Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán chi phí, doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán chi phí, doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mot_so_chuan_muc_ke_toan_quoc_te_den_ke_toan_c.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán chi phí, doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THE EFFECT OF INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARDS ON COST AND REVENUE ACCOUNTING IN MANUFACTURE ENTERPRISES ThS. Lương Khánh Chi Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác BCTC từ đó cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của một số IAS/IFRS cơ bản đến công tác kế toán chi phí (CP), doanh thu (DT) trong doanh nghiệp sản xuất (DNSX). Từ khóa: chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, kế toán chi phí, kế toán doanh thu Abstract: International accounting standards, international of financial statement standards are condition to ensure businesses, organizations all over the world have unified application of accounting principles. This study researches the effect of some IASs/ IFRSs to cost and revenue accounting in manufacture enterprises Keywords: accounting standards, international accounting standards, international Financial Reporting Standards, cost accounting, revenue accounting Nội dung nghiên cứu Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh, là một công cụ quan trọng trong việc phản ánh và quản lý trên góc độ tài chính các hoạt động kinh tế. Kế toán cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia và tổ chức nghề nghiệp trên thế giới. Sự phát triển của kế toán ở các quốc gia thường diễn ra sự khác nhau về các qui định và thực hành kế toán do sự khác nhau về hệ thống kinh tế, các điều kiện thương mại, truyền thống và kinh nghiệm. Nhưng để hội nhập với thế giới thì bất kỳ quốc gia nào cũng đòi hỏi hệ thống kế toán phải được nghiên cứu, xây dựng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) là một tổ chức tư nhân hoạt động độc lập với chức năng soạn thảo và phát hành các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).Dựa trên hệ thống các IAS/IFRS, mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn riêng để xây dựng hệ thống chuẩn mực. Có quốc gia áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế như là chuẩn mực kế toán của quốc gia mình, có quốc gia vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế và sửa đổi, bổ sung để phù hợp với đặc điểm của quốc gia. Hệ thống kế toán Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục được cập nhập, sửa đổi. Nghiên cứu các quy định của IAS/IFRS để thấy rõ những tác động, ảnh hưởng của 944
  2. chúng đến công tác kế toán trong doanh nghiệp từ đóvận dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hoà hợp, hội tụ với kế toán quốc tế, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Namlà cần thiết trong điều kiện hiện nay. Trong hệ thống các IAS/IFRS có nhiều chuẩn mực ảnh hưởng đến kế toán CP, DT, bài viết nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng của một số chuẩn mực cơ bản đến công tác kế toán CP, DT trong các DNSX. 1. Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Theo Ủy chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) định nghĩa “CP là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho các chủ sở hữu”. Quan điểm của IASC nghiên cứu, nhấn mạnh và chú trọng CP với khía cạnh là một yếu tố của BCTC bao gồm việc cung cấp thông tin “tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán” và ảnh hưởng đến các yếu tố khác trên BCTC của doanh nghiệp. CP sẽ làm giảm tài sản, tăng các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu. Từ các quy định trong các