Bài giảng Hậu quả tâm thần kinh sau thảm họa - Dominique Jégaden

ppt 25 trang Hùng Dũng 03/01/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hậu quả tâm thần kinh sau thảm họa - Dominique Jégaden", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hau_qua_tam_than_kinh_sau_tham_hoa_dominique_jegad.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hậu quả tâm thần kinh sau thảm họa - Dominique Jégaden

  1. VINIMAM 2012 Hậu quả tâm thần kinh sau thảm họa Dr Dominique Jégaden
  2. Chấn thương do đắm tàu « Khi một con tàu đắm, người ta tưởng như vũ trụ cũng chìm theo họ, và với đôi chân hụt hẫng không còn điểm tựa nên lòng dũng cảm, lý trí của họ cũng chẳng còn. Cho dù vào thời khắc đó họ có nhìn thấy một chiếc xuồng cứu hộ thì họ cũng chẳng thể tự cứu lấy bản thân. Bởi vì thân xác họ chẳng thể nhúc nhích được mà chỉ biết bất lực nhìn con tàu cứu hộ trôi qua trong đau khổ tuyệt vọng. Họ sẽ chẳng sống được lâu nữa. Chìm dần trong màn đêm, thân xác lạnh cóng vì gió và nước biển; sự trống rỗng, tiếng động và sự im lặng làm họ sợ hãi, và chỉ trong vài ba ngày nữa họ sẽ chết dần trong sự mục rữa » Alain Bombard
  3. Sang chấn do đắm tàu Cơn Stress cấp • Xảy ra ngay lập tức khi thảm hoạ; thời gian kéo dài ít nhất là 02 ngày và dài nhất là 04 tuần. •Biểu hiện: • Diễn biến sang chấn được tái hiện lại một cách dai dẳng với những hình, bằng những suy nghĩ, những giấc mơ, những ảo ảnh ảnh, những giai đoạn hồi tưởng về thảm hoạ • Những dấu hiệu nặng của tình trạng kích thích hệ thần kinh thực vật
  4. Sang chấn do đắm tàu Gây tổn thương tới ảo tưởng cá nhân về tính không thể bị thương tổn ( Atteinte au mythe personnel de l’invulnérabilité) •Nỗi sợ hãi: • Sợ hãi, lo âu, hoảng loạn (xuất hiện khi mà người bị đắm tàu thấy rằng không có sự cứu hộ hoặc khi họ bị rơi xuống nước và bắt đầu bị nước biển nhấn chìm. • Đôi khi có thể có những phản ứng nghịch thường: • Tình trạng sững sờ cảm xúc • Tình huống đột nhiên trở nên liều lĩnh khác thường • Nỗi thất vọng: • Có xu hướng bàn lùi, sợ thất bại tiềm ẩn những sự nguy hiểm trong hành động • Cảm giác hoàn toàn bất lực • Phản ứng sinh tồn
  5. Sang chấn do đắm tàu Các dạng có hành vi nguy hiểm • Hốt hoảng và vội vã khi đưa ra quyết định mà không suy nghĩ hoặc hoặc khi đang lo lắng quá mức • Hành vi thụ động, nhẫn nhục chịu đựng • Tỏ ra hung hăng với người khác về mặt lời nói và hành động
  6. Điều kiện khắc nghiệt khi sống trôi dạt trên bè mảng 1. Các mối nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết • Sự mỏng manh của chiếc bè mảng so với các yếu tố mênh mông giữa biển cả 2. Hoàn cảnh bị giam hãm • Mất đi ‘‘không gian riêng tư’’ • Là nguồn gốc gây ra những mâu thuẫn trong quan hệ giữa những người sống sót trên bè 3. Sự cách ly, sự cô độc • Mất đi mối liên hệ trực tiếp với thế giới đời thường
  7. Điều kiện khắc nghiệt khi sống trôi dạt trên bè mảng 4. Cuộc sống như người nguyên thủy • Chấp nhận sự thụt lùi về vật chất • Sinh sống với những phương tiện tối thiểu còn sót lại trên tàu, bè , phao xuồng cứu hộ • Hoạt động hàng ngày nhàm chán • Sinh hoạt chung trong không gian trật hẹp 5. Môi trường sống khắc nghiệt đầy hiểm nguy • Dễ bị nguy hại trước các điều kiện thời tiết • Tình trạng biển động • Cá dữ tấn công: cá mập
