Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của ngân hàng

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 1730
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_rui_ro_tin_dung_va_hieu_qua_tai_chinh_cua_ngan.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của ngân hàng

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG Nguyễn Hạ Liên Chi Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở 2 tại TP.HCM TÓM TẮT Các khoản nợ xấu luôn là vấn đề tồn tại từ lâu đối với ngành ngân hàng vì những rủi ro tiềm ẩn khi cho vay đối với khách hàng. Một khi khoản cho vay đã được phân loại vào nợ xấu, việc thu hồi nợ đầy đủ hiếm khi khả thi và sẽ rất khó khăn và tốn thời gian để thu hồi. Bài viết này phân tích tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018. Cụ thể tác giả nghiên cứu tác động của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng, đo lường bằng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả phân tích dữ liệu từ 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam cho thấy việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ dự phòng rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tác giả còn sử dụng một số kiểm định bổ sung như kiểm soát tác động của kinh tế vĩ mô cũng như sử dụng cách đo lường khác đối với dự phòng rủi ro tín dụng để góp phần củng cố kết luận trên. Từ khóa: hiệu quả tài chính, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng. 1. Mở đầu Quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động quan trọng của quản lý ngân hàng, do khả năng ảnh hưởng đến nó đến hoạt động tài chính, sự tồn tại và tăng trưởng của ngân hàng. Việc tăng mức độ tổng nợ xấu có rủi ro lớn đối với ngành ngân hàng, ngành tài chính và nền kinh tế nói chung. Tương tự, thất bại trong việc quản lý các khoản nợ xấu trong một thời gian dài dần dần ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại (Kithinji, 2010; Kaaya và Pastory, 2013) và giảm thiểu khả năng của ngành ngân hàng trong việc đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế (Karim, Chan và Hassan, 2010). Ngành ngân hàng Việt Nam đang gặp khó khăn với sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Theo Vũ Mai Chi và Trần Anh Quý (2018) tại thời điểm tháng 6 năm 2018 tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng ở mức khoảng 6,7%. Mặc dù đã có sự suy giảm, tuy nhiên theo nhận định của các tác giả trên tỷ lệ nợ xấu này vẫn nằm ở mức cao. Một dấu hiệu tiêu cực khác là sự suy giảm của các khoản nợ tồn đọng trong giai đoạn vừa qua, thể hiện qua sự thay đổi cơ cấu nợ xấu với sự gia tăng mạnh mẽ của Nhóm 5 (theo Người đồng hành). Các khoản nợ xấu luôn là vấn đề tồn tại từ lâu đối với ngành ngân hàng vì những rủi ro tiềm ẩn khi cho vay đối với khách hàng. Một khi khoản cho vay đã được phân loại vào nợ xấu, việc thu hồi nợ đầy đủ hiếm khi khả thi và sẽ rất khó khăn và tốn thời gian để thu hồi. Về mặt khách quan, nợ xấu cao không phải vì quản lý ngân hàng kém mà còn vì khách hàng không thể trả nợ. Nguyên nhân có thể là do tình hình kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của các doanh nghiệp và người đi vay. Do đó, khi đánh giá tác động của nợ xấu, chúng ta nên xem xét nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến vấn đề này bên cạnh quy trình kiểm soát tín dụng chặt chẽ của các ngân hàng. Câu hỏi đặt ra từ bối cảnh này là liệu tỷ lệ nợ xấu hay nói chung hơn là quản lý rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng? Nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên, bài viết này phân tích tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018. Cụ thể tác giả nghiên cứu tác động của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng, đo lường bằng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Phân tích dữ liệu từ 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, kết quả cho thấy việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ dự phòng rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tác giả còn sử dụng 364
