AutoCad 2D (Dùng cho phiên bản AutoCad 2018) (Phần 2)

pdf 203 trang Gia Huy 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "AutoCad 2D (Dùng cho phiên bản AutoCad 2018) (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfautocad_2d_dung_cho_phien_ban_autocad_2018_phan_2.pdf

Nội dung text: AutoCad 2D (Dùng cho phiên bản AutoCad 2018) (Phần 2)

  1. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp CHƯƠNG III: BƯỚC ĐẦU ĐỂ TẠO 1 BẢN VẼ TRONG AUTOCAD Người dùng thực hiện vẽ trong Autocad thông qua các câu lệnh. Để thực hiện gọi lệnh vẽ hoặc edit đối tượng, ta gõ tên lệnh và kết thúc bằng phím dấu cách (phím Cách) hoặc phím Enter. Autocad cho phép thay vì gõ từ khóa tên lệnh, ta gõ phím tắt thay thế từ khóa được quy định trong bảng phím tắt của Autocad. Khi gọi xong lệnh, trên dòng Command line sẽ xuất hiện các yêu cầu thực hiện tương ứng với câu lệnh được gọi hoặc các tùy chọn rẽ hướng câu lệnh. Ta thực hiện yêu cầu của lệnh và kết thúc bằng phím Cách để chuyển đến các yêu cầu phía sau. Muốn kết thúc lệnh đang thực hiện, ta nhấn phím Esc. Muốn gọi lại lệnh cũ nhấn lại phím Cách. CIII/1: CÁC LỆNH DỰNG HÌNH THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG TRONG AUTOCAD. 1/ Các lệnh vẽ đường cơ bản  Lệnh vẽ đường thẳng Line Chức năng: vẽ các đoạn thẳng rời rạc và nối liền nhau. Phím tắt: Line_ (L_). Viết như thế ta hiểu là có thể gọi lệnh bằng cách nhập từ khóa Line + phím Cách (dấu cách tác giả kí hiệu là _) hoặc gõ phím tắt mặc định là: L + phím Cách. Sau khi gọi lệnh ta có thể vẽ đoạn thẳng bằng cách dùng chuột Pick chọn trực tiếp vị trí các điểm đầu mút của đoạn thẳng muốn vẽ. Và mỗi lần Pick như thế sẽ được 1 đoạn thẳng nối liền đoạn thẳng trước đó. Các đoạn thẳng này không lên kết nhau thành 1 khối liền khi chọn đối tượng. Ngoài ra, ta cần biết đến lệnh Pline (câu lệnh Pline_ (Pl_)). Cũng giống như lệnh Line nhưng nó là các đường thẳng liên tiếp. Tất cả những đường thẳng đó là 1 đối tượng (1 khối liền) chứ không rời rạc. Khi xóa đối tượng sẽ xóa hết được tất cả các đoạn Pline đã KS: Nguyễn Văn Huy Trang 23 0966397824
  2. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp vẽ. Còn lệnh line thì khi xóa ta phải xóa từng đoạn một. ngoài ra lệnh Pline cho phép vẽ nhiều loại đường (line, arc, ) trong 1 đối tượng.  Lệnh vẽ đường tròn Circle Chức năng: vẽ đường tròn theo các quy tắc khác nhau. Phím tắt: C_ Quy tắc vẽ 1: vẽ đường tròn dựa vào tâm và bán kính. Đây là quy tắc vẽ mặc định trong Autocad. Sau khi gọi lệnh C_, ta chỉ việc pick 1 điểm làm tâm và di chuyển chuột ra xa tâm để xác định bán kính hoặc có thể nhập trực tiếp bán kính. Quy tắc vẽ 2: vẽ đường tròn dựa vào 2 điểm. Sau khi gõ lệnh C_, ta nhập tiếp 2P_ để chuyển về chế độ vẽ 2 điểm là 2 điểm đầu mút của 1 đường kính bất kì của đường tròn. Ta chỉ việc pick 2 điểm đó để tạo thành đường tròn. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 24 0966397824
  3. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Quy tắc vẽ 3: vẽ đường tròn dựa vào 3 điểm. Sau khi gõ lệnh C_, ta nhập tiếp 3P_ để chuyển về chế độ cho phép vẽ đường tròn dựa trên 3 điểm bất kì nằm trên đường tròn. Ta chỉ việc pick lần lượt 3 điểm trên đường tròn cần vẽ. Ngoài ra còn 1 số quy tắc vẽ khác ít được sử dụng.  Lệnh vẽ hình chữ nhật Rectangular Chức năng: vẽ hình chữ nhật Phím tắt: REC_ Vẽ hình chữ nhật bằng cách pick vào 2 điểm là 2 đầu mút của đường chéo hình chữ nhật muốn vẽ.  Lệnh vẽ đường cong Spline Chức năng: vẽ đường cong có hình dạng cong bất kì. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 25 0966397824
  4. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Phím tắt: SPL_ Vẽ đường Spline bằng cách pick vào các điểm liên tiếp tương ứng là các điểm uốn của đường đường cong. Để tùy chỉnh hình dáng của đường cong, ta có 2 chế độ là chế độ Fit và Control Vertices:  Xác định điểm trong các hệ tọa độ Để xác định 1 điểm trong không gian model, ta phải pick chính xác điểm đó hoặc phải nhập tọa độ điểm theo các dạng tọa độ khác nhau như trình bày dưới đây:  Hệ tọa độ Oxy (1 điểm trong hệ Oxy được xác định bằng hoành độ x và tung độ y)  Tọa độ tuyệt đối của điểm A(x1,y1) được xác định bằng cách nhập: x,y_ (kí hiệu _ với ý nghĩa thay cho dấu Cách) KS: Nguyễn Văn Huy Trang 26 0966397824
  5. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Tọa độ tương đối của điểm B(x2,y2) cách điểm A vẽ trước đó 1 khoảng theo 2 phương x, y là ( x, y) được xác định bằng cách nhập: @ x, y_ hoặc đơn giản chỉ cần nhập là: x, y_ nếu trước đó thiết lập nhập mặc định là tọa độ tương đối như sau:  Gọi lệnh Osnap_(Os_) để mở bảng Drafting setting và làm theo hướng dẫn trong hình.  Chú ý 2 chế độ nhập tọa độ là Relative Coordinates (tọa độ tương đối) và Absolute Coordinates (tọa độ tuyệt đối)  Hệ tọa độ cực (1 điểm được xác định bằng 1 bán kính R và góc xoay )  Tương tự tọa độ cực cũng có kiểu nhập tọa độ tương đối và tuyệt đối.  Tọa độ điểm A(R1,) được xác định bằng cách nhập: R< hoặc R1 tab . KS: Nguyễn Văn Huy Trang 27 0966397824
  6. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Tọa độ điểm B(R2, ) được xác định tương đối quá điểm A bằng cách nhập: R2< hoặc R2 tab .  Chú ý: khi bật chế độ Ortho thì mặc định góc xoay sẽ là các góc phần tư (0⁰, 90⁰, 180⁰, 270⁰)  3 cách cơ bản để chọn đối tượng bằng chuột và hủy chọn đối tượng Khi ta muốn chọn đối tượng để dùng lệnh hoặc khi trên dòng Command Line xuất hiện dòng lệnh “Select Objects” nghĩa là yêu cầu chọn đối tượng để áp dụng lệnh cho đối tượng đó. Dưới đây nếu 3 cách cơ bản để chọn đối tượng:  Chọn bằng pickbox: nghĩa là đưa chuột pick chính xác từng đối tượng. cách này áp dụng khi chỉ muốn chọn 1 đối tượng trong rất nhiều đối tượng.  khi thực hiện pick chọn, chuột sẽ chuyển thành kí hiệu hình ô vuông gọi là pickbox. Để điều chỉnh cỡ kí hiệu này vào OPTIONS_(OP_) → Selection → pickbox size. Ta nên để cỡ pickbox to 1 chút sẽ dễ pick trúng đối tượng. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 28 0966397824
  7. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Chọn bằng cách pick 2 điểm từ trái sang phải: khi đó các đối tượng nằm trọn vẹn trong khung cửa sổ mới được chọn. các đối tượng giao cắt với khung thì không được chọn.  Chọn bằng cách pick 2 điểm từ phải sang trái: khi đó các đối tượng nằm trong khung hoặc giao cắt với khung đều được chọn. Để hủy chọn đối tượng đã chọn trước đó, ta nhấn giữ phím Shift và chọn lại đối tượng muốn hủy chọn bằng 1 trong 3 cách chọn đối tượng trên.  Edit trực tiếp 1 đối tượng Autocad cho phép edit trực tiếp đối tượng bằng cách chọn đối tượng và edit. Khi chọn vào đối tượng sẽ làm xuất hiện các điểm grip. Điểm grip là các các điểm để điều chỉnh kích thước, hình dạng đối tượng. Có 2 cách dùng điểm grip là:  Cách dùng 1: Pick vào điểm grip để kéo. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 29 0966397824
  8. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Nếu muốn thay đổi kích thước thì có thể nhập trực tiếp vào thông số hiện trên màn hình (thông số nào đang ở chế độ chỉnh sửa thì có thể thay đổi được). Nếu không đúng thông số mong muốn thì nhấn phím Tab để chuyển đổi đến thông số kích thước. Ví dụ: xét 1 đoạn thẳng nằm ngang có độ dài bằng 50. Để edit thành 1 đoạn thẳng dài 60, nghiêng 1 góc 45⁰, ta làm như sau:  Bước 1: chọn đường line và đưa chuột vào điểm Grip thứ 3.  Bước 2: nhấn phím Tab để đổi thông số cần hiệu chỉnh là tổng chiều dài đường line. Như ta thấy thông số hiệu chỉnh sẽ bị bôi xanh. Tiến hành nhập giá trị mới cho thông số (là 60). Nhấn tiếp phím Tab để chuyển sang hiệu chỉnh thông số góc nghiêng. Sau đó kéo thanh để đỉnh hướng góc (chẳng hạn trong hình là định hướng lên trên). Cuối cùng nhập giá trị góc nghiêng là 45⁰. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 30 0966397824
  9. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Cách dùng 2: Đưa chuột vào vị trí điểm grip để điểm grip chuyển sang màu đỏ. Tại vị trí đó sẽ xuất hiện các tùy chọn đối với điểm grip đó. Để điều chỉnh điểm Grip, gọi lệnh OPTION_(OP_) → Selection. Trong này có các thiết lập cơ bản sau cần chú ý:  Grip size: điều chỉnh kích cỡ của điểm Grip.  Grip colors: chọn màu điểm Grip  Show Grips: hiển thị điểm Grip khi chọn đối tượng. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 31 0966397824
  10. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp 2/ Hướng dẫn thay đổi phím tắt gọi lệnh trong Autocad Phím tắt gọi lệnh trong Autocad thường lấy các chữ cái xuất hiện trong từ khóa tên lệnh. Do vậy nếu chỉ sử dụng tay trái để gõ phím tắt thì sẽ gặp 1 số bất tiện khi phải kết hợp với mắt để gõ đúng. Để khắc phục, Autocad cho phép người dùng đổi tên các phím tắt hoặc thêm các phím tắt bằng cách chỉnh sửa file acad.pgp. Ta có thể mở file bằng cách vào Tab Manage → Custumization → Edit Aliases → Edit Aliases Autocad mở ra 1 file txt chứa các câu lệnh và phím tắt tương ứng với quy tắc đặt phím tắt như sau: <phím tắt gọi lênh→, *<từ khóa câu lệnh→ Ví dụ muốn đổi phím tắt cho lệnh Copy là chữ C, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để mở hộp thoại tìm kiếm. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 32 0966397824
  11. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp sau đó nhập nội dung tìm kiếm là “Copy” vào và nhấn Find next để tìm dòng có từ khóa “Copy”. Nhấn chọn Up nếu muốn tìm lên và chọn Down nếu muốn tìm xuống. sau đó tiến hành sửa thành “C, *COPY”. Đến đây chú ý là phím tắt C đã trùng với phím tắt của lệnh Circle. Do đó cũng cần đổi phím tắt của Circle thành CC. dưới đây là 1 số lệnh quan trọng cần đổi lại phím tắt để thuận tiện: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 33 0966397824
  12. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Bình thường Autocad sẽ không lưu lại ngay mà phải tắt Autocad đi rồi khởi động động lại. Nếu không muốn làm vậy thì ta dùng lệnh REINIT_, sau đó tích vào lựa chọn PGP file để lưu. Sau đó ta sử dụng được ngay. Để tránh phải thiết lập lại phím tắt, bạn nên lưu thêm 1 file txt (lấy tên gốc là acad) chứa các phím tắt vào thư mục khác của bạn để sau này lỡ cài win hoặc cài lại Autocad thì không phải thiết lập lại. File acad đó sẽ ở định dạng kiểu file là Autocad program parameters. Chẳng hạn ta cài lại Autocad, muốn lấy lại toàn bộ lệnh tắt đã thiết lập KS: Nguyễn Văn Huy Trang 34 0966397824
  13. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp trước đó. Ta tìm đến thư mục lưu file acad đã đổi các phím tắt → copy file đó và dán vào đường dẫn mặc định của Autocad là: C:\Users\Admin\AppData\Roaming\Autodesk\AutoCAD2018\R22.0\enu\Support Để khỏi mất công nhớ đường dẫn, ta làm như sau. Mở file lệnh tắt acad mặc định trong cad bằng cách vào Manage → Custumization → Edit Aliases → Edit Aliases. Sau đó chọn File → Save as để mở đường dẫn lưu mặc định của file acad. Copy đường dẫn 3/ Cách sử dụng bắt điểm trong hỗ trợ dựng hình Autocad dựng hình từ các đường cơ bản. Bởi vậy giữa các đường cần có sự kết nối lẫn nhau tại các vị trí đặc biệt như điểm đầu, điểm cuối, điểm giữa của 1 đường line, hay các vị trí vuông góc, giao nhau, kéo dài giữa các đường line hoặc các vị trí đặc biệt của 1 đối tượng kín như tâm hình học Autocad cho phép thiết lập các vị trí trên đối tượng giúp việc bắt các điểm đặc biệt chính xác. Khi đưa chuột lại gần vị trí cần bắt điểm sẽ xuất hiện kí hiệu điểm gợi ý sẽ bắt để ta chỉ việc Click chuột là bắt được chính xác điểm đó.  Các chế độ bắt điểm Để thiết lập các vị trí bắt điểm trên đối tượng, ta nhấp chuột phải vào biểu tượng 2D Object Snap trên thanh trạng thái để hiện thị bảng chọn nhanh các tùy chọn bắt điểm: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 35 0966397824
