Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 1100
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_thi_gia_co_phieu_cua_cac_doanh_ngh.pdf

Nội dung text: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Như Quỳnh, Phạm Ngọc C m Vy, Võ Quốc Danh, Nguyễn Triệu Xuân Các, Lê Hoàng Thiên Ân Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Đức Thắng TÓM TẮT Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố đó, các nhà đầu tư đưa ra được các dự báo về diễn biến giá chứng khoán trong tương lai, từ đó có các chiến lược kinh doanh cổ phiếu cụ thể trong từng giai đoạn. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên cơ sở sử dụng việc kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019. Từ khóa: giá cổ phiếu, ngành công nghệ thông tin, chứng khoán. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận cấp cho cổ đ ng để chứng nhận số cổ phần mà cổ đ ng đó đã mua ở một Công ty cổ phần, chứng thực về việc đóng góp vào Công ty cổ phần, đem lại cho người chủ của nó quyền chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cổ phần và quyền tham gia quản lý công ty. 1.2 Khái niệm giá cổ phiếu Giá phát hành cổ phiếu là giá bán ra khi đơn vị phát hành cổ phiếu. Do mức doanh lợi của công ty và giá cả thị trường không giống nhau cho nên giá phát hành của các cổ phiếu cũng không giống nhau. Thông thường có mấy loại giá sau: bình giá, thời giá, giá trung gian, chiết giá phát hành. Thị giá cổ phiếu (Stock price) iá hay thị giá cổ phiếu là giá giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định. Thị giá cổ phiếu có thể bằng, thấp hơn, hoặc cao hơn mệnh giá và giá trị sổ sách của cổ phiếu. 1491
  2. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu 1.3.1 Các nhân tố vĩ mô (yếu tố bên ngoài) Quy luật cung cầu của thị trường: dựa vào điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Lãi suất: là một tỷ lệ mà dựa vào đó tiền lãi được người đi vay chi trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay của người cho vay. Tỷ giá hối đoái: là một chỉ số đo lường giá trị của hai loại tiền tệ, phản ánh giá trị của 1 đơn vị đồng tiền này khi trao đổi qua 1 đơn vị đồng tiền khác. Lạm phát: là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, cùng với sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Thông tin gây nhiễu và tâm lý của nhà đầu tư: tâm lý của một nhà đầu tư khi xem xét đầu tư một lĩnh vực, một dự án nào đó nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng; chúng rất dễ bị tác động bởi thông tin bên ngoài dù là chính thống hay không chính thống. 1.3.2 Các nhân tố vi mô (yếu tố bên trong) Quy mô doanh nghiệp được phân chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc lựa chọn quy mô khi thành lập doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Nguồn vốn, khả năng, sở thích, kinh nghiệm của chủ đầu tư. Các nhóm chỉ số tài chính ( P/E, P/B, BVPS, ROA, EPS, ). Chỉ số ROA là một trong các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đ ng, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chỉ số P/E là là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán. Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi. P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. P/B cho biết giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. BVPS (Giá trị sổ sách của một cổ phần) là giá trị của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được phản ánh qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp. BVPS thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Hệ số Nợ vay/Vốn chủ sở hữu cho biết trong tổng nguồn vốn của DN thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện là phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc thu thập dữ liệu giá đóng cửa của 12 doanh nghiệp ngành công nghệ thông 1492
  3. tin đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), chỉ số Giá thị trường trên thu nhập cổ phiếu (PE), chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (PB); tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất (INT), mức thay đổi tỷ giá USD/VND (USD), mức thay đổi giá vàng (GOLD) đều được thu thập và tổng hợp theo tháng. Từ đó áp dụng vào tính toán, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. 2.2 Mô hình nghiên cứu Số mẫu quan sát (Obs) là 120 mẫu, của 12 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong 10 năm từ 2010 đến 2019. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu nhóm ngành công nghệ thông tin, bao gồm 5 yếu tố bên trong: quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), chỉ số giá thị trường trên thu nhập cổ phiếu (PE), chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (PB) và 5 yếu tố bên ngoài: tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất (INT), mức thay đổi tỷ giá USD/VND (USD), mức thay đổi giá vàng (GOLD). Mô hình nghiên cứu: MPS= β0 + β DP + β2INT + β3CPI + β4L SD + β L OLDP + β SIZ + β7ROA + β8P + β9P + β 0 PS + ε Phương pháp phân tích dữ liệu: nhóm tác giả sử dụng phần mềm Stata để thực hiện các kiểm định gồm: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ của các thang đo tương quan với nhau; pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp với việc phân tích và sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến thị giá cổ phiếu của ngành công nghệ thông tin. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Chạy GLS chữa khuyết tật mô hình FEM MPRICE Coef. Std. Err. z P > l z l [95% Conf. Interval] SIZE 1.196804 .4493379 2.66 0.008 .31539975 2.07677 ROA .5783408 .2912876 1.99 0.047 .0077476 1.149254 EPS -.0013108 .0006802 -1.93 0.054 -.0026441 .0000224 PE 9.389823 .0136679 -1.70 0.089 -.0500426 .0035545 PB 3.488605 .6472513 14.51 0.000 8.121233 10.65841 GDP -.3154777 1.050401 3.522 0.001 1.429856 5.547354 CPI -.5827198 .2029717 -1.55 0.120 -.713295 .0823396 USDEX -.0462083 .1852257 -3.15 0.002 -.9457555 -.2196841 GOLD -.0462083 .0453914 -1.02 0.309 -.1351738 .0427572 _cons -41.91877 12.38902 -3.38 0.001 -.66.20081 -17.63674 1493
