Ảnh hưởng của nguồn vốn trí tuệ đến năng suất nhân viên và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 2060
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nguồn vốn trí tuệ đến năng suất nhân viên và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nguon_von_tri_tue_den_nang_suat_nhan_vien_va_h.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của nguồn vốn trí tuệ đến năng suất nhân viên và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN NĂNG SUẤT NHÂN VIÊN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THE IMPACT OF INTELLECTUAL CAPITAL ON EMPLOYEE PRODUCTIVITY AND OPERATING PERFORMANCE OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM ThS. Hoàng Thị Phương Anh; ThS. Lê Thị Hồng Minh Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 1anhtcdn@ueh.edu.vn Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng của đầu tư vào vốn trí tuệ tới năng suất lao động được đo lường bằng năng suất của nhân viên (EP) và vòng quay tổng tài sản (ATO) của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Bằng việc sử dụng mô hình GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng việc đầu tư vào vốn trí tuệ giúp cải thiện năng suất lao động của các ngân hàng. Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc đo lường và cải thiện năng suất lao động hiệu quả hơn. Từ khóa: Vốn trí tuệ, năng suất lao động, hệ số trí tuệ giá trị gia tăng, năng suất nhân viên Abstract This study examines the impact of investment in intellectual capital on labor productivity as measured in employee productivity (EP) and asset turnover (ATO) of 32 commercial banks in Vietnam from 2010 to 2019. Using the GLS model to treat heteroskedasticity and autocorrelation, the study found that investing in intellectual capital improves bank productivity. This result has important implications for businesses to measure and improve productivity more efficiently. Keywords: Intellectual capital, labor productivity, value-added intellectual coefficient, em- ployee productivity. 1. Giới thiệu Trong những năm trở lại đây, thuật ngữ “vốn trí tuệ”, “nguồn lực trí tuệ” đã trở thành những chủ đề thời sự và được thảo luận phổ biến trên thế giới. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của con người. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, Bacon (nhà triết học Anh) đã đưa ra mệnh đề nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Và cùng với sự phát triển của lịch sử, Mác đã tiên đoán về sự thâm nhập ngày càng trực tiếp và mạnh mẽ của tri thức, trí tuệ vào lực lượng sản xuất. 1538
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Chính vì vậy, các ngân hàng trên toàn thế giới đang dần sử dụng trí tuệ như một nguồn tài sản của doanh nghiệp thay vì dựa vào tài sản vật chất hay tài sản hữu hình khác. Trí tuệ đã và đang trở thành động cơ mới thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của doanh ngiệp. Bên cạnh đó, Tổ chức Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng: “Trí tuệ là động cơ sản xuất mạnh mẽ nhất của con người”. Điều này thừa nhận rằng vốn trí tuệ là một khía cạnh quan trọng trong quản lý ngân hàng. Không những thế, từ lâu, toàn bộ hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc vào tính sáng tạo, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, Bontis và cộng sự (2005) cho rằng nhân lực ngân hàng là nguồn vốn có giá trị kinh tế và năng suất của ngân hàng cao hơn là nhờ vốn trí tuệ (IC - Intellectual Capital) của doanh nghiệp. Hiện tượng này đã làm cho khái niệm về vốn trí tuệ trở nên phổ biến trong kỷ nguyên kinh tế tri thức hiện nay, được xây dựng dựa trên lý thuyết cơ sở tri thức (lý thuyết KBV) của một doanh nghiệp. Vào năm 1991, Barney đã chỉ ra rằng các nguồn tài sản trí tuệ này có thể là vốn vật chất, vốn tổ chức và vốn nhân lực. Ngoài ra, Pulic (1998) đã chứng minh các nguồn tài sản trí tuệ này chính xác là các thành phần của vốn trí tuệ và đã tạo thành mô hình hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAIC). Theo El-Bannany (2008) mô hình này rất hữu ích trong việc đánh giá IC dựa trên sự khác biệt của các doanh nghiệp. Mô hình kết hợp hiệu quả vốn vật chất, hiệu quả vốn nhân lực và hiệu quả vốn cấu trúc, cho phép các doanh nghiệp phân tích, so sánh giữa các công ty, lĩnh vực, ngành và các quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu của Mondal và Ghosh (2012), Soriya và Narwal (2015), Onyekwelu và cộng sự (2017),cũng chứng minh vốn trí tuệ đã đóng góp vào hiệu suất của ngân hàng như một chỉ số về năng suất, lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư vào vốn trí tuệ trong lĩnh vực ngân hàng là bắt buộc vì lĩnh vực này được phân loại có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải sáng tạo và áp dụng công nghệ cao hơn để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, các ngân hàng phải đối mặt với thời điểm quan trọng trong việc quản lý tài sản trí tuệ của họ, vì họ tin rằng chỉ khi dựa vào tài sản vô hình thì họ mới có thể vượt trội hơn. Do đó, tiềm năng của các ngân hàng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào đầu tư và quản lý hiệu quả đối với vốn trí tuệ. Hơn nữa, tại Việt Nam, nhóm ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, trong đó có ngành ngân hàng. Điều này có nghĩa là năng suất ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về đo lường năng suất hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) đã phân tích và nghiên cứu về mối quan hệ gữa hoạt động đổi mới và năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2013 bằng viêc áp dụng mô hình DCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới quy trình sản xuất thì có tác động đồng biến lên năng suất của doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất của doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, hình thức sở hữu, trình độ chuyên môn chủ doanh nghiệp, xuất khẩu, tỷ lệ lao động có kỹ năng, doanh nghiệp tiếp cận internet và tín dụng chính thức, vùng miền. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về vốn trí tuệ và năng suất lao động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến năng suất lao động của ngân hàng ở Việt Nam là cần thiết. Nghiên cứu này cố gắng lấp đầy khoảng trống hiện có trong 1539
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tài liệu bằng cách đánh giá một nhóm gồm 32 ngân hàng trong giai đoạn 10 năm với việc áp dụng mô hình VAIC và mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên để phân tích mối tương quan giữa năng suất và vốn trí tuệ. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Lý thuyết nền tảng Lý thuyết nguồn lực (Resource-based theory) của Barney năm 1991 chứng minh rằng: tài nguyên của một doanh nghiệp là nguồn nhân lực, tài sản hữu hình hoặc vô hình. Lý thuyết này dựa trên quan điểm nguồn lực (Resource-based view) khi cho rằng môi trường bên trong doanh nghiệp mới là nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh và trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực như khả năng đổi mới, danh tiếng, sáng tạo mang tính cấu trúc, chuỗi giá trị, kiến thức, nhân tài và khả năng ứng biến linh hoạt. Theo đó, những nguồn lực này trở thành lợi thế cạnh tranh khi chúng có giá trị, hiếm, khó bị bắt chước và không thể bị thay thế. Vì vậy, dựa trên lý thuyết này, các học giả nổi tiếng cho rằng trong thời đại tri thức hiện nay, tài sản vô hình, còn được gọi là vốn trí tuệ, là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong hoạt động của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lý thuyết vốn con người cho rằng yếu tố con người trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy năng suất doanh nghiệp. Vốn con người là giá trị mà các nhân viên của một doanh nghiệp cung cấp thông qua việc áp dụng các kỹ năng, kiến thức và chuyên môn. Đó là sự kết hợp khả năng con người của một tổ chức để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Vốn con người là vốn có trong con người và không thể được sở hữu bởi một tổ chức hay một người khác. Vì vậy, nguồn vốn nhân lực cũng bao gồm tính hiệu quả của một tổ chức sử dụng nguồn lực đó mà được đo bằng sự sáng tạo và đổi mới. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây 2.2.1. Ảnh hưởng của vốn nhân lực đến năng suất lao động Theo mô hình hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAIC) của Bontis (1998) thì hiệu quả vốn nhân lực (HCE) như là một thành phần của mô hình VAIC cấu thành từ kiến thức của nhân viên và năng lực của họ, tuy nhiên nó thay đổi khi nhân viên của doanh nghiệp rời đi. Về thành phần này, Goh (2005) đã cung cấp bằng chứng cho thấy HCE là thành phần trong IC chiếm ưu thế nhất và ám chỉ rằng kiến thức của nhân viên trong việc tạo ra giá trị thực sự là một khía cạnh bất khả xâm phạm đối với các ngân hàng. Tương tự, ở Ấn Độ, Kamath (2015) sử dụng mẫu của 30 công ty sản xuất và dịch vụ nhằm đánh giá IC (Intellectual Capital) và hiệu suất của các công ty đó, sau đó thấy rằng HCE là thành phần chính của IC có ảnh hưởng đến năng suất. Mondal và Ghosh (2012) cũng xác nhận mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa HC và năng suất ngân hàng. Tripathy và cộng sự (2015) đã đánh giá mối quan hệ giữa 164 công ty trong bảy ngành công nghiệp (bao gồm cả ngân hàng) và tìm thấy tác động tích cực của HCE đối với hoạt động của công ty. Nim- trakoon (2015) đã tìm thấy kết quả tương tự, phù hợp với kết quả của Wang (2011), HCE đó ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu về Ấn Độ của Maji và Goswami (2016) đã ghi nhận kết quả tương tự, chỉ ra rằng HCE ảnh hưởng đến hiệu suất của doanh nghiệp. Dựa trên những nghiên cứu trên, nghiên cứu hình thành giả thuyết sau: H1: HCE có tác động tích cực đến năng suất ngân hàng 1540
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2.2.2. Ảnh hưởng của vốn vật chất đến năng suất lao động Dựa vào định nghĩa của Public (1998) trong mô hình VAIC, hiệu quả vốn vật chất (CEE) bao gồm tất cả các quỹ tài chính và vốn vật chất cần thiết, do đó, CEE là một yếu tố quan trọng trong mô hình VAIC. Các nghiên cứu của Chen (2005), Chan (2009) đều cho thấy tác động của CEE đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng các biến như EP (năng suất của nhân viên) và ROA. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Janošević và Dženopoljac (2015) cho thấy vốn CEE là một thành phần hiệu quả của IC, giúp tăng năng suất của các khách sạn. Ở Ấn Độ, các nghiên cứu của Venugopal và Subha (2012), Tripathy (2015), và Maji và Goswami (2016) đã tìm thấy tác động giữa CEE và các phương pháp đo lường hiệu quả tài chính. Phù hợp với các nghiên cứu này, Deep và Narwal (2015) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa CEE và năng suất tại các công ty Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Một nghiên cứu về các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của Ozkan và cộng sự (2017) cũng ghi nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa CEE về hiệu suất ngân hàng trong khoảng thời gian 10 năm (2005 - 2014). Các nghiên cứu của tác giả trong các khu vực địa lý khác nhau này đều đã xác minh rằng CEE có ảnh hưởng tích cực đến năng suất hoặc lợi nhuận. Dựa trên các kết quả trên, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H2: CEE có ảnh hưởng tích cực đến năng suất ngân hàng. 2.2.3. Ảnh hưởng của hiệu quả vốn cấu trúc đến năng suất lao động Đối với vốn cấu trúc (SC) trong mô hình VAIC, nhằm đánh giá mối quan hệ giữa SCE và hiệu suất của công ty, kết quả của Rehman và cộng sự (2011) phù hợp với kết quả của Nimtrakoon (2015) khi cho rằng SCE và hiệu suất công ty có mối tương quan với nhau. Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Bontis (2015), tác giả xác nhận rằng SCE có mối quan hệ đáng kể với năng suất. Hơn nữa, các nghiên cứu về các ngân hàng Ấn Độ (Maji và Goswami, 2016; Tripathy, 2015) cũng cho thấy SCE có tác động lớn đến hiệu suất của các công ty được đo lường bởi ROA. Tương tự, một nghiên cứu về các ngân hàng Ấn Độ của Soriya và Narwal (2015) cho thấy SCE có tác động đáng kể đến năng suất của nhân viên. Mặc dù ít nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ không đáng kể giữa SCE và hiệu suất được đo bằng năng suất hoặc lợi nhuận, hầu hết các nghiên cứu quan sát thấy SCE ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của công ty. Phù hợp với những nghiên cứu trên, nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau: H3: SCE có tác động tích cực đến năng suất ngân hàng 2.2.4. Ảnh hưởng của hệ số trí tuệ giá trị gia tăng VAIC đến năng suất Theo Public (1998), vốn trí tuệ kết hợp các thành phần như hiệu quả vốn vật chất, hiệu quả vốn nhân lực và hiệu quả vốn cấu trúc nhằm xây dựng mô hình VAIC. Các nghiên cứu trước đây (Chen, 2005; Clarke và cộng sự, 2011; Mohiuddin và cộng sự, 2006; Mondal và Ghosh, 2012) đã ghi nhận mối liên hệ giữa VAIC và thành quả hoạt động của công ty. Để chứng minh, Chen (2005) và Mohiuddin (2006) đã xác nhận rằng IC là nguồn tạo ra giá trị chính tại các ngân hàng. Trong một lĩnh vực khác, Clarke (2011) thấy rằng IC ảnh hưởng đến hiệu suất của các công ty sản xuất tại Úc. Ở châu Á, Mondal và Ghosh (2012) đã kiểm tra ảnh hưởng của IC đến hiệu suất tại các ngân hàng Ấn Độ và kết quả của họ cho thấy mối tương quan đáng kể giữa VAIC và năng suất. Những nghiên cứu này đã thiết lập mối quan hệ tích cực giữa tất cả các thành phần và khẳng 1541
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 định VAIC ảnh hưởng đến năng suất của công ty. Dựa trên bằng chứng thực nghiệm về VAIC và năng suất của công ty, nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau: H4: VAIC có ảnh hưởng tích cực đến năng suất ngân hàng 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô tả dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Bankscope và dựa vào tính khả dụng của dữ liệu tài chính cho từng thời kỳ, từ nguồn Bankscope cung cấp với 47 ngân hàng thương mại, nghiên cứu đã chọn ra 32 ngân hàng có dữ liệu đầy đủ và chi tiết nhất để thực hiện nghiên cứu. Mẫu dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu bảng cân bằng của 32 ngân hàng thương mại với 320 quan sát trong 10 năm, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phẩn và ngân hàng thương mại nước ngoài được thành lập ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019. 3.2. Mô hình nghiên cứu Nhằm xem xét tác động cả vốn trí tuệ đến năng suất lao động cả các ngân hàng ở Việt Nam, nghiên cứu dựa theo mô hình trong nghiên cứu của Oppong và cộng sự (2019) như sau: Y = α + β*IC + γ*control + ε Trong đó: hY là biến phụ thuộc đại diện cho năng suất lao động, được đo lường bởi năng suất lao động của nhân viên (EP được tính bằng cách lấy Thu nhập trước thuế chia cho số lượng nhân viên) và vòng quay tổng tài sản (ATO được tính bằng cách lấy Doanh thu thuần chia cho Tổng tài sản). hIC: biến độc lập đại diện cho vốn trí tuệ (Intellectual Capital) của các ngân hàng, đo lường bằng các yếu tố hiệu quả vốn nhân lực (HCE: được tính bằng cách lấy Tổng thu nhập của công ty trừ Chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí nhân viên), sau đó chia cho Chi phí nhân viên), hiệu quả vốn cấu trúc (SCE: được tính bằng cách lấy Tổng thu nhập của công ty trừ Chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí nhân viên), trừ Chi phí nhân viên, sau đó chia cho Tổng thu nhập của công ty trừ Chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí nhân viên), hiệu quả vốn vật chất (CEE: được tính bằng cách lấy Tổng thu nhập của công ty trừ Chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí nhân viên), sau đó chia cho Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp) và hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAICHCE + CEE + SCE). hControl: các biến kiểm soát bao gồm đòn bẩy tài chính (LEV được tính bằng cách lấy Tổng nợ chia cho Tổng tài sản) và quy mô (SIZE được tính bằng cách logarit tự nhiên của tổng tài sản). Chúng tôi sẽ hồi quy dữ liệu bảng theo pooled OLS, mô hình tác động cố đinh (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Để xem xét mô hình nào phù hợp với bài nghiên cứu hơn, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định LM, F-test và Hausman. Sau đó chúng tôi kiểm định thêm hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Nếu mô hình bị hai khuyết tật này chúng tôi sẽ khắc phục bằng cách dùng mô hình GLS. 1542
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả từ thống kê mô tả Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và số quan sát của các biến được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1: Thống kê mô tả dữ liệu Tên biến Số quan sát Giá trị trung Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ Giá trị lớn ATO 320 0,0257684 0,0118632 -0,0131221 0,0764066 EP 320 267,2082 301,3674 -1695,441 2153,529 SIZE 320 18,24881 1,19551 15,01847 20,99561 LEV 320 0,8973546 0,053085 0,6241029 0,9674282 VAIC 320 1,447627 3,546721 -33,66353 17,72967 CEE 320 0,0887918 0,1043626 -0,8277929 0,4378161 HCE 320 1,150525 1,554205 -12,99714 12,40062 SCE 320 0,2083099 3,178071 -33,69527 17,80536 Nguồn: tác giả tự tính toán Từ bảng dữ liệu, năng suất nhân viên EP có giá trị trung bình là 267,2082, dao dộng từ giá trị thấp nhất là -1695,441 đến 2153,529 cho thấy phần lớn nhân viên ngân hàng làm việc hiệu quả và nhận được mức lương phù hợp. Giá trị trung bình của vòng quay tổng tài sản ATO là 0,0258 với độ lệch chuẩn là 0,01186 chứng minh rằng các ngân hàng sử dụng hợp lý tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Bên cạnh đó, VAIC có giá trị thấp nhât, giá trị cao nhất, giá trị trung bình lần lượt là -33,66353, 17,72967 và 1,447627. VAIC nhỏ hơn 0 hàm ý rằng các chi phí cho hoạt động đầu tư vào vốn trí tuệ (IC) có thể vượt quá chi phí đóng góp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả vốn nhân lực HCE có giá trị trung bình là 1,151 và cao nhất trong các yếu tố cấu thành nên VAIC, sau đó là hiệu quả vốn cấu trúc SCE (0,2083) và thấp nhất là hiệu quả vốn vật chất CEE (0,08504), cả ba biến số này đều có giá trị thấp nhất âm chứng minh rằng ngân hàng thương mại Việt Nam linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng được cho là doanh nghiệp có tỉ lên đòn bẩy cao vì khả năng sử dụng nợ nhiều, do đó, giá trị trung bình của đòn bẩy (LEV) là 0,89735 và nằm trong khoảng từ 0,624103 đến 0,96743. Quy mô (SIZE) của các ngân hàng thương mại dao động giữa 15,0185 và 20,996, có giá trị trung bình là 18,24881 với độ lệch chuẩn 1,19551. 1543
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4.2. Kết quả từ phân tích hồi quy Bảng 2: Kết quả nghiên cứu Biến số EP ATO Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 SCE 1,76812 0,00000112 (0,26) (0,89) HCE 68,54373 -0,003112 (0,00) (0,000) CEE 644,8291 0,0728045 (0,00) (0,000) VAIC 8,15545 0,0002 (0,00) (0,388) SIZE 60,694 72,4658 0,0007 0,00342 (0,00) (0,00) (0,227) (0,000) LEV -796,397 -1195,909 -0,114586 -0,125274 (0,00) (0,00) (0,000) (0,000) CONS -289,3337* -25,19 0,1128038 0,07554 (0,091) 0,904 (0,000) (0,000) Nguồn: Tác giả tự tính toán Trong ngoặc là p-value. *, , đại diện cho các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Mô hình 1: xem xét tác động của yếu tố trong vốn trí tuệ (IC) như SCE, CEE, HCE đến năng suất lao động của nhân viên (EP) bằng việc sử dụng mô hình GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kết quả nghiên cứu trong bảng 2 cho thấy rằng HCE và CEE có tác động tích cực đến năng suất lao động của nhân viên ngân hàng trong khi đó không tìm thấy bằng chứng cho thấy SCE có