  14. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Trên bảng chọn có các chế độ bắt điểm sau cần quan tâm:  Endpoint: cho phép bắt điểm đầu, điểm cuối của 1 đoạn thẳng vẽ bằng bất kì lệnh gì (Line, Pline, Rectangular ). Kí hiệu bắt điểm Endpoint là hình ô vuông  Midpoint: cho phép bắt điểm giữa của 1 đoạn thẳng vẽ bằng bất kì lệnh gì (Line, Pline, Rectangular ). Kí hiệu bắt điểm Midpoint là hình tam giác  Center: cho phép bắt điểm tâm của đường tròn, cung tròn, elip Kí hiệu bắt điểm Center là hình tròn . Để bắt được tâm cần đưa chuột chạm vào biên đường tròn.  Geometric Center: cho phép bắt điểm tâm của 1 miền kín bất kì. Kí hiệu bắt điểm Geometric Center là hình sao . Để bắt được tâm hình học, yêu cầu đối tượng phải là 1 miền kín và dạng đường polyline. Ngoài ra khi bắt điểm cần phải đưa chuột chạm vào biên miền kín cần xác định tâm hình học.  Node: cho phép bắt điểm là chân đường kích thước hoặc bắt điểm vẽ bằng lệnh Point. Kí hiệu bắt điểm Node là  Quadrant: cho phép bắt điểm góc phần tư của đường tròn. Kí hiệu bắt điểm Quadrant là hình thoi  Intersection: cho phép bắt điểm giao của các đoạn thẳng vẽ bằng lệnh bất kì. Kí hiệu bắt điểm Intersection là hình chữ dấu nhân  Extension: cho phép bắt các điểm nằm trên phần kéo dài của đoạn thẳng thông qua 1 điểm khác (điểm đầu điểm cuối, điểm giữa, ). Chạm vào đầu mút đường cần bắt điểm và từ từ rê chuột để bắt điểm kéo dài trên đường thẳng đó. Khi đó sẽ xuất hiện đường dóng nét đứt để bắt điểm. ta có thể nhập số từ bàn phím để bắt chính xác được điểm cách điểm được xác định trước đó 1 khoảng xác định KS: Nguyễn Văn Huy Trang 36 0966397824
  15. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Perpendicular: cho phép bắt điểm vuông góc với đoạn thẳng đích. Kí hiệu bắt điểm Perpendicular là hình  Nearest: cho phép bắt điểm gần nhất nằm trên đối tượng đích. Kí hiệu bắt điểm Nearest là hình . Chú ý chế độ này có thể bật hoặc tắt. Nếu bật thì thường lại rất rối mắt. Ngoài ra còn 1 số vị trí bắt điểm khác nhưng ít dùng trong xây dựng.  Điều chỉnh kích cỡ kí hiệu bắt điểm Gọi lệnh Option_(OP_) → Drafting → KS: Nguyễn Văn Huy Trang 37 0966397824
  16. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Trong này có các thiết lập cần chú ý sau:  Maker: nếu tick chọn thì khi vẽ sẽ hiển thị kí hiệu bắt điểm.  Color: tùy chỉnh màu sắc của kí hiệu bắt điểm.  autoSnap Maker Size: điều chỉnh cỡ của kí hiệu bắt điểm.  Quản lý bắt điểm khi vẽ Khi vẽ, có khi không nên bật nhiều chế độ bắt điểm để tránh rối mắt. Nếu tại 1 số vị trí rất khó bắt chính xác điểm mong muốn thì ta có thể nhấn phím Tab liên tiếp để chuyển qua lại giữa các vị trí bắt điểm đến khi bắt được điểm mong muốn. Cách khác là nhấn giữ phím Shift + chuột phải để hiện ra bảng chọn bắt điểm. Tại đây ta chọn 1 chế độ bắt điểm và sau đó chỉ chế độ bắt điểm đó được kích hoạt, tránh làm rối mắt. Với cách này, ta có thêm 1 số lựa chọn bắt điểm nâng cao chính là 5 tùy chọn đầu tiên. Trong đó ta chú ý 1 tùy chọn quan trọng là Mid Between 2 Points. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 38 0966397824
  17. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Mid between 2 points: cho phép bắt trung điểm của 2 điểm có trước bằng cách pick lần lượt 2 điểm đó. Ví dụ: cần bắt điểm tâm của hình chữ nhật (trường hợp dùng các version cũ chưa có chế độ bắt tâm hình học), ta chỉ cần bắt trung điểm của 2 điểm là 2 đầu đường chéo hình chữ nhật 4/ Một số lệnh vẽ đường nâng cao.  Lệnh vẽ đường Mline Chức năng: để vẽ nhanh các đối tượng được tạo từ nhiều đường thằng song song liền thành 1 khối. Chẳng hạn vẽ dầm, tường trên mặt bằng công trình. Phím tắt: ML_ KS: Nguyễn Văn Huy Trang 39 0966397824
  18. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Trước khi vẽ đường Mline, cần biết thiết lập kiểu đường Mline trước bằng cách dùng lệnh MLSTYLE_ Lệnh MLSTYLE thiết lập sẵn 1 kiểu Standard. Giả sử cần vẽ các dầm trong mặt bằng kết cấu như dưới hình: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 40 0966397824
  19. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp A B C D 10 10 5 5 A A KT-01 KT-01 4 4 3 3 2 2 1 1 A B C D Ta tạo ra 1 kiểu đường Mline bằng cách chọn New và đặt tên đường tên. Sau đó nhấn Continue để bắt đầu thiết lập: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 41 0966397824
  20. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta có thể mô tả cho kiểu đường đó trong mục Description. Trong mục Element hiện ra các đường cấu tạo nên đường D250. Đường D250 cấu tạo từ 2 đường cơ bản cách nhau 250 mm nên ta tạo ra 2 đường. Ta nhấn Add nếu muốn thêm đường cơ bản. Nếu muốn xóa 1 đường cơ bản nào đó thì chọn đường đó và nhấn Delete. Mặc định trục của đường Mline là ở giữa nên cần nhập khoảng offset để 2 đường cơ bản cách đều trục Mline 1 khoảng bằng 125 mm như hình. Chọn màu sắc và kiểu đường của đường cơ bản trong mục (3) và (4). Chú ý ở mục (5) phải chọn None, nếu không đường Mline sẽ bị tô nền đặc chứ không phải là 2 đường cơ bản nữa. Sau khi nhấn OK để kết thúc thiết lập, chọn lại đường D250 và nhấn set current để chọn làm hiện hành. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 42 0966397824
  21. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Sử dụng lệnh Mline cần chú ý các thiết lập sau khi gọi lệnh: Justification: tùy chọn vị trí đường trục của Mline. Trong đó có các vị trị là Top (đường trục ở trên), Center (đường trục ở tâm), Buttom (đường trục ở dưới). Scale: tỷ lệ thu phóng của đối tượng. Bình thường ta chỉnh lại là 1 để kích thước đối tượng vẽ ra giống với thiết lập ban đầu. Style: chọn kiểu đường Mline trong các kiểu đường đã thiết lập. Lựa chọn này yêu cầu ta phải nhập chính xác tên của đường Mline. Để chỉnh những vị trí nút giao giữa 2 đường Mline, ta dùng lệnh Mledit hoặc click đúp vào đối tượng Mline. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 43 0966397824
  22. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Trong đó có sẵn các kiểu cấu tạo nút giao khác nhau để edit.  Lệnh Polygon Chức năng: vẽ các đa giác đều Phím tắt: POL_ Cách dùng: gọi lệnh POL_ → Nhập số cạnh của đa giác đều cần vẽ → chọn tâm và tại vị trí chuột có 2 tùy chọn để nhập bán kính đa giác.  Lệnh Breakline Chức năng: vẽ đường ziczac thể hiển đang cắt 1 chi tiết ra khỏi 1 đối tượng (ví dụ trích chi tiết móng ra khỏi hệ kết cấu móng). Nếu vẽ đường ziczac kép thì thể hiện đang có ngắn đối tượng nếu đối tượng quá dài. Hình dạng: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 44 0966397824
  23. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Cách thực hiện: gọi lệnh BREAKLINE_ → nhấn S_ và nhập số để định cỡ kí hiệu ziczac → nhấn E_ và nhập số để định cỡ phần nhô ra của đường → pick vào 2 điểm đầu cuối để vẽ đường ziczac → pick điểm thứ 3 để định vị trí kí hiệu ziczac trên đường vừa vẽ.  Lệnh Divide Chức năng: tạo các điểm Point để đánh dấu vị trí chia đường thẳng hoặc 1 đường bất kì thành các phần bằng nhau. Cách thực hiện: gọi lệnh DIV_ → chọn đối tượng muốn chia → nhập số đoạn muốn chia từ đối tượng gốc. Autocad sẽ tạo ra các điểm Point đánh dấu chia đoạn. Chú ý: có khi là khi kết thúc lệnh vẫn không thấy thay đổi gì thì do:  Đang để thiết lập mặc định cho điểm Point kí hiệu là dấu chấm (.). Thiết lập bằng cách gõ lệnh DDP_ → chọn kí hiệu điểm phù hợp. 5/ Các lệnh biến hình đối tượng  Lệnh Copy KS: Nguyễn Văn Huy Trang 45 0966397824
  24. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Chức năng: copy từ đối tượng gốc thành 1 hoặc nhiều đối tượng mới giống hệt đối tượng gốc. Phím tắt: CO_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành C_ để tiện gõ lệnh. Thứ tự các dòng lệnh sẽ xuất hiện trên Command Line sau khi gọi lệnh: Yêu cầu chọn đối tượng cần Copy. Ta quét chọn đối tượng cần copy. Nếu trước đó đã chọn đối tượng sẵn thì bước này sẽ được bỏ qua. Khi thực hiện xong 1 yêu cầu từ dòng nội dung trên command line, ta phải nhấn phím Cách để kết thúc yêu cầu. Yêu cầu chọn điểm gốc để Copy hoặc thực hiện 2 lựa chọn khác bằng cách gõ phím chữ cái là kí tự viết hoa của từ khóa trong dấu [ ]. Chẳng hạn nhập chữ D_ để chọn Displacement. Lệnh tự chọn điểm gốc chính là gốc tọa độ (0,0). Hoặc nhập chữ O_ để chọn mOde cho phép chọn 1 trong 2 chế độ copy đối tượng là Copy được 1 lần Single và Copy được nhiều lần Multiple. Mặc định là chế độ Multiple. Yêu cầu chọn điểm thứ 2 là vị trí copy đến của đối tượng. Và cứ thế mỗi lần pick 1 điểm trên màn hình sẽ cho phép copy thêm 1 đối tượng từ gốc. Có thể lựa chọn chính xác vị trí cần copy tới bằng bắt điểm hoặc chọn phương và nhập khoảng cách từ bàn phím. Lệnh copy cho phép copy từ đối tượng gốc ra nhiều đối tượng. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 46 0966397824
  25. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Nếu không chọn điểm thứ 2 mà nhập chữ A_ (Array) thì sẽ làm copy thành 1 mảng các phần từ sắp xếp cách đều nhau với phần tử mảng chính là đối tượng cần copy. Khi đó lệnh yêu cầu: tức là nhập số các phần tử cho mảng. Cuối cùng chọn điểm thứ 2 là vị trí copy đến của phần tử thứ 2 trong mảng. Ví dụ ở đây copy 1 đường tròn thành 5 đường tròn  lệnh Array Công cụ Array chính là 1 dạng block động. Array giúp ta vẽ nhanh các đối tượng sắp xếp theo 1 quy luật. Nó đặc biệt tiện lợi để quản lý cũng như edit bản vẽ. Chức năng: tạo ra 1 mảng nhiều đối tượng xắp xếp theo quy tắc từ 1 đối tượng gốc. Phím tắt: AR_ Ví dụ ta có đối tượng gốc là 1 hình thoi. Gõ lệnh AR_ và chọn đối tượng cần tạo Array là hình tròn. Ta thấy dưới dưới dòng lệnh: Nghĩa là yêu cầu chọn kiểu sắp xếp phần tử mảng. Có 3 kiểu là  Rectangular (các phần tử sắp xếp kiểu là các nút của mạng lưới chữ nhật) KS: Nguyễn Văn Huy Trang 47 0966397824
  26. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Nếu chọn kiểu này, Autocad bố trí mặc định các đối tượng thành 1 mảng chữ nhật, khi đó trên dải Ribbon xuất hiện các tùy chọn như sau: Trong đó cần quan tâm đến mục Columns và Rows cho phép điều chỉnh các phần tử theo cột và theo hàng. Chẳng hạn trong mục Columns: muốn điều chỉnh số lượng cột, ta nhập vào dòng columns, muốn điều chỉnh khoảng cách giữa các phần tử, ta nhập vào dòng Between, muốn điều chỉnh tổng chiều dài phương ngang, ta nhập vào dòng Total. Nếu muốn các phần tử của mảng là các đối tượng rời rạc, không liên kết nhau thì ta bỏ lựa chọn Associative trong mục Properties.  Path (các phần tử sắp xếp theo 1 đường dẫn vẽ sau đó). Ta cần vẽ trước 1 đường dẫn để các phần tử sắp xếp theo đó. Khi chọn kiểu Path, lệnh yêu cầu chọn đường dẫn. Khi chọn xong đường dẫn, Autocad tự động bố trí mặc định đối tượng sắp xếp theo đường dẫn đó. Tương tự trên dải Ribbon cũng có các lựa chọn tương tự. Tuy nhiên chỉ có thể tùy chỉnh được khoảng cách giữa các phần tử trên đường dẫn trong mục Items. Còn items và Total được chỉnh thông qua tùy chỉnh đường dẫn. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 48 0966397824
