Phân biệt các loại tiền trong kỷ nguyên kỹ thuật số

pdf 6 trang Gia Huy 23/05/2022 1420
Bạn đang xem tài liệu "Phân biệt các loại tiền trong kỷ nguyên kỹ thuật số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_biet_cac_loai_tien_trong_ky_nguyen_ky_thuat_so.pdf

Nội dung text: Phân biệt các loại tiền trong kỷ nguyên kỹ thuật số

  1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TIỀN TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Tại Việt Nam, việc cung cấp và sử dụng Bitcoin và các phương tiện thanh toán tương tự khác là bất hợp pháp. Tuy nhiên, số lượng người tham gia vào thị trường Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số (nói chung) ngày càng tăng do các giao dịch này được thực hiện trên các nền tảng quốc tế. Với thông tin tràn ngập về kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số của chính phủ trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân lầm tưởng về việc các nước trên thế giới ủng hộ một số loại tiền ảo và kỳ vọng vào việc hợp pháp hóa các loại tiền này trong tương lai. Đó có thể là một trong những hiểu lầm tai hại về tiền điện tử. Bài viết này làm rõ bản chất và cách phân biệt của các loại tiền nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng hiện nay trên thị trường. Lời khuyên cho các nhà đầu tư cá nhân là: cần phân biệt rõ tiền ảo, tiền thật, tiền kỹ thuật số pháp định và tiền kỹ thuật số tự phát nhằm tránh những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia vào thị trường này. Từ khóa: Tiền thật, tiền giấy, tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa. Abstract: In Vietnam current laws, the supply and use of Bitcoin and other similar payment methods is illegal. However, the number of people participating in the Bitcoin market and digital currencies (in general) is increasing because these transactions are conducted on international platforms. With the abundance of information about the government's plan to issue digital currencies recently, many individuals mistakenly think about the support of countries around the world with some virtual currencies and expect the legalization of these coins in the future. It is possibly one of the disastrous misunderstandings about cryptocurrency. This article clarifies the nature and distinction of currencies in general and digital currencies in particular in the current market. Distinguishing between virtual currency, real money, fiat cryptocurrency and spontaneous cryptocurrencies helps individual investors avoid misunderstandings and potential risks when participating in this market. Keywords: real currency, paper note currencies, virtual currencies, cryptocurrency Giới thiệu chung Ngày 28/10/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông báo về việc cấm sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán. Theo đó, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với Việt Nam, bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác không phải phương tiện thanh toán hợp pháp. Do đó, việc sử dụng đồng tiền này là phương tiện thanh toán là không đúng quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra nghiên cứu thị trường tiền ảo của CryptoCompare, năm 2017, số giao dịch bitcoin xuất phát từ Châu Á là 80%, trong đó 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Số lượng người truy cập từ Việt Nam vào một số sàn giao dịch tiền ảo hay những trang thông tin tiền ảo trên thế giới như Poloniex, Bittrex luôn nằm 221
  2. trong Top 5 cùng các nước Mỹ, Nga, Nhật Bản. Số lượng người tham gia vào thị trường tiền kỹ thuật số ngày càng tăng chứ không có dấu hiệu ngừng lại vì những giao dịch này được thực hiện trên các platform quốc tế và thực tế là Việt Nam cũng không hẳn cấm các giao dịch tiền ảo nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung. Tuy nhiên, với những thông tin dồn dập về kế hoạch phát hành các đồng tiền kỹ thuật số của chính phủ các nước trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân lầm tưởng về sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới với một số đồng tiền kỹ thuật số (tiền ảo) và kỳ vọng về sự hợp pháp hóa các đồng tiền này trong tương lai. Đó là một trong những hiểu lầm tai hại về tiền kỹ thuật số và có thể phải trả giá đắt khi đầu tư vào thị trường tiền ảo mà chưa hiểu rõ về nó. Bài viết này làm rõ hơn tính chất và phân biệt các loại tiền nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng hiện đang có trên thị trường nhằm giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về cơ hội và nguy cơ rủi ro của việc tham gia vào thị trường tiền kỹ thuật số. 1. Tiền tệ, tiền giấy và tiền ảo Để hiểu về tiền, trước hết cần phân biệt giữa tiền tệ (tiền thật), tiền dấu hiệu giá trị (tiền giấy) và tiền ảo. Tiền tệ theo nghĩa hiểu chung nhất là hàng hóa đặc biệt có giá trị nội tại được sử dụng làm vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân. Tiền tệ có đầy đủ 3 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũy25. Tiền tệ theo nghĩa như trên thường là các kim loại quý như vàng, bạc Đây là thứ tiền lưu hành phổ biến nhất trong thời kỳ cổ đại. Đến tận bây giờ người ta vẫn có thể sử dụng tiền này trong thanh toán và cất trữ vì tính ổn định giá trị nội tại của chúng. Tiền tệ (vàng) được coi là nơi trú ẩn cuối cùng an toàn nhất khi tiền dấu hiệu và tiền khác rơi vào tình trạng mất kiểm soát do lạm phát hoặc các nguyên nhân khác. Tiền giấy là tiền dấu hiệu giá trị thay cho tiền tệ. Do sự bất tiện trong lưu thông, vận chuyển, hao mòn tự nhiên, thiếu hụt cố ý trong việc đúc tiền nên dần dần tiền thật được thay thế bởi tiền giấy. Đây là loại giấy hứa trả tiền, không có giá trị nội tại nhưng có giá trị pháp định được phép lưu thông thay cho tiền thật. Ban đầu, tiền giấy có mệnh giá tương đương tiền thật và có thể đổi ngang giá trị thành tiền thật (vàng) bất cứ lúc nào. Chế độ này và kéo dài cho đến đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Lạm phát tiền giấy và ảnh hưởng của khủng hoảng đã làm cho chế độ bản vị vàng chính thức sụp đổ bởi sự chấm dứt hiệp định Bretton Woods vào năm 1971. Kể từ đó, tiền giấy chỉ còn mang ý nghĩa dấu hiệu giá trị đúng nghĩa và không còn mối liên hệ quy đổi giá trị cố định với tiền thật. Tiền giấy do ngân hàng trung ương của các quốc gia phát hành và có giá trị lưu thông trong phạm vi quốc gia hoặc cộng đồng các quốc gia (chẳng hạn Euro). Tiền giấy là tiền pháp định và có thể dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế thông qua chế độ tỷ giá. Lượng tiền giấy được phát hành vào lưu thông theo những nguyên tắc nghiêm ngặt và được điều hành bởi ngân hàng trung ương nên giá trị tương đối ổn định. Được bảo lãnh bằng luật pháp và kiểm soát bằng sự độc quyền phát hành, tiền giấy vẫn thực hiện được đầy đủ các chức năng của tiền: phương tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện cất trữ. Tiền ảo là sản phẩm của công nghệ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tiền ảo là loại tiền tưởng tượng, chúng được sử dụng và chấp nhận trong cộng đồng ảo. Tiền ảo sơ khai nhất là số điểm trong các trò chơi trực tuyến. Người có tiền ảo (điểm ảo) có thể dùng để mua một số hàng hóa, giá trị ảo trong phạm vi quy ước của trò chơi như: thăng hạng, vinh danh Dần dần, 25 Một số tài liệu cho rằng tiền tệ còn có thêm chức năng tiền tệ thế giới 222
  3. các ứng dụng được tích hợp với nhau và có thể tạo ra giá trị thật như game online kết hợp với quảng cáo Một game thủ giỏi có nhiều tiền ảo là nhân tố tiềm năng sản sinh lợi ích quảng cáo hoặc thu hút sự chú ý của cộng đồng. Do vậy, lượng tiền ảo mà game thủ có được là thước đo giá trị tiềm năng của họ mang lại. Nhà mạng sẵn sàng trả tiền thật để mua lại số tiền ảo (điểm ảo) của người chơi game theo những tỷ lệ quy ước hợp lý. Đây là điểm gặp nhau giữa tiền ảo và tiền thực. Xét theo mức độ tương tác với tiền giấy và nền kinh tế thực, tiền ảo có thể chia thành 3 cấp độ (loại). Cấp độ 1, tiền ảo được sử dụng trong các trò chơi trực tuyến, chỉ có giá trị với cộng đồng người chơi và ít có mối liên hệ với thế giới thực. Cấp độ 2, tiền ảo vẫn gắn với các trò chơi trực tuyến hoặc các ứng dụng tương tự nhưng phạm vi rộng lớn hơn, được sử dụng đơn hướng, có tiêu chuẩn để mua (đổi), có thể sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ ảo và trong nhiều trường hợp có thể mua hàng thật hoặc đổi ra tiền thực. Cấp độ 3 là các loại tiền ảo có thể hoạt động như tiền thông thường, với hai tỷ giá đối hoái (mua và bán), làm phương tiện thanh toán và phương tiện tích trữ, để dành và đầu cơ chênh lệch giá. Tuy nhiên, tiền ảo ở cấp độ này cũng chỉ có giá trị tự định trong cộng đồng những người tham gia mà không có một tổ chức hoặc chính phủ nào đứng ra bảo lãnh hoặc đảm bảo giá trị như những đồng tiền pháp định. Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), tiền ảo là một loạt tiền kỹ thuật số (digital money) được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers), cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo nhất định. Bitcoin là một đồng tiền ảo điển hình. Năm 2008, lập trình viên Satoshi Nakamoto đã giới thiệu bản thiết kế của loại tiền kỹ thuật số có tên là Bitcoin. Nó được đưa vào hoạt động vào ngày 03 tháng 1 năm 2009, như một thử nghiệm mã hoá và không có giá trị gì cho đến khi nó được đem ra trao đổi với giá $0,000764. Điều không ngờ là sau đó giao dịch tăng dần và đạt đến con số hàng triệu lượt/ngày. Nhu cầu tăng cao của Bitcoin (trong khi số lượng bị giới hạn) đã làm cho giá trị của Bitcoin tăng cao không tưởng. Thực tế này đặt ra câu hỏi Bitcoin có thực sự là tiền hay dấu hiệu của tiền hay không? Hầu hết các ngân hàng trung ương của các nước phát triển (Mỹ, Đức, Canada, EU ) đều coi Bitcoin là một sản phẩm số cho mục đích đầu cơ chứ không coi nó là một dạng tiền. Bitcoin không có giá trị nội tại và cũng không được một nền tài phán nào thừa nhận. Bitcoin chỉ được thừa nhận như một quy ước tự định của những người tham gia vào mạng lưới giao dịch và giá trị của chúng được định đoạt bởi niềm tin không chắc chắn. Niềm tin đó có được nhờ hiệu ứng đa cấp – người tham gia sau trả giá cao hơn để kỳ vọng lấy tiền của những người tham gia sau nữa. Trong một tài liệu nghiên cứu, ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho rằng tiền ảo không được kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và bản chất phi tập trung của nó không được đảm bảo bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan chức năng nào. Bộ Tài chính Hoa Kỳ năm 2013 cũng khẳng định tiền ảo không được chấp nhận là phương tiện đấu thầu hợp pháp ở bất kì tiểu bang nào. Một nghiên cứu của Ngân hàng Canada chỉ ra tiền ảo không thể đấu thầu hợp pháp ở quốc gia này vì chúng không được Hoàng gia hay Ngân hàng Canada ban hành. Tác giả của thuật ngữ “thiên nga đen” - Nassim Nicholas Taleb (một trong những nhà tư tưởng đầy sáng tạo và là một thiên tài trong mảng tài chính) coi Bitcoin là một trò lừa đảo đa cấp và gọi nó là “thứ vô dụng”. Chuyên gia kinh tế Hà Lan Alex de Vries, người điều hành Digiconomist cho rằng thứ duy nhất các nhà đầu cơ có thể bám víu vào hiện nay là niềm hy vọng đồng tiền số này sẽ lại tăng giá như những lần trước và sẽ lại có những người mới nhảy vào thị trường để trả cao hơn. Trong khi bất động sản hay chứng khoán có giá trị và gắn chặt với tài sản cơ sở thì những bong bóng 223
  4. như lan đột biến, hoa tulip và bây giờ là Bitcoin không xuất phát từ giá trị thực. Trên thực tế, Bitcoin chưa từng được dùng cho thanh toán rộng rãi ở bất kỳ thị trường nào bởi tính biến động về giá quá lớn của nó. Điều này càng khẳng định nó mang tính chất biểu tượng cho mục đích đầu cơ hơn là một dạng tiền điện tử. Tiền ảo dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại, tuy có một số chức năng và đặc điểm lợi thế nhưng được phát triển tự phát nên không thể đảm nhận được các chức năng của tiền theo nghĩa thông thường. 2. Tiền mã hóa (Crypto) tự phát và tiền mã hóa pháp định Tiền mã hóa là một dạng của các đồng tiền kỹ thuật số nói chung. Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mới có độ bảo mật cao và có những đặc điểm khác biệt nên có thể coi là tiền kỹ thuật số thế hệ mới. Tiền mã hóa phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ Blockchain. Nó được tạo ra với sứ mệnh giúp cho các công ty startup có thể kêu gọi vốn và dùng nền tảng này để xây dựng hệ thống, giúp thực hiện các hợp đồng thông minh, triển khai ứng dụng phi tập trung, bảo trợ danh tính, biểu quyết ngang hàng. Bitcoin là một điển hình của tiền mã hóa phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain do Satoshi Nakamoto (người không rõ danh tính) thiết kế. Cho đến nay, tất cả các loại tiền mã hóa đều do cá nhân hoặc nhóm cá nhân thiết kế và phát hành. Chưa một ngân hàng trung ương nào trên thế giới phát hành, quản lý và lưu thông tiền mã hóa. Vì vậy, tất cả các tiền mã hóa hiện có trên thị trường đều là tiền ảo (tiền phi pháp định). Tiền mã hóa hiện đang lưu hành trên thị trường là tiền ảo nhưng không phải mọi đồng tiền ảo đều là tiền mã hóa (crypto). Tiền mã hóa hoạt động dựa trên một số nguyên tắc sau: (1) Sổ cái công khai phi tập trung. Sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch được thực hiện trong hệ thống. Sổ các được chia thành các khối giao dịch, mỗi giao dịch mới sẽ được liên kết với các giao dịch trước đó tạo thành khối, gọi là khối giao dịch chuỗi. Cuốn sổ cái này sử dụng tiền ảo là đơn vị kế toán, giúp quan sát mọi cuộc giao dịch đã được thực hiện. Cập nhật trạng thái được thực hiện tự động và không một cá nhân hay tổ chức nào có thể can thiệp vào các bút toán giao dịch – gọi là sổ cái phân tán. (2) Khai thác tiền mã hóa Khai thác tiền mã hóa hay còn được gọi là đào tiền là một quá trình xử lý và xác nhận thanh toán nhanh chóng trên hệ thống mạng lưới tiền mã hóa. Quá trình đào tiền chính là việc sử dụng máy tính để dò tìm những mã hóa cực kỳ phức tạp. Nếu khai thác được, người đào tiền sẽ sở hữu số tiền đào được mà không cần phải bỏ tiền để mua nó. Đó là cách duy nhất để phát hành tiền mã hóa mới vào lưu thông. Nói cách khác, các công cụ khai thác về cơ bản là “đúc tiền” mà thực chất là chơi game theo luật của người thiết kế nó đặt ra. Việc đào tiền mã hóa không hề dễ và phải cần đến hệ thống máy tính khổng lồ chạy liên tục. Vì vậy, hoạt động của mạng lưới tiền mã hóa được coi là có hại vì tiêu thụ lượng điện năng, thiết bị lớn, đồng thời thải ra một lượng khí ozone đáng kể góp phần làm cho quá trình biến đổi khí hậu có hại cho môi trường. (3) Giao dịch trên cơ sở mạng ngang hàng 224
  5. Công nghệ sổ cái phân tán, cập nhật tự động cho phép giao dịch được thực hiện theo cơ chế ngang hàng – tức không có bộ phận trung gian xử lý giao dịch. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nút trên mạng tiền mã hóa nếu họ muốn tham gia vào quá trình xác minh và xác thực các khối chuỗi. Về cơ bản, mỗi nút giữ một bản sao của blockchain và so sánh nó với các nút khác để đảm bảo dữ liệu chính xác. Mạng nhanh chóng xác thực và từ chối mọi hoạt động độc hại hoặc không chính xác. (4) Ví điện tử và mật mã là công cụ chính để bảo vệ quyền của chủ sở hữu Ví tiền điện tử là địa chỉ giúp người dùng có thể gửi và nhận các loại tiền mã hóa. Ví có thể lưu trữ nhiều Coin và Token cùng một lúc nhưng đa phần chỉ hỗ trợ một số loại tiền nhất định. Ví điện tử được bảo vệ an toàn bởi khóa cá nhân (private 29 key). Người sở hữu có thể truy cập số dư của mình trên nhiều thiết bị khác nhau tương tự như các thẻ ngân hàng bình thường khác. Mật mã là những ký tự phức tạp, có độ bảo mật cao và chỉ cấp một lần duy nhất. Không cơ cơ chế xác thực và cấp lại mật khẩu như những ứng dụng điện tử khác. Mất mật mã đồng nghĩa với việc mất toàn bộ số tiền có trong ví điện tử. Như vậy, cơ chế giao dịch ẩn danh, ngang hàng, bảo mật, không bị kiểm soát và quản lý của nhà nước hay tổ chức cá nhân nào và không bị giới hạn bởi lãnh thổ quốc gia là những đặc điểm cơ bản nhất của các ứng dụng tiền mã hóa hiên tại. Đặc điểm này vừa là ưu điểm cho người sở hữu tiền nhưng cũng lại là những nhược điểm vì quyền sở hữu không được pháp luật thừa nhận. Với cơ quan quản lý thì sự nở rộ của tiền mã hóa là một nguy cơ vì sự song hành của tiền mã hóa có hiệu ứng tiêu cực tương tự như hiện tượng đô la hóa hoặc vàng hóa. Hơn nữa, tiền mã hóa còn có khả năng được sử dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc giao dịch bất hợp pháp mà cơ quan quản lý không dễ dàng truy vết. Mặc dù vậy, không thể không thừa nhận những ưu điểm nổi trội của tiền mã hóa vì sự thuận tiện và tính phổ cập của nó trên phạm vi toàn cầu. Cách tốt nhất để hạn chế sự “bành trướng” của tiền mã hóa và tiền ảo tự phát là nghiên cứu ban hành tiễn mã hóa pháp định – tức tiền mã hóa do các ngân hàng trung ương phát hành. Nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc, Việt nam đang tích cực đẩy mạnh nghiên cứu và thử nghiệm tiền mã hóa và dự định sẽ phát hành đồng tiền mã hóa pháp định trong tương lai. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi 65 quốc gia và khu vực trên thế giới của Boar và Wehrli (2021), đến từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) thì có khoảng 86% các ngân hàng trung ương đang tham gia nghiên cứu và phát triển liên quan đến tiền kỹ thuật số (tiền mã hóa) của ngân hàng trung ương, trong đó khoảng 40% đã phát triển từ nghiên cứu khái niệm đến giai đoạn thử nghiệm hoặc chứng nhận khái niệm, 14% đã triển khai các kế hoạch sắp xếp thực hiện thí điểm liên quan. Nếu tiền mã hóa được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, nó sẽ được thừa nhận trong mọi giao dịch kể cả trong nước và quốc tế như đồng tiền luật định hiện đang lưu hành. Khi ấy,tiền điện tử (tiền bút toán) dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống hiện hành sẽ được thay thế bởi tiền mã hóa pháp định và tiếp tục được quản lý, điều hòa và ổn định giá trị để đảm nhận được các chức năng truyền thống của một đồng tiền chính thức. 3. Một số hàm ý và khuyến nghị Thị trường tiền mã hóa và tiền ảo đang và sẽ tiếp tục phát triển một cách tự phát, kể cả khi tiền mã hóa pháp định được phát hành bởi các ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới. 225
  6. Biến tướng của tiền mã hóa và tiền ảo là khôn lường và không thể dự đoán trước được. Theo thống kê không chính thức, có khoảng trên dưới 5000 loại tiền ảo (trong đó có số lượng không nhỏ tiền mà hóa) đang lưu hành trên thế giới ở nhiều quốc gia khác nhau trong đó có cả những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của tiền ảo, tiền mã hóa phần nào phản ánh sự bất lực của các chính phủ trong việc kiểm soát và hạn chế chúng. Ngoại trừ Anh và Nhật Bản, hầu như không một quốc gia nào thừa nhận sự hợp pháp của các giao dịch tiền ảo. Một số nước có thị trường tài chính pháp triển với quan điểm “cởi mở” (kể cả Anh và Nhật) cũng chỉ chấp nhận cho giao dịch để quản lý và thu thuế (phí) chứ cũng không thừa nhận chúng là tiền “luật định”. Do vậy, ở hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, giao dịch tiền ảo nói chung và giao dịch tiền ảo nói riêng là giao dịch bất hợp pháp và không được bảo đảm dù bất cứ lý do gì. Đã có hàng loạt các vụ lừa đảo đầu tư tiền ảo mà phần thiệt thòi thuộc về các nhà đầu tư. Phân biệt giữa tiền ảo, tiền thật, tiền mã hóa pháp định và tiền mã hóa tự phát giúp các nhà đầu tư cá nhân tránh được những ngộ nhận và tránh được những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia vào thị trường này./. Tài liệu tham khảo: Đậu Thị Mai Hương (2016), Một số vấn đề pháp lý về tiền điện tử và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng, số 10, năm 2016; Hoàng Thị Tâm, Nguyễn Thị Kim Phượng (2018), Tiền ảo và thực trạng quản lý tiền ảo ở một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 5, tháng 4/2018. Badev, A., & Chen, M. (2014). Bitcoin: Technical background and data analysis. Finance and Economics Discussions Series Divisions of Research & Statistics and Monetary Affairs Federal Reserve Board Banco Central do Brasil, (2014). Policy statement on the risks related to the acquisition of the so-called “virtual currencies” or “encrypted currencies” and to the transactions carried out with these currencies. Boar, C., and Wehrli. A (2021), “Ready, steady, go? - Results of the third BIS survey on central bank digital currency”, BIS Papers, no 114, January; Lam, P.N., (2014). Bitcoin in Singapore: A Light-Touch Approach to Regulation (LLB Thesis). National University of Singapore, Faculty of Law, Singapore. 226