Bài giảng Thị trường chứng khoán - Nguyễn Thị Phương Liên

ppt 175 trang cucquyet12 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán - Nguyễn Thị Phương Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thi_truong_chung_khoan_nguyen_thi_phuong_lien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Nguyễn Thị Phương Liên

  1. Thị trường chứng khoán PGS,TS Nguyễn Thị Phương Liên Bộ môn: Ngân hàng - Chứng khoán
  2. Thị trường chứng khoán Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2:Chứng khoán Chương 3: Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán Chương 4: Phân tích đầu tư chứng khoán
  3. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình TTCK – Trường Đại học Thương mại 2. Uỷ ban CKNN, “Những vấn đề cơ bản về CK & TTCK”, NXBCTQG, 2002 3. Luật CK 2007, NĐ 14/2007 NĐ-CP, ngày 19/1/2007 5. The Stock market really works - (Mã thư viện: NV.0000522) Một số trang web về TTCK ở Vnam:
  4. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán 1.1 Khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia TTCK 1.2 Phân loại TTCK 1.3 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 1.4 Điều kiện hình thành và phát triển TTCK
  5. 1.1 Khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia TTCK 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc điểm của TTCK 1.1.3 Chủ thể tham gia thị trường
  6. 1.1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán các loại chứng khoán Bản chất: là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đầu tư Vị trí: là một bộ phận của TTTC
  7. 1.1.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán • Hàng hoá là các loại chứng khoán • TTCK được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp • Hoạt động mua bán trên thị trường chủ yếu được thực hiện qua người môi giới • TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo • TTCK về cơ bản là thị trường liên tục
  8. 1.1.3 Chủ thể tham gia thị trường - Tổ chức phát hành - Người đầu tư - Nhà kinh doanh: Công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ - Tổ chức phụ trợ: lưu ký, thanh toán bù trừ, định mức tín nhiệm - Nhà quản lý: Nhà nước; Tổ chức tự quản: SGD, hiệp hội
  9. 1.2 Phân loại TTCK 1.2.1 Theo đối tượng giao dịch các loại chứng khoán 1.2.2 Theo các giai đoạn vận động của chứng khoán 1.2.3 Theo cơ chế hoạt động 1.2.4 Theo thời hạn thanh toán
  10. 1.2.1 Theo đối tượng giao dịch - Thị trường cổ phiếu (stocks market) - Thị trường trái phiếu (bonds market) - Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư - Thị trường các chứng khoán phái sinh (Derivatives market)
  11. 1.2.2 Theo các giai đoạn vận động của chứng khoán • Thị trường sơ cấp (Primary market) • Thị trường thứ cấp (Secondary market)
  12. Thị trường sơ cấp (Primary market) - K/N: là thị trường diễn ra các giao dịch phát hành các chứng khoán mới (lần đầu được phát hành) - Vai trò: tạo vốn cho ôổ chức phát hành và chuyển hoá các nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng vào đầu tư. - Đặc điểm: + Trên thị trường sơ cấp, chứng khoán là phương tiện huy động vốn đối với nhà phát hành đồng thời là phương tiện đầu tư các nguồn tiền nhàn rỗi đối với các nhà đầu tư. + Chủ thể giao dịch: một bên là tổ chức phát hành, còn một bên là các nhà đầu tư . + Thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. + Tính chất: không liên tục
  13. Thị trường thứ cấp (Secondary market) - K/N: là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp - Vai trò: thực hiện việc di chuyển quyền sử dụng vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư chứng khoán - Đặc điểm + Trên thị trường thứ cấp, chứng khoán là công cụ giúp các nhà đầu tư di chuyển vốn nhằm đạt được các mục tiêu của mình. + Chủ thể giao dịch của thị trường thứ cấp: các nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tổ chức phát hành + Thị trường thứ cấp không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế + Tính chất: liên tục
  14. 1.2.3. Theo cơ chế hoạt động • Thị trường chứng khoán có tổ chức (thị trường chính thức) + K/n: Là thị trường mà sự ra đời và hoạt động được thừa nhận, bảo hộ về mặt pháp lý + Kết cấu: TTCK chính thức bao gồm: TTCK tập trung và TT OTC • Thị trường tự do (thị trường không chính thức/ thị trường ngầm)
  15. Thị trường chứng khoán chính thức * TTCK tập trung (Securities Exchange) K/n: TTCK tập trung là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch Đặc điểm: + Địa điểm giao dịch cố định + Hàng hóa có chất lượng cao + Phương thức giao dịch: đấu giá hoặc khớp lệnh + Thành viên giao dịch: hạn chế + Nhà nước quản lý đối với thị trường thông qua các pháp luật chuyên ngành về CK & TTCK
  16. Thị trường chứng khoán chính thức • Thị trường phi tập trung (OTC ) K/n: là thị trường không có địa điểm tập trung, các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính và điện thoại kết nối giữa các thành viên của thị trường Đặc điểm: - Không có địa điểm giao dịch cố định - Hàng hóa: CK của các công ty vừa và nhỏ - Phương thức giao dịch: thoả thuận - Nhà nước quản lí đối với thị trường thông qua các pháp luật chuyên ngành về CK & TTCK
  17. Thị trường tự do * Thị trường tự do: hình thành tự phát, không chịu sự kiểm soát trực tiếp của hệ thống luật pháp chuyên ngành về CK&TTCK
  18. 1.2.4 Theo thời hạn thanh toán - Thị trường giao ngay: + K/n: là thị trường ở đó việc giao nhận chứng khoán và thanh toán được diễn ra ngay trong ngày giao dịch hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy định + Đặc điểm: Ký hợp đồng ở hiện tại Chuyển quyền sở hữu và thanh toán giao dịch diễn ra ngay trong ngày giao dịch, hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ - Thị trường kỳ hạn: + K/n: là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán được diễn ra sau ngày giao dịch một khoảng thời gian nhất định + Đặc điểm: Ngày ký hợp đồng xảy ra trước ngày giao nhận chứng khoán và thanh toán
  19. 1.3 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 1.3.1 Chức năng của TTCK 1.3.2 Vai trò của TTCK 1.3.3 Các khía cạnh tiêu cực trên thị trường chứng khoán
  20. 1.3.1 Chức năng của TTCK - Tập trung huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế (thể hiện qua hoạt động của thị trường sơ cấp) - Điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế (thể hiện qua hoạt động của thị trường thứ cấp)
  21. 1.3.2 Vai trò của TTCK - TTCK là kênh huy động và luân chuyển vốn linh hoạt của nền kinh tế - Góp phần đa dạng hoá các hình thức đầu tư và huy động vốn trong nền kinh tế - TTCK là góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - TTCK là một trong những công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ thực hiện được những chính sách kinh tế vĩ mô - TTCK là tấm gương phản ánh thực trạng hoạt động và tương lai của các doanh nghiệp và nền kinh tế - Là công cụ góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
  22. 1.3.3 Các khía cạnh tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hoạt động mua bán nội gián - Thao túng thị trường + Hoạt động đầu cơ + Thông tin sai sự thật - Hành vi khác + Mua bán chứng khoán ngoài sàn giao dịch +
  23. 1.4 Điều kiện hình thành và phát triển TTCK 1.4.1 Điều kiện về kinh tế: bảm bảo tính vững mạnh, ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tăng số lượng và chất lượng hàng hóa, tăng các tổ chức kinh doanh và phụ trợ 1.4.2 Điều kiện về pháp lý: cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ và phù hợp, phục vụ cho sự hoạt động của TTCK 1.4.3 Điều kiện về nhân lực: nhân lực tổ chức quản lí thị trường, kinh doanh và đầu tư 1.4.4 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: hệ thống sàn giao dịch, hệ thống thông tin, thanh toán bù trừ, LKCK
  24. Chương 2: CHỨNG KHOÁN 2.1 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của chứng khoán 2.2 Các loại chứng khoán 2.3 Phát hành và niêm yết chứng khoán
  25. 2.1 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của chứng khoán 2.1.1. Khái niệm về chứng khoán Chứng khoán (securities) là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành
  26. 2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chứng khoán a. Tính sinh lợi * KN: là khả năng tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu trong những kỳ hạn nhất định. * Biểu hiện: b. Tính rủi ro * KN: là sự cố bất lợi có khả năng xảy ra của chứng khoán đối với người chủ sở hữu dẫn tới những thiệt hại, tổn thất cho người sở hữu chứng khoán. * Biểu hiện:
  27. 2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chứng khoán c. Tính thanh khoản * KN: là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền * Biểu hiện về mức thanh khoản: - Thời gian chuyển đổi: nhanh hay chậm - CP chuyển đổi: cao hay thấp - Mức giá CK chuyển đổi
  28. 2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chứng khoán =>Ý nghĩa: (1)Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn các công cụ chứng khoán thích hợp và hiệu quả nhất (2)Mỗi nhà đầu tư có tâm lý khác nhau. Để phát triển TTCK, nhà nước cần có cơ chế tổ chức, quản lí phát hành thích hợp nhằm đa dạng hóa các loại chứng khoán phát hành
  29. 2.2 Các loại chứng khoán 2.2.1. Trái phiếu (Bonds) 2.2.2. Cổ phiếu (Stocks) 2.2.3. Chứng chỉ quĩ đầu tư 2.2.4. Các chứng khoán phái sinh (Derivatives)
  30. 2.2.1. Trái phiếu (bond) a, Khái niệm b, Đặc điểm của trái phiếu c, Phân loại trái phiếu
  31. 2.2.1. Trái phiếu a, KN: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành * Một số thuật ngữ liên quan - Trái chủ (Bonders) - Mệnh gía (Face of Value) - Giá phát hành (Issue Price) - Thị giá (market price) - Thời hạn của trái phiếu (Term to Maturity / Maturity) - Kỳ trả lãi (Coupon Dated) - Lợi tức trái phiếu (trái tức) - Lãi suất: lãi suất danh nghĩa, lãi suất hiện hành, lãi suất hoàn vốn, lãi suất đáo hạn
  32. 2.2.1. Trái phiếu b, Đặc điểm của trái phiếu - Trái phiếu là loại chứng khoán nợ - Thời hạn lưu hành được xác định trước - Trái phiếu là loại chứng khoán có thu nhập xác định trước - Giá trị danh nghĩa luôn thể hiện trên bề mặt của trái phiếu
  33. 2.2.1. Trái phiếu c, Phân loại trái phiếu (1) Theo chủ thể phát hành (2) Theo khả năng chuyển nhượng (3) Theo phương thức trả lãi (4) Theo cơ chế lãi suất (5) Theo thời hạn lưu hành của trái phiếu
  34. ♦ Trái phiếu công ty (Corporate Bond) • K/n: là một loại giấy nhận nợ có kỳ hạn do các công ty phát hành. • Đặc điểm: + Tiền lãi trả cho trái chủ không phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty phát hành trừ trái phiếu thu nhập (Income Bond). + Trái chủ không có quyền bỏ phiếu và tham gia vào các hoạt động quản lý công ty. + Trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền ưu tiên phân chia tài sản khi công ty bị giải thể, hoặc phá sản
  35. ♦ Các loại Trái phiếu công ty (Corporate Bonds) • Trái phiếu không có bảo đảm (Non Secured Bond) • Trái phiếu được bảo đảm (Secured Bond) • Trái phiếu cầm cố (Mortage Bond) • Trái phiếu được bảo lãnh (Guaranteed Bond) • Trái phiếu thu nhập (Income Bond) • Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond) • Trái phiếu có thể thu hồi (trái phiếu hoàn vốn - Callable Bond)
  36. ♦ Trái phiếu Chính phủ (Government Bond) • K/n: là công cụ vay nợ của Chính phủ nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách và xây dựng các công trình công cộng • Các loại: - Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills), - Tín phiếu kho bạc trung hạn (Treasury Notes), - Trái phiếu kho bạc (Treasury Bonds), - Trái phiếu công trình (còn gọi là trái phiếu đầu tư), v.v
  37. ● Căn cứ vào phương thức trả lãi - Trái phiếu trả lãi trước (còn gọi là trái phiếu chiết khấu) - Trái phiếu trả lãi định kỳ - Trái phiếu trả lãi sau
  38. ● Căn cứ vào trái phiếu có kèm phiếu lãi hay không - Trái phiếu kèm phiếu lãi (Coupon Bond) - Trái phiếu không phiếu lãi (Zero - Coupon Bond)
  39. ● Theo tính chất lãi suất - Trái phiếu có lãi suất cố định - Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi)
  40. 2.2.2. Cổ phiếu (Stocks) a, Khái niệm b, Đặc điểm của cổ phiếu c, Phân loại cổ phiếu
  41. 2.2.2. Cổ phiếu (Stocks) a, Khái niệm Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành * Một số thuật ngữ liên quan - Cổ phần - Cổ đông - Cổ tức
  42. 2.2.2. Cổ phiếu b, Đặc điểm của cổ phiếu - Là chứng khoán vốn (xác nhận việc góp vốn vào CTCP) - Không có thời hạn - Được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng vốn điều lệ - Thông thường, người mua cổ phiếu được quyền nhận cổ tức hàng năm
  43. 2.2.2. Cổ phiếu c, Phân loại cổ phiếu (1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông (2) Căn cứ vào khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành (3) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội cổ đông (4) Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng
  44. c, Phân loại cổ phiếu (1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông - Cổ phiếu thường (Common/Ordinary shares/stocks) - Cổ phiếu ưu đãi (Preferred shares/stocks)
  45. Cổ phiếu thường (common stock) * K/n: Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông) là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó có các quyền thông thường của một cổ đông. * Đặc điểm: - Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau: + Cổ tức không được xác định trước, mức cổ tức và hình thức chi trả phụ thuộc vào kết quả hoạt động và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành + Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
  46. Cổ phiếu thường (common stock) * Đặc điểm (tiếp theo): + Quyền: ứng cử, bầu cử, bỏ phiếu biểu quyết, kiểm tra hoạt động của công ty + Có quyền mua cổ phiếu mới trong những đợt phát hành thêm (mua với giá thấp hơn giá thị trường) + Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác + Không được ưu tiên chia vốn khi công ty kết thúc hoạt động hoặc phá sản hay giải thể + - Trên chứng chỉ cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức
  47. * Giá trị cổ phiếu thường - Mệnh giá - Thị giá (giá trị thị trường) - Giá trị sổ sách Giá trị sổ sách của 1CPT (book value) = Tổng vốn CPT / Số CPT đang lưu hành
  48. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred shares/stocks) * Khái niệm: là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi so với cổ đông thường. Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi: CP ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về quyền biểu quyết * Đặc điểm CPUĐ cổ tức: - Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau: + Cổ tức được xác định trước + Ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty trước cổ phiếu thường + Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ + Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác
  49. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred shares/stocks) • Đặc điểm CPUĐ cổ tức (tiếp) + Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty + Được ưu tiên chia vốn trước cổ phần thường khi công ty phá sản hoặc hết thời gian hoạt động + Cổ đông ưu đãi không được quyền tham gia đại hội cổ đông, ứng cử, đề cử, bầu cử và biểu quyết - Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức theo mức đã ấn định. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để chi trả hoặc bị thua lỗ thì nó sẽ trả theo khả năng hoặc tạm thời không thanh toán - Trên bề mặt cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá
  50. Các loại cổ phiếu ưu đãi - Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ: (Cumulative P/S) - Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ - Cổ phiếu ưu đãi dự phần: (Participating prefered shares) - Cổ phiếu ưu đãi không dự phần - Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi - Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi
  51. c, Phân loại cổ phiếu (tiếp) (2) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội cổ đông: - Cổ phiếu đơn phiếu - Cổ phiếu đa phiếu - Cổ phiếu lưỡng phiếu
  52. c, Phân loại cổ phiếu (tiếp) • Cổ phiếu đơn phiếu - KN: là loại cổ phiếu được phân bổ một phiếu bầu (voting) cho mỗi cổ phiếu. - DD: loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp ít cổ đông (công ty cổ phần tư nhân), bởi vì tất cả các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham dự đại hội đồng cổ đông đầy đủ.
  53. c, Phân loại cổ phiếu (tiếp) • Cổ phiếu đa phiếu: - KN: là loại cổ phiếu mà số phiếu bầu được phân bổ ít hơn số cổ phiếu (nhiều cổ phiếu trên một phiếu bầu) đang lưu hành. - DD: loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp nhiều cổ đông (công ty cổ phần đại chúng). Tất cả các cổ đông không thể tham dự đại hội đồng để bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty.
  54. c, Phân loại cổ phiếu (tiếp) • Cổ phiếu lưỡng phiếu: - KN: là loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ CP được phân bổ hai loại phiếu bầu. - DD: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này thường có ít cổ đông. Quyền lưỡng phiếu thường dành cho các cổ đông có uy tín, có danh phận trong xã hội hoặc trong ngành chuyên môn mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh.