  27. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Polar (các phần tử sắp xếp theo tọa độ cực tức là quay quanh 1 tâm nào đó) Tương tự ta cũng quan tâm đến các thông số tại mục Items của dải Ribbon. Chẳng hạn điều chỉnh số phần tử trong dòng Items, điều chỉnh góc xoay trong dòng Between, điều chỉnh góc cung tròn trong dòng Fill. Lưu ý: trong block động cũng có tính năng Array sẽ được giới thiệu ở phần sau.  Cách edit đối tượng Array Nguyên tắc chung để edit đối tượng Array là click vào đối tượng đó và tùy chỉnh. Có các tùy chỉnh sau:  Tùy chỉnh về số phần tử và khảng cách bố trí các phần tử: ta tùy chỉnh trong các mục Rows, Columns, Items trên dải Ribbon.  Tùy chỉnh lại đối tượng gốc: chọn Edit Source trong mục Options trên dải Ribbon → chọn 1 đối tượng trong mảng các phần tử và tiến hành edit phần tử đó. Tất cả các phần tử khác sẽ cập nhật ngay lập tức.  Thay thế 1 phần hoặc toàn bộ đối tượng gốc bằng 1 hình khác. Bạn cần có 1 hình khác muốn thay thế cho phần tử của mảng: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 49 0966397824
  28. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Chẳng hạn có 1 mảng gồm các phần tử hình thoi, muốn thay thế 1 phần mảng đấy bằng hình tròn bên dưới. chọn Replace Items trong mục Options trên dải Ribbon → chọn hình tròn bên dưới nhấn phím cách để kết thúc chọn → chọn tâm hình tròn là điểm làm gốc → pick vào phần tử hình thoi nào muốn thay thế, hình đó sẽ thay bằng hình tròn.  Lệnh Move Chức năng: di chuyển đối tượng gốc đến vị trí mới. Phím tắt: M_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành G_ để tiện gõ lệnh. Cách thực hiện lệnh như sau: gọi lệnh M_ → chọn đối tượng cần Move → chọn 1 điểm gốc (vị trí chọn đặc biệt quan trọng giúp di chuyển tới vị trí mới như ý muốn) → pick điểm thứ 2 để định vị trí mới cho đối tượng hoặc nhập tọa độ dạng cực hay dạng Oxy từ bàn phím. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 50 0966397824
  29. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Lệnh Zoom Chức năng: thu phóng đối tượng hoặc chi tiết trong bản vẽ. Phím tắt: Z_ Mặc định sau khi gọi lệnh, ta có thể zoom 1 đối tượng bằng cách pick 2 điểm là 2 đầu đường chéo của khung lưới chữ nhật quét chọn đối tượng. Khi đó, đối tượng nằm trong khung lưới được zoom lên cỡ toàn màn hình. Ngoài ra lệnh Zoom có nhiều tùy chọn zoom khác nhau, nhưng thường dùng tùy chọn zoom toàn bộ các đối tượng có trong bản vẽ cho vừa đủ màn hình. Thực hiện như sau: sau khi gọi lệnh Z_, nhập tiếp chữ A_. Cách khác là click đúp chuột giữa.  Lệnh Mirror Chức năng: lấy đối xứng đối tượng. Phím tắt: MI_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành R_ để tiện gõ lệnh. Thực hiện lệnh như sau: Chọn đối tượng cần lấy đối xứng → xác định trục đối xứng bằng cách pick vào 2 điêm bất kì trên trục đối xứng → xuất hiện dòng lệnh sau: nghĩa là hỏi bạn có muốn xóa đối tượng gốc đi không. Mặc định lệnh chọn tức là không cho xóa đối tượng gốc thì bạn chỉ cần nhấn phím cách để thoát lệnh. Bạn có thể đổi lại thành Yes bằng cách nhập chữ Y_. Khi đó đối tượng gốc sau khi kết thúc Mirror sẽ bị xóa.  Lệnh Rotate chức năng: xoay đối tượng quanh 1 điểm gốc chọn trước. Phím tắt: RO_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành Rt_ để tiện gõ lệnh. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 51 0966397824
  30. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Thực hiện lệnh như sau: chọn đối tượng cần xoay → pick 1 điểm làm gốc để xoay đối tượng quanh gốc đó → nhập góc xoay từ bàn phím hoặc di chuyển chuột để xoay 1 góc bất kì.  Lệnh Fillet Chức năng: bo tròn góc đối tượng bằng 1 cung tròn có bán kính định trước hoặc để cắt xén đối tượng tạo thành góc. Phím tắt: F_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành FD_ để tiện gõ lệnh. Thực hiện lệnh như sau: sau khi gọi lệnh F_, bên dưới hộp command line xuất hiện dòng yêu cầu sau: Nghĩa là yêu cầu chọn cạnh thứ nhất của góc muốn bo tròn. Mặc định thì bán kính cung tròn bo góc bằng 0 tức là góc sẽ không bo tròn. Do đó ta phải chọn lại bán kính bằng cách gõ phím chữ R_ (Radius) sau đó nhập bán kính cung tròn. Ngoài ra, nếu muốn bo tròn nhiều góc trước khi kết thúc lệnh thì nhập tiếp phím chữ M_ (Multiple). Sau đó chỉ việc pick vào 2 cạnh của góc muốn bo tròn. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 52 0966397824
  31. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp 1 ứng dụng nhỏ của lệnh này là giúp cắt xén những phần thừa của 1 góc thuận tiện hơn là dùng lệnh Trim bằng cách sau khi gọi lệnh F_ giữ phím Shift và lần lượt pick vào 2 cạnh phía muốn giữ lại của góc. Trường hợp 1 đường thẳng song song bất kì áp dụng lệnh Fillet, lệnh sẽ tự tạo ra cung tròn với đường kính bằng khoảng cách giữa 2 đường và bo 2 đường lại như hình bên dưới:  Lệnh Stretch Chức năng: kéo dãn hoặc co ngắn đối tượng. Đây là lệnh sử dụng nhiều nhất để edit đối tượng có sẵn trong bản vẽ. Phím tắt: S_. Thực hiện như sau: gọi lệnh S_ và quét chọn từ phải sang trái chỉ phần muốn kéo dãn thuộc đối tượng. những phần của đối tượng nằm trọn vẹn trong vùng quét chọn sẽ được Move. Chỉ phần của đối tượng giao cắt với biên vùng quét chọn mới bị kéo dãn. Do vậy nếu quét chọn toàn bộ đối tượng thì lệnh sẽ thực hiện giống Move. Ví dụ cần kéo dãn 1 hình chữ nhật kích thước ban đầu là 100x200 thành hình vuông kích thước 200x200. Ta thực hiện như hình bên dưới: Quét chọn 1 phần hình chữ nhật KS: Nguyễn Văn Huy Trang 53 0966397824
  32. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Sau đó pick 1 điểm làm điểm gốc để thực hiện kéo dãn đối tượng. Kéo chuột sang bên phải rồi nhập số 100 để kéo dãn sang bên trái 1 đoạn bằng 100. 1 biến thể của lệnh stretch chính là cách tùy chỉnh kích thước bằng Grip đã giới thiệu từ phần trước.  Lệnh kéo Extend Chức năng: kéo dài đường line đến 1 biên có trước. Phím tắt: EX_. Ví dụ cần kéo dài đường line 1 đến biên 2. Ta gọi lệnh EX_ → chọn đường biên → đưa chuột pick vào đường line 2 ở vị trí gần phía đầu mút của đường line 1 muốn kéo dài. Chú ý là nếu trường hợp muốn kéo dài đường line 3 đến biên là đường line 1 thì sẽ không được. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 54 0966397824
  33. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Nếu muốn kéo dài được line 3 thì khi chọn đường biên line 1 xong phải gõ phím E_ (Edge) → chọn Extend sau đó làm lại với đường line 3  Lệnh Trim Chức năng: cắt xén phần 1 phần đối tượng (đường line, đường tròn, hình chữ nhật ) dựa vào đường biên có trước. Phím tắt: TR_. Thực hiện lệnh này như sau: gọi lệnh TR_ → chọn các đường làm biên xén → chọn phần muốn cắt xét của đối tượng. Chú ý: lệnh Trim_ cho phép chọn nhiều đường biên và xén nhiều đối tượng cùng 1 lúc. Và nếu không chọn đường biên thì lệnh hiểu tất cả các đường line trong không gian vẽ đều là đường biên. Khi ở lệnh EX_ đã thiết lập áp dụng lệnh với cả đường kéo dài thì lệnh TR_ cũng cho phép xén cả khi đường biên k cắt qua đường cần xén.  Lệnh Scale KS: Nguyễn Văn Huy Trang 55 0966397824
  34. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Chức năng: phóng to, thu nhỏ kích thước đối tượng theo 1 tỉ lệ lựa chọn. Phím tắt: SC_ Thực hiện lệnh như sau: gọi lệnh SC_ → chọn đối tượng cần Scale → chọn điểm gốc thu phóng đối tượng → nhập tỉ lệ cần scale từ bàn phím. Nếu nhập số lớn hơn 1 thì đối tượng được phóng to, ngược lại nhập số nhỏ hơn 1 thì đối tượng bị thu nhỏ lại. Nếu muốn đối tượng được scale sao cho độ dài 1 cạnh là 1 số cho trước. chẳng hạn ta đang có 1 hình chữ nhật kích thước 202x101 muốn scale để cạnh dài bằng 200 thì khi gọi lệnh Sc_ và chọn hình chữ nhật → chọn điểm gốc thu → ta nhìn dưới dòng command line và gõ phím chữ R_ (Reference) Sau đó pick vào 2 điểm là 2 đầu mút của cạnh hình chữ nhật 202 để lấy độ dài cũ của hình. Tiếp đó ta nhập độ dài mới 200.  Lệnh Explode Chức năng: để phá các khối block, Array hay các đường dạng polyline như Rectangular, Pline, thành các đường cơ bản (đường line, cung tròn, ) Phím tắt: X_ Lệnh dùng rất đơn giản. Chỉ cần chọn đối tượng và gọi lệnh X_ là xong. Đối tượng sẽ trở thành các đường rời rạc.  Lệnh Joint Chức năng: để nối các đường rời rạc lại thành đường pline hoặc để nối 2 đường thẳng rời nhau nhưng có cùng giá. Lệnh này ngược với lệnh Explode. Phím tắt: J_.  Trường hợp 1: nối các đường rời rạc thành đường Pline (đường rời rạc có thể là đường line, Arc, Spline, ) KS: Nguyễn Văn Huy Trang 56 0966397824
  35. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ví dụ vẽ 1 tam giác bằng 3 đường Line. Sau đó chọn tam giác đó và gọi lệnh J_ thì sẽ tạo ra 1 đường Pline (3 đường line giờ thành 1 đường Pline). Từ đó, muốn chọn tam giác, ta k phải quét chọn cả 3 cạnh mà chỉ cần pick vào 1 cạnh bất kì là được. Việc tạo đối tượng Pline từ các đường rời rạc hay sử dụng trong tạo miền Hatch cho mặt cắt vật liệu.  trường hợp 2: nối các đường rời nhau có cùng giá. Ví dụ có 2 đường sau có chung giá. Ta chọn cả 2 đường và gọi lệnh J_. 2 đường sẽ nội lại thành 1.  Lệnh Offset Chức năng: tạo ra 1 đối tượng mới có thể giống hệt hoặc tương tự đối tượng gốc nhưng cách đối tượng gốc 1 khoảng định sẵn Phím tắt: O_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành 5_ để tiện gõ lệnh. Một số hình ảnh sử dụng lệnh Offset: Thực lệnh như sau: gọi lệnh O_ → nhập khoảng cách muốn offset bằng bàn phím hoặc bằng khoảng cách 2 điểm định trên màn hình → chọn đối tương cần offset và đưa chuột ra ngoài để chọn phía muốn offset. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 57 0966397824
  36. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Để không phải chọn lại đối tượng nhiều lần thì khi chọn xong đối tượng, gõ phím chữ M_ (Multiple) để cho phép offset nhiều lần với cùng 1 đối tượng gốc.  Lệnh Align Chức năng: để xoay đối tượng theo phương của 1 đường khác hoặc để scale kết hợp xoay đối tượng theo độ dài và phương của 1 đường khác. Phím tắt: AL_ Ví dụ cần xoay cạnh dài 1 hình chữ nhật theo đường line ta làm như sau: gọi lệnh AL_ → chọn đối tượng cần Align là hình chữ nhật → pick lần lượt các điểm như hình dưới đây và nhấn phím Cách để kết thúc: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 58 0966397824
  37. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Xuất hiện dòng yêu cầu sau: nếu gõ phím cách, thì mặc định chọn , đối tượng gốc chỉ bị xoay chứ không bị scale. Nếu gõ phím Y_ (Yes) thì đối tượng gốc vừa xoay và vừa scale the đường line.  Lệnh Matchprop Chức năng: copy các thuộc tính đối tượng nguồn cho đối tượng đích. Phím tắt: MA_. Do là 1 lệnh thường xuyên sử dụng nên tác giả khuyến cáo đổi lệnh tắt thành 6_ để tiện gõ lệnh. Sử dụng câu lệnh như sau: gọi lệnh MA_ → chọn đối tượng nguồn → chọn đối tượng đích. Có thể chọn nhiều đối tượng đích để paste thuộc tính từ đối tượng nguồn.  Lệnh Wipeout và Draworder Chức năng: Lệnh Wipeout tạo ra 1 miền kín che đi các đối tượng xuất hiện trong miền đó. Lệnh Draworder cho phép sắp xếp các lớp đối tượng vẽ chồng lấn nhau. 2 lệnh này luôn kết hợp để hiển thị các lớp đối tượng theo ý muốn người dùng. Ta cùng theo dõi ví dụ sau: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 59 0966397824
  38. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta cần chèn hình cái cây bên phải vào trong miền tô mẫu cỏ như hình bên trên. Vấn đề là khi chèn vào thì cái cây không bị miền tô mẫu cỏ đè vào (bạn đọc có thể quan sát hình bên dưới được đưa vào trong 2 trường hợp bị đè và không bị đè) Để làm được ta sử dụng lệnh Wipeout để tạo ra 1 miền bao quanh cái cây và sử dụng lệnh Draworder để sắp xếp lại các lớp đối tượng. Các bước tiến hành  Bước 1: Gọi lệnh Wipeout và tiến hành pick chuột liên tiếp để vẽ miền bao quanh cây (tương tự dùng lệnh line). Nhấn dấu cách để kết thúc lệnh, ta nhận được 1 miền trong suốt giới hạn bởi đường bao vừa vẽ và che đi các đối tượng khác. Chú ý là các đối tượng khác bị xếp sau miền tạo bằng Wipeout nên không hiện ra. Tuy nhiên vẫn có thể chọn được bằng cách đưa chuột vào đối tượng. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 60 0966397824