  8. Điều kiện khắc nghiệt khi sống trôi dạt trên bè mảng 1. Thay đổi các giác quan • Thị giác: Giảm do thị trường bị hạn chế rất nhiều • Trong tình huống góc quan sát ở gần mặt nứớc sẽ làm giảm khả năng nhìn xa và đường chân trời trở nên mờ ảo, bị che lấp bởi ngọn sóng biển • Màu sắc: tất cả chỉ còn một màu xanh xám • Ánh mặt trời luôn chói lọi • Thính giác : Sự im lặng mang đến nỗi sợ hãi hoặc những tiếng động đến rợn người của tự nhiên (tiếng gió rít, tiếng va đập giữa các con sóng ) • Khứu giác : Những mùi vị ngon lành dần mất đi và chỉ quay lại bằng những hồi tưởng « flashs » , mùi của những người khác
  9. Điều kiện khắc nghiệt khi sống trôi dạt trên bè mảng (tiếp) 2. Chống chọi với cái đói và sự lạnh giá 3. Bệnh tật và sự chịu đựng của những người sống trôi dạt sau đắm tàu • Thực hiện lặp lại nhiều lần những công việc để sinh tồn (tát nước, sửa chữa, duy trì cho sự nổi của chiếc bè ) • Suy kiệt thể lực, mệt mỏi • Nhiễm khuẩn: nổi mụn nhọt, da khô, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ vận động
  10. Một không gian – thời gian mới • Sự bao la của không gian biển gây ra cảm giác không thể đạt tới được (sensation d’impalpable) : « một hành tinh mới » • Sự nhận định sai lầm về các dấu hiệu tự nhiên xung quanh ( màu sắc của đại dương, sự trong suốt bất thường của nước ): sự lệch lạc của năng lực nhận thức nhưng sự nhận định này khiến họ cảm thấy yên tâm • Sự cảm nhận về thời gian bị rối loạn nặng nề • người bị trôi dạt phải chấp nhận tồn tại từng ngày từng ngày một • Họ luôn thấy mình ở luôn kề sát ranh giới giữa sự sống và cái chết
  11. Rối loạn tâm thần liên trong các trường hợp sống trôi dạt trên biển • Rối loạn cảm nhận về thời gian và không gian • Phản ứng không tương thích hoặc nghịch thường: một số thủy thủ bị đắm tàu lại có biểu hiện vui vẻ hạnh phúc khi đang bơi trong biển cả (p. ex.?) • Ảo giác : − Nguyên nhân thường liên quan tới sự thiếu ngủ kéo dài • Cơn hoang tưởng: − Bao gồm những cơn chiêm bao và tâm thần lú lẫn
  12. Các loại ảo giác thường gặp • Thường gặp ở những người thích vượt biển một mình • Tri giác « có thực», về một thứ nào đó không hề tồn tại (nhìn thấy một con tàu hay một ai đó đến cứu, thấy có thức ăn) • Thường xuất hiện trên một phương tiện hỗ trợ có thật (cưỡi trên sóng, đến từ trên trời, hoặc trên một chiếc xuồng) • Các ảo giác thường sơ cấp (thấy ánh sáng, nghe thấy tiếng động ) nhưng thường gặp các ảo giác phức tạp (thấy các khuôn mặt, nghe các bài hát ) • Thường không hẳn là một giấc mơ cũng chẳng phải là một ảo ảnh • Thường liên quan hoàn toàn với những ảo giác gặp lúc đầu , nhưng rồi sau đó mức độ ảo giác ít nhiều có thay đổi • Có thể dẫn tới những rối loạn hành vi nguy nghiểm (như nhảy xuống biển)