  55. c, Phân loại cổ phiếu (3) Căn cứ vào tính chất lưu hành - Cổ phiếu quỹ: + Khái niệm: là số cổ phiếu đã phát hành và được chính công ty mua lại trên thị trường chứng khoán + Đặc điểm: Cổ phiếu này không được quyền bỏ phiếu, không được hưởng cổ tức và không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới Nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ được lấy từ lợi nhuận giữ lại và thặng dư vốn - Cổ phiếu đang lưu hành: (CPĐLH) CPĐLH = cổ phiếu đã phát hành - cổ phiếu quỹ
  56. c, Phân loại cổ phiếu (4) Theo khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành - Cổ phiếu thượng hạng (Blue chip stocks) - Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stocks) - Cổ phiếu thu nhập (Income stocks) - Cổ phiếu thời vụ (Seasonal stocks) - V.v
  57. 2.2.3. Chứng chỉ quĩ đầu tư • Các loại quỹ đầu tư - Quỹ đóng Là loại quỹ mà các chứng chỉ quỹ hay cổ phần chỉ được phát hành một lần. Đồng thời, khi các chứng chỉ hay cổ phần đã được phát hành cho các nhà đầu tư thì quỹ cũng không mua lại chúng khi các nhà đầu tư có nhu cầu bán để rút vốn đầu tư. - Quỹ mở Quỹ mở thường xuyên phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ ra ngoài thị trường để huy động vốn. Đồng thời quỹ mở cũng luôn sẵn sàng mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ của các nhà đầu tư khi họ có nhu cầu chuyển nhượng.
  58. 2.2.3. Chứng chỉ quĩ đầu tư * Khái niệm: Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng * Đặc điểm - Do công ty quản lí quỹ đầu tư phát hành - Xác nhận việc góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ - Khác với cổ phiếu,người sở hữu nó không có quyền tham gia bầu cử ứng, bầu cử - Tuỳ theo mỗi loại quỹ mà nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ có thể rút vốn trực tiếp hay qua thị trường chứng khoán.
  59. 2.2. 4. Các chứng khoán phái sinh (Derivatives) a, Quyền mua cổ phiếu (Rights) - Quyền mua trước b, Chứng quyền (Warrants) - bảo chứng phiếu c, Hợp đồng quyền chọn (Option contracts) d, Các chứng khoán phái sinh khác
  60. a, Quyền mua cổ phiếu - Rights • K/n: là chứng nhận của công ty cổ phần cho phép cổ đông hiện hữu mua một số lượng cổ phiếu phát hành bổ sung theo một mức giá ấn định trước trong một khoảng thời gian xác định • Nội dung cơ bản của quyền - Tên hàng hoá cơ sở: là tên của loại chứng khoán sẽ được mua theo quyền - Thời gian hiệu lực - Số lượng quyền mua mà cổ đông được hưởng - Giá được mua theo quyền - Tỷ lệ quyền mua/ cổ phiếu
  61. a, Quyền mua cổ phiếu - Rights ● Đặc điểm - Giá mua CP theo quyền thường thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Nếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông có thể bán quyền trên thị trường trong thời hạn hiệu lực P0 - F mP0 + nF R = P1 = 1+ m/n m+n - Thời hạn hiệu lực của quyền mua cổ phiếu thường là ngắn hạn
  62. b, Chứng quyền (Warrants) • KN: là chứng nhận về quyền cho phép người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng CK xác định của một CTCP với một mức giá trong một thời hạn nhất định • Nội dung cơ bản của chứng quyền - Tên hàng hoá cơ sở - Số lượng quyền - Giá mua theo quyền - Tỷ lệ quyền/ 1 chứng khoán được chuyển đổi - Thời gian hiệu lực của quyền. ● Đặc điểm - Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu - Thời hạn hiệu lực dài, thường từ 5 đến 10 năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn
  63. c, Hợp đồng quyền chọn (Option contracts) KN: là loại HĐ cho phép bên nắm giữ quyền (bên mua quyền) được mua (nếu là hợp đồng quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là hợp đồng quyền chọn bán) nhưng không bắt buộc một khối lượng CK nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn: - Loại quyền (quyền chọn mua hay chọn bán) - Tên của hàng hoá cơ sở - Số lượng hàng hoá cơ sở được mua hoặc bán theo quyền chọn. - Giá hàng hoá cơ sở theo quyền (giá mua hoặc bán hàng hoá theo quyền) - Thời hạn hiệu lực của quyền - Phí quyền chọn
  64. c, Hợp đồng quyền chọn (Option contracts) ● Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: - HĐQC được kí kết ở hiện tại và tại thời điểm này người mua quyền phải trả cho người bán quyền phí quyền chọn. - HĐQC không có tính bắt buộc, do đó trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, người nắm giữ quyền có thể thực hiện, hoặc không thực hiện quyền chọn, hoặc có thể bán quyền cho người khác. - Người bán quyền có trách nhiệm chuyển giao CK (đối với quyền chọn mua) hoặc thanh toán tiền (đối với quyền chọn bán) cho người mua quyền nếu người mua quyền thực hiện hợp đồng. - HĐQC được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ trong đầu tư kinh doanh chứng khoán.
  65. Các loại quyền chọn (1) Quyền chọn mua (call options) - Khái niệm: Quyền chọn mua là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc mua một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định. - VDụ:
  66. Các loại quyền chọn (2) Quyền chọn bán (put options) - Khái niệm: Quyền chọn bán là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc bán một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định. - VDụ:
  67. 2.2. 4. Các chứng khoán phái sinh (Derivatives) Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) * Khái niệm: là cam kết mua hoặc bán một hoặc một nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và một mức giá nhất định vào ngày xác định trong tương lai. * Đặc điểm: - Hợp đồng kỳ hạn có tính bắt buộc. - Ngày thực hiện hợp đồng tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên và phù hợp với cơ chế của thị trường. - Giá trong hợp đồng kì hạn là giá mua bán chứng khoán, không có phí như quyền chọn. - Hiệu quả và rủi ro đối với mỗi bên phụ thuộc vào mức độ biến động giá chứng khoán trên thị trường, vào thiện chí và khả năng của bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng đã kí.
  68. 2.2. 4. Các chứng khoán phái sinh (Derivatives) Hợp đồng tương lai (Future contracts) * Khái niệm: là hợp đồng mua, hoặc bán một khối lượng CK nào đó, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Đây là loại hợp đồng đặc biệt được giao dịch theo tiêu chuẩn của SGD. * Đặc điểm: - Thực hiện theo các tiêu chuẩn của SGD. - Giá CK hình thành theo nguyên tắc đấu giá, hoặc khớp lệnh. Giá này không cố định như giá của hợp đồng kỳ hạn mà thay đổi hàng ngày theo giá thị trường. - Việc thanh toán lỗ, lãi với nhà đầu tư được thực hiện hàng ngày. - Đến ngày đáo hạn, phần lớn các hợp đồng tương lai không giao hàng mà thực hiện bằng một hợp đồng đảo.
  69. 2.3 Phát hành và niêm yết chứng khoán 2.3.1 Phát hành chứng khoán 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch
  70. 2.3.1 Phát hành chứng khoán 2.3.1.1 Chủ thể và mục đích phát hành 2.3.1.2 Các phương thức phát hành chứng khoán 2.3.1.3 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán
  71. 2.3.1.1 Chủ thể và mục đích phát hành a, Chính phủ - Các loại chứng khoán - Mục đích phát hành b, Các doanh nghiệp - Các loại chứng khoán - Mục đích phát hành c, Công ty quản lý quỹ đầu tư - Các loại chứng khoán - Mục đích phát hành
  72. 2.3.1.2 Các phương thức phát hành chứng khoán a, Phát hành cổ phiếu b, Phát hành trái phiếu
  73. 2.3.1.2 Các phương thức phát hành chứng khoán a, Phát hành cổ phiếu • Phát hành nội bộ + K/n: Là việc phát hành cổ phiếu cho các thành viên trong nội bộ tổ chức phát hành. - Phát hành cho người lao động của doanh nghiệp theo chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Phát hành quyền mua cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu (đối với các công ty chưa phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng). - Phát hành trong phạm vi những người quen biết + Hình thức phát hành: tự phát hành
  74. 2.3.1.2 Các phương thức phát hành chứng khoán a, Phát hành cổ phiếu • Phát hành ra công chúng + K/n: Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng và khối lượng phát hành phải đạt tới một quy mô nhất định - Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) - Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (chào bán sơ cấp, phân phối sơ cấp) + Hình thức phát hành - Phát hành thông qua hình thức bán đấu giá - Phát hành thông qua các tổ chức bảo lãnh
  75. 2.3.1.2 Các phương thức phát hành chứng khoán b, Phát hành trái phiếu • Phát hành trái phiếu doanh nghiệp • Phát hành trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương - Bán lẻ thông qua hệ thống KBNN - Phát hành qua các tổ chức đại lý - Bảo lãnh phát hành - Phát hành theo phương thức đấu thầu trên TTCK
  76. 2.3.1.3 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng * Đối với cổ phiếu + Điều kiện định lượng - Vốn điều lệ - Kết quả sản xuất kinh doanh - Tổng giá trị của đợt phát hành - Số lượng công chúng đầu tư - Tỉ lệ nắm giữ vốn cổ phần của cổ đông sáng lập - v.v
  77. 2.3.1.3 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng * Đối với cổ phiếu + Điều kiện định tính - Trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của thành viên HĐQT và tổng giám đốc. - Có phương án sử dụng có hiệu quả số vốn huy động được từ đợt phát hành. - Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy nhất định,
  78. 2.3.1.3 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng * Trường hợp phát hành bổ sung cổ phiếu ra công chúng - Lần phát hành sau phải cách lần trước một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm ) - Đă hoàn tất các đợt phát hành trước đó - Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu hiện đang lưu hành
  79. 2.3.1.3 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng • Đối với trái phiếu + Phải có tỉ lệ tối thiểu tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành bán cho một số lượng người đầu tư nhất định ngoài tổ chức, tùy theo quy mô vốn điều lệ của tổ chức phát hành. + Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bản thân tổ chức phát hành trái phiếu là tổ chức tín dụng. + Phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người đầu tư và xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.