  39. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Bước 2: đưa chuột vào miền bị che để chọn cái cây và gọi lệnh Draworder (phím tắt DR_). Trên màn hình xuất hiện các lựa chọn sau: Above Objects (xếp đối tượng được chọn lên trên các lớp đối tượng khác); Under Objects (xếp đối tượng được chọn xuống dưới các lớp đối tượng khác); Front (xếp đối tượng được chọn lên phía trước); Back (xếp đối tượng được chọn ra phía sau). Trong trường hợp này, ta chọn Front. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 61 0966397824
  40. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Nếu muốn không hiện đường bao ngoài miền Wipeout, ta gọi lệnh Wipeout 1 lần nữa để thiết lập cho lệnh. Sau đó nhập chữ F từ bàn phím để xuất hiện các tùy chọn như sau: ON (bật đường bao), OFF (tắt đường bao), Display but not plot (vẫn hiển thị đường bao nhưng không được in ra) 6/ Các lệnh quản lý đối tượng theo đường nét  Lệnh Group/UnGroup Chức năng: đưa đối tượng vào 1 nhóm. Khi click vào group sẽ hiện lên 1 khung hình chữ nhật bao quanh Group. Các phần tử trong group được liên kết với nhau và nhận cùng 1 thao tác lệnh như Group. Tuy nhiên Group không phải là 1 khối như Block mà chỉ là tập hợp các phần tử được nhóm lại với nhau. Công cụ này đặc biệt hiệu quả và rất quan trọng. Phím tắt: G_ Cách dùng: chọn các đối tương cần group lại gọi lệnh G_. Các đối tượng sẽ được Group lại. Dưới đây là minh họa 1 mặt cắt dầm sau khi được Group. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 62 0966397824
  41. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Khi muốn thêm 1 đối tượng khác vào Group, ta chọn Group cần thêm đối tượng gọi lệnh GROUPEDIT_ chọn Add Objects pick vào đối tượng muốn thêm vào Group. Khi muốn bỏ đi 1 số đối tượng của Group, ta chọn Group cần thêm đối tượng gọi lệnh GROUPEDIT_ chọn Remove Objects pick vào đối tượng muốn loại bỏ khỏi Group. Cách khác là ta tắt chế độ Group, khi đó tất cả các Group đều không hoạt động, tức là giống như tất cả các đối tượng trong đây k phải là Group. Sau đó chỉ việc xóa đi những đối tượng k cần đến. Để tắt Group, ta gọi lệnh PICKSTYLES_ nhập số 0. Để bật lại Group, ta vẫn gọi lệnh PICKSTYLES_ nhập số 1. Để phá group, ta chọn Group cần phá và gọi lệnh UNGROUP_  Lệnh Purge Chức năng: loại bỏ những đối tượng thừa- là các đối tượng ta đã thiết lập như Block, các kiểu Dim, Text, Layer, nhưng hiện chưa xuất hiện trong bản vẽ. Cách dùng: gọi lệnh PU_ bảng Purge xuất hiện: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 63 0966397824
  42. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta tick vào tất cả 4 lựa chọn bên dưới và nhấn Purge All. Nếu hiện lên bảng thông báo thì chọn “Purge all items”. Sau đó Close để kết thúc lệnh.  Lệnh OVERKILL Chức năng: loại bỏ nhưng đối tượng trùng nhau Cách dùng: nhấn Ctrl +A để chọn toàn bộ bản vẽ và gọi lệnh OVERKILL_ bảng hộp thoại sau xuất hiện: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 64 0966397824
  43. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tick hết các ô mục Ignore object property để Autocad không phân biết thuộc tính các đối tượng nhấn OK để kết thúc lệnh. Thực hiện 2 lệnh trên, bản vẽ sẽ có dung lượng giảm đi rất nhiều.  Lệnh Regen Chức năng: update lại số liệu và tái tạo lại các đối tượng là đường tròn, cung tròn. Cách dùng: gõ lệnh RE_. Autocad sẽ tự update lại. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 65 0966397824
  44. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp CIII/2: THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ LAYER Tất cả đối tượng được vẽ đều mang các thuộc tính như màu sắc (color), kiểu đường nét (Linetype), độ dày đường nét (Lineweight), trước khi vẽ, ta cần chọn các thuộc tính cho đối tượng. Để việc chọn thuộc tính trở lên đơn giản và tiện quản lý đối tượng sau này thì Autocad đưa vào khái niệm Layer. Layer hiểu đơn giản là 1 thuộc tính của đối tượng (tương tự như color, linetype, của đối tượng) dùng để quản lý đối tượng trong bản vẽ 1 cách dễ dàng Trong Layer chứa thiết lập các thuộc tính cơ bản của đối tượng là màu sắc (color), kiểu đường nét (Linetype), độ dày đường nét (Lineweight), ẩn- hiện đối tượng, khóa đối tượng (Lock), cho phép in ấn (plot), Do vậy, 1 đối tượng được áp dụng layer nào thì các thuộc tính cơ bản của layer đó sẽ áp dụng cho đối tượng đó. Mặc định khi tạo bản vẽ mới thì Autocad tạo sẵn 1 Layer 0 quy định màu trắng, nét liền. Do vậy nếu không thiết lập gì về Layer thì tất cả các đối tượng vẽ sẽ đều áp dụng Layer 0. Ngoài ra nếu chuyển sang Layout trình bày bản vẽ, thì Autocad tự động thêm Layer Defpoints là Layer dùng để vẽ khung Mview (sẽ không được in ra). Khi vẽ 1 đối tượng nào đó, việc trước tiên là phải chọn Layer cho đối tượng. Để có các Layer khác Layer 0, ta cần tạo thêm các Layer khác cho bản vẽ. 1/ Thiết lập layer Gõ lệnh La_ để mở bảng Layer Properties Manager Mặc định trong bảng có 1 layer là layer 0. Layer này là layer mặc định nên ta giữ nguyên để khi copy đối tượng từ bản vẽ khác, ta đưa đối tượng về layer 0 và paste vào bản vẽ đích sẽ hạn chế việc thêm layer không mong muốn vào bản vẽ đích. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 66 0966397824
  45. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Để tạo thêm 1 kiểu Layer, ta click vào nút hoặc nhấn Alt + N. Để xóa 1 layer thì điều kiện tiên quyết là layer cần xóa phải không áp dụng cho bất kì đối tượng nào trong bản vẽ. Ta click vào nút để xóa. Trong 1 bản vẽ thông thường, ta cần tối thiểu các Layer sau:  Layer 0: là layer mặc định Autocad tự tạo sẵn.  Layer Defpoints: cũng là 1 loại layer mà Autocad tự tạo ra để quản lý khung Mview khi trình bày bản vẽ trong layout. Đối tượng dùng kiểu layer này sẽ không được in ra.  Layer nét đậm: ___ (thường sử dụng cho nét cốt thép, )  Layer nét thấy: ___  Layer nét khuất: − − − − − − − − −  Layer nét trục: − ∙ − ∙ − ∙ − ∙ − ∙ −  Ngoài ra có thể tạo thêm layer quản lý các đối tượng ghi chú Anotative, kiểu Dim, kiểu Hatch, kiểu tường, kiểu nội thất, Thiết lập mỗi layer, cần tùy chỉnh các thuộc tính sau:  Status: trạng thái của layer. Nếu Layer nào có đánh dấu màu xanh thì chính là Layer hiện hành (là layer đang sử dụng). Để kích hoạt 1 layer thành layer hiện hành, ta Click đúp chuột vào dòng Layer đó.  Name: tên của layer.  On: trạng thái bật/ tắt của Layer. Nếu bóng đèn sáng là layer đang bật, nếu bóng đèn tắt thì đối tượng áp dụng kiểu Layer đó bị ẩn khỏi màn hình, không được in ra, nhưng vẫn có thể chọn được chúng và hiệu chỉnh.  Freeze: trạng thái đóng băng hay không đóng băng của Layer. Nếu biểu tượng ông mặt trời màu vàng tức là không bị đóng băng, ngược lại là layer đã bị đóng băng. Layer bị đóng băng thì giống như bị tắt Layer. Song đối tượng áp dụng kiểu Layer bị đóng băng sẽ không cho phép chọn chúng để hiệu chỉnh.  Lock: trạng thái bị khóa hay không bị khóa của layer. Nếu đối tượng áp dụng kiểu Layer bị khóa thì đối tượng bị mờ đi nhưng vẫn in ra được. Độ mờ của đối tượng được quyết được bởi giá trị Transparency. Đối tượng có thể chọn được song không thể chọn để hiệu chỉnh được.  Color: thiết lập màu sắc cho layer. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 67 0966397824
  46. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Linetype: kiểu đường nét của layer (nét liền là continuous, nét khuất là Hidden, nét trục là Center, Nếu chọn mục này không thấy đường nét mong muốn thì chọn Load để đưa thêm kiểu đường nét vào. - - Transparency: độ trong suốt của layer. Giá trị càng lớn thì layer càng trong suốt. - Plot: cho phép in đối tượng áp dụng kiểu Layer đó. Nếu biểu tượng máy in bị gạch chéo là không cho phép in ra. Tức là các đối tượng áp dụng layer kiểu này vẫn xuất hiện trong bản vẽ nhưng sẽ không được in ra. 2/ Quản lý layer Một bản vẽ cần bao nhiêu layer là đủ? Không có câu trả lời cho câu hỏi này. Điều này tùy vào quan điểm quản lý bản vẽ của mỗi người. Cá nhân tôi cho rằng, ngoài các Layer cơ bản thì ta cần tạo các layer khác nhau theo đối tượng cần quản lý. Ví dụ: tất cả các đối tượng nội thất sẽ thuộc Layer “nội thất” Tất cả đối tượng tường sẽ thuộc Layer “tường” Tất cả các đối tượng Dim sẽ thuộc Layer “dim” Khi đó nếu ta muốn ẩn, khóa, đóng băng bất cứ đối tượng nào thì chỉ việc tùy chỉnh với Layer tương ứng giúp quản lý bản vẽ dễ dàng hơn. Khi muốn đổi 1 kiểu Layer để vẽ 1 đối tượng khác, ta đi đến tab Home trong dải Ribbon → Layer để chọn kiểu Layer muốn áp dụng cho đối tượng sắp vẽ. Hoặc nhanh hơn cả là ta đổi luôn layer trong bảng Properties: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 68 0966397824
  47. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tuy nhiên làm theo cách 1 thì ta có thêm 1 số lựa chọn là bật tắt, khóa, đóng băng, đổi màu Layer mà không cần gọi Lệnh La_ để chỉnh sửa. 3/ Gộp Layer Khi ta copy 1 đối tượng từ bản vẽ khác sang bản vẽ đích thì trong bản vẽ đích sẽ được tự động thêm các layer cũng như các thiết lập khác của đối tượng được copy. Điều đó làm cho bản vẽ có quá nhiều layer không mong muốn và các layer này không thể bị xóa nếu trong bản vẽ vẫn còn đối tượng áp dụng kiểu layer đó. Trong Autocad có tính năng cho phép gộp các layer. Các làm như sau Chẳng hạn cần gộp layer 1 với layer 2 để chỉ còn layer 2 trong bản vẽ KS: Nguyễn Văn Huy Trang 69 0966397824
  48. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Ta chọn layer 1, nhấn chuột phải → Merge selected layer(s) to  Bảng Merge to layer xuất hiện để ta chọn layer muốn gộp. ở đây ta chọn layer 2 → OK. Khi đó layer 1 sẽ gộp vào layer 2 và trong bản vẽ sẽ chỉ có layer 2. Các đối tượng được gán kiểu layer 1 sẽ đổi thành layer 2. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 70 0966397824
  49. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp 4/ Cách copy đối tượng từ bản vẽ khác vào mà không bị thêm Layer. Khi copy 1 đối tượng từ bản vẽ khác sang thì toàn bộ thiết lập về Layer, Dim, text, của bản vẽ đó cũng được copy theo. Điều này là không cần thiết nếu ta đã có 1 bộ Template chuẩn. Để khắc phục thì trong Autocad có 1 công cụ là Laytrans giúp người dùng chuyển đổi bộ Layer của bản vẽ nguồn (chứa đối tượng cần copy) sang bộ Layer của bản vẽ đích (nơi chứa đối tượng copy đến). Ví dụ ta có file dwg “TKT” chứa bảng thống kê thép xuất ra từ phần mềm Delta TIP với các layer do phần mềm tự tạo. Ta cần copy bảng thống kê đó vào file “BÀI THỰC HÀNH 3” chứa đầy đủ các layer theo template của BREESA. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 71 0966397824
  50. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Nếu copy trực tiếp bảng thống kê và paste vào file đích thì sẽ bị thêm những layer mà file đích không có. Và như vậy làm Layer tăng lên sẽ khó quản lý bản vẽ.  Cách khắc phục  Chuyển sang cửa sổ file “TKT” và gọi lệnh LAYTRANS để mở hộp thoại Layer Translator: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 72 0966397824
  51. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Trong hộp thoại có 2 cột chứa các Layer là Translate from (chứa các Layer của file nguồn cần chuyển đổi) và Translate to (chứa các Layer của file đích). Ta nhấn Load để tìm đến đường dẫn đưa file đích vào. Trong trường hợp này, file đích là file “BÀI THỰC HÀNH 3”.  Nhấn Open để Autocad tìm đến đường dẫn: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 73 0966397824