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 một số kiểm định bổ sung như kiểm soát tác động của kinh tế vĩ mô cũng như sử dụng cách đo lường khác đối với dự phòng rủi ro tín dụng để góp phần củng cố kết luận trên. Ngoài phần mở đầu, bố cục của nghiên cứu này được trình bày như sau. Trong mục 2, tác giả cung cấp tổng quan các nghiên cứu trước đây. Mục 3 và 4 trình bày dữ liệu, mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu. Kết luận và một số hàm ý về chính sách được trình bày trong mục 5. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tác động của quản lý rủi ro tín dụng đối với hiệu quả tài chính của ngân hàng. Bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu khác nhau cho thấy sự không đồng nhất về ảnh hưởng của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực, thì một số khác lại tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, cũng có một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ này và lợi nhuận ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu này đều ủng hộ quan điểm cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu thấp, và lợi nhuận của ngân hàng. Chẳng hạn, Bourke (1989), trong một nghiên cứu về các ngân hàng châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, đã phát hiện ra rằng sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tiêu cực liên quan đến lợi nhuận. Tương tự, Ducas và McLaughlin (1990) lập luận rằng sự biến động của lợi nhuận ngân hàng chủ yếu là do quản lý rủi ro tín dụng và xác định rằng sự thay đổi trong lợi nhuận của ngân hàng thường là do nợ xấu tăng lên. Những phát hiện của Angbazo (1997) cũng cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn có khả năng sinh lời tốt hơn. Ngoài ra, Miller và Noulas (1997) cho thấy tác động tiêu cực của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng lên lợi nhuận ngân hàng, bởi vì tỷ lệ cho vay hoặc tài sản cao hơn làm tăng khả năng ngân hàng đối với các khoản vay chưa trả và do đó biên lợi nhuận giảm. Tiếp theo đó, Goddard, Molyneux và Wilson (2004) đã điều tra các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của các quốc gia châu Âu. Phát hiện của họ cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng. Karim và cộng sự (2010) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng ở Malaysia và Singapore cho thấy nợ xấu cao hơn làm giảm hiệu quả quản lý chi phí ngân hàng và ngược lại, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Karim và cộng sự (2010) cũng ủng hộ giả thuyết quản lý kém do Berger và DeYoung (1992) đề xuất rằng quản lý kém trong các tổ chức ngân hàng dẫn đến các khoản vay kém chất lượng, và do đó mức độ nợ xấu leo thang. Theo hướng nghiên cứu khác, một số bài viết nghiên cứu tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua chỉ số trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ahmed, Takeda và Shawn (1998) phát hiện mối quan hệ thuận chiều giữa việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và các khoản nợ xấu. Do đó, việc tăng dự phòng rủi ro cho vay tiềm ẩn sự gia tăng rủi ro tín dụng và suy giảm chất lượng của các khoản vay, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kolapo, Ayeni và Oke (2012) đã thực hiện một cuộc điều tra thực nghiệm về tác động định lượng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại cho thấy rằng ảnh hưởng của rủi ro tín dụng là tương tự giữa các ngân hàng và việc gia tăng các khoản nợ xấu và dự phòng rủi ro cho vay làm giảm lợi nhuận. Trái ngược với các kết luận trên, Tanna, Kosmidou và Pasiouras (2005) đã xem xét các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng thương mại và cung cấp bằng chứng cho thấy rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu được thực hiện bởi Naceur và Omran (2011) xem xét tác động của sự tập trung ngân hàng, quy định, phát triển tài chính và thể chế đối với lợi nhuận ngân hàng cũng cho thấy rủi ro tín dụng là tích cực và đáng kể ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và hiệu quả chi phí. Đồng quan điểm với hai nhóm tác giả trên, nghiên cứu của Boahene, Dasah và Agyei (2012), điều tra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của một số ngân hàng, phát hiện có mối quan hệ tích cực và đáng kể với lợi nhuận của ngân hàng. Các tác giả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng cao cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng được hưởng lợi nhuận cao. Sử dụng một đặc điểm kỹ thuật mô hình động, Ameur và Mhiri (2013) đã kiểm tra các yếu tố giải thích về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn từ 1998 đến 2011. 365
