối năm Walker (2013) BDV biến số đo lường sự đa tỷ trọng thành viên là Dutta và Bose (Board diversity) dang (về giới tính) trong nữ trong HĐQT, được (2006); Julizaerma BIẾN Hội đồng Quản trị tính bàng cách lấy số và Sori (2012); ĐỘC lượng thành viên nữ Ekadah và Mboya LẬP chia cho tổng số lượng (2012); Marinova, thành viên của Hội Plantenga và Re - đồng quản trị; mery (2010) BSIZE (Board biến số đo lường quy mô số lượng thành viên Akpan và Roman size) HĐQT trong HĐQT (2012), Tanna và cộng sự (2011), Aygun và cộng sự (2014) AUCOM biến số về quy mô của tính bằng số lượng Anderson và cộng (Audit committee) ban kiểm soát thành viên trong ban sự (2004); DeZoort kiểm soát và Salterio (2001); Archambeault và cộng sự (2008) BMET số lượng các cuộc họp Vafeas (1999); (Board meeting) của HĐQT trong năm Ilaboya và Obaretin (2015), Ghosh (2007) FMZ (Firm size) Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên của Burson (2007), BIẾN tổng giá trị tài sản Ekwe và Duru KIỂM (2012) SOÁT LEV (Leverage) Đòn bẩy tài chính Tổng nợ trên Tổng Abor (2007) vốn chủ sở hữu Bên cạnh việc sử dụng hồi quy dữ liệu theo phương pháp Pooled OLS, phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng cũng được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu, do các đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả tiến hành chạy hồi quy theo mô hình Hiệu ứng cố định (Fixed effect Model) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Ramdon effect Model). Tiến hành các kiểm định như F-test, hausman test để lựa chọn mô hình thích hợp. Khi xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi 1297
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 sử dụng mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh (Robust standar Error) để khắc phục. Kết quả nghiên cứu Bảng 2. Kết quả nghiên cứu 3 mô hình hồi quy (Pooled OLS, FEM, REM) với các biến phụ thuộc lần lượt là ROE và MPS Biến ROE MPS Pooled OLS FEM REM Pooled OLS FEM REM BDV 0.053 0.264 0.0707 -15466.66 -10785.31 -14084.20* (0.326) (0.007) (0.239) (0.07) (0.21) (0.078) BSIZE -0.014 -0.005 -0.012 -1099.34* 806.22 391.34 (0.001) (0.335) (0.007) (0.06) (0.174) (0.463) BMET 0.012 -0.001 -0.0008 84.97 -856.62 -972.08 (0.409) (0.001) (0.003) (0.107) (0.571) (0.522) AUCOM -0.0006 -0.007 0.006 -746.49 -20.62 -8.73 (0.007) (0.635) (0.649) (0.58) (0.457) (0.745) FMZ 0.079 0.068 0.039 22727.58 8117.23 7686.95 (0.001) (0.000) (0.001) (0.00) (0.004) (0.001) LEV -0.001 -0.003 -0.0021 -369.61 668.45 396.58 (0.514) (0.166) (0.357) (0.31) (0.061) (0.221) Constant -0.437 -1.093 -1.0931 -159297.6 -151758.20 -133697.30 (0.019) (0.002) (0.002) (0.00) (0.004) (0.003) Adj R- R-sq= 0.2532 R-sq: R-sq: R-sq= 0.483 R-sq: R-sq: squared within = 0.3105 within = 0.2416 within = 0.603 within =0.591 Between = 0.065 Between= 0.2877 between= 0.0283 Between = 0.062 overall = 0.13 overall =0.2462 overall = 0.217 overall = 0.269 F-test F(6.71) = 4.13 Prob > F =0.000 F(6.45) = 15.35 Prob > F =0.000 LM (*) Chi2(01) = 3.24 Prob > chi2 = 0.035 Chi2(01) = 39,65 Prob > chi2 = 0,000 Hausman chi2(6) = 7.05 Prob>chi2= 0.316 chi2(6) = 11,89 Prob>chi2= 0,0644 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata , và * lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10% Với (*) LM: Kiểm định nhân tử Lagrange (Breusch-Pagan Lagrange multiplier) Thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình, kết quả thống kê cho thấy rằng mô hình REM là phù hợp để đánh giá tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và mối tương quan giữa các biến số đó được trình bày trong bảng 3. 1298
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 3. Tóm tắt tác động của các biến số về đặc điểm hội đồng quản trị, cấu trúc quản trị đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Mối tương quan Các biến số ROE MPS BDV Không tương quan - BSIZE - Không tương quan BMET - Không tương quan AUCOM Không tương quan Không tương quan FMZ + + LEV Không tương quan Không tương quan Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả hMột số nghiên cứu có kết quả tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả: Tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị và kích thước hội đồng quản trị có tương quan nghịch với MPS và có ý nghĩa thống kê, riêng tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị có mối quan hệ ngược chiều đối với MPS chấp nhận ở mức ý nghĩa là 