  13. Các loại ảo giác thường gặp • Ảo giác thị giác và thính giác: − Tiếng gầm gừ của động cơ và âm thanh của sự tuyệt vọng − Các loại động vật kỳ lạ nói chuyện với nhau − Nhìn thấy tàu bè − Thấy hội thoại trong một cửa hàng − Nghe thấy tiếng động cơ máy bay trực thăng − Thấy hình ảnh người thân (nhất là người mẹ) − Nhìn thấy thức ăn: những chiếc bánh mì nóng hổi, món cutcut, kem socola , trứng chần, thịt gà, khoai tây chiên • Ảo khứu: − Mùi bếp núc
  14. Các đợt mê sảng • Giai đoạn hoang tưởng chiêm bao • Giai đoạn hoang tưởng chiêm bao • « Trong bối cảnh sa sút trí tuệ nói chung, họ nhìn thấy những kẻ bất hạnh giẫm đạp lên đồng đội của mình, với thanh kiếm trong tay, giành giật lấy chiếc cánh gà và bánh mì để xoa dịu cơn đói của họ. Những người khác được yêu cầu đi đến võng giữa sàn của tàu khu trục để nghỉ ngơi. Nhiều người nghĩ rằng họ vẫn còn trên tàu La Meduse, được bao quanh bởi những điều họ nhìn thấy mỗi ngày ». Chiếc bè mảng của con tàu La Méduse
  15. Sự hoang tưởng bị truy sát • Dường như rất hay hiện lên trong suy nghĩ của những người trôi dạt sau đắm tàu • Mức độ hoang tưởng bị hại thường là rất trầm trọng, với suy nghĩ thường trực rằng có ai đó muốn giết hại họ. • Ý nghĩ rằng có người nào đó muốn trả thù họ « Tôi có cảm giác rất rõ ràng rằng bọn họ nếu không bằng cách này thì họ sẽ tìm cách khác để hãm hại chúng tôi » Chay Blith
  16. Stress sau sang chấn (STP) • Đắm tàu • Hư hỏng nặng: cháy, nổ, thủng vỏ tàu, va chạm tàu • Sự sinh tồn của con người trên đại dương Lật úp phà Herald của tập đoàn Free Enterprise : thấy có biểu hiện Stress sau sang chấn ở 50% số người được cứu sống Đắm tàu ở Estonia : có tới 64,3% nạn nhân sống sót có biểu hiện SPT Vụ đắm tàu La Fidèle : 47% số nạn nhân có biểu hiện SPT
  17. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Stress sau sang chấn Post Traumatic Stress Disorder (DSM IV) • Nạn nhân phơi nhiễm với một sự kiện thảm họa, trong đó có hai yếu tố: − Nạn nhân đã sống, đã chứng kiến hoặc đã phải đối mặt với sự kiện thảm họa khiến cho nhiều người đã rơi vào tình trạng đối mặt với cái chết hoặc bị chấn thương nặng hoặc chính bản thân họ đã có thể bị tổn thương trong sự kiện đó − Khi thảm họa xảy ra, nạn nhân có phản ứng cực kỳ sợ hãi, có cảm giác bất lực hoặc khiếp sợ trước những tác động của thảm họa.
  18. • Các dấu ấn của sự kiện thảm họa thường xuyên tái hiện lại, có thể theo một (hoặc nhiều cách sau): − Những ký ức về thảm họa cứ lặp đi lặp lại, chủ yếu là những sự kiện có tính quyết định gây ra cơn Stress với những hình ảnh, suy nghĩ và nhận thức đã trải nghiệm; − Lặp đi lặp lại những giấc mơ về sự kiện thảm họa gây ra tình trạng Stress; − Cảm tưởng hoặc hành vi đột ngột giống như là sự kiện thảm họa sắp tái diễn (gồm cảm giác trải nghiệm lại trong sự kiện thảm họa, ảo ảnh, ảo giác và những phần hồi ức rời rạc; − Cảm xúc mãnh liệt của tình trạng sốc tâm lý khi tiếp xúc với những tác động bên trong và bên ngoài làm gợi nhớ hoặc giống với hoàn cảnh của sự kiện thảm họa từng xảy ra đối với họ; − Có những phản ứng sinh lý khi tiếp xúc với những tác động bên trong và bên ngoài làm gợi nhớ hoặc giống với hoàn cảnh của sự kiện thảm họa từng xảy ra đối với họ.
