Ảnh hưởng của người nước ngoài trong vai trò người quản lý cấp cao tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của người nước ngoài trong vai trò người quản lý cấp cao tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- anh_huong_cua_nguoi_nuoc_ngoai_trong_vai_tro_nguoi_quan_ly_c.pdf
Nội dung text: Ảnh hưởng của người nước ngoài trong vai trò người quản lý cấp cao tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG VAI TRÒ NGƯỜI QUẢN LÝ CẤP CAO TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS. Trần Trọng Phong1 Trần Phúc Hùng2 Phạm Thị Thu Hà3 Tạ Hải Đăng4 Trần Văn Bằng5 Tóm tắt Đối với tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) thì hiệu quả hoạt động là một vấn đề quan trọng. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động giúp các ngân hàng có cái nhìn đúng đắn về khả năng, thế mạnh cũng như những hạn chế của người quản lý nước ngoài trong quá trình hoạt động. Mặt khác, việc nghiên cứu tác động của người nước ngoài trong bộ máy quản lý đến hiệu quả hoạt động cũng là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự có mặt của cổ đông người nước ngoài trong hội đồng quản trị (HĐQT) làm cho giá trị ROA của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng không có cổ đông người nước ngoài. Bên cạnh đó, gia tăng tỷ lệ cổ đông nước ngoài trong HĐQT có tác động tích cực tới hệ số ROA của ngân hàng. Nói cách khác, sự xuất hiện của người nước ngoài trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các NHTM được chứng minh thông qua hệ số ROA. Từ khoá: hiệu quả hoạt động, ngân hàng, người nước ngoài, quản lý cấp cao 1. Giới thiệu Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống là tất yếu. Thế giới phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lao động luân chuyển qua lại giữa các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo tổng hợp số liệu báo cáo của Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Bích Thúy (2015) số lượng người nước ngoài tại Việt Nam là 56.292 người, đến năm 2011 tăng đột biến đạt 78.440 người (tức là tăng 32,52%). Lao động nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh tạo nên nhiều cơ hội cho nền kinh tế. Trước hết là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền 1, 2, 3, 4, 5 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: trantrongphong@gmail.com 553
- kinh tế tăng trưởng nhanh. Hai là, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ba là, tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài. Bốn là, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ theo tương tác thẩm thấu. Trong đó, có tới 20,6% lao động nước ngoài làm ở vị trị quản lý, giám đốc điều hành, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, thương mại. Không chỉ các tổ chức nước ngoài mà một số NHTM Việt Nam cũng sử dụng lao động nước ngoài ở vị trí quản lý quan trọng như Techcombank, Anbinhbank, ACB, Maritimebank Nghiên cứu này sẽ làm rõ tác động của người nước ngoài trong quản lý (với vai trò là thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành) tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Qua đó đưa ra đề xuất và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như cải thiện tỷ lệ người nước ngoài trong quản lý ở các NHTM Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 2.1. Đề xuất các biến trong mô hình Trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự có mặt của người nước ngoài trong vai trò nhà quản lý cấp cao và hiệu quả hoạt động của NHTM trước đây, đề tài sử dụng các biến như sau: 2.1.1. Biến phụ thuộc Theo nghiên cứu của Daft (2008), ông cho rằng: Hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu của Topak (2011) đánh giá