Áp dụng chỉ số lerner để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng chỉ số lerner để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfap_dung_chi_so_lerner_de_do_luong_suc_manh_thi_truong_cua_ca.pdf

Nội dung text: Áp dụng chỉ số lerner để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ÁP DỤNG CHỈ SỐ LERNER ĐỂ ĐO LƯỜNG SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 APPLYING LENER INDEX FOR MEASURING MARKET POWER OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM DURING THE PERIOD 2008 - 2013 Nguyễn Lưu Hương Quỳnh, Hà Thị Tuyết Nhi, Trương Thị Thùy Nương GVHD: ThS. Lê Minh Tài Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn quynh.luunguyen95@gmail.com TÓM TẮT Bài nghiên cứu này đo lường sức mạnh thị trường (hay mức độ cạnh tranh) của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013. Chỉ số Lerner đo lường sức mạnh thị trường của từng ngân hàng được áp dụng. Đây là một điểm khác biệt so với việc áp dụng các chỉ số khác chỉ đo lường mức độ tập trung của ngành. Việc đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng ở khía cạnh kinh tế tạo ra những bằng chứng và đánh giá khách quan về cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, mức độ phù hợp của các chính sách sáp nhập mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong giai đoạn từ 2014 trờ đi. Hàm ý nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý cho nhà quản trị ngân hàng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng như các kiến nghị quản lý về mặt nhà nước đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ khóa: Lerner; sức mạnh thị trường; các ngân hàng thương mại Việt Nam. ABSTRACT This paper measuring market power (or the level of competition) of the commercial banks in Vietnam during the period 2008 - 2013. Lerner indicator measuring the strength of each bank market is applied. This is different from other indicators which only measure the level of concentration of the industry sector. Measuring the the market power of banks on the economic aspects makes the evidences and creates an objective assessment of the structure Vietnam's banking system during the period studied, the relevance of the merger policies of The State Bank that carried out from 2014. The study also imply suggestions for bank managers improving the competitiveness of the bank as well as the recommendations of The State Bank managers over the operation of the banking system. Keywords: Lerner; market power; Commercial banks in Vietnam. 1. Giới thiệu Trong giai đoạn 2014 – 2015, hiện tượng sáp nhập các ngân hàng ‘yếu kém’ vào các ngân hàng ‘mạnh’ liên tục diễn ra (SouthernBank sáp nhập Sacombank, MekongBank sáp nhập MaritimeBank; PGBank sáp nhập ViettinBank; MHB sáp nhập BIDV). Quan sát các biến động của ngành ngân hàng trong thời điểm này có thể thấy việc xác định nhóm các ngân hàng yếu kém chịu sự quyết định chủ yếu của yếu tố pháp luật (quy định về nợ xấu) và yếu tố hành chính (sự kiểm soát và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước). Điều này có thể sẽ không thể hiện đúng sức mạnh thị trường của từng ngân hàng trong nền kinh tế khi không có cơ sở định lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu đo lường sức mạnh thị trường của từng ngân hàng theo khía cạnh kinh tế. Hiện nay, chỉ có nghiên cứu của Trung (2014) đo lường mức độ tập trung của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2013. Tác giả sử dụng chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index) được sử dụng để đo lường mức độ tập trung của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số HHI chỉ thể hiện được mức độ tập trung của ngành, không thể hiện được sức mạnh thị trường của từng ngân hàng. Do đó, nghiên cứu này thực hiện việc kiểm định và đánh giá tác động của các yếu tố tác động đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013. Các 122