10%. Mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động tính theo thang đo MPS tương đồng với nghiên cứu của Cheng (2008), Florackis và Ozkan (2004), Byard và cộng sự (2006). Tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động thông qua giá trị cổ phiếu, điều này trái ngược với một số nghiên cứu trước đây cho rằng việc có thành viên nữ trong hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, như Vera và Campbell (2007), Likewise và Adams (2008). Số lượng cuộc họp hội đồng quản trị và logarit tự nhiên của tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu. Một sự gia tăng các cuộc họp hội đồng quản trị sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động thể hiện qua giá cổ phiếu, điều này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng tần suất của các cuộc họp hội đồng quản trị có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động như các nghiên cứu của Ntim và Osei (2011), Irshad and Ali (2015), Akpan (2015), Brick và Chidambaran (2007); Tong, Junarsin, và Davidson (2013). Các cuộc họp thường xuyên giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đang gặp phải một cách nhanh chóng. Không tìm thấy bằng chứng thống kê về mối quan hệ giữa quy mô ban kiểm soát và hiệu quả hoạt động. Quy mô công ty có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động công ty, phù hợp với các nghiên cứu của Hall và Weiss (1967), Fiegen - baum và Karnani (1991), Majumdar (1997). Qua bảng kết quả hồi quy, chúng ta thấy biến BDV và ROE không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê, tức là tỷ trọng thành viên nữ trong hội đồng quản trị không tác động đến thành quả hoạt động của công ty. Biến LEV và ROE cũng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê. Số lượng thành viên ban kiểm soát không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Quy mô hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty, một hội đồng quản trị lớn không làm tăng hiệu quả hoạt động. Số lượng các cuộc họp hội đồng quản trị có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty, theo Vafeas (1999), việc tổ chức các cuộc họp sẽ làm tốn các chi phí về thời gian và các chi phí phát sinh khác. Trong một nghiên cứu khác, sử dụng một nghiên cứu 1299
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 được thực hiện với mẫu nghiên cứu là 328 công ty niêm yết tại Malaysia từ năm 2003 đến 2007 đã cho thấy rằng tần suất họp hội đồng quản trị cao là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả công ty thấp (Amran, 2011). Quy mô tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều, phù hợp với các nghiên cứu Stierwald (2009), Saliha and Abdessatar (2011), Akbaş and Karaduman (2012), Shubita and Alsawalhah (2012). Kết quả cũng cho thấy rằng mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính của ngân hàng và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả có kết luận sau đây: - Mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động không được tìm thấy. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng không có chứng cứ để ủng hộ hoặc bác bỏ sự ảnh hưởng của quy mô hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt động. - Trong nghiên cứu thực nghiệm này, phát hiện rằng tỷ lệ nữ trong hội đồng quản trị có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động khi sử dụng thước đo giá cổ phiếu. - Số lượng cuộc họp Hội đồng quản trị hằng năm cũng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động thông qua thước đo tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, và không có bằng chứng mối liên hệ thực nghiệm của số lượng cuộc họp và giá cổ phiếu. Tức là số lượng các cuộc họp không dẫn đến một hiệu quả hoạt động công ty tốt hơn mà tùy thuộc vào chất lượng của mỗi cuộc họp. - Kết quả thực nghiệm cũng không cho thấy mối quan hệ giữa quy mô ban kiểm soát và hiệu quả hoạt động công ty. Như đã trình bày ở phần đầu nghiên cứu, việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp chỉ mới đi vào thực tiễn trong những năm gần đây, các nguyên tắc quản trị công ty chưa được sử dụng sâu rộng, một số doanh nghiệp xem việc xây dựng ban kiểm soát như là một cách tuân thủ pháp luật, ban kiểm soát thực hiện chưa đúng vai trò của mình, do đó ảnh hưởng của ban kiểm soát lên hiệu quả hoạt động chưa rõ ràng. - Tác động của các biến kiểm soát lên hiệu quả hoạt động: Đòn bẩy tài chính, trong nghiên cứu này, không tìm ra mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động qua kết quả thực nghiệm, nhưng quy mô công ty có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. - Các mối tương quan giữa các biến về đặc điểm hội đồng quản trị và cấu trúc quản trị với hiệu quả hoạt động ngân hàng không tương đồng, ví dụ như khi xem xét ở thang đo hiệu quả hoạt động là ROE thì không tìm thấy bằng chứng thống kê về mối quan hệ giữa tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động, trong khi sử dụng biến MPS làm thước đo hiệu quả hoạt động lại tìm thấy bằng chứng thống kê về mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị. Điều này có thể được giải thích với lý do thị trường Việt Nam là không hiệu quả, bởi vì nếu thị trường hiệu quả thì giá phản ánh tất cả các thông tin ở mọi thời điểm, và các nhà đầu tư có thông tin là như nhau, họ không có cơ hội kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội. Nhưng ở đây là lại tìm thấy mối quan hệ không đồng nhất đó, giá cổ phiếu phải có mối quan hệ tương đồng với ROE, trong trường hợp này, giá cổ phiếu không hoàn toàn phù hợp với tỷ suất sinh lợi. 5. Kết luận Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm của 1300
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 hội đồng quản trị công ty, sử dụng các biến đại diện như quy mô hội đồng quản trị, tỷ lệ nữ trong hội đồng quản trị, số lượng các cuộc họp hội đồng quản trị, quy mô ban kiểm soát đến hiệu quả hoạt động (được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và giá cổ phiếu trung bình hằng năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản trị công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty, trả lời câu hỏi thứ nhất đặt ra ở đầu bài nghiên cứu. Tìm thấy bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ ngược chiều giữa số lượng các cuộc họp và hiệu quả công ty. Hàm ý rằng các ngân hàng nên tập trung vào chất lượng các cuộc họp hội đồng quản trị hơn là số lượng, số lượng các cuộc họp lớn dẫn đến các chi phí có liên quan. Hơn nữa, kết quả này cũng không hàm ý rằng cần phải giảm số lượng cuộc họp hội đồng quản trị. Mẫu dữ liệu cho thấy số lượng các cuộc họp của ngân hàng có độ phân tán rộng, ít nhất là 4 cuộc họp, nhiều nhất 134 cuộc họp trong năm. Việc xem xét ngưỡng số lượng cuộc họp hội đồng quản trị cần thiết để gia tăng hiệu quả hoạt động cũng là một hướng nghiên cứu trong tương lai. Sự đa dạng về giới cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc gia tăng tỷ lệ nữ trong hội đồng quản trị không những góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động mà còn cải thiện hình ảnh công ty, ủng hộ sự bình đẳng về giới tính. Đối với các ngân hàng có thành viên hội đồng quản trị là nam giới hoặc nữ giới chiếm thiểu số thì việc gia tăng số lượng nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động. Mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị, quy mô ban kiểm soát và hiệu quả hoạt động không được tìm thấy trong nghiên cứu này. Mặc dù đã cố gắng để thu thập các dữ liệu nhưng vẫn không thể nào tìm đủ tất cả các dữ liệu một phần là do các báo cáo không được cung cấp đầy đủ và toàn diện, chỉ một số ngân hàng có quy mô lớn, thì tính đầy đủ và minh bạch thông tin mới được thực hiện tốt, cho thấy việc công bố thông tin trong ngành ngân hàng vẫn còn hạn chế và khắc phục về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đào Thị Thanh Bình và Hoàng Thị Hương Giang (2012). Quản trị doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 183 (II), trang 61-77. Lê Quang Cảnh, Lương Thế Bảo và Nguyễn Vũ Tùng (2015). Quản trị doanh nghiệp với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam , Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 215. Nguyễn Mạnh Hà (2016). Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Tài chính, . Tiếng Anh Abbott, L. J., & Parker, S. (2000). Auditor selection and audit committee characteristics. A Journal of Practice and Theory, 19 (2), pp. 47–67. Abdul, R., Haneem, K., & Ali, F. M. (2006). Board, audit committee, culture and earnings management: Malaysian evidence. Managerial Auditing Journal , 1(7), pp. 783–804. 1301