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Kết quả của họ cho thấy rõ rằng rủi ro tín dụng được xác định bởi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu của Gadzo và Asiama (2018) cũng cho thấy các chỉ số rủi ro tín dụng có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa với lợi nhuận ngân hàng. Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng cũng đã thu hút được một số tác giả nghiên cứu. Một số tác giả nổi bật có thể kể đến như Phạm Hữu Hồng Thái (2014) với nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 34 ngân hàng thương mại tại trong giai đoạn 2005 đến 2012. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động tiêu cực của nợ xấu đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tác giả Huỳnh Thị Hương Thảo (2019) bằng phương pháp nghiên cứu định tính tóm tắt thực trạng nợ xấu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Theo hướng nghiên cứu khác, Phạm Quốc Việt và Nguyễn Văn Vinh (2019) nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và thanh khoản của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 và nhận định nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản của các ngân hàng. 3. Dữ liệu và mô hình 3.1. Dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng. Chi tiết về các biến nghiên cứu được mô tả trong bảng 1. Mẫu nghiên cứu trong bài này bao gồm 30 ngân hàng trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2018.1 Sau khi loại bỏ các quan sát không có đầy đủ dữ liệu của các biến, mẫu dữ liệu còn tổng cộng 249 quan sát. Bảng 1. Mô tả biến Biến Mô tả ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROE Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu NPL Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ RESERVE Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng nợ xấu RESERVECOST Chi phí dự phòng rủi ro tín duụng trên tổng dư nợ LDR Tỷ lệ dư nợ trên tiền gởi NII Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi SIZE Quy mô ngân hàng, đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản GDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 3.2. Mô hình Dựa vào các nghiên cứu trước đây của Ahmed và cộng sự (1998) và Kolapo và cộng sự (2012), trong bài viết này tác giả xem xét tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua mô hình hồi quy tuyến tính như sau: 푹푬푻푼푹푵풕 = 휶 + 휷 푵푷푳풕 + 휷 푹푬푺푬푹푽푬풕 + 휸푪풐풏풕풓풐풍풕 + 휹풊 + 휺풕 (1) Trong đó, biến phụ thuộc RETURN là khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường lần lượt bằng các chỉ số tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Biến độc lập đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trong 1 Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được liệt kê tại phục lục 1. 366
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 bài viết này rủi ro tín dụng được đo lường bằng hai chỉ số là tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu (RESERVE). Ngoài ra, Control là các biến kiểm soát trong mô hình. Dựa trên các nghiên cứu trước đây các biến kiểm soát được sử dụng khả năng tác động dến khả năng sinh lời của ngân hàng như tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi (LDR) (Hassan và Basir, 2003; Rengasamy, 2014), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi (NII) (Cetin, 2018) và quy mô của ngân hàng (SIZE) (Roman và Tomuleasa, 2013; Aladwan, 2015; Gadzo và Asiama, 2018). Bên cạnh đó, mô hình hồi quy được sử dụng còn kiểm soát các đặc tính cố định của các ngân hàng 훿푖. Nói cách khác, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định (FEM). 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả Bảng 2 trình bày thống kê mô tả của các biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Các chỉ số được báo cáo bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa. Có một số điểm lưu ý như sau, trung bình tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2018 là 0,92% với giá trị tối thiểu là -0,05% và tối đa là 5,57%. Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này có giá trị trung bình là 9,83% với giá trị tối thiểu và tối đa lần lượt là -0,4% và 31,5%. Nợ xấu trong giai đoạn này cũng dao động từ 0,04% đến 11,4%. Đối với dự phòng rủi ro tín dụng, trung bình tỷ lệ của chỉ số này trên tổng nợ xấu trong giai đoạn này là 1,343 lần và dao động trong khoảng từ 0,138 lên đến 71,91 lần. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên cho vay khách hàng cho thấy mức độ dao động từ -1,31% đến 5,56% và có giá trị trung bình là 1,09%. Bảng 2. Thống kê mô tả (1) (2) (3) (4) (5) Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa ROA 249 0.00919 0.00739 -0.000500 0.0557 ROE 249 0.0983 0.0727 -0.00400 0.315 NPL 249 0.0223 0.0153 1.00e-04 0.114 RESERVENPL 249 1.343 6.395 0.138 71.91 RESERVECOST 249 0.0109 0.00896 -0.0131 0.0556 LDR 249 1.337 5.362 0.372 83.63 NII 249 0.699 5.640 -5.987 86.83 SIZE 249 31.96 1.149 28.83 34.81 GDP 249 0.0613 0.00604 0.0524 0.0708 4.2. Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm chính của nghiên cứu này dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính (1). Giá trị của các hệ số và sai số chuẩn của các hệ số cũng như giá trị R2 được báo cáo trong bảng 3. Nhìn vào kết quả ở bảng 3, ta có thể thấy được một số kết quả đáng chú ý như sau. Một là, rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả khả năng sinh lời của các ngân hàng. Điều này có thể nhận biết qua dấu của các hệ số của các biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu (RESERVE). Hai là, đa số tác động của các chỉ số rủi ro tín dụng lên khả năng sinh lời của ngân hàng đều có ý nghĩa thống kê ít nhất ở mức 10%. Cụ thể, tác động tiêu cực của tỷ lệ nợ xấu lên tỷ số sinh lời trên tài sản và tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu đều có ý nghĩa 367
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 thống kê lần lượt ở mức 5% và 10%, trong khi tác động của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đến tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản có mức ý nghĩa thống kê là 1%. Có thể thấy được, khi tỷ lệ nợ xấu tăng 1 điểm phần trăm thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản giảm gần 0,079 điểm phần trăm và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm gần 0,737 điểm phần trăm. Tương tự như vậy, sự gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cũng có tác động ngược chiều đến tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, mặc dù tác động này là không đáng kể. Bảng 3. Kết quả thực nghiệm chính (1) (2) Biến ROA ROE NPL -0.07852 -0.73718* (0.03245) (0.36747) RESERVE -0.00007 -0.00040 (0.00002) (0.00059) LDR -0.00006 -0.00042 (0.00001) (0.00013) NII 0.00009 0.00076 (0.00002) (0.00011) SIZE -0.00400 -0.01795 (0.00089) (0.00788) Constant 0.13907 0.68917 (0.02856) (0.25185) R2 0.15946 0.07871 Sai số chuẩn của các hệ số được báo cáo ở trong ngoặc. , và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%. Một kết quả đáng chú ý khác liên quan đến dấu và ý nghĩa thống kê của các biến kiểm soát được lựa chọn trong mô hình chính. Có thể nhận thấy rằng tất cả các biến kiểm soát, bao gồm tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gởi (LDR), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi (NII) và quy mô của ngân hàng (SIZE) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ tác động của quy mô ngân hàng đến tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa ở mức 5%. Bên cạnh đó, dấu của các hệ số của các biến kiểm soát này ở 2 cột của bảng 1 đều có sự tương đồng. Những kết quả trên ủng hộ cho việc lựa chọn các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu của tác giả. 4.3. Kết quả thực nghiệm bổ sung 4.3.1. Kiểm soát tác động của kinh tế vĩ mô Để cung cấp thêm minh chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mô hình hồi quy (1) được bổ sung thêm biến tăng trưởng kinh tế. (2) 푹푬푻푼푹푵풕 = 휶 + 휷 푵푷푳풕 + 휷 푹푬푺푬푹푽푬풕 + 휸푪풐풏풕풓풐풍풕 + 흆푮푫푷풕 + 휹풊 + 휺풕 368
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Trong đó, GDP là tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (2) được báo cáo trong bảng 4. Bàng 4. Kết quả thực nghiệm có kiểm soát tác động của tình hình kinh tế vĩ mô (1) (2) VARIABLES ROA ROE NPL -0.06195* -0.52307 (0.03435) (0.38632) RESERVE -0.00008 0.00053 (0.00002) (0.00066) LDR -0.00006 -0.00041 (0.00001) (0.00012) NII 0.00010 0.00089 (0.00002) (0.00012) SIZE -0.00498 -0.03061 (0.00091) (0.00884) GDP 0.16914* 2.18612 (0.08707) (0.77916) Constant 0.15964 0.95501 (0.02829) (0.26779) R2 0.17478 0.11558 Sai số chuẩn của các hệ số được báo cáo ở trong ngoặc. , và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%. Nhìn chung, ta có thể thấy được sự tương đồng trong kết quả của bảng 4 và kết quả chính được báo cáo trong bảng 3 trước đó. Mặc dù, hệ số tác động của các biến rủi ro tín dụng đến tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu không có ý nghĩa thống kê, tác động của 2 biến này đến tỷ số lợi nhuận trên tài sản vẫn có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10% và 1%. Dấu của hệ số của 2 biến đại diện cho rủi ro tín dụng vẫn cho thấy tác động tiêu cực của nó đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tuy nhiên, có sự thay đổi đáng kể trong độ lớn của hệ số của tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể, theo kết quả ở bảng 2, khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1 điểm phần trăm thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản giảm đi gần 0,06 điểm phần trăm. Tương tự như kết quả chính, các biến kiểm soát được lựa chọn trong mô hình và tốc độ tăng trưởng GDP đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ tác động của tốc độ tăng trưởng GDP đến ROA có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này một lần nữa giúp khẳng định lựa chọn biến kiểm soát của tác giả là chính xác. 4.3.2. Sử dụng biến phụ thuộc khác Để các kết luận có tính thuyết phục hơn, tác giả tiếp tục kiểm định tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả tài chính của các ngân hàng bằng cách thay thế tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu, RESERVE, ở phương 369