có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động như sử dụng chỉ số ROA, ROE (với ROA được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản công ty và ROE được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu). Các chỉ số này được sử dụng hầu như thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính. Trong quy mô bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả tài chính để đánh giá chung cho hiệu quả hoạt động của công ty. Chi tiêu tài chính được chọn là: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). ROA là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất, và có thể lấy một cách chính xác, minh bạch từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng. Hệ số ROA báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà Ngân hàng đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Vì thế, nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả 554
- năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp (Hu & Izumida 2008). ROA được tính theo công thức: Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản 2.1.2. Biến độc lập Đầu tiên, nhóm sử dụng biến giả để nhận biết sự hiện diện của người nước ngoài trong hội đồng quản trị: Foreign (Nhận giá trị 1 trong khi HĐQT có ít nhất 1 người nước ngoài, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại). Tiếp theo, tỷ lệ phần trăm người nước ngoài trong hội đồng quản trị cũng được sử dụng: PerForeign Số người nước ngoài trong HĐQT PerForeign = Số thành viên HĐQT 2.1.3. Biến kiểm soát Trong tất cả các mô hình của bài nghiên cứu, biến kiểm soát được sử dụng là: BSIZE (quy mô ngân hàng), CAR, NPL, IMGI. Đây là những biến kiểm soát thường gặp khi nghiên cứu về ảnh hưởng của người nước ngoài với vai trò nhà quản lý cấp cao lên hiệu quả hoạt động như nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Hà (2012), Daft (2008), Heffernan và các cộng sự (2008), IMF (2006), Nguyễn Việt Hùng (2008). Bsize: Theo các nghiên cứu của Kosmidou (2008), Alper và Anbar (2011); Karim, Sami, và Hichem (2010); Antwi, Mensah, Crabbe (2014) đều đưa ra nhận định rằng: Kích thước của ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Berger và Humphrey (1997) cũng cho rằng các ngân hàng lớn dự kiến sẽ có hiệu quả hơn so với các ngân hàng trung bình và nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu của Hoffman (2011) chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi ông tiến hành nghiên cứu 11.777 ngân hàng ở Mỹ. Dựa vào những nghiên cứu trên cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tác giả nhận thấy quy mô ngân hàng có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (được đo bằng chỉ số ROA), vì vậy, tác giả đã đưa biến quy mô ngân hàng vào mô hình trong bài nghiên cứu của mình với vai trò là một biến kiểm soát. Đo lường: Bsize được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. CAR: Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và có thực 555
- nghiệm đã được tiến hành để xem xét mối quan hệ giữa vốn và hiệu quả hoạt động trong ngân hàng. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và rủi ro, gợi ý rằng nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng tăng vốn sẽ có thể giảm mức độ rủi ro và từ đó nâng cao hiệu suất của ngân hàng hơn (Pettway, 1976; Demirguc- Kunt và Huizinga, 2000; Iannotta et al, 2007 ). Theo nghiên cứu của Ben Bouheni (2014), phương pháp tiếp cận truyền thống để điều tiết ngân hàng nhấn mạnh những tác động tích cực của việc yêu cầu an toàn vốn tối thiểu. Vốn được xem như một bộ đệm hạn chế thiệt hại cho ngân hàng. Hơn nữa, do sử dụng vốn của chủ sở hữu, nên ngân hàng có thể giảm bớt các khuynh hướng tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại, các công bố nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Kane (2002) đã chỉ ra vốn và rủi ro ngân hàng có thể diễn ra mối quan hệ nghịch biến do những rủi ro về đạo đức, theo đó các ngân hàng có thể trục lợi từ hệ thống bảo hiểm tiền gửi, điều này tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhóm sử dụng CAR là một biến kiểm soát trong bài nghiên cứu để xem xét tác động của CAR đến ROA của các ngân hàng thương mại và dự kiến đến sự tác động cùng chiều của biến này lên ROA. Đo lường CAR: Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 CAR = Tổng tài sản có rủi ro Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN NPL: Theo TS. Trịnh Quốc Trung và ThS. Nguyễn Văn Sang (2013), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong các chỉ số cốt lõi để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM, nếu tỷ lệ này cao có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản. Do đó, dấu tác động của NPL lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng được kỳ vọng là âm, tức là khi NPL càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng giảm. Điều này là hợp lý trong thực tế, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận và từ đó dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu NPL = Tổng dư nợ IM/GI (Interest margin/gross income): Nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) đã đề xuất chỉ tiêu IM/GI phản ánh thu nhập từ lãi/tổng thu nhập để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi tỷ lệ này càng tăng tức là ngân hàng đang tăng cường cho vay để kỳ vọng sẽ nhận được nhiều lãi hơn. Tuy nhiên 556
- khi cho vay nhiều hơn sẽ dẫn đến việc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro càng nhiều hơn. Nhiều nhà nghiên cứu như Osuagwu (2014) và Alper et al (2011) cũng khẳng định, ngân hàng với cấu trúc thu nhập đa dạng sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu kỳ vọng chỉ số này sẽ mang dấu âm, khi tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập càng tăng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng kỳ vọng sẽ giảm tương ứng. Doanh thu từ lãi Đo lường: IMGI = Tổng doanh thu 2.2. Thu thập và mô tả số liệu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 34 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 7 năm từ 2008 - 2014. Dữ liệu đầu vào để tính toán các biến được nhóm nghiên cứu tổng hợp từ 238 báo cáo thường niên của các ngân hàng. Các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng được nhóm thu thập chủ yếu từ các trang web chính thức của từng ngân hàng. Ngoài ra, nhóm còn thu thập thông tin của Stockplus, CafeF, Vietstock để phục vụ cho dữ liệu nghiên cứu. Biểu đồ 1. Tỷ lệ người nước ngoài trong HĐQT qua từng năm (đơn vị%) Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Biểu đồ trên cho chúng ta thấy trung bình tỷ lệ người nước ngoài trong HĐQT của 34 NHTM qua từng năm. Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010, tỷ lệ người nước ngoài làm việc trong HĐQT chỉ dao động trong khoảng 6%. Cụ thể vào năm 2008, tỷ lệ này chiểm khoảng 5,96% đến năm 2009 tăng lên đến 6,03% và năm 2010 tăng nhẹ lên xấp xỉ 6,05%. Khoảng thời gian tỷ lệ người nước ngoài trong bộ máy quản trị của NHTM tăng nhanh nhất chính là giai đoạn từ năm 2011 đến 2013. 557