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD yếu tố được nghiên cứu gắn liền với việc tính toán chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh thị trường của từng ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Xác định các yếu tố có thể đo lường tác động đến sức mạnh thị trường trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Đo lường sức mạnh thị trường cho từng ngân hàng thương mại tại Việt Nam bằng chỉ số Lerner trong thời đoạn nghiên cứu 2008 - 2013. - Thiết lập cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam theo sức mạnh thị trường của từng ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2013. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các chỉ số đo lường sức mạnh thị trường Trong các nhà nghiên cứu trước, các tác giả đã sử dụng các chỉ số để đo lường sức mạnh thị trường của ngành ngân hàng gồm: HHI – Herfindahl-Hirschman Index, LERNER Index và H-Statistic. Trong đó, HHI là phương pháp đo lường có cấu trúc (structural measure), Lerner Index và H-Statistic là phương pháp đo lường phi cấu trúc (unstructural measure). Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index): chỉ số HHI được được tính toán dựa trên tổng bình phương giá trị thị phần của các ngân hàng. Trong đó: MS: thị phần của ngân hàng thứ i Việc xác định thị phần ngân hàng có thể trên các loại thị trường hoạt động của ngân hàng như: thị trường tiền gửi, thị trường cho vay, hay quy mô ngân hàng Chỉ số HHI có giá trị từ 0 đến 1 đại diện cho mức độ tập trung của ngành ngân hàng. Chỉ số HHI dưới 0.01 được đánh giá là cạnh tranh gay gắt, từ 0.01 đến 0.1 được đánh giá là thị trường phi tập trung, từ 0.1 đến 0.18 được đánh giá là mức độ tập trung trung bình, từ 0.18 trở lên được xem là mức độ tập trung cao (Haaf, 2002; Trung, 2014). Chỉ số H-Statistic: là chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh được tính toán dựa trên mô hình của Panzar & Rosse (1987), đo lường mức độ co giãn của doanh thu với các chi phí đầu vào của ngân hàng cho trước. Chỉ số H-Statistic càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh càng lớn trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số H-Statistic thường được sử dụng đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng trong một khu vực hay giữa thị trường này với thị trường khác. H-Statistic = β1 + β2 + β3 Trong đó, β1, β2, β3 là các hệ số ước lượng dữ liệu tài chính của các ngân hàng theo mô hình sau: Ln(TRit) = β0 + β1ln(Pfit) + β2ln(Plit) + β3ln(Pkit) + β4ln(ETAit) + β5ln(TAit) + εit (1) Các hệ số β1, β2, β3 được xác định dựa trên mô hình hình ước lượng tham số hồi quy cố định FEM (Fixed effected model). Chỉ số H-Statistic ≤ 0 thể hiện thị trường ngành ngân hàng đang ở trạng thái độc quyền; 0 < H-Statistic < 1 thể hiện trạng thái cạnh tranh độc quyền và H-Statistic =1 thể hiện trạng thái cạnh tranh hoàn hảo. 123
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Với: Chỉ số Lerner: Chỉ số Lerner được phát triển từ năm 1934 do nhà kinh tế học Abba Lerner phát triển. Chỉ số Lerner được tính toán dựa trên mô hình kinh tế độc quyền, khi xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí biên ở tại mức sản lượng mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa, sức mạnh độc quyền được biểu hiện bằng chỉ số Lerner như sau: Trong đó: L là chỉ số Lerner; P: giá bán; MR: doanh thu biên; MC: Chi phí biên. Chỉ số Lerner luôn có giá trị nằm giữa 0 và 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì P=MC nên L=0 hay không có độc quyền. Đối với nhà độc quyền, L luôn dương vì P>MR. Nếu L càng lớn, sức mạnh độc quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC. Áp dụng đối với ngành ngân hàng, khi chỉ số Lerner càng gần 1 ngân hàng có sức mạnh thị trường tuyệt đối trong hệ thống tài chính, càng gần 0 nghĩa là ngân hàng có sức mạnh thị trường kém và chịu áp lực cạnh tranh lớn. Khi Lerner nhỏ hơn 0 (mang giá trị âm) nghĩa là P < MC, ngân hàng đang hoạt động ngoài quy luật của thị trường cạnh tranh và có thể có một sự can thiệp hay trợ giúp từ một chủ thể khác (ví dụ: chính phủ, ngân hàng Nhà nước ) để ngân hàng hoạt động (Delis & Pagoulatos, 2009). Với các tính