  52. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Cách chuyển đổi như sau: ví dụ Layer “Bao” của cột 1 muốn chuyển sang Layer “NÉT THẤY” của cột 2. Ta chọn đồng thời 2 Layer và nhấn Map để xác nhận.  Có thể chuyển đổi nhiều Layer của cột 1 cho 1 Layer của cột 2. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 74 0966397824
  53. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Những Layer mà file đích không có (muốn giữ lại) thì ta không chuyển đổi. Sau khi xác nhận xong, thì các Layer được chuyển đổi sẽ hiển thị trong mục Layer translation Mappings.  Nhấn Translate để chuyển đổi. Bảng thông báo sau xuất hiện. Ta nhấn tùy chọn Translate Only nếu chỉ muốn chuyển đổi và không lưu: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 75 0966397824
  54. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Kiểm tra lại sẽ thấy Layer của file “TKT” đã chuyển đổi như mong muốn. Và như vậy người dùng có thể copy thoải mái. 5/ Các lệnh sử dụng để quản lý Layer  LAYON_ Lệnh này sẽ bật tất cả các layer bị tắt trong bản vẽ, trừ những layer bị đóng băng. Chỉ cần gọi lệnh là tất cả các Layer trong bản vẽ sẽ được bật lên.  LAYOFF_ Khi gọi lệnh này thì pick chuột vào đối tượng nào thì Layer mà đối tượng này áp dụng sẽ bị tắt dẫn đến tất cả các đối tượng áp dụng kiểu layer đó sẽ bị tắt theo. Lệnh này giúp tắt nhanh 1 nhóm đối tượng nào đó, chẳng hạn muốn tắt dim kích thước, text hay tắt bỏ nội thất, Ngoài cách dùng lệnh, có thể tắt bằng cách đi đến tab Home → Layer để chọn kiểu Layer muốn tắt và click vào bóng đèn của Layer tương ứng thì layer đó sẽ bị tắt.  LAYISO_ Khi gọi lệnh này thì pick chuột vào đối tượng nào thì chỉ các layer áp dụng cho đối tượng đó có thể tùy chỉnh được, còn tất cả các Layer khác đều bị khóa và mờ đi. Các đối tượng bị khóa thì có thể chọn được nhưng không chỉnh sửa được nên ta có thể thoải mãi chọn KS: Nguyễn Văn Huy Trang 76 0966397824
  55. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp mà không lo bị ảnh hưởng. Lệnh này giúp dễ dàng chỉnh sửa 1 đối tượng nào đó mà vẫn có thể bắt điểm vào các đối tượng thuộc Layer khác đã bị khóa. Chú ý: chế độ mặc định của lệnh là khóa các Layer không được chọn. Có thể tùy chỉnh lại thiết lập là tắt các Layer không được chọn. Tuy nhiên để chế độ này sẽ không thể bắt điểm vào các đối tượng thuộc Layer đã tắt. Nên để thiết lập lại mặc định, ta gọi lệnh LAYISO_ nhấn phím S_ chọn Lock and fade.  LAYFRZ_ Lệnh giúp đóng băng 1 hoặc nhiều layer. Cách dùng tương tự lệnh LAYOFF.  LAYTHW_ Lệnh này để phá băng tất cả các layer bị đóng băng trước đó. Cách dùng tương tự lệnh LAYON.  LAYLCK_ Lệnh này để khóa 1 hoặc nhiều layer. Cách dùng tương tự lệnh LAYOFF.  LAYULCK_ Lệnh này để bẻ khóa các layer bị khóa. Cách dùng tương tự lệnh LAYON. 6/ Tùy chỉnh Linetype Linetype là thuộc tính về kiểu đường nét gồm các kiểu nét cơ bản như nét liền là continuous, nét khuất là Hidden, nét trục là Center, Đối với nét khuất và nét trục, ta quan tâm đến 1 thông số là Linetype scale. Thông số này giúp ta scale đối tượng có kiểu đường là nét đứt (nét khuất, nét trục) lên 1 tỉ lệ nào đó để sao cho khi in ra bản vẽ thì có thể nhìn được rõ nét đứt. Nếu không biết quản lý thông số này, các nét đứt nếu quá nhỏ so với đối tượng nên lúc in ra sẽ không khác gì nét liền. Để tùy chỉnh đường nét, có nhiều cách  Dùng lệnh LTS: Gõ LTS_ và nhập hệ số phóng to nét đứt và quan sát đường nét. Tuy nhiên lệnh này áp tỉ lệ Scale cho toàn bộ bản vẽ nên sẽ không phù hợp khi vẽ các đối tượng theo tỉ lệ 1:1 có trích chi tiết. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 77 0966397824
  56. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Tùy chỉnh hệ số Linetype Scale trong bảng Properties. Chọn đối tượng cần chỉnh tỉ lệ nhập tỉ lệ phóng vào mục Linetype scale: Cách này cho phép tùy chỉnh tỉ lệ scale cho riêng từng đối tượng cá biệt hoặc cho 1 nhóm đối tượng được chọn nên rất tiện lợi. Chú ý: với cách trình bày bản vẽ bằng layout như hiện nay, ta không cần chỉnh gì cả, tức là luôn để hệ số LTS=1 và luôn để các đối tượng có Linetype scale =1. Autocad tự động chỉnh để trong toàn bản vẽ tất các các đường nét đứt đều hiển thị và hiển thị như nhau. 7/ Giới thiệu add-in hỗ trợ quản lý Layer Khi vẽ các đối tượng, ta thường quên thay đổi layer cho từng loại đối tượng khác nhau. Do vậy để tránh phải chọn lại đối tượng và chỉnh kiểu layer, ta dùng add-in là “comsLayerlt”. Add-in này được download miễn phí trên Chú ý rằng bạn phải tạo 1 tài khoản autodesk và đăng nhập vào đó nếu muốn download từ apps trên. Tính năng của add-in này là khi vẽ các đối tượng kiểu Dimentions (ghi kích thước), Texts (ghi chữ), Leaders (ghi chú chi tiết), Tables (bảng thống kê), Hatchs (tô mặt cắt vật liệu), Viewports (khung nhìn trong layout) thì add-in sẽ tự tạo ra các layer để quản lý các đối tượng đó và tự động gán cho các đối tượng trên layer tương ứng. Add-in này không thể thiếu với 1 người kĩ sư vẽ chuyên nghiệp. Các sử dụng: click vào biểu tượng của add-in trên trong Tab add-in để mở ra bảng cài đặt như hình bên dưới. Bảng cho phép thiết lập tên, màu sắc, kiểu đường nét của Layer tương ứng với các đối tượng liệt kê ở trên. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 78 0966397824
  57. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta tick vào tất cả 6 ô vuông trong hộp thoại để bật tất cả các kiểu layer đó lên OK để kết thúc. 8/ Tạo kiểu đường linetype Autocad cung cấp cho người dùng các kiểu đường nét cơ bản là nét liền, nét trục và nét khuất. Ngoài ra Autocad còn cho phép người dùng tạo thêm 1 kiểu đường trên đó có kèm chữ kí hiệu hay dùng trong bộ môn cơ điện như đường điện, đường nước sinh hoạt, đường nước thải, Dưới đây là ví dụ kiểu đường “nước sinh hoạt”: Để tạo thêm 1 kiểu đường như vậy, ta làm theo các bước sau:  Bước 1: Vẽ mô tả kiểu đường bằng cách dùng lệnh Line vẽ đường thẳng rồi dùng lệnh Text để vẽ chữ trong đường Lline đó. Trong phần này có 2 chú ý quan trọng. Thứ nhất là phải dùng lệnh Text để tạo chữ, nếu dùng lệnh khác như Mtext thì Autocad sẽ không hiểu được. Thứ 2 là kiểu chữ dùng để viết phải được thiết lập chiều cao mặc định trong hộp thoại Text Style bằng 0. Các bạn có thể tìm hiểu phần thiết lập kiểu Text ở mục “CIII/2: Quản lý các đối tượng Text, Dim, Leader, Hatch trong Autocad > 1/ Thiết lập kiểu Text” (nằm ngay sau đây). KS: Nguyễn Văn Huy Trang 79 0966397824
  58. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Chẳng hạn trong này, tôi dùng kiểu “Standard” với thiết lập Pager Text Height = 0. Gọi lệnh Text (DT_) chọn vị trí đặt chữ chọn chiều cao chữ (2.5 mm) chọn góc nghiêng chữ (để mặc định là 0) kết thúc lệnh. Ta có được hình vẽ mô tả kiểu đường nước sinh hoạt như sau:  Bước 2: gọi lệnh MKLTYPE hộp thoại MKLTYPE - select linetype file xuất hiện để đặt tên lưu file đuôi .lin chứa mô tả kiểu đường. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 80 0966397824
  59. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta chọn đường dẫn đến thư mục muốn chứa file mô tả Linetype sau đó đặt tên cho Linetype sắp thiết lập. Chú ý tên File phải viết không dấu. Trong hình tôi đặt là “DUONG NUOC”. Nhấn Save để lưu File. Tiếp theo Autocad yêu cầu ta đặt tên hiển thị cho linetype. Ta nhập tên là N như trong hình: Autocad yêu cầu viết mô tả cho kiểu đường. Nhập mô tả chi tiết là “ĐƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT”: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 81 0966397824
  60. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Thực hiện pick điểm đầu pick điểm cuối chọn đối tượng linetype rồi nhấn phím cách. Đường type được tạo và tự động load vào file Autocad.  Khi đang làm việc với 1 file bất kì thì nếu cần load 1 kiểu đường nào đó vào file Autocad ta làm các bước sau:  Gõ lệnh LA_ để mở bảng thiết lập Layer vào cột Linetype để chọn kiểu đường áp dụng cho layer đó (chẳng hạn ta tạo Layer “đường nước sh”) Hiện tại trong này không có kiểu đường ta cần (đường nước sinh hoạt đã tạo từ trước) chọn Load để tải vào file Autocad click vào nút File để dẫn đường link đến thư mục chứa file “DUONG NUOC SINH HOAT.lin” đã tạo từ trước chọn đúng file và nhấn Open. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 82 0966397824
  61. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Sau đó nhấn chọn kiểu đường vừa đưa vào OK KS: Nguyễn Văn Huy Trang 83 0966397824
  62. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp CIII/3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG TEXT, DIM, LEADER, HATCH TRONG AUTOCAD Trong bản vẽ có 1 phần rất quan trọng là ghi kích thước (DIM), ghi tên & thông tin cho các chi tiết, đối tượng (TEXT), ghi chú dạng mũi tên (LEADER). Ngoài ra có tô mặt cắt vật liệu (HATCH). Trong đó, TEXT, DIM, LEADER được thực hiện sau khi đã vẽ hoàn chỉnh các đối tượng và chỉnh bày vào trong bản vẽ. Các đối tượng này có nhiều cách quản lý và ảnh hưởng nhiều đến tốc độ hoàn thành bản vẽ. Trong Autocad có 2 kiểu quản lý các đối tượng Text, Dim, Leader, Hatch khác nhau là kiểu Standard và kiểu Annotative. Sự khác nhau giữa 2 kiểu quản lý này do yêu cầu cần phải Scale các đối tượng trên. Hiểu đơn giản như sau: chữ (Text), ghi chú (leader), kích thước (Dim) khi in ra bản vẽ cần phải có chiều cao chữ là 2.5 mm. Tuy nhiên đối tượng vẽ ví dụ 1 công trình để thu vào 1 khổ giấy cần phải scale nhỏ đi theo 1 tỉ lệ chẳng hạn là 1:100. Như vậy, khi viết chữ, ghi chú và dim kích thước cho công trình đó. Nếu thiết lập chiều cao chữ là 2.5 mm thì chữ đó sẽ rất nhỏ so với công trình. Và in ra giấy thì chữ đó có chiều cao là 2.5/100 = 0.025 mm. Vì vậy cần phải scale chữ đó lên 100 lần. Nếu dùng kiểu Standard, ta phải tạo ra nhiều kiểu Text, nhiều kiểu Dim, nhiều kiểu Leader vì lý do bản vẽ có thể có nhiều tỉ lệ khác nhau. Ứng với mỗi kiểu, ta nhân kích thước in ra giấy (2.5 mm) với tỉ lệ thu phóng đối tượng (1:100) để ra kích thước thực (250 mm) trên bản vẽ. Nếu dùng kiểu Annotative, ta chỉ cần tạo 1 kiểu Dim, 3 kiểu text, 1 kiểu Leader dùng cho tất cả các đối tượng vẽ. Ứng với mỗi đối tượng có tỉ lệ scale khác nhau thì Dim, text, Leader sẽ tự động scale đúng tỉ lệ của đối tượng. Khi áp dụng kiểu Annotative, trong thiết lập cho đối tượng kiểu Annotative sẽ xuất hiện biểu tượng dấu sao 3 cánh màu xanh dương ở trước. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 84 0966397824
  63. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Các công cũ vẽ đối tượng kiểu Annotative như Dim, Text, Leader nằm ở tab Annotate 1/ Thiết lập kiểu Text  Chèn thêm các font chữ tiếng việt còn thiếu vào Autocad. Các kĩ sư hiện nay vẫn sử dụng khá nhiều loại font chữ tiếng Việt mã TCVN3 hoặc VNI. Đó đều là những font chữ không có sẵn trong Autocad cũng như trong hệ điều hành Window. Do vậy nên chèn thêm các fon tiếng Việt theo mã trên để tránh bị lỗi Font khi mở bản vẽ. Để chèn thêm các Font chữ tiếng Việt còn thiếu, ta download 1 bộ Font chữ tiếng Việt cho Autocad trên mạng và copy- paste vào đường dẫn chứa Font của Autocad bằng cách:  Copy toàn bộ font chữ tiếng Việt vừa download về.  Tìm icon của Autocad trên desktop và chuột phải chọn Open File Location để mở nơi chứa file nguồn. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 85 0966397824
  64. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Chọn đến thư mục Font và paste Font vừa copy vào đó. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 86 0966397824
  65. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Thiết lập kiểu chữ (Textstyle) cho bản vẽ. Trong 1 bản vẽ cần thiết lập ít nhất 3 kiểu cỡ chữ khác nhau là kiểu “chữ thường” để ghi chú, kiểu “CHỮ LỚN” để ghi tiêu đề các đối tượng trong bản vẽ, kiểu “SỐ HIỆU TRỤC” để ghi số hiệu trục trong mặt bằng. Để vào quản lý Textstyle, gõ lệnh ST_ KS: Nguyễn Văn Huy Trang 87 0966397824