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Abor, J. (2007). Corporate governance and financing decisions of Ghanaian listed firms. The International Journal of Business in Society, 7(1), 83–92. Adams, R. B., & Ferreira, K. (2009). Women in the boardroom and their impact on gover- nance and performance. Journal of Financial Economics, 9(1), pp. 291–309. Adler, R. D. (2001). Women in the executive suite correlate to high profits. Working paper, European project on equal pay, Pepperdine University, USA. Adnan, M. A. (2011). A panel data analysis on the relationship between corporate gover- nance and bank efficiency. Journal of Accounting Finance and Economics, 1(1), pp. 1–15. Akpan, E. S., & Riman, H. B. (2012). Does corporate governance affect bank profitability? Evidence from Nigeria. American International Journal of Contemporary Research, 2(7), 135-145. Al-Shafi, A., Rodrigs, M. and Barnes, L., “Does Corporate Governance Affect Financial Performance in the Banking Sector?”, International Journal of Economics, Commerce and Man- agement, Vol. 3, No.3,2015, pp. 1-26. Anderson, R.C., Mansi S.A & Reeb D.M., (2004). “Board characteristics, accounting report integrity and the cost of debt”, Journal of accounting and economics, (37), pp. 315-342. Archambeault S, F Todd DeZoort, & Dana R H (2008). Audit Committee Incentive Com- pensation and Accounting Restatements. Contemporary Accounting Research. 25, (1) Arrow, Kenneth J., 1969. “The Organization of Economic Activity: Issues Pertinent to the Choice of Market versus Non-market Allocations”, Analysis and Evaluation of Public Expendi- tures: The PPP System, Volume 1, các trang 47–64. Aygun, M., Ic, S., & Sayim, M. (2014). The effects of corporate ownership structure and board size on earnings management: Evidence from Turkey. International Journal of Business and Management, 9(12), 123. Bhagat, Sanjai and Bolton, Brian, (2008), Corporate governance and firm performance, Journal of Corporate Finance, 14, issue 3, p. 257-273 Burke, R. J. (2000). Company size, board size and numbers of women corporate directors. In Women on corporate boards of directors (pp. 157-167). Springer, Dordrecht. Burson, K. (2007). The effect of firm size on profit rates in the financial services. Journal of Economics Education Research, 8(1), pp. 67–81. Carter, D. A., Simkins, J., & Gary, W. (2003). Corporate governance, board diversity, and firm value. Financial Review, 38(1), pp. 33–53. Chancharat, N., Krishnamurti, C., & Tian, G. (2012). Board structure and survival of new economy IPO firms. Corporate Governance: An International Review, 20(2), 144-163. Chen, C.J.P., & Jaggi, B. (2000). Association between Independent Non-Executive Direc- tors, Family Control and Financial Disclosures in Hong Kong. Journal of Accounting and Public Policy, 19(4-5), 285-310. 1302
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Claessens, Stijn. (2006). Corporate Governance and Development. World Bank Research Observer. 21, pp. 91-122. Dalton, D., Daily, C., Ellstrand, A., & Johnson, J. (1998). Meta-analytic review of board composition, leadership structure, and financial performance. Strategic Management Journal, 1(9), 269–290. Danoshana and Ravivathani, (2013). The impact of the corporate governance on firm per- formance: A study on financial institutions in Sri Lanka, Merit Research Journal of Accounting, Auditing, Economics, and Financial, 1 (6) , pp. 118-121. DeZoort F. T., S. Salterio, (2001). The effects of corporate governance experience and audit knowledge on audit committee members’ judgments, Auditing: A Journal of Practice & Theory 20, pp. 31-47. DrorParnesa, L. (2011). Corporate governance and corporate credit worthiness. Journal of Risk and Financial Management, 2(1), pp. 1–42. Dutta, P., and Bose, S. (2006). Gender diversity in the boardroom and financial performance of commercial banks: Evidence from Bangladesh. The Cost and Management, 34(6). Ekadah, J. W., and Mboya, J. (2012). Effect of Board Gender Diversity on the Performance of Commercial Banks in Kenya. European Scientific Journal, 8(7). Ekwe, M., & Duru, A. (2012). Liquidity management and corporate profitability in Nige- ria. ESUT Journal of Accountancy, 3(1), 22–28. Erhardt, P., Niclas, L., Werbel, H., & Shrader, D. (2003). Board of director diversity and firm financial performance. Corporate Governance: An International Review, 9(1), pp. 102–111. Farrell, K. A., & Hersch, P. L. (2005). Additions to corporate boards: The effect of gender. Journal of Corporate Finance, 11(3), pp. 85–106. Ferreira, K. (2010). Women in the boardroom and their impact on governance and per- formance. Journal of