  80. 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán a, Phát hành cổ phiếu thường + Những lợi thế: - Tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng không bị bắt buộc có tính pháp lý phải trả khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. - Không có nghĩa vụ hoàn trả vốn cho cổ đông theo kỳ hạn cố định, - Làm giảm hệ số nợ và tăng mức độ vững chắc về tài chính của công ty, qua đó làm tăng thêm khả năng huy động vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp,
  81. 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán a, Phát hành cổ phiếu thường + Những bất lợi: - Làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền bỏ phiếu và quyền kiểm soát công ty cho số cổ đông mới, gây bất lợi cho cổ đông hiện hữu, - Chi phí phát hành cổ phiếu thường nói chung cao hơn chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, - Lợi tức cổ phần không được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ để giảm trừ thu nhập chịu thuế,
  82. 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán b, Phát hành cổ phiếu ưu đãi * Những lợi thế: - Không nhất thiết phải trả lợi tức hàng năm đúng hạn mà có thể hoãn trả sang kỳ sau, điều đó giúp công ty không bị phá sản khi gặp khó khăn trong thanh toán. - Tránh được việc chia phần kiểm soát cho cổ đông mới thông qua quyền biểu quyết. - Cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả nên việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính mềm dẻo và linh hoạt hơn TP.
  83. 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán b, Phát hành cổ phiếu ưu đãi * Bất lợi: - Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức TP, - Lợi tức cổ phiếu ưu đãi không được tính vào chi phí làm giảm thu nhập và thuế thu nhập phải nộp.
  84. 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán c, Phát hành trái phiếu * Lợi thế : - Lợi tức TP được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu KD có triển vọng thu lợi nhuận cao sẽ làm tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. - Chi phí phát hành TP thấp hơn phát hành CP. - Không bị phân chia quyền kiểm soát cho trái chủ. - Lợi tức TP được tính vào CPKD làm giảm thu nhập và thuế thu nhập phải nộp. - Khi phát hành TP mua lại doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt.
  85. 2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán c, Phát hành trái phiếu * Bất lợi: - Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lợi tức cho các trái chủ đúng kỳ hạn. Nếu đến thời điểm trả nợ công ty gặp khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản. - Việc tăng vốn bằng phát hành TP có thể dẫn đến hệ số nợ cao. Nếu công ty kinh doanh thua lỗ sẽ làm tăng mức thua lỗ trên vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá cổ phiếu của công ty
  86. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch a, Khái niệm niêm yết chứng khoán b, Tiêu chuẩn niêm yết c, Về thủ tục niêm yết d, Ưu điểm và những bất lợi của niêm yết đối với các tổ chức niêm yết
  87. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch a, Khái niệm niêm yết chứng khoán - Khái niệm: là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. - Các loại niêm yết: Niêm yết lần đầu Niêm yết lại Niêm yết bổ sung Thay đổi niêm yết Niêm yết cửa sau Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
  88. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch b, Tiêu chuẩn niêm yết Các tiêu chuẩn định tính: - Triển vọng phát triển của tổ chức phát hành. - Tính khả thi của phương án về sử dụng vốn phát hành. - Nhận xét của kiểm toán về các báo cáo tài chính của công ty. - Lợi ích kinh tế mang lại của công ty đối nền kinh tế quốc dân - Việc thực hiện công tác công bố thông tin.
  89. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch b, Tiêu chuẩn niêm yết Các tiêu chuẩn định lượng - Thời gian hoạt động của tổ chức phát hành đến thời điểm đăng ký niêm yết. - Quy mô và cơ cấu cổ phần của công ty. - Lợi suất thu được từ vốn cổ phần (suất cổ tức). - Tỷ lệ nợ.
  90. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch b, Tiêu chuẩn niêm yết (ở Việt Nam) • Đối với cổ phiếu (niêm yết tại SGD) - Có vốn đièu lệ từ 80 tỷ đồng trở lên. - Hoạt động kinh doanh hai năm liến trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đang ký niêm yết. - Không có các khoản nợ quá hạn. - Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ. - Cổ đông là thành viên HĐQT phải nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. - Có hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ theo quy định.
  91. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch b, Tiêu chuẩn niêm yết (ở Việt Nam) * Điều kiện niêm yết trái phiếu • Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên; • Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm ; • Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành; • Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ.
  92. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch c, Về thủ tục niêm yết Quy trình niêm yết : - Tổ chức phát hành nộp bản đăng ký cho SGDCK. - SGDCK thẩm định sơ bộ. - Nộp bản đăng ký lên UBCKNN. - Chào bán chứng khoán ra công chúng. - Xin phép niêm yết. - Thẩm tra niêm yết chính thức. - Quyết định chấp nhận niêm yết. - Niêm yết chứng khoán.
  93. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch - Ưu điểm: + Củng cố và nâng cao uy tín đối với công chúng và các đối tác của công ty trong kinh doanh. + Dễ dàng huy động vốn. + Chủ động tham gia vào TTCK để đạt được các mục tiêu của DN. + Nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán của công ty. + Được hưởng ưu đãi từ phía Nhà nước.
  94. 2.3.2 Niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch - Bất lợi: + Nộp phí niêm yết => tăng chi phí hoạt động kinh doanh. Điều này hoàn toàn không tồn tại ở những công ty không niêm yết trên SGDCK. + Nghĩa vụ công khai thông tin => canh tranh gay gắt hơn. + Những cản trở trong việc sáp nhập hay thâu tóm của công ty => có thể bị thâu tóm.
  95. Chương 3: Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán 3.1 Giao dịch chứng khoán trên TTCK tập trung - Sở giao dịch chứng khoán 3.2 Giao dịch chứng khoán trên TTCK phi tập trung (thị trường OTC)
  96. 3.1 Giao dịch chứng khoán trên TTCK tập trung 3.1.1. Khái niệm và cơ cấu tổ chức sở giao dịch chứng khoán 3.1.2. Thành viên của SGDCK 3.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của SGDCK 3.1.4. Lệnh và các định chuẩn lệnh 3.1.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá 3.1.6. Phương thức giao dịch 3.1.7. Quy trình giao dịch 3.1.8. Một số giao dịch đặc biệt
  97. 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của SGDCK * Khái niệm SGDCK (Securities Exchange) là một định chế có chức năng tổ chức thực hiện và quản lí các giao dịch chứng khoán của các đơn vị thành viên của TTCK tập trung. * Đặc điểm - Là một định chế phục vụ cho các giao dịch CK. - Không phải là một pháp nhân kinh doanh chứng khoán, không mua vào và cũng không bán ra bất kỳ một loại chứng khoán nào. - Tùy theo mức độ phát triển mà có mô hình tổ chức khác nhau.
  98. 3.1.1 Sở giao dịch chứng khoán (tiếp) • Mô hình tổ chức - Câu lạc bộ mini - Hình thức sở hữu thành viên - Hình thức công ty cổ phần - Hình thức sở hữu nhà nước
  99. 3.1.2 Thành viên giao dịch của SGDCK * Khái niệm: là các tổ chức và các nhân được chấp nhận làm thành viên, trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán CK tại sàn giao dịch của SGDCK. * Tiêu chuẩn để trở thành thành viên - Đối với thành viên là cá nhân (môi giới độc lập): + Có chứng chỉ hành nghề môi giới CK và được SGDCK cấp phép hoạt động. + Có tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, có kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật. + Có đủ năng lực tài chính. + Đăng ký KD tại 1 cơ quan chức năng
  100. 3.1.2 Thành viên giao dịch của SGDCK • Tiêu chuẩn để trở thành thành viên - Đối với thành viên là tổ chức: + Có hồ sơ xin gia nhập SGDCK và được cấp phép hoạt động. + Có cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng nhân sự cần thiết để hoạt động (trang thiết bị, phương tiện thông tin, đội ngũ cán bộ nhân viên ) + Chấp hành đầy đủ các qui định, điều lệ của sở. + Có vốn điều lệ đạt ở một mức nhất định.