chất đã phát biểu trên, chỉ số Lerner là chỉ số phù hợp có thể đo lường được mức độ cạnh tranh, hay sức mạnh thị trường của các ngân hàng trong một thời điểm. Đây cũng là điểm mạnh của chỉ số Lerner so với HHI và H-Statistic. Với chỉ số Lerner, chúng ta dễ dàng có thể thấy được sự khác biệt về mức độ cạnh tranh của ngân hàng này so với ngân hàng khác, đồng thời cũng có thể đánh giá mức độ phát triển và ổn định của một ngân hàng trong hệ thống ngân hàng một quốc gia. Các tác giả Floros (2013), Iveta Řepková (2013) cũng đã ứng dụng chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại quốc gia mà họ tiến hành nghiên cứu. 2.1.2. Chỉ số Lerner cơ bản và điều chỉnh Chỉ số Lerner cơ bản: được áp dụng trong nghiên cứu này sử dụng mô hình ước lượng của Guevara (2007). Đây là mô hình cơ bản để tính toán chỉ số Lerner cho từng ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Phương pháp tính toán như sau: 124
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Với: P: là tỷ số doanh thu/ tổng tài sản đối với ngân hàng i tại thời điểm t. MC: là chỉ số chi phí biên của ngân hàng i tại thời điểm t. Lerner: chỉ số Lerner của ngân hàng i tại thời điểm t. Chỉ số P được xác định từ các dữ liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng i tại thời điểm t. Chỉ số này được xem là chỉ số đại diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng i trong thời điểm t trong nghiên cứu. Chỉ số chi phí biên MC được tính toán cơ bản dựa trên một hàm chuyển đổi logarit với đầu ra là tổng chi phí (TC), với các chi phí đầu vào là lao động, tài sản hữu hình, vốn vay. Hàm chi phí được ước lượng như sau: Với: TC: tổng chi phí (chi phí nhân viên, chi phí ngoài lãi, chi phí lãi). ASSET: tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t wj, wk (tương ứng là w1, w2 và w3): các chi phí đầu vào (lao động, vốn, quỹ). w1 (price of deposit) chi phí vốn huy động, là giá trị tỷ số w2 (price of capital): chi phí vốn cố định, là giá trị tỷ số (chi phí hoạt động – chi phí nhân viên)/Tài sản cố định w3 (price of labor): chi phí lao động, là giá trị tỷ số Trend: biến số kiểm soát thời đoạn. Guevara (2005) lập luận rằng khi xem xét sức mạnh thị trường của mỗi ngân hàng trong giai đoạn quan sát cần giả định rằng các yếu tố hoạt động khác ngoài mô hình được giữ ổn định để đảm bảo các giá trị ước lượng trong mô hình thể hiện đầy đủ tác động đến sức mạnh thị trường của ngân hàng. Vì vậy phương pháp hồi quy dữ liệu bảng FEM (Fixed Effect Method) được sử dụng. Việc ước lượng các hệ số biến thiên được lựa chọn từ mô hình (2) sẽ tiếp tục được sử dụng lại để tính toán chi phí biên (MC) cho ngân hàng tương ứng. MC được tính theo mô hình sau: 125
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Giá trị MC cho từng ngân hàng tại từng thời điểm đã được xác định, và được dùng để tính toán chỉ số LERNER theo mô hình (1), tương ứng với sức mạnh thị trường của từng ngân hàng. Chỉ số Lerner điều chỉnh theo hiệu quả (Effective-adjusted Lerner) được điều chỉnh lại với hiệu suất hoạt động của ngân hàng trong kỳ (Ariss, 2010). Chỉ số hiệu chỉnh này được tính: E- , với Pe là đại diện cho hiệu suất của ngân hàng. Giá Pe này được ước lượng trên phương pháp DEA (Data Evelopment Analysis) . Trong một chu kỳ hoạt động của ngân hàng (cụ thể là kỳ kế toán), với mỗi ngân hàng đạt được một mức doanh thu, phương pháp DEA tính toán mức độ (%) hiệu quả của ngân hàng này so với ngân hàng có doanh thu tốt nhất trên thị trường, nghĩa là xem xét giữa chi phí đầu vào và doanh thu đạt được của một ngân hàng so với ngân hàng có tính tối ưu nhất trong việc sử dụng chi phí đầu vào để tìm kiếm doanh thu trên thị trường. Chỉ số Lerner điều chỉnh theo tài trợ (Funding-adjusted Lerner) Ariss (2010) chúng ta điều chỉnh lại hàm tính toán chỉ số tổng chi phí (2) bằng cách loại w1 ra khỏi hàm ước lượng. Lúc này, chi phí của ngân hàng được xem xét theo hai loại là chi phí vốn (price of capital) và chi phí lao động (price of labour). Chi phí về điều hành và quản lý tác vụ hay khả năng hoạt động của ngân hàng không tính đến độ lớn hay sức mạnh về tài chính của ngân hàng. Việc ước lượng lại hàm chi phí (2) với việc loại bỏ w1 (price of funding), cũng tương ứng với việc loại bỏ w1 khi tính toán MC trong mô hình (3). Đồng thời áp dụng mô hình tính toán chỉ số Lerner điều chỉnh theo hiệu quả (Effective-adjusted Lerner) nêu trên để tính toán chỉ số Lerner điều chỉnh theo tài trợ (Funding-adjusted Lerner). 