- Ngay trong năm 2011, tốc độ tăng hơn 1,51% so với năm 2010. Biến động tăng từ 6,05% (2010) đến 7,56% (2011), tăng rất nhanh so với ba năm trở về trước. Năm 2012, tiếp tục duy trì được đà tăng đó, tỷ lệ này đã đạt mức khoảng 8,27% và kéo dài đến 2013. Năm 2013, đỉnh điểm của sự tăng trưởng tỷ lệ người nước ngoài, tỷ lệ này rơi vào khoảng 11,46%, mức cao nhất từ trước đến nay đối với NHTM Việt Nam. Tuy vậy, số lượng NHTMCP trong giai đoạn 2008 đến 2010 sử dụng người nước ngoài là chưa thực sự nhiều do vậy trong khoảng thời gian này tỷ lệ trung bình được phản ánh chỉ là 5,96%, một con số khá thấp so với những gì nhóm tác giả vừa thống kê. Biểu đồ 2. Tỷ lệ người nước ngoài trong BĐH qua từng năm (đơn vị %) Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Không giống như tỷ lệ người nước ngoài trong HĐQT có xu hướng tăng dần, tỷ lệ người nước ngoài trong ban điều hành (BĐH) biến động khá phức tạp và không mang tính quy luật. Bắt đầu là năm 2008, tỷ lệ này rơi vào khoảng 2,33%, tiếp đến năm 2009 tăng lên mức 3,82%. Năm 2010 giảm nhẹ xuống chỉ còn 2,87%. Từ năm 2011 trở đi đánh dấu sự thay đổi trong quan điểm của NHTM về việc sử dụng người nước ngoài trong vai trò quản lý hoạt động. Cụ thể, năm 2011 trung bình tỷ lệ người nước ngoài rơi vào khoảng 4,56%, tăng mạnh gấp rưỡi so với năm 2010. Tiếp nối đà tăng trưởng đó, năm 2012 tỷ lệ này đạt ngưỡng cao nhất ở mức 7,81% và đây cũng là thời điểm người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ban điều hành (BĐH) từ trước đến nay. Từ năm 2012 trở đi xuất hiện chiều hướng suy giảm, với tỷ lệ lần lượt là 5,57% và 4,47% vào năm 2013 và 2014. 558
- 2.3. Mô hình nghiên cứu 2.3.1. Mô hình về cổ đông nước ngoài trong hội đồng quản trị Đầu tiên, để xác định ảnh hưởng của người nước ngoài trong hội đồng quản trị, nhóm sử dụng mô hình biến phụ thuộc với lần lượt 2 biến độc lập Foreign và PerForeign cùng với tất cả các biến kiểm soát. Mô hình 1: Sự xuất hiện của cổ đông nước ngoài trong HĐQT: 푅 푖푡 = 훽0 + 훽1퐹표 푒푖 푛푖푡 + 훽2 푠푖 푒푖푡 + 훽3 푃퐿푖푡 + 훽4 푅푖푡 + 훽5 푖푡 + 푈푖푡 Mô hình 2: Tỷ lệ của người nước ngoài trong cơ cấu HĐQT: 푅 푖푡 = 훽0 + 훽1푃푒 퐹표 푒푖 푛푖푡 + 훽2 푠푖 푒푖푡 + 훽3 푃퐿푖푡 + 훽4 푅푖푡 + 훽5 푖푡 + 푈푖푡 Trong đó: 푈푖푡: Sai số ngẫu nhiên 2.3.2. Mô tả các biến trong mô hình Bảng 1. Mô tả thống kê biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 0,00669 0,03073 -41 0,0596 Foreign1 0,302521 0,460318 0 1 Foreign2 0,193277 0,40534 0 1 Perfor1 0,067458 11,16698 0 37,5 Perfor2 0,038438 0,097751 0 0,5 Bsize 10,90826 1,220999 7,790696 13,54484 CAR 15,4 7,9 6 55,5 NPL 2,99504 5,854102 0 82,5 IM/GI 0,901266 0,084195 0,49764 1,143636 Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm khi chạy trên phần mềm STATA 559
- Mô tả ROA: ROA trung bình qua các năm của các ngân hàng được khảo sát là 0,669%, độ lệch chuẩn 3,073%. Giá trị ROA lớn nhất là 5,96% của Liên Việt Postbank năm 2008, thấp nhất là -41% của CB bank năm 2012. Mô tả Foreign1, Foreign2: Đây là những biến giả, nhận giá trị 1 khi có ít nhất 1 người nước ngoài trong HĐQT, trong Ban điều hành của ngân hàng, nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại. Như vậy trong các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam thì có 30,25% các ngân hàng có xuất hiện ít nhất 1 người nước ngoài trong HĐQT, và 19,33% các ngân hàng có xuất hiện ít nhất 1 người nước ngoài trong Ban điều hành của ngân hàng. Mô tả Perfor1: Tỷ lệ phần trăm người nước ngoài trong HĐQT là 6,75%, với giá trị lớn nhất là 37,5% (Vietbank năm 2013, 2014 đều đạt tỷ lệ là 3/8; Techcombank năm 2008, 2013 cũng đạt tỷ lệ tương ứng là 3/8 ). Mô tả Perfor2: Tỷ lệ phần trăm người nước ngoài trong Ban điều hành là 3,84%, độ lệch chuẩn 9,78% và giá trị lớn nhất là 50% (Seabank năm 2011, 2012 đạt các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 6/12 và 5/10). 