IAS/IFRS, kế toán ghi nhận CP trong các DNSX được thể hiện như sau: 1.1. Về thời điểm ghi nhận CP Theo Framework “Các ảnh hưởng của các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh hay xảy ra (không phải khi thu và chi tiền hay vật tương đương như tiền) và nó được ghi chép trong các sổ sách kế toán và được báo cáo trong các báo cáo tài chính cho các kỳ mà chúng có liên quan ”. Như vậy, theo nguyên tắc dồn tích, việc kế toán ghi nhận CP là khi nghiệp vụ CP phát sinh, không nhất thiết đã chi tiền, theo dõi và ghi nhận CP của các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau như khấu hao, dự phòng, phân bổ CP công cụ dụng cụ nhiều kỳ, trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ Kế toán phải ghi nhận CP khi bằng chứng về khả năng phát sinh CP. 1.2. Về nội dung cấu thành CP Theo Framework, khi ghi nhận CP phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp với DT“CP tương ứng với DT bao gồm CP của kỳ tạo ra DT và CP của các kỳ trước hoặc CP phải trả nhưng liên quan đến DT của kỳ đó”.CP ghi nhận tương ứng với DT bao gồm: + CP đã phát sinh thực tế trong kỳ và liên quan đến kỳ tạo ra DT bao gồm các CP nguyên vật liệu, CP nhân công, khấu hao TSCĐ của sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ hoặc sản xuất kỳ trước tiêu thụ tại kỳ tạo ra DT đó chính là các CP sản phẩm cấu thành lên giá vốn hàng tiêu thụ, các CP tiêu thụ,CP chung và CP quản lý hành chính liên quan đến kỳ tạo ra DT. + CP của kỳ trước phân bổ tại kỳ tạo ra DT (CP trả trước) + CP phải trả liên quan đến DT kỳ đó như phân bổ CP sửa chữa lớn TSCĐ . 945
  3. Các IAS/IFRS khác quy định cụ thể hơn về một số nội dung CP cấu thành như Chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 - Hàng tồn kho (IAS 02), Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 - TSCĐ hữu hình (IAS 16), Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 - TSCĐ vô hình (IAS 38), Chuẩn mực kế toán quốc tế số 23 - CP đi vay (IAS 23) Theo IAS 02,CP để cấu thành lên giá trị sản phẩm trong DNSX gồm CP mua, các CP chế biến và CP khác. CP mua bao gồm: Giá mua, thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác không được hoàn lại, CP vận chuyển, bốc dỡ (khấu trừ chiết khấu thương mại, vật tư, hàng hóa hỏng và các khoản có tính chất tương tự). CP chế biến gồm CP có liên quan trực tiếp tới sản phẩm sản xuất như CP nhân công trực tiếp đã nằm trong dự kiến trước của doanh nghiệp (dự toán, định mức ), CP sản xuất chung. CP sản xuất chung phải được tổ chức theo dõi và phân chia thành hai loại CP sản xuất chung cố định và CP sản xuất chung biến đổi. CP sản xuất chung cố định phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị. CP sản xuất chung biến đổi được phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo CP thực tế phát sinh. Khi hàng tồn kho xuất bán, doanh nghiệp áp dụng các phương pháp đích danh, nhập trước xuất trước và bình quân gia quyền (tính bình quân theo kỳ hoặc bình quân sau mỗi lần nhập). Giá vốn của số hàng tồn kho được hạch toán như một khoản CP (để ghi giảm lợi nhuận) trong kỳ mà DT liên quan đến chúng đã được ghi nhận.Theo IAS 02, ngoài việc quy định các CP cấu thành lên sản phẩm, còn đưa ra nội dung các CP được xem như là CP thời kỳ để xác định kết quả bao gồm: CP nhân công trực tiếp không nằm trong dự kiến ban đầu, CP sản xuất chung không phân bổ, CP dự phòng khi trích lập bổ sung vào thời điểm lập BCTC (khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho giảm xuống thấp hơn giá gốc doanh nghiệp phải xác định và ghi giảm giá trị hàng tồn kho từ giá gốc xuống giá trị thuần có thể thực hiện được thông qua việc trích lập khoản dự phòng giảm giá và việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện được tính toán cho từng loại hàng tồn kho hoặc nhóm hàng tồn kho giống nhau), các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho (sau khi trừ phần thu hồi), CP bán hàng được ghi nhận vào CP sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ hạch toán để ghi giảm lợi nhuận của kỳ. Các nguyên tắc trong việc ghi nhận, xác định các CP cấu thành sản phẩm, CP thời kỳ được quy định chủ yếu trong IAS 02. Ngoài IAS 02, IAS 16, IAS 38, IAS 23 quy định ghi nhận một số khoản CP khác như sau: Theo IAS 16 và IAS 38,khi xác định giá trị ban đầu của TSCĐ với các CP phát sinh trong quá trình mua sắm TSCĐ nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như CP quản lý hành chính, CP sản xuất chung thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ, các CP phát sinh cho giai đoạn nghiên cứu với các TSCĐ vô hình hình thành từ nội bộ doanh nghiệp, toàn bộ các CP phát sinh nếu doanh nghiệp không thể phân biệt được giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai cho một dự án nội bộ để tạo ra TSCĐ vô hình, khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động theo đúng dự tính đều phải hạch toán vào CP sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Các CP phát sinh sau ghi nhận ban đầu không thỏa mãn điều kiện chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản, doanh nghiệp phải ghi nhận là CP sản xuất, kinh doanh trong kỳ như sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, CP khôi phục năng 946
  4. lực hoạt động theo tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ Về CP khấu hao TSCĐ “Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào CP SXKD trong kỳ trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác như: khấu hao tài sản dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận cấu thành lên giá trị của TSCĐ vô hình ”. Theo IAS 23“CP đi vay là các khoản CP về lãi tiền vay và các CP khác phát sinh cuả doanh nghiệp gắn liền với việc đi vay vốn”.CP đi vay có thể bao gồm các khoản lãi tiền vay, khấu trừ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội liên quan đến việc vay tiền, chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc vay ngoại tệ liên quan đến việc điều chỉnh CP lãi suất tiền vay Việc ghi nhận CP đi vay theo phương pháp Benchmark - phương pháp hạch toán chuẩn: “Các CP đi vay được hạch toán là CP phát sinh trong kỳ không cần quan tâm đến các khoản vay được sử dụng như thế nào”. Tuy nhiên, khi phương pháp thay thế được chấp nhận nghĩa là CP vay được vốn hóa (tính vào giá trị tài sản) trong trường hợp vay để xây dựng cơ bản dở dang hoặc sản xuất tài sản dở dang. 1.3.Về kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán Tài khoản kế toán là phương tiện kế toán sử dụng để theo dõi, ghi chép một cách thường xuyên, liên tục các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một khoản mục cụ thể từ đó cung cấp các thông tin chi tiết, tổng hợp để lập các báo cáo kế toán trong doanh nghiệp. IAS/IFRS không quy định hệ thống tài khoản kế toán nói chung và các tài khoản kế toán CP nói riêng vì thực chất tài khoản kế toán chỉ là phương tiện kế toán sử dụng để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để lập các khoản mục trên các báo cáo kế toán. “Ở hầu hết các nước theo cơ chế thị trường, Nhà nước đều không ban hành một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất. Thông thường, các công ty dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế để tự do lựa chọn và thiết lập cho mình một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu thông tin quản lý của mình”[3, tr50]. Trong kế toán CP, tài khoản kế toán CP có thể được mở theo các nguyên tắc chung như sau: - Các tài khoản kế toán