  66. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Hộp thoại Text Style hiển thị 2 kiểu Text mặc định là Standard (không cho phép xóa) và Annotative. Trong đó ta nên dùng kiểu Annotative là kiểu Text có thuộc tính Annotative. Chọn kiểu Annotative, đổi tên thành “chữ thường” và thiết lập như sau:  Font Name: chọn kiểu font “TCVN 7284” hoặc “Arial” để gõ tiếng Việt theo mã Unicode. Để tải font “TCVN 7284”, các bạn liên hệ tôi theo thông tin ghi dưới phần Footer nhé.  Font Style: chọn kiểu font (in đậm, in nghiêng, gạch chân)  Use Big Font: lựa chọn sử dụng kiểu font chữ to  Size: luôn tick vào mục annotative. Lựa chọn này cho phép cỡ chữ tự động scale theo tỉ lệ chọn trước.  Paper Text Height: chiều cao của chữ chọn từ 2-2.5mm với chữ thường và từ 4- 5mm với CHỮ LỚN.  With Factor: độ dãn bề rộng chữ mặc định là 1. Nếu nhập số nhỏ hơn 1 thì chữ bị co lại và ngược lại nhập số lớn hơn 1 thì chữ bị giãn ra.  Oblique Angle: góc nghiêng cố định của chữ. Mặc định sẽ là 0 Tương tự, thiết lập 2 kiểu chữ khác như hình vẽ bằng cách nhấn New: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 88 0966397824
  67. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Kiểu “SỐ HIỆU TRỤC” ta chọn to hơn cỡ chữ thường 1 chút. Thường chiều cao chữ là 3.5 ÷ 4mm và in đậm: 2/ Các lệnh làm việc với Text KS: Nguyễn Văn Huy Trang 89 0966397824
  68. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Lệnh viết chữ được thực hiện trong không gian Layout, cụ thể trong các Mview. Ngoài ra cũng có thể viết chữ trực tiếp trong Model. Xong sẽ phải chọn tỉ lệ để chữ Scale lên. Đối với cách viết chữ trong Layout thì khá đơn giản, tôi sẽ hướng dẫn trong phần sau. Dưới đây hướng dẫn cách ghi chữ trong Model (cách này không nên dùng khi vẽ) Có 2 lệnh viết chữ hay sử dụng là lệnh Text_(DT_) và lệnh Mtext_(T_). Ngoài ra có lệnh Find_ để tìm kiếm & thay thế các kí tự của chữ.  Lệnh Text Phím tắt DT_ Lệnh này cho phép nhập 1 dòng văn bản. Lệnh này đặc biệt thuận tiện khi viết những dòng chữ ngắn và cho phép chỉnh sửa nội dung chữ bằng cách click đúp trực tiếp vào đối tượng muốn edit. Đối tượng chỉnh sửa ở sẵn chế độ bôi đen rất tiện nhập nội dung mới. Tuy nhiên việc edit chữ bị giới hạn chỉ được phép chỉnh sửa về nội dung chữ. Các bước viết chữ trong model như sau: Bước 1: chọn kiểu text bằng cách vào Annotate → Text. Thuận tiện hơn là ta bật sẵn toolbar style và chọn kiểu chữ ngay trong đó: Bước 2: chọn tỉ lệ scale chữ bằng cách vào nút góc phải bên dưới và chọn tỉ lệ muốn scale kích cỡ chữ: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 90 0966397824
  69. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ví dụ chọn tỉ lệ 1:30 thì kích cỡ chữ sẽ phóng lên 30 lần so với chữ gốc. Tức là nếu chữ gốc cao 2 mm thì chữ viết ra trong Autocad sẽ cao 2x30 = 60 mm. Nếu trong danh sách không có tỉ lệ bạn muốn thì cuộn chuột đến mục cuối có lựa chọn custom. Bạn click vào Custom để tự thiết lập 1 kiểu tỉ lệ mong muốn: Bước 3: gọi lệnh DT_ và pick vào 1 ví trí bạn muốn đặt viết chữ ở đó. Autocad sẽ hỏi bạn đặt góc xác định phương của chữ. Nếu chỉ muốn chữ phương ngang (ứng với góc bằng 0) KS: Nguyễn Văn Huy Trang 91 0966397824
  70. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp thì bạn nhấn phím Cách để bỏ qua và bắt đầu nhập chữ vào. Lệnh này cho phép ta thực hiện nhiều lần. mỗi vị trí pick chuột sẽ là 1 vị trí mới để ghi chữ. Muốn edit lại chữ chỉ việc click đúp chuột vào chữ muốn edit. Chú ý trong khi nhập chữ, nếu nhấn enter để xuống dòng thì Autocad sẽ tự động tạo ra 1 đối tượng Text thứ 2 hoàn toàn tách rời với dòng phía trên do lệnh này chỉ ghi chữ trên 1 dòng.  Lệnh Mtext Phím tắt: T_ Lệnh này cho phép ta nhập vào 1 đoạn văn bản (nhập văn bản có thể chứa nhiều dòng) và khi chỉnh sửa bằng cách đúp chuột vào Mtext thì có Tab hiệu chỉnh Text Editor trên dải Ribbon để hiệu chỉnh chữ tương tự như trong Word. Các bước viết chữ như sau:  Bước 1: chọn kiểu text  Bước 2: chọn tỉ lệ scale chữ muốn Scale  Bước 3: gọi lệnh T_ và quét 1 ô hình chữ nhật sẽ chứa nội dung đoạn text và viết chữ. Chú ý 1: nếu chữ viết ra có tỉ lệ scale chưa ưng ý. Ta có thể đổi lại tỉ lệ scale của chữ bằng cách chọn đối tượng bật bảng Properties (phím tắt Ctrl + 1) chọn lại tỉ lệ trong mục Annotative scale. Chẳng hạn thêm 1 tỉ lệ 1:20 vào như hình bên dưới. Ta click và nút ở bên phải của dòng tỉ lệ chọn Add để thêm 1 kiểu tỉ lệ mới Sau khi thêm xong tỉ lệ thì xóa tỉ lệ cũ để lại chỉ 1 tỉ lệ ta muốn scale thôi. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 92 0966397824
  71. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Lệnh Find Chức năng: cho phép tìm kiếm và thay thế 1 phần kí tự của chữ. Lệnh này dùng để edit chữ rất tiện. Phím tắt: mặc định không có. Ta có ví dụ sau. Có 1 mặt bằng kết cấu đang ghi chú tên các cấu kiện côt, dầm là D22x*. Ta muốn sửa lại bề rộng thành 250mm. thì tất cả các ghi chú phải sửa lại thành D25x*. Nếu click vào từng đối tượng để sửa thì rất mất thời gian. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 93 0966397824
  72. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp A B C D 10 10 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 A B C D Gọi lệnh Find → nhập nội dung tìm kiếm (D22x) và mục Find What; nhập nội dung thay thế (D25x) và mục Replace With: → pick vào nút rồi quét chọn vùng cần tìm kiếm trên màn hình nếu muốn giới hạn vùng thay thế → nhấn phím cách và nhấn Replace All để thay thế tất cả. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 94 0966397824
  73. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Chuyển đổi từ đối tượng Text sang Mtext Rất nhiều trường hợp ta cần chuyển đổi đối tượng Text sang Mtext để có nhiều tùy chọn định dạng cho chữ. Ví dụ dưới đây ta có 1 đối tượng Text nội dung là “BREESA”. Ta muốn đổi thành Mtext để có thể định dạng in đậm và nghiêng. Ta làm như sau: Chọn đối tượng Text cần chuyển đổi và gọi lệnh TXT2MTXT. Đối tượng Text sẽ được chuyển về Mtext ngay lập tức. và chúng ta có thể chọn đối tượng Mtext và chỉnh sửa dễ dàng Nếu không nhớ được lệnh, ta có thể chọn Text và tìm trong dải Ribbon công cụ tên là Convert to Mtext trong tab Express tools: Chú ý: nếu bạn chọn cùng lúc nhiều đối tượng Text, sau đó dùng lệnh trên để chuyển đổi thì thành Mtext thì Autocad sẽ chỉ tạo thành 1 đối tượng Mtext duy nhất và chứa tất cả các Text kia trong 1 Mtext.  Lệnh Tcount KS: Nguyễn Văn Huy Trang 95 0966397824
  74. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Lệnh cho phép ta đánh số tự động theo 1 quy tắc do người dùng thiết lập sẵn. Do đó lệnh hay dùng để đánh số thứ tự tăng dần cho lưới trục. Dưới đây là ví dụ tạo ra các số hiệu lưới trục tăng dần. Ta có 1 mặt bằng bố trí móng đơn như hình vẽ dưới đây và cần đánh số lưới trục từ 1 – 9: Ta làm như sau:  Tạo ra 1 kí hiệu số hiệu trục đầu tiên bằng 1 đối tượng Text đặt lồng trong hình tròn (chẳng hạn trục 1). Chú ý để Text căn lề Middle center để chữ luôn nằm chính giữa hình tròn.  Copy đối kí hiệu trên cho các trục khác.  Chọn toàn bộ các kí hiệu (chọn phần Text hoặc chọn cả hình tròn đều được) KS: Nguyễn Văn Huy Trang 96 0966397824
  75. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Gọi lệnh TCOUNT. Lệnh này chỉ có tác dụng với đối tượng Text và Mtext. Sau khi gọi lệnh, trên màn hình xuất hiện 3 lựa chọn để sắp xếp các đối tượng được chọn tương ứng là sắp xếp theo phương trục X (từ trái sang phải), phương trục Y (từ trên xuống dưới) và sắp xếp theo thứ tự được chọn của các đối tượng trước đó (trường hợp chọn lần lượt từng đối tượng):  Trong trường hợp này, ta chọn lựa chọn X để sắp xếp. Lệnh yêu cầu ta thiết lập quy tắc đánh số thứ tự bằng cách nhập vào 2 tham số (Start, increment) tương ứng là (giá trị bắt đầu, bước nhảy hay số gia của dãy số) Chẳng hạn mặc định là 1,1 tức là sẽ tạo ra dãy số 1, 2, 3, 4, Tương tự nếu nhập là 3,2 thì sẽ tạo ra dãy số 2, 5, 8, 11,  Sau khi nhập xong quy tắc đánh số, màn hình xuất hiện 4 lựa chọn: - Overwrite: ghi đè lên nội dung đã có (nội dung cũ bị thay thế bằng nội dung mới). - Prefix: thêm vào phía đầu của nội dung Text đã có. - Suffix: thêm vào phía cuối của nội dung Text đã có. - Find&replace: tìm kiếm và thay thế.  Trong trường hơp này, ta chọn lựa chọn Overwrite để ghi đè nội dung cũ.  Giới thiệu add-in hỗ trợ đánh chỉ số lưới trục Lệnh TCOUNT có nhược điểm là chỉ áp dụng được cho số, còn muốn đánh chỉ số lưới trục cho chữ tăng dần như A, B, C, D, hoặc đánh chỉ số tăng dần hệ La Mã I, II, III, IV, thì không làm được. Trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng add-in sau tên “Increment” trên trang của autodesk. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 97 0966397824
  76. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Cách sử dụng add-in này như sau:  Bước 1: Tạo sẵn 1 số đối tượng Text hoặc Mtext hoặc Block Attribute (bạn đọc tìm hiểu tại “CIII/4: Quản lý đối tượng Block”). Trong ví dụ này tôi tạo 1 nhóm các đối tượng là Text và Block Attribute đánh số hiệu trục. Yêu cầu cần đánh số tự động cho Text là 1, 2, 3, 4, 5 và tự động cho Block là A, B, C, D.  Bước 2: click vào công cụ Increment trên dải Ribbon hoặc gọi lệnh GILE_INCR (mặc định). Bảng Gile - Increment xuất hiện:  Giải thích các tùy chỉnh cho bảng: - Cột Value Type: chứa các lựa chọn kiểu giá trị muốn ghi gồm: Digits [0-1] là kiểu số, Upper chars [A-Z] là kiểu chữ cái viết hoa, Lower chars [a-z] là KS: Nguyễn Văn Huy Trang 98 0966397824
  77. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp kiểu chữ cái viết thường, Hexadecimal là kiểu số hexa, Roman numrals là kiểu số La Mã. Bạn có thể tick nhiều kiểu giá trị. - Cột Parameters: chứa các tùy chọn thiết lập quy tắc đánh số. trong đó Start value (giá trị bắt đầu), Increment (bước nhảy), prefix (phần thêm vào phía trước chỉ số) và suffix (phần thêm vào phía sau chỉ số) tương tự như trong lệnh TCOUNT. - Cột phía bên phải có rất nhiều tab, mỗi tab cho ta 1 cách để tạo ra các chỉ số tăng dần khác nhau. Nhưng tôi khuyến khích bạn đọc chỉ nên dùng tab Auto. - Tab Auto: mục Entity type cho phép bạn chọn kiểu đối tượng muốn áp dụng. mục Action cho bạn lựa chọn 1 trong 3 kiểu là (Add as prefix) thêm phần chỉ số vừa thiết lập vào trước nội dung có sẵn, (Add as suffix) thêm vào phía sau nội dung có sẵn và (Replace) thay thế nội dung có sẵn. Thông thường ta chọn lựa chọn Replace. Mục Sorting cho phép bạn thiết lập quy tắc sắp xếp các đối tượng để đánh số. Ô Order by cho phép chọn hướng ưu tiên để sắp xếp. Ta có các hướng là X Ascending (phương trục X theo chiều tăng dần), X Descending (phương trục X theo chiều giảm dần), Y Ascending (phương trục Y theo chiều tăng dần), Y Descending (phương trục Y theo chiều giảm dần). Ô Then by cho phép chọn hướng ưu tiên thứ 2.  Áp dụng trong ví dụ muốn đánh số thứ tự tăng dần 1, 2, 3, 4, 5 như sau: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 99 0966397824
  78. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Áp dụng trong ví dụ muốn đánh chỉ số cho Block số hiệu trục như sau:  Bước 3: nhấn OK và quét chọn các đối tượng muốn áp dụng quy tắc đánh số. kết quả như hình dưới đây:  Chèn kí tự đặt biệt và chèn chỉ số trên, chỉ số dưới trong Autocad Muốn tạo các kí hiệu như Ф, ±, o, ta gõ kí tự thay thế như sau: %%c: Ф %%p: ± %%d: ⁰ Ngoài ra Autocad cung cấp thư viện kí tự đặc biệt trong mục symbol (công cụ này sẽ được kích hoạt khi ta đang nhập văn bản hoặc edit văn bản sử dụng lệnh MTEXT_). KS: Nguyễn Văn Huy Trang 100 0966397824