2.1.3. Các nghiên cứu trước Nghiên cứu của Iveta Řepková, Daniel Stavárek (2013) về Cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Cộng hòa Séc giai đoạn 2001 – 2010. Thời gian thực hiện: năm 2013 Dữ liệu nghiên cứu: trích từ bảng báo cáo thường niên của các ngân hàng tại Cộng hòa Séc trong giai đoạn 2001 – 2010. Phương pháp: Sử dụng chỉ số Lerner cơ bản để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng và phân tích hồi quy giữa chỉ số Lerner và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu: Sự cạnh tranh của các ngân hàng gia tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường tăng thì sẽ tăng sức cạnh tranh và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu của Young Tan & Christos Floros (2013) về Sức mạnh thị trường, tính ổn định và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Trung quốc. Thời gian thực hiện: 2013 Dữ liệu nghiên cứu: trích từ báo cáo tài chính của 101 ngân hàng thương mại tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2011. Phương pháp: áp dụng chỉ số Lerner điều chỉnh và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu: Ngoài kết quả xếp loại ngân hàng theo sức mạnh thị trường, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và sức mạnh thị trường của ngân hàng đó. 126
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này áp dụng phương pháp định lượng. Theo đó, dữ liệu nghiên cứu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được thu thập và xử lý theo mô hình hồi quy để có được các giá trị ước lượng tính toán chỉ số Lerner. Mô hình nghiên cứu Khác với nghiên cứu trước đánh giá mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua chỉ số HHI, nghiên cứu này tập trung đo lường sức mạnh thị trường của từng ngân hàng thông qua chỉ số Lerner. Với tính chất là nghiên cứu ban đầu, chỉ số Lerner cơ bản theo các mô hình tính toán (1), (2) và (3) được áp dụng. Tuy nhiên, mô hình tính toán (2) cần được khai triển cụ thể để thực hiện ước lượng hồi quy. Mô hình (2) được viết lại như sau: Sau khi ước lượng mô hình (4), các giá trị α1 ; α2 ; γ1 ; γ2 ; γ3 ; µ3 vào mô hình (3) để tính MC. Tương tự, mô hình (3) để tính MC được khai triển cụ thể như sau: Phương pháp hồi quy Để ước lượng các tham số trong mô hình (4), phương pháp hồi quy FEM (Fixed Effect Method) cho dữ liệu bảng được áp dụng tương tự như lập luận của Guevara (2005). Vấn đền cần lưu ý tiếp theo là các giá trị kiểm định của các biến trong mô hình (4) không được quan tâm bởi vì việc ước lượng hồi quy chỉ nhằm mục đích lựa chọn các giá trị tham số cần thiết trong mô hình để tính toán MC theo mô hình (5). 2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu trích từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013. Dữ liệu quan sát gồm 162 quan sát cho 27 ngân hàng trong vòng 6 năm là phù hợp với mục đích ước lượng hồi quy cũng như sau giai đoạn này hoạt động sáp nhập ngân hàng xảy ra có thể dẫn đến sự suy giảm số lượng ngân hàng cũng như làm sai lệch giá trị sức mạnh thị trường của từng ngân hàng cụ thể. 127