  101. 3.1.2 Thành viên giao dịch của SGDCK (tiếp) * Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên: - Bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của sở. - Trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch của sở. - Sử dụng các dịch vụ do SGDCK cung cấp như sử dụng các trang thiết bị, thông tin, - Bầu đại biểu đại diện cho thành viên tham gia HĐQT sở. - Đóng lệ phí thành viên và tuân thủ các qui định của sở.
  102. 3.1.2 Thành viên giao dịch của SGDCK (tiếp) * Các thành viên giao dịch của SGDCK (tiếp) - Các công ty chứng khoán 1. Môi giới chứng khoán 2. Tự doanh 3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 4. Tư vấn đầu tư chứng khoán 5. Quản lý danh mục đầu tư - Các nhà kinh doanh chứng khoán cá nhân
  103. 3.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK tập trung - Nguyên tắc công khai - Nguyên tắc trung gian - Nguyên tắc đấu giá
  104. 3.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK tập trung (1) Nguyên tắc công khai: Mọi thông tin của SGDCK đều phải được công khai + Công khai về tổ chức niêm yết, + Công khai về các diễn biến của thị trường. Các yêu cầu về công khai thông tin: + Đầy đủ + Chính xác + Kịp thời + Dễ tiếp cận
  105. 3.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK tập trung (2) Nguyên tắc trung gian Các giao dịch trên TTCK tập trung đều phải thông qua những nhà môi giới chứng khoán. => Ý nghĩa: + Đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch trên thị trường là các chứng khoán thật, hợp pháp, tránh sự giả mạo, lừa đảo trong giao dịch, + Đảm bảo vai trò quản lý, kiểm soát của cơ quan tổ chức thị trường và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư chứng khoán.
  106. 3.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK tập trung (3) Nguyên tắc đấu giá Giá cả giao dịch chứng khoán trên SGDCK được hình thành thông qua đấu giá công khai. Các hình thức đấu giá: - Theo hình thức, bao gồm: + Đấu giá trực tiếp + Đấu giá gián tiếp + Đấu giá tự động
  107. 3.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK tập trung Các hình thức đấu giá: - Theo thời gian xác định giá, đấu giá bao gồm: + Đấu giá định kỳ + Đấu giá liên tục Ý nghĩa: + Giá chứng khoán phản ánh khách quan quan hệ cung cầu + Đảm bảo khối lượng chứng khoán được giao dịch nhiều nhất.
  108. 3.1.4. Lệnh giao dịch Khái niệm Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của nhà đầu tư yêu cầu người môi giới (công ty chứng khoán, nhà môi giới độc lập) tiến hành mua, bán chứng khoán theo những điều kiện nhất định
  109. IBS CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG (INCOMBANK SECURITIES CO. LTD) PHIẾU LỆNH MUA CHỨNG KHOÁN Tên chủ tài khoản: Số CMT/ hộ chiếu . Tên người được ủy quyền: Số CMT / hộ chiếu . Số tài khoản: . Mã chứng khoán Số lượng Giá Phần dành cho công ty Số hiệu lệnh Giờ nhận lệnh Ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH NHÂN VIÊN NHẬN LỆNH KHÁCH HÀNG (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) Khách hàng tự chịu trách nhiệm về quyết định đặt lệnh. Ý kiến của nhân viên môi giới, tư vấn chỉ có ý nghĩa tham khảo.
  110. 3.1.4. Lệnh giao dịch * Nội dung của lệnh - Các thông tin cá nhân khách hàng và số hiệu tài khoản giao dịch. - Tên lệnh - Đối với lệnh bán phải ghi rõ là bán đứt (long sale) - Tên và mã chứng khoán muốn mua hoặc bán - Số lượng chứng khoán và mức giá yêu cầu - Loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, ) - Ngày giờ đặt lệnh - Thời gian hiệu lực của lệnh.
  111. 3.1.4. Lệnh giao dịch • Hình thức của lệnh - Lệnh văn bản: Các CTCK thường in sẵn các mẫu phiếu lệnh như phiếu lệnh mua, phiếu lệnh bán, phiếu lệnh huỷ, - Lệnh bằng điện và điện tử: điện thoại, telex, internet (emails, messages).
  112. 3.1.4. Lệnh giao dịch • Phân loại lệnh - Căn cứ vào chiều giao dịch: Lệnh mua, lệnh bán. - Căn cứ vào giá giao dịch: Lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh ATO, lệnh ATC, lệnh dừng, lệnh giới hạn dừng. - Căn cứ vào thời gian hiệu lực của lệnh: Lệnh ngày, lệnh tuần, lệnh tháng - Các loại lệnh khác Lệnh mở Lệnh sửa đổi Lệnh hủy bỏ
  113. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 1. Lệnh giới hạn (Limit order - LO) + KN:Là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra mức giá giới hạn để nhà môi giới thực hiện. - Lệnh mua: giá cao nhất sẵn sàng mua, - Lệnh bán: giá thấp nhất sẵn sàng bán. + Ví dụ: + Ưu nhược điểm - Nhà đầu tư dự tính được giới hạn mức lãi hoặc lỗ khi giao dịch được thực hiện. - Có thể phải nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư, đặc biệt là trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn. - Có thể không được thực hiện, ngay cả khi giá giới hạn phù hợp với giá khớp lệnh nhưng không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
  114. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 2. Lệnh thị trường (market order) + KN: Lệnh thị trường còn gọi là lệnh theo giá thị trường (MP): Là loại lệnh mà khách hàng sẵn sàng giao dịch tại mọi mức giá có trên thị trường. Nhà môi giới không bị ràng buộc về giá cả, họ sẽ mua bán theo mức giá tốt
  115. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 2. Lệnh thị trường • Đặc điểm: - Lệnh không ghi giá: ví dụ mua REE 1.000 CP @MP, bán SAM 500CP @MP - Lệnh mua: sẵn sàng mua tại mọi mức giá bán có trên thị trường. - Lệnh bán: sẵn sàng bán tại mọi mức giá mua có trên thị trường. - Khi sử dụng lệnh này nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán ngay theo mức giá của thị trường nên lệnh được ưu tiên trước các loại lệnh khác. Mặc dù vậy, lệnh vẫn có thể không được thực hiện.
  116. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 2. Lệnh thị trường + Ưu nhược điểm - Lệnh được ưu tiên thực hiện trước so với các loại lệnh giao dịch khác. - Có tác dụng làm tăng tính thanh khoản của thị trường. - Thường được áp dụng trong các trường hợp có nhu cầu mua, bán ngay. - Phù hợp với các nhà đầu tư lớn, có đầy đủ thông tin. - Lệnh thị trường không đưa ra mức giá nên nhà đầu tư không thể khống chế được giá mua, bán chứng khoán cho mình.
  117. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 3. Lệnh ATO (At the Opening) và ATC (At the Closing) + KN: là dạng đặc biệt của lệnh thị trường, theo lệnh này nhà môi giới sẽ thực hiện việc mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng theo mức giá khớp lệnh của phiên giao dịch (là lệnh thực hiện ở mức giá khớp lệnh) + Lệnh ATO là: - Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, có hiệu lực trong phiên mở cửa - Lệnh không ghi giá (ghi ATO), ví dụ: mua REE 1.000CP @ATO, bán SAM 500CP @ATO. - Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh, + Ví dụ
  118. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) + Lệnh ATC là: - Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. - Lệnh không ghi giá (ghi ATC), ví dụ: mua REE 1.000CP @ATC, bán SAM 500CP @ATC. - Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh, - Hiệu lực của lệnh: trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
  119. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 4. Lệnh dừng (stop order) + KN: Là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra mức giá dừng làm ngưỡng để nhà môi bắt đầu thực hiện việc mua vào hay bán ra. + Các loại lệnh dừng: . Lệnh dừng để mua (stop order to buy) . Lệnh dừng để bán ( stop order to sell)
  120. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) + Lệnh dừng để mua (stop order to buy) . KN: là loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để mua chứng khoán. Nếu giá thị trường tăng đạt hoặc vượt mức giá dừng thì ngay lập tức nhà môi giới chứng khoán phải mua chứng khoán vào cho khách hàng. . VD: . Đặc điểm: - Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra khi dự báo giá cổ phiếu có xu hướng giảm đi theo thời gian. - Lệnh được sử dụng kết hợp cùng với hành vi bán khống để hạn chế thua lỗ do dự báo giá không chính xác. - Tại thời điểm đặt lệnh, mức giá dừng bao giờ cũng cao hơn mức giá hiện hành.