Financial Economics, 9(4), pp. 291–309. Finch, E. M., & Shivdasani, A. (2006). Are busy boards effective monitors. Journal of Fi- nance, 51(2), pp. 689–724. Fondas, N. (2000). Women on boards of directors: Gender bias or power threat? Issues in Business Ethics, 14(1), 171–177. Ghazali, N. A. M. (2010). Ownership structure, corporate governance and corporate per- formance in Malaysia. International Journal of Commerce and Management. Ghosh, S., 2007. Board diligence, director busyness and corporate governance: an empirical analysis for India. Rev. Appl. Econ. 3 (1-2), 91e104. Grove, H., Patelli, L., Victoravich, L. M., & Xu, P. T. (2011). Corporate governance and performance in the wake of the financial crisis: Evidence from US commercial banks. Corporate Governance: An International Review, 19(5), pp. 418-436. 8683.2011.00882.x 1303
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Gupta, RK, Chand, R, Sadaula, S, Saud, S & Ambai, S (2018). Effect of board diversity and corporate governance structure on operating performance: Evidence from the Nepalese en - terprises. in Business Governance and Society: Analyzing Shifts, Conflicts, and Challenges. Pal - grave Macmillan, pp. 421-442. . Ilaboya, O. J., & Obaretin, O. (2015). Board characteristics and firm performance: Evidence from Nigerian quoted companies. Academic Journal of Interdisciplinary Studies, 4(1), 283. Irshad, R., & Ali, M. (2015). Board effectiveness, ownership structure and corporate per - formance: Evidence from Pakistan. Journal of Business Studies Quarterly , 7(2), pp. 46-61. Jensen, M. C. (1994). The modern industrial revolution, exist and the failure of internal control system. The Journal of Applied Corporate Finance, 6 (4), pp. 1–7. Johansen, D. (2008). Corporate governance and board accounts: Exploring a neglected in - terface between boards of directors and management. Journal of Management and Governance, 12 (4), 343–380. Johl, S. K., Kaur, S., & Cooper, B. (2015). Board characteristics and firm performance: Evidence from Malaysian public listed firms. Journal of Economics, Business and Management, 3(2), 239–243. Julizaerma, M. K., & Sori, Z. M. (2012). Gender diversity in the boardroom and firm per - formance of Malaysian public listed companies. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 65, 1077-1085. Kang, H., Cheng, M., & Gray, S. J. (2007). Corporate governance and board composition: Diversity and independence of Australian Boards. Corporate Governance: An International Re - view , 15(2), pp. 194–207. Kyereboah-Coleman, A. (2008). Corporate governance and firm performance in Africa: A dynamic panel data analysis. Journal of Economics and Econometrics, 32 (2), pp. 1–24. Kyereboah-Coleman, A., & Biekpe, N. (2006). The relationship between board size, board composition, CEO duality and firm performance: Experience from Ghana. Corporate Ownership and Control, 4(2), 114-122. Le Minh, T., & Walker, G. (2008). Corporate governance of listed companies in Vietnam. Bond Law Review, 20(2), 6. Majumdar, S. K. (1997). Foreign ownership and profitability: Property rights, control, and the performance of firms in Indian industry . The Journal of Law and Economics , 42(1), pp 209–238. Malik, S. U. (2012). Relationship between corporate governance score and stock prices: Evidence from KSE-30 index companies. Mangena, M., & Tauringana, V. (2008). Corporate boards, ownership structure and firm performance in an environment of severe political and economic uncertainty. British Accounting Association Conference , Norton Street, Liverpool, USA. 1304
  18. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Marinova, J., Plantenga, J., and Remery, C. (2010). Gender Diversity and Firm Perform - ance: Evidence from Dutch and Danish Boardrooms. Utrecht School of Economics, Tjalling C. Koopmans Research Institute, Discussion Paper Series 10-03. Monks, R., and Minow, N Corporate Governance. Cambridge, MA: Blackwell (1995) Naushad, Mohammad & Syed, Abdul Malik. (2015). Corporate Governance and Bank Per - formance: A Study of Selected Banks in GCC Region. Asian Social Science. Nguyen, N. D. (2008). Corporate governance in Vietnam: regulations, practices and prob - lems. Retrieved from - NANCE%20IN%20VIETNAM.pdf , [ access September 29, 2019) Ntim, C. G. (2009). Internal corporate governance and firm financial performance: Evi - dence