3. Kết quả hồi quy của mô hình 3.1. Ma trận tương quan các biến trong mô hình Bảng 2. Ma trận tương quan giữa các biến ROA Foreign1 Foreign2 Perforeign1 Perforeign2 Pershare Bsize ETA CAR NPL IM/GI ROA 1,000 Foreign1 0,050 1,000 Foreign2 0,033 0,343 1,000 Perforeign1 0,042 0,334 0,405 1,000 Perforeign2 0,019 0,297 0,519 0,508 1,000 Pershare 0,051 0,270 0,623 0,581 0,296 1,000 Bsize 0,067 0,169 0,243 0,188 0,120 0,346 1,000 ETA 0,578 -0,074 -0,060 -0,059 -0,015 -0,100 -0,546 1,000 CAR 0,068 -0,051 -0,012 0,071 0,011 -0,090 -0,516 0,535 1,000 NPL -0,053 -0,058 -0,046 -0,086 -0,035 -0,089 -0,050 0,035 0,006 1,000 IM/GI -0,088 -0,091 0,066 0,024 0,085 0,096 -0,088 -0,005 0,068 0,027 1,000 Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm khi chạy trên phần mềm STATA Bảng trên đưa ra cái nhìn tổng thể về sự tương quan của các biến. Có thể thấy rằng sự tương quan giữa các biến độc lập trong từng mô hình là nhỏ (giá trị lớn nhất là 0,578). Theo đề nghị của Damodar (2004), khi hệ số tương quan giữa các biến hồi quy 560
- không vượt quá 0,80 sẽ không xảy ra vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Điều này đồng nghĩa với việc các biến của nhóm phù hợp với phân tích hồi quy. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy Foreign1, Foreign2, Perfor1, Perfor2 đều có tương quan dương với biến ROA cho thấy rằng sự xuất hiện của người nước ngoài trong HĐQT, trong Ban điều hành; đều có tác động tích cực đến hiệu quả của NHTM. Mặc dù đây chỉ là những mối quan hệ tích cực tuyến tính yếu, nhưng nó vẫn dự kiến sẽ ủng hộ giả thuyết nghiên cứu của nhóm. 3.2. Phân tích kết quả hồi quy Bảng 3. Kết quả hồi quy mô hình 1 và mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2 Biến FE RE FE RE C 1,231,121 1,834,812 1,222,896 1,864,638 Foreign 0,2298203 0,2442648 PerForeign 0,0127226 0,0071758 Bsize -0,6659781 0,170667 -0,6314382 0,1730967 NPL -0,1520536 -0,192858 -0,1497902 -0,1932272 CAR 0,0103243 0,198772 0,0099068 0,0198099 IMGI -8,803521 -1,729,565 -8,876484 -1,767,082 R2 within 0,7760 0,5580 0,6782 0,5597 P-value của Kiểm 0,0000 0,0000 định Hausman Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm khi chạy trên phần mềm STATA Ký hiệu chung: : ứng với mức ý nghĩa 1% : ứng với mức ý nghĩa 5% *: ứng với mức ý nghĩa 10% Ở mô hình 1, kiểm định Hausman cho P-value = 0,0000 < 0,05 nên sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FE) là phù hợp hơn. β1 = 0,2298203 với mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng sự có mặt của cổ đông người nước ngoài trong HĐQT làm cho giá trị ROA của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng 561
- không có cổ đông người nước ngoài. Cụ thể, với sai số 1%, nếu có sự xuất hiện của cổ đông nước ngoài trong HĐQT trong khi các yếu tố khác là như nhau thì trung bình ROA của ngân hàng đó sẽ cao hơn khoảng 0,23% so với ngân hàng không có cổ đông nước ngoài. Ở mô hình này, R2 = 0,7760 tức là phương trình hồi quy đã phù hợp tới 77,60% khi giải thích cho sự chênh lệch về ROA này. Trong mô hình 2, Kiểm định Hausman cho P-value = 0,0000 < 0,05 nên sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FE) là phù hợp hơn. β1 = 0,0127 cũng với mức ý nghĩa 1%. Do đó, nhóm kết luận: gia tăng tỷ lệ cổ đông nước ngoài trong HĐQT có tác động tích cực tới hệ số ROA của ngân hàng, cụ thể với độ tin cậy 99%, nếu tăng tỷ lệ người nước ngoài trong HĐQT lên 1% thì trung bình ROA sẽ tăng 0,0127%. Trong mô hình này, R2 = 0,6782 tức 67,82%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình hồi quy trong việc giải thích hiện tượng. Như vậy, sự xuất hiện của người nước ngoài trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các NHTM được chứng minh thông qua hệ số ROA. 4. Kết luận 4.1. Một số gợi ý Trong thời gian vừa qua, việc các NHTM Việt Nam thuê các nhà quản lý nước ngoài và tăng cường hợp tác với các nhà đầu tư ngoại là một xu thế không thể bỏ qua. Các ngân hàng nội cần có nhiều