  121. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) + Lệnh dừng để bán ( stop order to sell) . Khái niệm: là một loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để bán chứng khoán nếu giá thị trường biến động giảm đạt hoặc thấp hơn mức giá dừng thì ngay lập tức lệnh được kích hoạt, nhà môi giới phải bán chứng khoán ra cho khách hàng. . VD: . Đặc điểm: - Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra khi dự báo giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên theo thời gian. - Tại thời điểm đặt lệnh mức giá dừng phải thấp hơn mức giá hiện hành. - Lệnh được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận trong một thương vụ đã thực hiện.
  122. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 4. Lệnh dừng (stop order) * Khi nào sử dụng lệnh dừng: + Sử dụng lệnh dừng có tính chất bảo vệ - Bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một thương vụ đã thực hiện. - Bảo vệ tiền lời của người bán trong một th.vụ bán khống. + Sử dụng lệnh dừng có tính chất phòng ngừa - Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán ngay. - Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước, mua sau.
  123. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) 4. Lệnh dừng (stop order) * Ưu điểm và nhược điểm của lệnh dừng: + Ưu điểm: Bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ đối với nhà đâu tư. + Nhược điểm: Khi có một số lượng lớn các lệnh dừng được “châm ngòi”, sự náo loạn trong giao dịch sẽ xảy ra khi các lệnh dừng trở thành lệnh thị trường, từ đó bóp méo giá cả chứng khoán và mục đích của lệnh dừng là giới hạn thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận không được thực hiện.
  124. Các loại lệnh chủ yếu (tiếp) (5) Lệnh giới hạn dừng (Stop limit order – SLO): được sử dụng như một công cụ để khắc phục sự bất định về mức giá thực hiện trong lệnh dừng. • Đặc trưng của lệnh giới hạn dừng là khách hàng phải đồng thời đưa ra 2 mức giá là mức giá dừng và mức giá giới hạn. • Khi giá thị trường của CK tiếp cận hoặc vượt qua mức giá dừng lúc đó lệnh giới hạn dừng sẽ trở thành lệnh giới hạn có điều kiện. • Có 2 loại lệnh giới hạn dừng: - Lệnh giới hạn dừng để mua: ngoài giá dừng còn đặt thêm giá giới hạn, giá này cao hơn giá dừng một mức nhất định. - Lệnh giới hạn dừng để bán: ngoài giá dừng còn đặt thêm giá giới hạn, giá này thấp hơn giá dừng một mức nhất định
  125. 3.1.4. Lệnh giao dịch • Định chuẩn lệnh - KN: Là những qui chuẩn về thời hạn hiệu lực và cách thức thực hiện lệnh giao dịch. - Các hình thức định chuẩn lệnh cơ bản: + Lệnh có giá trị trong ngày giao dịch (day order):là lệnh giao dịch mà trong đó khách hàng không giới hạn về thời gian, hoặc ghi rõ là hiệu lực trong ngày. Nếu lệnh không được thực hiện trong ngày thì sẽ tự động hủy bỏ. + Lệnh có giá trị cho đến khi bị huỷ bỏ bởi lệnh khác (còn gọi là lệnh mở - open order): là lệnh có hiệu lực cho đến khi nó được thực hiện hay bị khách hàng huỷ bỏ.
  126. 3.1.4. Lệnh giao dịch • Định chuẩn lệnh + Lệnh thực hiện ngay hoặc huỷ bỏ (immediate or cancel - IOC): là lệnh yêu cầu phải thực hiện ngay nhưng không bắt buộc phải thực hiện toàn bộ mà có thể là một phần. Phần còn lại chưa thực hiện bị huỷ bỏ. + Lệnh thực hiện toàn bộ hoặc huỷ bỏ (full or kill - FOK): là lệnh yêu cầu thực hiện ngay toàn bộ nội dung của lệnh nếu không thì hủy bỏ lệnh. + Lệnh thực hiện tất cả hoặc không (all or none - AON): lệnh yêu cầu phải được thực hiện toàn bộ trong cùng một giao dịch, nếu không thì hủy bỏ lệnh. Tuy nhiên, lệnh không bắt buộc là phải thực hiện ngay mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giao dịch của ngày.
  127. 3.1.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá • Đơn vị giao dịch - Đơn vị giao dịch là khối lượng chứng khoán tối thiểu thích hợp được quy định trong một lệnh giao dịch. - Đơn vị giao dịch lớn sẽ hạn chế khả năng tham gia của những nhà đầu tư nhỏ. - Đơn vị giao dịch nhỏ sẽ lãng phí thời gian và chi phí giao dịch. Ví dụ: Ở Việt Nam - Lô chẵn (round-lot): 10 CP/CCQ, 10 TP - Lô lẻ (odd - lot): 1- 9 CP/CCQ - Lô lớn (block - lot): > 20.000 CP/ CCQ
  128. 3.1.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá * Đơn vị yết giá (quotation unit) Là mức giá tối thiểu trong đặt giá CK (tick size). Ví dụ: + Tại HoSE, giao dịch khớp lệnh CP và CCQ: Với mức giá lớn hơn hoặc bằng 100.000đ, đơn vị yết giá là 1000đ; Với mức giá từ 50.000 - 99.500đ, đơn vị yết giá là 500đ; Với mức giá ≤ 49.900đ, đơn vị yết giá là 100đ. + Tại HASTC, đơn vị yết giá là 100đ đối với cổ phiếu và trái phiếu giao dịch theo phương thức khớp lệnh.
  129. 3.1.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá * Biên độ dao động giá Là giới hạn thay đổi giá hàng ngày được xác định dựa trên giá cơ bản (giá tham chiếu),thông thường là giá đóng cửa ngày hôm trước, * Giá tham chiếu Là mức giá cơ bản làm cơ sở tính toán biên độ dao động giá hoặc các giá khác nhau trong ngày giao dịch. Giá tối đa = Giá tham chiếu + (giá tham chiếu x %Biên độ dao động giá) Giá tối thiểu= Giá tham chiếu – (giá tham chiếu x % Biên độ dao động giá)
  130. 3.1.6 Phương thức giao dịch KN: là cách thức tổ chức, thực hiện các giao dịch chứng khoán trong một phiên giao dịch, là tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến kỹ thuật giao dịch chứng khoán tại SGDCK. - Đấu giá: + Theo nghĩa thông thường: Một người bán - nhiều người mua tìm ra người mua trả giá cao nhất. + TTCK: nhiều người bán - nhiều người mua tìm ra mức giá tốt nhất. - Các hình thức: + Hệ thống đấu giá theo giá (Price driven system) + Hệ thống đấu giá theo lệnh (Order driven system)
  131. 3.1.6 Phương thức giao dịch (tiếp) + Đấu giá theo giá (Price driven system): các nhà tạo thị trường (Market makers) phải luôn cho giá mua và giá bán khi khách hàng yêu cầu. Đồng thời họ phải luôn cạnh tranh với nhau trong việc hình thành giá giao dịch. Hệ thống này được áp dụng ở SGDCK Anh, TTCK OTC ở Mỹ, =>Ưu điểm: Có tính thanh khoản cao. =>Nhược điểm: Người tạo lập thị trường có thể bóp méo cơ chế xác lập giá trên thị trường và tăng chi phí giao dịch của người đầu tư, không được áp dụng ở những thị trường mới hình thành.
  132. 3.1.6 Phương thức giao dịch (tiếp) + Đấu giá theo lệnh – khớp lệnh (Order driven system): tất cả các lệnh mua, lệnh bán chuyển đến SGDCK được ghép với nhau theo nguyên tắc xác định giá khớp lệnh. Các nguyên tắc ưu tiên khi thực hiện lệnh + Đối với các loại lệnh khác nhau: MP (ATO,ATC), LO. + Trong cùng một loại lệnh, trật tự ưu tiên như sau: - Giá cả: lệnh có giá tốt nhất. - Thời gian: lệnh nào đặt trước được thực hiện trước. - Khách hàng: cá nhân, tổ chức. - Số lượng: lệnh có khối lượng lớn hơn sẽ được thực hiện trước.