  19. • Tình trạng né tránh kéo dài đối với những yếu tố liên quan tới sự kiện thảm họa và giảm các phản ứng chung (những biểu hiện này không hề có trước khi thảm họa xảy ra), xác định bệnh cảnh này khi có ít nhất 3 trong số những biểu hiện sau: − Cố gắng tránh những suy nghĩ, cảm nghĩ hoặc nhắc tới chuyện liên quan tới sự kiện thảm họa; − Cố tránh những hoạt động, những địa điểm hoặc những người dễ khơi gợi lại những ký ức về sự kiện thảm họa,
  20. − Không có khả năng kể lại về những diễn biến quyết định của thảm họa; − Giảm sút ý thích hoặc ít tham gia vào các hoạt động bình thường; − Thái độ dửng dưng với mọi người hoặc trở nên khác lạ đối với mọi người xung quanh; − Giảm sự biểu cảm cảm xúc; − Cảm giác bế tắc khi suy nghĩ về tương lại (ví dụ như nghĩ rằng không thể hoàn thành được sự nghiệp hoặc không thể có được một cuộc sống bình thường như trước)
  21. • Biểu hiện các triệu chứng kéo dài thể hiện tình trạng kích thích hệ thần kinh thực vật (không hề có trước khi xảy ra thảm họa); được chẩn đoán khi có ít nhất hai trong số những biểu hiện sau: − Khó ngủ hoặc giấc ngủ thường bị gián đoạn; − Dễ cáu kỉnh và hay nóng giật; − Khó khăn trong việc tập trung khi làm việc; − Trở nên quá cảnh giác ; − Phản ứng giật mình quá mức. • Biểu hiện rối loạn (triệu chứng thuộc nhóm tiêu chuẩn B, C và D) kéo dài hơn 01 tháng. • Sự rối loạn gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng hoặc ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội, hoạt động nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác của đối tượng.
  22. Diễn biến của hội chứng PTSD • Khi xảy ra một thảm họa hàng hải, tình trạng Stress cấp xảy ra ngay cả đối với những thủy thủ được đào tạo tốt. • Dấu hiệu của hội chứng này thường giảm đi rõ rệt trong vòng từ 3 tuần cho tới 4 tháng. • Sự tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng làm giảm thời gian bị ảnh hưởng của PTS một cách có ý nghĩa
  23. Hậu quả của PTSD • Gây ra những khó khăn về tư duy: Rối loạn khả năng chú ý, khả năng tập trung, hay nhầm lẫn • Nguy cơ tự sát: có mối tương quan rõ ràng giữa sự gia tăng số lượng người tự tử với số thảm họa xảy ra • Lạm dụng rượu và các thuốc an dưỡng tâm thần kinh
  24. Mô hình của JANOFF-BULMAN Ý niệm cơ bản đầu tiên Tin tưởng vào tính không thể bị tổn thương của bản thân mỗi cá nhân Ý niệm cơ bản thứ hai Tin tưởng vào một thế giới logic, quen thuộc, dễ kiểm soát và chính xác Ý niệm cơ bản thứ ba Sự tự nhận thức bản thân như là một người có giá trị, có quyền lực (mức độ chấp nhận được của sự yêu quý bản thân mình Đối mặt với một sự kiện thảm họa Lung lay 3 niềm tin cơ bbản nói trên Nhận định về sự kiện : không kiểm soát được, không dự báo được, là bất công, đe dạo tới tính mạng Biểu hiện Stress cấp Hội chứng SPT (stress post traumatique)