  4. Mô hình hiệu chỉnh cuối cùng có thể viết lại như sau: MP = 1.196 SIZE + 0,578 ROA – 0,001 EPS – 0,023 PE + 9,39 PB +3.489 GDP – 0,583 USDEX – 41.919 (1) Như vậy, sau khi thực nghiệm mô hình trên Stata, nhóm đã xây dựng được mô hình hồi quy của các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu các doanh nghiệp nhóm ngành Công nghệ thông tin được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn năm 2010-2019. Trong đó, nhóm xác định được 7 nhân tố có ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu. Bao gồm 5 yếu tố bên trong là: quy mô doanh nghiêp SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ số giá thị trường trên thu nhập (PE), chỉ số P/B và 2 yếu tố bên ngoài: tốc độ tăng trưởng GDP, mức thay đổi tỷ giá USD/VND. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu doanh nghiệp nhóm ngành Công nghệ - Thông tin trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 xác định 7 nhân tố chính. Trong đó biến SIZE, ROA, PB, GDP, USD có mức ý nghĩa thống kê 5%. Biến EPS, PE có mức ý nghĩa thống kê 10%. Trong đó: Khi tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 1% sẽ làm cho giá cổ phiếu các doanh nghiệp nhóm ngành Công nghệ - Thông tin (gọi tắt là DN CNTT) tăng 3.489%. Khi tỷ giá USD/VND tăng 1% sẽ làm giá cổ phiếu DN CNTT giảm 0,583%. Khi quy mô DN tăng 1% sẽ làm giá cổ phiếu DN 1.196%. Khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của DN tăng 1% cũng sẽ làm cho giá cổ phiếu DN tăng 0,578%. Khi lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của DN tăng 1%, làm giá cổ phiếu giảm nh 0,001%. Khi chỉ số giá thị trường trên thu nhập cổ phiếu DN tăng 1% cũng làm giá cổ phiếu giảm nh 0,023%. Khi chỉ số giá thị trường trên giá sổ sách tăng lên 1% làm tăng giá cổ phiếu lên 9,39%. 4.2 Khuyến nghị - Đối với Chính phủ: Đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô. Từ mô hình nghiên cứu cho thấy, sự tăng trưởng GDP là nguyên nhân thúc đẩy sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường. Do đó, chính phủ cần thực hiện các chính sách vĩ mô, bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa phù hợp, nhằm tạo môi trường kinh tế xã hội chính trị ổn định, bền vững. Đó là cơ sở để tạo nên một thị trường chứng khoán vững mạnh. Xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu. Do đó một chính sách tiền tệ mạnh sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong nước tăng trưởng mạnh. Xây dựng hệ thống pháp luật, đặc biệt là khung pháp lý hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tối ưu hơn. 1494
  5. - Đối với doanh nghiệp: cần phải cân đối giữa hai mục tiêu chính: tăng trưởng về quy mô và đảm bảo yếu tố lợi nhuận. Bởi cả hai yếu tố này đều gây ảnh hưởng tích cực lên giá cổ phiếu. Nếu chỉ chú trọng một trong hai yếu tố, gây mất cân bằng trong phát triển, cũng sẽ làm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường bị hạ thấp. - Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư khi tham gia thị trường luôn mong muốn đạt lợi nhuận tối đa. Vì thế việc đánh giá đúng tiềm năng của cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư chọn lựa được các cổ phiếu phù hợp. Mô hình đưa ra các dự báo dựa trên các nhân tố ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài. Vì vậy, khi tiến hành xem xét, chọn lựa một cổ phiếu để đầu tư, cần phải kiểm tra kỹ các yếu tố, để có lựa chọn chính xác. Các nhân tố bên ngoài là nhân tố chủ quan tác động mạnh đến giá trị cổ phiếu, và dễ dàng nhận thấy. Các nhân tố bên trong khó tìm hiểu hơn, do nhà đầu tư chỉ có thể kiểm tra dựa trên các luồng thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Các nhân tố này có thể bị chính doanh nghiệp thao túng, gây hiện tượng nhiễu. Chiến lược phù hợp là dựa trên cơ sở các yếu tố vĩ mô, đồng thời xem xét các yếu tố vi mô để đưa ra quyết định tham gia thị trường phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, ThS. Lê Thị Thuỳ Nhiên (2020). “Các yếu tố tác động đến giá thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, trang web: [2] TS. Lê Tấn Phước (2016). “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHC ”, trang web: [3] Stata. “Resources for learning Stata ”, trang web: [4] Trung tâm phân tích- MBS (2020). “Dữ liệu thị trường”, trang web: [5] Tổng cục thống kê (2020). “ áo cáo kinh tế - xã hội”, trang web: [6] Stockbiz (2020). “Thống kê thị trường”, trang web: [7] Tập đoàn FPT (2020). “ áo cáo thường niên”, trang web: 1495