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 trình hồi quy (1) bằng tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên cho vay khách hàng RESERVECOST. Nói cách khác, tác giả ước lượng mô hình hồi quy sau: 푹푬푻푼푹푵풕 = 휶 + 휷 푵푷푳풕 + 휷 푹푬푺푬푹푽푬푪푶푺푻풕 + 휸푪풐풏풕풓풐풍풕 + 휹풊 + 휺풕 (3) Kết quả ước lượng mô hình (3) được trình bày trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả thực nghiệm với tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ (1) (2) VARIABLES ROA ROE NPL -0.05304* -0.53273* (0.02616) (0.30451) RESERVECOST -0.24653 -2.16638 (0.09977) (0.99799) LDR 0.00002 0.00028 (0.00003) (0.00031) NII 0.00018 0.00154 (0.00004) (0.00035) SIZE -0.00342 -0.01313 (0.00096) (0.00866) Constant 0.12230 0.55218* (0.03092) (0.27902) R2 0.22023 0.14879 Sai số chuẩn của các hệ số được báo cáo ở trong ngoặc. , và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%. Một lần nữa, chúng ta có thể xác nhận được rằng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả từ bảng 5 cho thấy, tác động của tỷ lệ nợ đến khả năng sinh lời của ngân hàng là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có tác động nghịch chiều đến tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản và hệ số tác động có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Chiều tác động và ý nghĩa thống kê của các biến kiểm soát trong mô hình đều tương tự như kết quả chính được báo cáo trong bảng 2. 5. Kết luận và một số hàm ý Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp dữ liệu bảng để kiểm tra tác động của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu làm giảm hiệu suất sinh lời của ngân hàng.Việc kiểm soát mô hình bằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cũng như thay thế biến phụ thuộc bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cũng đưa ra cùng một kết luận là rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng. 370
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Kết quả của nghiên cứu này đưa một số hàm ý cho các nhà nghiên cứu và nhà quản lý. Các nhà quản lý ngân hàng cần xem xét cẩn thận dữ liệu và thông tin của khách hàng trong giai đoạn phân tích tín dụng để giảm rủi ro bất cân xứng thông tin. Từ đó, giảm được tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Mặt khác, các cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ các tỷ lệ hoạt động và an toàn vốn của ngân hàng bằng cách chú ý nhiều hơn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmed, A.S., Takeda, C. and Shawn, T. (1999). Bank Loan Loss Provision: A Reexamination of Capital Management and Signaling Effects. Journal of Accounting and Economics, 28(1), 1-25. [2] Aladwan, Mohammad Suleiman (2015). The impact of bank size on profitability: An empirical study on listed Jordanian commercial banks. European Scientific Journal, 11(34). [3] Ameur, I.G.B and Mhiri, S.M. (2013). Explanatory factors of bank performance; Evidence from Tunisia. International Journal of Economics, Finance and Management, 2(1), 143-152. [4] Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margin, default risk, interest rate risk, and off-balance sheet banking. Journal of Banking and Finance, 21(1), 55-87. [5] Berger, A.N. and De Young, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of Banking and Finance, 21(6), 849-870. [6] Boahene, S.H., Dasah, J. and Agyei, S.K. (2012). Credit risk and profitability of selected banks in Ghana. Research Journal of Finance and Accounting, 3(7), 6 -14. [7] Cetin, Huseyin (2018). The impact of non-interest income on banks’ profitability. Journal of Advanced Management Science, 6(3). [8] Ducas, J. and McLaughlin, M.M. (1990). Developments affecting the profitability of Commercial Banks, Federal Reserve Bulletin, 76(7), 477-499. [9] Gadzo, S.G. and Asiama, S.K. (2018). Assessment of the relationship between leverage and performance: An empirical study