from South African listed firms . Unpublished PhD thesis, University of Glasgow. Ntim, C., & Osei, K. A. (2011). The impact of corporate board meetings on corporate per - formance in South Africa. African Review of Economics and Finance , 2(2), pp. 83-103. Nuryanah, S., & Islam, S. (2011). Corporate governance and performance: Evidence from an emerging market. Malaysian Accounting Review, 10 (1), pp.17–42. Ozkan, N. (2011). CEO compensation and firm performance: An empirical investigation of Ozkan, N. (2011). CEO compensation and firm performance: An empirical investigation of UK panel data. European Financial Management, 17(2), 260-285. Peng, M. W., Zhang, S., & Li, X. (2007). CEO duality and firm performance during China’s institutional transitions. Management and Organization Review, 3(2), 205-225. Peni, E., & Vahamaa, S. (2012). Did good corporate governance improve bank performance during the financial crisis? Journal of Financial Services Research , 41(2), pp. 19–35 Rashid, K. and Islam, S. (2013), “Corporate governance, complementarities and the value of a firm in an emerging market: the effect of market imperfections”, Corporate Governance , Vol. 13 No. 1, pp. 70-87. Reddy, K., Locke, S., & Scrimgeour, F. (2010). The efficacy of principle based corporate governance practices and firm financial performance. International Journal of Managerial Fi - nance. Rhoades, D. L., Rechner, P. L., & Sudramurthy, C. (2001). A meta-analysi‐s of board direc - torship structure and financial performance: Are two heads better than one? Corporate Gover - nance-An International Review , 9(3), pp. 311–319. Sami, H., Wang, J., & Zhou, H. (2011). Corporate governance and operating performance of Chinese listed firms. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation , 20(2), pp. 106–114. Shrader, C. B., Blackburn, V. B., & Iles, P. (1997). Women in management and firm finan - cial performance: An exploratory study. Journal of Managerial Issues, 9(3), pp. 355–372. 1305
  19. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Smith, N., Smith, V., & Verner, M. (2006). Do women in top management affect firm per - formance? A panel study of 2,500 Danish firms. International Journal of Productivity and Per - formance Management , 5(5), pp. 569–593. Soba, M., Erem, I., & Ceylan, F. (2016). The impact of corporate governance practices on bank efficiency: A case of Turkey. Tanna, S., Pasiouras, F., & Nnadi, M. (2011). The effect of board size and composition on the efficiency of UK banks. International Journal of the Economics of Business, 18(3), 441-462. Tomar, S., & Bino, A. (2012). Corporate governance and bank performance: evidence from Jordanian banking industry. Jordan Journal of Business Administration, 153(655), 1-40. Uadiale, O. M. (2010). The impact of board structure on corporate financial performance in Nigeria. UK panel data. European Financial Management, 17, 260–285. Uwuigbe, O. R. (2013). “Corporate governance and share price: Evidence from listed firms in Nigeria.” African Research Review 7(2), pp. 129-143. Vafeas, N. (1999), Board meeting frequency and firm performance , Journal of Financial Economic, pp. 113-42. Vo and Phan (2013). Corporate governance and firm performance: Empirical evidence from Vietnam, - tralian-Conference-of-Economists/Corporate-governance-and-firm-performance.pdf . Vo, Duc & Nguyen, Tri. (2014). The Impact of Corporate Governance on Firm Perform - ance: Empirical Study in Vietnam. International Journal of Economics and Finance . Vo, H. D., & Phan, B. G. T. (2013b). Woman member in board of directors and firm performance: Empirical evidence from Vietnam. Banking Journal , pp. 85, 21–30. Vo, H. D., & Phan, B. G. T. (2013c). The role of CEO duality, experience of board and growth opportunity on firm performance. Open University Journal , 3(31), pp. 52–65. Vo, H. D., & Phan, B. G. T. (2013d). The relationship between corporate governance and firm performance. Unpublished paper, Ho Chi Minh City Open University. Walker, S. (2013). Corporate Governance: Its effect on Share Price. Manchester: Doctoral Symposium. Williamson, O.E. (1988) Corporate Finance and Corporate Governance. Journal of Finance , 43, pp. 567-591. Yermack, D. (1996) High Market Valuation of Companies with a Small Board of Di - rectors. Journal of Financial Economics, 40, pp. 185-211 405X(95)00844-5 1306