lãnh đạo nước ngoài hơn nữa bởi Việt Nam chưa có môi trường thực tế đào tạo ra những nhà quản lý có tài. Tuy nhiên, việc mời những nhà quản lý nước ngoài tốn rất nhiều công sức, tiền bạc, trong khi người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, do chưa hiểu tường tận về văn hóa công ty cũng như văn hóa Việt Nam, bên cạnh đó là rào cản ngôn ngữ (khi đa số nhân viên không giỏi ngoại ngữ), mô hình quản trị còn sơ sài. Với những nhà quản lý chuyên nghiệp, quen làm việc, ra quyết định dựa trên số liệu được tổng hợp đầy đủ, cặn kẽ thì khi đối diện với hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn. Dựa trên những ưu điểm và nhược điểm khi các NHTM thực hiện hợp tác với người nước ngoài, đặc biệt là mô hình thuê quản lý người nước ngoài trong Ban điều hành, tác giả nhận thấy các NHTM nên thuê những nhà quản lý Việt Nam trở về từ nước ngoài, họ được coi là rất thích hợp cho những vai trò quản lý cấp cao này. Những nhân vật này không chỉ hiểu phong tục tập quán Việt Nam, mà họ còn quen với tập quán kinh doanh phương Tây thông qua giáo dục và những kinh nghiệm làm việc phương Tây của họ ở nước ngoài. Vì vậy, với các NHTM trước khi có quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao cần xem xét kỹ đến những vấn đề này để mang lại những hiệu 562
- quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình trong thời kỳ hội nhập đang phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Với những NHTM hiện tại đã có sự hợp tác với các nhà quản lý cấp cao nước ngoài, cần tích cực phát triển phong cách dịch vụ, tăng cường giao tiếp, trao đổi thông tin với các nhà quản lý nước ngoài để hai bên hiểu nhau hơn trong quá trình làm việc, tránh tình trạng những nhà quản lý nước ngoài khó tiếp cận thông tin để đưa ra các quyết định, hoặc không nắm rõ được văn hóa, phong tục tập quán trong kinh doanh của người Việt Nam. Các NHTM cũng cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những nhà quản lý, giúp họ phát huy thế mạnh, tầm nhìn của mình, không để xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích, cũng như trong nội bộ nhân sự, mâu thuẫn về văn hóa, quốc tịch. Và dù là nhân viên hay nhà quản lý, dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, tất cả đều phải hợp tác cùng phát triển, hướng đến một mục tiêu chung nhất – mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu của ngân hàng. 4.2. Một số hạn chế của đề tài Bên cạnh những kết quả đạt được, bài nghiên cứu này, cho thấy một số nhược điểm cần được xem xét. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung vào 34 NHTM Việt Nam để có được những thông tin cụ thể đáng tin cậy mà bỏ qua xem xét các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, kết quả có thể không đại diện cho tất cả các ngân hàng trên cả nước. Thứ hai, có thể có tác động đồng thời của các biến khác đến mối quan hệ giữa đa dạng và hiệu suất như: tuổi, văn hóa, giới tính, trình độ giáo dục, đào tạo, tình trạng và kinh nghiệm của giám đốc và các nhà quản lý trước, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cũng như các khía cạnh khác liên quan của sự đa dạng, nhưng lại không được xem xét rõ ràng trong mô hình, bởi đặc biệt khó khăn trong quá trình thu thập số liệu và đo lường. Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã không đưa vào mô hình biến đánh giá sự khác biệt về hành vi của các nhà quản trị hàng đầu và những thành viên hội đồng quản trị, trong khi thói quen và khác biệt trong hành vi cũng là một điểm đánh giá thành công của những nhà quản lý. Thứ tư, nghiên cứu của Hult và các cộng sự (2008) đánh giá cách thức đo lường hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu khoa học đã đưa ra ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động là hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) và hiệu quả tổng hợp (overall performance). Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng cũng như tính đặc trưng của ngành ngân hàng nên nhóm nghiên 563