tác động. Ngoài ra CEE tác động tích cực nhất trong 3 thành phần của IC với giá trị tương quan (644,8291) ở mức ý nghĩa 1%. Có nghĩa là ngân hàng càng đầu tư vào vốn nhân lực và vốn vật chất thì năng suất lao động của nhân viên càng cao. Nói cách khác, kết quả mô hình nghiên cứu đã chứng minh giả thuyết H1, H2 mà nghiên cứu đề cập ở phần trước và bác bỏ giả thuyết H3. Mô hình 2: xem xét tác động của VAIC đến năng suất lao động của nhân viên (EP) bằng việc sử dụng mô hình GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. nghiên cứu tác động của VAIC đối với EP sau khi đã khắc phục hết hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Theo kết quả thể hiện trong bảng 2, ta thấy có giá trị tương quan dương (8,15545) giữa biến VAIC và biến phụ thuộc EP. Từ đó thấy rằng áp dụng mô hình hệ số giá trị gia tăng VAIC- một thước đo hiệu quả của IC có tác động đến năng suất nhân viên EP. Nói cách khác, kết quả mô hình nghiên cứu đã chấp nhận giả thuyết H4 được thiết lập ở phần trước. Bên cạnh đó, 1544
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 biến kiểm soát SIZE cũng có tương quan tích cực với biến phụ thuộc EP với hệ số tương quan dương (72,4658) ở mức ý nghĩa 1%. Mô hình 3: xem xét tác động của yếu tố trong vốn trí tuệ (IC) như SCE, CEE, HCE đến vòng quay tổng tài sản (ATO) bằng việc sử dụng mô hình GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chỉ duy nhất biến CEE trong ba thành phần của IC có tương quan tích cực với biến ATO, với giá trị tương quan dương là (0,0728045) ở mức ý nghĩa 1%. Có nghĩa là việc đầu tư vào vốn vật chất càng nhiều thì vòng quay tổng tài sản càng hiệu quả. Trong khi, hệ số tương quan giữa HCE và ATO là âm (- 0,003112), điều này cho thấy rằng sử dụng vốn nhân lực có tác động ngược chiều với vòng quay tổng tài sản ATO. Ngoài ra, SCE ko có ý nghĩa thống kê ở các ý nghĩa 1%, 5% và 10%, giống với kết quả hồi quy cho EP ở hai mô hình trước. Nói cách khác, nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H1b, H3b và chấp nhận giả thuyết H2. Mô hình 4: xem xét tác động của VAIC đến vòng quay tổng tài sản (ATO) bằng việc sử dụng mô hình GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động của VAIC đối với ATO ở các mức ý nghĩa khác nhau. Nói cách khác nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H4b cho rằng VAIC có tương quan tích cực đối với vòng quay tổng tài sản ATO. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tìm thấy biến kiểm soát SIZE cũng có tương quan tích cực với biến phụ thuộc EP, ATO. Tuy nhiên, biến LEV có tương quan âm với biến EP và ATO cho thấy việc sử dụng đòn bẩy rất nhạy cảm đối với năng suất nhân viên của các ngân hàng, có nghĩa là khi tăng tỉ lệ nợ vay càng nhiều thì năng suất lao động của ngân hàng càng giảm. 5. Kết luận Nghiên cứu đã kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa đầu tư vào vốn trí tuệ và năng suất các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả đã thu thập dữ liệu gồm 32 ngân hàng thương mại trong đó có ngân hàng tư nhân, ngân hàng nhà nước và ngân hàng nước ngoài được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019. Các kết quả hồi quy đã cho thấy tác động của việc đầu tư vào vốn nhân lực, vốn vật chất có ảnh hưởng tích cực đến nắng suất lao động của nhân viên và vòng quay tổng tài sản. Bên cạnh đó, khi tổng hợp ba yếu tố vốn nhân lực, vốn vật chất và vốn cấu trúc thành mô hình hệ số trí tuệ giá trị gia tăng cũng gây tác động tích cực đến năng suất nhân viên của ngân hàng. Nói cách khác, việc đầu tư vào vốn trí tuệ của ngân hàng đã cải thiện năng suất lao động. Bên cạnh đó, ngân hàng là doanh nghiệp được xem có tỉ lệ đòn bẩy cao, điều này đã gây tác động ngược chiều đối với năng suất lao động của ngân hàng. Có nghĩa là khi tỉ lệ vay nợ càng cao thì năng suất ngân hàng càng giảm và ngược lại. Do đó, ngân hàng cần điều chỉnh và duy trì tỉ lệ đòn bẩy phù hợp để không làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp. Mặc dù mẫu bao gồm các ngân hàng thuộc phân loại khác nhau nhưng kết quả hồi quy vẫn cho thấy rằng quy mô cũng góp phần cải thiện năng suất lao động của các ngân hàng. 1545