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 1. Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu STT Ngân hàng 1 Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) 2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) 4 Ngân hàng TMCP Phát triển và Đầu tư Việt Nam (BID) 5 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) 6 Ngân hàng TMCP Đông Á (DAF) 7 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) 8 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) 9 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank) 10 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank) 11 Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) 12 Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) 13 Ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB) 14 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 15 Ngân hàng TM Đại Dương (OceanBank) 16 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) 17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) 18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 20 Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) 21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) 22 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 23 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 24 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 25 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) 26 Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) 27 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thinh vượng (VPB) 128
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Dựa trên kết quả ước lượng từ mô hình (4) và tính toán MC từ mô hình (5) và tính Lerner từ mô hình (1), kết quả đo lường sức mạnh thị trường bình quân của mỗi ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2013 được thể hiện trong hình 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đa phần là các ngân hàng TMCP Nhà nước như VCB, CTG, TCB Đồng thời có những ngân hàng có sức mạnh thị trường rất kém (chỉ số Lerner gần 0) như OceanBank, PGBank hay VietCapitalBank. Và vẫn có nhóm các ngân hàng hoạt động ngoài quy luật của thị trường cạnh tranh (chỉ số Lerner < 0). Hình 1. Xếp loại các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo chỉ số Lerner 3.2. Đánh giá Kết quả nghiên cứu cho thấy: Không có tình trạng độc quyền trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (chỉ số Lerner của các ngân hàng đều thấp hơn 0,3; không gần 1). Tức là không có ngân hàng nào có sức mạnh tuyệt đối có thể chi phối được thị trường ngành. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết luận của Trung (2014) và Bính (2015) dựa trên chỉ số HHI. Hai tác giả chỉ ra rằng mức độ tập trung của thị trường ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 rất thấp, chứng tỏ không có ngân hàng có sức mạnh chi phối thị trường. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phân loại ra 3 nhóm: Nhóm các ngân hàng có sức mạnh thị trường tốt, năng lực cạnh tranh cao (gồm các ngân hàng như MBB, VCB, CTG, BDI ), các ngân hàng có sức mạnh thị trường kém và khả năng cạnh tranh yếu như (OceanBank, PGBank, VietCapitalBank ) và nhóm các ngân hàng hoạt động ngoài quy luật thị trường có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (như NamABank, SouthernBank, VietABank ) Kết quả phân loại này khá phù hợp khi đối chiếu với thực tiễn. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường kém và các ngân hàng có chỉ số Lerner âm trong giai đoạn 2008 – 2013 qua năm 2014 trở đi đã có những động thái cấu trúc lại hoạt động như: sáp nhập vào nhóm các ngân hàng mạnh, chịu sự kiểm 129
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước hay thay đổi ban lãnh đạo nhằm cải thiện tình hình hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2014 – 2016, đối chiếu với kết quả nghiên cứu, hoạt động sáp nhập của SouthernBank vào STB (Sacombank) và PGBank vào CTG (ViettinBank) là tương đối phù hợp. Theo đó, hoạt động kinh doanh SouthernBank có kết quả rất xấu trong giai đoạn nghiên cứu, không còn khả năng cạnh tranh, dẫn đến nguy cơ phá sản cao nếu không có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước và việc sáp nhập vào STB, trong khi đó STB thuộc nhóm ngân hàng có sức mạnh thị trường (như hình 1) nên có khả năng xử lý được tình trạng kinh doanh xấu của ngân hàng sáp nhập. Tưong tự, PGBank thuộc nhóm ngân hàng có khả năng cạnh tranh và duy trì hoạt đông rất kém, do đó việc sáp nhập vào CTG (ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn) có thê đảm bảo việc sử dung hiệu quả hơn tài sản của ngân