CP cần mở tương ứng với các chỉ tiêu CP kế toán cần tập hợp. Để theo dõi và tập hợp CP có thể mở theo yếu tố CP, theo khoản mục CP hoặc kết hợp giữa yếu tố và khoản mục CP và chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CP xác định. Trong kỳ, khi phát sinh theo nguyên tắc chung về thiết kế tài khoản, CP tập hợp vào bên Nợ, các khoản ghi giảm CP ghi nhận vào bên Có các tài khoản CP tương ứng. - Để tập hợp các CP sản phẩm, cuối kỳ kết chuyển các CP cấu thành về tài khoản tính giá thành, các CP sản phẩm kỳ trước và CP sản phẩm kỳ này tiêu thụ trở thành CP giá vốn hàng bán. CP giá vốn hàng tiêu thụ và các CP thời kỳ được kết chuyển để xác định KQKD. Về sổ kế toán, IAS/IFRS không quy định hệ thống sổ kế toán nói chung và các sổ kế toán CP nói riêng (giống như hệ thống tài khoản kế toán) vì thực chất sổ kế toán cũng giống như tài khoản kế toán chỉ là một phương tiện hay công cụ để kế toán ghi chép theo các khoản mục từ đó lập báo cáo kế toán. Sổ kế toán là công cụ để chứa đựng các thông tin kế toán phản ánh trên tài khoản.Vì vậy, sổ kế toán CP được mở để ghi nhận các thông tin 947
  5. CP theo các tài khoản kế toán CP tương ứng. Các thông tin CP thường được theo dõi, ghi chép trên các sổ như Nhật ký, Sổ Cái (sổ tổng hợp) và Sổ chi tiết CP tương ứng. 2.Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất Theo IASC định nghĩa “Thu nhập (hay DT và thu nhập khác) là các lợi ích kinh tế được tăng lên trong kỳ kế toán, dưới hình thức của các dòng tiền vào, hoặc tăng các tài sản hay giảm các khoản nợ phải trả dẫn đến làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn”. Theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Mỹ định nghĩa “DT là một dòng vào doanh nghiệp của tiền, các khoản phải thu của khách hàng hay giá trị hàng đổi được từ phía khách hàng để đổi lấy việc được sử dụng, được cung cấp các dịch vụ hay sản phẩm từ phía doanh nghiệp”. Về bản chất DT chính là - Sự tăng thêm về lợi ích kinh tế phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường trong kỳ dưới hình thức dòng vào và tăng trưởng của tài sản hoặc là sự giảm đi của công nợ phải trả dẫn tới sự tăng lên về vốn chủ sở hữu. - DT làm tăng vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu Từ các quy định trong các IAS/IFRS, kế toán ghi nhận DT được thể hiện như sau: 2.1.Về thời điểm ghi nhận DT Theo Framework, doanh nghiệp ghi nhận một khoản mục là thu nhập trên BCTC khi nó liên quan đến một khoản tăng các lợi ích kinh tế (khoản tăng trong tài sản hoặc một khoản giảm nợ phải trả) mà chúng có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. Trong nhiều trường hợp, giá trị của một khoản mục doanh nghiệp phải thực hiện ước tính. Các ước tính hợp lý là cần thiết và nó không làm mất đi tính đáng tin cậy của nó. Tuy nhiên, khi việc ước tính hợp lý không thể thực hiện được, khoản mục đó sẽ không được ghi nhận. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (IFRS 15) quy định cụ thể hơn với DT từ hợp đồng với khách hàng. Theo IFRS 15, doanh nghiệp ghi nhận DT khi “doanh nghiệp hoàn thành trọn vẹn một nghĩa vụ phải thực hiện qua việc chuyển giao hàng hóa đã cam kết tới khách hàng ( khách hàng nắm được quyền kiểm soát hàng hóa)”. Doanh nghiệp ghi nhận DT khi doanh nghiệp hoàn thành trọn vẹn một nghĩa vụ phải thực hiện qua việc chuyển giao sản phẩm, hàng hóa theo cam kết tới khách hàng. Sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã chuyển giao khi khách hàng có được quyền kiểm soát nó. Quyền kiểm soát là khả năng quyết định việc sử dụng, khả năng thu được đáng kể mọi lợi ích còn lại. Quyền kiểm soát bao gồm cả khả năng hạn chế các đối tượng doanh nghiệp khác định đoạt và thu được lợi ích. 948