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tóm lại, những phát hiện của nghiên cứu này mang lại ý nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước. Đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa đầu tư vốn trí tuệ và năng suất ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng có thể vận dụng và điều chỉnh cấu trúc vốn của mình linh hoạt hơn nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn. Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng và phát triển hệ thống ngân hàng đều tập trung vào giải pháp công nghệ. Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ đã bắt đầu có những tác động đáng kể trong hàng loạt hoạt động của ngân hàng, như thanh toán, phân tích dữ liệu, tương tác với khách hàng và đặc biệt là xu hướng ngân hàng số để có thể cạnh tranh với các công ty công nghệ tài chính (fintech). Vấn đề đầu tư vốn trí tuệ trở thành ưu tiên hàng đầu của các định chế tài chính. Bởi vì, dưới góc độ quản lý hoạt động ngân hàng, nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với hiệu quả hoạt động, mà còn tạo ra sự khác biệt trong tăng trưởng và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực sẽ quyết định việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn, công nghệ để ngân hàng có thể phát triển. Cuối cùng, tạo động lực cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn trong một nền kinh tế đang hướng dần về tri thức như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bontis, N. (1998). Intellectual capital: an exploratory study that develops measures and models. Management decision, 3(1), 63-67. Bontis, N., Jano sevi c, S., & D zenopoljac, V. (2015). Intellectual capital in Serbia’s hotel industry. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 27(6), 1365-1384. Chen, M. C., Cheng, S. J., & Hwang, Y. (2005). An empirical investigation of the relation- ship between intellectual capital and firms’ market value and financial performance. Journal of intellectual capital, 6(2), 159-176. Bozbura, F. T. (2004). Measurement and application of intellectual capital in Turkey. The learning organization, 11(4/5), 357-367. Branco, M. C., Delgado, C., Sousa, C., & Sá, M. (2011). Intellectual capital disclosure media in Portugal. Corporate Communications: An International Journal, 16(1), 38-52. Clarke, M., Seng, D., & Whiting, R. H. (2011). Intellectual capital and firm performance in Australia. Journal of Intellectual Capital, 12(4), 505-530. Edvinsson, L., & Mlone, M. S. (1997). Intellectual Capital. Realizing Your Company’s True Value by Finding Its Hidden Roots. NY, Harper Business, a Division of Harper Collins Pub- lishers. Kamath, G. B. (2015). Impact of intellectual capital on financial performance and market valuation of firms in India. International Letters of Social and Humanistic Sciences, 48, 107-122. Oppong, G. K., & Pattanayak, J. K. (2019). Does investing in intellectual capital improve 1546
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 productivity? Panel evidence from commercial banks in India. Borsa Istanbul Review, 19(3), 219-227. Oppong, G. K., Pattanayak, J. K., & Irfan, M. (2019). Impact of intellectual capital on pro- ductivity of insurance companies in Ghana. Journal of Intellectual Capital, 20(6), 763-783. Singh, R. D., & Narwal, K. P. (2015). Intellectual capital and its consequences on company performance: a study of Indian sectors. International Journal of Learning and Intellectual Cap- ital, 12(3), 300-322. Trang, N. H. T. (2017). Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Vai trò của hoạt động đổi mới. Hcmcoujs-Kinh tế và quản trị kinh doanh, 12(1). 1547