  133. 3.1.6 Phương thức giao dịch (tiếp) • Khớp lệnh định kỳ: là hình thức đấu giá mà việc khớp các lệnh giao dịch được thực hiện đồng thời vào một thời điểm đã được xác định trước. Giá khớp lệnh: là mức giá mà tại đó khối lượng CK được mua bán nhiều nhất Nếu có nhiều mức giá cùng thỏa mãn yêu cầu khối lượng CK được mua bán nhiều nhất thì giá khớp lệnh là mức giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu Nếu có hai mức giá thỏa mãn yêu cầu khối lượng CK được mua bán nhiều nhất và gần giá tham chiếu như nhau, việc chọn giá nào làm giá khớp lệnh do SGDCK quyết định. Trên thực tế, để đảm bảo mục tiêu phát triển của TTCK người ta thường chọn mức giá cao hơn.
  134. 3.1.6 Phương thức giao dịch (tiếp) - Ưu và nhược điểm của khớp lệnh định kì • Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách khách quan. • Nhà đầu tư được giao dịch với mức giá tốt nhất vì tất cả các lệnh mua và bán đều được cạnh tranh nhau một cách công bằng. • Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường, vì: kĩ thuật gdịch đơn giản, chi phí gdịch thấp, nhà đầu tư theo dõi kịp thời các thông tin của thị trường, các cơ quan quản lí dễ theo dõi, kiểm tra và giám sát. • Nhược điểm: giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối quan hệ cung cầu, tính linh hoạt của thị trường thấp so với đấu giá theo giá.
  135. 3.1.6 Phương thức giao dịch (tiếp) ● Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch trong đó các lệnh mua và bán chứng khoán được hệ thống giao dịch so khớp ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Trong khớp lệnh liên tục, giá thực hiện là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh. Nếu có nhiều lệnh nhập vào hệ thống cùng một lúc thì giá được xác định theo các nguyên tắc ưu tiên: - Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước, - Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước, - Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thỏa mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước,
  136. 3.1.6 Phương thức giao dịch (tiếp) - Ưu và nhược điểm của khớp lệnh liên tục Ưu điểm: + Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia thị trường một cách năng động và thường xuyên. + Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh, vì vậy hình thức khớp lệnh này phù hợp với các thị trường có khối lượng giao dịch lớn và sôi động. + Hạn chế được chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán, từ đó thúc đẩy các giao dịch xảy ra thường xuyên và liên tục. Nhược điểm: chỉ tạo ra các mức giá cho một giao dịch điển hình chứ không phải là tổng hợp các giao dịch.
  137. 3.1.7 Qui trình giao dịch (theo phương thức khớp lệnh) B1: Kí hợp đồng ủy thác với một công ty chứng khoán thành viên của SGDCK và mở tài khoản tiền gửi thanh toán và lưu kí chứng khoán B2: Đặt lệnh giao dịch B3: Chuyển lệnh giao dịch đến phòng giao dịch B4: Chuyển lệnh giao dịch đến người môi giới của công ty tại sàn giao dịch B5: Chuyển lệnh giao dịch đến máy chủ của SGD B6: Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch B7: Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán B8: Thanh toán và hoàn tất giao dịch B9: Sao kê tài khoản
  138. 3.1.8. Một số giao dịch đặc biệt ● Giao dịch kí quỹ (Margin trading) + Mua kí quỹ (Margin buying / Margin purchase) + Bán khống (Short selling) ● Giao dịch khối (Block trade) ● Giao dịch lô lẻ (odd - lot trading) ● Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền mua cổ phiếu ● Giao dịch cổ phiếu quỹ (treasury stocks) ● Giao dịch thâu tóm công ty (take over)
  139. 3.2 Giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC 3.2.1 Khái niệm 3.2.2 Đặc điểm của thị trường OTC 3.2.3 Quy trình giao dịch (phương thức thoả thuận)
  140. 3.2.1 Khái niệm Thị trường OTC là thị trường không có địa điểm giao dịch tập trung, các thành viên của thị trường giao dịch với nhau qua mạng internet.
  141. 3.2.2 Đặc điểm của thị trường OTC - Có nhiều địa điểm giao dịch. - CK giao dịch trên thị trường OTC phải được đăng ký rõ ràng và phải đáp ứng những yêu cầu về tài sản của người phát hành, số lượng các cổ đông và số lượng các CK đang lưu hành - Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận song phương. - Cơ chế thanh toán các giao dịch trên thị trường OTC đa dạng và linh hoạt. - Thị trường có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường, đó là các CTCK và Hiệp hội các nhà môi giới. - Thị trường OTC chịu sự quản lý của UBCKNN, của SGDCK và Hiệp hội CK; hoạt động theo luật thị trường OTC và các quy định của Hiệp hội.
  142. 3.2.3. Quy trình giao dịch (theo phương thức thỏa thuận) B1: Mở tài khoản giao dịch B2: Đặt lệnh giao dịch B3: Thực hiện lệnh giao dịch theo yêu cầu của khách hàng B4: Hệ thống giao dịch của thị trường OTC xác nhận các lệnh giao dịch do CTCK nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị trường. B5: Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của CTCK.
  143. Chương 4: Phân tích đầu tư chứng khoán 4.1 Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán 4.2 Các phương pháp phân tích chứng khoán
  144. 4.1 Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán ● Mục đích của phân tích đầu tư chứng khoán ►Mục đích trung gian + Lựa chọn chứng khoán để đầu tư + Lựa chọn thời điểm mua, bán chứng khoán ► Mục đích cuối cùng + Tối đa hoá hiệu quả vốn đầu tư, + Tối thiểu hoá rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
  145. 4.1 Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán ● Yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán - Đưa ra các kết quả phân tích, đánh giá về mỗi loại chứng khoán trong quá khứ, hiện tại và tương lai để làm cơ sở ra quyết định loại chứng khoán, hoặc danh mục chứng khoán đầu tư. - Đưa ra các biểu đồ, đồ thị về quy mô giao dịch, diễn biến về giá, chỉ số giá của từng loại chứng khoán, của một nhóm ngành, của từng thị trường và các chỉ số khác của TTCK; nhận dạng các xu thế về giá trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai.
  146. 4.2 Các phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán 4.2.1 Phân tích cơ bản (fundamental analysis) 4.2.2 Phân tích kỹ thuật (technical analysis)
  147. 4.2.1 Phân tích cơ bản Phân tích cơ bản bao gồm các hoạt động phân tích môi trường đầu tư (như phân tích nền kinh tế toàn cầu, phân tích nền kinh tế quốc gia, phân tích ngành) và phân tích doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định thị trường đầu tư, lĩnh vực và danh mục các loại chứng khoán đầu tư
  148. 4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (1) Phân tích nền kinh tế toàn cầu → rút ra xu hướng vận động của nền kinh tế toàn cầu (2) Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia → cho phép xác định chiến lược đầu tư lâu dài (3) Phân tích ngành → mục tiêu là để lựa chọn những ngành đang có triển vọng phát triển để đầu tư
  149. 4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp) (1) Phân tích nền kinh tế toàn cầu - Các diễn biến về chính trị trong khu vực cũng như của từng quốc gia; - Tốc độ tăng trưởng GDP của các khu vực cũng như của từng quốc gia; - Các chiến lược và chính sách kinh tế, tài chính của các quốc gia như: chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ cho nền kinh tế nội địa - Sự can thiệp của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: chính sách đầu tư, hỗ trợ, chính sách lãi suất - Các liên kết kinh tế của các khu vực, các quốc gia, các tập đoàn kinh tế
  150. 4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp) (2) Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia * Môi trường chính trị xã hội - Tình hình chính trị - Môi trường pháp luật + Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật + Tính khả thi của hệ thống pháp luật + Tính hiệu quả của hệ thống pháp luật + Tính quốc tế của hệ thống pháp luật + Tính ổn định của hệ thống pháp luật
  151. 4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp) * Các điều kiện kinh tế vĩ mô - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Tỷ lệ lạm phát - Tỷ lệ thất nghiệp - Lãi suất - Thâm hụt ngân sách - Sự lạc quan hay bi quan của công chúng - Chu kỳ của nền kinh tế - Chính sách của chính phủ: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,
  152. 4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp) (3) Phân tích ngành Phân tích ngành thực chất là phân tích quan hệ cung - cầu một, hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ do một ngành nào đó đảm nhận - Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm - Phân tích cơ cấu và và các thế lực của ngành - Xác định mức rủi ro của ngành
  153. 4.2.1.1 Phân tích doanh nghiệp ► Phân tích chiến lược phát triển của DN - Lịch sử của doanh nghiệp - Nguồn nhân lực của doanh nghiệp - Người lãnh đạo của doanh nghiệp - Người lao động của doanh nghiệp - Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp - Khách hàng và nhà cung cấp - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp + Kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ + Kế hoạch sản phẩm + Kế hoạch phát triển thị trường + Kế hoạch huy động vốn dài hạn
  154. 4.2.1.1 Phân tích doanh nghiệp (tiếp) ► Phân tích tài chính doanh nghiệp - Cơ sở dữ liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh tài chính, - Phương pháp phân tích: + So sánh (giữa thực tế với kế hoạch, kì này với kì trước), + Phân tích tỉ lệ (đánh giá mqhệ giữa bộ phận với tổng thể), + Phân tích xu hướng.