  6. 2.2. Về đo lường DT Theo IFRS 15, “Khi một nghĩa vụ được thực hiện hoàn thành, doanh nghiệp phải xác định DT tương ứng với phần giá trị của giao dịch được phân bổ cho nghĩa vụ đó” Giá trị của giao dịch là giá trị của khoản thanh toán được xác định cho một hợp đồng mà doanh nghiệp có quyền nhận được khi thực hiện chuyển giao sản phẩm, hàng hóa đã cam kết với khách hàng, không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba. DT được đo lường và xác định “tương ứng với phần giá trị của giao dịch được phân bổ cho nghĩa vụ thực hiện đó”. Doanh nghiệp thường phân bổ giá trị giao dịch cho từng nghĩa vụ được thực hiện trong hợp đồng trên cơ sở giá bán đơn lẻ (không áp dụng cho các hợp đồng chỉ có duy nhất một nghĩa vụ phải thực hiện). Giá bán đơn lẻ là mức giá mà doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm, hàng hóa một cách tách biệt cho khách hàng. Nếu như giá bán đơn lẻ không thể nhận diện được thì doanh nghiệp phải thực hiện ước tính cho giá bán đơn lẻ. IFRS 15 không đưa ra một phương pháp cụ thể nhưng doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp bao gồm: phương pháp tiếp cận đánh giá thị trường được điều chỉnh, phương pháp tiếp cận qua mức CP dự kiến cộng với lợi nhuận phù hợp, phương pháp tiếp cận theo mức giá tri còn lại. 2.3.Kế toán ghi nhận DT trên các tài khoản và sổ kế toán Trong doanh nghiệp sản xuất, kế toán ghi nhận doanh thu để phản ánh nghiệp vụ chuyển giao sản phẩm, hàng hóa tới khách hàng theo cam kết với giá trị tương ứng của khoản thanh toán kỳ vọng nhận được từ giao dịch trao đổi sản phẩm, hàng hóa cần vận dụng theo các bước: Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ buộc phải thực hiện. Việc thực thi các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng được bảo vệ bởi pháp luật. Hợp đồng với khách hàng phải thỏa mãn các điều kiện - Các bên tham gia chấp thuận với bản hợp đồng (bằng văn bản, lời nói hoặc bất kỳ hình thức nào phù hợp với thông lệ kinh doanh) và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình - Doanh nghiệp có thể xác định được quyền lợi của từng bên tham gia hợp đồng liên quan đến sản phẩm, hàng hóa được chuyển giao - Doanh nghiệp có thể xác định được các điều khoản thanh toán cho sản phẩm, hàng hóa được chuyển giao - Hợp đồng có yếu tố thương mại (tính rủi ro, thời điểm phát sinh ) - Doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được khoản thanh toán khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng Bước 2: Xác định nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng Nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng chính là những cam kết về chuyển giao sản phẩm, hàng hóa tới khách hàng. Tại thời điểm thiết lập hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp đã phải xác định mỗi nghĩa vụ phải thực hiện với khách hàng là một cam kết chuyển giao một loại sản phẩm, hàng hóa có tính tách biệt hoặc một loạt nhóm các sản 949
  7. phẩm, hàng hóa có tính tách biệt, có nhiều đặc điểm tương đồng và hình thức chuyển giao giống nhau. Một hợp đồng với khách hàng thông thường sẽ chỉ rõ loại sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp cam kết chuyển giao với khách hàng. Tuy nhiên, các nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng có thể không chỉ hạn chế cho riêng hàng hóa phản ánh trong hợp đồng, nó có thể bao gồm cả các cam kết phát sinh từ thông lệ kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách được công bố nếu như tại thời điểm bắt đầu tham gia hợp đồng, các cam kết phát sinh này giúp cho khách hàng chắc chắn hơn vào khả năng doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa cho mình. Tại thời điểm thiết lập hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp cũng phải xác định mỗi nghĩa vụ phải thực hiện hoàn thành tại một thời điểm nhất định hay trong một khoảng thời gian. Thông thường đối với cam kết giao sản phẩm, hàng hóa tới khách hàng một nghĩa vụ hoàn thành tại một thời điểm. Bước 3: Xác định giá trị của giao dịch Giá trị của giao dịch có thể là một khoản thanh toán cố định nhận từ khách hàng, nhưng trong một số trường hợp có thể là khoản thanh toán không cố định hoặc khoản thanh toán được biểu hiện dưới dạng phi tiền tệ. Nếu khoản thanh toán được cam kết trong hợp đồng bao gồm khoản không cố định, doanh nghiệp phải ước tính giá trị của khoản thanh toán tới mức giá trị mà doanh nghiệp có thể nhận được bằng một trong hai phương pháp: giá trị kỳ vọng (giá trị có thể thu được dựa trên việc xem xét nhiều hợp đồng có đặc điểm tương tự); giá trị có khả năng cao nhất nhận được (giá trị có khả năng đạt được cao nhất trong khoảng giá trị được xem xét). Nếu các khoản thanh toán biểu hiện dưới dạng phi tiền tệ, doanh nghiệp phải ước tính theo giá trị hợp lý, hoặc nếu không thể ước tính được giá trị hợp lý, doanh nghiệp phải xác định giá trị của khoản thanh toán một cách gián tiếp qua việc tham khảo đơn giá bán lẻ của hàng hóa được cam kết chuyển giao cho khách hàng hoặc một nhóm khách hàng để đổi lấy quyền được nhận khoản thanh toán. Bước 4:Phân bổ giá trị của giao dịch cho các nghĩa vụ phải thực hiện Mục đích của việc phân bổ là để xác định giá trị giao dịch tới từng loại sản phẩm, hàng hóa riêng biệt theo mức giá trị phản ánh được giá trị khoản thanh toán mà doanh nghiệp dự tính nhận được khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa theo cam kết trong hợp đồng. Bước 5:Ghi nhận DT Doanh nghiệp ghi nhận DT khihoàn thành trọn vẹn một nghĩa vụ phải thực hiện, giá trị DT được ghi nhận tương ứng với phần giá trị giao dịch được phân bổ cho nghĩa vụ đã thực hiện hoàn thành. Trên cơ sở vận dụng các bước để xác định và ghi nhận DT, kế toán DT tổ chức thu nhận, xử lý, ghi chép các thông tin kế toán qua hệ thống các tài khoản và sổ kế toán DT. Cũng giống như kế toán CP, IAS/IFRS không quy định hệ thống tài khoản kế toán hay sổ kế toán tương ứng. Các tài khoản kế toán DT thường được mở để theo dõi và ghi nhận DT theo các hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ Khi sản phẩm được xác định tiêu thụ, kế toán ghi nhận DT bán hàng vào bên Có tài khoản DT bán hàng chi tiết theo mặt hàng, nhóm mặt hàng, thị trường tiêu thụ Trong kỳ khi phát sinh các 950
  8. khoản giảm DT bán hàng tập hợp qua các tài khoản giảm trừ DT như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Cuối kỳ, toàn bộ các tài khoản DT phát sinh trong kỳ được kết chuyển về tài khoản xác định KQKD. Sổ kế toán DT được mở để ghi nhận các thông tin DT theo các tài khoản kế toán DT tương ứng. Các thông tin DT thường được theo dõi, ghi chép trên các sổ như Nhật ký chung, Nhật ký bán hàng, Sổ Cái (sổ tổng hợp) và Sổ chi tiết DT tương ứng. Kết luận: Các IAS/IFRS là khuôn mẫu, nền tảng lý luận cơ bản để các quốc gia xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hoặc vận dụng vào thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán CP, DT trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Bài viết nghiên cứu và làm rõ hơn các quy định của một số IAS/IFRS chủ yếu ảnh hưởng đến kế toán CP, DT trên các góc độ về nguyên tắc ghi nhận, xác định, đo lường, vận dụng tài khoản và sổ kế toán CP,DT . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình Chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội 2. Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội 3. Trần Xuân Nam (2015), Kế toán tài chính, NXB Thống kê 4. IFRS 15 “Revenue from Contracts with Customers” 951