hàng. Như vậy, thông qua việc xây dựng được bộ chỉ số Lerner cho một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nghiên cứu này đã đóng góp một căn cứ định lượng để xác định sức mạnh thị trường của từng ngân hàng thương mại. Đây cũng là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước. Mặt khác, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong thực tiễn đối với các nhà quản trị ngân hàng nhằm xác định vị thế của ngân hàng trên thị trường cũng như giúp Ngân hàng Nhà nước có thêm cơ sở để thực hiện hợp lý các hoạt động sáp nhập. Tuy nhiên, vì mang tính chất là nghiên cứu ban đầu nên tác giả chỉ áp dụng các mô hình cơ bản của chỉ số Lerner. Đề có cơ sở chắc chắn hơn, các nghiên cứu tiếp theo có thể phân tích chỉ số Lerner hiệu chinh cũng như thay đổi phương pháp hồi quy là REM (Randomed Effect Method) để xem xét các tác động ngẫu nhiên có thể làm thay đổi sức mạnh thị trường của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. 4. Kết luận Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có sự phân hóa khá rõ về sức mạnh thị trường. Đa phần các ngân hàng cổ phần Nhà nước với thế mạnh về vốn và tài sản giữ vị trí hàng đầu trong phân loại sức mạnh thị trường theo chỉ số Lerner. Những ngân hàng nhỏ lẻ, hoạt động kém hiệu quả có chỉ số Lerner thấp, thậm chí là bị âm. Trên cơ sở đó, một số gợi ý chính sách được đề xuất như sau: Xu hướng sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang giảm dần. Điều này đòi hỏi nhà quản trị cần xem xét việc tái cấu trúc lại hoạt động ngân hàng cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam để giảm thiểu rủi ro kinh doanh và sụt giảm lợi nhuận. Các ngân hàng thương mại Việt Nam không có sức mạnh thị trường quá lớn. Do đó, có thể nhóm những ngân hàng có sức mạnh thị trường cũng không đủ khả năng cứu vãn các ngân hàng yếu kém thông qua việc sáp nhập. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc biện pháp kiểm soát đặc biệt, duy trì và vực dậy hoạt động của các ngân hàng yếu kém hơn là việc sáp nhập nhằm giữ tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng có chỉ số Lerner kém có thể cân nhắc giải pháp rời khỏi thị trường không thông qua sáp nhập. Việc này làm giảm các rủi ro theo thời gian do việc duy trì hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tránh xảy ra các tổn thất, đổ vỡ tài chính cũng như các rủi ro pháp lý. 130
  10. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Farhad Khodadad Kashi, Jamal Zarein Beynabadi, The degree of competition in Iranian banking industry: Panzar-Rosse approach, African Journal of Business Management, Nov 2013. [2] Frank, R. H., & Bernanke, B. S. (2004), Principle of Economic, Second Edition, McGraw – Hill. Iveta Řepková, Daniel Stavárek, Relationship Between Competition And Efficiency In The Czech Banking Industry, Acta Universitatis Agriculturae Et Silviculturae Mendelianae Brunensis, 2013. [3] Jacob A.Bikker, Katharina Haaf, Measure of Competition and Concentration in the Banking Industry: a Review of the Literature, Central Bank of the Netherlands, Economic & Financial Modelling, 2002. [4] Juan Fernández de Guevara, Joaquín Maudos, Francisco Pérez. 2005, Market Power in European Banking Sectors, Journal of Financial Services Research, April 2005, Volume 27, Issue 2, pp 109- 137. [5] Mankiw (2010), Principle of Economic, Sixth Edition, McGraw – Hill. [6] Manthos D Delis, George Pagoulatos. 2009, Bank competition, institutional strength and Eastern Europe and the EU, MPRA Paper No. 16494, Jul 2009. [7] Nguyễn Thế Bính, 2015, Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 26 (36), pp. 33 – 37. [8] Rima Turk Ariss, On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries, Journal of Banking & Finance, Apr 2010. [9] Trung H. Le. 2014, Market concentration and competition in Vietnamese banking sector, MPRA Paper No. 57406, Jul 2014. [10] Yong Tan, Christos Floros, Market power, stability and performance in the Chinese banking industry, Economic Issues, Vol. 18, Part 2, 2013 131