  79. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Mục (1) bao gồm các lựa chọn nhanh. Mục (2) cho phép mở bảng character Map để tìm kiếm nhiều kí hiệu khác hơn: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 101 0966397824
  80. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Chọn kí tự rồi nhấn Select để chọn và nhấn Copy. Sau đó nhấn Ctrl + V để paste vào. Muốn tạo chỉ số trên, chỉ số dưới cho chữ chỉ việc bôi đen phần chữ muốn tạo chỉ số rồi chọn lựa chọn trong mục Formatting của dải Ribbon. 3/ Tùy chỉnh tính năng Annotative Ở phần trên, tôi đã giới thiệu qua cho các bạn hiểu được tính năng Annotative trong Autocad. Tính năng này rất hay. Nhưng mới dùng thì chúng ta gặp 1 số khó khăn trong tùy chỉnh dẫn đến gặp 1 số tình huống mà bạn cho là phần mềm bị lỗi (ví dụ bị mất đối tượng kiểu Annotative) hay cấu hình máy yếu (khi click vào đối tượng Annotative để edit thì hiện như hình bên dưới) Dưới đây là các tùy chỉnh cho tính năng Annotative các bạn cần biết.  Các tùy chỉnh về trạng thái hiển thị đối tượng kiểu Annotative Trên thanh trạng thái Stratus bar có các lựa chọn để tùy chỉnh hiển thị đối tượng kiểu Annotative sau: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 102 0966397824
  81. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Annotation Scale đây là nút để ta thay đổi tỉ lệ hiện hành cho các đối tượng kiểu Annotative. Tôi đã trình bày ở phần bên trên. Nút này sử dụng trong Model để chọn trước tỉ lệ Scale với đối tượng kiểu Annotative lên theo tỉ lệ chọn trước. Ví dụ: ta viết 1 dòng text dùng kiểu “chữ nhỏ” cỡ chữ 5 mm thiết lập như phần trên. Trước khi viết, ta chọn tỷ lệ 1:1, sau đó, đo kích thước chữ đó. Làm tương tự, ta chọn tỷ lệ 1:2, viết chữ và đo kích thước. Ta sẽ thấy chữ tỉ lệ 1:2 bị phóng lên 2 lần so với chữ gốc.  Annotation Visibility : lựa chọn này tùy chỉnh về hiển thị các đổi tượng kiểu Annotative. Nếu lựa chọn này bật thì đối tượng kiểu Annotative dù ở tỉ lệ nào cũng được hiển thị ra. Nếu tắt lựa chọn này thì Autocad chỉ hiển thị những đối tượng kiểu Annotative có cùng tỉ lệ với tỉ lệ hiện hành. Những đối tượng không có tỉ lệ như tỉ lệ hiện hành sẽ bị ẩn đi. Mặc định ta luôn bật chế độ này trong Model  Auto scale lựa chọn này nếu kích hoạt sẽ cho phép Autocad tự động thêm tỉ lệ hiện hành cho đối tượng kiểu Annotative. Chế độ này thì nên tắt đi. Ví dụ 1 đối tượng là kiểu chữ được viết với tỉ lệ 1:1. Nếu ta đổi tỉ lệ hiện hành thành 1:2 thì đối tượng đó sẽ biến mất do đối tượng đó chỉ được gán duy nhất tỉ lệ 1:1. Muốn đối tượng hiển thị thì ta phải bất lựa chọn Annotation Visibitity lên. Nếu muốn đối tượng được tự động gán thêm tỉ lệ 1:2 thì ta bật lựa chọn Auto Scale . Khi đó đối tượng sẽ hiển thị được ở 2 tỉ lệ là 1:1 và 1:2. Khi click vào đối tượng để edit sẽ thấy hiển thị cả 2 kiểu đối tượng ra. Sử dụng lựa chọn này nên chú ý hạn chế thay đổi tỉ lệ hiện hành. Vì sẽ làm rối mắt đối tượng kiểu Annotative khi ta edit.  Tùy chỉnh trong bảng Propertis KS: Nguyễn Văn Huy Trang 103 0966397824
  82. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Một trong những tiện ích của Autocad là cho phép hiệu chỉnh nhanh các thuộc tính của 1 đối tượng cá biệt hay nhiều đối tượng cùng loại bằng bảng Propertis. Nhấn Ctrl + 1 để bật bảng Propertis và nên kéo bảng sang 1 phía (chẳng hạn bên phải) để bảng cố định. Để chọn 1 nhóm các đối tượng muốn chỉnh sửa, chẳng hạn các đối tượng là kiểu text, ta làm như sau: Bước 1: chọn vùng chứa các đối tượng cần áp dụng bằng cách quét chuột từ phải sang trái vùng chứa đối tượng. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 104 0966397824
  83. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Bước 2: các bạn để ý trong hình dưới đây tại mục (1) của bảng Propertis, chọn nhóm đối tượng muốn áp dụng tùy chỉnh. Chẳng hạn muốn tùy chỉnh đối tượng Rotated Dimension (đối tượng DIM kích thước). Trong hình ta thấy đằng sau tên đối tượng ghi kèm số lượng đối tương dim kích thước trong vùng chọn là 45. Sau đó ta tiến hành tùy chỉnh các thuộc tính liên quan đến đối tượng được chọn. Các thiết lập đó chỉ ảnh thưởng đến đối tượng ta vừa chọn ở mục (1) trong hình. Các thuộc tính được tùy chỉnh tương ứng là các thuộc tính mà trước đó ta đã thiết lập. Chẳng hạn đối với đối tượng kiểu Annotative, ta quan tâm đến các thuộc tính sau: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 105 0966397824
  84. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Annotative: nếu chọn Yes là có sử dụng tính năng Annotative cho đối tượng. Nếu chọn No thì đối tượng chở về dạng thường giống kiểu Standard. Annotative scale: nếu ở lựa chọn trên chọn Yes thì mục này ta có thể chọn tỷ lệ áp dụng cho đối tượng đó. Có thể chọn 1 hoặc nhiều tỉ lệ để áp dụng cho đối tượng. 4/ Thiết lập Dim kích thước đối tượng  Thiết lập kiểu Dim Thông thường ta chỉ cần tạo 1 kiểu Dim duy nhất để ghi kích thước của tất cả các đối tượng trong bản vẽ. Muốn thế kiểu dim đó phải có kích hoạt tính năng Annotative để scale tự động theo đối tượng vẽ. Tất cả các thiết lập về kiểu Dim đều nằm trong bảng Dimention style Manager. Dùng lệnh Dimstyle_(D_) KS: Nguyễn Văn Huy Trang 106 0966397824
  85. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Chọn luôn kiểu Annotative có sẵn và nhấn F2 để đổi tên (chẳng hạn đổi thành BREESA - X1). Sau đó chọn Modify để hiệu chỉnh kiểu Dim. Trong bảng Modify Dimension Style: ta hiệu chỉnh bắt đầu từ tab Symbol and Arrows: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 107 0966397824
  86. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Các mục cần chỉnh sửa như sau:  (1): Kiểu kí hiệu đầu mũi tên của đường kích thước. Đối với bản vẽ xây dựng chọn kiểu Architectural tick  (2): Cỡ của mũi tên. Chọn cỡ 1.2 mm. Tab lines chứa các tùy chỉnh về đường nét của đường kích thước (Dimension lines) và đường dóng (extension lines).  Với đường kích thước (Dimension Lines), cần thiết lập các mục:  Color: màu. Nên chọn màu tối để tránh gây rối mắt.  Linetype: kiểu đường. Ta có thể để mặc định lựa chọn này.  Lineweight: bề dày đường nét. Chọn nét mảnh (cỡ 0.15 mm).  Extend beyond ticks: khoảng nhô ra của đường kích thước. Ta chọn bằng 1.  Baseline spacing là khoảng cách giữa 2 đường Dim Baseline khi ta sử dụng lệnh Dimbaseline_ (lệnh ghi các đường kích thước bao). Ta chọn khoảng cách là 6.  Suppress: ở đây có 2 ô vuông để ta tick cho 2 phần của đường dóng là Dim line 1 và Dim line 2. Nếu tick vào ô nào thì phần đường kích thước tương ứng đó bị bỏ đi. Thông thường thì để nguyên không tick. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 108 0966397824
  87. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Với đường dóng (Extension Lines), cần thiết lập các mục:  Color, Linetype, Lineweight, suppress: thiết lập tương tự trên.  Extend beyond dim lines: khoảng nhô ra của đường dóng. Ta chọn bằng 1 mm.  Offset from origin: khoảng cách từ chân đường dóng đến điểm chân Dim. Ta chọn bằng 1 mm.  Fixed length extension lines: tick vào sẽ cố định chiều dài đường dóng. Ta nhập chiều dài cố định bằng 6 mm trong mục length. Tab Text chứa các tùy chỉnh về chữ ghi kích thước và căn lề cho chữ. Các mục cần chỉnh sửa như sau:  Mục Text Appearace:  Text style: là kiểu chữ. Ta chọn kiểu chữ thường đã thiết lập từ trước.  Text color: là chọn màu của kiểu chữ. Ta nên chọn màu sáng để dễ nhìn.  Fill Color: tô nền cho chữ. Ta nên để mặc định là None để không tô nền.  Text hight: chiều cao chữ. Nếu đã chọn cỡ chữ từ khi thiết lập kiểu chữ thì mục này sẽ không chỉnh lại được.  Draw frame around text: nếu tick vào sẽ xuất hiện khung tên cho chữ. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 109 0966397824
  88. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Mục Text placement:  Vertical: là vị trí chữ so với đường kích thước theo phương đứng. chọn above để chữ ở phía trên đường kích thước.  Horizontal: là vị trí chữ theo phương ngang. Chọn centered để chữ luôn nằm chĩnh giữa đường kích thước.  View direction: là chọn hướng hiển thị chữ. Chọn Left to Right là từ trái sang phải.  Offset from dim line: là Khoảng cách từ chữ đến đường kích thước. Chọn bằng 0.6 mm  Mục Text Alignment: để căn lề hay chọn phương cho chữ so với đường kích thước. Chọn Aligned with dimention line để chữ luôn căn lề theo phương đường kích thước. Các kích thước thiết lập chung của kiểu dim KS: Nguyễn Văn Huy Trang 110 0966397824
  89. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tab Fit chỉ cần quan tâm thiết lập Scale for dimension features. Nên chọn tính năng Annotative để kích cỡ Dim tự động scale theo tỉ lệ hiện hành hoặc tỉ lệ của khung Mview sẽ được trình bày ở phần layout. Nếu không chọn tính năng Annotative thì có 2 tùy chọn là:  Scale dimensions to layout: kích cỡ Dim sẽ tự động Scale theo tỉ lệ khung Mview trong trình bày bản vẽ theo Layout.  Use overall scale of: tự nhập tỉ lệ Scale kích cỡ Dim. Kiểu này cần chú ý sau:  Lưu ý: Nếu ở tabs Text, mục Text style chọn kiểu chữ đã thiết lập sẵn chiều cao thì chiều cao chữ của Dim kích thước sẽ không thể tự scale theo. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 111 0966397824
  90. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tab Primary Units cần điều chỉnh các mục sau:  Precision: thiết lập định dạng số ghi kích thước. Cách định dạng số giống trong excel. Nếu chọn là 0 thì số đo kích thước sẽ chỉ hiện phần nguyên (không hiện phần số thập phân).  Prefix: tiền tố. là phần thêm vào phía trước kích thước.  Suffix: hậu tố. Là phần thêm vào phía sau kích thước (chẳng hạn muốn ghi kích thước kèm đơn vị thì có thể điền đơn vị trong ô này).  Scale factor: hệ số nhân kích thước được mặc định là 1 nghĩa là số đo kích thước hiển thị bằng số đo thực. Kích thước hiển thị trên màn hình sẽ bằng kích thước thực nhân hệ số Scale factor. Ví dụ 1 đoạn thẳng có kích thước bằng 10. Nếu chọn hệ số Scale factor là 2 thì khi dim sẽ hiển thị số đo kích thước là bằng 10 x 2 = 20. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 112 0966397824
  91. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Thiết lập khác trong bảng Option.  Gọi lệnh OPTIONS_(OP_)  Trong tabs User Preferences luôn tick vào tùy chọn Make new dimension associative. Lựa chọn này đặc biệt quan trọng cho phép đối tượng DIM tự động gắn lấy đối tượng được DIM khi đối tượng bị edit. Chẳng hạn ta có hình chữ nhật kích thước 30x50. Sau đó kéo điểm grip để kích thước hình chữ nhật là 40x50. Khi đó DIM cạnh 30 tự động bắt theo cạnh đó và đổi thành 40: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 113 0966397824
  92. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Trong tab Drafting có tùy chọn Ignore dimension extension lines Tùy chọn này cho phép bỏ qua không bắt điểm đối với đường dóng kích thước. 1 chú ý nữa là trên thanh trạng thái có 1 chế độ cảnh báo trạng thái của Dim: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 114 0966397824
  93. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Annotation Monitor : khi bật chức năng này sẽ cho phép hiện cảnh báo là ô vuông màu vàng có chấm than đối với các đường Dim bị mất liên kết với đối tượng gốc. Ví dụ vẽ 1 hình chữ nhật và thực hiện Dim kích thước cạnh đáy. Sau đó xóa hình chữ nhật đi thì Dim của đường thằng đó sẽ xuất hiện ô vuông vàng chấm than. Do vậy thường tắt chế độ này.  Các lệnh ghi kích thước  Lệnh DIM_ Lệnh này là lệnh ghi kích thước tổng hợp. Lệnh cho phép dim đối tượng theo các kiểu khác nhau bằng cách đơn giản là pick chọn đối tượng cần dim. Có thể dim theo phương ngang, dọc, chéo, dim góc, KS: Nguyễn Văn Huy Trang 115 0966397824