  155. 4.2.1.1 Phân tích doanh nghiệp (tiếp) Nội dung phân tích + Khả năng thanh toán của DN + Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN + Năng lực hoạt động của tài sản + Kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập + Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của DN
  156. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) * Khả năng thanh toán của DN (1) Khả năng thanh toán chung Tổng tài sản Khả năng thanh toán chung = Tổng công nợ (2) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (NNH) TS ngắn hạn Khả năng thanh toán NNH = Nợ ngắn hạn (3) Khả năng thanh toán nợ dài hạn (NDH) TS dài hạn Khả năng thanh toán NDH = Nợ dài hạn
  157. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) * Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN (1) Hệ số nợ Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản (2) Hệ số tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốn = 1 - Hệ số nợ
  158. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) Tổng tài sản ngắn hạn (3) Hệ số đầu tư vào TSNH = Tổng tài sản Tổng tài sản dài hạn (4) Hệ số đầu tư vào TSDH = Tổng tài sản Tổng tài sản ngắn hạn (5) Cơ cấu đầu tư = Tổng tài sản dài hạn
  159. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) * Năng lực hoạt động của tài sản (1) Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay Giá vốn hàng bán hàng = tồn kho Tổng giá trị hàng tồn kho bình quân (2) Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay Doanh thu bán chịu các khoản = phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu ( 3) Kỳ thu tiền trung bình Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền = x 360 trung bình Doanh thu bán chịu
  160. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) (4) Vòng quay vốn ngắn hạn Vòng quay Doanh thu thuần vốn = ngắn hạn Vốn ngắn hạn bình quân (5) Vòng quay vốn kinh doanh Vòng quay Doanh thu thuần vốn = kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
  161. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) * Kết quả KD và phân phối thu nhập (1) Chỉ số lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu (2) Chỉ số lợi nhuận tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn bình quân (3) Chỉ số lợi nhuận vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn CSH bình quân (4) Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS)= (Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) /Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
  162. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) (5) Cổ tức 1 CPT (DIV) Cổ tức một LNST dành trả cổ tức cho CPT cổ phần = thường ( DIV) Số CPT đang lưu hành (6) Hệ số trả cổ tức Hệ số chi trả Cổ tức mỗi cổ phiếu thường cổ tức CPT = EPS (9) Tỷ suất cổ tức hiện hành Tỷ suất Cổ tức 1 CPT cổ tức = hiện hành Thị giá 1 CPT
  163. 4.2.1.1 Phân tích DN (tiếp) * Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty (1) Hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) = Thị giá CPT / EPS (2)Chỉ số thị giá thư giá (M/B)= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) / Giá trị sổ sách 1 CP thường (book value) (3)Tốc độ tăng trưởng (growth rate) = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE
  164. 4.2.2 Phân tích kỹ thuật - Khái niệm: Là việc sử dụng các dữ liệu thị trường, các học thuyết thị trường mang tính kỹ thuật, các mô hình và biểu đồ để phân tích, nhận dạng và dự đoán các xu hướng biến động của toàn bộ thị trường, của nhóm ngành, hay của từng loại chứng khoán cụ thể. - Nguồn dữ liệu: + Thông tin từ SGDCK về tình hình giao dịch + Thông tin từ các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
  165. 4.2.2 Phân tích kỹ thuật Đồ thị dạng đường thẳng
  166. 4.2.2 Phân tích kỹ thuật - Chỉ số giá chứng khoán + Khái niệm: Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ánh mức biến động giá bình quân của chứng khoán tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc. + Bao gồm: chỉ số giá cổ phiếu và trái phiếu + Để xác lập một chỉ số cần phải quy định: . Kích thước mẫu . Cơ cấu mẫu . Phương pháp tính . Ngày cơ sở, điểm cơ sở
  167. Chỉ số giá chứng khoán (tiếp) Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho: - Từng cổ phiếu, - Tất cả cổ phiếu của thị trường như chỉ số giá Hangseng, - Từng ngành, nhóm ngành như chỉ số công nghiệp của Mỹ ( DJIA) - Thị trường quốc tế như chỉ số Hangseng Châu Á Chỉ số giá có thể được tính theo: - Thời gian (so sánh theo thời gian) - Không gian (so sánh giữa các vùng lãnh thổ khác nhau).
  168. Các phương pháp tính chỉ số giá (1) Chỉ số giá bình quân giản đơn Đây là chỉ số bình quân số học giản đơn, không có sự tham gia của quyền số. Công thức tính như sau: n  Pit  Pit i=1 It = ___ x I0 I = n  Pi0  Pio i=1 Trong đó: It: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Pit: Giá cổ phiếu i thời kỳ t Pio: Giá cổ phiếu i thời kỳ gốc I0: Chỉ số gốc
  169. Các phương pháp tính chỉ số giá (tiếp) (2) Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị + Chỉ số bình quân gia quyền giá trị là chỉ số giá cổ phiếu bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết. n + Đặc điểm:  Pit I = i=1 - Các công ty lớn (số lượng CP niêm yết nhiều)n có tác  Pio động mạnh hơn tới chỉ số giá. i=1 - Nếu cùng khối lượng niêm yết, công ty có thị giá cổ phiếu cao hơn sẽ có tác động nhiều hơn. - Những cổ phiếu giao dịch ít vẫn có ảnh hưởng, không phản ánh được thực thi thị trường.
  170. Các phương pháp tính chỉ số giá (tiếp) (2) Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị + Chỉ số giá Paascher . Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất, nhiều nước áp dụng nhất n . Quyền số của chỉ số giá này là số lượng cổ phiếu Pit niêm i=1 yết thời kỳ tính toán I = n Qit Pit  Pio It = ___ x I0 i= 1 QitPi0 . Chỉ số này lấy quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo nên phản ánh được vai trò của các cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ tính toán. Tuy nhiên, chỉ số này có nhược điểm quan trọng nhất là phải thường xuyên cập nhật số liệu về cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo.
  171. Các phương pháp tính chỉ số giá (tiếp) (2) Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị + Chỉ số giá Laspeyres . Đây là chỉ số giá cổ phiếu áp dụng phương pháp bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu n niêm yết thời kỳ gốc.  Pit Qi0 Pit i=1 I = n It = ___ x I0  Pio Qi0Pi0 i=1 Chỉ số này lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc nên số liệu này đã có, không phải cập nhật. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không phản ánh được cơ cấu biến đổi của thị trường.
  172. Một số chỉ số giá CK *Chỉ Số bình quân Dow Jones - Dow-Jones công nghiệp (DJIA - Dow Jones Industrial Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp hàng đầu (blue chip) Hoa Kỳ. n - Dow-Jones vận tải (DJTA - Dow Jones Transportation Pit Average) được xác định trên cơ sở giá Icổ= i=phiếu1 của 20 công ty vận tải hàng đầu Hoa Kỳ. n  Pio - Dow-Jones dịch vụ (DJUA - Dow Jones Utilitiesi=1 Average) công cộng được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 15 công ty dịch vụ công cộng hàng đầu Hoa Kỳ. - Dow-Jones hỗn hợp được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của toàn bộ 65 cổ phiếu kể trên
  173. Một số chỉ số giá CK * Chỉ số giá VN – Index Chỉ số giá TTCK Việt nam VN - Index là chỉ số phản ánh mức bién động giá trên TTCK trong một ngày cụ thể so sánh với mức giá cả tại thời điểm gốc. Chỉ số được cấu thành bởi hai yếu tố là loại chứng khoán trọng số và giá của từng chứng khoán cấu thành.  PtiQti VN-Index = x 100  P0iQ0i
  174. Một số chỉ số giá CK • Chỉ số giá VN – Index - Trường hợp 1: Khi có cổ phiếu mới được niêm yết và giao dịch trên thị trường, sẽ điều chỉnh số chia cũ (d0:  Qi0Pi0) như sau: Qi1 Pi1 D1 = ___ x d0  Qi0Pi1 - Trường hợp 2: Tổ chức niêm yết tăng vốn điều lệ D0 x V1 D1 = ___ V1 - AV
  175. Một số chỉ số giá CK • Chỉ số giá VN – Index - Trường hợp 3: Hủy niêm yết, giảm vốn điều lệ D0 x V1 D1 = ___ V1 + AV