- cứu chỉ chọn hệ số ROA - chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả kinh doanh làm biến phụ thuộc để xem xét hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tài liệu tham khảo 1. Adem Anbar and Deger Alper, 2011, Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey, Business and Economics Research Journal, Vol. 2, No. 2, pp. 139- 152, 2011. 2. Allen N. Berger David B. Humphrey, 1997, Efficiency of Financial Institutions: International Survey and Directions for Future Research. 3. Antwi, Mensah and Crabbe, 2014, The Political Crisis and Bank Financial Performance: Evidence from the Middle East, Research Journal of Finance and Accounting ISSN Vol.6, No.20, 2015. 4. Asli Demirguc-Kunt and Harry Huizinga, 2000, Financial Structure and Bank Profitability, 1108132178926/Kunt_Huizinga.pdf 5. Daft, R., L., 2008, Management, 8th Ed., Mason: Thomson South-Western. 6. Damodar N. Gujarati, 2004, Basic Econometrics 4th Edition, Tata McGraw Hill. 7. Demirg, Kunt. A., Kane, E. 2002, Deposit insurance around the world: where does it work? , Journal of Economic Perspectives, 16 (2), 175 -195. 8. ES Osuagwu, 2014, Determinants of Bank Profitability in Nigeria, International Journal of Economics and Finance, Vol. 6, No. 12, 2014. 9. Faten Ben Bouheni, 2014, Banking regulation and supervision: can it enhance stability in Europe? , Journal of Financial Economic Policy, Vol. 6 Iss: 3, pp.244 – 269. 10. Heffernan, S& Fu, M., 2008, The Determinants of Bank Performance in China. Social Science Electronic Publishing, August 22nd 2008, SSRN.1247713. 11. Hu, Y., and Izumida, S. (2008). Ownership concentration and corporate performance: A causal analysis with Japanese panel data, Journal of Corporate Governance, 16 (4): 342- 358. 12. Hult G. T. M. et al (2008), “An assessment of the mearusement of performance in international business research”, Journal of international business studies 39, pp. 1064-1080. 13. IMF, 2006, Financial Soundness Indicators Compilation Guide. 564
- 14. Karim, Sami and Hichem, 2010, Bank-Specific, Industry-Specific and Macroeconomic Determinants of African Islamic Banks' Profitability, International Journal of Business and Management Science. 15. Kyriaki Kosmidou, 2008, Measurement of Bank Performance in Greece, South-Eastern Europe Journal of Economics 1 (2008) 79-95. 16. Middle Eastern Finance and Economics, 14,119-127. 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 18. Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Hà, 2012, Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 11(199) 2012, 17-29. 19. Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Bích Thúy (2015), Lao động nước ngoài ở việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2016, . 20. Nguyễn Việt Hùng, 2008, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 21. Paolo Saona Hoffmann, 2011, Determinants of the Profitability of the US Banking Industry, International Journal of Business and Social Science Vol. 2 No. 22; December 2011. 22. Richard H. Pettway, 1976, Market tests of Capital Adequacy of Large Commercial Banks, The Journal of Finance Vol. XXXI, No. 3, June 1976. 23. Topak, M. S. (2011). The effect of board size on firm performance: Evidence from Turkey. 24. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, 2013, Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 85, tháng 4/2013, 11-14. 565