  94. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Gõ DIM_ sau đó pick vào đối tượng và di chuyển chuột để định phương cần dim. Nếu pick tiếp đường thứ 2 thì sẽ dim được góc hợp bởi 2 đường đó.  Lệnh DIMLINEAR_(DLI_) Lệnh này cho phép dim kích thước theo phương dọc hoặc ngang (phương trục tọa độ) Gõ DLI_ Pick điểm thứ nhất rồi pick điểm thứ 2. Sau đó pick 1 điểm nữa để chọn vị trí đặt dim. Cách khác để dim nhanh đối tượng là: Gọi lệnh DLI_ → nhấn phím Cách → pick chọn đối tượng cần dim và picks 1 điểm nữa để chọn vị trí đặt Dim. Cách này phù hợp để dim đối tượng, đỡ công pick điểm.  Lệnh DIMALINGED_ (DAL_) Lệnh này để dim kích thước theo phương của đối tượng cần dim. Cách sử dụng tương tự như DLI_  Lệnh DIMCONTINUE_ (DCO_) Lệnh này sử dụng ngay sau lệnh DLI_ để ghi các kích thước nối tiếp nhau mà không phải mất công pick 2 điểm lấy kích thước như lệnh DLI_. Áp dụng để dim chi tiết đối tượng. Gọi lệnh DCO_. Nếu trước đó đã dùng lệnh DLI_ thì lệnh DCO_ tự động bắt điểm thứ 2 của lệnh DLI_ làm điểm thứ nhất và yêu cầu ta pick điểm thứ 2. Nếu trước đó không dùng lệnh DLI_ hoặc muốn bắt đầu Dim từ 1 vị trí khác thì nhấn phím Cách để chọn 1 Dim có sẵn muốn dim tiếp KS: Nguyễn Văn Huy Trang 116 0966397824
  95. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Lệnh DIMBASELINE_ (DBA_) Lệnh này cách dùng hoàn toàn tương tự lệnh DCO_, chỉ khác là lệnh này ghi kích thước theo phương song song với dim cũ nên áp dụng điểm dim kích thước tổng bên ngoài. Khoảng cách giữa các đường Baseline được tùy chỉnh trong tab Line → Baseline spacing của Dimstyle. (ta đã lấy bằng 6 mm)  Cách edit giá trị Dim KS: Nguyễn Văn Huy Trang 117 0966397824
  96. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Để Edit giá trị Dim, ta click đúp chuột vào giá trị của Dim kích thước. Sau đó chỉnh sửa trực tiếp. Chú ý là giá trị của Dim chính là 1 dạng của Filed (tìm hiểu phần sau), nên nếu chúng ta không xóa giá trị đó mà chỉ chèn thêm chuỗi vào phía trước hoặc sau giá trị Dim thì giá trị dim sẽ vẫn tự động thay đổi độ lớn nếu khoảng cách Dim thay đổi. Ví dụ ta chèn thêm đơn vị cm2 và trước giá trị dim như hình bên dưới: 5/ Thiết lập MLeader để ghi chú đối tượng  Thiết lập kiểu MLeader Gõ lệnh MLS_ để mở bảng Multileader Style Manager: Chọn Modify để chỉnh luôn kiểu standard có sẵn. Thiết lập kiểu Mleader cũng tương tự như kiểu Dimstyle. Cần chú ý các phần sau: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 118 0966397824
  97. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tab Leader format gồm các thiết lập về định dạng đường dẫn:  (1): Mục General chứa thiết lập định dạng đường dẫn:  Type: kiểu đường dẫn: thẳng (Straight), spline hoặc None là không có đường dẫn.  Color: màu sắc đường dẫn  Linetype: kiểu đường  Lineweight: đồ dày đường nét  (2): Mục Arrowhead chứa thiết lập cho mũi tên:  Symbol: chọn kiểu kí hiệu mũi tên  Size: chọn cỡ mũi tên. Ta chọn cỡ là 1.2 mm. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 119 0966397824
  98. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tab Leader Structure gồm các thiết lập về kết cấu 1 ghi chú. Trong đó ta quan tâm các tùy chọn sau:  Maximum leader points: số điểm pick tối đa để kết thúc đường dẫn, thông thường ta nên để bằng 2.  Automatically include landing: nếu tích vào đây thì luôn luôn xuất hiện đường landing.  Set landing distance: đặt khoảng cách cho đoạn landing. Thường ta chọn bằng 1 mm.  Annotative: kích hoạt tính năng Annotative để tự động scale ghi chú theo tỉ lệ hiện hành. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 120 0966397824
  99. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tab Content chứa các thiết lập về nội dung ghi chú. Ta quan tâm các tùy chọn sau:  Thiết lập về kiểu chữ trong mục (1): các thiết lập này tương tự trong thiết lập kiểu Dim.  Thiết lập phương của chữ ghi chú trong mục (2). Nếu để chữ theo phương ngang, ta chọn 1- Horizontal attachment. Ngược lại để chữ phương đứng , ta chọn 2- Vertical attachment.  Mục (3) cho ta tùy chỉnh vị trí tương đối của chữ so với đường landing. Nếu muốn chữ nằm giữa đường landing thì chọn Middle of text. Nếu muốn chữ nằm hẳn phía trên của đường landing thì chọn Underline bottom line.  Lệnh tạo ghi chú. Có nhiều lệnh tạo ghi chú, nhưng lệnh dùng phổ biến và dễ thiết lập nhất là lệnh Mleader_(MLD_) Gọi lệnh MLD_ Pick 1 điểm để làm điểm gốc cho đường Mleader. Mặc định Autocad chọn điểm đó là điểm đầu mũi tên (arrowhead). Ta có thể thay đổi điểm gốc bằng cách để ý dòng lệnh trong command line như sau: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 121 0966397824
  100. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta có thể chọn điểm gốc là điểm đầu tiên của đường landing bằng cách nhập chữ L_, hoặc chọn điểm gốc là điểm đầu tiên của phần nội dung bằng cách nhập chữ C_. Nếu muốn thiết lập lại mặc định thì nhập chữ H_. Sau khi pick điểm đầu tiên làm gốc, pick tiếp điểm thứ 2 để tạo đường leader và nhập nội dung ghi chú vào. 6/ Tô miền mặt cắt bằng công cụ Hatch Hatch là công cụ để tô vật liệu cho mặt cắt đối tượng. Để hatch vật liệu cần phải có biên dạng là 1 miền kín (tốt nhất nên là đường Polyline). Có thể Hatch 1 hoặc nhiều miền kín khác nhau.  Lệnh Hatch Chú ý đầu tiên trước khi dùng lệnh Hatch là miền cần Hatch phải thực sự kín. Do vậy trước khi hatch 1 miền nào đó thì ta nên làm 1 bước là dùng lệnh Joint để nối các đường biên của miền cần Hatch lại nếu miền đó được cấu tạo từ các đường rạc.  Chẳng hạn cần tô nét Hatch cho 1 miền giới hạn bởi hình như nhật sau:  Gọi lệnh H_ đưa chuột vào miền cần tô, miền đó được tự động tô nét Hatch,  Để điều chỉnh mẫu Hatch, ta chú ý trên dải Ribbon sẽ xuất hiện các tùy chọn thiết lập mẫu Hatch: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 122 0966397824
  101. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp  Mục Boundaries cho phép ta chọn đường biên dạng giới hạn miền tô nét Hatch theo 2 cách là Pick Points (giống như trên, khi ta đưa chuột vào miền tô thì Autocad tự động bắt đúng miền tô đó) và Select (ta phải pick vào đường biên để Autocad nhận dạng đường biên của miền cần tô)  Mục Pattern chứa các mẫu tô vật liệu có sẵn. Ta có thể mở rộng bảng chọn mẫu tô bằng cách click vào nút Bảng sẽ trỏ xuống dạng đầy đủ và ta có thể cuộn chuột để tìm đến mẫu tô phù hợp.  Mục Properties chứa các điều chỉ về thuộc tính như độ trong suốt (Hatch transparecy), góc nghiêng nét Hatch (Angle), tỉ lệ hiển thị nét Hatch . Ta nhập số trực tiếp để điều chỉnh.  Mục Options chứa các tùy chọn cho mẫu Hatch. Trong đó có a) Associative là tùy chọn cho phép gắn nét Hatch với đường biên. Khi đường biên dịch chuyển, nét Hatch tự động bám theo. Tùy chọn này luôn bật. Ta có thể xem ví dụ mình họa sau để hiểu rõ hơn: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 123 0966397824
  102. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp b) Ta nên bật cả tùy chọn Annotative nếu trình bày bản vẽ trong Layout. Tính năng giúp cho hiển thị vật liệu ở các tỉ lệ khác nhau đều giống nhau khi in. Điều này thích hợp khi trình bày bản vẽ nhiều tỉ lệ trong Layout. Cụ thể về trình bày trong layout như thế nào sẽ được nói đến trong phần sau. c) Tùy chọn Match properties tương tự lệnh Matchprop (Matchprop chính là viết tắt của Match properties) cho phép sao chép thuộc tính nét Hatch sắp tô theo 1 nét Hatch đã có sẵn từ trước. Chẳng hạn ta có 1 mẫu nét tô sẵn trong bản vẽ đã điều chỉnh cả tỉ lệ, kiểu pattern, góc nghiêng, Bây giờ cũng vẫn dùng mẫu đó để tô cho 1 miền khác ta làm như sau: gọi lệnh H_ click vào tùy chọn Match Properties pick vào mẫu tô gốc pick chọn biên cho miền cần áp dụng mẫu gốc. Chú ý có thể Hatch nhiều miền rời rạc cùng 1 lúc. Nếu làm vậy thì khi click vào miền Hatch để edit thì các miền rời rạc sẽ cùng được hiệu chỉnh.  Tùy chỉnh thiết lập cho lệnh Hatch KS: Nguyễn Văn Huy Trang 124 0966397824
  103. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Ta cần chú ý 1 số thiết lập cho Hatch trong bảng Options (lệnh OP_) như sau:  Tùy chọn Ignore Hatch Objects trong tabs Drafting: nếu tick lựa chọn này sẽ bỏ qua không bắt điểm trên nét hatch. 1 số trường hợp lại cần tắt lựa chọn này.  Tùy chọn Associate Hatch trong tab Selection: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 125 0966397824
  104. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Tùy chọn cho phép gắn chặt đường biên vào nét Hatch. Nếu tick chọn, khi chọn miền Hatch thì đường biên đồng thời được chọn. Như thế sẽ không xuất hiện được các tùy chỉnh edit Hatch trên dải Ribbon khi ta chọn miền Hatch. Do vậy tùy chọn này không nên chọn.  Edit mẫu Hatch Edit mẫu Hatch rất đơn giản. Click trực tiếp mẫu Hatch, trên dải Ribbon sẽ xuất hiện lại các công cụ cho phép ta hiệu chỉnh mẫu Hatch. Hoặc ta có thể tùy chỉnh trọng bảng Properties cũng hoàn toàn tương tự. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 126 0966397824
  105. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp Các tùy chọn hiệu chỉnh mẫu Hatch nằm trong mục Pattern tương tự như chỉnh trong dải Ribbon. KS: Nguyễn Văn Huy Trang 127 0966397824
  106. P2302- CT36A Metropolitant Định Công- Hoàng Mai- HN Đào tạo AUTOCAD – EXCEL – WORD - REVIT chuyên nghiệp CIII/4: QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG BLOCK Block là đối tượng dạng khối của Autocad. Việc sử dụng Block giúp tiết kiệm thời gian vẽ bằng cách tạo thư viện sẵn những mẫu dạng điển hình hóa. Sau này, khi cần dùng đến ta chỉ việc insert vào và nhập lại các thông số tùy chỉnh kích thước. 1/ Các kiểu Block khác nhau  Block tĩnh. Là loại Block không cho phép edit trong không gian vẽ Model. Ta chỉ có thể can thiệp khi vào môi trường Block editor. Ưu điểm của Block tĩnh:  Quản lý đối tượng dễ dàng hơn. Tránh được sự nhầm lẫn các nét của đối tượng trong quá trình thiết kế và edit bản vẽ.  Ngăn những chỉnh sửa không mong muốn cho đối tượng.  Phù hợp để vẽ các đối tượng vẽ khá phức tạp xuất hiện trong bản vẽ từ 2 lần trở lên hoặc thường hay xuất hiện trong các bản vẽ nhưng cố định kích thước như các đồ nội thất, ngoại thất, cây cối, con người, phương tiện, trong bản vẽ kiến trúc hoặc các phương tiện, vật liệu, trong bản vẽ thi công. Khi Edit 1 đối tượng thì tất cả các đối tượng khác cùng kiểu block đó sẽ update tự động theo. Đây chính là lợi thế lớn nhất của Block tĩnh. Chú ý Array cũng là 1 đối tượng Block tĩnh được sắp xếp theo quy luật.  Block thuộc tính. Là loại Block có chứa những biến là kiểu Text đi kèm Block có thể chỉnh sửa dễ dàng mà không cần vào môi trường Block editor. Block thuộc tính được ứng dụng để tạo các đối tượng ghi chú nhanh chóng và dễ dàng quản lý.  Block động Là loại Block có thể thay đổi kích thước và biến hình theo ý muốn của người tạo Block. Block động được ứng dụng nhiều để xây dựng thư viện các đối tượng có tính điển hình hóa như cửa số, cửa kính, hàng rào, cột, dầm, Tính linh động và thông minh của Block động tùy thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo của người tạo ra chúng. 2/ Tạo và quản lý Block tĩnh Block tĩnh tạo và sử dụng khá đơn giản. Dưới đây tôi hướng dẫn các bạn tạo Block tĩnh cho các đối tượng là nội thất. Cụ thể trong ví dụ này là tạo Block cho bộ bàn ghế sofa trong mặt cắt đứng: KS: Nguyễn Văn Huy Trang 128 0966397824