of unlisted banks in Ghana. Journal of International Finance and Economics, 10(1), 123-133. [10] Goddard, J., Molyneux, P. and Wilson, J. (2004). The profitability of European Banks: a cross-sectional and dynamic panel analysis, Manchester School, 72 (3), 363-381. [11] Huỳnh Thị Hương Thảo (2019). Nợ xấu và hiệu quả tài chính, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 5/2019. [12] Kaaya, A. and Pastory, D (2013). Credit risk and commercial banks performance in Tanzania: A panel data analysis. Research Journal of Finance and Accounting., 4(16). [13] Karim, M.Z.A., Chan, S. and Hassan, S. (2010). Bank efficiency and non-performing loans: Evidence from Malaysia and Singapore, Prague Economic Papers, 2010(2), 118-132. [14] Kithinji, A. (2010). Credit risk management and profitability of commercial Bbanks in Kenya, Working paper. [15] Kolapo, T., Ayeni, R., and Oke, M. (2012). Credit risk and commercial banks’ performance in Nigeria: A panel model approach. Australian Journal of Business and Management Research, 2(2), 31-38. [16] Miller, S. and Noulas, A. (1997). Portfolio mix and large-bank profitability in the USA. Applied Economics, 29(4), 505-512. [17] Naceur, S.B. and Omran, M. (2011). The effects of bank regulations, competition, and financial reforms on banks' performance. Emerging Markets Review, 12(1), 1-20. [18] Roman, A., and Tomuleasa, I. I. (2013). Analysis of profitability determinants: Empirical evidence of commercial banks in the New EU Member States. Proceedings of 14th International Conference on Finance and Banking, Ostrava, Czech Republic. 371
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [19] Phạm Hữu Hồng Thái (2014). Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 142. [20] Phạm Quốc Việt và Nguyễn Văn Vinh (2019). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 2019(1). [21] Rengasamy, D. (2014). Impact of loan deposit ratio (LDR) on profitability: Panel evidence from commercial banks in Malaysia. Proceedings of the Third International Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences (GB14Mumbai Conference) Mumbai, India. [22] Tanna, S., Kosmidou, K. and Pasiouras, F. (2005). Determinants of profitability of domestic UK commercial banks: panel evidence from the period 1995-2002. Money Macro and Finance (MMF) Research Group Conference. [23] Vũ Mai Chi và Trần Anh Quý (2018). Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các giai đoạn - các vấn đề cần quan tâm và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng, 21(2018). PHỤ LỤC Bảng 6. Danh sách các ngân hàng thương mại trong mẫu dữ liệu STT Mã chứng khoán Tên 1 ABB Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình 2 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 3 BID Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4 BVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt 5 CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 6 EAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á 7 EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 8 GDB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt 9 HDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 10 KLB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long 11 LPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt 12 MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 13 MSB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam 14 NAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á 15 BAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á 16 NVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân 17 PGB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 18 PVF Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam 372
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 19 SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn 20 SEAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á 21 SGB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương 22 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội 23 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín 24 TCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 25 TPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 26 VAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á 27 VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 28 VIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam 29 VPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng 30 VBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín 373